Chân Dung Văn Học

Đỗ Long Vân

Thủ bút JHV

Cầm Dương Xanh





Thơ JHV

Người ghi chú cô đơn: The Solitary Notetaker.

 *

*
Jasper Johns
Trang giấy viết này ngửi như mùi gỗ bào trong quan tài

Ui chao, đọc 1 phát, là nhớ bạn ta, tên thợ mộc Joseph Huỳnh Văn!

Tưởng nhớ bạn JHV nhân tập thơ bạn
Cầm Dương Xanh mới ra lò


lộc khổ đau

để nhớ joseph…

1.

người đuối mộng đâu thiên trước
hồ quên con nước sang bờ
rờ rỡ lần trang cựu ước
xa. đồng vọng mãi tiếng thơ

2.

mưa xuống lềnh bềnh cỏ mộ
âm âm từ cõi sấm truyền
một sớm. về nương bóng cổ
kiếp khổ tu trút áo huyền

3.

trăng tàn. ai rải khúc sầu
ấm ức ngực cuồng thổ máu
huyết hoa đẫm giấc mộng đầu
lộc khổ đau đời thẩm thấu…
1996

Nguyễn Thanh Châu

Thơ JHV

Thủ bút JHV

John Fowles

THE LOST DOMAINE OF ALAIN-FOURNIER

(1986)

I like the marvelous only when it is strictly enveloped in reality; not when it upsets or exceeds it.

ALAIN-FOURNIER, IN A LETTER OF 1911

The Lost Domaine (Le Grand Meaulnes) is, I suspect, one of the rare books that a reader may well feel happier not to have analyzed. (1) I remember feeling this myself when I first read it as a schoolboy, many years ago. It had been an experience of such strange force, touching so many secret places in my own nature, that I really did not want anyone to tell me what it meant. It certainly wasn't that I then understood it, or its effect; but to treat it objectively, as just another book, seemed a sort of sacrilege, the vulgar throwing-open of a very special place.

Later in life I wrote my own first novel, The Magus, very much under its influence. Since then I have read almost all else of what Fournier wrote, and several books about him; and have been a pilgrim to most of the main places of both the book and its author's life. I am, in short, a besotted fan, and still feel closer to Fournier than to any other novelist, living or dead. This kind of self-elected "special relationship" with him is not rare. Indeed it is typical of one side of The Lost Domaine's fate over the years; all those of us who were from the beginning literally set in a trance by the book 

1. By good fortune, for those who do like their texts explained, an excellent such analysis is now avail· able: Robert Gibson's Le Grand Meaules in the series Critical Guides to French Texts (London: Grant and Cutler, 1986). The same author's The Land Without a Name (London: Paul Elek, 1975) is by far the best account in English of Alain-Fournier himself.
*

Note: Dịch bài này cũng là 1 cách nhớ bạn thơ!
Le Grand Meaulnes, Tin Văn đánh máy lộn, thành Le Grand Maules, độc giả sửa giùm, nếu gặp.

Gấu có những kỷ niệm cực kỳ thê lương với JHV. Cứ mỗi lần bị cuộc đời hành hạ đến mức phải bỏ chạy, thì bèn mò đến anh. Hai anh em thường ngồi dưới nhà bếp, nhậu lai rai, và 1 lần, chắc nhiều lần, Gấu chịu không nổi và khóc rống lên, khủng đến nỗi bà xã anh, và luôn cả mấy đứa nhỏ, không hiểu chuyện gì xẩy ra, đều chạy xuống…

“Tội thằng Trụ, tội thằng Trụ quá”, như những lần anh than thở khi ngồi lai rai với NLV là do như vậy. Anh người Huệ, những lúc đắc ý nhất về bạn bè, là "ta ta mi mi", là "thằng Trụ, thằng Trụ", đâu có phải ai cũng được anh gọi như thế đâu.

Gấu cũng bị tật đó y chang, mỗi lần thấy quá thân với 1 thằng bạn, là mày tao, cái anh Quan Tòa Mẽo, NTN, mũi tẹt, da vàng, từng là bạn của Gấu, qua bạn C, ông em nhà thơ TTT, từng lê la ở nhà bà cụ C. ngu quá, đâu có hiểu được.

*

So với TTT, thì JHV quá mờ nhạt, và có thể, anh muốn như thế. Cõi thơ của anh, phải đến lúc gần mất Miền Nam thì mới trình ra, giữa một dúm bạn bè và một dúm độc giả của Tập San Văn Chương.
Anh biết, chúng "kén" độc giả?

Anh nhận xét về Gấu, lụy tình cảm. Anh than với NLV trong những lần nhậu giữa hai người, “Tội thằng Trụ, tội thằng Trụ quá”.
Bà Trẻ của Gấu cũng nhận xét y chang, mày lụy vì tình, nếu không, đi tu được, thành con, thành đệ tử của Phật được
Ui chao, chính tình cảm làm lụy Gấu, nhưng cũng chính nó, lại cứu Gấu vào lúc chót đời.

Sau 1975, có 1 thời gian Gấu hay gặp JHV, khi làm 1 anh đi mua thứ nước uống có mùi bia, ba thứ Nắng Mới, Lúa Mới gì gì đó, nhan nhản khắp thành phố Sài Gòn, trong khi chờ đợi đất nước xuống hố sâu thêm một mức nữa, là cái thời kỳ mở cửa về kinh tế, nhưng hãy bịt miệng mà sống, mà uống Hê Nê Ken, XO…

Chả là lúc đó, có ông cán bộ, nhà ở phía bên ngoài chung cư 29/8D, trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, mở một quán nhậu, cần một người đi lấy ba thứ bia dởm nói trên. Con bé lớn thì đứng bán hàng, nó cũng giống mẹ, tức Gấu Cái, nghĩa là cũng có tí nhan sắc, thế là cũng có khá nhiều khách lui tới, Gấu Cái lúc này do làm ăn ba thứ giấy tờ dởm, bị Cớm VC truy lùng, đưa vô danh sách “Most Wanted”, đâu dám về nhà. Một trong những cơ sở sản xuất bia cà chớn trên, gần xưởng mộc của nhà thơ JHV. Thế là Gấu, sau đi nộp đơn, chờ đến phiên mình, cho thằng con trai đứng vô hàng, còn Gấu ghé thăm JHV.

NGUYỄN LƯƠNG VỴ 
PHỐ CŨ DƯƠNG CẦM THU

Lá vàng rơi thương tưởng Dương Cầm Thu
Phố ươm nắng vàng câm. Âm biếc nắng
Bờ bến gọi. Thức tròn mùa xa vắng
Em đi đâu?! Dương cầm réo sông xa

Dương Cầm Thu ngấm men rượu Hoàng Hoa
 Phố thầm nhắc một mái lầu phong nguyệt
Màu cổ điển. Rằm phơi âm bất tuyệt
Em đi đâu?! Cỏ ướt khúc tình sầu

Dương Cầm Thu tóc xõa Dương Cầm Nâu
Phố khuya hát ngàn sông. Rêu nhớm rễ
Âm níu Nhạc. Ngàn sông bay nắng xế
Để ngàn khuya tan theo Dương Cầm Thu

Muốt tay em mềm hết dấu sương mù
Phố điêu khắc. Dương Cầm Thu chín đỏ
Lá say hết âm vang chìm đáy mộ
Nắng vàng câm. Âm biếc nắng nhớ nhau

Nắng vàng câm. Vang bóng đến ngàn sau
Phố ngực nõn dậy thì trăng ướt mượt
Phím chất ngất. Dương Cầm Thu hẹn ước
Trăng gọi nước xuôi ngàn. Đàn vang bước em đi…
 8/2005

Quả là một khúc thần sầu. Chất viril [chất đực], chất eros [chất huê tình], chất sauvage [dã man, tàn bạo]... nhưng cũng thật thơ mộng:
Em đi đâu, cỏ ướt khúc tình sầu.
Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Rõ nhất, là Joseph Huỳnh Văn, rồi tới Bùi Giáng, rồi tới Thanh Tâm Tuyền [chất đàn ông, hung bạo mà cả hai đấng kia không hề có].
Có lần, Gấu thú thực, chưa tìm ra chìa khoá vô cõi thơ NLV. Có NTN, lần anh viếng thăm Mẽo, và nhà thơ này gật gù, đúng, mỗi cõi thơ là mỗi chìa khoá. Thơ của tôi, chìa khoá nằm ở mãi cõi Thơ Đường.
Nói chung, thơ của mấy ông này, chìa khóa thì đều nằm trong Cõi Điên cả.

Trừ Joseph HV, cõi thơ Ky Tô, giống của Brodsky.
Trừ TTT, cõi thơ trí tuệ, gần cõi thơ Milosz, nhưng lại thiếu cõi quê của Milosz.

Cõi quê như chính ông tâng bốc:
It is good to be born in a small country where nature is on a human scale, where various languages and religions have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania, a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.

Với TTT, thì đây là Đất Bắc mà ông đã từ bỏ, và khi trở về, thì như một tên tù:

Chiều cuối năm qua xóm nghèo
Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78
(Thơ ở đâu xa)

Note: Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Chúng ta phải hiểu câu này, trong cái dòng của câu của Dos, như bài điểm cuốn Dead Souls, dưới đây:
Chúng ta đều chui ra từ Chiếc Áo Khoác của Gogol:
The famous remark often attributed to Dostoevsky that "We all emerged from Gogol's overcoat" (a reference to Gogol's story of 1842) remains more accurate.

Thơ  NLV quả là đã chui ra từ cái áo khoác, là cõi thơ Miền Nam, tụ vào mấy đấng Joseph Huỳnh Văn, Bùi Giáng, và TTT.
Tại sao trong cõi thơ đó, không có, thí dụ TTY?
Thơ TTY, là dòng thơ cảm khái, có từ ngàn đời, và đời nào cũng có. Nhà thơ giáo chủ Tân Hình Thức gọi, đây là thơ biên tái, biên đình.
*
Nhà thơ Milosz viết, trong bài viết ‘Về Brodsky’ trong “Bắt đầu nơi tôi là”:
Điều sâu thẳm nhất mà ông ta [Brodsky] nói về Akhamatova, và có lẽ đây là những từ sâu thẳm nhất, chưa từng được nói ra, về cái gọi là tiến trình sáng tạo nói chung, là, rõ ràng là bà quá đau khổ khi viết Kinh Cầu. Nỗi đau con bị tù của bà là thực, nhưng khi viết về nó, bà cảm thấy như giả đò, giả vờ, gượng gạo, [falsehood], chính là do bà phải vận nỗi đau của mình thành vần thành điệu [she had to shape her emotions into forms]. Và chính cái gọi là “form”, sử dụng tình cảm đau thương cho mục đích của riêng nó, làm tê liệt nó, như nó vẫn là như vậy.

Source

Akhmatova bị ông con trai từ, vì 'phổ thơ' nỗi đau khổ của gia đình, là cũng theo nghĩa đó.

Trong Chuyện trò với Volkov, Brodsky phán, tụi mũi lõ Tây Phương có thể hiểu được Dos, và chính vì thế mà ông rất ‘phổ thông’, đại chúng ở đó. Nhưng sức mấy mà hiểu được Akhmatova.
Nhân đó, ông nói về cái sự khác biệt giữa thường nhân và nghệ sĩ, thứ như Akhmatova, mà, “Như một thi sĩ, qua cái miệng bị tra tấn của người đó, hàng trăm triệu con người than khóc… bà [Akhmatova] đã ghi nhận chuyện từng ngày của những năm tháng khủng khiếp. Thật nguy hiểm khi viết ra bài thơ [Kinh Cầu]. Trên 5 năm trời, bài thơ được ghi vội vào những mẩu giấy nhỏ, được ghi vào ký ức của những người bạn tin cẩn, rồi đốt bỏ những mẩu giấy. Trở thành mục tiêu chiến dịch khủng bố mang tính ý thức hệ, do Stalin đề xướng vào năm 1946, bà bị đối xử tàn tệ đến khi Stalin chết."

Source: Nơi Người Chết Mỉm Cười

Chúng ta có thể suy ra trường hợp PD chỉ tới đỉnh, khi phổ nhạc thơ.
GCC gọi, đây là hiện tượng doping.
Mấy thứ làng nhàng kia, là nhờ gái. Cũng doping vậy, Cứ mỗi lần làm thịt một em là có 1 tuyệt tác để đời.
GCC ngu quá, coi BHD như... thánh nữ, thành ra chẳng có tác phẩm lớn, cho dù chính em… xúi, cái thứ tình yêu chỉ có "chiêm ngưỡng và kính trọng" làm H. sợ!

Hà, hà!

Ông bạn thân từ hồi còn đi học, nick Lủng, mail, cho biết, đã đọc hết Những Ngày Ở Sài Gòn, chỉ chịu được có mỗi 1 truyện Những Con Dã Tràng, và phán BHD của mi cũng thứ xoàng, tình thuở mới lớn, không có gì mà ầm ĩ!

Ui chao, GCC cũng nhiều khi nghĩ như thế, và nghĩ quá như thế, và cũng lầm về em, chỉ đến khi em đi rồi, thì mới ngộ ra, không phải như vậy. Em quyết định tất cả, nhìn ra tất cả, luôn cả cái kết thúc thê lương, liên quan cuộc đời của cả hai.
Có 1 anh bạn, cũng bạn văn, cũng rất thân, quen từ hồi mới bắt đầu viết, nhận xét về BHD: Rất trẻ con, nhưng lại quá già dặn, rất giống cái cô gái bé tí trong phim Les Dimanches de Ville d’Avray.
Có lẽ thế thật.

Trang TV, sở dĩ viết hoài còn hoài, là nhờ BHD. Mỗi lần Gấu đuối quá, là em xuất hiện, thui mà, viết tiếp đi... Cũng được đề nghị đầu thai mấy lần rùi, nhưng I'll Be Right Here Waiting For U!

*

Pilote de guerre en Indochine, Pierre croit avoir tué une petite fille en bombardant un village. Quelques années plus tard, sur le quai de la gare de Ville-d'Avray où il accompagne son amie Madeleine, il rencontre Françoise, une fillette de 12 ans, abandonnée par sa mère et que son père a placé dans une institution religieuse. Se faisant passer pour lui, Pierre prend l'habitude de la sortir tous les dimanches. Une tendre et pure amitié s'établit entre eux. Mais les braves gens s'inquiètent...

Trong bài viết về Hoàng Ngọc Tuấn, Võ Chân Cửu cho biết 1 chi tiết về JHV thợ mộc:

Năm 1976, tôi dỡ nhà dẫn vợ con đi kinh tế mới. Rồi không sống nổi nên về lại Quy Nhơn đi làm. Năm 1981 tôi đưa vợ con về lại Sài Gòn, cất lại căn chòi trên nền đất nhà cũ gần ga xe lửa Gò Vấp. Những người sáng tác còn lại ở Sài Gòn rất thương mến nhau, trừ những người tay đeo băng đỏ,. Lúc này cứ 2-3 ngày một lần thì Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Mộng Giác… Có khi có Cung Tích Biền, họa sĩ Khánh Trường lại hẹn đến căn chòi của tôi, cùng mang theo đồ nấu ăn, uống rượu “Cây Lý”. Thấy cảnh gia đình tôi không có giường nằm, Nguyễn Lương Vỵ cho một giường sắt cũ, anh Joseph Huỳnh Văn làm thợ mộc, chở về tặng một chiếc đi-văng... Từ đó, cứ chiều tối là Tuấn đến nhà tôi tá túc trên chiếc giường sắt. Riết rồi chiếc giường sắt nhỏ đó như dành riêng cho Hoàng Ngọc Tuấn. Anh tha hồ nằm nút liên tục những điếu “thuốc củi”, nghe tiếng tàu chạy, nghĩ ngợi vu vơ. Thuốc củi là tên gọi loại thuốc điếu do người nghèo Sài Gòn sáng chế bằng cách quấn lá đu đủ khô trong giấy tập, một bó 50 điếu, đem bán đầy đường. Tôi kỹ lưỡng hơn nên chịu khó quấn thuốc rê trong giấy pơ-luya. Chắc mầm bệnh ung thư thanh quản khởi nguồn từ thuốc củi ?


*

BRODSKY THROUGH THE EYES OF HIS CONTEMPORARIES
Brodsky qua mắt những người cùng thời với ông 

Ông thi sỡi có yêu Đất Mẹ? Ông tình nguyện đi hay ông là một gã lưu vong? Tại sao ông chẳng bao giờ trở về, ngay cả để viếng thăm? Ông là một tín hữu Ky tô, theo bất cứ nghĩa nào của từ này? Là một tên Do Thái có nghĩa gì không, đối với ông? Ông vẫn là và luôn là một nhà thơ Nga, hay thực sự, là một người Nga, trong bất cứ một ý nghĩa nào có thể chấp nhận được của từ này? Tại sao ông rao giảng chuyện thờ phụng ngôn ngữ, và theo đường hướng nào ông thờ phụng nó? Tại sao ông lèm bèm hoài về ‘đế quốc’? Tại sao ông cứ cố tình tự mình dịch thơ mình qua tiếng Anh, và kết quả của cái việc dịch đó có khá không?

Cùng với sự sợ hãi, sự kính trọng, và một tình yêu chân thực, những cuốn sách này còn chứa đựng một số những nhận xét thật tới, chưa từng có, về Brodsky, về cả hai, con người và nhà thơ. Về nhà thơ, có nhận xét của Pyotr Vail: “Pushkin là tất cả về, như thế nào, chúng ta muốn là; Brodsky là tất cả về, như thế nào, chúng ta thực sự là”. "Pushkin was all about how we wanted to be; Brodsky was all about how we really are".
Về con người, Annelisa Allleva đưa ra những nhận xét ‘gay gắt, nhức nhối’, thí dụ, “Ông ta ăn cắp tình yêu của nhân dân để giấu diếm sự bất an của mình”. "He stole other people's love in order to hide his insecurity".

Derek Walcott nhào lộn cả hai nhận xét trên, thành:
Joseph [Huỳnh Văn] Brodsky đếch thèm để ý đến sự tách biệt giữa thiên hướng nhà thơ và đời của ông. Ông là thí dụ đẹp nhất mà tôi biết về một người, là một nhà thơ, theo một cái nghĩa nhà nghề của từ này.
"I was only too glad to be the handmaid of genius, and to be taken for granted": Tớ thật hạnh phúc được là người hầu của thiên tài, và được đảm bảo như vậy. Brodsky phán.

CHESS

Jorge Luis Borges

I

In their serious corner, the players
move the gradual pieces. The board
detains them until dawn in its hard
compass: the hatred of two colors.

In the game, the forms give off a severe
magic: Homeric castle, gay
knight, warlike queen, king solitary,
oblique bishop, and pawns at war. 

Finally, when the players have gone in,
and when time has eventually consumed them,
surely the rites then will not be done.

In the east, this war has taken fire.
Today, the whole earth is its provenance.
Like that other, this game is for ever.

II

Tenuous king, slant bishop, bitter queen,
straightforward castle and the crafty pawn –
over the checkered black and white terrain
they seek out and enjoin their armed campaign.

They do not realize the dominant
hand of the player rules their destiny.
They do not know an adamantine fate
governs their choices and controls their journey.

The player, too, is captive of caprice
(the sentence is Omar's) on another ground
crisscrossed with black nights and white days.

God moves the player, he, in turn, the piece.
But what god beyond God begins the round
of dust and time and dream and agonies?

-Translated by ALASTAIR REID               
Cờ Tướng
I

Ở cái góc nghiêm trọng của họ,
Những kỳ thủ di chuyển những quân cờ.
Cái bàn cờ cầm giữ họ tới sáng
Bằng cái la bàn cứng cỏi của nó:
Lòng thù hận giữa hai màu cờ,
Một, cờ máu,
Và một, cờ ba que.

Trong cuộc chơi, là luật chơi,
Một ma thuật nghiêm ngặt:
Lâu đài Hô me, kỵ sĩ xám, nữ hoàng thiện chiến, hoàng đế cô đơn,
giám mục xiên xẹo, và những con tốt lao vào cuộc chiến

Sau cùng, khi những kỳ thủ đã nhập cuộc,
Và khi thời gian đã thiêu đốt cả đám
Rõ ràng là chẳng cần gì đến những nghi thức
[Bàn giao cái con khỉ, chúng ông lấy hết rồi,
Minh gà tồ còn gì mà bàn giao?]

Ở phía Ðông, lửa chiến tranh bừng bừng
Ngày hôm nay, trọn trái đất thuộc về nó,
Như cái khác, trò chơi này là thiên thu, bất tận.

II

Hoàng đế tế nhị, giám mục xiên xiên, nữ hoàng cay đắng,
Lâu đài thẳng thắn, và anh cu Sài láu cá –
Trên mảnh đất đen trắng của cái bàn cờ
Tất cả hăm hở tìm tòi, và sung sướng tận hưởng những chiến dịch…
Ðiện Biên, Mùa Hè Ðỏ Lửa, thí dụ.

Họ đâu có nhận ra,
Cái bàn tay thống trị của những thế lực quốc tế bửn thỉu,
Và hơn cả thế nữa,
Là những luật chơi của định mệnh.
Họ đâu có biết cái số phần cứng như gang thép,
Trấn ngự, cai quản những lựa chọn và kiểm tra những hành trình của họ

Kỳ thủ kia ơi, mi thì cũng bị cầm giữ bởi tính bất thường
(Câu này thuổng Omar) trên một mảnh đất khác,
Ðan chéo nhau bằng những đêm đen, và ngày trắng.

Ông Giời di chuyển những kỳ thủ, và tới luợt họ,
Di chuyển quân cờ
Nhưng Giời nào, ngoài Giời lại có Giời?
Thứ Ông Giời bắt đầu vòng luân hồi
Của bụi, thời gian, và những cơn hấp hối?
*

Thời gian quen Joseph Huỳnh Văn, Gấu tình cờ vớ được 1 bài thơ, bản tiếng Tây, của Borges; một bài thơ nói về hạnh phúc. Ðọc thích quá, Gấu bèn dịch, đưa cho anh đọc, và 1 tay nữa, nhạc sĩ Vũ Ngọc Giàu, tình cờ gặp lần đầu ở quán cà phê Bà Lê Chân, của Huy Tưởng.
Ðó có lẽ là lần đầu tiên Gấu biết tới Borges.
Sau này, ra hải ngoại, đọc Borges, Gấu cố kiếm bài thơ cũ, mà không làm sao kiếm ra. Khi biết tin anh mất, và có số điện thoại của gia đình, Gấu có gọi về hỏi thăm, và chia buồn, bà xã của anh có nhắc tới đám bạn quen từ trước 1975 mà chị còn nhớ, và nhân đó, chị nhắc tới bài thơ về Hà Nội, mà ông chồng đang làm, chưa xong, cho tới khi anh đi, và chẳng ai còn biết được nó ra làm sao, dù ai cũng gật gù, hay, hay lắm.

Trong một bài viết về anh, Gấu có nhắc tới câu chuyện này, Hà Nội anh chưa từng nhìn thấy [vì có bao giờ tính ra thăm đâu, chắc thế], và bài thơ dang dở về nó.

Anh Môn

Hà Nội là cái quái gì!
Tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hà Nội khi về
TTT 

Ở miền nam, Anh Môn có một vị trí giống như Hoàng Tử Nhỏ của Xanh Tếch [Saint-Exupéry]. Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn mê cuốn này lắm. Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao giờ bắt gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội! Người tình mà bạn tôi tìm kiếm, là Hà Nội, theo như tôi hiểu được, qua lời kể của bà xã của anh, Chị Văn, qua một lần trò chuyện viễn liên, sau khi Gấu tôi được tin anh mất, và xin được số điện thoại của gia đình. Gia đình không còn ở con hẻm đường Trương Minh Giảng, gần cổng xe lửa số 6 nữa, mà rời về Phú Nhuận. Cô con gái lớn đã lập gia đình, và hiện đang ở Mỹ.

Chị cho biết, thời gian trước khi mất, anh Hiến [Joseph Huỳnh Văn] vui lắm, chứ không như những ngày đó đâu. Bạn nhiều lắm, nhất là mấy anh trẻ, rất mê thơ, và rất quí mến anh Hiến. Họ định ra một tạp chí Thơ, y như hồi các anh làm tờ Tập San Văn Chương, nghĩa là kéo nhau ra quán tối ngày. Anh Hiến mất cũng tại một quán cà phê. Chị bùi ngùi nói, anh có bịnh tim, đang ngồi nói chuyện gục xuống, giá mà mấy người bạn để anh nằm nghỉ thoải mái, và thoa bóp cho anh, thì chắc không sao. Họ cuống lên chở vội tới một tay bác sĩ, tay này sợ trách nhiệm, hối chở ngay tới bệnh viện, dọc đường anh mất… À, mà anh biết không, anh Hiến có một bài thơ về Hà Nội.

Tôi hỏi: Anh Hiến có ra Hà Nội lần nào, chị nói chưa.
Hỏi bài thơ, không có. Không có chứ không phải không còn. Và nói có, thì bài thơ cũng chỉ ở trong đầu anh Hiến… 

Chuyện như thế này:

Vào những ngày anh Hiến như sống lại, nghĩa là anh lại có hứng làm thơ, anh cứ lẩm nhẩm ở trong đầu, một bài thơ về Hà Nội. Lâu lâu, hứng lên, giữa đám bạn bè mới quen, anh đọc một, hoặc hai câu. Nghe họ kể lại, hay lắm. Nhưng hỏi xong chưa, anh nói chưa xong, chưa được…
Rồi anh mất, và bài thơ đi luôn cùng với anh.
Lạ một điều hỏi mấy anh từng nghe anh đọc, một hay hai câu mà họ nói là hay đó, chẳng ai nhớ, dù chỉ một từ, một hình ảnh….
Nghe kể lại, tôi biết, anh nhớ tới thằng bạn Hà Nội đã đi xa, và những ngày đầu hai đứa quen nhau, khi làm tờ Tập San Văn Chương.
Cũng là những ngày hai đứa luôn nói về Thơ,
Và, lẽ tất nhiên, về Huế.
Và Hà Nội.
….

Như bài thơ mang theo cùng chuyến đi sau cùng của bạn tôi.
Như Hà Nội chẳng bao giờ tới được…
Merde!

NQT

Cũng là 1 cách tưởng nhớ bạn thơ, và chào mừng tập thơ của anh vừa được xb,
TV bèn đi thêm một bài thơ của Borges:

THE ART OF POETRY

To gaze at a river made of time and water
and remember Time is another river.
To know we stray like a river
and our faces vanish like water.

To feel that waking is another dream
that dreams of not dreaming and that the death
we fear in our bones is the death
that every night we call a dream.

To see in every day and year a symbol
of all the days of man and his years,
and convert the outrage of the years into a music, a sound and a symbol.

To see in death a dream, in the sunset
a golden sadness-such is poetry,
humble and immortal, poetry
returning, like dawn and sunset.

Sometimes at evening there's a face
that sees us from the deeps of a mirror.
Art must be that sort of mirror,
disclosing to each of us his face.

They say Ulysses, wearied of wonders,
wept with love on seeing Ithaca,
humble and green. Art is that Ithaca,
a green eternity, not wonders.

Art is endless like a river flowing,
passing, yet remaining, a mirror to the same
inconstant Heraclitus, who is the same
and yet another, like the river flowing.

-Translated by ANTHONY KERRIGAN

Nghệ Thuật Thơ

Nhìn dòng sông làm bởi thời gian và nước
Và nhớ ra rằng Thời Gian, dòng sông khác
Biết chúng ta lang thang như dòng sông
Và khuôn mặt của chúng ta biến mất như nước

Cảm thấy thức giấc, thì là giấc mơ khác
Những giấc mơ không mơ
Và cái chết chúng ta sợ,
Ở trong xương trong tủy của chúng ta,
Thì là cái chết mà hằng đêm chúng ta gọi là mơ, là mộng.

Nhìn mọi ngày và đêm, một biểu tượng
Của tất cả những ngày của một người đàn ông và những năm của người đó
Và chuyển cơn giận giữ của những năm tháng
Thành âm nhạc, thành tiếng, và biểu tượng

Nhìn cái chết, một giấc mộng, vào lúc hoàng hôn
Một nỗi buồn vàng – đó là thơ,
Dung dị, và bất tử, thơ
Trở lại, như rạng đông và hoàng hôn 

Ðôi khi, vào buổi chiều, có một khuôn mặt
Nhìn chúng ta từ chốn sâu thẳm của một tấm gương
Nghệ thuật phải như 1 tấm gương như thế đó.
Làm bật ra, hé rộ ra, cho mỗi chúng ta, ai, khuôn mặt của người đó.

Người ta nói, Ulysses buồn vô cùng vì những tự hỏi, và khóc nức nở vì yêu
Khi nhìn thấy Ithaca,
Chỉ là 1 mầu xanh vời vợi, không phải những ngạc nhiên

Nghệ thuật thì không tận cùng như con sông cứ thế trôi
Qua đi, tuy nhiên, luôn là một tấm gương cho cùng 1 Heraclitus,
không thường hằng, vẫn vậy, và lại là 1 kẻ khác, như dòng sông cứ thế trôi.

So với TTT, thì JHV quá mờ nhạt, và có thể, ông muốn như thế. Cõi thơ của ông, phải đến lúc gần mất Miền Nam thì ông mới trình ra, giữa một dúm bạn bè và một dúm độc giả của Tập San Văn Chương.
Ông biết, chúng kén độc giả?

Ông nhận xét về Gấu, lụy tình cảm. Ông than hoài với NLV trong những lần nhậu giữa hai người, “Tội thằng Trụ, tội thằng Trụ quá”.
Bà Trẻ của Gấu cũng nhận xét y chang, mày lụy vì tình, nếu không, đi tu được, thành con, thành đệ tử của Phật được
Ui chao, chính tình cảm làm lụy Gấu, nhưng cũng chính nó, lại cứu Gấu vào lúc chót đời.

Nhã Tập (tiền thân của Tập San Văn Chương) và Tập San Văn Chương, do một nhóm thân hữu chủ trương: Nguyễn Tường Giang, Phạm Hoán, Nguyễn Tử Lộc, Phạm Kiều Tùng và Joseph Huỳnh Văn.
NLV giới thiệu thơ Joseph Huỳnh Văn, Da Màu

Tôi sợ có lầm lẫn ở đây. TSVC không có tiền thân. NQT tôi cộng tác ngay từ số đầu. Joseph Huỳnh Văn là tổng thư ký. Nguyễn Tường Giang, bác sĩ, lo trị sự, quảng cáo, lo tiền in báo. Nhà in ABC của ông cụ PKT. Mỗi số TSVC có 1 cái tít riêng, và Nhã Tập có thể là tên của số đầu tiên ra mắt. Có số có tên tiếng Tây, Soleils Perdus, Soleils Retrouvés, Mặt Trời Mất Đi, Mặt Trời Tìm Thấy Lại... Trước TSVC, chưa ai từng đọc thơ Joseph Huỳnh Văn. Anh xuất hiện lần đầu trên TSVC. Những bài Cầm Dương gây chấn động trong giới văn học Sài Gòn lúc đó. Sau khi báo chết, anh cũng không đăng thơ ở đâu, theo như tôi còn nhớ được.

Cây đa bến cũ hồn ta

Em ạ, mười năm xa bến cũ
Lòng ta vẫn ủ bóng trăng xưa
Nắng mưa thuyền đã sang dòng khác
Câu hát ngày thơ trót chạnh sầu

Nắng xế ngang đầu đôi sợi bạc
Tình ơi tan tác thuở ngang vai
Thương nhau nhớ lại lời năm ấy
Mà thấy vầng trăng cũng nghẹn ngào 

Màu áo hoàng lan hương kiếp trước
Giữa đời ngước mắt dõi chiêm bao
Muối mặn chưa trao ngày nhạt nắng
Miếng gừng cay đắng tới ngàn sau 

Gạo sầu đắm đuối nuôi nhau
Cắn đôi hạt lệ lòng đau hỡi lòng 

Bạn vắng đường xa chiều đứng bóng
Đôi lòng chung mộng một đời ai 

Cầm tay muốn hỏi người sơ ngộ
Ngập ngừng nông nỗi áng mây trôi 

Thôi thế tình sau thương ý trước
Đoạn trường nước mắt lẫn mưa rơi 

Trắc ẩn nụ cười tan tác lệ
Núi sông xương máu một câu thề 

Người đi đi mãi chưa về
Cây đa bến cũ hồn quê đợi chờ

Chút tình tự thuở ngây thơ
Phất phơ mái tóc nguyệt mờ trăm năm

1975

Tôi biết Lộc, và J. Huỳnh Văn, là qua Tập san Văn chương. Không biết ai là người đầu tiên đưa ra việc làm báo. Khi có tôi, mọi chuyện đã được quyết định. Tôi nhận lời,  phần lớn là vì hai người bạn mới. Nhất là J. Huỳnh Văn. Như một hậu quả tất nhiên của những buổi bỏ sở ra ngồi quán cà phê gốc me đường Nguyễn Du, hoặc bên đường Hai Bà Trưng, quãng gần ngã tư Gia Long, khi bên kia quá ồn.  Số là lúc này, Bưu Điện đã phân đôi, thành Bưu Vụ, và Viễn Thông; tôi chuyển về Trung Ương, chuyên lo việc lên đồ biểu điện đàm/ điện tín, dưới quyền của ông T. nghe nói người của Mỹ. Vào những ngày cuối cùng, trong lúc Đà Nẵng đang trong cơn hỗn loạn, tôi còn cố liên lạc với Phòng Điện Toán, xin con số điện đàm/ điện tín ... "Anh có biết Đà Nẵng sắp sửa đi đoong không..."  tôi nghe tiếng người bạn bên kia đường dây hốt hoảng. Quay qua phòng sếp, một đống hồ sơ vẫn y nguyên. Đã hơn tuần, ông chưa vô sở: người Mỹ đã đưa ông và gia đình đi từ mấy ngày trước. 

Huỳnh Văn là linh hồn của cả bọn, là tinh thần, và Tổng thư ký, của tờ báo. Không có anh, chắc tờ báo không ra quá số hai. Sài-gòn nhỏ xíu: chiến tranh, nỗi sợ hãi, đời sống riêng tư của mỗi con người... làm người ta co cụm lại. Đám bạn bè tuy biết nhau, nhưng chỉ chịu ngồi bên nhau, khi có anh. Anh nói, anh biết tôi từ hồi Nghệ Thuật, từ những ngày, thỉnh thoảng ghé quán Cái Chùa, thấy một gã lúc nào cũng đeo kính đen, ngồi trơ một mình tại một chiếc bàn ở góc quán. Nếu không có Tập san Văn chương, chúng tôi chẳng bao giờ có dịp quen nhau. Và có thể chẳng bao giờ người đọc biết anh là một thi sĩ. Cũng chẳng mấy người biết anh dậy học, cho một trường tư ở Biên hoà. Có thể những dòng Cầm Dương Xanh đã rong ruổi cùng với anh, suốt quãng đường Sài-gòn - Biên-hòa, và ngược lại. Chúng xuất hiện lần đầu tiên, và cũng là cuối cùng trên Tập san Văn chương. Huy Tưởng, thay mặt tôi tới gia đình đốt những nén hương tưởng niệm, sau đó gửi ra vài dòng. Về câu hỏi, chị còn nhớ...?: Thời gian sau này, bạn bè nhiều nhưng thật tình là tôi không được quen biết hết, chỉ có các anh là bạn cũ trước 75 thì tôi mới nhớ thôi.

*

Gấu lần đầu nghe bản nhạc “Mười năm tình cũ”, khi ở trại tị nạn Thái Lan. Quái làm sao, sau này, khi ra được hải ngoại, lần đầu đọc bài thơ

Cây đa bến cũ hồn ta

Em ạ, mười năm xa bến cũ
Lòng ta vẫn ủ bóng trăng xưa
Nắng mưa thuyền đã sang dòng khác
Câu hát ngày thơ trót chạnh sầu….  

Nhìn con số 1975, là cái năm mà JHV làm bài thơ, thì mới ngộ ra được con số muời, “muời năm”, nó cũng chẳng khác ngàn năm, ru mãi ngàn năm, giọt mưa trời khóc ngàn năm cũ, sao còn ướt trên lưng bàn tay, chúng là những con số biểu tượng nói về xa cách và xum họp.
Từ đó, Gấu viết về cái sự ở lại của anh, và tất nhiên của rất nhiều người như anh, có gì giống như trường hợp Akhmatova…

Joseph Huỳnh Văn, 1975
Akhmatova, 1917

Hơn ai hết Akhmatova hiểu rằng ý thức hệ Bôn-sê-vích chống lại mọi biểu hiện tôn giáo. Dưới mắt những tín đồ, những người Bôn sê vích sẽ là những kẻ huỷ diệt linh hồn Chính Thống Giáo của Nga. Bà hiểu rất rõ, những dòng thơ của bà mang tính tố cáo chính trị. Bà biết mình đang đóng vai trò của Cassandra, mà chồng bà đã tiên đoán về bà, số phận của Cassandra là người nhìn thấy tương lai, nhưng chẳng ai thèm nghe.
Với riêng tôi, bài thơ của Joseph Huỳnh Văn, Cây Đa Bến Cũ Hồn Ta, là cũng được làm theo tinh thần của bài thơ của Akhmatova, nhưng nhẹ nhàng hơn, thi sĩ chỉ nhớ tiếc:

Giữa đời ngước mắt dõi chiêm bao. [J. Huỳnh Văn]
Bạn nói niềm tin của chúng ta  - mơ mộng hão [Akhmatova]

Liệu câu thơ, "Núi sông xương máu một câu thề", là nhắm nhắc tới câu: "Thề phanh thây uống máu quân thù", của Văn Cao?
Ngay giữa bạn thân của thi sĩ, chỉ mới đây, khi biết, bài thơ làm khi nào [1975] thì ẩn dụ của nó mới lộ ra.
Cũng như bài Em đẹp như cách mạng, 1972, tức là phải sau Mậu Thân, sau Mùa Hè Đỏ Lửa, mới làm được. 

Nếu bài thơ của Akhmatova, là giữa một kẻ sắp rời bỏ đất nước, và người ở lại, bài thơ của Jopseph Huỳnh Văn, cuộc bắt tay lịch sử 30 tháng Tư 1975:

Cầm tay muốn hỏi người sơ ngộ
Thôi thế tình sau thương ý trước

Nhưng trước đó, trước 1975, thi sĩ đã nhìn ra được cuộc chia ly, giữa bạn bè:

Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi.

Giấc mơ về cuộc bắt tay lịch sử giữa kẻ đi người ở sau 1975: Và nếu trách cứ là về phần chúng tôi, những người ở lại, If the blame were ours - thì mọi chuyện vẫn còn có cơ cứu rỗi, và chấn chỉnh: 

Người đi đi mãi chưa về
Cây đa bến cũ hồn quê đợi chờ.

Note: bài viết này được Sến Cô Nương để mắt tới đưa lên quang phổ talawas, nhưng để nguồn là Việt Báo online, thay vì Tin Văn.
Có vẻ như chẳng ai muốn dây với thằng cha Gấu khốn nạn!
Bạn quí, khi viết về bản dịch Voix, của Linda Lê, của “bạn quí của bạn quí”, nhà thơ NDT, dịch giả, thì nhắc tới Nguyễn Tuấn Anh [thì cũng thằng Gấu], đã từng viết về Linda Lê; hay khi nhắc tới Kundera, thì từ bản dịch của Nguyên Ngọc, nhưng những đoạn trích dẫn, thì đều đã được thằng cha Gấu dịch, đăng trên tờ Văn Học, Cali, từ khi trong nước chưa hề biết đến Kundera, nghĩa là 1997 gì đó!
Ông bạn nhà văn VC đầu bạc, thì nhắc tới Jennifer Trần, khi trích dẫn Kundera!
Gấu biết chuyện đó từ khuya, thành ra mới dùng đủ thứ nick, nào Hai Lúa, nào Gấu Nhà Văn, Gấu Cà Chớn, Jennifer Trần…
Bởi là Gấu còn chán thằng cha NQT hơn bất cứ ai!
Hà, hà!

Một bài viết, trong 7 bài viết, trong tập Bẩy Ðêm, của Borges, là về đề tài Ngàn Lẻ Một Ðêm. Ông giải thích, ngàn đêm có nghĩa là vô cùng. Nói ngàn đêm là nói vô cùng đêm, là đêm không làm sao đếm được, đêm chẳng hề tận cùng, chẳng hề có cái chuyện đêm chưa qua mà trời sao vội sáng. Nói "một ngàn và 1 đêm", là thêm 1 vào vô cùng. Và Borges nhắc tới cách nói trong tiếng Anh, thay vì “forever”, mãi mãi, thì nói, forever and one day. Và nó làm ông nhớ tới dòng thơ của Heine, gửi 1 người đàn bà:

Anh sẽ yêu em vĩnh viễn, hằng hằng, và ngay cả, sau đó: ”I will love you eternally and even after”.  

TTT có câu “Yêu em suốt một đời, suốt 1 đời chẳng đủ”, là cũng theo nghĩa này, nhưng “Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới”, thì cũng nói ý đó, nhưng mạnh hơn nhiều, bởi vì “nhớ”mạnh hơn “yêu”, theo Gấu.

Và đó là tình cảnh của Gấu:

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy... 

Nhưng tại sao lại 10, trong 10 năm? Có gì khác biệt giữa mười năm, và ngàn năm?

Bài viết về Ngàn Lẻ Một Ðêm, thật là thần sầu. TV sẽ post, và sẽ dịch lai rai ba sợi, trong khi mơ tưởng sẽ viết cuốn tiểu thuyết đầu tay chẳng hề viết!

Ngàn Lẻ Một Ðêm

Trên Blog Gỗ Mun có dịch một đoạn bài viết về Ngàn Lẻ Một Ðêm của Pamuk.

Gấu có đọc bài này. Cách đọc của Pamuk thua xa cách đọc của Borges, và bài của Borges là 1 trong những tuyệt vời viết về tuyệt tác này.

Gấu đọc Ngàn Lẻ Một Ðêm từ hồi còn con nít, thì ai chắc cũng vậy, và còn giữ được hai kỷ niệm thật là tuyệt vời về nó.
Một, là về Ali Baba và 40 tên trộm, về anh chàng biết được mật mã mở kho tàng của 40 tên trộm, "Hạt Vừng Mở Ra", « Sésame, ouvre-toi ! ». Vô nhìn thấy vàng bạc châu báu nhiều quá, lo nhặt nhạnh thu gom nhiều quá, mê quá, đến nỗi quên mẹ mất mật mã, và đành chờ đám cướp về…

Có vẻ như Gấu bị chuyện này ám ảnh khủng khiếp đến nỗi sau này, mỗi khi có dịp "Hạt Vừng Mở Ra", về bất cứ thứ gì, tình yêu, sex, tri thức...  là đều luôn luôn cảnh giác, nè, coi chừng, đừng để bội thực, quên mẹ mật mã!
Ngay cả cái chuyện “nhớ” cũng thế; cái gì cần nhớ thì Gấu mới nhớ, cái gì nghĩ không cần, là cho quên luôn, vì chỉ sợ nhớ nhiều quá, thành.. khùng!
Khủng đến nỗi, là Gấu đọc bất cứ cái chi chi, là cái máy “gạt” hoạt động liền tức thì, và liền lập tức lọc giùm Gấu, cái gì không cần nhớ, không cần giữ!
Sau này, khi biết đến cái gọi là rác, là spam… của PC, thì Gấu bật cười mà gật gù, cái này ta biết từ lâu rồi.

Kỷ niệm thứ nhì mới thật thú.
TV sẽ post cả hai bài viết, và nhẩn nha lèm bèm. Bài của Borges được in trong tập Bẩy Ðêm [Khoái Lạc]

Source

Trong bài viết , Borges cho biết 1 chi tiết động trời, cái truyện Ali Baba và 40 tên trộm không có trong nguyên tác, mà là do người dịch, Galland, phịa ra, rồi thêm vô, và ông còn cho biết, đây là truyện hay nhất trong Ngàn Lẻ Một Ðêm.
Quả đúng như thế.

Cả 1 đời viết văn, hơn nửa thế kỷ cầm viết, ra được hải ngoại, đi 1 đường Chân Dung Văn Học, Gấu Cà Chớn chỉ kiếm được hai người để vinh danh là Joseph Huỳnh Văn, và Ðỗ Long Vân.
DLV thực sự không phải là bạn, và chỉ gặp hai lần, một ở Quán Chùa, và một, lần đi cùng với JHV ghé Ðài Truyền Tin Phú Lâm, khi DLV đang phục vụ như 1 anh binh nhì, với bộ quân phục VNCH rộng thùng thình, phát sao, mặc vậy.

Ðó là lần JHV đến lấy bài viết của DLV cho TSVC, Truyện Kiều ABC.

Trong khi hai người nói chuyện, Gấu đọc loáng thoáng bài viết, và chôm được một ý, áp dụng liền vô bài viết, đăng sau đó, cũng trên TSVC, về Bếp Lửa của TTT:

bia

*

Note: Nhã Tập quả đúng là tên 1 số Tập San Văn Chương, số Tháng Tám 1972, đăng bài viết của Ðỗ Long Vân, Truyện Kiều ABC.

Đỗ Long Vân

Chết là hết, như người Việt thường nói. Nhưng Volkov, trong bài viết tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky, "Con sói cô đơn của thơ ca", đã trích dẫn câu thơ của nữ sĩ Akhmatova, "Khi một người đàn ông chết, những bức chân dung của người đó thay đổi", và đưa ra nhận xét, "có chút chi lạnh lẽo ở hai dòng thơ này". Theo ông, thường ra, khi được tin một người bạn mất, và được trao công việc lọc lựa những bức chân dung, ông nhận thấy có những thay đổi thật tế vi, đôi khi gây kinh ngạc, từ nét mặt người quá vãng. Như thể thần chết vạch giùm cho chúng ta thấy một ý nghĩa, một viễn tượng nào đó, ở nơi người chết, chỉ sau khi đã phán bảo: người này chết rồi. Những giai thoại-sau cái chết (the posthumous legend) càng mạnh, hậu quả của chúng càng xáo trộn, ở nơi những bức chân dung đó. Và theo Volkov, chuyện như vậy đã không xẩy ra, trong trường hợp của Joseph Brodsky. Sau khi ông mất vì bịnh tim vào ngày 28 tháng Giêng năm 1996 ở New York City, giai thoại về ông khi còn sống nhập hẳn vào những bức hình của ông, qua đó, là thời niên thiếu nổi loạn trong một thành phố bị vây hãm, cuộc vây hãm 900 ngày, dài nhất trong lịch sử cận đại, chưa kịp hồi phục bị giáng thêm đòn thanh trừng thời kỳ Stalin, rồi tới bản án theo kiểu Kafka của nhà nước Xô viết…
Người viết đã có lần giới thiệu bài tưởng niệm Joseph Brodsky, của T. Tolstaya, rồi nhân đó, tưởng niệm một nhà thơ Việt. Một người quen đã bực mình, tại sao lại để hai nhà thơ kế nhau như thế? Brodsky thì ai cũng biết, nhà thơ bạn anh, đâu có ai biết đến mà chơi cái trò ăn theo!

Tôi thật sự ngạc nhiên, khi bị hỏi như vậy, lần đó.

Trong bài viết của Tolstaya có nhắc tới một người thợ mộc ở Moscow, nhân được phỏng vấn, đã trả lời: Tôi chỉ mong có một cuộc sống riêng tư. Như Joseph Brodsky!
Anh bạn nhà thơ của người viết sau 1975 đã làm nghề thợ mộc. Trước đó anh làm nghề dạy học. Anh khoe, tìm thấy những vân gỗ y hệt những vần thơ!
Cái ông thợ mộc chẳng ai biết đến đó lại mong có một cuộc đời rất riêng tư của một nhà thơ được giải Nobel văn chương!
Cái ông thợ mộc bạn tôi, giả sử như gặp nhà thơ Nga ở cái thế giới nào đó, có thể sẽ là hai người bạn thân. Tôi thực sự mong mỏi như vậy. Và tôi còn tin rằng Joseph Brodsky sẽ thèm thuồng cái số phận của anh bạn thơ của tôi, ở trong cái thế giới cả hai đã cùng từ bỏ.
Nhà thơ Nga bị nhà nước Nga tống xuất, xin xỏ mãi để được ở lại, mà không được. Bạn tôi cứ tà tà ở lại, chẳng ai đuổi, và cũng chẳng thèm đi! Bạn tôi làm thợ mộc, nhà thơ Nga phải làm nghề mổ tử thi. Ông tự hào về nghề đó, và xấu hổ khi phải bỏ nghề. Anh bạn nhà thơ của tôi tự hào là một anh thợ mộc, và anh tìm thấy thơ ở đó, khi không còn có thể làm thơ được nữa.
Thử hỏi Brodsky có tìm thấy thơ từ những xác chết hay không?

Anh bạn nhà thơ của tôi, là bạn thân của Đỗ Long Vân.
Tôi viết bài tưởng niệm Đỗ quân cũng trong ước vọng đó: được có một cuộc đời riêng tư như Đỗ quân.
Bởi vì cái cuộc đời riêng tư đó thật là hiển hách vô cùng, đối với đám tụi tôi. Đám chúng tôi, khi đi trình diện nhập ngũ, trưng đủ thứ bằng cấp, để được đi học sĩ quan (bằng tú tài), để được biệt phái về một đơn vị không tác chiến (bằng chuyên môn)…
Đỗ quân, tuy bằng cấp đầy mình, đã từng du học Paris, giáo sư đại học, đi trình diện như một cái bang chẳng có một túi nào!
Sĩ quan, binh lính miền nam trước 1975 thường mặc quân phục bó sát người. Kỷ niệm của tôi về Đỗ quân, trong lần tình cờ đi cùng anh bạn thi sĩ Joseph Huỳnh Văn ghé thăm ông tại Đài Truyền Tin Phú Lâm, là một anh lính trong bộ quần áo nhà binh rộng thùng thình, tươi cười, thoải mái. Tôi có cảm tưởng ông thoải mái hơn cả lần đầu gặp tại quán Cái Chùa, đường Tự Do.


*


*

Cầm Dương Xanh