*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang & Bài đặc biệt

  Hiện tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ

Thư Tín

*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004

Alexa Ranking
81,253









 



*
Mừng Giáng Sinh

 Bulgakov classic to enthral Russia
Tom Parfitt in Moscow
Monday December 19, 2005
The Guardian
The streets are expected to be deserted tonight at 8.55 when millions switch on their televisions for the first Russian screen adaptation of a surreal 1930s novel that features a gun-slinging cat and the devil as a magician.
Until now, it was widely thought The Master and Margarita by Mikhail Bulgakov, considered a masterpiece of 20th-century storytelling, was impossible to adapt to film. But veteran director Vladimir Bortko has promised his eagerly awaited screen version will stick closely to the original text, admitting to reporters last week he had put his reputation on the line to interpret the book.
Tối nay đường phố Moscow sẽ vắng tanh. Thiên hạ ở nhà coi phim, chuyển thể tác phẩm The Master and Margarita của Mikhail Bulgakov.
"Manuscripts do not burn" ("Рукописи не горят") — The Master and Margarita
Bản thảo không [làm sao] đốt [đuợc].
... Rằng những cuốn sách [dù có bị] thiêu huỷ, tro than [vẫn] được vun vén, và được giải mã.
Steiner: Nhân Văn

Về từ miền lạnh
In From The Cold
The return of Knut Hamsun
Jeffrey Frank, trên tờ Người Nữu Ước, coi Knut Hamsun (1859-1952) sinh tại Lom, Norway, Nobel văn chương 1920, là một nhân vật nhà văn kỳ lạ nhất thế kỷ vừa qua. Mê Nazi đến mức rất ư là mừng rỡ khi Đức xâm lăng Norway, nhưng khác với mấy tay cũng mê Nazi như Celine, hay Pound, ông vẫn tiếp tục mê hoặc người đọc và bạn văn. Nhà văn Do Thái, cũng Nobel, Singer thú nhận, mình bị Hamsun hớp hồn, Hesse coi ông là nhà văn favorite, Hemingway thì xúi Scott Fitzgerald phải đọc ông này, Gide so sánh Hamsun với Dostoevsky, và nói thêm, còn tinh tế hơn nhiều!
Nhưng bây giờ, Hamsun mới thực sự tái sinh, sau một mớ sách mới xb về ông. Cho tới nay, kể như chưa có sách tiếng Anh.
*
Khi nhà văn lên tiếng phàn nàn, Hitler hét: Câm miệng lại!

*
Cuối năm tờ văn học số 1, toàn những ông số 1, bình bầu cuốn số 1 trong năm. Lạ, Jonathan Bate chọn bản dịch sang tiếng Anh, thơ của Anna Akhamatova, đã được giới thiệu trên Tin Văn. Ông giải thích, tuy bà là một trong những nhà thơ thiết yếu nhất của thế kỷ vừa qua, nhưng dịch sang tiếng Anh như vậy là chưa đủ, phải có thêm bản dịch này, một bản dịch thanh nhã, chưa kể phần tiểu sử cặn kẽ hơn, nhất là ba bản dịch mới, ba tác phẩm (1) để mãi đời đời của bà, tuyệt hơn trước.
(1) Requiem [Kinh Cầu], The Way of all the Earth, Poem Without a Hero [Bài thơ không một Anh Hùng].
*
Grief like ours

Akhmatova
The Word That Causes Death's Defeat.
Khổ đau như chúng ta khổ đau.
Cái Từ khiến thần chết cũng phải bỏ chạy.
Thơ của Hồi ức, Poems of Memory
Biên tập và dịch từ tiếng Nga do Nancy K. Anderson, Yale University Press. Một, Anna of All The Russians, Cuộc đời Anna Akhmatova, của Elaine Feinstein, nhà xb Weidenfeld and Nicolson.
Tin Văn hy vọng giới thiệu bài này trong những kỳ tới.

- Mình dòng dõi Thành Cát Tư Hãn, còn cậu?
- Mình dân Kẻ Nủa.
Akhmatova và...

Câu chuyện thời sự, một người cán chết người, phải ở tù mỗi năm một ngày, đúng cái ngày cán chết người, làm Hai Luá nhớ một câu chuyện kinh dị đọc từ hồi còn nhỏ, của Hoffmann, và khủng khiếp hơn nữa, là cứ hơi bị liên tưởng đến ngày 30 Tháng Tư.
Câu chuyện của Hoffmann, như Hai Luá còn nhớ được đại khái như sau.
Một anh chàng xa quê hương quá lâu, bèn về. Tới làng, thì đã đêm, bèn trọ lại ở quán nước đầu làng...
*
Thư độc giả
Lần này thì không kêu lên “Coi chừng bị THNM”, mà gật gù đồng ý, rằng đúng như thế, dân tộc kia rõ ràng là bị một lời nguyền độc địa, khiến mỗi lần chỉ nghe nói đến 30 Tháng Tư là đã rợn cả người, không biết nên quên hay nên nhớ.

Chao ôi, chẳng lẽ chúng ta cũng bị một ông thợ rèn nào đó trù yểm, một ngàn năm nô lệ chú Chệt, một trăm năm nô lệ thằng Tây, ba mươi năm nội chiến từng ngày, và năm trăm năm sau vẫn còn lang thang chờ khóc một 30-4?
K.


 Đi tìm một tác phẩm sẽ có
5


Bóng Đè: The Balcony?

The Balcony, [bản dịch tiếng Anh] [Ban công, Bao Lơn] kịch nổi tiếng của "Thánh" Genet. Thánh, là do Sartre phong cho ông.
Genet viết kịch này, ấn bản thứ nhất, vào năm 1955. Kịch xẩy ra tại Bao Lơn Lớn, Le Grand Balcon, một nhà bướm, những khách của nó, toàn tầng lớp tinh anh của thành phố, của chế độ, của tôn giáo... Họ tới đây, để cho bướm hành hạ, chửi mắng, xỉa xói, đánh đập. Sau khi bị hành xác tới chỉ như thế, họ thảnh thơi ra về, được thanh hoá, và phạm tội tiếp. Mắm mì, chủ nhà bướm, căn nhà của những ảo tưởng, the house of illusions, tên là Irma. Những nhân vật khi xuất hiện thường lập đi lập lại những "ẩn dụ" liên quan tới cuộc cách mạng đang diễn ra dưới phố. Một trong những bướm, Chantal, trốn nhà bướm tham gia cách mạng và trở thành biểu tượng của Tự Do. Khi cách mạng thành công, làm thịt Vua và Hoàng Hậu, Trùm Công An thay thế Hoàng Hậu bằng mắm mì Irma....
Hai Lúa không hiểu Đỗ Hoàng Diệu đã từng đọc The Balcony? Và cái chuyện thiên hạ khen Bóng Đè um lên, vì ĐHD đã "viết giùm" những ẩn ức, những ẩn dụ cho họ? Hoặc đọc Bóng Đè, theo một nghĩa nào đó, là trở thành khách hàng của The Balcony? Là được đến The Balcony, được hành xác, và sau đó, được thanh hoá?
Hay là, những đao phủ, thay vì ngồi thiền, thì đọc Bóng Đè?
Le mauvais gout mène au crim [Stendhal].
Không biết thưởng thức, khiếu thưởng ngoạn dở đưa đến tội ác.
Biết đồ dởm, nhưng vẫn hít hà, thì đưa đến cái gì?


-Anh mời em đi ăn tối nay. Rồi anh đưa em về nhà em cho biết nhà. Mai anh sẽ đưa em ra phi trường. Đó là chương trình từ biệt.
-Anh muốn đưa em đi đâu em cũng đi hết. Oanh nói vẻ cố hăng hái.
-Thật không? Kiệt nheo mắt hỏi đùa đầy ngụ ý.
-Thật. Oanh quyết liệt như thách thức.
Kiệt cười xòa.
Mặc dầu hơi rượu đã bốc nhưng Kiệt hiểu không thể có gì xẩy ra giữa hai người. Chàng thấy mình lố bịch quá sức, Lố bịch không tưởng. Chàng đang tự trói mình vào một ám ảnh vu vơ do trí tưởng tượng của gã thiếu niên mười sáu tuổi dựng lên. Cô bé hàng xóm thường nghe Kiệt thổi kèn mỗi chiều tối năm nào, ốm thương hàn chết một cách quá đột ngột với Kiệt: suốt tuần lễ Kiệt không thấy bóng cô nàng và một buổi trưa đi học về chàng nghe tiếng khóc bên hàng xóm. Kiệt không thổi kèn từ năm ấy.

“Anh sẽ ngồi chỗ này trong mỗi buổi chiều từ giờ cho đến lúc em đi, nghĩa là hết mùa hè, đợi. Biết đâu ngày nào đó em trở lại”.


Đà Lạt  1 2

“Anh sẽ ngồi chỗ này trong mỗi buổi chiều từ giờ cho đến lúc em đi, nghĩa là hết mùa hè, đợi. Biết đâu ngày nào đó em trở lại”.

Anh coi thường em quá. Oanh ngăn xúc động dịu dàng nói.
-Rồi em sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình. Kiệt trở giọng giận dữ – Mình là cái quái gì. Anh chỉ mong được mọi người coi thuờng anh…
Ba trăm năm sau
"Far toward redeeming... not fully satisfy... "  Are these cool and cautious phrases what one really wants to say about this novel [Santuary].
Irving Howe: William Faulkner, a critical study.
Còn khuya mới mong cứu rỗi, lấy chi hoàn toàn thoả mãn?
"Mua vui cũng được một vài trống canh". Nguyễn Du.
Liệu đó là những lời phán của bạn, về cuốn tiểu thuyết?

Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối  1 2  3
Một anh bạn cùng ở trại tị nạn với Hai Lúa, sau đi Úc, từ hồi qua tới giờ, vẫn học miết. Hỏi, anh nói, tớ cứ học hoài, nhà nước Úc cứ nuôi, coi thằng nào dai hơn thằng nào!
Trước 1975, ở miền nam, cũng tương tự, mày cứ học hoài, năm nào lên lớp năm đó, thi bằng nào đậu bằng đó, thì tao cho mày tiếp tục hoãn dịch vì lý do học vấn.
Tưởng tượng cái cảnh, thằng khốn nạn chiến tranh, thằng khốn nạn thần chết cứ thập thò ở ngay trước bàn học, hăm he: Nè không học, là tao bắt liền!
Thành thử cái việc học, cái việc có bằng cử nhân, tiến sĩ này nọ, không phải là khó khăn chi cho lắm đâu!
Hai Lúa không thuộc vào trường hợp trên đây, lý do là, học nhanh, học nhảy, đậu nhanh quá, nhưng chỉ được hai cái bằng tú tài là bỏ ngang, thi vô trường bưu điện, ra trường làm công chức, rồi được hoãn dịch vì lý do công vụ. Chuyên viên tối cần thiết!
Chính vì vậy mà phải bỏ Khoa Học qua Văn Khoa, học hàm thụ, ghi danh, nhờ bạn lấy cours, cuối năm xin nghỉ làm công chức một hai ngày, cắp đít đi thi. Đậu Dự Bị Triết. Lên năm thứ nhì, ghi danh môn Triết Tây, vừa mới ló đầu vô giảng đường thăm thú, thấy me-xừ ... sếp xòng môn Triết Tây, bèn than một tiếng, ôi chao, gặp khắc tinh rồi, và de luôn!
Tay giáo sư trên, cho phép HL khỏi nhắc tên, ngay cả viết tắt, vì rất nổi tiếng. Vả lại chuyện xưa rồi, nhắc chi cho bực mình. Ông ta có cái tật rất bẩn, giả như bạn học ông ta, mà bạn lại có tí tên tuổi, đi đâu, ông ta cũng nhắc đến tên bạn, kèm câu, hắn là học trò "moa".
Lúc đó, quả Gấu cũng đã có tí tên, và cứ nghĩ bị ông ta gọi là học trò của ông, là hết muốn học!
Ngày trước "moa" có học "toa"!
Hai Luá có một người quen, kể một trường hợp rất thú vị, gặp một ông cũng có tiếng tăm trong giới viết lách, còn là bạn văn thân thiết của Gấu. Gặp trong bữa tiệc. Ông bạn văn của Hai Luá ngượng ngùng, không dám nhận ông thầy cũ, sau cùng kẹt quá, đành tiến tới bắt tay buông câu: Ngày trước moa có học toa, môn Anh văn!
Chính vì lý do trên, Hai Luá không thể nhận me xừ giáo sư nổi tiếng kia là Thầy được. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư là theo nghĩa đó!
Đây cũng là phong cách Á Đông. Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy, là theo nghĩa đó. Sĩ đứng đầu mọi thứ hạng trong thiên hạ cũng theo nghĩa đó!
Sau này, nhiều lúc, Gấu cứ nghĩ, giả như mình còn bị vụ đi lính kia trói buộc, liệu có cố chịu nhục, làm học trò của ông giáo sư đó không?
Cái ông giáo sư đó khốn nạn lắm, có thể nói như vậy. Háo danh, háo đủ thứ, và còn độc ác nữa. Có lần ông đụng độ với ông anh Gấu, bèn viết thư cho sếp của ông anh, là tay tướng Tâm Lý Chiến, yêu cầu đưa ông anh của Gấu ra tiền tuyến, không cho ở hậu phương, không cho viết báo Tiền Tuyến nữa!
Ông tướng kia, không những đếch thèm nghe, mà còn đưa cái thư cho ông anh Gấu coi chơi cho biết!
Do Gấu có biết vụ đụng độ, nên có hỏi thăm. Ông anh nói, tao chưa hề thấy một thằng nào hèn như thằng này. Ông còn nói thêm, trong đời tao, chưa từng phải giữ lại một thứ giấy tờ nào, vậy mà phải giữ cái lá thư khốn nạn đó.
Nhưng sau 30 Tháng Tư, thì cái thư khốn nạn như thế cũng chẳng giữ làm gì!
Đành phải cám ơn ngày 30 Tháng Tư một phát!