Chào Mừng Năm Con Chó
Chó Bên Đường

Tôi làm một chuyến đi, để tự mình làm quen với xứ sở của tôi, trên một chiếc xe hai ngựa, với rất nhiều cỏ khô, và một xô nước uống cho ngựa, ở phiá sau xe. Tôi đi qua một vùng đồi, hai bên đường là những nhóm cây thông, con đường dẫn tới một vùng rừng, với những mái rạ lấp ló, ẩn hiện sau lùm cây, và từ mái rạ, những tụm khói bốc lên khiến có cảm tưởng đó là những căn nhà đang cháy. Tôi đi qua những vùng đồng, vùng ao hồ. Thật là thú vị khi cứ đi như thế, mặc tình cho ngựa rong ruổi, và chờ đợi, khi, vượt thung lũng tới, và lại nhìn một làng quê từ từ xuất hiện, hay một công viên, với một điểm trắng của một trang viện ở trong nó. Và đi tới đâu, bất cứ chỗ nào, chúng tôi cũng nghe tiếng chó sủa. Con vật tỏ ra hết sức trung thành, hết sức mẫn cán, với nhiệm vụ của nó. Đó là khởi đầu của thế kỷ. Đó là chấm dứt của thế kỷ.
Tôi không chỉ nghĩ đến những con người sống ở đó, bao nhiêu thế hệ con người, mà còn nghĩ tới bao nhiêu thế hệ chó, đời đời kiếp kiếp chó, cùng rong ruổi với con người, trong cái cuộc đời một ngày như mọi ngày. Và thế là một cái tên bật ra, vào lúc tảng sáng, trước khi lại ngủ trở lại, tự nó gói ghém hết ý nghĩa của nó: Chó Bên Đường.

Bài trên mở ra cuốn
Chó Bên Đường, Road-side Dog, bản dịch tiếng Anh của tác giả, nhà thơ Ba Lan Milosz, và Robert Hass, nhà xb Farrar, Strauss and Giroux, New York. Một thứ tản văn, gồm những bài thật ngắn, về đủ thứ đề tài. Một trong những bài đó là
To Wash
At the end of his life, a poet thinks: I have plunged  into so many of the obsessions and stupid ideas of my epoch! It would be necessary to put me in a bathtub and scrub me still all that dirt was washed away. And yet only because of that dirt could I be a poet of the twentieth century, and perhaps the Good Lord wanted it, so that I was of use to Him.
Một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.


Siêu nhân và Tiên tri
Ai vậy? Thưa: Bernard-Henri Lévy.
Nhãn trên, là của tờ Vanity Fair ban cho ông. Cùng với những người như Glucksmann, thường được coi là tân triết gia Tây, so với cựu, như Sartre, Merleau-Ponty....
Cuốn mới nhất của ông, American Vertigo: Du lịch Mẽo theo vết chân của Tocqueville, nhà xb Random House, 24.95 Anh Kim.
Bạn có thể nói bất cứ điều gì về nước Tây. Nhưng bạn chẳng thể bao giờ đoán ra được mấy ông Tây sẽ viết gì về nước Mẽo. Cho đến nay, họ đã sản xuất ra được một cuốn sách thật là bảnh về nước Chú Sam, đó là cuốn của Alexis de Tocqueville, "Dân Chủ Ở Mẽo". Thành thử khi ông tân triết gia, siêu nhân và nhà tiên tri viết về Mẽo, mà lại đi theo bước chân của Tocqueville, thì "toát mồ hôi lạnh" [vertigo] không chỉ Mẽo, mà còn cả thế giới, ít ra là ở hai bên bờ Đại Tây Dương. Toát mồ hôi, là còn do, chuyến du hí  này, hoàn toàn do lòng tốt - rất ư là khôn ngoan và thật là đại lượng - của tờ Atlantic Monthly, bao trọn gói.
Cũng chẳng toát mồ hôi lạnh chi đâu. Làm sao siêu nhân và nhà tiên tri với tới bước chân của Tocqueville: Lévy tiên tri nhiều điều người ta đã biết tỏng từ khuya. Nhưng, theo tờ Người Kinh Tế, Jan 21st-27th, 2006, cuốn sách vẫn đáng đọc.
Ít nhất, ở điểm này: Nó làm cho bạn phải đi tìm đọc, hoặc đọc lại, cuốn zin, của Tocqueville!

Nhà điêu khắc vô ưu

TRẦN HỮU HOÀNG
Xuân Xứ Tuyết

Một Chủ Nhật Khác
19

Thoạt tiên Thùy quyết đoạn tuyệt. Sự phản bội của Kiệt công khai trắng trợn đến độ nghe nói nàng không tin. Kiệt ngang nhiên sống với nhân tình, trong nửa tháng Thùy đi xa, ở khách sạn P. giữa thành phố. Hai đứa du ngoạn, diễu trước mắt thiên hạ như đôi vợ chồng hưởng tuần trăng mật. Kiệt bỏ nhiệm sở, sắp sửa bị báo cáo đào ngũ, bị giam một tuần lễ. Điều Thùy không thể tưởng tượng là Kiệt không chối. Thái độ của Kiệt nhơn nhơn sỉ nhục nàng.


Nước Mắm Lá Chuối
Graham Greene nhận làm điệp viên cho cơ quan phản gián Anh, MI 6, sau khi, chỉ vài tuần trước đó, ông vô Đảng Cộng Sản. Điều này thật lạ, và hiếm. Ông vô Đảng khi học ở Oxford.
*
Vậy mà khi đọc sách của ông, người ta có cảm tưởng ông đối nghịch với Adorno, sau Auschwitz, người ta không còn làm thơ nữa, hình như ông nói ngược lại...

I.K. Đúng vậy, dứt khoát tôi chống lại câu này của Adorno. Sau Auschwitz, người ta chỉ còn viết truyện giả tưởng.
Kertesz trả lời tờ Đọc
*
Lần trở về Hà Nội, trí tưởng Gấu lúc nào cũng lảng vảng câu chuyện viên thuyền trưởng Scott, chuyến thám hiểm Nam Cực của ông, và hai lần liên tiếp ghé thiên đàng Hawai do bị bão. Lần đầu được thổ dân đón tiếp om sòm. Sửa thuyền xong xuôi, ra khơi, bão rạt trở lại, thổ dân đem làm thịt, ấy là do, lần đầu đến vào mùa lành, được coi là thần linh, lần sau đến vào mùa dữ, bị coi là ác quỉ.
Gấu hy vọng về vào...  mùa lành, và được coi như một đứa con hoang đàng trở về nhà, như một câu chuyện trong Kinh Thánh.

Cầu sao được vậy!

Xoay quanh điều lành đó, là những chuyện thật giống khôi hài đen, hay talaCu.

Một lần đi ăn. Một đám bạn mới, hình như đại diện một hãng rượu chát [rượu vang], mời. "Ông Đồ" chỉ một tay, nói nhỏ, anh phải coi chừng, nói năng cẩn thận một chút nhé...
Thế là cả buổi, Gấu không ăn không uống được, dù chỉ một miếng, một hụm, cho ngon lành.
Hết bữa, ông đồ vẫy ông an ninh chìm lại, cười ha hả, giới thiệu: Anh PNT, nhà văn. Lúc nãy, chỉ để đùa anh cho dzui.
Có thể nói, PNT là người dễ chịu nhất, bộc tuệch bộc toạc nhất, trong số những bạn mới của Gấu ở Hà Nội.
Tướng tá y hệt công an!

Trước khi về Việt Nam, có phôn cho một ông bạn, ở miền nam, nhờ giới thiệu một hai mối, vì trong túi chỉ có mỗi địa chỉ NHT. Anh cho số phôn tay của một ông. Cẩn thận hỏi thêm, tha hồ nói chuyện hả? Anh bạn miền nam trợn mắt, tha hồ là thế nào? Hắn ta làm thơ hay, tính tình cũng được lắm, nhưng còn là trung tá an ninh đấy. Liệu cái mồm.

Quả là một người bạn tốt, ông trung tá an ninh nhà thơ.

Tội cho Gấu, một bữa, say quá, vui miệng quá, và cũng thích anh bạn quá, bèn xì ra câu chuyện bố lếu bố láo quá. Thế là cạch. Ngày rời Hà Nội, năn nỉ xin gặp, làm nửa ly bia mí nhau thôi, nói đủ một lời từ giã. OK, nhưng không tới.

Một lần nữa, cũng say mèm, có ông NT đi cùng. Ông đưa cả đám tới một khách sạn 5 sao. Có hồ bơi tuyệt vời ở trên sân thượng. Gấu say quá, bèn nhẩy xuống hồ. Có hai ông lúc nào cũng kè kè hai bên. Hỏi. Công an thứ thiệt. Hỏi tiếp, tại sao kềm kẹp quá như thế. Cười, nói, lệnh trên. Ông anh say quá, lỡ xẩy ra chuyện gì, mấy ông mang tiếng oan!
Ối giời ơi là giời. Sướng chưa, thằng con hoang! (1)
(1) Từ "hoang" này, khác từ hoang đàng ở trên. Không phải của Gấu, mà là của nhà thơ TTT.

Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy...
Trong đất trời nhau

Bà chị P. con gái độc nhất của Bác Giáo Thái, ông anh ruột của ông cụ Gấu, nói:
-Vưỡn để dành một miếng đất cho mày đấy.
Thấy thằng em mặt xìu xuống, bà vội vàng giải thích:
-Không phải để làm mồ, mà là để cất nhà!

Mấy ông bạn mới nói, anh về đi, mua miếng đất gần gần đây, thế là tha hồ mà vung vít.

Tự dưng nhớ đến, chỉ một cái lỗ, trên cánh cửa nhà xí dành cho người làm của một villa ngay bên hồ Thuyền Quang đường Nguyễn Du.
Gấu nhìn vô Hà Nội, và nhìn ra thế giới, gần nhất là Sài Gòn, qua cái lỗ hổng đó!

Tình cờ đọc lại, bản tiếng Anh, đúng cái ý trên, của Camus khi mở ra Mùa hè ở Algiers:

Những cú tình mà chúng ta chia sẻ với một thành phố, thường là những cú vụng trộm, bí mật.
The loves we share with a city are often secret loves.

Nhưng cũng với ý trên, cùng dây mơ rễ má tới một cái lỗ hổng trên cánh cửa nhà cầu, nhưng được nhìn một cách khác đi, khi Camus mở ra một tiểu luận khác: Hòn đá của Ariadne.

Hình như dân chúng ở Oran giống một ông bạn của Flaubert. Ông này, sắp sửa ngỏm, bèn la lên: "Đóng cửa sổ lại. Trời mới đẹp làm sao, khốn khổ khốn nạn cho cái thằng tui chưa!" ["Close the window; it's too beautiful"].

Cái lỗ hổng đó, đối với anh cu Gấu ngày xưa khi rời bỏ Hà Nội, và anh già Gấu bi giờ, bữa trở về, luôn luôn mở, không hề bị bịt kín, ít ra là trong trí tưởng tượng của Gấu.

Ấy là với Gấu, thì sự tình nó như vậy. Còn với dân chúng của Oran [hay của Hà Nội?], họ bèn nghe lời cái ông hấp hối, và bèn đóng cửa sổ lại, tự nhốt họ ở bên trong và khoanh vùng cái thế giới của họ đó.


Thị Trấn Miền Đông

"Poor man, take this kopeck, for Christ's sake"
-Peasant girl to Dostoyevsky
D.M. Thomas: Toward the House of the Dead
[Alexander Solzhenitsyn, a century in his life]
"Người đàn ông tội nghiệp kia, hãy cầm lấy đồng tiền này".
Cô gái nhà quê nói với Dost.

Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
TTT