*


   

Simenon trả lời tờ The Paris Review

Cái câu chuyện Simenon nhờ nữ sư phụ Colette phán cho một câu, mà trở thành nhà văn, Gấu đọc, như một giai thoại, vào thời mới lớn, mới tập tành viết, và cứ gật gù mãi, ấy là vì, Simenon học chỉ một chiêu mà thành đạt ghê gớm như vậy, trong khi Gấu được ông anh, thay mặt Trình Giảo Kim trong Thuyết Đường truyền cho tới ba chiêu búa thần, chẳng lẽ không nên cơm cháo gì sao! Bây giờ, vớ được bài phỏng vấn, thì mới thủng chuyện.
Georges Simenon.
Chỉ một mẩu khuyên, a piece of advice, từ một nhà văn mà thật quá có ích cho tôi. Đó là từ Colette. Tôi đang viết truyện ngắn cho tờ Matin, Buổi sáng, và Colette thì là nhà biên tập văn học vào lúc đó. Tôi nhớ là tôi đưa cho bà hai truyện ngắn, và bà quẳng lại, và tôi lại thử nữa, nữa, và cứ thế, cứ thế. Sau cùng, bà nói, Coi nè, nó quá văn chương, luôn luôn quá văn chương. [Look, it is too literary, always too literary]. Vậy là tôi theo lời khuyên của bà. Và đó là điều tôi làm khi viết, và là công việc chính của tôi, khi tôi viết lại, the main job when I rewrite.
Ông muốn nói gì với từ ‘too literary’? Những gì ông cắt bỏ, một số từ này, từ nọ?
Tính từ, trạng từ, bất cứ một từ có đó để tạo hiệu ứng, effect. Mọi câu có đó chỉ như là câu. Every sentence which is there just for the sentence. Bạn biết không, bạn có một câu đẹp, cắt! Mỗi khi tôi thấy một câu như thế ở trong một trong những cuốn tiểu thuyết của tôi, là cắt.
Ông đọc lại theo kiểu đó?
Hầu hết là như vậy.
Chứ không phải chuyện coi lại, chỉnh lại tình tiết [revising the plot pattern]?
Ô, chẳng bao giờ tôi làm chuyện đó. Đôi khi tôi thay đổi tên nhân vật…
Ông phóng viên cho biết, trong phòng ông, có đủ thứ niên giám điện thoại, chỉ để ông tìm tên cho nhân vật của ông!
*
Colette ban cho Simenon một lời khuyên, nhưng thầy của Simenon là Gogol, như trong bài phỏng vấn cho biết.
Ông có điều gì truyền cho đám nhóc tập tành viết?
Simenon: Viết được coi như là một nghề, a profession, và tôi không nghĩ, nó là một nghề. Tôi nghĩ, đừng cần là nhà văn; khi có thể làm một điều gì đó, thì nên làm [I think that everyone who does not need to be a writer, who thinks he can do something else, ought to do something else]. Viết không phải là một nghề nhưng là một thiên hướng của sự bất hạnh, writing is not a profession but a vocation of unhappiness. Tôi không hề tin có một thằng cha nghệ sĩ nào mà lại hạnh phúc.
Tuyệt! Đúng giọng Gogol. Mà còn hơn thế nữa: Giọng Kafka!
*
Tại sao?
Bởi vì, thứ nhất, tôi nghĩ, nếu một người đàn ông có cái sự cần thiết, bức xức, để là một nghệ sĩ, if a man has the urge to be an artist, ấy là bởi vì hắn ta cần tìm chính hắn ta, it is because he needs to find himself. Mọi nhà văn cố tìm hắn ta qua những nhân vật của hắn, qua tất cả những gì hắn viết ra.
Hắn ta viết cho hắn ta?
Đúng. Chắc chắn là như thế.
Nói như thế thì ông có ý thức được chuyện, có những độc giả của tiểu thuyết?
Tôi biết, có rất nhiều người đàn ông, có cùng vấn đề như là tôi có, nhiều hoặc ít, cũng căng thẳng như tôi có, nhiều hoặc ít, và những người này sẽ hạnh phúc đọc sách để tìm ra câu trả lời - nếu câu trả lời có thể, biết đâu, tìm thấy được, ở trong sách.
Ngay cả khi tác giả không thể tìm thấy câu trả lời, thì liệu độc giả có hưởng được tí xái, trong khi đọc, và cảm thấy, chính tác giả cũng đang sờ soạng, mò mẫm, tìm tí xái?
Đúng y chang! Hẳn nhiên là như thế! Tôi không nhớ đã từng nói cho ông hay...
*
Ông có điều gì truyền cho đám nhóc tập tành viết?
Simenon: Viết được coi như là một nghề, a profession, và tôi không nghĩ, nó là một nghề. Tôi nghĩ, đừng cần là nhà văn; khi có thể làm một điều gì đó, thì nên làm [I think that everyone who does not need to be a writer, who thinks he can do something else, ought to do something else]. Viết không phải là một nghề nhưng là một thiên hướng của sự bất hạnh, writing is not a profession but a vocation of unhappiness. Tôi không hề tin có một thằng cha nghệ sĩ nào mà lại hạnh phúc.
Tại sao?
Bởi vì, thứ nhất, tôi nghĩ, nếu một người đàn ông có cái sự cần thiết, bức xức, để là một nghệ sĩ, if a man has the urge to be an artist, ấy là bởi vì hắn ta cần tìm chính hắn ta, it is because he needs to find himself. Mọi nhà văn cố tìm hắn ta qua những nhân vật của hắn, qua tất cả những gì hắn viết ra.
Hắn ta viết cho hắn ta?
Đúng. Chắc chắn là như thế.
Nói như thế thì ông có ý thức được chuyện, có những độc giả của tiểu thuyết?
Tôi biết, có rất nhiều người đàn ông, có cùng vấn đề như là tôi có, nhiều hoặc ít, cũng căng thẳng như tôi có, nhiều hoặc ít, và những người này sẽ hạnh phúc đọc sách để tìm ra câu trả lời - nếu câu trả lời có thể, biết đâu, tìm thấy được, ở trong sách.
Ngay cả khi tác giả không thể tìm thấy câu trả lời, thì liệu độc giả có hưởng được tí xái, trong khi đọc, và cảm thấy, chính tác giả cũng đang sờ soạng, mò mẫm, tìm tí xái?
Đúng y chang! Hẳn nhiên là như thế! Tôi không nhớ đã từng nói cho ông hay
về cảm nghĩ mà tôi có được, cách đây vài năm. Bởi vì xã hội bây giờ không có một tôn giáo mạnh, không có một cái thang xã hội chắc chắn cho các giai cấp, và con nguời thì sợ hãi cơ ngơi, tổ chức lớn mà so với nó, họ chỉ như thứ một thứ sinh vật nhỏ bé, con ong cái kiến như Mít thường càu nhàu, với thường nhân như thế đó, đọc tác phẩm văn học thì cũng giống như dòm lỗ khóa để coi nhà hàng xóm đang làm gì, nghĩ gì - liệu họ cũng có những mặc cảm tự ti, những thú vui hạ cấp, những tật hư thói xấu, những ham muốn, những cám dỗ như mình? Đó chính là điều mà họ tìm kiếm ở trong tác phẩm nghệ thuật. Tôi nghĩ là bây giờ có rất nhiều người cảm thấy bất an, và đang mò mẫm tìm chính họ.Bây giờ có rất ít thứ tác phẩm văn chương như cái kiểu mà Anatole France đã từng viết, thí dụ, và như bạn biết đấy, chúng thì thật là lặng lẽ, thật là lịch sự, thật là an tâm chắc dạ. Ngược lại, điều mà mọi người muốn, bây giờ, là những cuốn sách đa đoan, rắc rối, cố đi vô những góc, những xó, những hang cùng ngõ hẻm ở tận đáy sâu con người. Bạn hiểu tôi định nói gì rồi chứ?
Tôi nghĩ là tôi hiểu. Ông tính nói, không phải bởi vì bây giờ chúng ta nghĩ chúng ta hiểu biết nhiều về tâm lý, nhưng mà bởi vì nhiều độc giả bây giờ cần cái thứ giả tưởng này?
Một người bình thường năm muơi năm trước đây – có rất nhiều vấn đề bây giờ ông ta không hiểu. Năm muơi năm trước đây, ông ta có câu trả lời. Bây giờ không có.

Cách đây chừng một năm, cỡ đó, ông và tôi có nghe một tay phê bình ‘yêu cầu’, tiểu thuyết bây giờ nên trở về với thứ tiểu thuyết viết trong thế kỷ 19.
Không thể được, hoàn toàn không thể được, theo tôi. Bởi vì chúng ta sống trong một thời mà nhà văn không bị rào cản và họ tha hồ vẽ vời, trình bầy nhân vật của họ. Bạn có thể vẽ ra một cuộc tình qua một câu chuyện thật dễ thương, 10 tháng đầu tiên của một cặp tình nhân, như trong văn chương đời xửa đời xưa. Rồi bạn có một kiểu thứ nhì của chuyện tình: cặp tình nhân bắt đầu thấy thấm đòn của nhau, và cảm thấy chán, đó là thứ văn chương cuối thế kỷ vừa rồi, và nếu bạn đi tới chút nữa, người đàn ông lúc đó chừng năm chục tuổi, và anh ta cố kiếm ra một cuộc đời thứ nhì, người đàn bà ghen, và bạn còn có thêm những đứa trẻ làm vướng cẳng họ nữa, và đó là kiểu thứ ba. Chúng ta đang ở kiểu thứ ba này. Chúng ta không ngưng lại, khi họ lấy nhau, chán nhau, chúng ta đi tới tận cùng.
Qua cái nối kết liên tục như thế, tôi thường nghe người ta nói về bạo lực trong văn chương hiện đại. Tôi cũng khoái bạo lực, nhưng tôi muốn hỏi, tại sao ông viết về nó?
Chúng ta quen với chuyện, đẩy con người tới giới hạn của họ.
Và bạo lực liên can tới chuyện đó?
Nhiều hoặc ít. Chúng ta không còn nhìn con người theo cái nhìn của triết gia; trong một thời gian dài, con người luôn được quan sát theo cái kiểu có một Ông Trời, và người đàn ông này là ông vua của sáng tạo. Chúng ta hết còn coi người đàn ông này là ông vua của sáng tạo. Chúng ta nhìn người đàn ông hầu như mặt nhìn mặt. Một số độc giả vẫn muốn đọc thứ tiểu thuyết tạo sự an tâm, chúng đem đến cho họ một cái nhìn thoải mái về nhân loại. Chuyện đó hết rồi.
Và nếu độc giả đọc ông, ấy là vì ông làm cho họ hiểu ra được những rắc rối, khó khăn, troubles, của họ? Vai trò của ông là nhìn vào chính mình và-
Đúng vậy. Nhưng không phải chỉ là vấn đề, nghệ sĩ lục lọi họ, mà còn lục lọi người khác, với kinh nghiệm của chính anh ta. Họ viết với lòng thân ái, vì họ cảm thấy người khác thì như họ.
Giả như không có độc giả, ông vẫn viết?
Hẳn nhiên rồi. Khi tôi bắt đầu viết, tôi không hề nghĩ sách của mình bán được. Hay nói rõ hơn, đúng hơn, khi tôi bắt đầu viết thứ văn thương mại - những câu chuyện cho báo chí, và những thứ như vậy - để kiếm tiền sống, tôi không gọi những thứ đó, là viết. Nhưng mỗi buổi tối, tôi viết lăng nhăng, cho chính mình, chẳng hề có ý nghĩ những thứ đó sẽ được đem ra in, xuất bản.
Ông có lẽ là một trong những người có quá nhiều kinh nghiệm viết thứ văn thương mại. Như vậy thì đâu là khác biệt giữa thương mại và không thương mại?
Tôi gọi ‘thương mại’, không chỉ trong văn chương, nhưng còn trong âm nhạc, hội hoạ, và điêu khắc - bất cứ một nghệ thuật – thứ được làm ra cho một thứ công chúng, xuất bản, tuyển tập, như thế đó. Lẽ dĩ nhiên, ngay văn thương mại cũng có thứ bèo, thứ khá hơn bèo. Những cuốn sách của tháng, thí dụ; tuy nhiên, thứ này, cũng có những tác phẩm được làm tới nơi tới chốn, chẳng thua gì tác phẩm nghệ thuật, thứ bảnh nhất. Không hẳn hoàn toàn như vậy, nhưng cũng xém một tí! Cũng thế, với những tạp chí, có những bài viết thật tuyệt. Nhưng hiếm, cực hiếm, thứ bảnh thật bảnh, ấy là vì, khi nghệ sĩ viết thứ thật bảnh, họ không hề có trong đầu cái ý nghĩ, mình viết cái này ra là để làm hài lòng thằng cha, con mẹ độc giả nào!
Nếu chỉ nhìn từ phiá bên ngoài, từ phía độc giả của ông, làm sao họ nhìn ra sự khác biệt, giữa thương mại và phi thương mại?
Có khác biệt lớn: nhượng bộ. Khi viết vì bất cứ mục đích thương mại nào, là luôn luôn có nhượng bộ.
Nhượng bộ, chiều theo ý nghĩ, đời mà, đời thì có trật tự, có người này người khác, có sự ngọt ngào, thí dụ vậy?
Và, còn quan điểm về đạo đức nữa. Có lẽ đó mới là điều thật quan trọng. Bạn không thể viết bất cứ một tác phẩm thương mại nào mà không phải chấp nhận một mẫu mã, một qui luật nào đó. Luôn luôn có mẫu mã, code – như mẫu mã ở Holywood, và ở truyền hình, phát thanh. Thí dụ, hiện đang có một chương trình TV rất tốt, và có thể nói, số 1 về kịch. Hai màn đầu khỏi chê, vì luôn là bảnh nhất trong những thứ bảnh nhất. Bạn có cảm tưởng có một điều gì thật mới, thật mạnh, và đến đoạn chót, thì sự nhượng bộ xẩy ra. Luôn luôn không phải là một cái kết thúc hạnh phúc, cái hậu đẹp, nhưng mà là một điều gì đó xẩy ra, để hòa giải, giao lưu mọi điều mọi chuyện, từ quan điểm của một thứ đạo đức, một thứ triết học – như bạn biết đấy. Tất cả những nhân vật, đóng thật tuyệt vai trò của họ, cho tới phút đó, bỗng xìu xuống, vào đúng 10 phút chót!
Trong tác phẩm phi thương mại, ông cảm thấy không cần phải nhân nhượng, bất cứ thứ gì?
Tôi không bao giờ làm điều đó. Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ. Nếu không thế, viết làm cái chó gì! Đau lắm, nếu không làm được như thế, đến tận cùng.

Ui chao, cái đoạn song đấu giữa Gide và Simenon, dưới đây, làm Gấu nhớ tới thầy Steiner, cũng mê Simenon như điên. Và Gấu hiểu ra, cả hai Steiner, và Gide, đều không có, điều mà Simenon dư dả: sự sáng tạo!
Có lần ông nói Gide đã từng gợi ý cho một trong những cuốn tiểu thuyết của ông, và cú đó thật đắc dụng. Ông ta có ảnh hưởng đến tác phẩm của ông, theo một kiểu đại trà nào đó.
Chắc không có chuyện đó đâu. Nhưng chuyện xẩy ra với Gide tức cuời lắm. Vào năm 1935, nhà xb của tôi cho biết ông ta có tổ chức một bữa tiệc cốc tay, và tôi có thể tới lèm bèm với ông ta, bởi vì ông ta nói, ông ta đọc tôi khá nhiều, và muốn gặp. Tới, Gide quần tôi trên hai tiếng đồng hồ. Sau đó, trở thành bạn quí của nhau. Tháng nào cũng thư gửi bạn ta. Quần bạn ta tới khi ông ta chết. Tới nhà ông, tôi thấy những cuốn sách của tôi, được bạn quí ghi chú tùm lum, khiến tôi nghĩ, chúng là của Gide hơn là của Simenon. Tôi chẳng bao giờ hỏi Gide về chuyện này. Thì cũng thẹn chứ! Làm sao không!
Ông ta có những câu hỏi nào ‘quái’ không?
Hỏi đủ thứ trên đời. Nhưng đặc biệt là về ‘cơ chế’, của cái gọi là ý hướng - cho phép tôi dùng từ - sự sáng tạo, của tôi. Và tôi nghĩ, tôi hiểu ra tại sao ông quan tâm đến tôi. Tôi nghĩ, cả đời Gide mơ trở thành một tay sáng tác, thay vì là nhà đạo đức, triết gia. Tôi đúng là thứ đối nghịch hẳn với ông ta. Chính vì thế mà ông quan tâm tới tôi.
Hai năm sau tôi gặp một trường hợp y chang, với một tay bá tước. Ông ta viết cho tôi y chang Gide viết. Mời tới lâu đài thăm. Tới ,bá tước quần “Simenon nhà văn” ba ngày ba đêm lử cò bự. Ông tới Paris thăm tôi, quần tiếp, và biếu tôi sách của tôi, kèm 'còm' của ông. Cùng một lý do.
Ông gọi tôi là thằng ngu thiên tài!
*
INTERVIEWER
You once told me Gide made a helpful practical suggestion about one of your novels. Did he influence your work in any more general way?
SIMENON
I don't think so. But with Gide it was funny. In 1935 my publisher said he wanted to give a cocktail party so we could meet, for Gide had said he had read my novels and would like to meet me. So I went, and Gide asked me questions for more than two hours. After that I saw him many times, and he wrote me almost every month and sometimes oftener until he died-always to ask questions. When I went to visit him I always saw my books with so many notes in the margins that they were almost more Gide than Simenon. I never asked him about them; I was very shy about it. So now I will never know.
INTERVIEWER
Did he ask you any special kinds of questions?
SIMENON
Everything, but especially about the mechanism of my-may I use the word? it seems pretentious-creation. And I think I know why he was interested. I think Gide all his life had the dream of being the creator instead of the moralist, the philosopher. I was exactly his opposite, and I think that is why he was interested.
I had the same experience two years later with Count Keyserling.
He wrote me exactly the same way Gide did. He asked me to visit him at Darmstadt. I went there and he asked me questions for three days and three nights. He came to see me in Paris and asked me more questions and gave me a commentary on each of my books. For the same reason.
Keyserling called me an imbecile de genie.
INTERVIEWER
I remember you once told me that in your commercial novels you would sometimes insert a noncommercial passage or chapter.
SIMENON
Yes, to train myself.
INTERVIEWER
How did that part differ from the rest of the novel?
SIMENON
Instead of writing just the story, in this chapter I tried to give a third dimension, not necessarily to the whole chapter, perhaps to a room, to a chair, to some object. It would be easier to explain it in the terms of painting.
INTERVIEWER
How?
*
Thằng ngu thiên tài! An imbecile de genie!
Tuyệt!

Niềm bí ẩn đáng sợ.

 Nhà văn Pháp, André Gide, kể lại, một lần một người thân nằm nhà thương; ông ghé thăm, và nhận thấy, người bệnh, người thăm bệnh, kể luôn ông, người nào cũng cầm trong tay một cuốn truyện của Georges Simenon!
Simenon, người Bỉ, viết văn bằng tiếng Pháp, sinh tại Liège năm 1903. Ngay từ trẻ, ông đã quyết định: sẽ viết văn. Mười sáu tuổi, làm ký giả cho tờ La Gazette de Liège. Thoạt đầu, lo tin vặt, sau tới chuyện trong nhà ngoài ngõ. Cuốn tiểu thuyết đầu tay, ký tên Georges Sim, ra đời năm 1921: “Trên cầu Arches, một câu chuyện nhỏ về Liège”. Dời đi Paris vào năm 1922 cùng với bà vợ đầu là một nữ họa sĩ, ông bắt đầu thực sự vào nghề bằng cách viết chuyện kể (contes), tiểu thuyết đăng nhiều kỳ (romans-feuilletons), đủ thể loại: trinh thám, huê tình (érotique), ướt át… Từ 1923 tới 1933, ông cho ra lò gần hai trăm tiểu thuyết, hàng ngàn chuyện kể, và rất nhiều bài báo.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết, người “khám phá” ra ông, là nữ văn sĩ người Pháp, Colette. Bà khi đó làm cho một tờ báo, nơi Simenon dụt dè thử thời vận của mình.
“Ham làm văn quá” (nhiều tham vọng văn chương, ambitions littéraires), Colette phán. Chỉ một câu đó, Simenon ngộ ra liền. Từ đó, ông xây dựng thế giới của mình, bằng những nhân vật bình thường, những ngôn từ bình thường. Những câu chuyện của ông, cũng bình thường, và có thể xẩy tới, cho bất kỳ một con người bình thường nào trên đời.
Độc giả người Việt chúng ta có thể mượn truyện ngắn Sợi Tóc của Thạch Lam, để làm một nhịp cầu đi vào thế giới văn chương của Simenon. Đây là câu chuyện một anh chàng nghèo ơi là nghèo, được bạn bè đãi một chầu, khi ra về, vô tình mặc lộn áo khoác, trong có bóp tiền dầy cộm.
Khoảnh khắc ‘sợi tóc’ bắt đầu: nên hay là không nên ‘cứ thế tà tà ra về, chơi luôn cái bóp’? Những nhân vật của Simenon đa số đều là những con người bình thường, một ngày đẹp trời nào đó, bỗng đụng chuyện bất thường; thí dụ như trong “Người nhìn xe lửa chạy qua” (L’homme qui regardait passer le train, 1938), một nhân viên suốt đời làm lụng cực khổ, với hy vọng về hưu có tí tiền còm, đùng một cái, tay chủ tuyên bố vỡ nợ, quơ hết tiền bạc, trốn lên Paris với bồ. Đúng lúc trốn đi, chủ tớ đụng độ, anh đầy tớ quá thất vọng vì giấc mộng an hưởng tuổi già tan tành, đã quá tay đẩy ông chủ xuống sông, chỉ kịp cứu được (chỉ kịp níu lại được) chiếc cạc táp. Trong là tiền. Vô số là tiền. Thêm địa chỉ cô bồ.
Anh lần tới, lạc vào một thế giới khác. Thiên Thai, hay Thiên Đàng là như thế này ư? Được cung phụng hết mình, đêm nào cũng Nhất Dạ Đế Vương, nhưng làm sao quên được trần gian cực khổ?
Trần gian khổ cực, có điều gì không thể quên? Hóa ra là, anh có thói quen không thể bỏ: cứ 5 giờ sáng thức giấc, mò ra đầu ngõ, nhìn đoàn xe lửa phóng qua.
Câu chuyện chấm dứt khi cảnh sát mò tới, anh nhân viên bỏ Thiên Đường/Địa Ngục, cứ hướng Địa Ngục/Thiên Đường mà chạy. Cảnh sát chỉ kịp chứng kiến cảnh tượng anh gối đầu lên đường ray, trong khi chuyến xe tốc hành buổi sáng đang lao tới…
George Steiner, trong một bài phỏng vấn trên tờ Điểm sách Paris, đã coi Simenon là tiểu thuyết gia dị thường nhất của thời đại chúng ta. Ông phân biệt: “Có những cuốn tiểu thuyết mà người ta gọi là lớn, chúng sống do nội dung mang tính ý thức hệ, mang tính trí thức. Khá nhiều tiểu thuyết của Thomas Mann là theo kiểu này. Cuốn Người Không Phẩm Chất (Man Without Qualities), của Musil, được hằng hà những triết gia cũng như là những nhà phê bình văn học bàn về nó. Nhưng cái này hiếm. Đừng đòi một chuyện như thế, ở nhà tạo giả tưởng dị thường nhất của thời đại chúng ta - đừng cười tôi chứ, bạn! - người đó là Georges Simenon. Tôi có thể lấy trên giá sách của tôi, chừng 10 hay 12 cuốn về Maigret, và nếu phải so với 5 hay 10 trang của Balzac, hay 20 trang của Dickens (ông này nhẩn nha thuộc bậc thầy, Balzac cũng vậy): Simenon chỉ cần hai hoặc ba đoạn. Có một cuốn Maigret mở ra với một tiếng ồn lớn. Ba giờ sáng tại khu Pigalle, khu phố cổ đèn đỏ Paris, tay chủ quán rượu kéo tấm sắt đóng cửa tiệm. Rầm một tiếng. Dội ra từ đó, là tiếng xe giao sữa, tiếng chân kẻ ăn sương trở về nhà kiếm giấc ngủ, tiếng người đi vô Khu Cầu Muối (Les Halles) kiếm đồ ăn sẵn, cho một ngày đang ló dạng. Simenon không chỉ đem đến cho bạn một thành phố, không chỉ một điều không một sử gia nào có thể vượt được, về nước Pháp, nhưng còn điều này: rằng hai hoặc ba con người liên quan tới câu chuyện, đã sẵn sàng trước mắt bạn. Bằng một cách nào đó, Simenon cho bạn nhận ra rằng những bước chân của người đàn ông vừa đóng sập tấm cửa, rồi những tiếng chân rời xa quán, cách chúng lết đi gợi sự tò mò. Và thế là bạn nhập vô mấu chốt quan trọng thứ nhất của câu chuyện. Đó là cái gọi là mysterium tremendum (điều rất thiêng), về sáng tạo ra một nhân vật tự chủ.”
Mysterium tremendum, Jacques Derrida trong bài viết về Kierkegaard, đã dịch là: bí ẩn đáng sợ, bí mật làm bạn run rẩy (a frightful mystery, a secret to make you tremble). Cũng trong bài viết, ông giải thích thêm: (God is the cause of) Thượng Đế là nguyên nhân của “the mysterium tremendum”.
Theo nghĩa đó, nhà văn là kẻ muốn ngang hàng với ông Trời.
Nhân vật “thần kỳ” Maigret, viên thanh tra cảnh sát với chiếc ống vố, được “người viết giả tưởng dị thường nhất của thế kỷ” sáng tạo ra vào năm 1929, trong cuốn “Pietr le Letton”. Được nhà xuất bản Fayard tung ra vào năm 1931, ông cò Maigret lập tức trở thành nổi tiếng, và càng nổi tiếng hơn nữa, khi được đưa lên màn ảnh qua tài tử Jean Gabin.
Như trên đã nói, Simenon sử dụng một thứ tiếng Pháp phổ thông, không dùng những chữ cầu kỳ, không “cố tình viết văn”, nhờ vậy mà mà Jennifer tôi được hân hạnh làm quen với ông rất sớm, từ những ngày mới chập chững đọc văn ngoại: như một cách học tiếng Tây!
Mai Thảo cũng là một người rất mê Simenon. Một lần ngồi quán Cái Chùa, La Pagode, tại đường Tự Do, Sài Gòn (trước 1975), ông kể một giai thoại về Simenon, theo đó, tác giả đã từng tự giam mình vào trong một nhà kiếng, chung quanh thiên hạ qua lại, nhòm ngó, và cứ thế tỉnh bơ ngồi viết. Khi ra khỏi “chuồng giam”, là đã có, không phải một, mà hai cuốn tiểu thuyết! Theo Mai Thảo, đây là do ông nhận lời thách đố của một tờ báo.
Cuốn Maigret sau cùng, Maigret et Monsieur Charles, xuất hiện năm 1972, sau đó Simenon nghỉ viết. Với chiếc máy ghi âm, ông đọc hai chục bài “Dictées”, và sau khi cô con gái Mari-Jo tự tử, ông ghi lại mớ hồi ký khổng lồ về đời mình, Mémoires intimes (1981).
Simenon mất tại Lausanne vào năm 1989. Cả đời, ông cố gắng hiểu, thông cảm nỗi đau của nhân sinh, của cõi người, và cố gắng làm cho nó đỡ đau. Nhưng ông không làm sao hiểu nổi nỗi đau của cô con gái: cô đã lầm tình yêu của người cha, với tình yêu của một người bạn trai.
Niềm bí ẩn đáng sợ!
Gấu nhà văn

Có lần ông nói về ước muốn của ông, viết tiểu thuyết “còn trinh” [‘pure’ novel: tinh khiết]. Có phải đó cũng là điều ông muốn nói, về sự cắt bỏ hết những từ, những câu ‘có tính văn học’ – hay là ông còn muốn bao gồm trong đó, thơ, mà ông vừa nói tới?
Tiểu thuyết “còn trinh” sẽ làm điều mà chỉ tiểu thuyết có thể làm. Tôi muốn nói, trong đó sẽ chẳng có chuyện gì về dậy dỗ, hay về báo chí. Trong một cuốn tiểu thuyết còn trinh, bạn sẽ không phải bỏ ra cả sáu chục trang để mô tả Miền Nam, hay Arizona, hay một xứ sở nào đó ở Âu Châu. Chỉ bi kịch, với chỉ cái gì mắc mớ tới nó. Just the drama, with only what is absolutely part of this drama. Tiểu thuyết bây giờ theo như tôi nghĩ, chỉ là một sự chuyển dịch, a translation, của những luật lệ của bi kịch vào trong tiểu thuyết. Tôi nghĩ, tiểu thuyết là bi kịch của thời đại chúng ta, the novel is the tragedy for our day.
Như vậy chiều dài quan trọng? Và đó là một phần ở trong định nghĩa của ông về tiểu thuyết còn trinh?
Đúng như thế. Nghe thì có vẻ chuyện thực dụng, nhưng tôi nghĩ, nó thật quan trọng, cùng một lý do theo đó, ông không thể nào coi hơn một bi kịch! Tôi nghĩ, thứ tiểu thuyết còn trinh, là thứ căng thẳng, khốc liệt, nếu ông ngoạm vô một cái, là làm cho xong, làm tới chỉ, chứ không thể để dành đến hôm sau làm tiếp! [I think that the pure novel is too tense for the reader to stop in the middle and take it up the next day].
*

Ui chao, nghe mà ham. Giá mà Gấu này cũng ngoạm được nó một cái, thứ tiểu thuyết còn trinh này!
Nhận xét của Simenon về bi kịch và tiểu thuyết, theo Gấu, đã được Lukacs nhìn ra từ lâu, trong Lý thuyết của tiểu thuyết, nhưng ông triết gia Mác xít này phán bảnh hơn “Simenon nhà văn”.
Tiểu thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội. Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la maturité virile).
Hùng tính mà gặp thứ còn trinh, là kể như xong!
*
To be a litterateur is to live under the sign of mere intellect, just as prostitution is to live under the sign of mere sex.
[W. Benjamin: Schriften II, 179]. Just as a prostitute betrays love, a litterateur betrays the mind.
Hannah Arendt: Tựa, cho cuốn Illuminations của Walter Benjamin.
[Nhà văn sống với chữ, thì cũng giống như bướm sống với cái số ta.
Và nếu như thế, bướm phản bội tình yêu, cũng như nhà văn phản bội cái đầu của mình].

*

Cuộc đời mỗi người là một cuốn tiểu thuyết.

Simenon trả lời tờ Le Magazine Littéraire, vào năm 1975, được đăng lại trong số đặc biệt về ông, Tháng Hai 2003
Tất cả cuộc hành trình ký giả, văn sĩ... của Simenon, là để truy tìm con người trần trụi, l’homme nu.
"Ngay từ khi 14, 15 tuổi, tôi đã tò mò về con người ta, và sự khác biệt giữa một người ăn mặc quần áo, và một kẻ trần trụi."
Do muốn trình ra con người trần trụi mà ông viết bài "Phi Châu nói. Đây Phi Châu nói với bạn. Nó nói Đ.M. Cứt. Mẹc Xà Lù, Đồ Bú Dù".
[L'Afrique qui parle. "L'Afrique vous parle, elle vous dit merde"]. Vì bài viết, ông bị tịch thu thông hành, cấm không cho tới Phi Châu. Đối với Simenon, chủ nghĩa thực dân thuộc địa đụng tới phẩm giá của con người.
*
Ông vào nghề quá trẻ. Thiên hướng ư?
Làm gì có chuyện đó. Tôi làm nghề báo, chỉ là tình cờ. Đúng lúc bị mất job, tại một tiệm sách.
Tôi chẳng hề biết một tí gì về báo chí. Vào thời kỳ đó, trong nhà, chỉ có ông bố tôi là đọc báo. Mẹ tôi thì chiếm giữ tầng trệt của tờ báo, tức là nơi đăng ba truyện dài từng kỳ, le feuilleton. Trẻ con chẳng để ý gì đến chuyện chính trị, chẳng để ý gì đến bất cứ chuyện gì, phải nói như vậy. Tôi chẳng bao giờ đọc báo, trừ cái tên tờ báo hàng ngày mua dài hạn của ông via, là hết.
Một bữa, trong lúc đi tìm việc làm, tôi để ý tới cái bảng hiệu của tờ Le Gazette de Liège. Vô, xin gặp chủ bút, một ông rất thanh lịch, râu rậm, mũi đỏ, khá kỳ dị, ông ta nhìn tôi, có vẻ thích thú, hỏi:
Cậu là ai?
Tôi chẳng là ai. Chỉ là một thằng chạy việc tại tiệm sách Gegorges, ở khu phố Nhà Thờ, và vừa bị đá ra khỏi tiệm.
Có ai quen biết để đảm bảo cho cậu không?
Ngoại trừ ông chủ tiệm sách ra đâu có ai nữa?
Nhưng còn gia đình của cậu, bà con của cậu?
Tôi kể tên một số bà con tai to mặt lớn… ông ta nói, tôi biết ông chú của cậu, và cùng trong ban quản trị ngân hàng với ông. Ông làm vài cú điện thoại, và sau cùng bảo tôi:
Bây giờ mình làm cú thử nghiệm. Ngày mai, cậu làm như mình là người phụ trách mục tin “chó cán xe” [chiens écrasés]. Hãy đọc mục tin địa phương, rồi viết theo như vậy.

*

Tại sao ông trở thành tiểu thuyết gia?
Tôi luôn luôn muốn viết tiểu thuyết. Đâu phải một mình tôi muốn như thế. Nhưng với tôi, đây đúng là một cách để tìm kiếm chính tôi. Điều mà tôi gọi là tìm kiếm con người thực sự chỉ là tìm kiếm chính tôi, bởi vì tôi cũng là một trong những con người. Trong khi viết những cuốn tiểu thuyết, tôi có cảm tưởng đến gần được với con người, đi vào trong bộ da của những nhân vật. Có những cuốn tiểu thuyết được viết bởi tiềm thức, nói theo đúng nghĩa đen của từ này. Người viết chui vô bộ da của nhân vật, và chẳng thể biết được, nhân vật sẽ đưa mình đi tới đâu. Người ta đi theo nhân vật ngày này qua ngày khác và

*

INTERVIEWER
You once told me Gide made a helpful practical suggestion about one of your novels. Did he influence your work in any more general way?
SIMENON
I don't think so. But with Gide it was funny. In 1935 my publisher said he wanted to give a cocktail party so we could meet, for Gide had said he had read my novels and would like to meet me. So I went, and Gide asked me questions for more than two hours. After that I saw him many times, and he wrote me almost every month and sometimes oftener until he died-always to ask questions. When I went to visit him I always saw my books with so many notes in the margins that they were almost more Gide than Simenon. I never asked him about them; I was very shy about it. So now I will never know.
INTERVIEWER
Did he ask you any special kinds of questions?
SIMENON
Everything, but especially about the mechanism of my-may I use the word? it seems pretentious-creation. And I think I know why he was interested. I think Gide all his life had the dream of being the creator instead of the moralist, the philosopher. I was exactly his opposite, and I think that is why he was interested.
I had the same experience two years later with Count Keyserling.
He wrote me exactly the same way Gide did. He asked me to visit him at Darmstadt. I went there and he asked me questions for three days and three nights. He came to see me in Paris and asked me more questions and gave me a commentary on each of my books. For the same reason.
Keyserling called me an imbecile de genie.
Có lần ông nói Gide đã từng gợi ý cho một trong những cuốn tiểu thuyết của ông, và cú đó thật đắc dụng. Ông ta có ảnh hưởng đến tác phẩm của ông, theo một kiểu đại trà nào đó.
Chắc không có chuyện đó đâu. Nhưng chuyện xẩy ra với Gide tức cuời lắm. Vào năm 1935, nhà xb của tôi cho biết ông ta có tổ chức một bữa tiệc cốc tay, và tôi có thể tới lèm bèm với ông ta, bởi vì ông ta nói, ông ta đọc tôi khá nhiều, và muốn gặp. Tới, Gide quần tôi trên hai tiếng đồng hồ. Sau đó, trở thành bạn quí của nhau. Tháng nào cũng thư gửi bạn ta. Quần bạn ta tới khi ông ta chết. Tới nhà ông, tôi thấy những cuốn sách của tôi, được bạn quí ghi chú tùm lum, khiến tôi nghĩ, chúng là của Gide hơn là của Simenon. Tôi chẳng bao giờ hỏi Gide về chuyện này. Thì cũng thẹn chứ! Làm sao không!
Ông ta có những câu hỏi nào ‘quái’ không?
Hỏi đủ thứ trên đời. Nhưng đặc biệt là về ‘cơ chế’, của cái gọi là ý hướng - cho phép tôi dùng từ - sự sáng tạo, của tôi. Và tôi nghĩ, tôi hiểu ra tại sao ông quan tâm đến tôi. Tôi nghĩ, cả đời Gide mơ trở thành một tay sáng tác, thay vì là nhà đạo đức, triết gia. Tôi đúng là thứ đối nghịch hẳn với ông ta. Chính vì thế mà ông quan tâm tới tôi.
Hai năm sau tôi gặp một trường hợp y chang, với một tay bá tước. Ông ta viết cho tôi y chang Gide viết. Mời tới lâu đài thăm. Tới ,bá tước quần “Simenon nhà văn” ba ngày ba đêm lử cò bự. Ông tới Paris thăm tôi, quần tiếp, và biếu tôi sách của tôi, kèm 'còm' của ông. Cùng một lý do.
Ông gọi tôi là thằng ngu thiên tài!
INTERVIEWER
I remember you once told me that in your commercial novels you would sometimes insert a noncommercial passage or chapter.
SIMENON
Yes, to train myself.
INTERVIEWER
How did that part differ from the rest of the novel?
SIMENON
Instead of writing just the story, in this chapter I tried to give a third dimension, not necessarily to the whole chapter, perhaps to a room, to a chair, to some object. It would be easier to explain it in the terms of painting.
INTERVIEWER
How?
SIMENON
To give the weight. A commercial painter paints flat; you can put your finger through. But a painter-for example, an apple by Cezanne has weight. And it has juice, everything, with just three strokes. I tried to give to my words just the weight that a stroke of Cezanne's gave to an apple. That is why most of the time I use concrete words. I try to avoid abstract words, or poetical words, you know, like crepuscule, for example. It is very nice, but it gives nothing. Do you understand? To avoid every stroke which does not give something to this third dimension.
On this point, I think that what the critics call my atmosphere is nothing but the impressionism of the painter adapted to literature. My childhood was spent at the time of the Impressionists and I was always in the museums and exhibitions. That gave me a kind of sense of it. I was haunted by it.
INTERVIEWER
Have you ever dictated fiction, commercial or any other?
SIMENON
No. I am an artisan; I need to work with my hands. I would like to carve my novel in a piece of wood. My characters-I would like to have them heavier, more three-dimensional. And I would like to make a man so that everybody, looking at him, would find his own problems in this man. That's why I spoke about poetry, because this goal looks more like a poet's goal than the goal of a novelist. My characters have a profession, have characteristics; you know their age, their family situation, and everything. But I try to make each one of those characters heavy, like a statue, and to be the brother of everybody in the world. And what makes me happy is the letters I get. They never speak about my beautiful style; they are the letters a man would write to his doctor or his psychoanalyst. They say, You are one who understands me. So many times I find myself in your novels. Then there are pages of their confidences; and they are not crazy people. There are crazy people, too, of course; but many are on the contrary people who-even important people. I am surprised.
INTERVIEWER
Early in your life did any particular book or author especially impress you?
SIMENON
Probably the one who impressed me most was Gogol. And certainly Dostoyevsky, but less than Gogol.
INTERVIEWER Why do you think Gogol interested you?
SIMENON
Maybe because he makes characters who are just like everyday people but at the same time have what I called a few minutes ago the third dimension I am looking for. All of them have this poetic aura. But not the Oscar Wilde kind-a poetry which comes naturally, which is there, the kind Conrad has. Each character has the weight of sculpture, it is so heavy, so dense.
INTERVIEWER
Dostoyevsky said of himself and some of his fellow writers that they came out from Gogol's "Overcoat," and now you feel you do too.
SIMENON Yes. Gogol. And Dostoyevsky.
INTERVIEWER
When you and I were discussing a particular trial while it was going on a year or two ago, you said you often followed such newspaper accounts with interest. Do you ever in following them say to yourself, This is something I might some day work into a novel?
SIMENON
Yes.
INTERVIEWER Do you consciously file it away?
SIMENON
No. I just forget I said it might be useful some day, and three or four or ten years later it comes. I don't keep a file.
INTERVIEWER
Speaking of trials, what would you say is the fundamental difference, if there is any, between your detective fiction-such as the Maigret which you finished a few days ago-and your more serious novels?
SIMENON
Exactly the same difference that exists between the painting of a painter and the sketch he will make for his pleasure or for his friends or to study something.
INTERVIEWER
In the Maigrets you look at the character only from the point of view of the detective?
SIMENON
Yes. Maigret can't go inside a character. He will see, explain, and understand; but he does not give the character the weight the character should have in another of my novels.
INTERVIEWER
So in the eleven days spent writing a Maigret novel your blood pressure does not change much?
SIMENON
No. Very little.
INTERVIEWER
You are not driving the detective to the limit of his endurance.
SIMENON
That's it. So I only have the natural fatigue of being so many hours at the typewriter. But otherwise, no.
INTERVIEWER
One more question, if I may. Has published general criticism ever in any way made you consciously change the way you write? From what you say I should imagine not.
SIMENON
Never. I have a very, very strong will about my writing, and I will go my way. For instance, all the critics for twenty years have said the same thing: It is time for Simenon to give us a big novel, a novel with twenty or thirty characters. They do not understand. I will never write a big novel. My big novel is the mosaic of all my small novels. You understand?
Issue 9,1955

Có lần ông nói Gide đã từng gợi ý cho một trong những cuốn tiểu thuyết của ông, và cú đó thật đắc dụng. Ông ta có ảnh hưởng đến tác phẩm của ông, theo một kiểu đại trà nào đó.
Chắc không có chuyện đó đâu. Nhưng chuyện xẩy ra với Gide tức cuời lắm. Vào năm 1935, nhà xb của tôi cho biết ông ta có tổ chức một bữa tiệc cốc tay, và tôi có thể tới lèm bèm với ông ta, bởi vì ông ta nói, ông ta đọc tôi khá nhiều, và muốn gặp. Tới, Gide quần tôi trên hai tiếng đồng hồ. Sau đó, trở thành bạn quí của nhau. Tháng nào cũng thư gửi bạn ta. Quần bạn ta tới khi ông ta chết. Tới nhà ông, tôi thấy những cuốn sách của tôi, được bạn quí ghi chú tùm lum, khiến tôi nghĩ, chúng là của Gide hơn là của Simenon. Tôi chẳng bao giờ hỏi Gide về chuyện này. Thì cũng thẹn chứ! Làm sao không!
Ông ta có những câu hỏi nào ‘quái’ không?
Hỏi đủ thứ trên đời. Nhưng đặc biệt là về ‘cơ chế’, của cái gọi là ý hướng - cho phép tôi dùng từ - sự sáng tạo, của tôi. Và tôi nghĩ, tôi hiểu ra tại sao ông quan tâm đến tôi. Tôi nghĩ, cả đời Gide mơ trở thành một tay sáng tác, thay vì là nhà đạo đức, triết gia. Tôi đúng là thứ đối nghịch hẳn với ông ta. Chính vì thế mà ông quan tâm tới tôi.
Hai năm sau tôi gặp một trường hợp y chang, với một tay bá tước. Ông ta viết cho tôi y chang Gide viết. Mời tới lâu đài thăm. Tới ,bá tước quần “Simenon nhà văn” ba ngày ba đêm lử cò bự. Ông tới Paris thăm tôi, quần tiếp, và biếu tôi sách của tôi, kèm 'còm' của ông. Cùng một lý do.
Ông gọi tôi là thằng ngu thiên tài!
Tôi nhớ có lần ông biểu tôi, trong những cuốn tiểu thuyết thương mại, thỉnh thoảng ông cài vô một mẩu không thương mại, hay một chương.
Đúng. Để luyện tay nghề.
Phần đó khác với cái phần còn lại của cuốn tiểu thuyết, như thế nào?
Thay vì viết, chỉ câu chuyện [của cuốn tiểu thuyết], trong chương cài vô đó, tôi cố đưa ra một chiều thứ ba, không bắt buộc cho trọn cả một chương, có lẽ cho một căn phòng, một cái ghế, một đồ vật nào đó. Cú luyện tay nghề này, giá mà dùng hội họa giải thích thì dễ dàng hơn.
Sao? Thế là thế lào?
Là đem cho nó một trọng luợng. Tranh thương mại sơn phẳng, bè bè trên mặt, bạn có thể lấy ngón tay chọc thủng nó. Nhưng một bức họa – thí dụ như một quả táo của Cezanne, nó có sức nặng. và nó có nước táo ngọt, có tất cả, chỉ cần ba nhát vẽ của họa sĩ. Tôi cố đem đến cho những con chữ của tôi sức nặng của những cú vẽ của Cezanne. Đó là lý do tôi lúc nào nào cũng sử dụng những từ cụ thể. Tôi tránh từ trừu tượng, hay từ thơ ca, như bạn biết đấy, giống như [từ]hoàng hôn, thí dụ vậy. bạn hiểu tôi chứ? Tránh mọi nhát vẽ không đem một điều gì đến cho chiều thứ ba.
Về điểm này, tôi nghĩ, nó là cái điều mà những nhà phê bình phán, không khí truyện của tôi, chẳng là gì hết, ngoài cái gọi là chủ nghĩa ấn tượng của hội họa áp dụng vào văn chương.

Cái chuyện Lê Huy Oanh coi Hemingway viết văn như cầm một nắm chữ, dùng nội lực bắn chúng lên trang giấy, dính cứng, không gỡ ra được nữa, và khi được chuyển ngữ, thì cứ thế mà bưng theo qua ngôn ngữ mới, cũng chính là ý nghĩ của Simenon, khi ông coi chữ của ông có sức nặng, có trọng lượng.
*
Tôi nhớ có lần ông biểu tôi, trong những cuốn tiểu thuyết thương mại, thỉnh thoảng ông cài vô một mẩu không thương mại, hay một chương.
Đúng. Để luyện tay nghề.
Phần đó khác với cái phần còn lại của cuốn tiểu thuyết, như thế nào?
Thay vì viết, chỉ câu chuyện [của cuốn tiểu thuyết], trong chương cài vô đó, tôi cố đưa ra một chiều thứ ba, không bắt buộc cho trọn cả một chương, có lẽ cho một căn phòng, một cái ghế, một đồ vật nào đó. Cú luyện tay nghề này, giá mà dùng hội họa giải thích thì dễ dàng hơn.
Sao? Thế là thế lào?
Là đem cho nó một trọng luợng. Tranh thương mại phẳng, bè bè trên mặt, bạn có thể lấy ngón tay chọc thủng nó. Nhưng một bức họa – thí dụ như một quả táo của Cezanne, nó có sức nặng. và nó có nước táo ngọt, có tất cả, chỉ cần ba nhát vẽ của họa sĩ. Tôi cố đem đến cho những con chữ của tôi sức nặng của những cú vẽ của Cezanne. Đó là lý do tôi lúc nào nào cũng sử dụng những từ cụ thể. Tôi tránh từ trừu tượng, hay từ thơ ca, như bạn biết đấy, giống như [từ]hoàng hôn, thí dụ vậy. bạn hiểu tôi chứ? Tránh mọi nhát vẽ không đem một điều gì đến cho chiều thứ ba.
Về điểm này, tôi nghĩ, nó là cái điều mà những nhà phê bình phán, không khí truyện của tôi, chẳng là gì hết, ngoài cái gọi là chủ nghĩa ấn tượng của hội họa áp dụng vào văn chương.
*
The Paris Review Interviews, III
SIMENON
To give the weight. A commercial painter paints flat; you can put your finger through. But a painter-for example, an apple by Cezanne has weight. And it has juice, everything, with just three strokes. I tried to give to my words just the weight that a stroke of Cezanne's gave to an apple. That is why most of the time I use concrete words. I try to avoid abstract words, or poetical words, you know, like crepuscule, for example. It is very nice, but it gives nothing. Do you understand? To avoid every stroke which does not give something to this third dimension.
On this point, I think that what the critics call my atmosphere is nothing but the impressionism of the painter adapted to literature. My childhood was spent at the time of the Impressionists and I was always in the museums and exhibitions. That gave me a kind of sense of it. I was haunted by it.
INTERVIEWER
Have you ever dictated fiction, commercial or any other?
SIMENON
No. I am an artisan; I need to work with my hands. I would like to carve my novel in a piece of wood. My characters-I would like to have them heavier, more three-dimensional. And I would like to make a man so that everybody, looking at him, would find his own problems in this man. That's why I spoke about poetry, because this goal looks more like a poet's goal than the goal of a novelist. My characters have a profession, have characteristics; you know their age, their family situation, and everything. But I try to make each one of those characters heavy, like a statue, and to be the brother of everybody in the world. And what makes me happy is the letters I get. They never speak about my beautiful style; they are the letters a man would write to his doctor or his psychoanalyst. They say, You are one who understands me. So many times I find myself in your novels. Then there are pages of their confidences; and they are not crazy people. There are crazy people, too, of course; but many are on the contrary people who - even important people. I am surprised.
INTERVIEWER
Early in your life did any particular book or author especially impress you?
SIMENON
Probably the one who impressed me most was Gogol. And certainly Dostoyevsky, but less than Gogol
INTERVIEWER
Why do you think Gogol interested you?
SIMENON
Maybe because he makes characters who are just like everyday people but at the same time have what I called a few minutes ago the third dimension I am looking for. All of them have this poetic aura. But not the Oscar Wilde kind-a poetry which comes naturally, which is there, the kind Conrad has. Each character has the weight of sculpture, it is so heavy, so dense.
INTERVIEWER
Dostoyevsky said of himself and some of his fellow writers that they came out from Gogol's "Overcoat," and now you feel you do too.
SIMENON Yes. Gogol. And Dostoyevsky.
INTERVIEWER
When you and I were discussing a particular trial while it was going on a year or two ago, you said you often followed such newspaper accounts with interest. Do you ever in following them say to yourself, This is something I might some day work into a novel?
SIMENON
Yes.
INTERVIEWER
Do you consciously file it away?
SIMENON
No. I just forget I said it might be useful some day, and three or four or ten years later it comes. I don't keep a file
INTERVIEWER
Speaking of trials, what would you say is the fundamental difference, if there is any, between your detective fiction-such as the Maigret which you finished a few days ago-and your more serious novels?
SIMENON
Exactly the same difference that exists between the painting of a painter and the sketch he will make for his pleasure or for his friends or to study something.
INTERVIEWER
In the Maigrets you look at the character only from the point of view of the detective?
SIMENON
Yes. Maigret can't go inside a character. He will see, explain, and understand; but he does not give the character the weight the character should have in another of my novels.
INTERVIEWER
So in the eleven days spent writing a Maigret novel your blood pressure does not change much?
SIMENON
No. Very little
INTERVIEWER
You are not driving the detective to the limit of his endurance.
SIMENON

That's it. So I only have the natural fatigue of being so many hours at the typewriter. But otherwise, no.
INTERVIEWER
One more question, if I may. Has published general criticism ever in any way made you consciously change the way you write? From what you say I should imagine not
SIMENON
Never. I have a very, very strong will about my writing, and I will go my way. For instance, all the critics for twenty years have said the same thing: It is time for Simenon to give us a big novel, a novel with twenty or thirty characters. They do not understand. I will never write a big novel. My big novel is the mosaic of all my small novels. You understand?
Issue 9, 1955

Cái chuyện Lê Huy Oanh coi Hemingway viết văn như cầm một nắm chữ, dùng nội lực bắn chúng lên trang giấy, dính cứng, không gỡ ra được nữa, và khi được chuyển ngữ, thì cứ thế mà bưng theo qua ngôn ngữ mới, cũng chính là ý nghĩ của Simenon, khi ông coi chữ của ông có sức nặng, có trọng lượng.
*
Tôi nhớ có lần ông biểu tôi, trong những cuốn tiểu thuyết thương mại, thỉnh thoảng ông cài vô một mẩu không thương mại, hay một chương.
Đúng. Để luyện tay nghề.
Phần đó khác với cái phần còn lại của cuốn tiểu thuyết, như thế nào?
Thay vì viết, chỉ câu chuyện [của cuốn tiểu thuyết], trong chương cài vô đó, tôi cố đưa ra một chiều thứ ba, không bắt buộc cho trọn cả một chương, có lẽ cho một căn phòng, một cái ghế, một đồ vật nào đó. Cú luyện tay nghề này, giá mà dùng hội họa giải thích thì dễ dàng hơn.
Sao? Thế là thế lào?
Là đem cho nó một trọng luợng. Tranh thương mại phẳng, bè bè trên mặt, bạn có thể lấy ngón tay chọc thủng nó. Nhưng một bức họa – thí dụ như một quả táo của Cézanne, nó có sức nặng. và nó có nước táo ngọt, có tất cả, chỉ cần ba nhát vẽ của họa sĩ. Tôi cố đem đến cho những con chữ của tôi sức nặng của những cú vẽ của Cézanne. Đó là lý do tôi lúc nào nào cũng sử dụng những từ cụ thể. Tôi tránh từ trừu tượng, hay từ thơ ca, như bạn biết đấy, giống như [từ]hoàng hôn, thí dụ vậy. bạn hiểu tôi chứ? Tránh mọi nhát vẽ không đem một điều gì đến cho chiều thứ ba.
Về điểm này, tôi nghĩ, nó là cái điều mà những nhà phê bình phán, không khí truyện của tôi, chẳng là gì hết, ngoài cái gọi là chủ nghĩa ấn tượng của hội họa áp dụng vào văn chương.
Ông có bao giờ lên lớp, giảng mo ran, cái này là giả tưởng, cái này là thương mại, cái này là… ị vào mặt nhà nước, đái lên bảng chỉ đường?
Không. Tôi là một tay thủ công. Tôi cần làm việc với hai bàn tay của tôi. Tôi muốn khảm cuốn tiểu thuyết của tôi vào một mẩu gỗ. Những nhân vật của tôi – tôi muốn chúng cục mịch, sần sùi, lông lá.. nhiều chiều thứ ba hơn. Tôi muốn tạo ra một thằng cha Gấu để làm sao mọi người nhìn hắn, là nhận ra, những vấn đề của chính họ, ở trong thằng cha Gấu đó!
Chính vì thế mà tôi nói về thi ca, bởi vì một mục tiêu như thế thì có vẻ như là của nhà thơ hơn là của tiểu thuyết gia.
*
Ui chao Gấu lại nhớ đến ông anh, phán, làm thơ dễ hơn viết tiểu thuyết!
Nhưng, Simenon là một tiểu thuyết gia bậc thầy, trong khi TTT, chỉ có mỗi một cuốn tiểu thuyết, và là độc nhất, là Một Chủ Nhật Khác.
*
Nhưng tôi cố gắng làm sao cho mỗi một nhân vật như thế nặng nề, như một bức tượng, và là anh em bà con của bất cứ một người trên thế giới. Và điều làm tôi hạnh phúc, là những lá thư độc giả mà tôi nhận được. Họ chẳng bao giờ nói tới văn phong đẹp của tôi. Chúng là những lá thư mà một con người viết, gửi cho vị bác sĩ hay chuyên viên tâm thần của người đó. Họ nói, ông là người hiểu tôi. Rất nhiều lần tôi nhận ra chính tôi trong tiểu thuyết của ông. Rồi còn những trang thư tâm tình, và họ đâu phải những con người khùng điên ba trợn! Cũng có, chứ không phải là không có, tất nhiên; nhưng rất nhiều trong số họ, ngược hẳn, và, có cả những ông những bà quan trọng nữa, và tôi ngạc nhiên.
*
Ui chao, Gấu qua trang Tin Văn, cũng nhận được, đúng những "mail", như xừ Uy Mà Nông này nói. Những lá thư khác hẳn thư, còm ở trên net, trên "bờ nốc", [blog], và, hoàn toàn khác hẳn "thư Chợ Cá" thế mới tuyệt cú mèo, thế mới thần sầu!
*
Vào cái lúc đầu đời, có tác phẩm, tác giả nào ông mặn?
Có lẽ người gây ấn tượng mạnh nhất ở nơi tôi là Gogol.
Và tất nhiên, Dos, nhưng không ghê bằng Gogol.
Theo ông, tại sao Gogol lại làm ông quan tâm?
Có thể, bởi vì ông ta tạo ra những nhân vật giống y hệt những con người hàng ngày, nhưng cùng một lúc, họ có cái, lúc nẫy tôi có nói, cái chiều thứ ba mà tôi tìm kiếm. Tất cả họ đều có cái mà tôi gọi là hào quang thơ. Không phải kiểu của Oscar Wilde - một thứ thơ đến một cách tự nhiên, cái thứ mà Conrad có. Mỗi nhân vật có trọng lượng của một bức tượng điêu khắc, nghĩa là, nặng, đậm, đặc, và “cứng như thép”, như Sartre đã từng mê mẩn! (1)
(1) "Tôi sẽ chẳng bao giờ đến đây nữa", anh ta nói trong khi máu chẩy dài xuống áo và cổ. Roquentin cũng giã từ thiên đàng. Anh có cảm tưởng đã sống cạn đời mình với giấc mơ nhân bản. Anh cũng quá chán lịch sử, luận đề này nọ và cuối cùng được cứu vớt, nhờ "tiểu thuyết". Anh mơ tưởng sẽ viết một câu chuyện "như nó có thể xẩy ra, đẹp, cứng như thép và sẽ làm mọi người hổ thẹn vì cuộc sống của họ".
Thế giới thư viện
*
Dos nói về chính ông, và một số bạn nhà văn, là, chúng tôi đều chui ra từ Chiếc Áo Khoác của Gogol, và bây giờ, ông cũng cảm thấy như vậy.
Đúng thế. Gogol. Và Dos.
Một hay hai năm trước, tôi và ông có lèm bèm về một vụ án đang xẩy ra, và ông nói cũng theo dõi kỹ lắm vụ đó trên báo. Ông làm thế là để có ngày bệ nó vô tiểu thuyết?
Đúng thế. Nhưng tôi ít khi giữ hồ sơ tài liệu về mấy vụ vớ vẩn như thế. Bất thình lình, bốn năm sau, hay mười năm sau, một bữa, nó lừ đừ bò ra, và tôi chộp ngay lấy.
Nói về những vụ án, theo ông, đâu là sự khác biệt cơ bản, nếu có, giữa những truyện thám tử Maigret mà ông chỉ tốn chừng vài ngày, như mới đây, và những cuốn tiểu thuyết nghiêm túc của ông.
Cùng khác biệt giữa một bức họa, và những phác họa, mà một họa sĩ nguệch ngoạc cho vui hoặc cho bạn bè, hay để nghiên cứu một cái gì đó.
Trong những cuốn tiểu thuyết Maigret, ông nhìn nhân vật chỉ từ cái nhìn của một thám tử?
Đúng như thế. Maigret không thể đi vô bên trong một nhân vật. Ông ta nhìn, giải thích, và hiểu; nhưng ông ta không cho nhân vật của ông sức nặng mà nhân vật đó sẽ có được như trong một cuốn tiểu thuyết của tôi.
Như vậy là ngoài cái việc bỏ ra 11 ngày cho một cuốn Maigret, máu huyết ông vẫn bình thường, không có chuyện đứt gân máu mà chết?
Đúng thế. Chỉ có mệt, một cái mệt bình thường, tự nhiên vì ngồi gõ bàn phím.
Ông không bao giờ đẩy Maigret của ông tới mức giới hạn, khiến ông ta mệt lử cò bự?
Vậy đó.
Câu hỏi chót. Ông có bao giờ bị bực mình vì những lời phê phán của mấy ông phê bình gia, và có khi nào sự phê phán của họ khiến ông thay đổi cách viết?
Chẳng bao giờ có chuyện đó. Tôi rất cứng cựa trong cái việc viết của tôi, và tôi đi theo đường của tôi. Trong vòng hai mươi năm trời, mấy thằng vỗ ngực xưng tên là phê bình đó, chúng chỉ nói, cùng một điều: Đã đến lúc thằng cha Gấu phải cho ra đời một cuốn tiểu thuyết tổ chảng, trong đó có chừng hai chục tới ba chục nhân vật. Chúng ngu quá không hiểu Gấu chỉ viết Tạp Ghi, viết Tin Văn, viết Net… Gấu sẽ chẳng bao giờ viết một cuốn tiểu thuyết lớn. Cuốn tiểu thuyết lớn của Gấu, là trang Tin Văn, trên đó khảm tất cả những gì Gấu viết. Ông hiểu Gấu chưa?
Hiểu. Nhân tiện, chúc mừng sinh nhật ông Gấu!
Tks

Câu hỏi chót. Ông có bao giờ bị bực mình vì những lời phê phán của mấy ông phê bình gia, và có khi nào sự phê phán của họ khiến ông thay đổi cách viết?
Chẳng bao giờ có chuyện đó. Tôi rất cứng cựa trong cái việc viết của tôi, và tôi đi theo đường của tôi. Trong vòng hai mươi năm trời, mấy thằng vỗ ngực xưng tên là phê bình đó, chúng chỉ nói, cùng một điều: Đã đến lúc thằng cha Gấu phải cho ra đời một cuốn tiểu thuyết tổ chảng, trong đó có chừng hai chục tới ba chục nhân vật. Chúng ngu quá không hiểu Gấu chỉ viết Tạp Ghi, viết Tin Văn, viết Net… Gấu sẽ chẳng bao giờ viết một cuốn tiểu thuyết lớn. Cuốn tiểu thuyết lớn của Gấu, là trang Tin Văn, trên đó khảm tất cả những gì Gấu viết. Ông hiểu Gấu chưa?
Hiểu. Nhân tiện, chúc mừng sinh nhật ông Gấu!
Tks
*
Mi cứ viết ba cái lăng nhăng, nó lậm tới xương, tới tuỷ, làm độc tới cái phần ngu ngơ nhất của trái tim của mi rồi, Gấu ơi!
Gấu Cái
*
Vào cái lúc đầu đời, có tác phẩm, tác giả nào ông mặn?
Có lẽ người gây ấn tượng mạnh nhất ở nơi tôi là Gogol. Và tất nhiên, Dos, nhưng không ghê bằng Gogol.
Những linh hồn chết
2
*

Gừng càng già càng cay. Những linh hồn chết của Gogol lại sống lại với bản tiếng Anh, mới, của nhà Penguin.
Tuồng ảo hoá đã bầy ra đấy: đầy người và vật, trong cõi thực mấp mé bờ siêu thực. Nabokov, trong một bài tiểu luận lớn, và độc đoán, coi Những Linh Hồn Chết, một thứ "Văn Đẻ Ra Đời", trong đó, những câu kệ của Gogol, giống như những câu thần chú, kêu gọi ra một thế giới, và thế giới này thì có thể, hoặc phát triển hoặc huỷ diệt, đều theo cùng một cách, là khùng điên ba trợn. Gogol gọi, đây là một "bài thơ", (1) và theo một số đường hướng, tác phẩm tiếng Anh gần gũi nhất với nó, là The Canterbury Tales, trong đó, nhịp điệu văn không những làm tăng thêm, mà còn tạo ra cái bất ngờ khoái tỉ về chi tiết, của người và vật.
(1) Trong lời tựa, bản tiếng Việt, dịch giả Hoàng Thiếu Sơn viết rõ hơn: Puskin đã từng khuyên Gôgôn sáng tác Những linh hồn chết thành một thiên 'trường ca' - poema - Chữ "poema" đây không phải có nghĩa là một tập thơ mà là một tiểu thuyết trường thiên có tính sử thi rộng lớn. Đến khi xuất bản tác phẩm, Gôgôn cho in lên bìa chữ "poema" to hơn tên sách.
*
Gogol?
Nabokov:
 J'ai pris grand soin à ne rien apprendre de lui. En tant que maître, c'est un écrivain dangereux et traître. A son niveau le plus bas, comme dans ses machins ukrainiens, il est un écrivain sans valeur; à son niveau le plus haut, il est incomparable et inimitable.
[-Gogol?
Tôi cẩn trọng chính tôi, đừng bao giờ học, bất cứ cái chó gì từ thằng cha này.  Như là một bậc thầy, thì ông ta là một nhà văn nguy hiểm và phản phúc. Ở cái mức tệ hại, ông ta là một anh Cu Sài Ukranien vứt đi, ở cái mức đỉnh cao, không ai so được với ông ta, và chẳng ai bắt chước được ông.]
Nhắc tới Gogol nhân mới đọc một bài viết trên TLS, thật tuyệt vời, về cuốn Những Linh Hồn Chết, bản dịch mới nhất, có kèm theo minh họa của Chagall, trước khi ông này vĩnh viễn rời bỏ nước Nga.
Bài điểm so sánh mối lương duyên lạ lùng giữa minh họa và tiểu thuyết:
Chagall minh họa Dead Souls như một món quà vĩnh biệt Nga xô, đi, tái định cư nơi xứ trời Tây phương, và không bao giờ trở lại Nga xô nữa.
Gogol viết Dead Souls ở ngoài nước Nga, và khi trở về, không thể nào tái định cư ở trên quê hương Nga xô của ông.