*









Akhmatova, và...

*

akh


Khi chẳng cần chi,
Tôi bước đi như một đứa trẻ,
Dựa vào bóng, như một người bạn,
mà tôi khao khát.
Gió thổi từ lùm cây, mỗi lúc một mạnh,
Và bàn chân tôi mấp mé mộ phần...

When nothing is needed, I walk like a child,
My shadow serves as a friend I crave.
The wind breezes out of a grove gone wild,
And my foot is on the edge of the grave.
1964
Anna Akhmatova, Poems.
[Lyn Coffin tuyển và dịch qua tiếng Anh.
Joseph Brodsky giới thiệu,
nhà xb W.W. NORTON, NY] 

Ở đâu có bi kịch, ở đó có thi sĩ....

   akh


Tin tôi đi, không phải rắn cắn,
Nhưng mà là hồn vọng này,
Đã hút máu trong tôi.
Trong cánh đồng trắng kia, tôi trở thành cô gái trầm lặng,
Với giọng của một con chim, tôi  than khóc tình tôi. 

[Believe me, not the serpent's sharp sting,
But longing has drunk my blood.
In the white fields I became a quiet girl,
With the voice of a bird I cry out for love]
Akhmatova

... But in the world there is no power more threatening and terrible
Than the prophetic word of the poet.
[... Nhưng trên đời, tiếng thơ tiên tri của nhà thơ mới đáng sợ, mới khủng khiếp làm sao.]
Akhmatova


 
- Mình dòng dõi Thành Cát Tư Hãn, còn cậu?
- Mình dân Kẻ Nủa.


 

Khi biết cô gái rượu của mình tính in thơ trên một tờ báo ở St. Petersburg [ở Hà Nội], ông bố bèn bảo, rằng bố cũng không cấm cản một việc làm như vậy - làm thơ, và rồi in thơ - nhưng theo bố, đừng đem xấu xa đến cho dòng họ nhà mình, con nên tìm một bút hiệu.
Và thế là “Anna Akhamatova” đi vào văn học Nga, thay vì “Anna Gorenko”.

Chuyện chọn một bút hiệu như thế, thì cũng chẳng có chi là chắc chắn, nếu nói về chọn cho mình một nghề - nghề làm thơ - hay về chuyện cái thông minh, thiên phú, thiên tài trời cho bây giờ mới nở ra; nó cũng chẳng xác nhận, rằng, chỉ du di một tí, về căn cước, tên gọi của mình, là có ngay một nhà văn, nhà thơ. Đây chỉ là giữ sao cho được cái vẻ bên ngoài – Gorenko là một trong những cái tên như thế đó: một thế gia vọng tộc. Và cái nghề viết văn làm thơ vốn chỉ được thiên hạ nhìn, với chút dè bỉu: ôi dào, cái cô Anna Gorenko ấy, tưởng làm vương làm tướng gì, tại làm sao đổ đốn ra như vậy: viết văn, làm thơ? Chẳng lẽ không có cách nào tốt hơn để chọn cho mình một cái tên? Kẹt quá thì kiếm một thằng bác sĩ, kỹ sư, đàn bà làm quan tắt là chuyện thường, mà!

Tuy nhiên, đòi hỏi của ông bố như vẫn có một cái gì hơi bị quá đáng. Nói cho cùng, Gorenko đâu thuộc dòng dõi những ông hoàng. Nhưng, gia đình Gorenko sống ở Tzarskoe Selo - Tzar's Village - nơi nghỉ mát của hoàng tộc, và một địa linh như thế làm sao mà không nẩy ra nhân kiệt, làm sao mà không ảnh hưởng tới những đấng con trai trong gia đình? Tuy nhiên, với cô gái mười bẩy tuổi của ông, trong một khu vuờn tại nơi chốn phải nói là tuyệt vời vô cùng này, một thế kỷ trước đây, đóa hoa thiên tài Puskin đã "nở ra một cách thật là cẩu thả" (carelessly blossomed). [Điều này quả là có một ý nghĩa đáng kể, đối với riêng cô, nếu không, cô đâu dám liều mình... làm thơ, và bây giờ... in thơ, mà lại đặt tên tập thơ của mình là.... Nằm Nghiêng?]

Nhưng, [từ Khắc Hiếu đến Tản Đà, từ Đứa Bé Lưu Lạc (Lạc Nhi) tới Cuốn Sách Huyền, có những nhà văn nhà thơ không chỉ bịa đặt những bút hiệu, những nhân vật có những cái tên mà chỉ mình mới biết hết những bí mật, những âm hưởng khi nghe đọc lên... mà còn bịa đặt luôn cả những ông tổ ông cố chẳng hề có, cho dòng họ nhà mình...], chỉ nội bút hiệu, Akhmatova, tự nó đã có vẻ, nếu không nói huyền thư, huyền hoặc, huyền thoại, thì cũng liên quan, về phía bên ngoại, tới những ông hoàng Đông Phương, những "tất liệt:" (khan), và người ta phải mò tới "the last khan of Golden Horde": tới Achmat-khan, một hậu duệ của Chengiz-khan. (1)

"Mình là một Chengizite", Akhmatova nói, chẳng thèm giấu diếm, ít nhiều kiêu ngạo, ở trong đó...
 

["Mình là dòng Núi Tản Sông Đà",  nhà thơ nữ của chúng ta nói, chẳng thèm giấu...
Liệu có phải nhắc tới nàng công chúa, con vua Hùng thứ mười tám, để làm rõ ra cái nét kiêu ngạo, nhưng đâu phải riêng nữ sĩ, mà cả nước đã từng hãnh diện vì nguồn gốc Con Rồng Cháu Tiên của "chúng mình" rồi...]
 

Và với một cái tai Nga -xô [một cái tai Xứ Đoài Mây Trắng], "Akhamatova" rõ ràng là nghe ra cái giọng Đông Phương Huyền Hoặc - Tartar to be precise, Brodsky - [với nữ thi sĩ của chúng ta, thì lại là Tây Phương huyền hoặc, Tây Phương ở đây là tên một ngôi chùa ở Xứ Đoài]....

[Với một người cùng quê hương xứ Đoài, cô khiêm tốn, thành thực hơn, và cũng cởi mở hơn, nói: Mình dân Kẻ Nủa]....

 
Tác giả Nằm Nghiêng đã từng thở than, tôi chẳng hề muốn lưu vong trên đất mẹ...

Còn với Akhamota, việc chọn cho mình một cái tên như thế, hóa ra là có tính tiên tri, Brodsky viết như vậy. Chưa kể điều này:  Bàn tay em "năm" ngón, Ru mãi ngàn "năm": "năm" chữ "a" mở ra tên thi sĩ [Anna Akhmatova] hớp hồn người nghe [Brodsky viết: có một hiệu quả thôi miên], và đẩy cái tên này lên trên đầu của cái bảng mẫu tự thi ca Nga. Theo một nghĩa nào đó, đây là một khởi đầu thành công, cho một nghiệp thơ, của một thi sĩ.

 
Làm sao bạn có thể quên nổi một cái tên như thế, hay một cuốn sách huyền hoặc, một ngọn đỉnh trời, một ngọn sông Đà, với câu thơ, bài hát:

 Chiều nay sương khói lên khơi,
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha dáng trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người
...

Chiều nay trên bến muôn phương,
Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường...

Anna Akhmatova thuộc về những nhà thơ không cần phả hệ, mà cũng không cần một sự "phát triển" rõ rệt. Bà là một thứ thi sĩ giản dị có đó [She is the kind of poet that simply 'happens']. Được trang bị chẳng thiếu một thứ chi, bà mang thơ tới giữa đời: Đây này, thơ mình như thế này này:... [with an already established diction and his/her own unique sensibility. Brodsky].
 
Và bà chẳng hề giống ai.

Còn điều này nữa: Trong bao nhiêu kẻ bắt chước bà, chẳng hề có kẻ nào có một tí Akhamatova ở trong những dòng thơ 'mô phỏng' của họ đó, và tiếu lâm thay, họ lại cứ hao hao giống nhau, nghĩa là hao hao dở ẹch như nhau!

[Hình như trước đây, chưa hề có ai dám đặt tên cho tập thơ của mình, lúc đầu là "Giấc Mơ Của Lưỡi", sau đổi là "Nằm Nghiêng"]. 

(1): Golden Horde: Từ tiếng Nga Zolotaya Orda, dùng để chỉ Ulus Juchi, phần đất phía tây của Đế Quốc Mông Cổ, nổi lên từ giữa thế kỷ 13 tới 14.  Đã từng chinh phục Nga xô.  Vào thế kỷ 14, đế quốc Golden Horde đã coi Hồi giáo như là tông giáo chính thức của nó, vì vậy mà Nga xô đã chịu ảnh hưởng của cả hai, Hồi giáo và văn hóa Á Châu. [Theo bách khoa Britannica và Columbia] 

Lưu vong trên đất mẹ... Bà [Akhmatova] không ruồng bỏ Cách Mạng. Một dáng đứng thách đố, khinh khi cũng không. "Tôi không hiểu những từ đao to búa lớn", bà nói. Một thi sĩ, sinh ra là dân chủ, không phải chỉ nhờ tính may rủi do vị trí của nhà thơ mà có được, nhưng bởi vì  'đâu cần nhà thơ có'  [he caters to the intire nation], và nhà thơ sử dụng ngôn ngữ của cái xứ sở cần tới nhà thơ [its nation]. Ở đâu có bi kịch, ở đó có thi sĩ. Brodsky viết: Akhamotova, thơ của bà luôn luôn quyện vào với tiếng bản địa, thổ ngữ, với tục ngữ, ca dao, chính vì vậy mà bà có thể đồng nhất với mọi người, dễ dàng hơn, so với những thi sĩ khác chỉ "lo làm thơ", hoặc nhắm những yêu cầu khác: Bà nhận ra nỗi đau [của cái quốc gia mà bà sử dụng ngôn ngữ của nó]:
 
CINQUE

Đúng như vậy, tôi luôn luôn thù ghét nó

Khi mọi người thương hại tôi.

Nhưng nếu bạn cảm thấy thương  hại, mủi lòng: Hãy nói ra đi -

Mặt trời mới, trong thân thể tôi.

Chính vì vậy mà bình minh ở khắp nơi.

Tôi có thể tạo phép lạ, ở đây hoặc ở đó,

Đó là lý do tại sao!

1945-1946

 Akhmatova

[Cinque: Năm, như trong lá bài số năm, hoặc năm điểm của con xúc xắc].

 
*****

 Volkov: Thật mong manh, cái gọi là ký ức của con người.... Tôi muốn, nhân dịp này, khêu gợi chút mong manh, trước khi chìm vào quên lãng: Chút ký ức của ông về Akhmatova...
 

Brodsky: Rất hân hạnh. Và thích thú. Đó là một phần đời của tôi, và nói về đời mình, thì đúng là chơi cái trò của một con mèo, muốn tóm được, chính cái đuôi của nó. Khó vô cùng, khó không thể chịu nổi. Nhưng cứ nói, như thế này: Mỗi lần gặp Akhmatova là một kinh nghiệm đặc biệt đối với tôi: Một khi mà bạn cảm thấy, về mặt thể chất, mình kém xa, so với người đó. Người đó hơn hẳn bạn. Chỉ nội giọng nói của người đó, là đã thay đổi, chuyển hóa bạn.

Và Akhmatova chuyển hóa bạn thành Homo sapiens, chỉ bằng giọng nói, hoặc lúc lắc cái đầu của bà... Có lẽ bởi vì tôi còn trẻ, khi đó...

 
[Có lẽ bởi vì tôi đã già, khi đó. Khi trở lại Hà Nội]

 
Jennifer Tran


 

Thuyền Viễn Xứ

 
Chiều nay sương khói lên khơi

Thùy dương rũ bến tơi bời

Làn mây hồng pha dáng trời

Sóng Đà giang thuyền qua xứ người

 

Thuyền ơi viễn xứ xa xưa

Một lần qua rạt bến lau thưa

Hò ơi, giọng hát thiên thu

Suối nguồn xa vắng chiều mưa ngàn về

 

Nhìn đường về cố lý, cố lý xa xôi

Đời nhịp sầu lỡ bước, bước hoang mang rồi

Quay lại hướng làng, Đà giang, lệ ướt nồng

Mẹ già ngồi im bóng mái tuyết suơng

Mong con bạc lòng

 

Chiều nay gửi tới quê xưa

Biết là bao thương nhớ cho vừa

Trời cao chìm rơi xuống đời

Biết là bao sầu trên xứ người

 

Mịt mờ sương khói lên hương

Lũ thùy dương rũ bóng ven sông

Chiều nay trên bến muôn phương

Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường

 
Thơ Huyền Chi

Phạm Duy phổ nhạc

 

*****

 

Rekviem (1935-40)

Requiem

Kinh Cầu

Anna Akhmatova

(Anna Andreevna Gorenko)

(1889-1966)

 

Ở đỉnh cao của thời Khủng Bố Stalin, nhà thơ Nga Anna Akhmatova - đã là một tiếng nói mãnh liệt của thế hệ của bà - bắt đầu trước tác một vòng thơ tang mà bà gọi là Kinh Cầu. Tuy luôn sống trong nguy hiểm, và bị cấm in thơ, nhưng bà từ chối rời nước Nga. Kinh Cầu được đọc thầm, từ tai người này qua tai người khác, cho tới khi được xb tại Munich vào năm 1963, nhà thơ không biết điều này. Tuy chỉ là kể lại những nỗi đau đớn cá nhân, tiếp theo sau cái chết của chồng, và con trai bị cầm tù, nhưng đây là một trong những bài thơ chứng tích vĩ đại nhất của thế kỷ.

Nhà thơ Joseph Brodsky đã viết về Kinh Cầu: "Ở vào một vài giai đoạn của lịch sử, chỉ có thơ mới có thể chơi ngang ngửa với thực tại, bằng cách nhét chặt nó vào một cái gì mà nhân loại có thể nâng niu, hoặc giấu diếm, ở trong lòng bàn tay, một khi cái đầu chịu thua không thể nắm bắt được. Theo nghĩa đó, cả thế giới nâng niu bút hiệu Anna Akhmatova."

[Kinh Cầu được "Thư Viện Công Cộng New York" coi là một trong 100 tác phẩm của thế kỷ, bản in 1996, nhân dịp kỷ niệm 100 năm của thư viện này. Trên đây là bản dịch lời giới thiệu của Thư Viện nói trên]

 
Ngựa đêm 

Như ngựa non tập phi nước đại

em hí lên hân hoan trong vũ điệu

thảo nguyên 

gió liếm vào gáy đêm một mùi cỏ thơm 

của sương âm thầm làm giọt 

Em là con ngựa đau

 chẳng khiến tàu thèm bỏ cỏ 

bờm rối  tung và ức căng đầy trong màu đêm 

côn trùng rên rỉ ngất ngây

ngựa non em cứ liếm mãi

vết thù trên lưng nhỏ giọt 

Thảo nguyên mênh mông những cây thông ghen tuông 

nước mắt ứa ra mùi hăng hắc 

một con ngựa điên vì không 

biết khóc 

đang nín thở nghe tiếng anh tới mênh mang 

trong nhịp vó đằng lưng.

1996 

Phan Huyền Thư
 

    *