logo

2


Hỏi Hai Lúa vài chuyện văn

Kính ông,
Trước xin lỗi ông vì bàn gõ không có font tiếng Việt, phiền ông đọc.
Xin cám ơn trang web của ông, (đỡ đần trong lúc căng thẳng).
Đọc những bài viết của ông, chắc Thanh Tâm Tuyền có ảnh hưởng rất lớn trong việc viết lách của ông?
Mỗi nhà văn/thơ có phải chịu ảnh hưởng một người như vậy không, thưa ông?
Xin hỏi ông có thể đi đến tận cùng của lưu vong?
Siêu thực, hiện thực, đó chỉ là những tương đối, hay tùy thuộc vào không gian và thời gian?
Và theo ông, như thế nào có thể gọi là ‘được', một bài thơ?
Vài câu hỏi hàm hồ đến ông, không hẳn mong ông sẽ trả lời hết.
Chúc ông và gia đình sức khoẻ, an khang.
Kính, một bạn đọc.

Phúc đáp,
Cám ơn bạn. Xin sẽ trả lời một số vấn đề được nêu, trong những kỳ tới.
Kính chúc bạn và gia đình sức khoẻ, mọi điều như ý.
Tin Văn. NQT và gia đình.


Đọc những bài viết của ông, chắc Thanh Tâm Tuyền có ảnh hưởng rất lớn trong việc viết lách của ông?
Mỗi nhà văn/thơ có phải chịu ảnh hưởng một người như vậy?

Câu hỏi của ông, một cách nào đó, là một trong ba búa Trình Giảo Kim, mà ông anh của Gấu, là nhà thơ TTT đã chỉ bảo thằng em, những ngày chập chững viết.
Ông nói, mày muốn viết văn, là phải kiếm cho ra một ông thầy.
Có điều, ông thầy của Gấu không phải là... TTT.
Nhưng nhờ câu chỉ bảo của ông anh, Gấu đã kiếm ra được "sư phụ" của mình.

Bài học anh T. dạy tôi không xuất phát từ chuyện tôi viết "được", còn có thể "đi xa", điều này chỉ cho tôi thêm an tâm trong việc lựa chọn một cuộc đời "trăm năm rách nát", nhưng từ một kinh nghiệm, chắc là của riêng anh: Hãy đọc thật nhiều, rồi một ngày nào đó, sẽ tìm ra dòng văn chương thích hợp...
Một Người Anh

Cái dòng "văn chương thích hợp" với tôi, đáp ứng được cái tật lảm nhảm nói một mình những khi quá cô đơn, đó là dòng độc thoại nội tâm, dòng ý thức... và ông thầy của tôi, do đọc thật nhiều, rồi tự mình mầy mò, khám phá ra, là William Faulkner. Và cuốn số một của ông này, với tôi, là Absalom, Absalom!
Về già, tôi nhận ra một sự thực, là, lý do mà tôi chọn được W. Faulkner, coi ông ta là Ông Thầy, không đơn giản, theo cái nghĩa, đây là sư phụ dậy viết văn, mà còn một điều gì "thê thảm hơn", có thể nói như vậy, nó liên can đến định mệnh của một đời người: đời của Gấu (1)
Nói một cách ngược ngạo, chính Faulkner tìm Gấu, bắt Gấu phải là đệ tử của ông ta!

Bạn cứ thử tưởng tượng, nếu cái tay Khương Duy, không bị Khổng Minh bắt, hãy lậy ta và gọi ta là sư phụ, cuộc đời của ông đệ tử này chắc là khác hẳn đi, đâu đến nỗi chết thảm?

"Ông số một" quả đúng là ông anh của Hai Lúa. Tuy không phải ruột thịt mà sợ còn quá cả ruột thịt. Trong ba đứa, hai ông con ruột, là nhà thơ, và ông em, me-xừ C. bạn thân của HL, thì, tuy là phận ghẻ, nhưng HL được cụ thương yêu còn quá con ruột. Có những chuyện mà một bà mẹ chỉ thích nói cho thằng con nuôi nghe, ở đời thường vậy. Vì hai thằng con ruột ít chịu ngồi nghe cụ nói, hoặc, ôi dào, mẹ ơi, nói hoài chuyện đó, mệt lắm, đại khái như vậy. Đã có lần, ông số một cằn nhằn, tại sao những chuyện như thế mà mẹ cũng nói cho thằng Trụ nó nghe?
Hai Lúa này hay nhắc ông số một, là vậy, chứ không phải ông là sư phụ, thần tượng trong văn chương của Hai Lúa. Ông là sư phụ, là thần tượng, hay giản đơn hơn, ông anh ở đời. Những gì Hai Lúa hay nhắc tới, nếu có liên quan tới ông, là những kỷ niệm những ngày cả ba anh em sống quây quần dưới gối của bà cụ, chúng có "tính tự thuật" nhiều hơn là "chất văn chương". Nói vậy, để trả lời nhà thơ Viên Linh, đã nhiều lần "cảnh cáo" Hai Lúa, mày, hay Jennifer Tran, mà không nhắc tới ông số một, là bịnh liền tức thì!
Nhưng nhờ ông, mà HL tìm ra ông thầy văn của mình.
Xóm Gà

Cũng xin phép, nhắc một tí về nhân vật Trình Giảo Kim, trong Thuyết Đường.

(1) Gấu là tên một truyện ngắn thần sầu của Faulkner.

Có thể đi đến tận cùng của lưu vong?

Tôi tin là có thể. Bởi có người đã làm được, đó là nhà thơ lưu vong Nga, Joseph Brodsky.
Như Bengt Jangfeldt chỉ ra, trong bài viết được đăng trên trang web của giải Nobel:
Joseph Brodsky: Người hùng Virgil: Đi để mà đừng bao giờ trở về.
A Virgilian Hero, Doomed Never to Return Home
I don't know anymore what earth will nurse my carcass.
Scratch on, my pen: let's mark the white the way it marks us.
("The Fifth Anniversary", 1977)
[Tôi không còn biết nữa, mảnh đất nào sẽ bú mớm cho cái thân xác này.
Cây viết của tôi ơi: Hãy tiếp tục vạch lên nền trắng, cách mà nó vạch nên chúng  ta]
“Kỷ niệm năm thứ năm xa quê hương”, 1977]

Tôi đang nói với anh, nhưng không phải lỗi tôi,
nếu anh không nghe được. Những tháng ngày vật vã làm sưng phồng mắt bạn,
thì cũng như thế,
là những thanh âm.
Tiếng nói của tôi có thể được tiết giảm,
Nhưng tôi hy vọng,
Nó không trở thành lầu bầu.
Còn hay hơn, là nghe con gà sống gáy
[Đường ra trận mùa này đẹp lắm!],

tiếng tích tắc của trái tim cái dĩa, tiếng lải nhải của cây kim hát.
[Mặt trời chân lý chói qua tim!].

Còn hay hơn cho anh, chẳng thèm để ý, tôi ngưng từ lúc nào.
Như Cô Bé Quàng Khăn Đỏ không thèm thầm thì với đồng chí chó sói xám.

"Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó. Rồi: Thơ Của Tôi."
Joseph Brodsky

Tôi hết còn tin tưởng ở xứ sở đó. Tôi không quan tâm (đến chuyện này). Tôi đang viết bằng tiếng nước tôi, và tôi thích tiếng nước tôi. Tôi thực sự không biết giải thích thế nào cho ông thấy. Xứ sở là... những người của nó. Tôi là một trong những người đó, và tôi thấy quá đủ hoặc quá thiếu về tôi rồi... Khi Thomas Mann từ Đức đến California, người ta hỏi ông về văn chương Đức, ông trả lời: Văn chương Đức là nơi tôi đang ở (German literature is where I am). Nếu một người Đức dám chấp nhận điều này, tôi cũng dám chấp nhận. Bây giờ tôi sửa soạn để chết tại đây. Cũng chẳng quan trọng chi chuyện đó. Vả chăng tôi cũng không biết chốn nào khá hơn. Mà nếu có biết, tôi cũng chưa kịp sửa soạn để đổi đời."
Tôi hết còn tin vào nơi chốn đó

Nhưng bạn có thể hiểu tận cùng của lưu vong là có thể, theo nghĩa "cái mai" của Kertesz.
Cây viết là cái mai của tôi.
“Không Số Kiếp là một tác phẩm hãnh diện. Nhờ nó mà người ta sẽ không tha thứ cho cả cuốn sách, lẫn người viết nó, là tôi.”
“Nếu tôi nghĩ về một cuốn tiểu thuyết, tôi lại nghĩ về Lò Thiêu Auschwitz. Bất cứ gì tôi nghĩ tới, là luôn về Lò Thiêu. Ngay cả khi nói về một điều gì có vẻ như hoàn toàn khác hẳn, vậy mà cũng là về Lò Thiêu. Tôi là một Đồng Vọng Cho Hồn Thiêng Lò Thiêu. Lò Thiêu nói qua tôi. Mọi chuyện khác có vẻ như đều là chuyện ngu đần, đối với tôi, so với nó.”

Nhưng một khi phải bịa đặt ra, ngay cả mẩu đất ở dưới chân mình, thì, chỗ nào mà chẳng được!
Lẽ dĩ nhiên, trừ quê hương, nơi, kẻ lưu vong bị "trù ẻo", trầm luân đời đời, đừng khi nào vác cái mặt mo trở về! ["doomed never to return home"].
Em ra đi nơi này vẫn thế
*
"A real 'wasteland' is much more terrible than any imaginary one".
Czeslaw Milosz: A Treatise on Poetry
Một "hoang địa" thật khủng khiếp hơn bất cứ một hoang địa tưởng tượng nào.

The Waste Land (Hoang Địa): Tập thơ của T(homas) S(tearns) Eliot (1888-1965) ra đời vào năm 1922, nói về cảm thức bàng hoàng của trí thức phương Tây tỉnh mộng sau Đại Chiến 1914-18. Ảnh hưởng khắp thế giới, nhất là những vùng thuộc địa cũ của Âu Châu, vì giấc mộng tiến bộ khoa học và ngày mai tươi sáng bị ngay chính giới ưu tú của "mẫu quốc" chối bỏ. Người ta có thể lấy năm tác phẩm này được dịch ra các ngôn ngữ khác, để đánh dấu sự bước vào đương đại (tức hậu hiện đại) của các dòng văn học địa phương - chẳng khác nào lấy dịch bản của tác phẩm Tractatus Logico-Philosophicus (1921), Luận Lý Triết Học Luận, của Ludwig Wittgenstein (1889-1951), triết gia người Aó, để đánh dấu dòng triết học mới của thế kỷ thoát khỏi những lộng ngôn duy tâm và siêu hình vô căn cứ
[Ghi chú của NTV trong bài dịch Kể và Hát, của Paz].

Bạn có thể đi tận cùng lưu vong khi quan niệm, như Rushdie:

Ra khơi một chuyến nhắm Ithaka
Hãy cầu nguyện, chuyến đi sẽ thật dài,
Đầy phiêu lưu, đầy kinh nghiệm.
Ôi sướng làm sao, khi già, 'bèn' hạ neo tại đảo Ithaka.
Túi chật cứng những mùa gặt trên đường.
Đâu có chờ mong, rằng Ithaka sẽ làm cho ta trở nên giầu có.
Ôi Ithaka, cám ơn mi về chuyến đi tuyệt vời.
Không có mi, làm sao ta ra khơi?
Vậy là đủ, mi đâu cho ta gì, vào lúc này.
Ithaka đâu có lừa gạt chi ta, cho dù mi nghèo nàn tới cỡ đó.
Khi ra khơi, ta mới là một kẻ nghèo nàn.
Nhờ mi, ta khôn ngoan, sau biết bao kinh nghiệm.
 Bây giờ ta hiểu được, Ithaka nghĩa là gì.

Xin cám ơn trang web của ông, (đỡ đần trong lúc căng thẳng).

Ôi chao, làm trang Tin Văn, nhận được một lời như vầy, "đỡ đần trong lúc căng thẳng", sướng nào cho bằng!
NQT

Quê hương của một con người, thì cũng chỉ là một mảnh không gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần nhất - nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm của người đó. Cây có rễ, người có chân để mà bỏ đi, sau khi lương tâm của nó nói:
Không!
Không có gì tởm hơn là chuyện sẵn sàng làm thịt kẻ khác, nhân danh quốc gia này, nọ, cờ đỏ, vàng. Chủ nghĩa quốc gia là nọc độc của lịch sử hiện đại.
[George Steiner: The Cleric of Treason].


Đọc những bài viết của ông, chắc Thanh Tâm Tuyền có ảnh hưởng rất lớn trong việc viết lách của ông?
Mỗi nhà văn/thơ có phải chịu ảnh hưởng một người như vậy?


Bạn không thể nào viết văn, nếu không kiếm ra được ông thầy của bạn.
Đây tạm coi là phần thuận. Phần đảo, suy từ một bài viết của Borges, Những Tiền Thân Của Kafka: Trò khám phá ra thầy, không phải thầy khám phá ra trò.

Như đã từng viết, TTT không phải là ông thầy dạy văn của Hai Lúa. Nhưng Hai Lúa, vì là bạn của ông em, nên may mắn được quen biết gia đình nhà thơ, vào lúc vừa mới lớn, nhiều mơ mộng, và toàn là những mơ mộng đẹp, cuộc sống lúc đó còn tương đối thanh bình, những điều kiện tốt đẹp như thế đã ảnh hưởng nhiều tới Hai Lúa. Cái ảnh hưởng của nhà thơ đối với Hai Lúa, là của một người anh đối với người em trong gia đình, chứ không phải ở ngoài xã hội.
Nhưng nếu không gặp TTT, có lẽ cuộc đời của Hai Lúa sẽ khác đi rất nhiều. Sẽ mất đi một... mặc khải về mình!

Hai Lúa đã từng viết về cái cảnh đứng ngay trên vỉa hè Sài Gòn, đọc ngấu nghiến cuốn Bếp Lửa, khi cuốn sách được ông Nguyễn Đình Vượng, là nhà xb, đem bán son. Đó không phải là một mặc khải, mà là một dịp may, được đọc cuốn sách đúng lúc, đúng nơi, theo cái kiểu miếng khi đói bằng gói khi no. Bởi vì, nếu cuốn sách không được đem bán son, Hai Lúa đã chẳng có cơ hội được đọc, vì lúc đó nghèo lắm, lấy đâu ra tiền mà mua sách! Nếu có tiền cũng chẳng hề nghĩ đến chuyện mua sách!
Đọc Bếp Lửa

Nhớ, một lần ngồi Quán Chùa, với ông anh, và một người nữa, cũng nhà văn nổi tiếng. Khi TTT ra về, ông nhà văn này lắc đầu, tưởng TTT thế nào, không ngờ cũng chỉ "khoe" mới đọc cuốn này, cuốn nọ. Nhà văn phải như "tao", viết ra để cho nhân loại đọc, chứ làm sao lại có chuyện tao phải đọc bất cứ thằng nào con nào?
Bữa đó, tuy đã quá lâu, quá xa, quá xưa, nhưng Hai Lúa vẫn còn nhớ, chính Hai Lúa là người "khoe" với ông anh, mới đọc cuốn Những Người Mộng Du, bản tiếng Tây, của Koestler. Ông anh nói, đời thằng chả này quá sướng, lúc xế chiều sa vào một thư viện khổng lồ, nhờ đó viết được một bộ ba cuốn, trong có cuốn Những Người Mộng Du, [THE SLEEPWALKERS, 1959].

Nhận xét của nhà văn lớn kia, một cách nào đó, cũng tương tự như của một hai người, về trang Tin Văn. Tại sao lại cứ phải lôi hết ông Tây này đến ông Tây khác, hết ông da trắng này tới ông da trắng nọ? Hết trắng tới đen, mà chẳng thấy da vàng mũi tẹt?

Có một nhà văn đã trả lời giùm cho Hai Lúa, khi bị hỏi, sao truyện của bà có mùi... Kafka: Bởi là vì Kafka là người Việt Nam!

Hai Lúa cũng cố tìm cách "hoàn tất, hoàn thiện" câu trả lời trên, khi cố gắng dịch ra tiếng Việt, tất cả những câu nói của bất cứ một nhà văn Kafka nào, cho dù ông ta nói bằng tiếng Đức, hay bằng tiếng Tây, bởi vì, viết bằng bất cứ tiếng gì, thì cũng chỉ là một cách ở trọ, ở nhờ, đối với ông, một nhà văn "Việt Nam" gốc Do Thái!

Bảnh hơn nữa, mượn câu trả lời của nhà văn trên, có thể nói, tất cả những nhà văn nhà thơ được nhắc tới trên Tin Văn, đều là người Việt Nam.

Và theo ông, như thế nào có thể gọi là ‘được', một bài thơ?

Thơ là thứ tiếng nói tàng ẩn trong quên lãng bất chợt vẳng dội đòi được nghe lại (nghĩa là đọc lại lập lại). Người ta nghĩ đến một truyện ngắn, một bài tùy bút, một quyển tiểu thuyết đã đọc, nhưng người ta nhớ đồng thời nghe và gặp lại một câu thơ, một bài thơ.
Đêm Giã Từ Hà Nội  là một bài thơ thỉnh thoảng  vẫn vẳng dội trong tôi mà tôi không thể nhớ toàn vẹn - tỷ như lúc này đang viết đây tôi không cách nào tìm đọc bài thơ ấy trừ cách tưởng tượng dựa vào ý ức và cảm thức còn sót đọng, trừ câu trích đề.
Trong Đất Trời Nhau..
Trong đất trời nhau mình vẫn gần.
Mai Thảo
TTT

Câu hỏi này của bạn, hắc búa quá!
Hai Lúa