Lạ quá!
Ngày 22 Tháng Hai, 2006, số người đọc Tin Văn là 770, gấp bốn lần so với bình thường.
Bốn trang hấp dẫn nhất, dẫn đầu Top 25, Tháng Hai, 2006.
Con sói cô đơn của Hà Nội:  651 (1)
Đà Lạt           242
Trang Dương Thu Hương:  240
Đêm Mưa, Gửi Về Bắc: 124       

(1) Tới giờ này, 7.00 PM, 23.2.2006, [Toronto Time]:
 800 người chiêm ngưỡng sói cô đơn!

Nhật Ký Thời Chiến
Cahiers de la guerre
*
Marguerite Duras
Le Cahier Rose Marbré.
De ce premier cahier naitra Un barrage contre le Pacifique.
Bốn tập. Tập đầu, Hồng Cẩm Thạch.
Đập Ngăn Thái Bình Dương viết ra từ đó. 
Tuyệt tác không phải là một thứ nhật ký riêng tư nhưng về những năm ở Đông Dương, về cuộc chiến và Giải Phóng [1943-1949].
Le Magazine Littéraire, Jan, 2006

*
Ông này thiêng thật.
Vừa nhắc tới, trong vụ góp ý với một tác giả trên talawas,
sáng nay, 21.2.2006, gặp ông liền, tại một tiệm sách Tây ở Toronto.

Gấu đọc ông, ngay sau khi thoát chết, tuy xơi cả hai trái mìn claymore của VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, chào mừng Mẽo đổ bộ bãi biển Đà Nẵng, năm 1965.

Khoảng 1970, có sách Marx bầy bán tại Sài Gòn. Gấu thấy cuốn Misère de la philosophie, Sự khốn cùng của triết học, của Marx, tủ sách 10/18, in kèm luôn cả bản văn của Proudhon,Triết học của sự khốn cùng, tại một tiệm sách trên đường Lê Lợi, nằm khoảng giữa Khai Trí và một tiệm thuốc Tây khá nổi tiếng nhưng bây giờ chẳng thể nhớ tên.
1965, Gấu, trong khi nằm chờ mổ lần thứ nhì, tại nhà thương Grall, không biết làm gì, bèn đọc Lefebvre. Nhờ ông anh vợ hụt mua giùm, tận bên Tây.
Một lần, cô em, Bông Hồng Đen, thương tình, ghé thăm, trên đường từ nhà, đường Gia Long, Ngã Sáu Sài Gòn, em đi ngang Chợ Bến Thành, qua Lê Lợi, ghé tiệm sách nói trên, mua cho Gấu cuốn Un Beau Matin d'Été, của James Hadley Chase, tiểu thuyết đen, série noire, hay thriller, hay polar như bây giờ thường gọi.
Cô hỏi, đọc chưa, Gấu ngu quá, nói, đọc rồi.
Cô nói, em cũng đoán là anh đọc rồi.

Lần này, mua, là mong gặp lại cuốn kia.
Gặp lại, một buổi sáng đẹp, mùa hè.

Nhưng "thành thật mà nói", Gấu chưa đọc, của Marx.
Chỉ đọc, về Marx.

Và bỗng nhớ một trong những nhà "Mác học" sừng sỏ, lúc hấp hối, bèn thành thật than: Tội nghiệp đám mình: Phịa ra cả một triết học ảo cho Marx!

Nhưng đã có một thời, những triết gia như Henri Lefèbvre, Aron, Merleau-Ponty... đã mơ tưởng một thứ tiếng nói phổ thông, duy nhất, cho toàn thể nhân loại: Chủ nghĩa Cộng Sản. Thứ tiếng nói phi chính trị, phi triết học, phi vong thân. Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Louis Althusser - trước thềm cái chết - đã ngậm ngùi than thở, chúng ta đã sản xuất ra một triết học "ảo" cho Marx, một thứ triết học không có trong tác phẩm của ông.
Hôm nay nhân loại nói chung một thứ tiếng

*
Trong hàng thiên niên kỷ, tuyệt đối có tên là Thượng Đế. Sau Cách Mạng Pháp, tuyệt đối được lôi xuống mặt đất, ban cho cái tên Quốc Gia, rồi, Giai Cấp, Dòng Giống, Race.
Ba nghệ sĩ lớn lao đặt cuộc phiêu lưu đi tìm tuyệt đối này ở ngay tâm của cuộc hiện hữu của họ, là Oscar Wilde, Rainer Maria Rilke, và Marina Tsvetaeva.
Cuốn sách mới nhất của Todorov, là một cuốn tiểu thuyết về họ.
*
Vào mùa hè 1900, vài tháng trước khi chết, Oscar Wilde đi coi nghệ phẩm được mọi người khen ngợi, Cửa Địa Ngục, của Rodin. Sau đó, ông đi gặp nhà điêu khắc, và hỏi:
Đời của ông thế nào?
-Tốt.
Ông có kẻ thù chứ?
- Họ không ngăn cản tôi làm việc.
Danh vọng thì sao?
-Nó bắt tôi làm việc.
Bạn bè?
Họ đòi hỏi tôi làm việc.
Đàn bà?
-Do làm việc mà tôi học chiêm ngưỡng họ.
[C'est au travail que j'ai appris à les admirer].
Wilde muốn biến đời mình thành một nghệ phẩm. Rodin trả lời:
-Đời của một nghệ sĩ đẹp khi nó được dâng hiến hoàn toàn cho việc sáng tạo ra những nghệ phẩm.
Rilke là người đã ghi lại cuộc gặp gỡ trên vào năm 1907.

Đêm, mưa, viết, gửi về Bắc

Nguyễn Lương Vỵ
Vĩ Thanh

Trân trọng giới thiệu
CD Trần Hữu Hoàng

Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường

*
Distant Damage.
  [Hình: Bé mười tuổi và khung cửa kính trúng pháo]

Derek Summerfield điểm cuốn "Và thế là họ bắt đầu xả súng bắn: Lớn lên trong thời loạn ở Bosnia", của Lynne Jones, nhà xb Harvard University Press, 18.95 Anh Kim, TLS ngày 3 Tháng Hai, 2006
Rằng huỷ diệt thì nhanh; xây dựng, chậm và đau.
... That construction is slow and generally painstaking, whereas destruction can be staggeringly quick...

Trang Dương Thu Hương
Đọc bà, rồi đọc những nhà văn trong nước cùng thời với bà, cả những người nổi tiếng thế giới, ta thấy ngay sự khác biệt, và tự hào về bà, như chính bà tự hào, về mình:
Tôi lúc nào cũng là một con sói đơn độc. NQT
La louve solitaire de Hanoï
Royaumes perdus et retrouvés

Một Chủ Nhật Khác
22 23
Thiên Sơn Đồng Mỗ, bị Lý Thu Thuỷ chặt cụt một giò, may được Hư Trúc cõng chạy, đang chạy chối chết như thế, bỗng hỏi Hư Trúc, mày kể lại ván cờ, mày thắng bằng cách nào...
 
Liệu, khi Kim Dung, khi tả trận cờ độc nhất vô nhị, với đầy đủ quần hùng xúm quanh, nơi bên ngoài mật thất của Tô Tinh Hà, chưởng môn nhân phái Câm Điếc, ông có mơ hồ cảm thấy, rằng thì là, mình còn có dịp chơi lại, một lần nữa, cũng một trận cờ, cũng một thế cờ, đó?

Có lần Lúa cương ẩu, phán sảng, làm gì có sáng tạo. Làm gì có cái chuyện làm ra cái mới. Làm gì có đại tác phẩm vô danh, chẳng hề được người đời biết đến. Sáng tạo, hiểu một cách nào đó, là đốt lên một que diêm đã được...  xài rồi.
Thế mới ghê, diêm xài rồi, đốt lên vưỡn cháy! Vẫn đốt cháy đỏ điếu thuốc buồn, "Smoking my sad cigarette". Vưỡn "Nhớ nhà châm điếu thuốc...", vưỡn "Khói huyền trong mắt em", "Smoke gets in your eyes..." rất ư là vô tư như chuyện thường ngày ở... Việt Nam.

Độc giả say mê Kim Dung và say mê môn chơi cờ, chắc khó quên nổi ván cờ của chưởng môn nhân phái Tiêu Dao. Ván cờ ma quái, chính không ra chính, tà không phải tà. Dùng chính đạo phá không xong mà theo nẻo tà phá cũng chẳng đặng. Có người ví nó với thế Quốc Cộng ở một số quốc gia trên thế giới. Sau, Hư Trúc, chẳng biết chơi cờ nên cũng chẳng màng đến chuyện được thua, cũng chẳng luận ra đâu là tà, đâu là chính, đi đại một nước chỉ nhằm mục đích nhất thờI là cứu người, vậy mà giải được. Nước cờ của Hư Trúc, cao thủ đều lắc đầu vì là một nước cờ tự diệt, nhờ vậy mà tìm ra sinh lộ.
Tác giả, Kim Dung, thấm nhuần lịch sử, triết học Đông Phương và cái thế "dựa lưng nỗi chết" đã từng được nhiều danh tướng sử dụng.
Thú vị hơn, một lần nữa, sau đó, ông lại sử dụng thế cờ này để giúp Thiên Sơn Đồng Mỗ tìm ra chỗ trú ẩn, là hầm băng nơi nhà kẻ thù.
Nước Cờ Hư Trúc

Lần đầu tiên, độc giả được nghe tiếng harmonica của Kiệt, khi anh là một thằng con nít Bắc Kỳ, sợ ông bố như sợ hung thần. Mỗi lần bố đi vắng, thằng bé mới dám lôi cây kèn ra để thổi cho mẹ nghe.
Chúng ta gặp lại cây kèn, Oanh chạy vội đi mua cho ông Thầy, lần gặp cuối cùng giữa Thầy và Em, thay vì ở Đà lạt, thì là ở Sài Gòn, một nơi chốn "giả tuởng nào đó" bên ngoài rạp Rex.

Bị vợ tống ra khỏi nhà, ôm theo hộp đàn Em tặng Thầy, Kiệt trở lên lại Đà Lạt, như con voi già biết trước những giờ phút cuối cùng của mình đã điểm.
Tới lúc đó, chúng ta mới lại được nghe tiếng kèn, chàng thổi cho bạn nghe, trước khi tuyệt tích giang hồ.

Đây vẫn là đòn "sóng sau đè sóng trước", "ngoài trời có trời" của Đông Phương, và Kim Dung là một bậc thầy: Hân Tố Tố-Trương Thuý Sơn vừa nằm xuống là Triệu Minh-Vô Kỵ nổi lên. Tiếng kèn buồn bã của những buổi chiều của miền bắc ngày nào, giữa hai mẹ con, bỗng trở nên thật thê lương giữa vùng đồi núi Đà Lạt, thay cho lời chào vĩnh biệt của trung uý Kiệt, với thế gian này.

Bạn nào còn nhớ tiếng kèn của anh chàng lính Mẽo Frank Sinatra, trong Khi còn người đàn ông trên trái đất này, Tant qu'il y aura des hommes?