*

Cá Rô Cây
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Nước Mắm Lá Chuối
1


Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
hay là
Cái Giả Sẽ Cứu Chuộc Thế Giới.


7

Vào năm 1944, họ đeo cho tôi một ngôi sao vàng, và theo một nghĩa biểu tượng, nó vẫn còn đó; từ cái ngày ấy, tôi không làm sao gỡ nó ra được nữa.
Kertesz: Ngôn ngữ lưu vong

Nhân phong trào, hiện tượng, khuynh hướng [ tùy hỷ, muốn xài chữ nào đúng trường hợp thì xài ] đưa sách về trong nước, xin được nhà nước VC kiểm duyệt, cho phép in [phần này lại phải xin phép đầu nậu, cho dù VC đã OK] làm Hai Lúa nhớ đến trường hợp một ông, nhờ làm thơ về nguồn mà đậu thanh lọc.
Ông này chắc chắn chưa từng làm thơ, chưa từng viết văn. Vốn là học trò của giáo sư NVC. Vượt biên qua Thái Lan, ông trình giấy xác nhận của ông thầy cũ. Hai Lúa được coi giấy này, trong đó, ông giáo sư chứng nhận, ông học trò của mình ngày còn đi học, có tham gia biểu tình, xuống đường chống... VC! [Chứ không lẽ chống VNCH, chống Mẽo?]
Một cái giấy như thế, thật khó lòng qua cửa ải thanh lọc. Ông ta bèn nộp thêm một mớ thơ về nguồn. Đúng là thơ về nguồn thực, vì Hai Lúa có coi, trong đề cao bốn ngàn năm văn hiến, thờ ông bà ông vải, công cha nghĩa mẹ... Đến ngày thanh lọc, tay sinh viên Luật đại diện Bộ Nội Vụ Thái Lan, sau khi nghe thông dịch viên dịch thơ về nguồn qua tiếng Anh, quá đỗi ngạc nhiên, hỏi, thơ thế này, thì phản động ở chỗ nào? Ông ta bèn dõng dạc trả lời: VC sợ thơ về nguồn này còn hơn sợ thơ phản động! Chúng vô thần, chúng thờ ông Mác, ông Lê Nin, nên rất sợ dân Việt Nam đòi về nguồn!
Anh sinh viên nghe có lý, bèn cho đậu thanh lọc.
Câu chuyện lúc này mới tới bước ngoặt lịch sử, đỉnh cao thời đại của nó: Ông kia, sau đó, đi đâu cũng vỗ ngực, xưng tên, tao là thi sĩ. Chứng cớ đâu: Thì Cao Uỷ Quốc Tế công nhận tao rồi cơ mà!

Chuyện mang tác phẩm về năn nỉ VC đóng dấu, lẽ dĩ nhiên thê thảm hơn nhiều, và càng khó có tí tiếu lâm, tí happy ending [kết cục có hậu], như chuyện trên.
Nó đâu có khác ngôi sao tụi Nazi thích lên mặt người Do Thái.
Nó có nghĩa: Mày là Do Thái, như vậy mày không phải là người!

Có thể, có người cho rằng Hai Lúa quá khích, quá thù VC, và quá.. khốn lịn, khi chỉ nhìn thấy khiá cạnh "không dzui", của vấn đề. Kertesz, ở trên, có nói đến sự kiện, trong một chế độ toàn trị, nếu cuốn sách của bạn được thờ, hay được độc giả đón đọc, thì cuốn sách ấy vứt đi.
Một khi nhà nước VC đóng dấu, cho phép bạn là nhà văn, cho phép sách của bạn được xuất bản, theo tôi, cuốn sách đó cũng thuộc loại cứt đái. [Hai Lúa nói, những sách hải ngoại, không phải sách ở trong nước]
Nhất là sách sáng tác.
Ngay cả dịch phẩm, một khi VC cho phép in, cũng đã chứng tỏ, thuộc loại vô hại, hoặc đã bị thiến bỏ những gì có hại cho nhà nước. Trong trường hợp đó, thực sự mà nói, độc giả trong nước đếch cần những tác phẩm như vậy!

Trong khi đó, với một tác giả hải ngoại, viết, là viết cho độc giả ở trong nước đọc, như đã có lần Hai Luá viết. Nếu không, cái viết của bạn cũng thuộc loại cứt đái.

Một trong những thách đố quan trọng nhất, đối với bất cứ một nhà văn hải ngoại, là, viết làm sao, để cho độc giả, nhất là độc giả trong nước, cảm nhận: Bài viết này hình như muốn nhắn nhủ chính ta, một điều gì đó, và điều này thật 'thiêng liêng và bí ẩn' [mượn chữ của Thảo Hảo, một tác giả trong nước]. Và đây mới chính là "tham vọng" của những bài tản văn của... Thảo Hảo. Nói rõ hơn, trong, thì viết như là nhắn ra ngoài, ngoài thì viết như là nhắn về trong nước, về những gì thật thiêng liêng, thật bí ẩn, thật đáng trân trọng....
Bóng Đè


Cuối cùng, chỉ còn mỗi một cách giải quyết "vấn nạn" trên, là viết lên không gian ảo, viết lên trời xanh!
Theo nghiã đó, những độc giả hải ngoại của Tin Văn, là "thứ-độc giả": độc giả hạng hai!
Độc giả đích thật của nó, là những đồng bào ở trong nước.
Đó mới chính là tham vọng hiển hách nhất mà thằng Hai Lúa này muốn thực hiện cho bằng được, khi làm trang Tin Văn.
Và đó cũng là lời chúc tốt lành nhất, nhân dịp đầu năm, gửi về quê hương. NQT
*
To retell a life you need an entire life.
TATYANA TOLSTAYA: Uncovering the bones of a grandmother’s past.
[Để kể lại một đời, bạn cần cả một đời]
*
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong,
nay sống lại,
chỉ để kể về nó.
Lần Cuối Sài Gòn