*
 
  



 




Hi, Thiên Thai! 

Có tới hai cõi Thiên Thai.

Một của Văn Cao, “Chúng em xin dâng [hai] chàng [bốn] trái đào tiên”.

"Chốn đây hoa xuân chưa từng gặp bướm trần gian”.

Và Thiên Thai, của cái tuổi chẳng bao giờ lớn, chẳng bao giờ trưởng thành.

[Gấu chọn cả hai]. 

Hồi nhớ tương lai: Alice phiêu lưu vào Cõi Tiên.

Lewis Carrol đã ‘đi qua phía bên kia tấm gương’, ngày 14 tháng Giêng năm 1898 nhưng cả một thế kỷ sắp sửa qua đi, tiếng cuời của ông vẫn ròn rã đâu đó, như của chú mèo Cheshire. Những nhân vật của ông: Lapin Blanc, Dodo, Chapelier... đã được tác giả truyền cho biệt tài: làm say mê mọi thời, mọi tầng lớp độc giả, trong số đó có Walt Disney, những nghệ sĩ siêu thực, những người thích chuyện vô nghĩa (non-sens), những đệ tử của Freud.

Truyền thuyết về ông, là về một con người kép. Linh mục, giáo sư toán tại Oxford, ông “điểm hỏa’ và làm nổ tung luận lý, chỉ với những giấc mơ của mình, và đã từng để cho nhân vật thốt lên: “Ô! đừng làm ta nhức đầu với những con số.” Con người của chủ nghĩa thuần khiết thời Victoria này lại bị quyến rũ bởi một đam mê bất thường: nhìn ngắm mấy cô bé trước ống kính, của một ông thợ chụp ‘không được lành mạnh’. Nhưng qua đó, là cả một giấc mơ của con người về một cõi nhỏ chẳng bao giờ lớn, như một Peter Pan của J. M. Barrie. 

Một trong những nhà thám hiểm số một của thế giới trẻ con.

André Breton coi ông là bậc thầy đầu tiên của trò trốn học “núp lùm”, “chui vô bụi rậm” của chúng ta.

“Tên sát nhân! Nó tới đây là để bức tử thời gian. Hãy cắt đầu nó”, bà Hoàng-hậu thét lên. (Alice).

 
“Thật tiện lợi, khi hồi nhớ  làm việc được cả hai chiều”.

“Hồi nhớ của tôi chỉ làm việc một chiều”. Alice nói. “Tôi không thể nhớ chuyện, trước khi nó xẩy ra”.

“Quá nghèo nàn, thứ hồi ức chỉ nhớ chuyện đã qua”. Hoàng hậu nói.

“Bà nhớ rành rọt nhất, là những chuyện gì?”. Alice dò hỏi.

"Ồ! Những chuyện xẩy ra tuần lễ tiếp theo tuần tới”. Bà Hoàng thản nhiên nói. (Through the Looking Glass).

Và, bởi vì Gấu bắt cá hai tay, nên suy ra một điều là, có vẻ như những tay chuyên viết chuyện nhi đồng đều có... vấn đề.

Lewis Carrol mê chụp hình bé gái. Ông viết Alice lạc vào xứ thần tiên, là do một bé gái "order". Duyên Anh viết Con Sáo Của Em Tôi, nhưng còn viết những bài đánh đấm dưới bút hiệu Thương Sinh. Lê Tất Điều của Những Giọt Mực còn là Kiều Phong chuyên trừ... Tà!.

 Nhưng ly kỳ nhất, có lẽ là trường hợp Hans Christian Andersen, tác giả của những câu chuyện thần tiên dành cho con nít, mà bất cứ một người lớn nào đều đọc, hoặc nghe đọc, ít ra là một chuyện, của ông. Nhân dịp kỷ niệm hai trăm năm năm sinh của ông, tờ TLS điểm một số sách mới xb, để tưởng niệm một con người viết, bằng sức mạnh của những cơn ác mộng, những câu chuyện thần tiên dành cho nhi đồng, trước khi Freud lập ra một số lý thuyết của ông về "tính ưu việt" của kinh nghiệm trẻ thơ [the primacy of childish experience]. Xin giới thiệu bạn đọc trang web nhân dịp kỷ niệm ông:

Hans Christian Andersen 2005

andersenandersen

Như TLS viết, trọn cả một thế giới ở trên đầu ông. Những thằng người tuyết, những con vịt con, và còn rất nhiều điều quái dị tai ác khác, của nỗi buồn [Snowmen, ducklings and other perverse fantasies of sorrow].