*






Con sói đơn độc của Hà Nội
Manuel Carcassonne
16 février 2006

Bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản năm 1990 vì tội vô kỷ luât, bị quản chế, nữ tiểu thuyết gia nổi tiếng thế giới, Dương Thu Hương, xuất bản Chốn Vắng « Terre des oublis », một tuyệt tác của bà. 

"Quý vị ngây thơ!” Dương Thu Hương nhấn mạnh từng chữ như để cho mọi người hiểu. Câu hỏi của chúng tôi,  về phúc lợi của nền kinh tế thị trường tại một nơi chủ nghĩa độc tài Cộng Sản ngự trị, khiến bà cho rằng chúng tôi chẳng có đủ tư cách để hiểu thế nào là một chế độ bách hại, làm thịt người. Bà, một người đã từng ở tù vì nó. Bà nói đúng. Chúng tôi là những đứa con cưng của một nền dân chủ bạc nhược, trong khi ở nơi bà, cái nghị lực để nhấn mạnh một câu nói như thế đó, là của một nữ chiến sĩ, là để sống còn trong một môi trường thù nghịch. Làm sao chúng ta có thể tưởng tượng được hồi kết cục của những tự do của chúng ta? Làm sao bà vượt qua được hai người đàn ông canh chừng và áp dẫn bà đến tận phi cơ? Làm sao sống lại tuổi thanh xuân đã bị đánh mất, đã bị phong thánh bằng tử đạo, đạo Cộng Sản?

Nữ tiểu thuyết gia tuổi sáu mươi, điệu đàng lịch sự - bà sinh năm 1947 ở Thái Bình - không thích nhập nhằng, ít nhất là trong việc công kích chế độ, giữa cái khiêu khích khiến bị đòn nhừ tử và cuộc chiến đấu chân chính. Thế hệ của bà kết hôn với những lý tưởng sáng suốt bất thần của những cựu bạn đường của Đảng Cộng Sản. Cộng Sản mà như thế này, như hiện nay, là tha hóa, là phản bội lý tưởng. Tuổi trẻ của bà với những khẩu hiệu không tưởng, mặc đồ trận, chạy tránh bom ở vĩ tuyến 17, vùng lửa đạn, vùng bị bom Mỹ dội nhiều nhất ở miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam. 

Vỡ mộng

Vào năm 20 tuổi, bà chiến đấu trong lữ đoàn tình nguyện của chiến dịch “Tiếng hát át tiếng bom”, chỉ nội cái tên đủ nói lên tham vọng của lữ đoàn. Bà ở trong quân đội đến năm 1975, phung phí sức lực cho một cuộc chiến bất chính, giết người, và cái học, ở bên ngoài những bức tường, của một nữ tiểu thuyết gia, là về miền điên rồ: những người đàn ông lang thang trong chiến hào, hóa rồ hoá dại, cụt tay què cẳng. bị nướng bằng bom lửa, những người đàn bà vượt cạn một mình, cũng trên mảnh đất điên rồ đó. Ý thức hệ, lý tưởng làm nên chuyện tầy trời, thép đã tôi là như thế: thứ xi măng nắng mưa, thời gian không sao soi mòn, không sao thẩm thấu. Ôi chao, cả một niềm tin “đường ra trận mùa này đẹp lắm” cuối cùng chỉ là phí phạm, vứt đi, bà buồn rầu nói.  Đến một ngày, người nữ binh đoàn hiểu, thì ra người ta làm thịt cả những người Việt ở Miền Nam, những đồng bào của bà, mà bà thấy chẳng có lý do nào để làm thịt họ. Vỡ mộng, bà làm việc để nuôi gia đình với chức vụ “biên tập viên biên chế cho các phim trường sản xuất phim giả tưởng ở Hà Nội,” 600 nhân viên biên chế, biên tập những kịch bản chẳng bao giờ quay thành phim, kiểm duyệt dễ dàng chóng vánh, chẳng có gì nguy hiểm ở trong đó. 

Tháng Tư năm 1990, trong một buổi họp của hiệp hội các nhà trí thức ở Sàigòn, có một người, hẳn nhiên có ý xấu,  đã hỏi bà: “Tổng thống mới của Tiệp là một nhà văn, bà sẽ là một Vaclav Havel của Việt Nam?” Câu trả lời chỉ làm đám cầm quyền điên tiết. Chẳng phải chờ lâu, chỉ một thời gian ngắn sau đó, bà được họ ban cho bẩy tháng sáu ngày tù giam, trong một xà-lim, được khai trừ ra khỏi Đảng Cộng Sản. Bây giờ, bà bị quản chế, bị theo dõi, bị giam hãm trong sự cô đơn, lâu lâu cũng có những cuộc du lịch bất thường, gặp gỡ người nước ngoài, Pháp hay Mỹ. Nhưng, gì thì gì, người nữ cựu đảng viên, nhà nữ ly khai, chống đối, nhà nữ quyền đã từng được Jacques Toubon vinh danh vào năm 1995, nhà nữ tiểu thuyết gia giầu sáng tạo này không rời Việt Nam. “Tôi chọn ở lại Việt Nam để chơi một cuộc chơi mà tôi bằng lòng với nó. Tôi là người chống cự, cưỡng lại, từ vùng ven. Một kẻ đứng bên lề được sự hỗ trợ bởi cuộc chiến đấu của những Phật tử, những tín đồ Ky tô, những người theo đạo Tín Lành. Họ bảo vệ những người bị bắt giữ, những tù nhân chính trị. Người ta sỉ nhục tôi, vu khống tôi, bỏ tù tôi, nhưng tôi vẫn tiếp tục viết, tiếp tục nói, tôi nhìn thấy điều tôi muốn. Chúng tôi phải nắm số phận mình, dù đau đớn cỡ nào, ở trong tay. Tôi là con sói đơn độc.” 

Một bức tranh ấn tượng

Rạch ròi từng chữ, lông mày nhíu lại, mỉm cười tùy lúc, Dương Thu Hương đúng là bức tranh một đảng viên ly khai ở Paris. Linh hoạt cắt cái rụp. Phản ứng nhanh như cắt. May còn có quyển sách: 800 trang, một bức tranh giầu ấn tượng, vừa riêng tư vừa lịch sử, vừa của riêng vừa của nhiều người, của cả một thời đại. Nhưng nhất là, đọc hấp dẫn, đọc thích thú, cứ như thể từ hồi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường đến bây giờ mới lại có được.

Nữ tiểu thuyết gia viết dài, rộng, và, rộng luợng, viết từng chuỗi chuyện thú vị, cảm giác sáng chói, từng trang sách giống như là một nơi chốn để tái nhập thân, cho một thứ côn trùng, loài phù du sống hết đời mình trong một đêm để kịp chết vào lúc hừng đông, thứ trái cây ngọt lịm, người đàn bà quỳ gối trong mảnh ruộng, người lính tàn lụi đi vì những vết cháy bỏng của cuộc chiến giữa đất nước Lào và vùng núi xanh, những con ma của quá khứ và những ảo tưởng của hiện tại.

Không thiếu những chi tiết hấp dẫn, gợi cảm lúc mơn trớn lúc quất mạnh: “Da của nó lấp lánh dưới ánh nến, trắng như mỡ lá đông lạnh hay vỏ trứng. Nó có làn da của Miên. Cũng có thể là làn da của cha nó, người đàn ông ở với Miên từ bảy năm nay.”
[Đây là dịch từ bản tiếng Pháp, của người điểm sách. Chưa tìm được nguyên tác tiếng Việt. CTND]

Câu chuyện đơn giản. Bản làng miền núi, ruộng lúa, nhà sàn, hàng hiên ngó vô rừng, và một cuộc trở về lạ lùng: bộ đội Bôn, đã báo tử, đã liệt sĩ, đột ngột trở về đoàn tụ với người vợ chính thức, có hôn thú, là Miên. Gầy trơ xương, hôi như cú, không một xu, bất lực, anh bộ đội, cái chết hiện về chưng hửng khi biết Miên, hoàn toàn ngây thơ, hoàn toàn vô tội, đã tái giá với Hoan, một thương gia thành thị, giầu có, và hấp dẫn hơn anh. Ai có lý? Ai điều động, ra lệnh? Danh dự hay tình yêu, tổ quốc hay tình cảm? Trung thành với ai để hy sinh chính cả mình? 

Nhà nữ tiểu thuyết gia giơ cây viết thần ra hiệu, và thế là tuồng ảo hóa bèn bầy ra đấy: những mặt nạ sặc sỡ của một xứ sở Việt Nam xa xưa, niềm vui, nỗi đau, danh dự bị nhạo báng, tình mẫu tử thắng thế, những tên ma mãnh của thành phố hay những nạn nhân nhỏ thó của Lịch Sử. Như nữ kịch tác gia, bà tưới lên xen hài bằng nước mắt của một bi kịch bình dân, bà cho nhà quê đụng độ thành phố, kẻ ăn hối hộ đối mặt người hối lộ. Đang từ hoàn cảnh này độc giả bắt liền qua một hoàn cảnh khác. 

Chốn Vắng, Terre des oublis, là quyển tiểu thuyết thứ sáu, bản tiếng Pháp, được xuất bản. Cuốn truyện chúi mãi xuống, tới tận miền sâu thẳm đã bị tổn thương, của những kiếp người. Người ta tin rằng, tác giả của nó, Dương Thu Hương, thụ giáo từ một ngôi trường của những lưỡi lê và những khẩu hiệu, của nhà tù và của sự thiếu thốn do bị chiếm đoạt, cho nên bà quá rành, và thừa bản lĩnh để làm bật ra cái bóng ma ghê rợn khủng khiếp đó. Bà còn cho độc giả, cả một phương thuốc dân gian, làm thế nào để trải qua đêm ái ân tới bờ tới bến mà không bị quất sụm: Chỉ cần một ly cà phê đen và vài hột muối. Ngay cả một chuyện như thế, độc giả vẫn sẵn sàng bỏ qua.

La louve solitaire de Hanoï
Manuel Carcassonne
16 février 2006

 Exclue pour indiscipline du Parti communiste en 1990, assignée en résidence, la romancière vietnamienne la plus connue au monde publie « Terre des oublis », son chef d'oeuvre. 

 « Vous êtes bien naïf ! » articule distinctement Duong Thu Huong, comme s'il lui fallait être certaine d'être comprise. Notre question sur l'influence bénéfique de l'économie de marché en dictature communiste n'incite pas la dissidente, jadis emprisonnée, à juger que nous avons la pleine mesure de ce qu'est un régime répressif. Elle n'a pas tort. Nous sommes les enfants chéris de la molle démocratie, elle a l'énergie scandée d'une guerrière apte à survivre en milieu hostile. Comment pourrions-nous imaginer la fin de nos libertés ? Comment pourrait-elle semer les deux hommes qui la suivent et l'escortent jusqu'à l'avion ? Comment revivre une jeunesse perdue, martyrisée, à l'ombre du Parti ? 

 La soixantaine joliment portée, avec même une pointe de coquetterie, Duong Thu Huong, née en 1947 à Thai Binh, ne cultive guère l'ambiguïté, du moins dans sa vie frondeuse, à mi-chemin de la provocation rouée et de la sincérité militante. Sa génération épouse les lucidités soudaines des anciens compagnons de route du Parti. C'est une renégate à l'idéologie. Sa jeunesse est escortée de slogans utopiques, marches en treillis, courses sous les bombes du 17e parallèle, la ligne de feu, la région la plus exposée du Nord-Vietnam pendant la guerre avec les Etats-Unis. 

 Dégrisée

 A 20 ans, elle combat dans les brigades volontaires du mouvement « Chanter plus haut que les bombes », un nom qui dit assez l'ambition des brigadistes. Elle y reste jusqu'en 1975, consumant ses forces dans une guerre injuste, meurtrière, éducation hors les murs d'une romancière sur le terrain de la folie : les hommes errent dans les tranchés, deviennent fous, malades, amputés, napalmés, les femmes accouchent seules à même le sol. L'idéologie solidifie le tout : ciment impénétrable de longue durée. Toute cette foi militante gaspillée pour rien, dit-elle, mélancolique. Un jour, la brigadiste comprend qu'on abat aussi les Vietnamiens du Sud, ses semblables, et qu'elle n'en voit pas la raison. Dégrisée, elle travaille pour nourrir sa famille comme « scénariste salariée aux studios des films de fiction de Hanoï », 600 salariés au service de l'Etat, remaniant des scripts jamais tournés, vite censurés, pas de danger.

 En avril 1990, pendant une réunion de l'association des intellectuels de Saïgon, quelqu'un de sans doute mal intentionné lui pose la question suivante : « Le nouveau président tchèque est un écrivain. Serez-vous le Vaclav Havel du Vietnam ? » La réponse ne pouvait que déplaire aux autorités. Peu de temps après, elle passe sept mois et six jours isolée dans une cellule, elle est expulsée des rangs du PC. Elle vit aujourd'hui en résidence surveillée, suivie, confinée dans une solitude dont elle sort à intervalles irréguliers, pour voyager ou rencontrer des interlocuteurs étrangers, français et américains. Mais cette partisane de la dissidence, cette féministe décorée par Jacques Toubon en 1995, cette romancière féconde à l'ample mouvement créateur ne quitte pas le Vietnam. « Je choisis de rester au Vietnam pour jouer la partie qui me plaît. Je résiste en marginale, soutenue par la lutte des boudhistes, des catholiques, des protestants qui défendent les captifs et les prisonniers politiques. On m'insulte, on me calomnie, on me jette en prison, mais je continue, j'écris, je parle, je vois qui je veux. Nous devons prendre notre destin, si douloureux, en mains. Je suis une louve solitaire. »

 Une fresque impressionante

 En staccato de mots, sourcils froncés, sourires de circonstance, Duong Thu Huong est tout de même en représentation : une dissidente à Paris. Vive, elle tranche. Prompte, elle réagit. Heureusement, il y a son livre : 800 pages d'une fresque impressionnante, intime et historique à la fois, et surtout un plaisir de lecture comme on n'en a pas connu depuis les bancs de l'école !

 La romancière écrit large, généreusement, en voluptés cascadantes, en sensations coruscantes, se réincarnant à chaque page en insecte éphémère qui meurt à l'aube, en fruit juteux, en femme agenouillée dans les rizières, en soldat perdu dans les brûlures de la guerre entre Laos et montagnes vertes, fantômes du passé et illusions du présent.

 Jamais ne la quitte l'appétit du détail charnel, sensualisme soudain qui caresse ou cingle : « Sa peau scintille dans la lumière des chandelles, blanche comme le lard gelé ou la coquille des oeufs. Il a la peau de Miên. Peut-être aussi celle de son père, le mari de Miên depuis plus de sept ans. »
L'intrigue en est simple. Le Hameau de la montagne, rizières plantées, maisons de bois, vérandas sur la forêt, vit un étrange retour : celui du soldat Bôn, donné pour mort, héros du pays, qui s'en revient chez lui s'unir à nouveau à Miên, sa femme légitime. Décharné, puant, sans ressources, impuissant, Bôn découvre que Miên s'est remariée en toute innocence avec Hoan, marchand des villes, bien plus riche et séduisant que lui. Qui a raison ? Qui commande ? L'honneur ou l'amour, la patrie ou les sens ? A qui être fidèle jusqu'au sacrifice ultime de soi ?

 La romancière anime un théâtre où jouent les masques colorés du Vietnam ancestral, joie, souffrance, honneur bafoué, maternité triomphante, personnages rusés des villes ou victimes minuscules de l'Histoire. Telle une dramaturge, elle alterne les scènes d'un comique solide avec les larmes d'une tragédie populaire, elle oppose les campagnes et les villes, les corrupteurs et les corrompus. Nous allons vite d'une condition à l'autre.

 Terre des oublis, qui est son sixième roman publié en français, descend si loin dans la profondeur blessée des caractères humains qu'on suppose que Duong Thu Huong, à l'école des baïonnettes et des slogans, de la prison et de la privation, a connu et éprouvé le spectre si intense des sensations ici déployées. Elle donne même la recette paysanne pour survivre à une nuit d'amour intense. Un café noir et quelques grains de sel. On lui pardonne tout.

 Le Figaro 16 Février 2006