gau
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

ĐIỂM SÁCH





*

thị trấn miền đông
của Viên Linh
Sơ Dạ Hương đọc
Văn Học [của Phan Kim Thịnh, Sài Gòn] số 68, 1/11/1966.
Đây có lẽ đây là một trong những bài đọc sách đầu tiên của Sơ Dạ Hương, sau bài đọc cuốn Sau Cơn Mưa, của Lý Hoàng Phong, trên trang VHNT của báo nhật báo Dân Chủ, của Vũ Ngọc Các (?).
Sơ Dạ Hương sau lấy tên thật là Nguyễn Quốc Trụ.

Sách Thị trấn miền Đông, tân truyện của Viên Linh, Tập San Văn xb, loại sách bỏ túi, giá 25 đồng.
Khung cảnh nơi câu chuyện xẩy ra là một thị trấn nhỏ mang tên Tây phố nằm ven quốc lộ số một, câu chuyện bắt đầu cùng với sự lục tục trở về của mấy người con khi nghe tin người mẹ chết. Gia đình họ là một gia đình danh giá và khá giả nhất nhì trong vùng.

Bản copy bài điểm sách, VL đưa cho tôi, là từ một máy fax tại tòa soạn Khời Hành ở Tiểu Sài Gòn. Anh nói, lai lịch bản gốc cũng thú vị, và ly kỳ lắm. Mày có nhớ cô nào tên là H. không? H. này không phải của mày, quen tao, không phải bồ tao, mà là bồ của anh của Bông Hồng Đen của mày. Nhớ chưa?
A, nhớ rồi! Nhớ cả một đoạn đời rồi.

 


*

Đây kể như bài điểm sách thứ nhì của Hai Lúa, trước 1975.
Bài đầu tiên, đọc Sau Cơn Mưa, tiểu thuyết của Lý Hoàng Phong. Ông này là anh ruột của nhà thơ Quách Thoại, trong nhóm Sáng Tạo. Nhà thơ mất vì bịnh lao tại Sài Gòn.
Hai Lúa còn nhớ mấy câu của ông:

Thơ tình đem đọc lại
Ôi ngày xưa ngày xưa
Phút ban đầu cuồng dại
Đâu biết gì gió mưa.

Thật sự, cũng chẳng ghê gớm gì, bây giờ, đọc lại. Nhưng hồi mới lớn, khủng khiếp thật!
Một bài điểm phim, đầu tiên, trên tờ Nghệ Thuật: L'Insoumis, Kẻ Bất Khuất, tài tử Alain Delon.
Mỗi bài như thế, nhớ, không phải vì chúng hay, mà vì đều dính đến một kỷ niệm. Chính kỷ niệm làm nhớ bài viết.
Kỷ niệm về cuốn của Lý Hoàng Phong, thật thú vị. Đăng trên nhật báo Dân Chủ của Vũ Ngọc Các. Thời Nguyễn Ngọc Thơ làm phó tổng thống. Ông này mắt lé, như Hai Lúa. Mấy tờ báo lúc đó, có tờ chơi biếm họa, nhìn, cứ tưởng là Hai Luá!
Thanh Tâm Tuyền kêu Hai Lúa về đó, làm trang văn nghệ.
Bài viết về cuốn của Lý Hoàng Phong, là "xoáy" vào Hà, [toàn những cái tên định mệnh: Hà Cóc Khụ] (1), nữ nhân vật chính của truyện. [Cô Hà này, có lẽ là từ cô Hà của Nhất Linh, trong Đôi Bạn]. Khi đó, vừa đọc xong Bác Sĩ  Zhivago, còn ngẩn ngơ với Lara. Thế là nhìn Hà ra Lara, nhìn Sau Cơn Mưa ra Dr. Zhivago, và muờng tượng ra ở trong đầu một cuốn tiểu thuyết của mình, nối liền được hai thành phố, làm lành được cuộc chiến, và cuốn Sau Cơn Mưa này chỉ là một phác thảo của nó.

Buổi tối, hình như ngay sau khi bài đăng, tình cờ gặp Lý Hoàng Phong ở khu Nhà Thờ Phát Diệm, gần cổng xe lửa số sáu, đường Trương Minh Giảng, tay cầm tờ báo.
Ông nói: Nghe bạn bè nói, vội chạy đi kiếm về đây!
(1) Xin coi Một Người Anh