nqt
TƯỞNG NIỆM
Thanh Tâm Tuyền
1 2 3 4

TTT 5 năm, 2011

Giỗ đầu

Bản tin trên Việt Báo
Bản tin trên Người Việt
Bài của Trần Khải
trên Việt Báo, mục Thời Cuộc


Nguyễn Lương Vỵ:
Tôi không còn cô độc

Tạp Chí Thơ
tưởng niệm TTT


Đặng Tiến viết về sự ra đi  của
Thanh Tâm Tuyền


Prelude

Bùi Vĩnh Phúc
viết về TTT
1, 2
Thảo Trường:
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ

Trang
Thanh Tâm Tuyền

Ngày Xưa Xóm Gà

Kiệt Tấn:
Tôi có còn cô độc?


Phả Khói Trắng

Đọc Bếp Lửa
Bếp Lửa trong văn chương

Tưởng nhớ TTT

Kỷ niệm với nhà thơ

TTT, bạn chung giường

La Part d'Exil

Le Huu Khoa _TTT

5 năm TTT ra đi

TTT 2011

TTT 2012

Đảo Xa

TTT trong
 Ký Ức Sơ Sài

 7 năm TTT mất

Mưa Đầu Mùa

Tác phẩm đầu tay

TTT
2006 - 2016

1
2 3 4 5 6



T

* *

   
The Penal Colony

STORIES AND SHORT PIECES

This powerful collection brings together all the stories Kafka allowed to be published during his lifetime, including "The Metamorphosis," "A Hunger Artist," "The Judgment," "Jackals and Arabs," "A Country Doctor," and the celebrated title story. "Had one to name the artist who comes nearest to bearing the same kind of relation to our age that Dante, Shakespeare, and Goethe bore to theirs, Kafka is the first one would think of .... Kafka is important to us because his predicament is the predicament of modern man." - W. H. AU DEN
"I cannot say what I admire more, the naturalistic presentation of an imaginary world, rendered believable through a minute precision of the images, or the daring turn to the mysterious." – ANDRÉ GIDE
SCHOCKEN BOOKS, 200 MADISON AVENUE, NEW YORK CITY 10016
Cover design by Paul Bacon
Cover illustration from a Prague photograph by Jan Lukas
Courtesy of Editorial Photocolor Archives
ISBN 0-8052-0418-0

Em, em có hay kẻ tội đồ biệt xứ
sớm nay về ngang cố quận

Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi bóng tối sâu thẳm

Đêm vây hãm lụn dần
Thủ thỉ mưa ru ngày khốn đốn

Hai cuốn đều mua ở tiệm sách xôn, khi trở về phố cũ


Before the Law stands a doorkeeper. To this doorkeeper there comes a man from the country and prays for admittance to the Law. But the doorkeeper says that he cannot grant admittance at the moment. The man thinks it over and then asks if he will be allowed in later. 'It is possible,' says the doorkeeper, 'but not at the moment.' Since the gate stands open, as usual, and the doorkeeper steps to one side, the man stoops to peer through the gateway into the interior. Observing that, the doorkeeper laughs and says: 'If you are so drawn to it, just try to go in despite my veto. But take note: I am powerful. And I am only the least of the doorkeepers. From hall to hall there is one doorkeeper after another, each more powerful than the last. The third doorkeeper is already so terrible that even I cannot bear to look at him.' These are difficulties the man from the country has not expected; the Law, he thinks, should surely be accessible at all times and to everyone, but as he now takes a closer look at the doorkeeper in his fur coat, with his big sharp nose and long, thin, black Tartar beard, he decides that it is better to wait until he gets permission to enter. The doorkeeper gives him a stool and lets him sit down at one side of the door. There he sits for days and years. He makes many attempts to be admitted, and wearies the doorkeeper by his importunity. The doorkeeper frequently has little interviews with him, asking him questions about his home and many other things, but the questions are put indifferently, as great lords put them, and always finish with the statement that he cannot be let in yet. The man, who has furnished himself with many things for his journey, sacrifices all he has, however valuable, to bribe the doorkeeper. The doorkeeper accepts everything, but always with the remark: 'I am only taking it to keep you from thinking you have omitted anything.' During these many years the man fixes his attention almost continuously on the doorkeeper. He forgets the other doorkeepers, and this first one seems to him the sole obstacle preventing access to the Law. He curses his bad luck, in his early years boldly and loudly; later, as he grows old, he only grumbles to himself. He becomes childish, and since in his yearlong contemplation of the doorkeeper he has come to know even the fleas on his fur collar, he begs the fleas as well to help him and to change the doorkeeper's mind. At length his eyesight begins to fail, and he does not know whether the world is really darker or whether his eyes are only deceiving him. Yet in his darkness he is now aware of a radiance that streams inextinguishably from the gateway of the Law. Now he has not very long to live. Before he dies, all his experiences in these long years gather themselves in his head to one point, a question he has not yet asked the doorkeeper. He waves him nearer, since he can no longer raise his stiffening body. The doorkeeper has to bend low towards him, much to the man's disadvantage. 'What do you want to know now?' asks the doorkeeper; 'you are insatiable.' 'Everyone strives to reach the Law,' says the man, 'so how does it happen that for all these many years no one but myself has ever begged for admittance?' The doorkeeper recognizes that the man has reached his end, and, to let his failing senses catch the words, roars in his ear: 'No one else could ever be admitted here, since this gate was made only for you. I am now going to shut it.'

Frank Kafka

The Book of Fantasy

Edited by Jorge Luis Borges, Silvina Ocampo, A. Bloy Casares

Note:: Bản dịch tiếng Anh, trong cuốn của Borges và của nhà xb Shocken, giống nhau

A Different Kafka
by John Banville 

Of course, Kafka is not the first writer, nor will he be the last, to figure himself as a martyr to his art—think of Flaubert, think of Joyce—but he is remarkable for the single-mindedness with which he conceived of his role. Who else could have invented the torture machine at the center of his frightful story “In the Penal Colony,” which executes miscreants by graving their sentence—le mot juste!—with a metal stylus into their very flesh?

Lẽ dĩ nhiên, Kafka đâu phải nhà văn đầu tiên, càng không phải nhà văn cuối cùng, nhìn ra mình, lọc mình ra, như là 1 kẻ tuẫn nạn, vì cái thứ nghệ thuật mà mình chọn lựa cho mình: “dziếc dzăng”!
Hãy nghĩ tới Flaubert, hãy nghĩ tới Joyce [Xém 1 tí là thêm tên GCC vô!]. Nhưng ông bảnh nhất, khác hẳn mấy tay kia, là, loay hoay hì hục, chỉ chúi vô có mỗi cú đó, với “cái mình, cái đầu, cái tim của mình” [the single-minded] chỉ xoáy vô có mỗi chỗ “ấy ấy”, và từ đó, tìm ra, nhận ra vai trò của mình, "nhà dzăng".
Làm sao có thằng cha nào, ngoài Kafka ra, phịa ra được cái máy tra tấn người ở trung tâm câu chuyện đáng sợ “Ở thuộc địa trừng giới" [xém thêm cái tên của nó, là Xứ Mít bi giờ!], nó hành quyết những tên “ly khai, dám chống lại Đảng VC”, bằng cách dùng cây kim châm khắc mẹ bản án [le mot just], vô da vô thịt họ.


TTT 10 năm


*

retour aux classiques
par linda Lê

LÂME ROMANTIQUE

réédition de l'anthologie consacrée aux romantiques allemands

Novalis disait qu'une traduction, ou bien est grammaticale (littérale), ou interprétative (adaptation), ou bien mythique. «Les traductions mythiques sont des traductions de haut style: elles reproduisent dans sa pureté et sa perfection le caractère de l'oeuvre d'art dans son individu. Ce n' est pas l'oeuvre d'art elle-même, réellement, qu'elles nous donnent, mais bien son ideal.” Les traductions d'Armel Guerne correspondent à cette définition. Elles révèlent, plus qu'un texte, l'âme même de l'oeuvre. Poète, traducteur incomparable, notamment de Moby Dick, Armel Guerne est aussi l'auteur d'un écrit sur le romantisme, L'Âme insurgée, paru chez Phebus. Le même éditeur reédite aujourd'hui l' anthologie, publiée en 1963, que Guerne a consacrée aux romantiques allemands. C'est à un voyage aux sources du rêve que nous sommes conviés. Toute une génération de prophètes et de voyants s'offre à nous dans sa diversité. Et il est difficile de résister au fabuleux océan verbal du romantisme allemand sur lequel, dit Guerne, « resplendissent les jeunes feux de l'aube et les splendeurs du crépuscule ».
    « Oh ! Que cette voyance, ce sanetuaire soit mon verbe ! », s'exclame Holderlin sur lequel s'ouvre l'anthologie. Bettina von Arnim le comparait à un piano dont il aurait lui-même arraché les cordes. Holderlin à la recherche du divin délire, est l'image même du poète en quête de la langue des plus purs. En lui, le moi cherche à échapper au chaos originel et la puissance mystique du verbe tente de réparer la disharmonie fondamentale.
    Le recueil fait la part belle aux saturnales littéraires de Novalis : « Le devoir le plus haut de la culture est de s'emparer de son moi transcendantal, d'être en même temps le moi de son moi. » Il n' est d'écrivain qu'habite par la langue. Jean Paul est de ceux-là, qui trouve dans le lyrisme un moyen de concilier le moi et le cosmos. L'anthologie donne à lire des textes fameux du romantisme allemand, comme le Lenz de Buchner, les intermèdes de Hoffmann sur Don Juan et Mozart, Ondine de La Motte- Fouqué ou le fragment du Robert Guiscard, manuscrit brulé par Kleist dans un moment de désespoir. Mais l'intérêt de l'ouvrage est aussi de faire découvrir ou redécouvrir des figures plus méconnues, comme Bonaventura, l'auteur des Veilles. À ses cotés, figurent Ludwig Tieck, l'ami de Novalis, Contessa, qui raconte l'histoire d'un peintre aux prises avec le démon, Karoline von Gunderode, la suicidée des berges du Rhin a laquelle Bettina von Arnim rend hommage dans un texte frémissant, Ajoutons, pour parfaire ce tableau où l'ironie et le mystère forment un couple indissociable, les réflexions de Schlegel sur le Witz, le sel de l' esprit, un conte a la Edgar Poe d'Achim von Arnim, une fable de Chamisso, le créateur de l'inoubliable Peter Schlemihl, l'homme qui a perdu son ombre, quelques pages d'Eichendorff, l' auteur des Scènes de la vie d'un propre à rien, sur un chasseur qui cherche sa soeur et devient fou, et enfin une confrontation de Don Juan et de Faust, par Christian Dietrich Grabbe, qui figure dans l'Anthologie de l'humour noir de Breton.
    D'une lecture passionnante, ouvrant les fenêtres sur le rêve et le fantastique, cette somme est à placer au rayon des oeuvres rares, aux cotés de l'essai d'Albert Beguin sur l'âme romantique, et de l'anthologie, plus philosophique, parue chez Corti, et intitulée La Forme poétique du monde .•
Les Romantiques allemands
Textes rassemblés et presentés par Armel Guerne, traduits de l'allemand par Armel Guerne, Albert Béguin et al.
Ed. Phébus/Libretto, 961 p., 14,90 e.
Le Magazine Littéraire, Janvier, 2005
Số đặc biệt về Văn Chương và Trại Tù, O. gửi. Tks. NQT
Bài của Vila_Matas, Viết để biến mất, rồi bài Thư Tòa Soạn, là cùng đề tài, Hội Chứng, Le Syndrome Bartleby, Tớ chọn đừng, Je préferais ne pas le faire. Khi nào thì tôi có thể, không đừng, lại viết?


* *

*

My Old Saigon

2515. Hình ảnh họa sĩ/thi sĩ Đinh Cường trở về Đà Lạt và Dran lần cuối cùng tháng 11.2013 do phóng viên nhiếp ảnh Nguyễn Hữu thực hiện


Đà Lạt
5

Kiệt có, ở Đà Lạt, hai, trong số ba nàng của chàng: Oanh và Ly.
Hai Lúa có, hai, một cô bạn và một cô bé.
Cô Bé tức Bông Hồng Đen.
Cô bạn, là cái cô, y hệt Oanh, đã "miễn cưỡng" nhận lời mời đi coi ciné, với một anh chàng mê mình, ngày mai đi xa, ngày mai ra trận!
Anh ta bảo: Anh có thể ra Quảng Trị, hoặc Kontum, hoặc An Lộc… Oanh cười: Bắt chẹt Oanh quá vậy.
"Lần đầu tiên anh cầm tay em, là bữa đi ciné. Lần đầu, vì hôm sau anh phải đi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung. Em như miễn cưỡng "chiều" anh. Ở trong rạp, anh cầm tay em, em giật ra. Bực mình, anh giữ chặt lại. Nghĩ sao, em để yên. Anh như nghe em nói: thôi được rồi, tui thương ông đó. Được chưa?"

Cô bạn là tác giả câu thơ mà bạn có thể để vào bài ai điếu, cho một nửa của bạn, khi nửa này chẳng may đi trước:
Hồn Đông Phương thất lạc buồn Tây Phương.

Linda Lê, giữ mục "Trở Về Với Cổ Điển" cho tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Giêng 2005, trong bài viết "Tâm Hồn Lãng Mạn", L'Âme Romantique, nhân dịp tái xb tuyển tập "Những Nhà Lãng Mạn Đức", Les Romantiques Allemands, đã nhắc tới một định nghĩa, thế nào là dịch thuật, của Novalis.
Một bản dịch, thì, hoặc, có tính văn phạm [dịch theo nghĩa đen, bám chữ], hay có tính dẫn giải [mô phỏng, phóng tác], hoặc, có tính huyền hoặc, mythique. "Những bản dịch huyền hoặc là thứ bảnh, văn phong thuộc loại thượng thừa, de haute style. Chúng tái tạo nghệ phẩm, đưa nó trở về dạng trinh nguyên, toàn bích, ấy là nói về tính cách của nghệ phẩm, ở trong cái gọi là cá biệt, nhất khoảnh của nó. Nói một cách riết róng, không phải một nghệ phẩm mà nó dâng hiến cho chúng ta, mà chính cái gọi là lý tuởng".... Nó làm bật ra, còn quá bản văn, mà là linh hồn của tác phẩm.
Dịch mà làm sao cống hiến cho người đọc, không chỉ bản văn, mà là linh hồn của nó, ấy mới là dịch vậy!
Theo nghĩa đó, câu thơ "Hồn Đông Phương thất lạc buồn Tây Phương" là một câu thơ dịch. Một bản sao.
Nó chuyển một Hồn Đông Phương thất lạc, không còn tìm thấy mình, thành nỗi buồn lưu vong, xa xứ.
Thành Buồn Tây Phương.

Borges đã từng suýt soa, dịch bản bảnh hơn nguyên bản, là vậy.
Cũng vẫn theo nghĩa đó, một tác phẩm chỉ là tác phẩm khi tìm được linh hồn của nó.
Ở trong dịch bản!

Cũng vẫn theo nghĩa đó, một nửa, nửa kia, của mình, mới là mình.
Mới là linh hồn của mình!

Mình là cái quái gì? Anh chỉ mong mọi người coi thường anh.
TTT: Một Chủ Nhật Khác
 *

Người đọc Một Chủ Nhật Khác, nếu tinh ý một chút, đã linh cảm ra được, kết cục bi thảm của nó, khi nhớ tới đoạn Kiệt gặp anh Trung Tá già, đã từng bị VC tóm được, trốn thoát. Hai người bàn về loài voi, khi biết mình sắp chết, là bò về nghĩa địa...

"Loài voi có đặc tính kỳ lạ là khi biết mình sắp chết thì tự động bỏ đàn lánh đến chỗ khuất nằm chờ chết? Các nhà thám hiểm Phi Châu thường gặp những nghĩa địa voi"

"Cũng có phần đúng, thành phố này là một nghĩa địa voi. Nhưng rừng ở đây tuyệt giống voi lâu rồi.... Cái ông bác sĩ tìm ra thành phố này là một con bệnh ông biết không? Ông ta mắc chứng kỳ quái...".


Một Chủ Nhật Khác

Một cuốn tiểu thuyết, một cách nào đó, giống như một bài toán đố. Những chi tiết, những sự kiện, giống như những giả thiết. Đọc, là tìm cách chứng minh bài toán, tìm ra cái định lý của nó.
Chính vì thế, người ta cho rằng, tiểu thuyết trinh thám mới đích thị là tiểu thuyết.
Theo nghĩa đó, Foucault cho rằng, bất cứ một kho tàng, dù chôn giấu kỹ lưỡng thế nào, người chôn cũng để lại tiêu ký, để cho người tìm có tí dấu vết mà lần mò.

Hai Lúa còn nhớ, có lần, tác giả Một Chủ Nhật Khác kể là, hình như trong một bài viết, lúc nghe tin ông Diệm bị làm thịt, ông đang ngồi với một vài ông bạn, cũng sĩ quan, lính tráng. Cả bọn đồng la lên: Hỏng rồi!

Hỏng rồi, là "đại cục" hỏng rồi?
Hỏng rồi, là vui sao nước mắt lại trào?
Hỏng rồi, là sẽ có 10 ngày ở... Thiên Thai?
Hỏng rồi, là sẽ có một con bọ?

Cái "tiêu ký" 'hỏng rồi' đó, sao mà... thảm thế!












Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi

Không hiểu sao hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn trích dẫn trên lại cứ lởn vởn trong đầu óc  Nguyễn tôi những ngày gần đây. Có phải giờ này gió mùa đang thổi trên khắp quê nhà, gợi lại những chuyến đi? Hay ngọn gió Santa Ana đang thổi suốt dọc giải đất Cali, làm dậy lên tiếng những chiếc phong linh bằng đất nung khua chạm vào nhau? Le vent se lève… Gió đã lên… Gió đã lên rồi… hãy thử sống xem sao?...

    Vậy đó, hai câu thơ gợi những âm vang. Kẻ viết những dòng này đã đọc khá nhiều thơ của Joseph Huỳnh Văn -những bài thơ nửa tượng trưng nửa siêu thực, những bài cầm dương xanh sầu quý phái- nhưng không hiểu sao hai câu thơ bình dị nói trên bỗng dưng lại có mê lực đưa lòng mình vào tưởng nhớ mông lung. Hai câu thơ thật giản dị nhưng khơi gợi nhiều quá. Phải chăng nó đã động phải những tầng sâu thẳm nào đó tận dưới đáy hồn -và đáy thời gian.

    Nhưng thôi hãy gượm. Trước khi nói về thơ, xin hãy nói về người. Con người đó là Joseph Huỳnh Văn. Nguyễn được đọc và nghe tên anh từ hồi tạp chí Thời Tập của Viên Linh. Joseph Huỳnh Văn. Cái tên lạ, nửa Tây nửa Ta, nhưng rồi cũng trở nên quen thuộc.

Blog NXP

Hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn [nửa Ta nửa Tây], “Khuya nức nở…”, Gấu nhớ thơ bạn, rồi viết ra, trong lần nghe tin bạn mất, (1) chắc là từ tiềm thức bật ra, chưa từng đăng báo.
Thơ của Joseph HV như Gấu nhớ được, cũng chưa từng đăng báo nào khác, ngoài tờ Tập San Văn Chương, do anh làm tổng thư ký.

Tất nhiên, có thể là Gấu nhớ lộn, nhưng JHV "kỹ" lắm, ít khi đăng báo thơ của anh, cho đến khi làm tờ TSVC.
Nguyễn Đạt chắc là rành hơn Gấu, về những kỷ niệm này.

Mấy câu thơ sau đây, của TTT, cũng là do Gấu đọc ở trên tường, kế bàn viết của ông, trong phòng riêng của ông, một lần Gấu lén vô:

Khi anh đi, anh đi vào sương đen
Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết.

Nhớ, bài thơ dán trên tường, khi ông sắp sửa trình diện nhập ngũ.

NQT

Note: Đấng này, cũng bạn quí TTT!
VL còn sống đó, thử mail hỏi coi có khi nào Thời Tập đăng thơ Joseph Huỳnh Văn?

HNB Case

“The tears of the world are a constant quantity. For each one who begins to weep somewhere else another stops. The same is true of the laugh.”
― Samuel Beckett, Waiting for Godot

Trong những điều được nói về Sikiew, tất cả chỉ là bịa đặt, hoặc tô điểm. Duy có điều này: Nó thực sự là một địa ngục.
-Nước mắt cũng có hạn. Nơi này đổ ra nhiều thì nơi khác dè xẻn lại.
-Bạn muốn nói, đừng lạm dụng cảm xúc?
-Người ta chỉ đọc khi xúc động. Nhưng chớ bao giờ lạm dụng cảm xúc của độc giả cũng như của chính mình.
NQT: Bụi

Cái truyện ngắn Bụi, của GCC, được viết ở Trại Cấm Sikiew, Thái Lan. Đúng thời gian đó, Gấu vớ được "Trong khi chờ Godot", bản tiếng Anh.
Câu, “Nước mắt cũng có hạn… “, hóa ra chôm của Beckett, lúc nào không biết, nó ăn mẹ vô tiềm thức, rồi phọt ra.

Cũng thế với Beckett, hà, hà!

Một cách nào đó, ông viết, ở 1 Trại Cấm nào đó, những câu văn thần sầu của ông. Thua, thua nữa, thua cho bảnh, là từ Worstward Ho:
 “All of old. Nothing else ever. Ever tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better.”
― Samuel Beckett,
Worstward Ho

Trong cuốn tiểu sử của ông, Trầm Luân vào Danh Vọng, “Damned to Fame”, chương dành cho Thua Cho Bảnh, "Fail Better", chứng minh điều GCC phán, Beckett viết văn từ 1 trại tị nạn. Đúng hơn, từ cái bóng của Lò Thiêu, đúng hơn nữa, ông viết cho nạn nhân Lò Thiêu.
Một số từ ngữ mà ông sử dụng trong "Tiến Lên Tàn Mạt, Già Hồ", là để mô tả tình trạng thiếu ăn của nạn nhân Lò Thiêu
Nếu Nazi có giải pháp chót, thì Beckett có “grand finale”, chữ của Beckett. Kịch “Catastrophe”, thảm họa, viết bằng tiếng Pháp – bà vợ của ông, Suzanne, dùng từ này, khi biết tin ông được Nobel văn chương - được Beckett đề tặng Vaclav Havel. Sau khi ra tù, Havel chơi 1 cái kịch đáp lễ, Lỗi Lầm, “The Mistake”. Hai kịch bổ túc cho nhau. Havel nói với một đấng Mẽo, một cách khiêm tốn, tôi không có ý đứng ngang hàng với ông ta, như là hai nhà soạn kịch - đừng bắt hai ông đứng kế nhau nhe, Thầy Phúc - "I am not suggesting that I am equal as a playwright to Samuel Beckett".

Beckett phải mất 7 tháng chỉ để viết bản nháp đầu tiên, the first draft, của Worstward Ho, [Hồ, Hồ, Tiến Lên Tàn Mạt. “Hồ, Hồ”, là từ tiếng reo hò, thời cả thế giới ủng hộ Bắc Kít]. Vào thời gian, trong mùa đông 1981-82, ông suy sụp, bịnh, Ông viết cho bạn, "Chiến đấu với văn xuôi bất khả. Tiếng Anh. Với tởm lợm”:

BACK IN PARIS for the summer, after meeting his German publisher, Dr. Siegfried Unseld, for coffee in the PLM hotel on Sunday morning, August 9, 1981,84 Beckett returned to his desk to write three brief paragraphs of a new piece of prose in English. After starting with his 1960s concern with imagining "a body" and "a place" where there was neither, he wrote: "All before. Nothing else ever. lwer tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better." The will to "fail better" provided this text with its initial impetus. And, in order to fail better, the strategy Beckett adopted was to strive for the worst.
    He took his cue from Edgar's speech in King Lear. He copied out quotations from three different points in the speech into his little commonplace book:"The lamentable change is from the best, / The worst returns to laughter"; "Who is't can say, I am at the worst"; and "The worst is not so long as one can say, This is the worst." For some time, when he alluded to his new text in letters, he entitled it "Better worse." Later on, he called the book Worstward Ho, playing on the title of Webster and Dekker's play Westward Hoe (1607) and Charles Kingsley's better known novel Westward Ho! (1855). At one level, the text, like III Seen III Said, is concerned with the failure of language: when anything is said, it must inevitably be missaid. So language is deliberately pared down, reduced to a few lexical items assembled in a variety of combinations, so that it reaches out toward an "unworsenable worse." It is part of the strategy to be rid of Romantic accretions. So images evoking human memories or literary allusions are excised. That at least is how it first appears.

Bạn, đọc văn Mít Butor, cũng 1 thứ “Romantic” mà Beckett vứt vô sọt rác (to be rid of).
Vậy mà thất bại rực rỡ. Kiệt tác!
Chỉ nội mấy dòng GCC trích dẫn, là đủ chửi bố mấy đấng bịp bợm!

Và, quả đúng, hai đấng này, không đọc nổi Beckett!
Cái thất bại được thấy ra, chỉ ra, từ Beckett, một phần, là do/của ngôn ngữ: Khi cái gì được nói ra thì nó bắt buộc phải là nói trật, trìa: When anything is said, it must inevitable be missaid.
Thê thảm hơn thế nhiều, đây là hiện tượng đói ăn, thiếu dinh dưỡng, chết dần chết mòn, không phải chỉ của ngôn ngữ, mà là của nạn nhân Lò Thiêu.
“Every word is like an unnecessary stain on silence and nothingness.”
― Samuel Beckett
Mọi từ thì cũng như vết trầy không cần thiết lên im lặng và hư vô.

V/v Không đọc được.

GCC đã từng thú nhận, không đọc được Dickinson, và không chỉ Dickinson, mà còn nhiều nhà thơ khác, và trước đó, không đọc được thơ.
Tuy nhiên, chưa bao giờ không đọc được, mà chê 1 tác giả, như NDT và bà Huệ, chủ diễn đàn Gió O. Bà này chê thơ TTT, thua cả thơ Nguyễn Đăng Thường, và Nguyễn Đăng Thường cũng nhân đó, bèn chê TTT tơi bời hoa lá cành. Sa-đích. Thua cả thơ Đỗ Quí Toàn! 
Ui chao đến thơ TTT mà còn không đọc được, thì làm sao đọc được Beckett?

Lê Thị Huệ: So sánh hai bài thơ "Tiễn Một Nguời Vào Dĩ Vãng Đậm Màu" với bài thơ "Phục Sinh" của Thanh Tâm Tuyền. Là một khoảng cách lớn lao. Bài Phục Sinh làm dáng và rỗng, chỉ được cái phá cách, self-esteem vào thời đó. Bài "Tiễn Một Người Vào Dĩ Vãng Đậm Màu", già dặn, trí tuệ cũng phá cách nhưng cái phá cách của một lõi trí. Anh có tự cảm thấy cái khoảng cách chữ nghĩa giữa anh và nhà thơ lãnh tụ thơ Tự Do thời 1960 ở Việt Nam.

 

Nguyễn Đăng Thường: Ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền được công nhận là ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ tôi là ngôn ngữ đời thường, có thể chưa được đóng mộc. Khi nhại, hay cập nhựt Bài Ngợi Ca Tình Yêu của Thanh Tâm Tuyền với tựa đề mới Bài Ngợi Ca Chó Đá, tôi nghĩ tới nội dung bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, và hiện tình đất nước ta hôm nay nhiều hơn ngôn ngữ, dù nội dung và hình thức như hình với bóng, không thể tách đôi. Tác phẩm bị giễu nhại vẫn còn y nguyên, nhưng đã có thêm những tác phẩm song đôi. Tác phẩm bị, được giễu nhại nhiều nhứt, là bức tranh La Joconda, cho ra đời vô số những tranh "nhại họa" vô cùng thú vị. Salvador Dalí cũng nhại tranh Andy Warhol với các tranh Marilyn Mao. Các lãnh tụ độc tài vì bất an nên rất sợ bị chế giễu. Cậu Ủn Bắc Hàn là một thí dụ. 
http://www.gio-o.com/NguyenDangThuong/NguyenDangThuongPhongVan4.htm


Nguyễn Đăng Thường
tiễn một người vào dĩ vãng đậm màu

http://www.talachu.org/tho.php?bai=221


Phục sinh

Tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thuỷ tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không màu

tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng trên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi hét tên tôi cho nguôi giận
thanh tâm tuyền
đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
em bé quàng khăn đỏ ơi
này một con chó sói
thứ chó sói lang thang

tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuyền
bóp cổ tôi chết gục
để tôi được phục sinh


từng chuỗi cuộc đời tiếp nối
nhân loại không tha thứ tội giết người
bọn đao phủ quỳ gối
giờ phục sinh

tiếng kêu là kinh cầu
những thế kỉ chờ đợi

tôi thèm sống như thèm chết
giữa hơi thở giao thoa
ngực cháy lửa
tôi gọi khẽ
em
hãy mở cửa trái tim
tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ
trong sạch như một lần sự thật

Tôi không còn cô độc
1 2
Nguồn talawas


Thú thực, cho đến lúc sắp đi xa, GCC cũng vẫn không làm sao hỉểu được, từ "sao", trong "buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường", nghĩa là gì, sao là tại sao, hay là ngôi sao. Có lần, khi còn tụ tập ở nhà bà cụ Chất, Nguyễn Quốc Sủng, thay mặt cả bọn, hỏi ông. Ông không trả lời, mà giải thích chung chung, thơ tự do là những tập hợp, kết hợp, association, của những hình ảnh...
Nếu như thế, căn cứ vào câu "ngoài phố nắng thủy tinh", thì "sao", là những ngôi sao, của nắng thuỷ tinh, vỡ vào chuông giáo đường?
Nhưng khi hỏi, mưa ô buy là mưa gì, thì ông trả lời, ô buy là trái đại bác, trái phá!
 
http://www.tanvien.net/vietngan/vn06_dich_la_so.html


đâu phải thứ mưa ô buy vào thành phố

1954, vào Nam, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền có lẽ là một trong những người đầu tiên có những dòng thơ văn về Hà Nội, bên cạnh những dòng nhạc của một "Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội", hay "Hướng Về Hà Nội". Câu thơ trên, tôi chỉ nhớ loáng thoáng, trong tập "Tôi không còn cô độc", đã một thời làm ngơ ngẩn cả đám bạn bè hồi cùng học trung học. Ngớ ngẩn, đúng hơn.

Số là Phạm Năng Cẩn rất mê câu thơ đó. Anh cứ ngâm đi ngâm lại khiến Nguyễn Quốc Sủng đâm ra thắc mắc, hỏi, mưa ô buy là mưa gì? Tôi nhớ là, bạn Cẩn ngớ ra, và... cương đại: mưa ô buy là một thứ mưa bụi (buy biến thành bụi), hạt lấm tấm như nhũ kim cương trên những chiếc áo Mùa Thu, Hà Nội!

Sủng coi bộ không hài lòng với một lời giải thích rất thơ như vậy. Một bữa, trong lúc cả đám vây quanh nhà thơ, anh hỏi. Thi sĩ trả lời: ô buy là một từ tiếng Pháp, obus. Mưa ô buy là mưa đại bác, mưa trái phá!

Sau này tôi được biết, người miền nam gọi trái phá là trái ô buy. Họ gọi phạm nhe là người y tá, và hồi mới vào Sài Gòn, tôi đã từng khổ sở vì không hiểu nghĩa của nó, sau cùng truy ra, là do từ tiếng Pháp, infirmier. 

Nước Pháp, “hóa thân” vào miền nam, qua từ obus; rồi miền nam “hóa thân” vào từ ô buy, và được một nhà thơ miền bắc âu yếm sử dụng cho... Hà Nội, ôi chao số phận của “trái đại bác” Tây, nhờ một miền đất, rồi nhờ một nhà thơ, biến thành cơn mưa bụi ở một miền đất khác, trong cùng một quê nhà, sao mà may mắn hơn cái từ chiên hẩm hiu thế!

Bởi vì không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ sử dụng từ “mưa ô-buy”: ông vẫn bị những cơn mưa từ cái thành phố mà ông từ bỏ ám ảnh, cũng như không phải ngẫu nhiên mà ông bạn ngày xưa của tôi tán ẩu, ông cũng bị ám ảnh....



Phép lạ bí ẩn  ( Nguyễn Quốc Trụ)

Khi VP qua Paris, ở nhà KT.  Anh hỏi VP, thưa ông Tiên Chỉ, TTT nổi tiếng nhờ thơ hay là tiểu thuyết, Người phán, tiểu thuyết.
Câu trả lời, quá đúng với đa số độc giả, không đúng với thiểu số, nhất là độc giả TTT, và lại càng quá đúng, đối với VP, 1 người mù tịt về thơ.
Hai cuốn tiểu thuyết của TTT, đ
ều bị thời gian xực mất, và coi là của nó!
Hai cái dấu vết thời gian này, thì đều quá nhức nhối, đối với Mít
Bếp Lửa bị 1954 nhận là của nó.
MCNK thì bị biến cố 1975 xí phần.
Khủng nhất, không chỉ xí phần cho nó, mà còn cho cả 1 lũ Mít lưu vong, nếu bạn đọc Phép Lạ Bí Ẩn, và, nhất là câu kinh Koran, mở ra nó:

Và Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm năm, và rồi Người cho sống lại và nói:
"Mi ở đây bao lâu rồi?"
"Một ngày, hay một phần của ngày," anh ta trả lời.

Koran, II 261

Chỉ với thơ, là TTT thoát ra khỏi cõi rằng buộc của thời gian!
Lần đầu đọc Phép Lạ, Gấu choáng người, Borges viết truyện này cho Mít, cũng như Kafka, với "Y sĩ đồng quê".
Cả 1 quãng thời gian dài ơi là dài, một phần hay 1 phần cái con mẹ gì đó, bắt đầu bằng thời điểm 10 ngày cải tạo, cho đến lúc TTT té xuống ở 1 thành phố quê hương của tác giả Dịu Dàng Như Đêm, 1 hình ảnh minh họa cho cả 1 cõi văn chương lưu vong của Mít sau 1975, bắt đầu bằng cái giơ tay ra lệnh bắn cho đến khi nhân vật trong truyện té xuống:

Anh đã xin Thượng Đế cho anh một năm để hoàn thành tác phẩm: Quyền năng vô hạn của Người đã bảo đảm điều này. Vì anh, Thượng Đế đã hoàn thành một phép lạ bí ẩn: Sự thắng thế, dẫn đầu của đối thủ Đức sẽ giết anh, ở một giờ giấc nhất định, nhưng trong tư tưởng của anh, một năm đã qua đi, giữa lệnh bắn của viên đội, và cuộc hành quyết. Hoang mang, anh đi tới ngỡ ngàng; từ ngỡ ngàng tới cam phận, từ cam phận tới lòng tri ân bất ngờ
.

Cái 1 năm qua đi, là cõi văn chương lưu vong của Mít đó!


You Only Need To Be Alive:

Art Should Free Itself from Time

Nguyễn Quốc Trụ

 

  PHÉP LẠ BÍ ẨN

 

Jorge Luis Borges

 


Và Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm năm, và rồi Người cho sống lại và nói:
"Mi ở đây bao lâu rồi?"
"Một ngày, hay một phần của ngày," anh ta trả lời.

Koran, II 261

 

Lời người dịch: Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này.
Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện...


NQT
 

          Đêm 14 tháng Ba, 1939, trong căn phòng ở Zelternergasse, Prague, Jaromir Hladík mơ một trận đấu cờ dai dẳng. Anh là tác giả Những kẻ thù, một bi kịch chưa hoàn tất, Minh xác Vĩnh cửu, và một nghiên cứu những nguồn gốc Do-thái không trực tiếp của Jacob Boehme. Đối thủ không phải hai cá nhân, mà là hai gia đình nổi tiếng. Cuộc đấu đã bắt đầu từ bao thế kỷ trước. Không ai còn nhớ giải thưởng trị giá bao nhiêu, nhưng nghe nói lớn kinh khủng, và có lẽ vô cùng. Quân cờ, bàn cờ được bố trí ở trong một cái tháp bí mật. Jaromir (trong giấc mơ) là đứa con đầu lòng của một trong hai gia đình tranh đua. Giờ giấc cho nước cờ tới đã được đóng cứng trên mọi mặt đồng hồ, và không thể trì hoãn. Người mơ thấy mình chạy dài trên cát, dưới mưa, và không còn nhớ được những quân cờ cũng như luật chơi. Tới đó, anh tỉnh dậy. Ngưng luôn, tiếng ầm ầm của mưa và tiếng đồng hồ khủng khiếp. Một tiếng động nhịp nhàng, tách bạch với những tiếng người ra lệnh, từ Zeltnergasse vang lên. Rạng đông, những binh đoàn thiết giáp tiên phong của Đệ Tam Reich đang tiến vào thành phố Prague.

Vào ngày 19, nhà cầm quyền nhận được lời tố cáo Jaromir Hladík; buổi chiều cùng ngày, anh bị bắt. Anh được đưa tới một doanh trại mầu trắng và được khử trùng, ở phía bờ đối diện Moldau. Anh không thể biện bạch, dù chỉ một trong những lời cáo buộc của Gestapo: họ mẹ anh là Jaroslavski, máu anh là Do thái, nghiên cứu của anh về Boehme nặng chất Do thái, chữ ký của anh, trong thống kê chót, cổ võ sự chống đối Anschluss. Vào năm 1928, anh đã dịch Sepher Yezirah cho một nhà xuất bản của Hermann Barsdorf; nhằm mục đích thương mại, bản danh mục thái quá của cơ sở này càng cường điệu thêm tiếng tăm của người dịch. Danh mục ở trong tay điều tra viên Julius Rothe, một trong những viên chức quyết định số phận Hladík. Trừ những kẻ ở trong môi trường chuyên môn riêng biệt, có viên chức nào mà không cả tin; chỉ cần hai hoặc ba tĩnh từ kiểu Gothic là đủ thuyết phục Julius Rothe về tầm quan trọng của Hladík, và ông ta ra lệnh tử hình, pour encourager les autres (1). Cuộc hành quyết được ấn định vào ngày 29 tháng Ba, vào lúc 9 giờ sáng. Sự chậm trễ (độc giả sẽ nhận ra tầm quan trọng của nó sau đây) một phần là do nhà cầm quyền mong muốn tiến trình hành động không có tính cá nhân, và thật từ từ, như cây cỏ.

Hết cả hồn vía, đó là phản ứng đầu tiên của Hladík. Anh biết mình chắc chắn không khiếp sợ, bởi cái giá treo cổ, đoạn đầu đài, hay một con dao, nhưng bị xử bắn do một đội hành quyết là điều anh không thể chịu nổi. Thật vô ích, khi anh cố tự thuyết phục chính mình, chết, chỉ riêng chuyện đó thôi, là một hành động đáng sợ, nhằm nhò chi ba trường hợp lẻ tẻ. Anh tưởng tượng đến mệt nhoài, hết chết cách này tới cách khác. Cứ như thế anh tham dự hoài hoài, tiến trình cái chết của anh, từ rạng đông không ngủ tới loạt đạn huyền bí. Trước ngày chết ấn định bởi Julius Rothe, anh đã chết hàng trăm lần, tại những sân bắn mà hình dáng, góc cạnh của chúng thách đố luôn cả môn hình học; bị bắn gục bởi hết đám lính này tới đám lính khác, con số người tham dự cũng thay đổi, kẻ này lúc bắn gần, kẻ khác lúc bắn xa. Anh đối diện những cuộc hành quyết tưởng tượng, khiếp đảm thực sự (và có lẽ, can đảm thực tình). Cảnh tượng này mỗi lần kéo dài chừng vài giây đồng hồ. Khi vòng tròn khép kín, Jaromir lại thấy mình trở lui hoài hoài với buổi đêm run rẩy, của cái chết ban mai. Rồi anh suy ngẫm ra một điều, thực tại vốn không trùng hợp với những dự đoán của con người về nó. Với luận lý riêng, anh suy ra rằng, dự đoán một tình huống, là ngăn chặn cho nó đừng xẩy ra. Tin tưởng nơi huyền thuật yếu ớt, anh làm phép: như vậy chúng sẽ không xẩy ra, những tình huống tối tăm độc địa. Lẽ dĩ nhiên, cuối cùng anh cũng đành phải lo sợ, những hoàn cảnh thê lương này mang tính tiên tri. Trong đêm tối thương tâm, anh cố nắm chút thời gian trơn tuột. Anh hiểu rằng, thời gian, tự nó cũng chúi về buổi mai 29. Anh lớn tiếng suy luận: Lúc này, ta hiện đang ở trong đêm 22. Trong khi đêm còn dài (còn 6 đêm sẽ tới), ta bất khả xâm phạm, tuyệt đối an toàn, bất tử. Giấc ngủ đêm như những giếng tối sâu mà anh tự mình có thể trồi lên. Có những khoảnh khắc, anh nôn nóng loạt đạn dứt khoát, tốt cũng vậy, mà xấu cũng xong, nó sẽ giải thoát anh khỏi nỗi thôi thúc vô ích của bao điều tưởng tượng. Vào ngày 28, khi ánh dương quang cuối cùng chấp chới trên song sổ cao, ý nghĩ về vở bi kịch Những kẻ thù bứt anh khỏi những âu lo tuyệt vọng.

Hladík đã quá 40. Ngoại trừ một số ít bạn bè, và rất nhiều thói quen, ba bốn điều viết lách là cuộc đời anh. Như tất cả các nhà văn, anh đo lường sự thành tựu của kẻ khác bằng những gì họ đã hoàn tất, yêu cầu họ đo lường anh bằng những điều anh nghiên cứu, hoạch định. Tất cả những cuốn sách anh xuất bản, đã để lại nơi anh một mớ tình cảm hỗn độn, về nỗi niềm ăn năn, thống hối. Những nghiên cứu về tác phẩm của Boehme, Ibn Ezra, và Fludd cơ bản chỉ là sản phẩm mang tính ứng dụng vậy vậy; dịch bản Sepher Yezirah, sản phẩm của sự cẩu thả, mệt mỏi, đoán mò. Minh xác Vĩnh cửu, theo anh, ít khuyết điểm hơn: tập đầu là những quan niệm của con người về vĩnh cửu, từ Hiện Hữu bất di bất dịch của Parmenides tới Quá Khứ có thể sửa đổi được của Hinton. Tập thứ nhì, (cùng với Francis Bradley), phủ nhận điều, tất cả những sự kiện trong vũ trụ cấu thành một chuỗi thời gian, bằng cách lập luận rằng, con số kinh nghiệm khả hữu của con người thì không vô cùng, và chỉ một lần "lập lại" đủ chứng minh, thời gian là một ảo tưởng... Bất hạnh thay, những luận cứ chứng minh ảo tưởng này, thì cũng ảo tưởng như rứa. Hladík có thói quen vượt qua chúng theo kiểu bối rối, nhuốm chút dè bỉu. Anh cũng đã viết một chuỗi thơ Biểu Hiện; và nhà thơ chưng hửng, chúng có trong thi tập xuất bản vào năm 1924, và thi tập nào xuất hiện sau đó cũng đều thừa hưởng chúng. Trong nỗi nôn nóng cứu rỗi chính mình, thoát ra khỏi quá khứ mập mờ, và não nề, tất cả đều trông mong vào vở bi kịch thơ, Những kẻ thù. (Hladík coi trọng thể kịch thơ, bởi vì nó làm cho khán giả không quên phi thực tại, vốn là một điều kiện cần thiết của nghệ thuật.)

Tác phẩm tôn trọng tính đồng nhất của bi kịch (thời gian, nơi chốn, hành động). Nó mở ra tại Hradcany, trong một thư viện của Nam tước Roemerstadt, vào một trong những buổi chiều cuối cùng của thế kỷ 19. Trong cảnh một, hồi một, một người lạ tới thăm Roemerstadt. (Đồng hồ gõ 7 tiếng, sự thôi thúc của những tia mặt trời khi lặn, rực rỡ trên những ô cửa kính, không gian có tiếng nhạc Hungary quen thuộc, tha thiết.) Cuộc thăm viếng kéo theo những cuộc thăm viếng khác; Roemerstadt không quen biết những người tới làm phiền ông, nhưng ông lại có cảm giác khó chịu là ông đã nhìn thấy họ, trước đó: có lẽ trong một giấc mơ. Tất cả đều xun xoe, bợ đỡ, nhưng thật hiển nhiên - trước tiên là đối với khán giả vở bi kịch, và sau đó, đối với chính Nam tước - họ là những kẻ thù bí mật, thề huỷ hoại ông. Roemerstadt tỏ ra cơ trí hơn, hoặc đã thoát khỏi những âm mưu lằng nhằng của họ. Trong cuộc đối thoại, người yêu của ông, Julia de Weidenau, được nhắc tới, và một tay Jaroslav Kubin nào đó, có thời đã từng cầu hôn cô. Kubin bây giờ đã mất trí, và nghĩ anh ta là Roemerstadt... Nguy hiểm trùng trùng. Roemerstadt, vào cuối hồi hai, đã bắt buộc phải giết một trong những kẻ âm mưu. Hồi ba và là cuối cùng, bắt đầu. Những sự phi lý cứ thế tăng thêm: diễn viên, có vẻ như đã đóng xong vai, lại xuất hiện; người đàn ông bị Roemerstadt giết, trở lại, một lát thôi. Người nào đó ghi nhận, thời gian trong ngày không tiến triển: đồng hồ gõ 7 tiếng, mặt trời hướng tây hắt lên những ô cửa sổ cao, nhạc Hungary tha thiết trong không khí. Xướng ngôn viên thứ nhất của vở kịch tái xuất hiện và nhắc lại những từ anh ta đã nói trong cảnh một, hồi một. Roemerstadt nói chuyện với anh ta, chẳng một chút kinh ngạc. Khán giả nhận ra rằng, Roemerstadt là anh chàng Jaroslav Kubin khốn khổ. Vở bi kịch chưa từng xẩy ra: chỉ là vòng mê sảng Kubin hoài huỷ sống đi sống lại.

Hladík chẳng bao giờ tự hỏi chính mình, vở bi hài kịch của những lầm lẫn như vậy, là vô lý, hay đáng yêu; có dụng tâm, hay chỉ là tuỳ tiện. Anh trực giác ra rằng, một âm mưu như vậy là phát minh thích hợp nhất để che giấu những khiếm khuyết, và để biểu tỏ những điểm mạnh của anh, và nó còn cho anh khả năng cứu rỗi, (một cách biểu tượng) ý nghĩa căn bản cuộc đời anh. Anh đã hoàn tất hồi nhất và một cảnh hay là hai, của hồi ba. Tính vần luật của tác phẩm cho phép anh liên tục suy nghĩ về nó, chỉnh lại khổ thơ mà không cần bản thảo ở trước mặt. Anh nghĩ tới hai hồi còn phải làm, và cái chết cận kề. Trong bóng đêm, anh khẩn cầu Thượng Đế. Nếu, một cách nào đó, con hiện hữu, nếu con không phải là một trong những lập lại của Người, và sự lầm lạc; con hiện hữu như là tác giả của Những kẻ thù. Để hoàn tất vở bi kịch này, nó có thể sử dụng để biện minh con, biện minh Người, con cần một năm nữa. Xin hãy cho con năm đó. Người mà tất cả những thế kỷ, tất cả thời gian đều thuộc về Người. Đó là đêm cuối cùng, hãi hùng hơn tất cả, nhưng chỉ mười phút sau, giấc ngủ như biển đen sâu thẳm đã nhận chìm anh.

Gần rạng đông, anh mơ thấy tự giấu mình, ở một trong những gian, tại thư viện Clementine. Một người thủ thư đeo kính đen hỏi anh: Anh kiếm gì? Hladík trả lời: Thượng Đế. Người thủ thư bảo anh: Thượng Đế ở một trong những con chữ, của một trong những trang, của một trong 400,000 bộ, của Clementine. Cha tôi, và những người cha của những người cha của tôi, đã tìm kiếm con chữ này. Tôi trở nên mù cũng chỉ vì tìm nó. Ông gỡ cặp kính, và Hladík nhìn thấy mắt của ông đã chết. Một độc giả bước vào, mang trả cuốn atlas. Cuốn atlas này vô dụng, ông ta nói, và đưa nó cho Hladík, anh mở ra theo ngẫu nhiên. Trong một thoáng bàng hoàng, anh nhìn thấy bản đồ xứ Ấn độ. Đột nhiên hết sức tự tin về mình, anh chạm vào một trong những con chữ nhỏ bé nhất. Một giọng như có ở khắp nơi, nói: Thời gian cho tác phẩm của mi đã được chấp thuận. Hladík giật mình thức giấc.

Anh nhớ ra rằng, những giấc mơ của con người thuộc về Thượng Đế, và Maimonides đã viết, những từ trong giấc mơ thì linh hiển, khi chúng được nói ra một cách rành rẽ, rõ ràng, bởi một người mà không ai nhìn thấy. Anh mặc quần áo. Hai người lính vào sà lim và ra lệnh cho anh đi theo họ.

Từ bên trong cửa, Hladík đã mường tượng mê cung với những lối đi, những cầu thang, và những dẫy nhà nối với nhau. Thực tại tồi tệ hơn: họ đi xuống một sân trong, bằng thang sắt hẹp chỉ một người đi lọt. Một vài người lính - mặc đồng phục, khuy áo mở banh - đang xem xét một chiếc xe gắn máy, và bàn cãi về nó. Viên đội nhìn đồng hồ của anh ta: 8 giờ 44. Họ phải đợi tới 9 giờ. Hladík thấy mình chẳng đáng chi, hơn là đáng thương hại; anh ngồi trên đống gỗ. Anh nhận ra ánh mắt những người lính tránh né anh. Để cho việc chờ đợi dễ dàng hơn, viên đội mời anh một điếu thuốc. Hladík không hút thuốc. Anh nhận chỉ vì lịch sự, hoặc vì tủi nhục. Trong khi châm thuốc, anh thấy tay mình run run. Trời có mây. Những người lính xì xầm nói chuyện, như thể anh đã chết. Một cách vô ích, anh cố nhớ một người đàn bà, và qua người này, Julia de Weidenau là một biểu tượng...

Đội hành quyết được tập hợp, và mọi chú ý hướng về họ. Hladík đứng dựa vào tường doanh trại, đợi loạt đạn. Một người nào đó tỏ ý lo ngại, bức tường sẽ dính máu. Kẻ bị kết án được lệnh bước tới phía trước vài bước. Thật phi lý, Hladík nhớ lại những sắp xếp sơ khởi của một người thợ chụp hình. Một giọt mưa nặng nề rớt, trên thái dương Hladík, rồi lăn dần xuống má. Viên đội hô mệnh lệnh cuối cùng.

Vũ trụ vật chất dừng lại.

Súng chĩa vào Hladík, nhưng những người được lệnh bóp cò đều bất động. Cánh tay viên đội trở thành thiên thu, trong cử động chưa kịp hoàn tất. Trên phiến đá lát sân, một con ong để bóng im của nó. Gió ngưng, như trong một bức tranh. Hladík cố kêu một tiếng, một từ, cố nhấc tay. Anh nhận ra mình liệt cứng. Không một âm thanh thoát ra từ thế giới đứng dừng.

Anh nghĩ: Ta đang ở địa ngục. Ta đã chết.
Anh nghĩ: Ta điên rồi.
Anh nghĩ: Thời gian ngưng.

Rồi anh suy nghĩ, trong trường hợp như vậy, ý nghĩ của anh, cũng phải tới một điểm ngừng. Anh nóng lòng xét nghiệm khả năng này: anh nhắc lại (mà không mấp máy môi) Bài Thơ bí ẩn thứ Tư của Virgil. Anh tưởng tượng những người lính đằng xa cùng chia sẻ với anh nỗi nôn nóng; anh mong được liên lạc với họ. Anh sững sờ khi thấy mình không một chút mệt mỏi, không choáng váng vì sự bất động hoài huỷ. Sau một thời gian dài, không biết là bao lâu, anh rơi vào giấc ngủ. Khi tỉnh dậy, anh nhận ra thế giới vẫn bất động, tê cóng. Giọt mưa vẫn đọng trên má anh; bóng con ong vẫn dừng trên mặt phiến đá; khói từ điếu thuốc anh ném bỏ vẫn chưa tan. Một "ngày" khác đã qua, trước khi anh hiểu được.

Anh đã xin Thượng Đế cho anh một năm để hoàn thành tác phẩm: Quyền năng vô hạn của Người đã bảo đảm điều này. Vì anh, Thượng Đế đã hoàn thành một phép lạ bí ẩn: Sự thắng thế, dẫn đầu của đối thủ Đức sẽ giết anh, ở một giờ giấc nhất định, nhưng trong tư tưởng của anh, một năm đã qua đi, giữa lệnh bắn của viên đội, và cuộc hành quyết. Hoang mang, anh đi tới ngỡ ngàng; từ ngỡ ngàng tới cam phận, từ cam phận tới lòng tri ân bất ngờ.

Anh đâu có tài liệu chi, ngoài hồi ức của riêng mình. Đám rong chơi tài tử, vốn đã quên những chương đoạn mơ hồ, phù phiếm, họ không thể tưởng tượng, anh đã từng có được một sự nghiêm thủ hạnh phúc, khi làm chủ từng khổ thơ thêm vô đó. Anh không làm, cho hậu thế, ngay cả cho Thượng Đế, cũng không, những thưởng ngoạn văn chương cũng chỉ là vô danh đối với anh. Hết sức tỉ mỉ, không cử động, hết sức bí mật, anh dệt đúng thời gian, mê cung vô hình, kiêu hãnh của anh. Anh làm đi làm lại hai lần, hồi thứ ba. Anh bỏ đi những biểu tượng quá lộ liễu: tiếng đập của thời gian, của âm nhạc. Chẳng có gì thúc hối anh. Anh bỏ bớt, anh cô đọng, anh khuếch đại. Có chỗ, anh trở lại nguyên bản. Anh thấy mình trở nên trìu mến cái sân, doanh trại, một trong những mặt tiền của nó, trước mặt anh, đã sửa đổi quan niệm của anh về tính tình của Roemerstadt. Anh khám phá ra rằng, những tạp âm nặng nề đã làm Flaubert bực mình rất nhiều, chỉ là những mê tín thị giác, sự yếu đuối và giới hạn của chữ viết, không phải chữ có âm thanh, trầm bổng... Anh kết thúc bi kịch của anh. Anh chỉ còn bận tâm với mỗi một câu. Anh đã kiếm thấy nó. Giọt mưa lăn trên má anh. Anh bắt đầu một tiếng kêu man rợ, xoay mặt qua một bên. Ba bề, bốn phía, một luồng hơi đẩy anh té xuống.

Jaromir Hladík chết vào ngày 29 tháng Ba, lúc 9:02 sáng.
 

Nguyễn Quốc Trụ

(Theo bản Anh ngữ của Anthony Kerrigan, và bản của Harriet de Onís)
________________


(1) Tiếng Pháp trong nguyên bản, nghĩa: Để khuyến khích những kẻ khác.


Tưởng Niệm TTT, 10 năm, 2006-2016

*

1936-2006

1111111
TTT 10 năm

The Phoenix And The Turtle poem by Shakespeare is perhaps his most obscure work, verging on the metaphysical as an allegorical poem about the death of a perfect love. The Phoenix And The Turtle was published untitled in 1601 as one of the Poetical Essays appended to Robert Chester’s ‘Love’s Martyr’.

http://www.nosweatshakespeare.com/shakespeares-poems/the-phoenix-and-the-turtle/

THRENOS

Beauty, truth, and rarity,
Grace in all simplicity,
Here enclosed in cinders lie.

Death is now the phoenix’ nest;
And the turtle’s loyal breast
To eternity doth rest,

Leaving no posterity:
‘Twas not their infirmity,
It was married chastity.

Truth may seem, but cannot be;
Beauty brag, but ’tis not she;
Truth and beauty buried be.

To this urn let those repair
That are either true or fair;
For these dead birds sigh a prayer.

*

*

*


*

manhhai
VIETNAM 1962-64 - Đường Bến Hàm Tử, qua khỏi gầm cầu Chữ Y là nối tiếp vào cuối đường Bến Chương Dương.
Photo by R. W. Hamlin


Ôi chao, nhìn cái hình 1 phát, là bèn nhớ liền đến bài thơ thần sầu của ông anh nhà thơ, và nhớ Sài Gòn đến phát điên lên được

Thanh Tâm Tuyền

Một chỗ trên ô tô buýt

Tặng Nguyễn

Buổi chiều vào chật khoang xe. Đèn thắp lên.
Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài.
Mưa xuống bên ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy vòng sắt lạnh.
Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau,
Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya.
Ngó vào mắt hoang xa giòng sông không bờ.
Sau một ngày làm việc em mơ về khói ấm khuôn mặt riêng.
Tôi nghĩ về cuộc đời thầm thầm hàng ngày,
Trên những thành ô tô buýt người ta xô chạm vô tình.
Tôi bám chặt cửa xe xin một chân đứng.
Nhớ đến chúng bạn: một người bên Xóm Cỏ, một người ngoài Phú Thọ.
Muốn gặp nhau mang tình cảm cho nhau qua hai chặng đường len giữa ồn ào.
Chuyến xe buýt chạy trong buổi chiều. Trời mưa, mưa ngoài châu thành.
Không tìm thấy bến không đỗ lại.
Vai áo đã ướt đầy.
Tóc em rét mướt.
Một ngày mới bắt đầu với tờ báo phát hành sớm gói trong tay.
Xe còn chạy mưa hoài giòng sông hoang mắt bỏ cố níu lấy cửa xe.
Nhưng chúng ta không kiếm được một lời nào để mà nói.

Không tìm thấy bến không đỗ lại
Không kiếm được mộ
t lời nào để mà nói

Tóc em rét muớt

Câu này
làm nhớ đến cô bạn, và 1 buổi trú mưa ở Nhà Thương Đô Thành, gần bót Lê Văn Ken và bài nhạc:

Have You Ever Seen The Rain
ừ thôi trí nhớ rồi như gió
đêm thổi từng cơn qua biển đông
em vui áo lụa mềm lưng phố
có động lòng thương kẻ cuối đường ? (*)
Du Tử Lê

(*) Có bản chép như hai câu trích của bác.
[Blog Tin Văn]

1. Hai cặp thơ trên, lạ. Không thể làm sao hiểu nổi tại làm sao chúng lại đứng cặp với nhau để thành một khổ thơ?

2. Em đi hay Em vui?
Gấu này nghĩ Em đi, mới đúng [mới hợp tình hợp cảnh Gấu]
*

Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường...

Có những câu văn, thơ, được viết ra, không phải để được đọc liền tù tì, mà là để đợi một độc giả độc nhất, độc giả độc, độc giả xịn, độc giả tri âm tri kỷ của nó.
Tao chỉ đợi mày, tao còn sống đây, là vì mày...
Tao đây nè, đọc, đọc đi để tao hoàn tất cái đời của tao.
Hoàn tất theo nghĩa, trở thành bình thường như mọi câu văn câu thơ khác.
Cho đến một lúc nào đó, lại thức giấc và lại đợi.

Hai câu thơ trên của Du Tử Lê, là như thế đối với Hai Lúa.
Ghê gớm hơn nữa, nó liên quan đến một nơi chốn, của Sài Gòn.

Cũng cái cảm giác như thế, Hai Lúa nghe, lần đầu tiên trong đời, bản nhạc Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, tại trại cải tạo Đỗ Hòa, Duyên Hải, khi cuộc chiến kết thúc đã từ đời thưở nào, chẳng còn ai đi "lượm" xác chồng...
Bản nhạc vừa cất lên một cái là thằng Hai Lúa rùng mình, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, nó đây rồi, nó là của mình, không của ai khác, ông nhạc sĩ sáng tác ra cho riêng thằng Hai Lúa này. Mấy người khác chỉ nghe ké, thưởng thức ké, đau khổ ké....

Viết tới đây, bỗng Hai Lúa nhớ đến một ý của Benjamin. Ông này nói, có những cuốn sách nằm ngủ ở trong thư viện, để cho bụi đắp đầy mình, chờ có khi hàng ngàn năm, độc giả của nó khật khừ tới, và đánh thức nó dậy...

Have you ever seen the rain?

Lần đầu nghe câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một lời ca lạ kỳ như vậy.
Rồi chẳng bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.

Câu hát trọn vẹn của nó đối với Hai Lúa là như vầy:
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên mặt, trên má em, bữa hai đứa mình đứng trú mưa, tại vỉa hè đường Lê Lợi, ngay trước rạp hát, kế bên Nhà Thương Đô Thành... (1).
Làm sao em nhìn thấy được!
Và bây giờ, sau bao nhiêu năm, làm sao em nhớ được!
Chỉ có một mình anh nhớ, cho cả anh và em.
Và cũng chẳng ai thèm nhìn, thèm để ý, trừ cái thằng ngố đứng sững như trời trồng, buổi sáng bữa đó.

Đâu có thua gì Barbara, của Prévert.
Cũng có một cuộc chiến chó đẻ, rình rập.
Cũng cố vội vàng, hạnh phúc.

Đoạn mới viết đó, là để trả lời cái mail của Du Tử Lê, khi Hai Lúa hỏi, trọn bài thơ trong có hai câu trên nó ra làm sao. Anh kiếm cả buổi, nhớ cả buổi, không làm sao kiếm được, nhớ ra được, thế rồi anh chậc chậc, mày đâu cần cả bài thơ? Cần làm quái gì?
Hai câu là đủ rồi, cha nội!

(1) Rạp Vĩnh Lợi, nhớ ra rồi. Còn Lê Lợi là rạp chiếu phim thường trực, ở sau chợ Sài Gòn, gần trường Văn Khoa cũ, nơi có lần Hai Lúa rủ em đi coi movie, hết ghế, chật cứng người, phải đứng coi ngay gần cửa, chưa đầy phút, em đã đi ra, nói, có một thằng khốn nạn đứng phía sau em.

Have you ever seen the rain?

Someone told me long ago there's a calm before the storm,
I know; it's been comin for some time
When it's over, so they say, it'll rain a sunny day,
I know; shinin down like water

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Yesterday, and days before, sun is cold and rain is hard,
I know; been that way for all my time
til forever, on it goes through the circle, fast and slow,
I know; it can't stop, I wonder

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Yeah!

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Someone told me long
Bài Phượng Hoàng & Bồ Câu, nếu đúng như Hendler cắt nghĩa, thì nó liên quan đến bài thơ của Dickinson, TTT cũng đã từng dịch, và "nếu đúmg như thế", thì nó liên quan đến nhân vật Hiền trong MCNK, tức Đảo Xa ở ngoài đời.

The Phoenix And The Turtle poem by Shakespeare is perhaps his most obscure work, verging on the metaphysical as an allegorical poem about the death of a perfect love. The Phoenix And The Turtle was published untitled in 1601 as one of the Poetical Essays appended to Robert Chester’s ‘Love’s Martyr’.
http://www.nosweatshakespeare.com/shakespeares-poems/the-phoenix-and-the-turtle/

Phượng Hoàng & Bồ Câu là 1 bài thơ cực kỳ u tối, khó hiểu. Chúng ta tự hỏi, tại làm sao TTT lại dùng nó làm đề từ cho cuốn tiểu thuyết?
Bây giờ, lại thêm 1 cú bí hiểm thứ nhì, là bài thơ dịch Dickinson.
Tin Văn sẽ đi 1 đường tiếng Mít, và sau đó, độc giả tùy nghi....

Bài ngụ ngôn nho nhỏ, bắt nguồn từ “Cái Đẹp là Sự Thực, Sự Thực Cái Đẹp” của Keats’s Urn, là 1 trong nhiều toan tính thi ca nhằm hòa giải Cái Tốt, Cái Thực và Cái Đẹp - hiểu theo truyền thống như là tam giác [tình] lý tưởng. Có lẽ chưa có ai đem đến một sức nặng đồng đều cho cả ba. Keats, chính ông, thực ra đã bắt đầu coi trọng Cái Tốt, trong những tác phẩm sau cùng, nhưng ông trải qua hầu hết cuộc đời ngắn ngủi để suy tư về liên hệ của Cái Đẹp (sáng tạo mỹ học và những sản phẩm của nó) với Sự Thực (cả về triết lý lẫn trình diễn). Dickinson giải quyết cuộc lèm bèm cũ rích này, về sự thực của Cái Đẹp và sự thực của Lý Lẽ, bằng cách, để Lý Lẽ chối bỏ sự hiện hữu của 1 cuộc lầu bầu như thế, Chúng ta là bằng hữu, là bạn quí, là tín hữu,  là… Anh ta phán. Bạn quí như thế nào, gặp nhau ở đâu (chắc ở Quán Chùa, “Chúa Ơi!”- thuổng NDT), cho đến khi nấm mồ kết nối họ. Dickenson để cho nhân vật chết vì Cái Đẹp, làm phát ngôn viên dẫn đạo của bài thơ, xì ra tí ti, về liên hệ, chúng là là đạo hữu, bị nhốt chung vào 1 nấm mồ. “Sự Thực” là “đực”, trong dòng kể, như đại danh từ “he” cho thấy. Nếu như thế, thì có thể, Dickinson coi “Cái Đẹp” là “cái”. Mỗi bên nửa trái cầu, cùng nhau, họ làm thành trọn ổ.
[Trong MCNK, nhân vật Hiền sau cùng biến mất, và Duy, có lần tính hỏi Kiệt, Hiền đâu rồi. Khi dịch bài thơ của Dickinson, có thể TTT  nhắm trả lời Duy, Hiền ở chỗ đó đó, chỗ mà Kiệt đưa cô tới, rồi trở về với vợ con. Và cái truyền thuyết về 1 miền đã mất, sản sinh ra những tác phẩm như Anh Môn, Gatsby, MCNK, sau cùng, do Dickinson trả lời: Nấm Mồ.]


Brodsky cũng có ba búa TGK, như TTT, khi truyền lại cho thằng em.
Búa thứ nhất, Milosz chỉ ra, khi vinh danh ông. Con người sở dĩ sống sót được, là nhờ truyền thống, thông qua đẳng cấp.
Búa thứ nhì: Mĩ mới là Mẹ của Đạo Hạnh.
Búa thứ ba, con người do tiến hoá, mất mẹ cái đuôi, và để bù lại, Thượng Đế ban cho nó hồi ức.

Lũ Bắc Kít cực kỳ thông minh, chúng sống sót, không phải là nhờ đạo hạnh mà nhờ bửn quá, do óc bị thiến mất 1 mẩu, trong mẩu này có cái gọi là lương tri của con người.
Phát giác này, cũng do Brodsky nhận ra.
GCC mấy bữa rày, dịch loạng quạng, trật trịa tứ lung tung, một phần là do đang bấn xúc xích bởi 1 đề tài, tại sao Mít không thể tưởng niệm, nhân đọc Sebald viết về văn học Đức sau chiến tranh, tức Hậu Lò Thiêu, và, tại làm sao lũ Bắc Kít cứ cực kỳ thông minh, là óc bị thiến mất 1 mẩu?
Hà, hà!
Đọc số báo LaPham, về tai họa, trong có 1 bài viết, Gấu ngộ ra được điều này.
Steiner rất đau lòng, vì có ông bố quá khôn, bỏ chạy kịp trước khi Cựu Lục Địa vào tay Nazi, nhờ vậy gia đình ông sống sót Lò Thiêu.
Ông coi mình cũng 1 thứ sống sót, là do vậy.
Lũ chuột, bỏ chạy, khi nhà cháy, như trong chuyện dưới đây, cho thấy, là do chúng ngửi ra trước tai họa.
Nhưng cái sống sót của con người, như 1 Steiner, là do hồi ức: Ông sống sót để kể câu chuyện về Lò Thiêu.
Một khi bạn quá thông minh, là phần đạo hạnh rất dễ bị thương tổn, và cái đuôi của bạn ló ra, thay cho hồi ức.
Đó là ba búa TGK của Brodsky!
Hai mảng văn chương lớn nhất, là thứ văn chương tiên tri và văn chương hồi ức, như thế, là đều liên quan tới cái đuôi của con người đã bị mất đi theo đà tiến hóa của nó.

C.200: Rome

The Departed

When a house is on the verge of ruin the mice in it, and the martens also, forestall its collapse and emigrate. This, you know, is what they say happened at Helike, for when the people of Helike treated so impiously the Ionians who had come to them, and murdered them at their altar, then it was (in the words of Homer) that "the gods showed forth wonders among them. “For five days before Helike disappeared all the mice and martens and snakes and centipedes and beetles and every other creature of that kind in the town left in a body by the road that leads to Keryneia. And the people of Helike seeing this happening were filled with amazement but were unable to guess the reason. But after the aforesaid creatures had departed, an earthquake occurred in the night; the town collapsed; an immense wave poured over it; and Helike disappeared, while ten Lacedaemonian vessels that happened to be at anchor close by were destroyed together with the city I speak of.

Aelian, from On the Nature of Animals. A teacher of rhetoric, Aelian earned the nickname Meliglottos, meaning "honey-tongued," based on his fluency with Greek. In addition to his seventeen-volume work on animals, Aelian published Indictment of the Effeminate, a posthumous attack on the emperor Marcus Aurelius Antoninus, and a collection of fictional letters about Attic country life. Elsewhere in Animals, he describes the tradition of tuna fishermen to pray to Poseidon, whom they called "Averter of Disaster," asking for neither swordfish nor dolphin to destroy their nets.

I am above the weakness of seeking to establish a sequence of cause and effect between the disaster and the atrocity.
Edgar Allen Poe, 1843

Tớ ở bên trên cái sự yếu ớt, tạo một tiếp nối về nguyên nhân và hậu quả, giữa tai ương và sự độc ác.
Cái sự độc ác của dân chúng ở Helike đối với dân Ionians, đến nỗi những vị thần mà cũng ngạc nhiên giữa họ, như thế, không mắc mớ gì đến tai ương động đất.

Và cũng như thế, Haruki Murakami phán, mọi người, trong thâm sâu của trái tim của họ, đợi tận thế tới:
Everyone deep in their heats is waiting for the end of the world to come (2009).

Dù thế nào chăng nữa, chúng ta phải sống, trong khi chờ đợi ngày đó:
We got to live, no matter how many skies have fallen, D.H. Lawrence, 1928.

Tuy nhiên, chỉ sau 1 tai ương thật dài, thì một xã hội mới, mới sản sinh ra, và làm chúng ta hãnh diện về nó.
Out of the experience of an extraordinary human disaster that lasted too long must be born a society of which all humanity will be proud
Nelson Mandela, 1994

Có thể, 1 xã hội như thế, sẽ xuất hiện, sau tận thế, chăng?
GCC