*






**

*
Album US Gulag
Báo Harper's số Tháng Chín, 2006

Gửi Vương Từ
ÂM ÂM ĐÁY VỰC
Thương gửi Nguyễn Quế Phương
Trang thơ NLV

Nguyễn Mai và Gấu

Thua ai, thua anh bộ đội Cụ Hồ, thì còn vinh dự nào bằng!
 Tuy nhiên, mọi thứ, hễ anh sờ vô, là trở thành hư ruỗng.
Anh vừa mới cười với một cô gái trong trắng, xong, là cô ta biến thành điếm!
Một khi mọi lý tưởng chỉ là cứt đái, thì lá cờ độc nhất, cho một con người,
là làn da của chính anh ta.
When Germans become afraid, when that mysterious German fear begins to creep into their bones, they always arouse a special horror and pity. Their appearance is miserable, their cruelty sad, their courage silent and hopeless.
Khi người Đức bắt đầu sợ, khi nỗi sợ bí hiểm Đức đó ăn tới xương, thế là từ họ toát ra nỗi kinh hoàng và sự thương hại đặc biệt. Vẻ ngoài của họ trở nên thê thảm, sự độc ác, buồn lạ chi đâu, và sự can đảm, nín câm và vô vọng.
Malaparte
Gấu này tự hỏi, giá mà anh bộ đội Cụ Hồ, kẻ thù nào cũng đánh thắng, biết sợ, như thế, thì đã không biến thành bọ!
Thảm thay!

Khởi đăng
*

*
Nguyên tác tiếng Ý: La Pelle, 1949. Bản tiếng Việt dịch từ bản tiếng Pháp: La Peau.
[Trên ghi nguyên tác tiếng Pháp. Nay xin đính chính].

Tiểu sử Curzio Malaparte



Trang Thơ Nguyễn Tất Nhiên

Nòi Tình
Khi trả lời phỏng vấn về thơ vần, trên Tạp Chí Thơ, Gấu còn nhớ đại khái, đã trả lời, thơ tự do cũng có vần theo kiểu của nó.
Và Gấu đem Kim Dung ra để chứng minh.
Trong Anh Hùng Xạ Điêu, khi hai ông nhóc Âu Dương Công Tử và Quách Tĩnh cùng đến cầu hôn em Hoàng Dung, ông bố đại ma đầu Đông Tà bèn khảo nội lực, coi thằng nào phục vụ dẻo dai dài dài con gái của ta, và ông bèn tấu lên một khúc nhạc sex.
Cái trò này thì Âu Dương công tử quá rành, bèn gõ nhịp phụ họa. Còn anh chàng Trâu Nước thì cứ ngớ người ra. Hoá ra Trâu Nước tìm cách chống lại bản nhạc. Và những cú gõ của Trâu Nước, không phải để phụ họa, mà là cản phá, huỷ diệt nó.
Cái món thơ tự do, cũng thế, khi nó xuất hiện, là để cản phá, huỷ diệt thơ mới. Nội lực thơ tự do, một nửa là để nhằm huỷ diệt thơ mới, một nửa là để nhắm về phiá trước, làm sao bắt kịp bước đi của thời gian, mà thời gian ở đây là chiến tranh là huỷ diệt.
Như trong một lần bàn tròn văn học trên tờ Sáng Tạo, Thanh Tâm Tuyền cho rằng, độc giả mà còn lưu luyến văn thơ tiền chiến, là sống không kịp thời của mình [ông dùng chữ 'sống lùi thời đại', nếu Gấu này nhớ không lầm]. Điều đó chứng tỏ nhịp thơ tự do là nhịp bước tàn khốc của những ngày sắp tới, đúng như câu thơ của ông mô tả: Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
Những ngày sắp tới, có thể sẽ chẳng còn em, sẽ chẳng còn thơ!
Gấu nhớ mài mại, [sẽ coi lại sau], Barthes nói, Valéry phán, hình thức, thể, dạng...  tốn kém lắm. (1)
Với thơ tự do, là cả cuộc chiến tiếp theo sau nó, mà nó đã ngửi ra được mùi vị của máu.
Cái gọi là tân hình thức, theo tôi, còn tốn kém hơn nhiều.
Tuy nhiên, đối với mấy ông làm thơ tân hình thức, ở hải ngoại, 'tất nhiên', chẳng tốn gì!
(1) - "La forme coûte cher disait Valéry quand on lui demandait pourquoi il ne publiait pas ses cours du Collège de France", écrit Barthes dans Le Degré zéro de l'écriture. Pour certains, sans doute, la forme ne coûte pas cher.


Khế Iêm
Thơ tình từ tiền chiến đến tân hình thức

Roland Barthes

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Tôi [Manea] chẳng hề muốn cái tít ["Gấu, nhà văn", nếu hiểu], nhà văn, như là thằng thợ [Bưu điện] về ngôn ngữ. Còn về ông thợ săn, hì hục đặt bẫy rồi nằm chờ thu gom những chứng liệu, proofs, về sự chân thực - theo kiểu được gọi là văn chương tài liệu, the so-called documentary literature, thí dụ vậy, sự chân thực vốn được coi như là nhiều văn chương hơn, nhiều thú vị hơn, và chỉ là như vậy - tôi thực sự không tin, nghệ thuật hiện hữu ở bên ngoài sáng tạo. 


Gấu, nhà văn
*

Maigret, Paris và những nơi chốn lai vãng của ông cò
Simenon, người sáng tạo ra ông cò Maigret, là một trong những ông thầy dậy tiếng Tây của Gấu.
Như Maigret, và Paris, Gấu cũng có những nơi chốn lai vãng ở Sài Gòn. Nhưng, nếu Maigret, là ông cò, thì Gấu, là người tránh gặp ông cò, tại những nơi chốn đó!

Chuyện nghề.

Ngài thân mến,
Bản thảo gửi trả Ngài bữa nay, tốc hành.
Lý do không ngửi được, [the reason they have not been accepted], là:
...
Hoa Lan Đen nặng phần sử thi, nhưng thừa mứa, cần thu vén lại, thiếu hẳn một xen trung tâm, kịch tính cao.

Tôi tính ngưng phán, nhưng không thể. Cho dù có phải làm ông bực. Tôi coi cái nghề viết lách quá cao, nên đếch cần cái chuyện ông bực hay không bực. Tôi không chịu nổi Hoa Lan Đen. Câu chuyện mà ông kể cho tôi nghe về gia đình đó, được lắm. Nhưng ông có viết nó ra đâu...
Nếu ông không định viết nó, tại sao lại gửi cho tôi?

Tôi nghĩ là ông đọc chưa đủ. Tôi không định nói tới ba cái tào lao, là tìm kiếm, là sự kiện, research, facts. Ba thứ cứt đái đó ai cần [Who in the hell cares for facts] ?
Ông chưa đọc đủ, những câu chuyện của những con người, họ kể chúng ra thật là tuyệt vời. Hãy đọc những cuốn sau đây, rồi sau đó, hãy viết lại Hoa Lan Đen:
Anh em nhà Karamazov
của Dostoevsky.
Buddenbrooks
của Thomas Mann.
Tess of the d'Urbervilles của Thomas Hardy.
Bất cứ một cuốn nào khác của Hardy mà ông thích.

Lời tôi phán có thể làm ông bực mình, làm ông quê một cục, This may offend you. Nếu đúng như thế, tôi thành thực khuyên ông, chớ bao giờ hăm he viết lách gì nữa.
Yours sincerely,
William Faulkner
[Trích Harper's Sept 2006]