*

Cá Rô Cây
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Nước Mắm Lá Chuối
1 2 3 4 5 6




   

Nước mắm lá chuối


Lại nói về chuyến trở về Việt Nam đầu thiên niên kỷ. Lần đó, hình như là sau khi TCS mất được ít lâu, và thiên hạ còn đang khai thác cái chết của ông. Gặp một ông, cũng một thứ trùm xuất bản trùm dịch thuật, và trùm cả cái vụ làm sách tưởng niệm TCS. Anh bạn đi cùng giới thiệu Hai Lúa với ông Trùm, rồi kèm theo một câu, ông Trùm tính đưa bài viết của anh vào trong tập sách tưởng niệm TCS của ông... Vừa nghe tới đó, ông Trùm ngăn lại, giải thích, tôi có ý đó, nhưng đủ trang rồi, nên thôi, chứ không phải bài viết của anh có vấn đề!
Ấy là HL nhớ đại khái, tình hình lúc đó nó như vậy. Anh bạn đi cùng xem ra có vẻ rất ớn ông Trùm. Trùm Nga văn, đã từng đi Nga, chắc hẳn thế, và như thế phải là con một ông đại thần nào đó.
Bữa đó Hai Lúa chỉ cười cuời. Lần gặp thứ nhì, là trên terrace khách sạn 5 sao. Hai bên cũng chỉ cười cười, thay cho một lời chào hỏi.
Bữa nay, nhắc lại chuyện cũ, ấy là vì, giả như có vụ việc ông Trùm lấy vài viết của HL, ông sẽ nói như thế nào với khổ chủ?
Ông này còn thầu cả sách NHT. Trong một cuốn, có một bài của một ông hải ngoại. Những huyền huyền gì đó, về đất cát lửa gió nước... ở trong truyện NHT. Hai Lúa nhớ lần đó, ông hải ngoại sướng điên lên, khoe rối rít với độc giả tờ VHNT của PCL, như vậy là, trong nước đã nhận ra thiên tài của ông. Đã công nhận ông là nhà biên khảo!
Thì cũng giống như ông thi sĩ về nguồn được Cao Uỷ Tị Nạn công nhận mà Hai Lúa có lần nói tới.
Mới đây thôi, tình cờ Hai Lúa đọc một bài của ông, cũng trên lưới. Ông phạng nhẹ Hai Lúa, trong một bài về "hiện tượng mới" trong văn học hải ngoại.
Cũng được thôi, nhưng vấn đề ở đây, liên quan đến cái gọi là văn phong của ông. Ông này không biết viết tiếng Việt. Câu nào Hai Lúa cũng thấy cần phải sửa. Ông giống, mà lại không giống, trường hợp NMG. NMG viết, một lần là xong một câu văn, không cần sửa, câu văn không sai. Còn ông này, cũng viết một lần là xong một câu văn, một bài văn, nhưng câu nào, bài nào cũng phải sửa!
Cái ly kỳ của văn NMG theo Hai Lúa, là nó không hay, không dở, không sai văn phạm, không đủ thứ, chỉ có thứ này là không "không": Nó nhạt nhạt thế nào ấy. Đây là nhận xét của VHQ, về con người, nhưng có thể áp dụng cho văn phong NMG.
Còn ông kia, hết nói!
Có lần HL gửi mail cho ông, dưới một cái tên lạ hoắc, đề nghị ông, nếu muốn độc giả đọc và khâm phục những khám phá văn học của ông, thì phải làm sao cho độc giả đọc được văn của ông.
Bởi thế, Hai Lúa thật sự là rất phục cái tay ở trong nước, đã luận ra văn của ông biên khảo hải ngoại!

Bernard Pivot, MC show TV văn học Tây, Apostrophe, kể lại, trong Nghề Đọc, Le Métier de lire, lần ông mời Nabokov lên đài. Tôi rất ớn cái trò ứng tác, ông ta nói. Tôi không bao giờ nhả ra [lâcher] muời tiếng cho học trò của tôi, hay ở nơi công cộng, mà không nghĩ chán nghĩ chê, viết đi viết lại.
-Nếu thế, tôi sẽ làm cái điều chưa từng làm với ai: gửi ông những câu hỏi trước.
-Tôi sẽ trả lời bằng bản viết, và sẽ đọc trước caméras.
-Nhưng như vậy là làm sao?
-Tôi sẽ ngồi, làm sao đằng trước là cả một đống sách. Chúng sẽ che bản trả lời của tôi. Tôi rất cừ trong cái trò giả đò không phải là mình đang đọc. Đôi lúc tôi còn đưa mắt nhìn lên trần nhà làm như đang tìm hứng!
Theo đó, tôi suy ra, mấy ông như ông biên khảo, không viết, mà ứng tác! Ông ta ngồi trước một cái máy ghi âm, cứ thế nói ra rả, và sau đó, gửi cho báo chí đăng, không cần sửa lại.
Cừ thiệt!
Cứ làm như đằng trước mặt mình là một đống sách, dùng để che giấu một bản văn chẳng hề có!
Đống sách không, bản văn lại càng không.
Có chăng, là cái đầu rỗng tuếch của ông ta.
Và mớ chữ, đếch có nghĩa, đếch có văn mạch.
Thì vẫn của ông ta!
*
Muốn dịch cho ra hồn, thì phải có... hồn, mà hồn ở đây, là hồn Việt, nghĩa là phải rành tiếng Việt.
Đã có lần Hai Lúa nói ra cái ý đó, bị một ông phạng, mày đâu có hồn Việt, bởi vì mày không rành văn hóa Việt, chứng cớ là mày chưa từng đọc.. Kinh Dịch!
Ý trên, theo HL, là một điều kiện tối cần thiết, cho bất cứ một người nào làm dịch thuật. Không phải Hai Lúa khẳng định, tao là thằng rành tiếng Việt, văn hóa "nước mình".
Tại sao ông ta lại hiểu "sái" đi một chút? Ấy là vì ông ta đã có sẵn một ý nghĩ nào đó, chắc hẳn là cũng chẳng hay ho gì, về Hai Lúa.
Không phải chỉ ông ta, mà còn rất nhiều "bạn văn" khác nữa.
Lần ra lò cuốn sách "đầu tay" ở hải ngoại, ân cần gửi tặng bạn bè, mấy ông chủ báo, bị ngay một ông phạng. Lúc đầu, HL còn mừng, mình ra sách, thiên hạ đọc, cho vài ý kiến, tốt quá rồi còn muốn gì nữa! Nhưng sau, đọc bài viết, đọc ra cái "tiểu tâm" của ông.
Ông này cay, không phải mới đây, từ thập niên 1960 lận. Y chang ông Mít học trường Tây, nghĩa là cay, không chỉ HL, mà luôn cả đám thuờng được gọi là "nhóm tiểu thuyết mới ở Việt Nam". Trong mục giới thiệu sách báo ở cuối tạp chí ông là "giáo chủ", ông phạng cả đám, về lối viết lảm nhảm, láp nháp, bạ đâu viết đấy, chẳng hiểu thế nào là tiểu luận. Rồi nhân gặp, ông lên lớp Hai Lúa: anh không được đi học một trường dậy viết tiểu luận của Mẽo, như tôi đây. Viết tiểu luận nó phải như thế này này.
Hai Lúa cứ ngớ người ra. Mình đã cẩn thận ghi ở bìa sách là 'tạp luận", vậy mà ông ta cứ bắt phải ghi là... "tiểu luận"!
Cuốn "đầu tay" đó, có tên là Lần Cuối Sài Gòn. Như thế, đây là một tập truyện ngắn. Do mỏng quá, đành phải nhét thêm mấy "tạp ghi văn học" cho nó dầy dầy một chút. Ông không thèm đọc truyện ngắn, lo đọc ba đồ làm xàm, bá láp. Đọc, xong, rồi chửi! Mối thù mấy chục niên, từ hồi còn trẻ, bây giờ tao làm chủ báo, làm giáo chủ một trường thơ, tao mới có dịp phạng cả lũ chúng mày!
Bởi vậy, một khi đã có chút tiểu tâm, là... vứt đi!
Nhìn rộng ra, có thể nói, các nhà văn của chúng ta, hình như người nào cũng có một chút "tiểu tâm", nào đó, khi viết, khi chọn đề tài, khi.... đặt tên cho một nhân vật....
Là nhà văn, là có một cái bệnh, "nào đó", theo Hai Lúa, nói theo kiểu Freud, con người là một sinh vật có bịnh.
Và viết, là một cố gắng làm lành bịnh.
Thay vì viết ra để cho hết tiểu tâm, hết bịnh, mấy ông nhà văn Mít của chúng ta làm cho bịnh nặng thêm lên!
Bởi vậy, Hai Lúa rất nể cái ông bạn văn VC, ở trong nước [lẽ tất nhiên!], bị Hai Lúa "đánh, đau ra trò", mà không giận, năm hết Tết đến, còn viết mail chúc mừng "đại ca"!
Bảnh thật! (1)
VC mà như thế, thà là VC cho...  rồi!
(1)
From:
Date: Friday, January 27, 2006 4:35:03 PM
To:
Subject:
Chao Dai ca Nguyen Quoc Tru,
Nam moi chuc anh vui, khoe va nhieu cam hung sang tao.
... co doc may bai anh viet. "Danh".... dau ra tro!
Happy new year.

Phúc đáp,
Cám ơn "tiểu đệ", "hiền đệ", "tiểu muội", "xí muội"..., và bằng hữu.
Giá mà không sợ "Không được nhập cảnh vào Việt Nam!", bị đuổi về xứ lạnh, hoặc tệ hại hơn thế, Tết này Hai Lúa đã "xin" về Hà Nội, làm một vài ly,...  thăm "em" đôi câu, mi em một [?] cái, rồi "anh"... đi, [nhại bài hát Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh].
Được vậy thì còn gì sướng bằng.
Nếu có phải... hồi chánh, cũng đành!
Thân, NQT

Cừ thiệt!
Cứ làm như đằng trước mặt mình là một đống sách, dùng để che giấu một bản văn chẳng hề có!
Đống sách không, bản văn lại càng không.
Có chăng, là cái đầu rỗng tuếch của ông ta.
Hai Lúa nhớ, NMG có lần phán về ông biên khảo này, nghe cũng chí lý: Ông ta làm việc tại một thư viện, và cứ thế cọp dê [copy] những cuốn sách lưu trữ tại đây, làm thành những bài "biên khảo" của ông. Thấy cũng kỳ, lâu lâu ông đưa ra một ý kiến táo bạo - phải nói là điên khùng - về một tác giả nào đó, và để cho người đời chú ý tới, ông chơi chừng mười cái dấu tán thán để chấm dứt câu văn, nhằm tạo ấn tượng, và cũng để có đường rút dù, nếu có người nào hạch hỏi. Thì tôi đã để mấy cái dấu đó, để... giấu tôi, để cho đỡ... ngượng, còn muốn gì nữa, cha nội?
Bạn không tin? Xin cứ thử giở bất cứ một bài "biên khảo" của ông ta!
Hồi đó, qua một bạn văn cho biết, có vẻ như ông rất nực vì nhận xét của NMG.
Nhưng, làm gì nhau?
Viết đến đây, bỗng Hai Lúa lại nhớ đến "ông anh". Có lần ông nói, "mình" phải học cái đòn của thằng em mới được.
Đòn gì?
Thưa đòn NMG đã sử dụng đó!
Bởi vì sau bài giới thiệu sách ngăn ngắn của NMG, ông kia không thèm chơi với báo Văn Học nữa!
Thâm thật!
Bởi vì đó là cách tốt nhất để "tạ từ" những bài viết hủi của một tác giả hủi mà mình không ưa, thay vì mất công vứt vô thùng rác.
Thế mà VHQ lại dám đưa ra nhận xét nhạt nhạt thế nào ấy, về ông cựu trùm tờ VH.