*
Jen and Teacher

Lạ quá!
Ngày 22 Tháng Hai, 2006, số người đọc Tin Văn là 770, gấp bốn lần so với bình thường.
Bốn trang hấp dẫn nhất, đang dẫn đầu Top 25, Tháng Hai, 2006.
Con sói cô đơn của Hà Nội
Đà Lạt        
Trang Dương Thu Hương
Đọc bà, rồi đọc những nhà văn trong nước cùng thời với bà, cả những người nổi tiếng thế giới, ta thấy ngay sự khác biệt, và tự hào về bà, như chính bà tự hào, về mình:
Tôi lúc nào cũng là một con sói đơn độc. NQT
Đêm, mưa, viết, gửi về Bắc

Royaumes perdus et retrouvés


Nguyễn Lương Vỵ
Vĩ Thanh


Một Chủ Nhật Khác
23

Lúc tiếng còi báo động hú vang, Nghiêm choáng người như bị luồng điện giật, thất kinh; chưa khi nào Nghiêm chạy xe bạt mạng đến như lúc ấy. Chiếc Suzuki đổ lao dốc, không đèn, như bị lôi cuốn theo sát chiếc Dodge chạy lồng đằng trước. Mặt mũi Nghiêm như bị bưng kín trong tiếng gió tạt và tiếng động cơ ầm ĩ mở đến mức tối đa. Chàng quên bẵng mọi nguy hiểm, chỉ còn một ý nghĩ: làm thế nào đến phòng trực trước khi dứt tiếng còi, trước khi đoàn kiểm tra tới. Ý nghĩ chiếm đoạt Nghiêm hoàn toàn, đánh bạt cả tiếng la gọi của Kiệt.

Không quay lại, chàng trông thấy toàn thể quang cảnh doanh trại sau lưng, lặng lẽ và thê lương. Một bóng người đứng thật xa, nhỏ xíu trong tầm mắt Nghiêm - bấy giờ chàng nhìn thấy lại - đứng giữa con đường hoang vắng, bên những toà nhà như lún thấp dần theo độ dốc, cất tiếng kêu:
-Nghiêm… Nghiêm… Happy Birthday!
Giờ Nghiêm mới thực sự nghe tiếng gọi của Kiệt, chỉ còn là tiếng vang dội sau bao giờ khắc qua trong tưởng tượng và tiếng vang ấy hiển lộng, rền rĩ, quái gở khiến chàng rùng mình. Chàng cũng thấy lại cảnh tượng trong gian phòng khách ở nhà với những khúc nhạc baroque, niềm vui sướng bất chợt thái quá đến muốn ứa lệ, buổi tối đã qua. Lúc này Nghiêm ngó thấy Duy đầy mầu mè, khôi hài. Còn Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa.


Đà Lạt
11
Đọc đoạn trên, Hai Lúa bỗng dưng nhớ tới một truyện ngắn của Khái Hưng, Bóng Người Trong Sương Mù [?], câu chuyện một anh chàng lái xe lửa, thoát chết nhờ một con bướm - mà ông tin rằng linh hồn người vợ đang đau nặng nằm nhà và đã mất, rồi nhập vào - vỗ đôi cánh ra hiệu cho đoàn tầu dừng lại, vì phía trước có nguy hiểm.
Truyện này Khái Hưng "thuổng" của tay nhà văn kinh dị nổi tiếng Georges Langelan. Ông này còn truyện ngắn Con Ruồi, được coi là một trong những truyện kinh dị nhất thế kỷ, đã được quay thành phim, tờ Bách Khoa trước đây có đăng bản dịch tiếng Việt.
Cảnh trên đây, là lập lại một cảnh trước đó. Cụm từ "bấy giờ chàng nhìn thấy lại" thực sự là để đánh lừa người đọc.
Lần thứ nhất, Nghiêm không hề nghe thấy tiếng của Kiệt.
Tương tự đoạn, Duy nằm chết vì say rượu, nghe tiếng gió hú trên từng ngọn đồi Đà Lạt.
Đây là đòn "phục bút" mà Thánh Thán đã từng nói tới.

Về Langelan. Đã có thời, Hai Lúa rất mê ông này. Ông rất được tín hữu Ky Tô mê, với truyện ngắn, cũng đã được đưa lên màn ảnh, hình như có tên là Phép Lạ Lộ Đức, câu chuyện một anh chàng đi xe lửa, xe lửa bị lật, bèn giả đò bị liệt, để ăn tiền bảo hiểm, rồi sau đó trở thành rất ư là ngoan đạo, rồi hành hương Lộ Đức, tính trong bụng, tới lúc đó, là phép lạ hiển hiện, và chàng đi lại như người bình thường!
Nhưng phép lạ đã xẩy ra, ngược hẳn lại với niềm tin của chàng: Chàng hết còn đi được nữa!
Đêm trước đó, có một cô bé thực sự què chân, thực sự tín hữu Ky Tô, đã nằm mộng được Đức Mẹ viếng thăm, và nói: Ta cho con đôi chân, của một kẻ không cần tới nữa.
Còn một truyện nữa, mà Hai Lúa chỉ còn nhớ đại khái, cũng rất ư là kinh dị, và cũng thật nghẹt thở, về một người thân của một kẻ bị án tử hình, và một con quỉ, cùng chờ đón linh hồn người chết.
Và con quỉ đã thua chí của người thân kẻ đã chết.
Cái câu chuyện về Phép Lạ Lộ Đức, nhìn một cách xiên xỏ, có thể áp dụng cho đảng... VC: Mấy ông này cũng đánh lừa người ta về một phép lạ, về một thiên đường Cộng Sản trên mảnh đất Việt Nam.
Đau một cái mà người dân Việt nam mới là nạn nhân của phép lạ dởm đó!
Đến bao giờ họ mới nghe được câu, ta cho các ngươi tự do mà những con bọ kia, vì là bọ, nên không còn cần đến nữa?
*
"... Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa".

Nghiêm không ưa vẻ cuống rối, kỳ dị của bạn. Chúng là điềm báo trước cái chết.
Liền sau đó.

Mở ra Trăm Năm Cô Đơn, là cảnh nhân vật chính đứng trước đội hành quyết, và, vào những giây phút cuối cùng của đời mình, đột nhiên nhớ ra cái cảm giác lạnh buốt khi, lần đầu, còn là một đứa con nít ở cái làng hẻo lánh ở một xó xỉnh nào đó trên trái đất, làng Macondo, thằng bé được sờ tay vào một cục nước đá.

Sờ vô cái đẹp.
Todorov, trong Những Kẻ Phiêu Lưu Tìm Tuyệt Đối, thay vì sờ vô nỗi chết, ông tả cái cảm giác tuyệt vời, sờ vô cái đẹp.
Trong lời tựa cuốn sách, ông kể, buổi tối hôm đó, ông cùng người bạn đi dự một buổi hoà nhạc. Dàn nhạc "Le Concerto Italiano", Rinaldo Alessandri điều khiển, chơi nhạc Vivaldi, tại nhà hát Champs-Élysées, Paris.
Như thường lệ, ông thấy mình thật khó tập trung, cứ suy nghĩ vơ vẩn đâu đâu.
Khán thính giả đầy rạp... Bất thình lình, một điều gì đó xẩy ra. Dàn nhạc nhỏ, chỉ đàn dây và sáo, tấn công khúc nhạc nổi tiếng la Notte. Bản nhạc được chơi với một độ chính xác tuyệt hảo... đến nỗi, chỉ cần một vài giây là cả phòng chết sững, mọi người đều nín thở. Tất cả đều có cảm giác, họ đang được những nghệ sĩ dẫn vào một biến cố lạ lùng, một kinh nghiệm để đời.
Tôi như nổi da gà, ông viết. Và khi tiếng nhạc chấm dứt, sau một vài giây im lặng, cả rạp vỡ òa tiếng vỗ tay.
Làm sao giải thích kinh nghiệm? Vivaldi là một nhạc sĩ bậc thầy, đúng, dàn nhạc tuy nhỏ, nhưng thuộc loại chiến số một, đúng, nhưng đâu chỉ có vậy?
Ông cố tìm cách giải đáp.
[Xin để hồi sau phân giải].