*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang & Bài đặc biệt

  Hiện tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ

Thư Tín

*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004

Alexa Ranking
81,253









 


*
Jen's home 
*
Jen, nữ tài xế, lái xe cà-rem.
[Jennifer: I drive an ice cream truck!]

"Vụ án" PD

Những Chiến Dịch
Xin nói ngay, "chiến dịch" ở đây, có nghĩa, Những cuộc chiến dịch thuật, The translation wars, tên bài viết của David Remnick trên tờ Người Nữu Ước, số đề ngày 7 Tháng Một, 2005, về vấn đề dịch văn chương Nga, đặc biệt là hai ông Tolstoy và Dostoevsky.
Do đọc bài của một tác giả trên talawas, phạng dịch giả CVD, Hai Lúa bỗng nhớ đến bài viết của Remnick kể trên.
Chuyện dịch sai, và được chỉ cho biết những sai sót, theo tôi, là đại vạn hạnh cho người dịch. Nhưng cái đại vạn hạnh này, chỉ là đại vạn hạnh, một khi người chỉ ra sai sót kia thực tình muốn cho bản dịch trở nên hoàn hảo hơn, chứ không phải nhân dịp, mượn cớ sửa sai, để phạng tới tấp dịch giả.
Bài viết của Remnick nhằm vinh danh một chuyên gia dịch Nga văn sang tiếng Anh. Bà này dịch nhanh, dịch khoẻ, dịch nhiều. Nhưng than ôi, bà dịch sai khủng khiếp, và bị hai ông nhà văn, nhà thơ nổi tiếng số một thế giới, là Nabokov và Brodsky phạng tơi bời. Nhất là Nabokov!
Nếu không có Garnett, những nhà văn Nga [những "Rooshians", như Ezra Pound đã từng gọi] của thế kỷ thứ 19 chẳng thể nào có một ảnh hưởng nhanh chóng đến chóng mặt tới văn chương Mỹ đầu thế kỷ 20. Trong "A Moveable Feast" Hemingway đã chẳng mừng đến phát điên lên, khi khám phá ra kho tàng văn học Nga, trên những giá sách của Sylvia Beach (1). Trước đó, ông nghe người ta truyền tụng, Katherine Mansfield là đệ nhất văn sĩ chuyên viết truyện ngắn, nhưng sau khi đọc Chekhov, ông thấy bà này cũng... "xoàng"!
Bà Garnett dịch dở đến nỗi, như Remnick cho biết, trở thành nhân vật chính trong một tác phẩm châm biếm,"Anh em nhà Karamavov Ngu Dốt", "The Idiots Karamazov"!
Remnick viết, "Tội nghiệp bà Garnett!. Những dịch giả sau khi chết đi, vẫn còn khổ sở cay đắng vì sự vô ơn của người đời. Nhưng có khi chưa đến kiếp sau, mà kiếp này đã gặp họa: Trước khi Vua James can thiệp, những nhà dịch thuật Anh, chuyên dịch Kinh Thánh, đôi khi còn bị tín đồ đóng cọc thiêu chết, hay bị thắt cổ cho chết, hay như trong trường hợp William York Tyndale, được hưởng cả hai!"
(1) Beach, Sylvia (1887-1962).Through her Parisian bookshop and her editorial work, American expatriate and lesbian Sylvia Beach did much to influence the course of modern literature. [Google]. Người Mẽo, qua Pháp sống lưu vong, thuộc thế hệ bỏ đi mà Hemingway đã từng nói tới. Một lesbian, [đồng tính luyến ái], chủ nhà sách và nhà xb. Ảnh hưởng rất nhiều tới văn học hiện đại.
Bạn, có thể chưa từng đọc Proust, như Hai Lúa, nhưng, cũng như Hai Lúa, chắc là có nghe nói tới giai thoại cái bánh ngọt madeleine, và mùi vị của nó, vừa đụng vô lưỡi ông Proust, là bèn làm vỡ ra cả một thế giới, cả một thời gian, tưởng rằng thì là đã mất. Hai Lúa sợ rằng, vị nước mắm lá chuối khô kia, cũng vậy, nó không buông tha thằng bé Bắc Kỳ ngày nào, cho dù bỏ chạy vào nam xa lắc. Cái thằng bé đó, mới ngày nào tưởng rằng di cư vào Nam thì cũng giống như trốn nhà đi chơi xa, rồi cũng có ngày bị bắt về, nhưng phải hơn nửa thế kỷ sau, mới có dịp trở về, chỉ để tìm lại cái mùi vị nước mắm lá chuối khô kia, và tự hỏi, liệu có còn, và nếu không còn, thì liệu có ai ở mảnh đất đó, còn nhớ nó, và trong những ai còn nhớ nó, liệu có bà con ruột thịt thân thương của nó, không?
Bởi vì quên đi cái mùi vị giả, của nước mắm lá chuối, là một cái quên vô cùng tai hại, vô cùng khủng khiếp!
Bởi vì, có thể, hiện tượng Chúa Sẩy Thai, thay vì sáng ngủ dậy, thấy có một con người Việt Nam thương yêu nhau hơn, có một cái nhà Việt Nam to đẹp hơn, thì chỉ thấy có một con bọ, là do cái vụ việc quên mất mẹ cái mùi vị nước mắm lá chuối khô, cũng nên!
Nhưng nhớ nó, cũng có đến năm bẩy đường nhớ. Có khi vì nhớ nó quá, mà xẩy ra hiện tượng Chúa Sẩy Thai, cũng nên!

He wrote in English but he was one of our own.
Ông ta viết bằng tiếng Anh, nhưng là một của chính chúng tôi.
Mario Vargas Llosa
*
Bản đồ vương quốc Faulkner, đích thân ông vẽ, cho tuyển tập The Portable Faulkner, do Malcolm Cowley biên tập.

Yet any projection of Anne Frank as a contemporary figure is an unholy speculation: it tampers with history, with reality, with deadly truth.
Cynthia Ozick: Who Owns Anne Frank? [Ai sở hữu Anne Frank?]
[Phỏng dịch: Mọi phóng chiếu Anne Frank, như một hình tượng đương thời đều là trò đầu cơ khốn nạn của đám tà ma ác quỉ. Bởi làm thế là đụng chạm tới lịch sử, tới thực tại, tới chân lý chết người].