Tản Mạn Giữa Tuần

Liệu người ta thể yêu thích tư tưởng của Marx,
mà không cần phải là một... VC?

Thời gian mới là yếu tố quyết định của một câu văn.
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt, thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, theo từng cơn hấp hối của thành phố, cùng với tiếng hoả tiễn réo ngang đầu.
Cõi Khác
Thời gian ở đây: Thành phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân.
Nói rõ hơn, chỉ có ai đã từng sống những giây phút đó, mới bắt được nhịp thở của câu văn, và cũng là của thành phố, trong những cơn hấp hối của nó.
Nói một cách khác, không phải NQT, mà là Sài Gòn, những ngày Mậu Thân, mới là chủ nhân thực sự của câu văn trên.
Cũng theo nghĩa đó, có những tác phẩm, chúng "cưỡng lại", hoặc "khinh bỉ", hay "rẻ rúng" một số người đọc.
Ra ý, mày không xứng đáng đọc tao!
Mát

Tout feu, tout femme
Rực lửa, Rực nữ tính: Rực Dương Thu Hương

*
[Hình lấy từ báo Le Monde]

Bà không sợ nguy hiểm cho tính mạng?
Nếu tôi muốn khạc vào quyền lực, tôi không được quyền sợ.

Tôi thích các ranh giới. Có những chuyện nhiều người cảm thấy dễ chịu khi nó còn mơ hồ giữa tình yêu và tình bạn, giữa tình cảm của anh trai em gái, thêm thắt vào đó một chút cảm giác vô luân, thế là lôi cuốn người khác, thế là làm đảo lộn, thế là bừng lên giấc mơ thầm kín, tạo nên nét đẹp lạ thường cho văn chương. Tôi không thích như thế trong đời sống cũng như trong văn chương. Tôi được giáo dục kỹ càng trong chế độ phong kiến.
*
"C'est la douleur qui m'a fait écrire, explique-t-elle. Mon oeuvre est inséparable de la société où j'ai vécu."
"Chính là nỗi đau của tôi bật ra thành chữ, bà giải thích. Tác phẩm của tôi không thể tách rời cái xã hội mà tôi đã sống".
Dương Thu Hương trả lời phỏng vấn báo Thế Giới, Le Monde,10.2.2006

En digne héritier de Kafka, l'auteur d'«Être sans destin» publiait en 1977, dans la Hongrie stalinienne, un roman où les bourreaux sont rois.
*
Đệ tử của Kafka, Kertesz, Nobel văn chương, vào năm 1977 đã cho ra lò, ngay khi còn chế độ Xì Tà Lỉn ở Hung, "Tiểu Thuyết Trinh Thám", trong đó, mấy ông đồ tể của nhà nước, là những ông dzua.

Tiểu Thuyết Trinh Thám
Kertesz trả lời Le Figaro/AFP, 8.2.2006

*

*
*
Vào giữa tuổi mười tám và đôi mươi, đời là một phiên chợ, mò ra đó mua, không phải bằng tiền, nhưng mà bằng hành động.
Với nhiều nhà văn, tuổi thơ là hỏi tra, với ngại ngần, với chua cay, hay là với hân hoan tuyệt vời. Nhưng anh chàng Malraux lấy hết gân sức, nội lực của mình ra, để làm cho được điều này: Tớ vừa sinh ra là đã trưởng thành!
Ông Thầy của Ông Thầy. Malraux : La création d'un destin.
*
Tôi nói với tất cả người Pháp: cái tiếng động ầm ì của đất, vọng lên từ bất cứ xó xỉnh nào của xứ sở An Nam này, niềm khắc khoải chứa trong nó nỗi căm giận được vun vén, tích tụ từ bao năm nay, chúng sẽ trở thành lời ca của một mùa gặt khủng khiếp.
A. Malraux: Đông Dương bị xiềng.
Ông Thầy của Ông Thầy đã đọc ra, và Văn Cao chỉ cần ghi lại:
Thề phanh thây uống máu quân thù.

"Đảng chỉ có thể cai trị xứ sở này bằng sự sợ hãi, bằng tiền bạc, và bằng Công An".
"Vous ne gouvernez la Cochichine que par la crainte, l'argent et la Sureté...".
André Malraux: Đông Dương bị xiềng

"Canh làng du kích Yên Mô
Nửa đêm trăng mọc đỏ như cháy đồi".
Điều tâm đắc nhất trong những tác phẩm của ông là gì?
- Trong thơ tôi có niềm khát khao cháy bỏng cho một đất nước được tự do, cho dân tộc được giải phóng khỏi ách đô hộ, đó là niềm tâm đắc lớn nhất. Còn nhớ, ngày đó có một viên trung tướng phục vụ cho thực dân Pháp được giao nhiệm vụ theo dõi để ám sát tôi. Vì lý do gì thì tôi không biết, nhưng ông ấy đã tìm gặp và nói với tôi rằng, khi ông ta đọc xong bài thơ Yên Mô  thì ông ấy đã từ bỏ ý định ám sát tôi. Ông ấy rất yêu bài thơ Yên Mô của tôi viết về quê hương ông. Viên trung tướng nói, mỗi một lúc ông nhớ quê là lại đọc bài thơ Yên Mô. Mỗi lúc định giết tôi, viên tướng lại nhớ đến quê mình nên lại thôi.
Nhà nghiên cứu và phê bình văn học Đặng Thai Mai cũng đã từng nói rằng, ông rất thích câu thơ cuối cùng trong bài Yên Mô: "Canh làng du kích Yên Mô/ Nửa đêm trăng mọc đỏ như cháy đồi".
Ông Đặng Thai Mai nhận xét rằng, câu thơ đã đốt cháy rực cả bài thơ lên. Nửa đêm trăng mọc, nhưng người ta cứ tưởng là du kích đánh cháy đồn địch. Cái sức sống mạnh mẽ trong mỗi tác phẩm thi ca là ở chỗ phải ghi được dấu ấn trong một thời khắc đặc biệt.
Hữu Loan
Nguồn

Execution: Xử bắn

30 năm sau, Việt Nam
Tường trình đặc biệt chuyến thăm VN, 2005
của đám báo chí ngoại đã từng tham dự cuộc chiến.
Tên Của Cuộc Chiến I: Sawada
Tên của cuộc chiến II: Betsy
Viết là Khiếp
Ký ức Huế


Đà Lạt
8
Joseph Brodsky lại đưa ra một lời giải thích khác, khi được hỏi, tại sao thiếu vắng cái gọi là "cảm xúc nói ra lời hung bạo" (biểu hiện bạo động của cảm xúc, violent expression of emotion), trong thơ của những nghệ sĩ phổ cập, đại chúng, như Pushkin, Mozart, thí dụ vậy.
"Không có biểu hiện hung bạo của cảm xúc ở Mozart, bởi vì ông vượt lên trên cõi đó."
-Nhưng như vậy là thi sĩ muốn nhắm tới một thứ thơ "trung tính", vượt lên trên mọi cảm xúc?"
Nhà thơ trả lời, đây là vấn đề thời gian. "Cội nguồn của âm điệu [của thơ], là thời gian. Bạn chắc còn nhớ, tôi đã từng nói, bất cứ một bài thơ đều là thời gian được sắp xếp lại?… "Thời gian nói với từng cá nhân chúng ta bằng những giọng điệu thay đổi. Thời gian có giọng trầm bổng của riêng nó…"
Thời gian có giọng trầm bổng của riêng nó.
Mát
Điều này giải thích những dòng thơ "thiền" trong Thơ Ở Đâu Xa với những dòng thơ trước đó của Thanh Tâm Tuyền

Nước Mắm Lá Chuối 6
Tại sao mày cứ viết về mấy chuyện "chính trị", nhắc đến tụi chúng nó làm gì vậy? Chúng nó đâu có đáng để cho mày viết?
Nhưng Hai Lúa đâu có viết về chúng nó, mà viết về những người mà chúng nó ngồi lên đầu!

Thị Trấn Miền Đông

Kỷ niệm, kỷ niệm

Hi, Thiên Thai

Ẩn hả, nhớ chứ
16
Thành thử cái tít còn muốn chửi xỏ Ẩn nữa. Mày mê Mẽo, mày mê Chúng Tao, Chúng Ông, nhưng mày đâu có quên được cái xứ Bắc Kỳ khốn khổ, khốn nạn, khốn kiếp của mày, hỡi tên...  Yankee này?
Cái tít The Spy Who Loved ... còn làm liên tưởng tới Tên điệp viên đến từ miền đất lạnh, của Le Carée. Cuốn này, Người Thứ Tám đã từng phóng tác. Ông cho siêu điệp viên của VNCH là Tống Văn Bình ra Hà Nội đấu trí với Bắc Bộ Phủ ngay tại Trái Tim Của Bóng Đen.
Thành thử VC có Phạm Xuân Ẩn, còn "ta" chỉ có một nhân... vật giả tưởng!

*

 -Bà ta có phải là cộng sản không?
 -Tôi không tin bà ta thích những nhãn hiệu. Tôi tin rằng, bà muốn xây dựng một thế giới có thể sống mà không có tranh chấp… Hoà bình là một từ dơ dáy, hiện nay, có phải không? Tôi nghĩ, bà muốn hoà bình.
 (I don’t think she liked labels. I think she wanted to help build one society which could live without conflict. Peace is a dirty word now, isn’t it? I think she wanted peace.)
 -Còn Dieter?
 -Trời biết Dieter muốn gì. Thanh danh, tôi nghĩ vậy. Và một thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún vai. "Họ mơ tưởng hoà bình và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
 -Trời đất!
Cái nhân vật Dieter đó, có thể cũng là... Phạm Xuân Ẩn.


The Spy Who Loved Us
bản dịch của Trần Mạnh.
"Wikipedia tiếng Việt" đưa lên net, địa chỉ.