Đà Lạt

2

Hòa Tấu Khúc Số 5.

Đọc Một Chủ Nhật Khác, bản Hòa Tấu Khúc Số 5  của Beethoven, lần đầu tiên gióng lên, khi Kiệt mò đến Nghiêm.
"Như đứng lạc giữa tòa nhà bí ẩn, ma quái, Kiệt lóng tai nghe Hoà Tấu Khúc số 5. Những hòa tấu khúc của...."
[Chương Ba]

Chúng ta lại nghe Duy, nhái lại những tiếng gằn khai mở của nó, bắt chước Kiệt, "mỗi lần hối thúc bạn bè phát biểu hoặc quyết định một chuyện gì, Kiệt thường hát dóng mấy âm... Chàng giải thích: Những bước trầm hùng của Định Mệnh".

Sự thực, như độc giả khám phá ra sau đó, đây là bản nhạc Kiệt đã hát cho Ly nghe, lần hai người đi dưới trời lạnh dưới 10 độ.
Lạ một điều, Kiệt chẳng hề nhớ về Ly, chẳng hề nhớ lần dìu Ly đi như thế hát như thế. Cho đến khi gặp lại, tại Đà Lạt, bao nhiêu năm sau đó.

Như vậy có nghĩa, chàng không hề bao giờ tìm hiểu, tại sao chúng lại là những bước trầm hùng của...  Định Mệnh?
Duyên cớ nào nó đến và gắn chặt vào chàng?

Đó mới là tội lỗi của Kiệt.
Tội lỗi của mọi người đàn ông.

"Chàng đã choàng vai Ly đi trong đêm. Chàng đã hát những đề nhạc của hoà tấu khúc ấy cho đỡ lạnh, bước lâng lâng, Ly thỉnh thoảng hát theo, lắm lúc run lập cập phải núp vào người chàng. Kiệt không thấy gì khác lạ trong đêm ấy và cả những ngày sau. Nhưng lúc này, chàng vụt rõ sự ngu muội vô tâm của chàng."
[Chương Bẩy].

Thánh Thán gọi kỹ thuật này là "phục bút". Hay Rắn nằm trong cỏ. Đừng đụng tới nó. Đụng tới, là nó mổ cho một cái. Là Nọc Đọc chạy vô tim. Là chết đứ đừ.
Thế mới gọi là Những Bước Trầm Hùng Của Định Mệnh được chứ!

Ở đây, đúng ra phải gọi là "phục bút của phục bút."
Bởi vì, bình thường ra, chúng ta cứ nghĩ rằng thì là, Kiệt nhớ bản nhạc, là vì nhớ Ly. Họăc Ly là nguồn cơn của bản nhạc ở Kiệt.
Hoá ra không phải.
Cho đến khi gặp lại Ly, thì Kiệt mới ngã ngửa ra, bằng cách nào bản nhạc cắm sâu vào trí nhớ của chàng.
Và chàng "thù hận" sự vô tâm khốn nạn của mình.
*
Bạn đã thấy "cô bé" Oanh xuất hiện, ở giảng đường.

Sinh viên lục tục ra khỏi giảng đường. Một cô bé thường ngồi ở giữa những hàng ghế sau tiến trên lối giữa, gương mặt ngỏ ý muốn gặp chàng. Kiệt rời khỏi bục. Rồi chàng cùng bước song song với cô ra cửa.
-Em muốn được hỏi thầy vài điều.
Kiệt ngừng ở ngưỡng cửa. Cô bé thụt lui một bước, khuất bên mé tường.
-Chuyện gì thế cô? Kiệt hỏi.
-Thầy cho gặp riêng....
-Cô nói bây giờ đi.
-Em còn phải sửa soạn các câu hỏi.
-Tôi đợi.
-Em xin lại thăm thầy ở nhà.
-Ở nhà tôi? Kiệt nhíu mày.
Chàng nhìn cô bé khép nép cũng như chàng vẫn nhìn trong các buổi giảng, tìm một chỗ đậu cho tia mắt. Chàng trông thẳng vào gương mặt giống như khi ngắm một bông hoa cắm trong cốc đặt trên bàn viết.
-Bao giờ cô đến tôi?
-Em sẽ đến thầy sáng chủ nhật. Được không ạ?
-Sáng chủ nhật.
Kiệt nhắc thờ ơ rồi ngồi xuống bực cấp. Chàng mải ngơ ngác lắng theo hướng gió.
*

Bạn chưa được nghe, bản nhạc của Oanh.
*
Buồn Nôn, hay những trang nhật ký của Roquentin, chỉ là một đoạn nhạc, cứ thế lập đi lập lại, tại một thành phố biển.
Some of these days,
You'll miss me, honey
Đêm xuống. Tầng một khách sạn Printania, ánh đèn sáng lên ở hai khung cửa sổ. Công trường Ga Mới sực lên mùi gỗ ẩm: ngày mai trời sẽ mưa trên thành phố Bouville.
Buồn Nôn: Những dòng chót đóng lại buồn nôn.

Chiều nay Saigon đổ trận mưa đầu mùa. Trên ấy mưa chưa? Anh vẫn ngồi quán cà phê buổi chiều? Anh có lên uống rượu ở P.? Anh có trở lại quán S., với ai lần nào không? Sắp đến kỳ thi. Năm nay em không có mặt để nhìn trộm anh đi đi lại lại trong phòng, mặc quân phục đeo súng một cách kỳ cục. Anh có đội thêm nón sắt không? Năm đầu tiên em gọi anh là con Gấu. Hỗn như Gấu, đối với nữ sinh viên. Em có ngờ đâu anh là Yêu Râu Xanh...
-Anh giống Yêu râu Xanh thiệt.
-Rốt cuộc Yêu Râu Xanh thất bại. 

-Anh có biết tại sao em đến tìm anh không?
Kiệt khó chịu vì câu hỏi. Chàng nín thinh.
-Em tìm để từ biệt anh. Oanh ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn...
Kiệt lặng người.... Oanh cúi mặt như người phạm lỗi...

-Về già nghĩ đến những lúc này mình có kỷ niệm đẹp biết là chừng nào..
-Em nghĩ thiệt giỏi. Kiệt chua chát, ngấm ngầm, cay đắng...
Chiều nay Sàigòn đổ trận mưa đầu mùa....
Một Chủ Nhật Khác



-Đố biết anh đang nghĩ gì?

Câu này, lần đầu đọc, vào một ngày trong năm 1974, khi Một Chủ Nhật Khác vừa mới ra lò - không phải ấn bản có lời đề tặng của tác giả, sau ngày 30 Tháng Tư độ mấy ngày,trước khi tác giả lên đường đi học tập mười ngày. Cuốn sách sau được dùng làm củi nhóm bếp - Hai Lúa đọc lộn, và cứ thế nhớ lộn, mãi ở trong đầu.
-Đố biết em đang nghĩ gì?

Cho đến bây giờ, khi "type" để "post" trên Tin Văn, vẫn còn lầm!
Một sự lầm lẫn chết người!
Bao nhiêu lâu, Hai Lúa cứ "coi thường" cô Oanh này, chính vì đọc lộn, chỉ một câu văn!
*
Bởi vì, như đoạn tiếp theo trên cho thấy, cô bé, hết năm học, về Sàigòn, năm sau không còn học Đà Lạt nữa, đến gặp ông thầy để thố lộ mối tình. "Thăm thầy xong là em đi". Là "Tình nghĩa thầy trò ta chỉ có thế thôi"! Thành thử, nếu "Đố biết em đang nghĩ gì?" thì cô bé tệ quá, tàn nhẫn quá!
Đoạn trên, dù đố "biết anh" đang hay "em đang", thì cũng đều thảm quá.

Trong đời Hai Lúa, cũng đã gặp tình cảnh như trên, một lần!


“Anh sẽ ngồi chỗ này trong mỗi buổi chiều từ giờ cho đến lúc em đi, nghĩa là hết mùa hè, đợi. Biết đâu ngày nào đó em trở lại”.

Anh coi thường em quá. Oanh ngăn xúc động dịu dàng nói.
-Rồi em sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình. Kiệt trở giọng giận dữ – Mình là cái quái gì. Anh chỉ mong được mọi người coi thuờng anh…
Ba trăm năm sau
"Far toward redeeming... not fully satisfy... "  Are these cool and cautious phrases what one really wants to say about this novel [Santuary].
Irving Howe: William Faulkner, a critical study.
Còn khuya mới mong cứu rỗi, lấy chi hoàn toàn thoả mãn?
"Mua vui cũng được một vài trống canh". Nguyễn Du.
Liệu đó là những lời phán của bạn, về cuốn tiểu thuyết?