*


   

*
Execution: Xử bắn
gau 
Eddie Adams, nhiếp ảnh viên AP, là tác giả bức hình xử bắn VC.
Trong cuộc chiến vừa qua, do làm nhân viên vô tuyến viễn ảnh cho UPI, Gấu là một trong những người đầu tiên chứng kiến những bức hình lịch sử như trên đây.
Hình trên do ông Hưng, AP man, đeo kiếng, gửi. Bên cạnh là Hai Lúa, và máy gửi hình của UPI.
Vì bức hình, Nguyễn Ngọc Loan sau đó bị VC lên án tử. Ông bị bắn sẻ, bị thương một bên chân, chắc chắn sẽ bị bắn bồi thêm, may nhờ một phóng viên AFP cõng ra khỏi khu nguy hiểm. Trận địa ngay trên đưòng phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân, chắc là đợt hai.
Gấu tôi đã có lần trò chuyện với tay phóng viên này. Anh ta kể câu chuyện trên cho Gấu nghe, trong lúc chờ đọc tin trên Đài. 
Đọc bài BBC về bức hình trên
Nữ khách
Hai Lúa còn nhớ, lần ông Hưng rỉ tai, không phải thằng chả chụp đâu.
Đúng thời gian bức hình gây chấn động trên toàn thế giới.
Liệu có thể một người khác chụp?
Có thể lắm.
"Đôi khi một bức hình có thể lừa dối, vì nó không nói hết câu chuyện", me-xừ Adams đã từng nói như vậy.
Trước sự kiện trên, đã xẩy ra trường hợp Nguyễn Thành Tài. Cứ giả dụ, một nhiếp ảnh viên người Việt chụp bức hình, chuyện gì xẩy ra sau đó?
Có ghost-writer, nhà văn ma, chắc phải có ghost-photographer!
*
Huỳnh Thành Mỹ là nhiếp ảnh viên hãng AP đầu tiên bỏ mạng trong khi UPI, người đầu tiên bị cuộc chiến làm cho sống dở chết dở là Nguyễn Thành Tài. Anh là người giới thiệu gã chuyên viên trẻ cho UPI, ngay sau khi AP có mạch vô tuyến viễn ảnh. Một lần, vì quá đói hình, anh mò lên, nghe đâu khu Long Thành, gạ một người lính làm "người mẫu" cho anh chụp một série hình, cảnh một anh lính trúng đạn Việt Cộng, buông rơi súng rồi từ từ khuỵ xuống. Đối với một chuyên viên sử dụng camera, chuyện này quá thường, nhưng với một nhiếp ảnh viên, đây là một hành động đòi hỏi sự gan dạ, bình tĩnh, làm chủ bản thân, làm chủ tình hình... Bạn cứ thử tưởng tượng trong lúc súng nổ đạn bay mà cứ bình chân như vại, căn từng chút ánh sáng, lấy từng góc độ cho không phải một, mà năm, bẩy tấm hình nghệ thuật, chụp một người trúng đạn đang từ từ... từ giã cõi đời.
Hình đem về hãng, rửa ra, gây chấn động trong đám phóng viên, nhiếp ảnh viên UPI. Viên trưởng phòng hình ảnh tuyên bố, kể từ chiến tranh Algérie đến nay mới lại có một série hình độc đáo như vậy. Trước mắt, Tài được thưởng "Nhiếp ảnh viên số một trong tháng". Câu chuyện đúng ra không ngừng ở con số một đó, vì tiếp theo vinh quang, tiền bạc của ngày hôm nay, còn giải thưởng Pulitzer của ngày mai. Nhưng không ngờ khi hình được đăng lại trên báo chí Việt Nam, đám cảnh sát Tổng Nha ngửi thấy mùi là lạ qua cái tên Việt Nam, Nguyễn Thành Tài. Giá tên một nhiếp ảnh viên người Nhật, người Mỹ thì lại không sao. Họ bèn liên lạc với tiểu khu, nơi có trận đánh xẩy ra. Sau khi được xác nhận không có một trận đụng độ, chạm súng nào trong thời gian đó, họ sau cùng kiếm ra anh lính đã tử trận nhưng vẫn còn sống. Tài bị kết tội "phá hoại tinh thần chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa." Sau vụ đó, anh hết còn được UPI tin tưởng. Trong một lần theo hành quân, anh bị mảnh mìn muỗi cài giữa đám lá cây xớt qua mang tai, không may chạm dây thần kinh, trở thành ngớ ngẩn, sau cùng bị UPI cho thôi việc.

1996
"J'écris depuis que tu me lis
Les mots sont en retard sur nos vies"
Christian Bodin (L'inespérée)
(Tôi viết kể từ khi em đọc
Chữ sao muộn màng so với đời sống của chúng ta)
Đau khổ nhất là những ngày cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc, nghe tiếng người nói xôn xao từ những thành phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua đường dây điện thoại viễn liên, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ hạnh phúc, hạnh phúc... Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên cao, trên tận đỉnh cồn, thấy hết, hiểu hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi theo bóng mình sợ hãi trốn sâu dưới đáy địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm thành phố, chạy hoài, chạy hoài, không còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng... Chỉ mong gặp lại những hồn ma quen, những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ, hai gã chuyên viên Phi Luật Tân, để hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này hay không, chỉ muốn la lớn, tôi yêu em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả loài người đều nghe...

Cho người chết gật đầu thông cảm.
Cõi Khác

Bức hình của Capa mà Nguyễn Thành Tài đã 'mô phỏng"
*
*
Bức hình trên chụp tại chiến trường Tây Ban Nha, không phải tại Algérie như Dirck Halstead, trưởng phòng hình ảnh lúc đó UPI nhớ lộn. Dirck sau này qua làm cho tờ Time. Anh hiện nay là chủ trang báo dưới đây
http://digitaljournalist.org
Ngay cả bức hình của Capa cũng làm người ta nghi ngờ, không hiểu thực, hay ảo.
*
Tường trình đặc biệt chuyến thăm VN, 2005
của đám báo chí ngoại đã từng tham dự cuộc chiến.
Tài xế: Hoang Van Cuong, cựu nhiếp ảnh viên UPI
Từ trái: Dirck Halstead, UPI/Time, Horst Faas AP, Hugh Van Us, UPI, người chụp bức hình di tản nổi tiếng bằng trực thăng trên nóc nhà CIA, nhưng thường bị nhìn lầm là Tòa Đại Sứ Mẽo, Bob Davis, phóng viên tự do. Hình chụp trước Continental.

Photographers who spent much of a decade covering the Vietnam War prepare to share a ride in a restored U.S. Army jeep owned by former UPI Saigon photographer Hoang Van Cuong, in front of the Continental Palace hotel. From left, Dirck Halstead (UPI/Time 1965-1975); Horst Faas (AP Saigon 1963-1975); Hugh Van Es (UPI), who took the famous shot of people boarding one of the last helicopters in 1975 during the evacuation; Bob Davis, freelance(1970-1975); Cuong, who now drives tourists and journalists around Saigon in the jeep. In the back is Annir Van Es.

Photograph by Alison Beck
"Vietnam is what we had instead of happy childhoods."
That is how writer Michael Herr described the coming of age of the photographers and reporters who covered the Vietnam War.  
Thay vì những ngày trẻ trung hạnh phúc, thì chúng tôi có cuộc chiến VN.
Faas gục ngã trong chuyến đi tại Hà Nội, và phải chuyển khẩn cấp đi Thái Lan.
Nguồn 
Đây là bức hình được Pulitzer của Faas
*
Người cha ôm xác con hỏi lính VNCH: Tại sao?

A Surprise From Long Ago and Far Away
by Dirck Halstead

Dirck Halstead là sếp UPI đầu tiên của Hai Lúa, khi HL làm UPI Radiophoto Operator. Anh là nhiếp ảnh viên, và là trưởng phòng hình ảnh văn phòng UPI, khi cuộc chiến vừa leo thang. Anh tới Sài gòn, đúng vào lúc sân bay Biên Hòa bị pháo kích nặng nề, cùng thời gian danh hề Bope Hope tới trình diễn giúp vui cho GI, nếu HL nhớ không lầm. Hai Lúa vẫn còn nhớ, câu đầu tiên, danh hề bước ra khỏi phi cơ, nhìn sân bay với những lỗ pháo kích, là: Chỗ này mà làm sân chơi golf thì thật tuyệt.
Cùng với đà mê Mẽo hiện nay, và với sự  trở về xây dựng lại quê mẹ của Phó Tông Tông, có thể sân bay Biên Hòa ngày nào đã biến thành sân golf, cũng nên!
Còn Dirck, anh khen Hai Lúa, khi nhìn những bức hình chụp sân bay ăn pháo VC trên mặt báo thế giới: Đẹp hơn cả nguyên bản!
Khi nghe tin Hai Lúa cưới vợ, anh và Sawada Kyoichi hùn tiền mua quà cho Hai Lúa.
Lần đó, Sawada đưa HL lên terrace khách sạn Majestic làm bữa ăn sáng.
HL nhớ hoài, vì đó là lần thứ nhì ghé khách sạn này. Lần trước ghé, là để đập phá nát bấy, truy lùng tướng VC Văn Tiến Dũng.
Tên Của Cuộc Chiến

Mới nhận mail của Dirck, liền tức thì:
From:
Date: Thursday, July 21, 2005 11:36:18 PM
To: Nguyen_Quoc_Tru
Subject: Re:
It's wonderful to hear from you Tru. How are you?
We missed you at the reunion in Saigon in May.
Cuộc hội ngộ vào tháng Năm, the reunion in Saigon in May, là vào năm 1985, khi VC kỷ niệm Mười Năm Đại Thắng Mùa Xuân. Mời mấy anh ký giả Mẽo tới, trong có Dirck.
Hai Lúa lúc đó ở trong Trại Bà Bèo, sau chuyến đi Vàm Láng thất bại, như đã kể sơ sơ trong một bài viết.
Khi về được Sài Gòn thì lễ lạc đã qua. Tình cờ gặp Tám, nhân viên phòng tối. Anh nói, thằng Dirck hỏi thăm mày, nhưng tao với nó phải đứng xa nhau cả mười mấy thước, ở ngay trước Tòa Đô Chính, chỗ bùng binh phun nước.
Sợ mấy ảnh, đầy đường lúc đó.
Tám nói, cũng là tình cờ tao nhìn thấy thằng Dirck từ đằng xa. Chính nó kêu tao.
Tám, nhân viên phòng tối, trốn lính, suốt ngày đêm đóng đô tại văn phòng UPI. Bữa đó, cuồng cẳng quá, mò ra ngoài, lang thang mấy snack bar kế bên văn phòng tại đường Ngô Đức Kế, phía đi ra Nguyễn Huệ, bị tóm liền.
Bữa sau, Hai Lúa xuống văn phòng, gặp Tư Râu, người chuyên đưa hình lên Đài cho HL chuyển đi. Anh nói, mở mấy ngăn kéo riêng của thằng Tám, thấy toàn xú chiêng, quần lót của bướm!
Dirck cũng từng đề nghị với Hai Lúa, mày có muốn đi làm tại văn phòng UPI Tokyo, tao lo cho. Đó là lúc cuộc chiến "hứa hẹn những điều khủng khiếp".
Lạ một điều, Hai Lúa chưa từng có ý định rời bỏ Sài Gòn, chờ cho cuộc chiến qua đi, rồi lại mò về. Đi tu nghiệp hai năm thì được. Nhưng do làm UPI, HL từ bỏ một hai cơ hội tu nghiệp Huê Kỳ. Nhớ lại, lúc đó, chỉ mong được đi Tây.
Cho Gấu tí Paris
Để Gấu làm thi sĩ!
Đại khái vậy!
Chuyến đi "liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách, những bản tin, những tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi học tập, tình cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Bài Surprise là do một độc giả Tin Văn [ĐLK, cộng tác viên thường trực của Tin Văn, đúng hơn], chuyển cho. Nhờ vậy, liên lạc được với Dirck. Tks. Hai Lúa.