*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang & Bài đặc biệt

  Hiện tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ

Thư Tín

*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004

Alexa Ranking
81,253









 


*
*
Merry Christmas and Happy New Year
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
Jennifer Tran


Sinh Nhật Em Mùa Giáng Sinh
PS: Viết đường được hay viết không đường được, cũng cứ viết!

Bóng Đè: The Balcony?
Một Chủ Nhật Khác
11 12 13

Kiệt giống như con gà rù. Con gà đứng co cẳng trong góc chuồng, cánh xệ, cổ rụt, mắt nhắm, khật khừ. Con gà trong thế yoga, nhập định, chở giờ bị thộp, mang cắt tiết.

Tối thứ hai Duy đã bắt gặp Kiệt nằm còng queo trong phòng, thờ thẫn, mệt mỏi như bị cảm nặng. Buổi sáng từ phi trường về khoảng mười một giờ hơn, Kiệt rơi trúng vào giữa trận mưa tầm tã mở màn những ngày bão. Chàng ướt như chuột . May gặp xe Phương chạy qua chở về nhà.

Trong khi Kiệt ngồi ăn uể oải tô mì gói, Duy ngắm chàng bằng đôi mắt như muốn soi tỏ mọi nỗi niềm u uẩn. Duy đã gặp Phương và biết vụ Kiệt mắc mưa.

-Cô giáo tôi nói anh đội mưa đi lừng lững, khốc liệt lắm. Nàng không hiểu anh đi đâu, có chuyện gì. Thấy anh lầm lì quá, cô giáo tôi ngán quá không dám hỏi. Nàng biểu nếu nàng không đậu xe mời anh lên xe đưa về nhà, anh dám lội đi quanh hồ hoặc đi luôn xuống hồ không chừng.

Trên đường ra chợ, Duy trầm ngâm. Anh chàng tìm cách xáp gần. Họ uống rượu trong một tiệm thuốc bắc, lụp xụp mờ tối. Hắn dùng rượu để cậy miệng chàng, Kiệt nghĩ, và chàng nhất định ngậm chặt. Sau hai ba ly rượu nhỏ, mặt Duy đỏ tía. Chính anh chàng thổ lộ tâm sự. Cô “cháu gái” thứ hai trong bốn chị em, cô bé mà Duy quý, đã bỏ nhà đi mất. Dường như cô theo một chàng đại uý nào đó. Nghe tin đồn từ ít bữa nay nhưng mãi hôm qua rủ Kiệt đi phố không đi, Duy một mình buồn mới tạt đến nhà thăm và biết chắc đúng, Gia đình cô bé giấu quanh về sự vắng mặt của cô. Duy cười cười:

-Mình cứ nghĩ em còn bé nên chưa ngỏ ý. Ai ngờ… thế là bị phỗng tay trên. Thất vọng thiệt.


Đà Lạt
 1 2 3

Đọc những bài viết của ông, chắc Thanh Tâm Tuyền có ảnh hưởng rất lớn trong việc viết lách của ông?
Mỗi nhà văn/thơ có phải chịu ảnh hưởng một người như vậy không, thưa ông?
Ông Thầy TTT
*
Tháng tư mùa xuân rắc bụi.
Những đám mưa thưa viển vông thoáng chốc.
Gió ướt thổi không trên mặt sân mầu gạch, những bờ thành và ghế băng xi măng xám, lục lạo bên đồi thông, vi vút quanh những sợi dây điện mảnh.

Trên đây là một số câu văn trong Một Chủ Nhật Khác.
Chúng là những câu thơ, đúng hơn.

Đây là điều ngay từ khi mới bắt đầu viết văn, Hai Lúa đã nhận ra, và còn nhận ra thêm một điều: Không ai có thể làm đệ tử của "TTT_ như là nhà văn" được. Bởi vì ông không viết văn, mà là làm thơ_khi viết văn!

*
Viết như thế chỉ là miêu tả?
Proust nói, những gì đã sống đều mong được sống lại. Miêu tả là làm sự vật sống lại, theo sự "sắp xếp" của người viết.
Như vậy "cách" miêu tả rất quan trọng?
Đó là quan niệm của Kafka, kỹ thuật chính là linh hồn của văn chương.
Bụi


4

Chuyện Hai Lúa vô học trường Quốc Gia Bưu Điện, ra trường, làm một gã chuyên viên vô tuyến điện, và bây giờ, cuối đời nhìn lại những... chiếc máy cũ  [thay cho những trang viết cũ], thấy ly kỳ vô cùng, cứ như là có sự sắp xếp của... Thượng Đế vậy!

Ông già HL, hồi còn sống, làm nghề dạy học. Ông bị ngay một ông học trò làm thịt. HL, ngay từ khi còn nhỏ, đã tự hứa với mình, và với hồn ma của ông bố của mình, là lớn lên, sẽ tiếp tục công việc của ông bố bỏ dở.
Khi đậu được cái bằng Tú Tài Hai, khóa hai, HL mệt lử cò bợ. Mấy tháng hè thức trắng đêm, đánh vật với bài vở, thi xong, đậu xong, là hết hơi. Thành thử, vừa ngồi phòng thi Tú Tài xong, nhẩy sang phòng thi vô trường Đại Học Sư Phạm, ban Toán, chương trình ba năm, Hai Lúa đành chịu trận, không làm hết bài thi, bỏ câu chót, vốn là câu hắc búa nhất.
Thi "con-cua" [concours], nó không giống như thi Tú Tài, cứ đủ điểm là đậu. Ở đây, họ lấy, thí dụ, mười thằng đứng đầu, muời thằng điểm cao nhất. Cắn bút một câu, là ô hô ai tai!
Năm học sau đó, HL ghi tên học Toán Đại Cương, Đại Học Khoa Học. Học thầy Monavon. Ông thầy này, hóa ra là, không chỉ dậy HL toán, mà còn chỉ cho HL một trong những bí kíp, hay, một trong ba búa của Trình Giảo Kim, không phải về Toán, mà về văn chương, về chuyện viết lách. Nhất là viết phê bình!

Cuối năm đó, do nhà nghèo, HL chỉ có mỗi một tập bài học, là những bài quay ronéo của ông thầy, không hề biết, không hề làm, một bài tập toán nào. Nên nhớ, cái chuyện làm bài tập này, ở năm Toán Đại Cương là không có trong chương trình, là việc của sinh viên, tự biên tự diễn. Ông thầy chỉ giảng bài học.
Thành thử đến lúc đi thi, đó là lần thứ nhất, Hai Lúa nhìn thấy một bài toán đại cương, nó mặt mũi ra làm sao.
Chưa từng nhìn thấy một bài toán, làm sao giải bài toán?
Năm đó, Hai Lúa lừng lững khốc liệt bỏ phòng thi, ra về.
Toán Đại Cương, ai đã từng học, thì biết, hắc búa vô cùng. Phải có, cái gọi là tinh thần toán học. Tinh thần toán học là gì? Nó là như thế này.
Năm đó, có hai anh cùng học với Hai Lúa. Một anh ngay sau khi ra phòng thi, nói, tao làm hết cả bài toán, không bỏ một câu nào. Kết quả: Rớt.
Một anh, không làm được một câu nào. Đậu!
Anh thứ nhất, HL hỏi, trả lời: Ông Thầy Monavon viết trong bài thi của tao là: Làm hết cả muời câu hỏi, nhưng đều theo kiểu chó ngáp phải ruồi! Không có một tí gì, cái gọi là tinh thần toán học!
Anh thứ nhì, ngạc nhiên không kém, khi thấy mình đậu, nói: Đến hết giờ, mà tao vẫn chưa biết cách làm bài toán. Tao bèn viết vài dòng, bài toán này, thưa thầy, theo ý em, là phải giải theo kiểu này....
Ông Thầy Monavon viết: "Kiểu này" sai, nhưng nghĩ ra được một kiểu giải toán, của riêng trò, như thế đó, là đáng đậu Toán Đại Cương rồi!
Sau này, Thầy nghĩ, em sẽ có, những kiểu giải toán đúng, của em, do em nghĩ ra!

Bài học trên, theo Hai Lúa, là một bài học thật tuyệt vời, cho cái gọi là, viết tiểu luận! Cả hai thứ tiểu luận, một, "nặng về" sáng tác, một, "mang tính" phê bình.