*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang & Bài đặc biệt

  Hiện tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ

Thư Tín

*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004

Alexa Ranking
81,253









 


*
Kenzaburô Oé : «Je suis né du côté des handicapés» 
 Tôi sinh ra ở phiá mấy kẻ tật nguyền.
 Manuel Carcassonne thực hiện cho báo LE FIGARO LITTÉRAIRE.  
[08 décembre 2005]
-Là nhà trí thức, động lực nào thúc đẩy ông viết, vào lúc này?
Khi Nhật Bản nhắm tiến tới một xã hội dân chủ vào cuối cuộc chiến, tôi mới 10 tuổi. Bản hiến pháp mới của nước Nhật lúc đó ra đời. Với riêng tôi, khi phải nhìn ngoái lại cái mốc đó, là 60 năm cuộc đời tiểu thuyết gia. Như vậy là, đã 60 năm, Nhật Bản hậu chiến ký kết bản hiệp định không tham dự bất cứ một chiến, và từ chối tái vũ trang. Đó là điều lệ số 9 của bản hiến pháp của chúng tôi. Hiện nay, Nhật Bản có một quân đội quan trọng, cho dù nó không tham gia bất cứ một cuộc thao diễn quân sự nào trong vùng. Hiện cũng đang có một khuynh hướng, một dư luận rất mạnh mẽ đòi sửa đổi điều số 9. Chính quyền Koizumi, thí dụ, đang cố đòi huỷ bỏ con số hên này. Cùng với những nhà trí thức Nhật khác, nhân danh con số biểu tượng đó, chúng tôi chống lại điều không thể nào chấp nhận được, về mặt đạo đức.

Một người Nhật ở Paris.
Đã 15 năm Kenzaburô Oé chưa ghé nước Pháp.
Nhân dịp cho ra lò mấy cái chưa in, viết từ thời còn trẻ, nhà văn Nhật trăn trở với những gì ông nghiên cứu, ba chuyện viết lách, và thái độ dấn thân chính trị của mình.
SABINE AUDRERIE thực hiện cho tờ Le Figaro Littéraire
10 Tháng Chạp, 2005

"Tối qua, tôi đọc lại những gì mình viết từ cái thưở ngu ngơ trẻ dại đó, và sướng điên lên, vì rằng thì là, tôi thấy mình hồi đó làm việc sao được quá đi mất!".

Kenzaburo Oe,
Nobel văn chương 1994: Cha và Con.
"Người Nhật chọn lựa nguyên lý hòa bình vĩnh cửu như là căn bản của nền đạo đức đưa đến sự tái sinh của chúng tôi", ông tuyên bố, trong diễn văn nhận Nobel văn chương. "Đi chệch nguyên lý đó, sẽ là một hành động phản bội lại những dân tộc Á Châu, và những nạn nhân của bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Thật chẳng khó khăn gì cho một nhà văn, thí dụ như tôi, khi phải tưởng tượng, một sự phản bội như vậy sẽ đưa đến những hậu quả như thế nào."

Jen's New Gallery

Vĩnh biệt Thầy Đỉnh
Đọc trên net, bài của Nguyễn Văn Lục, cho biết tin Linh Mục Trần Thái Đỉnh, giáo sư Văn Khoa Sài Gòn đã mất, nhưng không cho biết, mất ở đâu. Bài tưởng niệm nhắc tên một số đệ tử, trong có Hai Lúa.
Cũng như các thầy Kim Định, Lê Tôn Nghiêm.... Trần Thái Đỉnh quả là thầy của Hai Lúa. Nhưng, ngoài thầy Lê Tôn Nghiêm, may mắn được thấy, nhân một lần tình cờ, nhân tiện ghé lớp, HL chưa từng gặp mặt thầy nào.
Lý do, như đã có lần thố lộ, [lần thầy Kim Định ra đi, còn giữ mục Tạp Ghi trên báo Văn Học của NMG], Hai Lúa khi đó học Văn Khoa theo kiểu hàm thụ, bởi đã đi làm tại sở Bưu Điện, Sài Gòn.
Những ai đã từng học Văn Khoa Sài Gòn, thập niên 1960, chẳng thể nào quên nổi những bài giảng của thầy Lê Tôn Nghiêm, cách nhìn triết gia Tây, như Heidgger, nhất là ông này, theo kiểu Đông Phương, tức kiểu Lê Tôn Nghiêm. Cách giới thiệu Marx của Trần Văn Toàn. Với Hai Lúa, cuốn sách gối đầu giường, mở đường vào triết học hiện sinh, là cuốn Triết Học Nhập Môn của Karl Jaspers, do Trần Thái Đỉnh dịch. Trong cuốn đó, đoạn quyến rũ Hai Lúa nhất, lúc còn ngu ngơ dại khờ đó, là về ý niệm "Bao Dung Thể", [Englobant] của triết hiện sinh, mà Jaspers, nhờ chiêm nghiệm Ki Tô Giáo mà có được.
Nobel lecture
Diễn văn Nobel văn chương 2005
Nghệ thuật, Sự thực & Chính trị
Vào năm 1958, tôi có viết như vầy:
“Chẳng thể phân biệt rạch ròi giữa thực và không thực, đúng và sai. Sự vật không bắt buộc phải, hoặc đúng hoặc sai; nó có thể cả hai, nghĩa là vừa đúng vừa sai”.
Tôi tin rằng lập luận trên vẫn còn nghĩa, và vẫn có thể áp dụng trong thám hiểm, khai phá thực tại qua nghệ thuật. Như thế, là một nhà văn, tôi vẫn khư khư giữ chúng, nhưng, là một công dân, tôi không thể. Là một công dân, tôi phải hỏi: Đồ nào đồ thực, đồ nào đồ giả?

Passionate Pinter's devastating assault on US foreign policy
Shades of Beckett as ailing playwright delivers powerful Nobel lecture
*
Merry Christmas and Happy New Year
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới

Đi tìm một tác phẩm sẽ có
1 2

Khi viết Đi tìm một tác phẩm sẽ có - bài số 1 cho tờ Vấn Đề ngày nào -  trong thâm tâm của một thằng vừa mới tập tành viết, là giấc đại mộng:
Tác phẩm sẽ có đó, sẽ do "ta" viết!

Bây giờ, cái ảo tưởng vinh quang ngời ngời đó không còn!

Bây giờ, nhận ra điều này: Tác phẩm sẽ có đó, phải nói về điêu tàn. Không phải về vinh quang.
*
Điêu tàn là điểm khởi đầu của bất cứ một suy nghĩ nghiêm túc về văn chương và chỗ đứng của văn chương trong xã hội. Văn chương đụng - một cách thiết yếu, một cách liên tục - tới hình ảnh của con người, tới vóc dáng và động cơ hành xử của con người. Bây giờ, chúng ta không thể xử sự - cho dù là nhà phê bình hay giản dị là một con người hữu lý - như thể chẳng có một liên quan riết róng nào đã xẩy ra cho sự cảm nhận của chúng ta, về khả năng của con người; như thể việc làm cỏ - bằng cái đói và sự hung bạo - cỡ chừng 70 triệu đàn ông, đàn bà, và trẻ con tại Âu Châu và Nga Xô trong thời kỳ 1914 và 1945: chuyện như vậy đã không lay động tới gốc rễ phẩm chất nỗi quan hoài, niềm âu lo của chúng ta. Chúng ta không thể giả đò rằng [trại tù] Belsen chẳng liên quan gì tới cuộc sống có trách nhiệm của trí tưởng tượng. Điều con người làm tổn thương con người, vào ngay đúng lúc này, đã ảnh hưởng tới chất liệu đầu tiên của nhà văn - cái giếng sâu không thể cạn của hành vi, cách xử sự mang tính người - và nó đè lên não, một vết đen mới.
Nhân Văn

Và trộn vào giấc mơ tuổi thơ, là cơn mộng đời rực rỡ. Sẽ trở thành nhà văn. Sẽ viết một truyện dài nối liền được hai thành phố.
Lần Cuối Sài Gòn

Tác phẩm ngang tầm thời đại, theo Hai Lúa, chỉ Việt Nam mới có đủ cơ hội, cơ may, có được. Vì nó sẽ là thành tựu của hai cái bẩn, cái nhục, "giao lưu hoà giải" với nhau.
Một, là cái đau nhục thắng trận, thay vì có được cái nhà Việt  Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn, thì chỉ có một con bọ.
Một, là cái đau nhục mang đau nhục thất trận đi khắp năm châu bốn biển.

Hai "Đại Ác" đó, hoà nhập vào nhau, mới đẻ ra được nhân tính, Phật tính, giống như trường hợp hai ông sư giả cầy Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn, nhờ ông sư già sử dụng Qui Tức Công, mới thúc đẩy hai tên Đại Ác đó "giao lưu hòa giải".
Bởi vậy, ngay cả chuyện giao lưu hoà giải cũng đâu dễ!
Đâu có phải cứ ra rả chửi, hết Mẽo, hết thây ma VNCH, tới cờ ba que, rồi xin bắt tay với VC, là nó cho bắt tay đâu!
Muốn bắt tay với VC, phải là một thằng VNCH thứ thiệt! Biết nhục cái nhục thua trận. Ba cái thằng bỏ chạy, mần chi được ba chuyện lớn?
Mấy ông sạch quá, đi chỗ khác chơi cho được việc. Hay là cứ ở mẹ nước ngoài, đừng xin về phục vụ đất nước, VC đếch cho về đâu!

Giả như cuốn nhật ký của cô Trâm "đuợc" ông Mẽo đốt bỏ?
Như được biết, đúng ra cuốn nhật ký đã bị đốt bỏ. Nhưng một ông thông dịch viên Ngụy can, đừng, đừng, có lửa sẵn ở trong đó rồi!
Sự tình sẽ khác hẳn, nếu không có ông thông dịch viên Ngụy.
Cynthia Ozick tự hỏi, sự tình sẽ ra sao, nếu bà thần hộ mệnh của Anne Frank đó, vứt tập nhật ký của cô vào thùng rác, hay lò lửa?
Khi ông thông ngôn Ngụy kia nói, có sẵn lửa ở trong đó, ông muốn nói, hãy để cho cuốn sách tự nó đốt nó?

Album Chùm ảnh Bạn Văn & Bà Con VC của HL

BVVC

Chiều chạng vạng ngoài ô kính. Trong phòng bật ngọn đèn điện đứng trong chụp hồng. Nụ cười như cây cầu treo giữa hai bờ vực sâu hun hút. Gió cuốn trong lòng vực tối nghe như thác dội.

Một Chủ Nhật Khác
1  3  6 7


Phần Thư
Cuộc phần thư 1975 không hẳn chỉ có những người CS chủ trì.
Cuốn Một Chủ Nhật Khác, bản có chữ ký tặng NQT của tác giả, không bị CS, mà bị chính bà xã Hai Lúa đưa vô bếp, thay cho củi, những ngày sau đó, khi nhà thơ thì đã lên đường đi học tập "mười ngày".
Hai Luá nhớ rõ cảnh đó. Bà xã HL vừa cố đọc một lần cuối, vừa đưa vô bếp.
Tủ sách của HL không hề bị CS tiêu huỷ. Một phần, chúng chui vô bếp. Còn lại, Trần Tuấn Kiệt nói, uổng quá, để tao mang ra vỉa hè, bán, vừa có tiền mua củi, vừa có chai bia.
Bia thì có, nhưng cũng chẳng tới miệng HL.
Củi, còn khuya!
Cuốn sách, Hai Lúa đã đọc. Nhưng bản tặng đó, phải sau 30 Tháng Tư vài ngày, ghé ông anh nhà thơ, ông kéo ra quán cà phê gần nhà, cũng phải lên tiếng xin, ông mới lận túi mang theo.
Câu nói, "Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này", là trong dịp đó.

Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối