*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang & Bài đặc biệt

  Hiện tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ

Thư Tín

*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004

Alexa Ranking
81,253









 





Merry Christmas and Happy New Year
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
Jennifer Tran

Câu chuyện thời sự, một người cán chết người, phải ở tù mỗi năm một ngày, đúng cái ngày cán chết người, làm Hai Luá nhớ một câu chuyện kinh dị đọc từ hồi còn nhỏ, của Hoffmann, và khủng khiếp hơn nữa, là cứ hơi bị liên tưởng đến ngày 30 Tháng Tư.
Câu chuyện của Hoffmann, như Hai Luá còn nhớ được đại khái như sau.
Một anh chàng xa quê hương quá lâu, bèn về. Tới làng, thì đã đêm, bèn trọ lại ở quán nước đầu làng...
Thư độc giả,
Lần này thì không kêu lên “Coi chừng bị THNM”, mà gật gù đồng ý, rằng đúng như thế, dân tộc kia rõ ràng là bị một lời nguyền độc địa, khiến mỗi lần chỉ nghe nói đến 30 Tháng Tư là đã rợn cả người, không biết nên quên hay nên nhớ.
Chao ôi, chẳng lẽ chúng ta cũng bị một ông thợ rèn nào đó trù yểm, một ngàn năm nô lệ chú Chệt, một trăm năm nô lệ thằng Tây, ba mươi năm nội chiến từng ngày, và năm trăm năm sau vẫn còn lang thang chờ khóc một 30-4?
K.

5

Bóng Đè: The Balcony?
*
Con Yêu Râu Xanh nhốt những người nó yêu vào trong buồng cách biệt, lâu lâu mở ra dòm chơi. Buồng này của em, em hãy ở lại. Em một mình ngự trị ở đây. Những người khác có những nơi khác... Păm păm păm pằm... Păm păm păm pằm. Hãy nhận lấy định mệnh của mình, định mệnh vì trót lầm gặp Yêu Râu Xanh.
-Anh đừng làm em sợ. Anh đâu có say.

-Anh giống Yêu Râu Xanh thiệt.
-Rốt cuộc con Yêu Râu Xanh thất bại. Kiệt xoa tay quanh khuôn mặt ba ngày không cạo. Râu, lông mọc láp nháp. Mặt mũi hốc hác rõ. Chàng cần nghỉ tĩnh dưỡng sau trận này.
Hai hộp loa của quán ăn dựng trên quầy rền rĩ không ngớt những bài hát tình cảm ê hề. Chia lìa, trắc trở, ngang trái, thống hận, than trách, ngậm ngùi… kể lể miết chẳng hết bằng giọng thật thà. Mớ tình cảm mùi mẫn phô khoe nát ngướu như ổi chín nẫu, rớt rụng móp méo, tèm nhẹp, cắn vô chua loét. Nhưng bấy giờ cả Kiệt và Oanh đều cảm động. Tuy nhiên họ vẫn làm trò nhăn mày, nhăn mặt, cười riễu.

Vào lúc ấy hai ba tiếng nổ từ hướng núi, tiếp liền những tiếng nổ choáng gần rung rinh các tấm kính.

Pháo kích. Tiếng la inh lẫn tiếng rớt đổ của đồ đạc. Mọi người thất thần, nhốn nháo, quáng quàng. Không có nổ thêm, không khí hồi tỉnh dần. Hai vết khói bốc trong đám cỏ ngoài phi đạo. Người ta túa ra sân trời, nhìn kiếm, chỉ trỏ, bàn tán. Ở tầng dưới, tiếng ồn ào cũng vẳng lên. Một số chạy ra tận ngoài bãi đậu phi cơ, một số tuôn lên lầu. Sau mấy tiếng nổ, suốt mười phút, giữa cảnh huyên náo, Kiệt và Oanh ngồi nguyên vị như đóng đinh trên ghế. Họ nắm tay nhau, nhìn nhau.

Kiệt lục túi, kiểm tiền. Chàng còn mấy trăm bạc cuối cùng trong người. Chàng bắt đầu cảnh cùng kiệt từ nghĩa đen. Sẽ đến từ đây những ngày xơ xác thực sự, không sai chạy. Chưa lúc nào chàng trơ trọi thảm sầu bằng. Tuy vậy, chàng vẫn ung dung đi tới, giữa quanh cảnh của một vùng lạ, dưới trời mưa ẩm áo như kẻ nhàn du phiêu lãng.


Đà Lạt
 1 2  3

4