*
Bà & Cháu


Đêm, mưa, viết, gửi về Bắc

Asked whether he takes characters from real life: “No, major characters emerge: Minor ones may be photographed.”
GRAHAM GREENE. 1953
Ông bệ nhân vật, từ đời sống thực, vào trong văn chương?
-Không, thứ thượng thặng, là từ đâu đó, từ xó xỉnh nào chẳng ai biết, bật ra. Ba thứ làm xàm, xái xảm, đồng nát, thì có thể sao chép, muợn đỡ, từ đời sống thực, làm cái bệ, cho những công chúa, những hoàng tử, hay những tù nhân, kiểu Dos, kiểu Solz, từ đó, bước ra sàn diễn.

Trân trọng giới thiệu
CD Trần Hữu Hoàng

Nhân đọc thơ Nhã Ca
Thanh Xuân

 Thơ Du Tử Lê

Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường...

Have you ever seen the rain?

Đâu có thua gì Barbara, của Prévert.
Cũng có một cuộc chiến chó đẻ, rình rập.
Cũng cố chấm chấm, mút mút,
Một tí hạnh phúc.


Trang Dương Thu Hương
Đọc bà, rồi đọc những nhà văn trong nước cùng thời với bà, cả những người nổi tiếng thế giới, ta thấy ngay sự khác biệt, và tự hào về bà, như chính bà tự hào, về mình:
Tôi lúc nào cũng là một con sói đơn độc. NQT
La louve solitaire de Hanoï
Royaumes perdus et retrouvés 
On Evil

Chống Bất Phục Phản: Về Jean Améry
Against The Irreversible: On Jean Améry
W. G. Sebald

Một Chủ Nhật Khác
22 23

Xe gắn máy của Nghiêm chạy trước. Xe dodge theo sau, soi đường. Vừa qua khỏi khúc quanh vào khu trường cũ, còi báo động rú lên xa xa. Ánh đèn nhất loạt tắt ỉm. Nghiêm khoát tay ra hiệu cho Duy vượt lên. Xe chạy ầm ầm, quanh quẹo. Bóng người hối hả qua trên những khoảng sân ngăn giữa các lớp nhà. Duy đánh vật với tay lái. Dưới lũng giữa hai khu trường, con đường mờ trắng ánh trăng và sương muối. Duy nhấn hết chân ga, cố đuổi kịp tiếng còi hụ trước khi tắt. Hắn ôm tay lái trên đoạn đường thẳng lên Vũ Đình Trường như muốn chạy cuồng theo xe. Trên mái hiên nhà Bộ Chỉ Huy toán trực đại liên đã xuất hiện. Men theo chân tường, người lúp xúp ra vị trí.
Kiệt bỗng cất tiếng hát inh tai. Kiệt gào thì đúng hơn như muốn át tiếng còi hú, và tiếng động cơ.
*
Ra đến vị trí, Duy mệt ngất. Hắn ngồi dưới đất, tựa lưng, lịm đi.
Gió kéo về rì rầm. Đêm trở lạnh.
Tan báo động. Duy trở vào. Phòng Kiệt đã khóa. Hắn đẩy cửa vào bật điện. Phòng lâu không người ở xông mùi ẩm mốc. Đồ đạc đóng meo. Nhìn chiếc ghế ở bàn làm việc còn in dấu mới, Duy biết Kiệt đã vào ngồi. Trên mặt bàn có bao thuốc lá và bao quẹt. Khói thuốc còn phảng phất. Kiệt ra ngoài. Duy đốt thuốc sang phòng tắm, tiểu tiện. Có một lúc, hắn chuếnh choáng muốn xỉu.
Gặp ông Thượng Sĩ già thường vụ trong hành lang, Duy hỏi:
-Ông thấy Trung Úy Kiệt đâu không?
-Vừa thấy ông ấy trên bãi đậu xe.
Suy nghĩ Kiệt lên lấy xắc hành lý lúc xuống không kịp mang. Hắn tính ra xe giúp Kiệt một tay. Nhưng hắn chóng mặt nôn nao. Hắn vào phòng Kiệt, ngả lưng trên giường sắt, đợi. Gian phòng vuông, chật. Mùi nệm, quần áo dơ, giầy vớ nhét dưới gầm giường hôi rình.
Kiệt dám đứng đội sương trên bãi ngắm trời ngắm đất, hát nốt điệu nhạc của anh. Nhưng Duy không còn sức ngồi lên đi kiếm bạn. Giấc ngủ kềm cứng hắn trên giường.
Hắn nghe tiếng gió hú lộng trên đồi thông xa. Rồi tiếng đại bác câu đi từ bên trường cũ.


Đà Lạt
9
Kiệt bỗng cất tiếng hát inh tai. Kiệt gào thì đúng hơn như muốn át tiếng còi hú, và tiếng động cơ.

Tiếng hát át tiếng bom. Tiếng còi báo động.
*
Bồng Hồng Đen đó.
… cette ‘’rose des ténèbres’’. Cette "musicienne du silence"?
C’est grâce à elle, et pour voir mes mots devenir pierres précieuses, que j’ai écrit des chansons.
Nhờ nàng, và cũng để nhìn thấy những từ ngữ của mình biến thành những viên ngọc quí mà tôi viết những lời ca
JEAN-PAUL SARTRE
Si vous entendez une voix qui est l’appel de l’ombre, c’est celle de Gréco.
Nếu bạn nghe tiếng tiếng hát gọi bóng tối, thì đó là của Gréco.
PIERRE MAC ORLAN 

*

Me xừ Tướng Về Hưu của NHT, sau khi góp phần xây dụng xong xuôi Địa Ngục ở trên Trái Đất, trước khi về hưu, bèn ghé thăm Sài Gòn. Tâm trạng cô đơn, không còn việc gì để làm, miền nam làm thịt xong rồi, đói no thì đã có cô con dâu lo, "phúc lợi" trông vào việc nuôi heo bằng thai nhi... không khí đó, "Tôi gục đầu lên nỗi buồn", có cái "air" văn chương miền nam. Không phải tự nhiên mà có người nhận xét, không làm thịt được miền nam, không có những ông như NHT.
Khúc chót, chỉ gồm toàn những mẩu, những đoạn, những tờ thư lả tả... của Nỗi Buồn Chiến Tranh khiến độc giả miền nam tự hỏi, không hiểu Bảo Ninh đã từng ghé mắt đọc Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền?

Thiếu, là thiếu một tiếng hát, thí dụ như của... Gréco, "sang nhất", hoặc "hèn hơn một tị", của Khánh Ly, của Lệ Thu... , ở trong NHT. Có thể, tiềm thức của tác giả nhận ra thiếu...  một giọng hát, bèn nhớ ra tiếng hát thuỷ thần, tiếng hát Trương Chi...
Thiếu là thiếu một thứ văn chương không hề trông mong vào chính tác giả của nó, để giải thích, để biện minh cho nó.
Cuốn sách chưa viết xong, thì đã lo giải thích, tôi viết thế này là thế...  lào... rồi!
Viết xong lại càng có lý do để mà la làng: Con lày, thằng lày không đem con bỏ chợ! Thằng lào con lào chê bai... là chết với... bà!

Thiếu một thứ văn chương, mà độc giả, đọc từng câu từng câu là từng hạnh phúc.

Những trang đẹp nhất của Kể Chuyện Năm 2000, lạ thay, lại là những đoạn tả mấy anh tù sáng sáng đi làm!
*

Kiệt dám đứng đội sương trên bãi ngắm trời ngắm đất, hát nốt điệu nhạc của anh. Nhưng Duy không còn sức ngồi lên đi kiếm bạn. Giấc ngủ kềm cứng hắn trên giường.

Câu văn trên, là để sửa soạn cho cái chết của Kiệt sau đó.
Đó là điềm triệu, sấm ngôn, lời trù ẻo, báo trước tai ương.

Hắn nghe tiếng gió hú lộng trên đồi thông xa.

Tiếng của Kiệt, từ giã bạn, trước khi tuyệt tích giang hồ.

Bỗng dưng, Lúa nhớ đến câu chót của thằng em trai, đám binh sĩ dưới quyền kể lại.
*
Em tôi nằm xuống với một viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính kể lại, chuẩn uý không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng lại: "Chắc tao chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng. Khi nghe tiếng súng, theo phản xạ, em tôi chúi đầu về phía trước. Chiếc nón sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn trong tràng AK từ bên sông bắn hú họa xuống mặt sông, dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm luôn trong ót. Viên bác sĩ quân y nói với tôi, ông đã không lấy viên đạn ra vì sợ làm nát khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ cấp báo. Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên lạc với Sài-gòn. Ngoài mấy bức hình chụp lúc tẩm niệm, chuẩn uý không để lại gì cả. Quần áo, đồ dùng cá nhân, poncho... đều đi theo với chuẩn uý."
Có, có , chuẩn uý Sĩ có để lại một bà mẹ đau khổ như bất cứ một bà mẹ nào có con trai tử trận, một người anh trai để mang xác em về nghĩa trang quân đội Gò Vấp mai táng.
Lần Cuối Sài Gòn

Thống Kê 19 Feb, 2006