Quan điểm nhất quán trước sau như mệt của Đảng ta:
Xác định giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt, vậy vấn đề ở đây là phải làm sao để giai cấp công nhân có được vai trò đích thực mà Đảng uỷ thác?
 Nguồn


*

*
Nguyễn Đình Thuần & Dương Văn Hùng
@ Cà-phe Factory, Tiểu Sàigòn
Nhà điêu khắc vô ưu

TRẦN HỮU HOÀNG
Xuân Xứ Tuyết

Một Chủ Nhật Khác
19
Kiệt khẽ lắc đầu từ chối, không một vẻ hờn oán. Oanh đau đớn hơn. Nàng đang lẽo đẽo đằng sau một bóng người sắp khuất ở khúc quanh. Nàng không biết cách nào theo Kiệt. Nàng muốn hụt hơi. Như đứa trẻ bị bỏ lại bên đường, nàng khóc ròng và không ngăn được.
-C’est ridicule, c’est formidable, c’est merveilleux… c’est toi. Oanh. Pleure pas, pleure pas. (1)
(1) Thật kỳ cục, thật kinh khủng, thật tuyệt vời, thật em. Oanh. Đừng khóc, đừng khóc.

Đà Lạt
Kiệt có, ở Đà Lạt, hai, trong số ba nàng của chàng: Oanh và Ly.
Hai Lúa có, hai, một cô bạn và một cô bé.
Cô Bé tức Bông Hồng Đen.
Cô bạn, là cái cô, y hệt Oanh, đã, vì lòng thương hại, mà nhận lời mời đi coi ciné, với một anh chàng mê mình, ngày mai đi xa, ngày mai ra trận!
Hai Lúa còn nhớ, khi nhìn bộ mặt thê thảm của Hai Lúa, cô chọc quê:
-Sao nghe nói, "nhà văn" thích sự thay đổi?


**
**
Đọc, bìa số tháng Một, Nov, 2005. Ra đời tháng Mười 1975. Từ đó, trong tôi bừng nắng hạ: Lịch sử, từ đó, cố nhoài về phía sau, để lấy lại thăng bằng.
Ba muơi năm văn chương Trại Tù.
Có một thứ văn chương nào đó, đếch còn hợp với những kẻ sống sót.
0
Nhân dịp tờ Đọc kỷ niệm 30 năm [tháng Một, Nov, 2005], có lẽ cũng nên nhắc qua, người sáng lập ra nó, Bernard Pivot, còn là chủ xị hai show TV văn học.
Show đầu, Apostrophes mở ra cùng thời gian ra đời của tờ Lire. Cũng là lúc bản tiếng Tây, một tác phẩm của Solz, Le Chêne et le Veau, ra mắt độc giả. Thế là ông bèn mời tác giả gặp thính giả Tây, trên show của ông. Có người đề nghị, nên thêm một ông trí thức Cộng sản, vốn ê hề lúc đó ở Paris. Ông trả lời:
Chẳng lẽ để một người khổng lồ ngồi kế bên một con bọ?

Pivot, trong cuốn hồi ký Nghề Đọc, hình bìa như trên, cho biết, ông chẳng thể nào quên, lời tiên tri bảnh nhất của Solz, về ông, và đất nước của ông: Cái chế độ khốn kiếp đó sẽ sụp đổ trước tôi, và tôi sẽ trở về, còn sống nhăn! ["J'ai en moi le sentiment, la conviction, que je reviendrai, vivant, dans ma patrie"].
Pivot viết, Tôi còn nhớ phản ứng của tôi sau câu nói: kính nể, và hoàn toàn không thể nào tin nổi, admiration et totale incrédulité.
Cũng trong lần đó, Solz. cho biết về số phận Miền Nam Việt Nam, sau khi những người Mẽo cuối cùng ra đi: Miền Bắc sẽ cướp [nắm lấy] Miền Nam [... Solz prophétisant la mainmise du Nord sur le Sud].

Năm hết Tết đến, Hai Lúa lại nhớ nhà, và nhớ, và thèm có được niềm tin của Solz, đành tự an ủi, mày cũng đã về hai lần rồi, còn ca cẩm gì nữa?
Hay lại toan tính... hồi chánh?

Nước Mắm Lá Chuối
2
Va, petit livre, et choisis ton monde.
Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.

Câu trên, mở ra Những Ngày Ở Sài Gòn, là câu mở ra tiểu thuyết "Porte dévergondée", [Cửa phóng đãng], 1965, của nhà văn Pháp, Pieyre de Mandiargues [sinh 1909 tại Paris, được giải Goncourt năm 1967, chơi với nhóm Siêu Thực]. Còn ông kia, Topffer, chưa từng nghe tên. Nhưng, thấy câu đề từ hay quá, hợp quá, bèn chôm luôn.
[1965, 1967... là thời mới lớn, mới tập tành viết của Hai Lúa. Những Ngày Ở Sài Gòn viết năm 1965, thời gian mê Bông Hồng Đen].

Ly kỳ, chỉ một cuốn sách, mà được sắp hạng 7 trên tổng số 12 tên đầu sỏ, phản động đồi trụy của Miền Nam.

Ly kỳ, cuốn sách quả đã thay tác giả, "vượt biên", đi ngược con đường Trường Sơn, Đường Mòn HCM, và tìm ra cái thế giới của nó thiệt!
Và như thế, giấc "đại mộng" của Hai Luá, sẽ viết một cuốn tiểu thuyết nối liền hai thành phố, tập truyện đầu tay đã thực hiện được. Và dùng ngay con đường mòn HCM để nối. Cái đó mới thật là bảnh!

Bởi vì Hai Lúa đã từng gặp một ông nhà văn, rất bảnh, rất đàng hoàng, ở Hà Nội, lần Hai Lúa trở về đất Bắc, đầu thiên niên kỷ, năm 2001, sau hơn nửa thế kỷ xa cách.
Thay cho câu chào hỏi, ông nói: Tôi đã đọc tập truyện của anh rồi.

[Thực sự, ông xác nhận tới hai lần, về cái chuyện đã từng đọc NQT, nhưng bây giờ nhớ lại, không hiểu ông đọc NQT trước 1975, hay liền sau 1975? Nhưng chắc chắn, không phải một Hai Lúa hải ngoại. Liền sau 1975 cũng khó lắm, vì kiếm đâu ra mà đọc?]

Trong cái thế giới mà cuốn sách nhỏ bé đã tìm ra được cho nó đó, ít ra còn một độc giả nữa. Đó là me-xừ Lê Tự, người phỏng vấn Hai Lúa. Bởi vì là ông viết... 10 truyện ngắn trong Những Ngày ở Sài Gòn....
Chính cái con số 10 đó, làm Hai Lúa giật mình, bởi vì thực sự, Hai Lúa không hề nhớ, có mấy truyện. Về lại hải ngoại, mua cho được một cuốn sách của mình, đếm, quả đúng 10 truyện.
Sướng chưa!

Năm 1970 tôi ra tập đầu tiên với 10 truyện ngắn viết về đất Bắc, về Hà Nội, về xứ Đoài quê tôi và ước vọng hoà bình.

Tôi rất mừng, vì cuốn sách nhỏ bé của tôi, một thời bị coi là phản động đồi trụy, đã sống sót, và tìm được cái thế giới của nó. NQT

*

Thị Trấn Miền Đông