1 YEAR AGO TODAY
Thu, Oct 16, 2014

Kenzaburo Oe,
Nobel văn chương 1994: Cha và Con.
Tháng Chạp 1994, nhà văn Nhật Kenzaburo Oe tới Stockholm lãnh giải Nobel văn chương. Trước những thính giả lịch sự, và những phóng viên, ông cứ nói đi nói lại, ‘Tôi sẽ ngưng viết tiểu thuyết.", khi được hỏi. Một xác quyết kỳ kỳ, được nói bằng một giọng nhẹ nhõm, vui vui, thành thử chẳng mấy ai tin. Ông vừa tới tuổi sáu mươi, tráng kiện, và được coi là nhà văn đầu đàn trong cõi văn xuôi của Nhật. Giải thưởng Nobel càng làm cho...

Continue Reading
1 Like
* *

Bài phỏng vấn, trong số báo Triết, Tháng Chín, 2015

Oe: Cha và Con
Tôi sinh ra ở phiá mấy kẻ tật nguyền
Tôi là người bị phỉ nhổ nhiều nhất
tại Nhật Bản
Một người Nhật ở Paris.

Le Magazine Littéraire

   Le Nobel Kenzaburô Ôé milite contre le nucléaire au Japon

Nhà văn Noel Nhật, Oé, xuống đường chiến đấu với nguyên tử lực ở Nhựt Bổn

Notes de Fukushima aurait pu écrire Kenzaburô Ôé.
Ghi chú về Fukushima đã viết ra Oé, không phải Oé viết nó.

Presque cinquante ans après ses Notes d’Hiroshima (1965) dans lesquelles il se penchait sur les souffrances des irradiés, le prix Nobel de littérature 1994 vient de signer une pétition contre la reprise de l’activité nucléaire au Japon, pétition qu’il a remise en main propre au premier Ministre Yoshihiko Noda.
Après l’accident de Fukushima, en Mars 2011, l’ensemble des réacteurs nucléaires de l’archipel avaient été arrêtés pour des questions de sécurité. Mais la semaine dernière, deux mois après l’extinction du dernier réacteur, le gouvernement décidait de reprendre l’activité, suscitant l’ire des anti-nucléaires.
Déjà au Salon du Livre de Paris, en mars dernier, Ôé avait insisté sur la nécessité d’une rupture, situant Fukushima dans la droite ligne d’Hiroshima : « Les Japonais ne devraient pas penser l'énergie nucléaire en termes de productivité industrielle » rapportait alors le journal ActuaLitté, citant ses propos, « ils ne devraient pas tirer de la tragédie d'Hiroshima une « recette » de croissance. Comme les séismes, les tsunamis, et les autres catastrophes naturelles, l'expérience d'Hiroshima devrait être gravée dans la mémoire humaine. C'était une catastrophe bien plus dramatique que les désastres naturels, justement parce qu'elle est née de la main de l'homme ». Selon un sondage publié par l’organisme indépendant Pew Research Center, 70% des Japonais interrogés sont partisans d’une réduction ou d’un arrêt total de la production d’énergie nucléaire. 

*

Thảm họa Nhựt

GCC xuống phố, vớ cuốn trên cùng với 1 số báo Thế Giới Ngoại Giao trong có bài viết “Một nhà văn, một xứ sở”, về thảm họa động đất và sóng thần, 11 Tháng Ba 2011, ở Nhựt.
Tác giả bài viết Ikezawa Natsuki là tiểu thuyết gia Nhựt, đã từng đoạt giải thưởng Akutagawa.

Câu văn Oé lấy làm đề từ cho chuyến đi thăm Hiroshima:
Qui donc, dans les temps à venir, pourra comprendre [. .. ] qu'après avoir connu la lumière, nous avons été amenés ainsi, de nouveau, à basculer dans les ténèbres ?
SEBASTIEN CASTILIAN
De arte dubitandi (1562)

Kẻ nào, trong số hậu duệ của chúng ta sẽ giải ra được nghi án thê lương sau đây:
Sau khi con người biết ánh sáng, nó lại quay lại với bóng tối?
*
« Si un accident entrainant la fonte du coeur nucléaire se produisait à Tokaimura ou à Fukushima, les dommages que devrait supporter la société japonaise seraient trop lourds » écrivait en 1993 le romancier Ikezawa Natsuki dans « Une fin joyeuse ».
Dans un texte inédit, il tire les lecons de la catastrophe. Une facon de saluer la littérature japonaise, invitée du Salon du livre de Paris, du 16 au 19 mars. 

IKEZAWA NATSUKI

*

Động đất và sóng thần làm chúng ta tái khám phá ra mấy điều sau đây:
Thứ nhất, thiên nhiên đếch ưa con người. Nó có đó không phải để hớn hở chào đón con người. Thiên nhiên bất nhân coi con người như rơm rác!
Thứ nhì, con người có khả năng làm lại. Ngay cả những đấng khóc lóc thảm thiết, tưởng không thể sống được, sau thảm họa, thì cũng có bữa thò tay ra dọn dẹp, nếu đồng loại cũng làm như vậy, tuy vẫn trông cậy ở sức mình.
Thứ ba, đừng tin bất cứ nhà nước, nhất là nhà nước VC!
Thứ tư, tai ương có khi là dịp để đổi thay
.


Tôi là người bị phỉ nhổ nhiều nhất tại Nhật Bản


Nhân dịp cho ra lò tập truyện viết từ hồi còn trẻ, một trong những nhà văn lớn lao nhất của Nhật, Nobel văn chương 1994, Kenzaburô Oé, tâm sự.
Một bài học về minh triết.

Người Quan Sát Mới: Trong những hoàn cảnh như thế nào, khi ông thai nghén chúng, cách đây năm chục năm, những truyện ngắn “Faste des morts”? (1)
Kenzaburô Oé: Tôi viết chúng từ những năm mình 23, 25 tuổi. Lúc đó tôi là sinh viên môn văn chương Tây tại đại học. Tôi đọc bản dịch sang tiếng Nhật những tiểu thuyết Tây rất mới mẻ vào thời kỳ đó. Và tôi so sánh từng chữ với nguyên tác. Đúng là một văn phong, khác, thật khác, đến ngỡ ngàng. Nhưng cuốn gây chấn động ở nơi tôi, là “Thời gian của những người chết, Le Temps des morts”, của Pierre Gascar, được giải thưởng văn học Tây Goncourt, hai năm trước đó.
-Những truyện ngắn trong "Faste..." tối tăm, tàn bạo. Chẳng lẽ trẻ như thế, ông đã bị Thần Chết ám ảnh?
Hồi nhỏ, tôi quấn quýt bên bà tôi. Bà truyền lại cho tôi chuyện xưa tích cũ trong làng. Bà mất liền ngay sau bố tôi, vào năm chót của cuộc chiến. Gia đình tôi như thế là được cái chết viếng thăm, nhưng đâu phải chỉ riêng gia đình tôi mà cả nước tôi. Đúng như thế đấy, tôi bị cái chết ám ảnh. Bây giờ, 70 tuổi, cũng chẳng khác. Ông anh em bà con, bạn rất thân hồi trẻ, tự tử. Tại sao mình không noi gương anh ta, tôi đã từng tự hỏi chính mình nhiều lần. Tôi đã viết một bộ ba, cuốn chót vừa mới ra lò tại Nhật, trong đó, tôi để cho tất cả những bạn cũ của mình chết, còn tôi, nửa chết, và trong tình trạng như thế đó, tôi có thể trò chuyện với họ. Bây giờ, thần chết không làm tôi quá ớn như là những ngày nào.
-Tri thiên mệnh?
Mặc dù những nhọc nhằn của cuộc sống, phải nói là, thế giới này có chút ‘khoan dung’ [clément] đối với tôi. Bạn chắc biết câu của Flaubert, nhân nói về cuốn Bà Bovary của mình, đã phán, ta muốn đi tới 'tâm hồn của sự vật', ‘l’âme des choses’. Trong những cuốn sách của tôi, tôi có cảm tưởng, mình muốn đi tới tâm hồn của cái chết. Chính vì thế mà tôi chấp nhận ý nghĩ về nó, với một sự bình thản. Trong “Quatre Quators”, T.S. Eliot viết, khi cái chết tới gần, phải “ngọ nguậy nhè nhẹ, và thật là nhè nhẹ.”. Chính là trong sự bình thản, chậm rãi đó tôi đưa đẩy mình về phía cái chết, trong khi giữ cho trạng thái tinh thần của mình luôn luôn tỉnh táo.
-Mấy truyện trong “Faste..” chắc là đụng độ dữ dằn, tôi muốn nói, gây sốc, ngay khi vừa xuất hiện tại Nhật?
Đúng như thế. Chúng gây sốc. Quá mới, quá khác . Chúng như đập vào mặt độc giả, họ cảm thấy tởm.

(1) Faste: Huy hoàng, tráng lệ. Faste des morts: Bảnh như người chết, tạm dịch theo nghĩa đen. HL.
Trích Le Nouvel Observateur, 22 décembre 2005 .
« Le Faste des morts », par Kenzaburô Oé, traduit du japonais par Ryôji Nakamura et René de Ceccatty, Gallimard, 176 p., 15 euros.
Né en 1935 sur l'île de Shikoku, au Japon, Kenzaburô Oé a écrit une thèse sur Sartre et a été très marqué par la tragédie de Hiroshima. Il reçoit le prix Nobel de littérature en 1994. Il vient de publier « Adieu mon livre », dernier tome d'une trilogie encore inédite en France.
Didier Jacod