*

TƯỞNG NIỆM

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10




Kỷ niệm với nhà thơ.


*
*

*
Bà cụ thân sinh và nhà thơ.
Hình chụp lần sau chót TTT trở về Sài Gòn.

*
Bé Bảo, Cháu bạn Chất & ông Gấu
San Jose, Tháng Tư, 2006


Khi một người chết,
Những chân dung, hình ảnh của người đó thay đổi.
Mắt nhìn khác đi, và miệng
Cười những nụ cuời khác.
Tôi nhận ra điều này khi tôi trở về
Từ đám tang một thi sĩ.
Và từ đó, tôi cứ loay hoay kiểm tra cái điều mà mình ngộ ra đó,
rất nhiều lần.




Muốn làm người học trò mười bẩy tuổi...
TTT

And
The boy is back!

*

Và ngay cả sau khi mất,
Nhà thơ cũng đếch thèm trở về Florence.


Anna Akhmatova

Chàng chẳng thèm trở về,
Cái thành phố Florence cổ xưa đó,
Ngay cả sau khi chàng đã chết.
Chàng cứ thế mà đi, thẳng một mách, nhìn thẳng về phía trước:
Chính vì chàng mà tôi hát bài hát này.
Đêm. Một bó đuốc. Nụ hôn chót.
Bên ngoài, tiếng của số phần - như tiếng gào rú,
[của Thạch? (1)].
Từ địa ngục chàng gửi cho nàng một lời trù ẻo.
Ở trên thiên đàng, nàng vẫn ở trong trí tưởng của chàng.
Chàng cũng chẳng thèm ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về, chân trần, bước nhè nhẹ như ngày nào, giống như một tên tội đồ mong nàng ban cho một lời cứu rỗi.
Qua cái thành phố Florence tráo trở, khốn kiếp đó,
Là nơi chốn mà nhà thơ ao ước,
Với 'tất cả niềm tin'.

Em, em có hay kẻ tội đồ biệt xứ
sớm nay về ngang cố quận
Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi bóng tối sâu thẳm...
TTT

(1) Và trong Ung Thư có một chi tiết thật cảm động... Thạch đi tìm Liên ... cất tiếng hú gọi tên Liên, tiếng hú vang dậy làm bầy chó rống lên, sủa ran....
Nguyễn Chí Kham: Ung Thư, tác phẩm đi theo cùng tác giả. Thế Kỷ 21

Like a bird, echo will answer me.
B.P. (Boris Pasternak)
1
That singular voice has stopped: silence is complete,
And the one who spoke with forest has left us behind.
Anna Akhmatova: To the memory of a poet

Những rừng gió kể chuyện biển khơi
TTT

Khi chẳng cần chi,
Tôi bước đi như một đứa trẻ,
Dựa vào bóng, như một người bạn,
mà tôi khao khát.
Gió thổi từ lùm cây, mỗi lúc một mạnh,
Và bàn chân tôi mấp mé mộ phần.

When nothing is needed, I
 walk like a child,

My shadow serves as a friend I crave.
The wind breezes out of a grove gone wild,
And my foot is on the edge of the grave.
Anna Akhmatova
1964

Và nhà thơ mang theo cùng với ông, cuốn sách đã hoàn tất, nhưng đếch thèm in. (1)
Cuốn sách viết về những bạn bè đã ở lại Florence.
Như thể ông biết trước, tụi nó sẽ chẳng thèm đi thăm ông.
Khi ông ở trong trại cải tạo. (2)
(1) Ung Thư, tác phẩm đi theo cùng tác giả. Nguyễn Chí Kham [Thế kỷ 21].
(2) Có lần thằng em Gấu hỏi ông anh nhà thơ, đám bạn bè anh kể về họ, nhất là thi sĩ Đồng, trong Ung Thư, sau này, có đến thăm anh ở trại cải tạo không, ông bật cười trả lời:
-Sức mấy chúng nó dám!

"Tôi sung sướng nghĩ các bạn tôi ở Hà Nội đọc cột báo ấy, biết được tôi vẫn nhớ họ, đã viết về họ, về những ngày tháng ấy của chúng tôi. Họ có thể tức tối căm giận, nhưng chắc họ cũng cảm động bồi hồi.
Mười bẩy năm đã qua."
TTT: Tựa, Bếp Lửa, ấn bản chung quyết 1973

*

Chất kể lại, hồi nhỏ nhà tớ ở gần hồ Trúc Bạch. Ông cụ tớ, một bữa đạp xuồng dạo chơi trên mặt hồ, không may xuồng lật. Khi đó ông cụ mới 29 tuổi, bà cụ 24. Bà cụ giao tụi tớ cho bà ngoại ở Đáp Cầu, và lo buôn bán xuôi ngược. Cụ vô tận trong Nam, tình cờ gặp bà cô tớ, thế là cụ đem hai thằng vô Nam nhờ bà cô trông coi giùm.
Hình trên chụp ở vuờn Bờ Rô.
Bạn hàng cùng với cụ hồi đó có bà C, bà Th. cậu biết rồi.

Lần đầu đọc Cuối Đường, Gấu cứ thắc mắc, liệu tự truyện, và tác giả đã có lần ở Sài Gòn?
Như vậy, cũng như trong Cuối Đường, những sự kiện như được mô tả trong Bếp Lửa đều dựa trên đời sống thực.
Chị Ng, bà xã bạn Chất nói, tụi này đã từng gặp cô Thanh Tuyền.
Cô Thanh cũng có nguyên mẫu ở ngoài đời.

Chị Ng nói thêm: Tui không đọc được từ màn ảnh PC, anh Chất phải in ra cho tui đọc, nhưng chẳng thấy những chi tiết sự kiện nào liên quan tới anh Chất hết. Không lẽ anh không viết gì về những mối tình của anh Chất, giống như mấy anh em khác trong... Thất Hiền?
Chất cuời: Đảng trưởng thì phải gương mẫu cho anh em noi theo đó mà sống chứ! Cậu nhớ không, hồi đó tớ còn có nickname là Ông Thánh!
*

"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Lần Cuối Sài Gòn

*

*

*
Buổi sáng ngoài bãi biển


*

Bao giờ ta trở về ngôi,
Hồn thơ còn lại luân hồi thế gian.
VHC

Nỗi đau của dân Nga khi nhà thơ Pasternak qua đời vào năm 1960
đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Xô Viết.
The explosion of grief and celebration at Pasternak's funeral in 1960
marked a turning point in Soviet history
Archive Photo

*
Solzhenitsyn tới đất lưu vong vào Tháng Hai 1974. 
Nhà văn Nobel Đức, Heinrich Boll tiếp ông.

Trước khi nhà thơ đi học tập 10 ngày, Gấu ghé thăm ông. Ông ký tặng cuốn Một Chủ Nhật Khác, kéo ra quán cà phê đầu ngõ. Cái câu nói có chút mừng rỡ, có chút ngậm ngùi, không còn phải viết văn nữa, cái câu tiên tri Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này, là được ông nói ra bên ly cà phê.

Nhân Gấu ngạc nhiên, về cái sự kiện một ông trùm băng đảng Á Châu Chống Cộng, mà sao Mẽo không bốc đi, ông nói, chẳng lẽ những người như PHQ lại phải đến năn nỉ tụi nó bốc.
Nó... quên, thì... thôi!

Gấu lại được nghe câu này tuy có khác, lần mới đi giang hồ vặt, qua một ông nhà văn đi diện H.O.
-Kể cũng hơi bị nhục đấy bạn ạ!

Lúc đó Gấu bất giác nhớ đến lời phán của bạn ta:
-Tao đếch bao giờ thèm làm nhà văn lưu vong!

Và như thế, bảnh nhất, vẫn là Brodsky.

And as for where in space and time one's toe end touches,
well, earth is hard all over; try the States
Đâu đâu thì cũng thế,
Lúc nào mà chẳng vậy.
Chân thì mềm.
Đất thì cứng.
... Mẽo hả?
Thử thì thử! (1)

Nhưng, cũng chính Brodsky phán, lưu vong chỉ dậy cho con người được một bài học: sự tủi nhục.

(1) Từ "thử" này, tôi chôm của Bà Đoàn Thị Điểm, như trong truyền thuyết, về sự đối đáp giữa Bà và Trạng Quỳnh: Trong màn không có gió mà sao cột buồm lại dựng?


qua
Album from Hell:
Nhận đồ thăm nuôi tại trại tù Solovetsky, khoảng 1927-1928.

Ivan Zaitsev, một cựu tù, cho biết: "Tù nhân không có thăm nuôi, là chỉ có chết, do đói dài dài, suy dinh dưỡng".

Ở đây chúng ta mới nhận ra sự hy sinh của các bà vợ sĩ quan VNCH. Chồng con còn sống là nhờ họ trường kỳ thăm nuôi, nhất quyết không chịu thua Vi Xi.
Gấu biết có trường hợp, một sĩ quan, nhận được thư của bố mẹ, than vãn về cái chuyện con dâu chơi thân với cán bộ. Ông con viết thư trả lời bố mẹ: Chừng nào vợ con không còn thăm nuôi con, bỏ bê mấy đứa nhỏ, đi theo luôn tên Vi Xi, bố mẹ hãy cho con biết, để con từ nó. Một khi chuyện đó chưa xẩy ra, thì nó vẫn là vợ con.

(1) Album From Hell là tên bài viết của Anne Applebaum, điểm cuốn của Tomasz Kizny, "Gulag: Sống và Chết trong Trại Tập trung Xô viết", trên tờ Điểm Sách Nữu Ước , NYRB, số đề ngày 24 tháng Ba, 2005
Nhật ký Tin Văn

Nhìn cảnh nhận đồ thăm nuôi trên đây, Gấu bỗng nhớ đến một giai thoại, về nhà thơ vừa ra đi, qua một người quen, hồi mới ra ngoài này. Người kể, vốn rất mê khí tiết của nhà thơ, và không hiểu, ông nghe qua ai, hay là phịa ra nó.
Ông cho biết, hồi TTT ở trại tù, có lần, quản giáo kêu lên nhận thùng quà từ bên Tây gửi về, đề tên Thanh Tam Tuyen. Ông ngó qua, lắc đầu, nói, không phải của tôi. Tôi là  Dzư Văn Tâm.

Cái ông kể giai thoại trên đây, chắc là chưa từng đi tù cải tạo, cho nên chẳng chút nào nghi ngờ, một giai thoại 'bảnh' đến như thế! Ai đã từng ở tù cải tạo, thì đều hiểu, thùng quà thăm nuôi nó quí giá ghê gớm như thế nào!
D.M. Thomas đã từng suýt soa một chi tiết tuyệt vời mở ra Tầng Đầu Địa Ngục của Solz, nằm bên ngoài tác phẩm, tức trong lời tựa, về cái đói đối với tù nhân. Chính chi tiết này làm Gấu, không chỉ nhớ ra, mà còn nghe ra, tiếng nhẩy tanh tách của một con tép, ở trong miệng của mình, trong một lần đầm mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua, ở trong một trại cải tạo của VC, ở miền nam.*

One final legend, and my chronicle
Is finished: the task ordained by God...
Pushkin, Boris Godunov
Một giai thoại chót, và ký sự của tôi,
 [về những ngày tháng đó], hoàn tất.
Đây là do Ông Trời hành tôi.

D.M. Thomas viết "Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong tao", "mê" nhất đoạn, trong lời tựa "tao" [Solz.]  mở ra "ẩn dụ" LCT [Lò Cải Tạo], hay Gulag:

Vào năm 1949 tôi và vài người bạn vớ được một ghi chú thật đáng tiền, trong tạp chí Nature, của Viện Hàn Lâm Khoa Học, về một vụ khai quật một vùng băng nằm dưới những tầng đáy ngầm của sông Kolyma River. Trong tầng băng ngầm đó, có một con suối, và trong con suối, họ khám phá ra một thứ sinh vật tiền sử [a prehistoric fauna] cách chúng ta chừng hàng chục ngàn năm. Chúng được bảo quản tuyệt vời đến nỗi, còn tươi rói. Thế là cả đám người bèn đập bể mảng băng ra, và cứ thế nhai sống nuốt tươi sinh vật tiền sử đó!
Solz tiếp tục tưởng tượng ra sự kinh ngạc của độc giả tờ tạp chí, về một thứ sinh vật từ bao nhiêu ngàn năm trước còn tươi rói, nhưng đồng thời, dúm bạn bè của ông cùng hiểu ngầm với nhau, về cái ý nghĩa đích thực và hùng tráng của một 'mẩu tin vô ý vô tứ như thế', ['thiếu cẩn trọng', chữ của Solz.], ấy là nói, về phiá 'nhà nước ta'.
Solz. viết, chúng tôi hiểu, liền lập tức, sự thực của câu chuyện, bởi vì chính chúng tôi, đã từng là đám người đó. "Chúng tôi, cũng như thế, cũng thuộc về cái bộ lạc zeks, độc nhất trên mặt đất này, những con người có thể ăn sống nuốt tươi, sinh vật tiền sử, với hứng thú, with relish".

Hai Lúa cũng đã từng trải qua kinh nghiệm trên đây rồi. Những ngày cải tạo. Và cái sinh vật tiền sử kia, thực sự chỉ là một con tép, tình cờ quơ được trong khi trầm mình dưới lòng kinh.
Đó là lần đầu, Hai Lúa biết cái ngon, cái ngọt, cái tươi, cái mát, của một con tép rẫy  lách nhách ở kẽ răng.
Di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, học hành, tốt nghiệp, làm việc ngay tại Sài Gòn, chỉ tới một ngày trầm mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua đó, Hai Lúa mới được thưởng thức một con tép tươi rói, quẫy ở giữa những cơn đói triền miên...
Bao nhiêu năm trời, Hai Lúa vẫn còn nhớ y nguyên những ánh mắt thèm thuồng của chúng bạn, và một thằng trong đó, hét lên:
-Đợp liền nó đi, thằng ngu!
Đọc Hoá Thân
*
Một lần, qua Cali, Gấu lại mang câu chuyện trên ra kể, và Nguyễn Chí Kham cải chính liền, làm gì có chuyện đó, tôi ở chung trại với anh Tâm, và anh đã từng nhận quà tên là TTT. NCK kể lại chuyện này trong bài viết trên TK21.
Nhà thơ Viên Linh, bữa đi cùng NCK ghé thăm ông tại tòa soạn Khởi Hành, coi bài tưởng niệm của NCK là hay nhất trong số báo đó!
Gấu cũng nghĩ như vậy.
Nó làm Gấu tưởng tượng ra cảnh nhà thơ Akhmatova đứng sắp hàng chờ thăm nuôi con trai, và sau này, bà dùng đoạn đó, thay cho lời tựa, để mở ra những dòng Kinh Cầu.

INSTEAD OF A PREFACE
In the awful years of Yezhovian horror, I spent seventeen months standing in line in front of various prisons in Leningrad. One day someone "recognized" me.
Then a woman with blue lips, who was standing behind me, and who, of course, had never heard my name, came out of the stupor which typified all of us, and whispered into my ear (everyone there spoke only in whispers):
  —Can you describe this?
  And I said:
  —I can.
  Then something like a fleeting smile passed over what once had been her face. (1)
April 1, 1957

"Trong một kỳ quà lần đó, có một bác sĩ ngoại quốc [bác sĩ người Việt ở ngoại quốc, hay bác sĩ người ngoại quốc?] gởi cho anh Tâm một gói quà khoảng 3kg... ghi bút hiệu Thanh Tam Tuyen (không bỏ dấu tiếng Việt). Cũng may, anh Nguyễn Xuân Tùng cùng một số anh em trong trại biết..."
Nguyễn Chí Kham: Ung Thư, tác phẩm đi theo cùng tác giả.

Chính chữ 'biết' này, của NCK, làm Gấu nhớ đến bài của Akhmatova, và chữ 'nhận ra" tôi, của bà.

(1) Thay cho một lời tựa.
Vào những năm tháng khủng khiếp sống dưới sự khủng bố của trùm mật vụ Yezhov, tôi trải qua 17 tháng sắp hàng trước những nhà tù ở Leningrad. Một bữa có một người nào đó nhận ra tôi.
Và người đàn bà, đứng sau tôi, môi tái nhợt, và, lẽ dĩ nhiên, chưa từng bao giờ nghe nói đến tên tôi, bỗng như choàng tỉnh ra khỏi giấc hôn thuỵ - đây là tình trạng chung của tất cả chúng tôi - và thì thầm vào tai tôi (mọi người ở đây đều thì thầm như vậy):
-Liệu bà có thể miêu tả được điều này?
Và tôi nói:
-Được!
Và một cái gì giống như là một nụ cuời thoáng hiện ra trên một nơi ngày xưa vốn là khuôn mặt của người đàn bà.

Trong một cử chỉ đẹp của chủ nhân một trang web cá nhân, nhà văn Nguyễn Quốc Trụ mới đây đã tự động rút sách của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền xuống...
Nguồn
Cám ơn Gió O.
Sự thực, do ỷ y, tự coi mình như là một đứa em trong gia đình, nên tôi đã tự tiện type và post những tác phẩm của TTT trong có hai cuốn tiểu thuyết.
Mới đây, được biết, gia đình nhà thơ có ý định tái xb những tác phẩm của ông, trong có hai cuốn nói trên, cho nên đã lấy xuống.
Đây là một vấn đề vượt lên trên chuyện bản quyền, theo tôi, và nó nhắm tới một mục tiêu lớn lao hơn, là một nền văn hóa 'chùa', culture free, cho toàn thể nhân loại. Trong một kỳ tới, sẽ xin chuyển tới độc giả Tin Văn một số nhận định của các báo chí văn học trên thế giới về vấn đề bản quyền trên net, và về văn hóa chùa. (1)
Trường hợp nhà thơ, như 'mơ hồ' lường ra thái độ của nhà nước đối với sự ra đi của ông, tôi đã type và post những tác phẩm của TTT, theo một nghĩa tương tự như của Tolstaya, tuy có chút khác biệt, trong bài tưởng niệm Brodsky, khi nhà thơ lưu vong của nước Nga nằm xuống ở hải ngoại:
Ông không tới với nước Nga, nhưng nước Nga tới với ông. (2)
Ai cho phép anh là thi sĩ?
Nhưng có lẽ câu sau đây của Brodsky, có thể áp dụng vào trường hợp TTT, với một chút thay đổi: Nhà thơ TTT chưa từng bao giờ là công dân của bất cứ một nước Cộng Sản nào.
[Trước khi rời nước Nga, Brodsky viết cho Bí thư Đảng Cộng-sản Liên-xô, Leonid Brezhnev]: "Tôi thật cay đắng mà phải rời bỏ nước Nga. Tôi sinh ra tại đây, trưởng thành tại đây, và tất cả những gì tôi có trong hồn tôi, tôi đều nợ từ nó. Một khi không còn là một công dân Xô-viết, tôi vẫn luôn luôn là một thi sĩ Nga. Tôi tin rằng tôi sẽ trở về, thi sĩ luôn luôn trở về, bằng xương thịt hoặc bằng máu huyết trên trang giấy..."
Tôi hết còn tin vào nơi chốn ấy
Đưa tác phẩm của TTT lên net, là nhằm đưa ông trở về với những độc giả của ông, ở trong nước. Những độc giả cũ, trước, và mới, sau 1975.
Thi sĩ luôn luôn trở về... trên không gian ảo, vượt qua bức tường lửa, đến với những người yêu thơ ông.
NQT
(1) Trang net wikipedia là một trong những công trình nhắm tới văn hoá chùa. Tin Văn mở ra là cũng nhằm mục đích khiêm tốn đó!
(2) Nhà thơ Brodsky không trở về Nga một lần nào.
TTT có về Sài Gòn, lần bà cụ bị bịnh. Ông trở qua, phát giác bịnh vào tháng Giêng 2006. Bác sĩ nói ông chỉ còn chừng hai tới sáu tháng.

Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa
TTT
"Tôi thật cay đắng mà phải rời bỏ nước Nga. Tôi sinh ra tại đây, trưởng thành tại đây, và tất cả những gì tôi có trong hồn tôi, tôi đều nợ từ nó. Một khi không còn là một công dân Xô-viết, tôi vẫn luôn luôn là một thi sĩ Nga. Tôi tin rằng tôi sẽ trở về, thi sĩ luôn luôn trở về, bằng xương thịt hoặc bằng máu huyết trên trang giấy..."
Tôi hết còn tin vào nơi chốn ấy

Trang net wikipedia là một trong những công trình nhắm tới văn hoá chùa, free culture.
Tin Văn mở mắt chào đời, từ cái nôi VHNT của PCL, tờ báo điện tử đầu tiên của người Việt, ở cả trong nước lẫn hải ngoại, là cũng nhằm mục đích 'khiêm tốn' đó!
*

&
Gấu đậu Tú đụp năm 1958, kỳ 2. Rớt kỳ 1, trước khi lao vào học, bà cụ Chất cho cả ba đứa đi Nha Trang nghỉ mát. Bốn đứa: Chất, Quốc, Gấu và Hải, con bà Cảnh, anh cô bé Khanh. Truyện ngắn đầu tay Những con dã tràng được thai nghén từ gió biển cát Nha Trang:
Villa trông ra biển....

Chất không ưa truyện này. Còn bà cụ phán, thằng này bịnh!
Chắc là do những dòng sau đây:
Đúng lúc đó, tôi chợt nhớ đến một buổi tối ở nhà T. Lúc đó T. đang ngủ. Nàng ngồi choàng dậy, thảng thốt nói: "Không, ai dậy anh làm vậy?" Tôi cười gượng gạo: "Đó chỉ là khám phá bản thân, khám phá thân thể em và anh." Tôi nói gần như thét với đứa con gái: "Cởi quần áo ra!" Sự hổ thẹn theo tôi tới tận lúc đó.

Chỉ đến khi Gấu trình diện Những ngày ở Sài Gòn, bạn Chất mới gật đầu: Được!
*

Đúng là một thời gian dồn dập những biến động. Biết đến tờ Sáng Tạo năm học Đệ Nhị, do Nguyễn Hải Hà dí vào tay, bắt đọc. Đọc cọp Bếp Lửa trên vỉa hè Sài Gòn liền sau đó, cuối năm đậu Tú Tài 1, vô Chu Văn An, gặp Chất. Anh đưa về nhà, sau "Tòa Bố" Gia Định, thấy ông anh ngồi ở một góc nhà, hai chân đưa cả lên chiếc ghế, trong thế Hàm Mô Công, phóng chưởng văn chương!

Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa
TTT

Khi Borges khuyên, nên bắt đầu bằng thơ vần, trích dẫn nhận xét đầy tính tiên tri của Oscar Wilde, "May mà có thơ vần, nếu không chúng ta đều là thiên tài", ông không hề biết, ca dao, một thứ thơ vần đối với người Việt, còn giúp con người sống, và sống sót.

Sống, theo nghĩa của TTT, khi ông giải thích sự khác biệt giữa làm thơ, và viết thơ:
"Tuy nhiên, người Việt nói 'làm thơ', không ai nói 'viết thơ'. Như vậy, người ta có thể làm thơ bất cứ ở đâu, trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi, thức..."

Sống sót, như ông đã sống sót, sau trại tù:
"Và làm thơ trong trại cải tạo, đó cũng là trở về với thơ ca bình dân. Chế độ lao động trong trại, đó là một ngày căng thẳng tám tiếng, không có cuối tuần; mỗi tù nhân có riêng một vũ trụ của anh ta: một cái chiếu, chừng năm, sáu chục tù nhân trên dưới hai lớp, trong tấm "toan" trên trăm tù. Viết là một xa xỉ: chỗ ngồi, thời gian viết. Với nhịp tù hối hả như thế, cái lạnh, cái đói... ai dám nghĩ đến sáng tạo? Ngay cả thiên tài, ngay một sức mạnh siêu nhiên cũng chẳng thể vượt qua, những 'trói buộc' này."

Ngay cả TTT, khi ông vinh danh thơ tự do, khởi từ ca dao qua tự do, ông không hề nghĩ rằng, định lý này còn phần nghịch đảo của nó, là, khởi từ tự do qua ca dao.
Và làm thơ trong trại cải tạo...

Theo nghĩa đó, Thơ ở đâu xa  "bảnh" hơn Tôi không còn cô độc, Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy.
Ở hai tập thơ trước, thi sĩ khám phá ra thơ; ở tập sau, thi sĩ khám phá ra "đời sống sau cả đời sống". (1)

Nhà văn Nga viết văn bằng tiếng Tây, Makine, trong cuốn mới ra lò, Nước Pháp người ta quên yêu, kể chuyện một ông lính già, và một nữ quân nhân, cùng Tây cả, ông lính già trong lúc hấp hối, thì thào với cô nữ quân nhân, cũng đang hấp hối, như thế này:
-Con sẽ gọi ta là bố, còn ta gọi con là con gái của ta.
-Nhưng... để làm gì cơ chứ?
-Pour... ne pas... succomber.. à la tentation!
[Để chẳng hề có một ý nghĩ xấu xa nào vẩn vơ trong đầu...]

Có lẽ, theo nghĩa đó, TTT đóng lại cuốn Bếp Lửa.
".... Không phải những người bạn. Bạn chưa đủ. Buộc vào quê hương phải là những người cùng máu mủ với mình."
"Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng."
Tâm

Apprenez d'abord à rendre grâce -
Et vous saurez penser.
Rien est pour rien
Tout est unique.
Heidegger.

(1) Từ ý tưởng của Heidegger: Hữu Thể cần Con Người.

*
Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về
Martin Heidegger: Những con đường của một tư tưởng.
Tháng Ba & Tháng Tư, 2006
Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa

Tôi gửi bài rất nhiều cho các báo, và họ thường xuyên in tên tôi trong danh sách «nhận được, cám ơn», bởi vì, nói qua về sinh hoạt văn chương của miền Nam ngày xưa, nếu quý vị không có người trong toà báo, nếu quý vị không có người giới thiệu, không có người đỡ đầu, rất khó có thể trở thành tác giả. Nhưng tôi nghĩ, nếu mình tha thiết với văn chương, nếu mình không có con đường nào khác hơn là con đường văn chương, mình cứ nên theo đuổi nó, cuối cùng, tôi may mắn được chấp nhận. Nhưng tôi tin, các bạn ở đây, không ai trải qua con đường chông gai như tôi cả!
Du Tử Lê trả lời phỏng vấn
Nguồn
'Huyền thoại', "sinh hoạt văn chuơng miền nam ngày xưa, nếu quý vị không có...." đã quá nhàm, vì có quá nhiều người sử dụng nó, để giải thích, về chuyện mình vào nghề từ hồi quần còn lủng đít, nhưng "tụi nó", phần chơi không đẹp, phần sợ thiên tài như sợ hủi, may có cuộc đổi đời, tụi nó vô tù cải tạo hết trơn hết trọi, nhờ vậy mới có dịp xuất hiện.
Tôi nhớ, hình như một nhà phê bình người ngoại quốc hết sức mừng rỡ, về chuyện thơ của Dante còn đến ngày nay, là do thiên hạ đếch thèm đọc ông!
Theo nghĩa đó, cứ giả sử như nhà thơ DTL vừa mới ị ra bài thơ đầu tay, thiên hạ vồ ngay lấy, thì chắc hẳn bi giờ ông không còn là thi sĩ!
Ông thừa hiểu rằng thì là, thơ, vốn đã khó làm, làm hay lại càng khó, và thảm hơn nửa, thơ dở dễ được người đời chấp nhận, thơ hay mới khốn nạn.
Chứng cớ: Thơ tự do của nhà thơ vừa mới ra đi.




Viên Linh: TTT từng khen tao một câu, thú vô cùng, chẳng dính dáng gì tới thơ.
Ngưng một tị, chàng nói tiếp:
-Cách tao ứng xử trong vụ thằng... Mày nhớ vụ đó không?

Nhớ, sao không nhớ.

Vì cú đó, mà, tiếp theo cú sau, liên quan tới Gấu, Gấu đi luôn, cho tới tận sau này, khi đặt chân tới trại tị nạn.
-Ông nói với tao, tớ chịu cậu lắm.
Nhưng người chịu, và phục Viên Linh nhất, phải nói là...Thảo Trần.

Bất giác Gấu lại nhớ tới một câu châm ngôn của người Tầu, Brodsky trích dẫn làm đề từ cho một bài viết, Gấu cũng đã từng chôm, cho một bài viết khác, nhân đó, hiểu ra một điều, là, hậu thế đã hiểu... sai một câu, cũng của người Tầu, về lòng thù hận, và mong muốn trả thù.
Quân tử trả thù, đợi mười năm sau, vưỡn chưa muộn.
Câu trên, thực sự, nó phải là, quân tử trả thù, đợi một trăm năm sau, cũng đếch có muộn!
If you sit long on the bank of the river, you may see the body of your enemy floating by.
Cách ngôn Trung Hoa
(Joseph Brodsky trích dẫn trong bài viết "Collector's Item")
[Ngồi lâu bên bờ sông, có thể thấy xác kẻ thù trôi ngang qua....]
[On finit toujours par voir passer le cadavre de son ennemi.

Câu trên, mãi sau này,một lần, tình cờ nhớ Tôn Hành Giả, và chuyến phò Đường Tăng Tây Du, đoạn con khỉ té xuống dòng sông cuối cùng, trước khi tới đất Phật, may sao lóp ngóp bò lên được bè, ngoảnh nhìn lại, thấy một cái xác đang lập lờ trôi ra xa, thỉnh Thầy, Thầy gắt um lên, xác của mi chứ còn của ai, hỡi cái con khỉ đá ngu kia!

Ôi chao, thằng Gấu ngu đần kia, phải đợi đến lúc đặt chân nơi trại tị nạn ngoảnh nhìn lại, mới hiểu ra....

Bất giác, lại nhớ ông Cậu Toàn, lần trở lại Hà Nội.
Ông cậu gật gù, giải thích, nhờ mày qua được Đất Lào.
Còn gọi là Đất Phật


....không đa đa siêu thực
thẳng thắn
khởi từ ca dao sang tự do.
TTT

Đó là tuyên ngôn của thơ tự do. Phần thuận. Tới khi thi sĩ vào tù, ông nhận ra: Và làm thơ trong trại cải tạo, đó cũng là trở về với thơ ca bình dân. Đó là phần đảo của nó.
Lạ một điều, chuyện trên đã từng xẩy ra, với thể truyện ngắn của Nga, và người đại diện của nó, là Puskhin.
"Puskhin là tất cả chúng tôi", nhà phê bình Apollon Grigoriev nhận xét, vào năm 1859. Và như để xác nhận điều trên, tuyển tập truyện ngắn Nga, do Robert Chandler biên tập (1) vẽ lại cuộc tiến hóa của thể loại này, từ Puskhin trở lại Puskhin, y chang con đường thơ tự do, do TTT khởi xuớng, khởi từ ca dao trở lại... ca dao!

God sees the Truth, but Waits.
Bà Chúa Thơ biết Thơ Tự Do - Sự Thực - nhưng Đợi thi sĩ khăn gói quả mướp 'đăng ký' học tập cải tạo 10 ngày?

(1) Những Câu Chuyện Về Chiếc Áo Khoác Lớn, Rachel Polonsky điểm cuốn Truyện ngắn Nga từ Puskhin tới Buida, Robert Chandler biên tập, Penguin Classics, TLS April 28, 2006.


Gặp lại nhau sau này, bạn [TTT] nói rằng: "Nghe tiếng anh kêu, tôi coi như tiếng gọi của quê nhà ". PLP

Nghe thấy rồi!
Nhất Linh, khi viết Đôi Bạn, lăm lăm với ý tưởng, phải làm bật lên hai nhân vật chính là Loan và Dũng, cùng với nó, là một thế giới cũ, mà hai người bị nó nghiền nát, đưa tới một cô Loan giết chồng sau đó. Cứ tạm coi, “nghĩa chính” của cuốn chuyện là Loan. Nhưng về già, khi viết Viết và Đọc tiểu thuyết, ông nhận ra, nhân vật phụ là Hà lại nổi lên lấn át nhân vật chính. Cái cảnh từ giã giữa người yêu và cô khép lại cuốn truyện mới tuyệt vời làm sao! Anh chàng tới từ giã người yêu, để đi làm cách mạng, nghĩ trong bụng, chắc là căng lắm. Nàng tuy căng lắm, nhưng cứ tỉnh như không. Chàng ra về, trên đường, bóp chuông xe đạp leng keng, như một nỗi vui nho nhỏ, rằng cuộc chia ly đã không thê thảm như là chàng nghĩ. Tiếng chuông vọng tới tai người yêu, nàng “đau” lắm, đau hơn cả nỗi đau chia ly [Hà bị bịnh lao, nghĩa là chẳng bao giờ có cơ hội gặp lại người yêu], bĩu môi, buông một câu:
-Nghe thấy rồi!
Đây mới là “nghĩa chính” của Đôi Bạn, mà đến chót đời Nhất Linh mới nhận ra!
Chiếc Lư Đồng Mắt Cua của Nguyễn Tuân cũng kết thúc bằng một câu cà chớn như vậy:
-Xuyến người bên lương hay là bên giáo?
Hay câu kết của Bếp Lửa, nói lên ý nghĩa của bếp lửa:
-Anh yêu em, yêu quê hương vô cùng.

Câu nói đó, là câu nói của bao nhiêu năm sau này, của bao nhiêu con người sau này, đã sống sốt cuộc chiến, sống sót cuộc bỏ chạy, sống sót biển cả, sống sót cuộc hội nhập nơi xứ người - như tiếng chuông xe đạp leng keng vọng về Quê Nhà.
 -Nghe thấy rồi!

Gấu tôi tin rằng, 'hậu thế', khi viết tiểu sử nhà thơ vừa mới ra đi, sẽ không thể bỏ qua chi tiết, vừa được VC thả, trên đường về với vợ con, nhà thơ gập đôi người, chép, những bài thơ chất chứa trong đầu, suốt thời gian tù đầy!
Còn DTH?
Làm sao bỏ qua chi tiết, người nữ văn công ngồi bệt xuống đường phố miền Nam, khóc đời mình, và thời của mình, đúng vào một ngày 30 Tháng Tư.
PTH?
Chi tiết cắm cờ trên đỉnh... Nam Cực!
Ấy đấy, có những chi tiết, bạn không quên, hậu thế lại càng không thể quên!
Chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương là vậy!
Nghe thấy rồi!

Thời Của Hoài: L' Age de la Nostalgie

Tạp Chí Văn của Tây, số Tháng Tư, 2006, là về người đẹp Sa Đéc ngày nào. Trên tờ New York Times cũng có một bài về 'ẻn', có cái hình túp lều tình ái xa xưa, được trang eVăn trong nước chiếu cố, nhưng quên không ghi chú, nơi đây hiện đang được sử dụng như là trụ sở của đội bài trừ ma tuý tỉnh Tiền Giang.
Có bài phỏng vấn nhà văn gốc Nhựt viết văn bằng tiếng Anh. Thời của hoài nhớ.

*
&
Có một thứ hoài nhớ chẳng mắc mớ gì tới Lịch Sử, mà tất cả chúng ta đều cảm thấy.
Nó là chút bồi hồi về một thời chúng ta đều ngô ngố.
Hoặc ngồ ngộ!
Nhìn hình ông, với cây đàn, Gấu bỗng nhớ cây đàn của anh chàng Kiệt, mỗi buổi tối, trước khi vô trại lính, cầm lên gẩy tưng tưng vài tiếng. Hay cây khẩu cầm cũng của chàng, khi còn bé, âm thầm thổi cho bà mẹ, chỉ sợ ông bố nghe thấy.
Và những dòng sau đây, của TTT, và của một đứa em của ông.
Trong khi ăn, Kiệt bỗng nhớ đến những ngọn gió bấc cắt da, những hạt mưa nhọn như kim châm, dúm ớt bột khô tê môi, chảy nước mắt, bát nước chè tươi bỏng rát lưỡi. Từ bát bún riêu, chàng nói về mùa màng thời tiết, về bầu trời sông nước, về đồng ruộng trái quả, về phố phường thắng cảnh và vô tình chàng tiết lộ những mảnh vụn của một thời thơ ấu và niên thiếu chẳng hề nói với ai. Oanh mở mắt to chăm chú. Kiệt lại thấy những giọt nước mắt rơi.
(Một chủ nhật khác)
*
Nguyễn Chí Kham: Ung Thư, tác phẩm đi theo cùng tác giả.
*

Thời Của Hoài và Chọn [lựa theo kiểu của] Kafka.
Cách hiểu Kafka tốt nhất, như đoạn trên [Lire, Đọc, số Tháng Tư 2006] đề nghị,
là chuyển tiểu thuyết của ông qua băng hình hoạt họa [như Vụ Án do Coka viết lời, Clod vẽ tranh]
Và nếu như thế, Thời Của Hoài còn là Thời Của Hài.
Chứng cớ 1: Những nhà phê bình trong nuớc chỉ ra là,
văn PTH ảnh hưởng Cáp Ca.
Chứng cớ 2: TalaCu.
Nhưng, Joseph K. là một anh hề buồn.
TalaCu? Cũng buồn lắm.
Không tin? Đọc tường trình Vượt Vũ Môn của Đảng VC

*

Trong một cử chỉ đẹp của chủ nhân một trang web cá nhân, nhà văn Nguyễn Quốc Trụ mới đây đã tự động rút sách của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền xuống...
Nguồn

Sự thực, do ỷ y, tự coi mình như là một đứa em trong gia đình, nên tôi đã tự tiện type và post những tác phẩm của TTT trong có hai cuốn tiểu thuyết.

Mới đây, được biết, gia đình nhà thơ có ý định tái xb những tác phẩm của ông, trong có hai cuốn nói trên, cho nên đã lấy xuống.

Đây là một vấn đề vượt lên trên chuyện bản quyền, theo tôi, và nó nhắm tới một mục tiêu lớn lao hơn, là một nền văn hóa 'chùa', free culture, cho toàn thể nhân loại. Trong một kỳ tới,  sẽ xin chuyển tới độc giả Tin Văn một số nhận định của các báo chí văn học trên thế giới về vấn đề bản quyền trên net, và về văn hóa chùa.

Trường hợp nhà thơ, như 'mơ hồ' lường ra thái độ của nhà nước đối với sự ra đi của ông, tôi đã type và post những tác phẩm của TTT, theo một nghĩa tương tự như của Tolstaya, tuy có chút khác biệ, trong bài tưởng niệm Brodsky, khi nhà thơ lưu vong của nước Nga nằm xuống ở hải ngoại: Ông không tới với nước Nga, nhưng nước Nga tới với ông. (1)
Ai cho phép anh là thi sĩ?

Đưa tác phẩm của TTT lên net, là nhằm đưa ông trở về với những độc giả của ông, ở trong nước. Những độc giả cũ, trước, và mới, sau 1975.
NQT
(1) Nhà thơ Brodsky không trở về Nga một lần nào. TTT có về, lần bà cụ bị bịnh, ông trở qua là bịnh luôn.
*

"Tôi thật cay đắng mà phải rời bỏ nước Nga. Tôi sinh ra tại đây, trưởng thành tại đây, và tất cả những gì tôi có trong hồn tôi, tôi đều nợ từ nó. Một khi không còn là một công dân Xô-viết, tôi vẫn luôn luôn là một thi sĩ Nga. Tôi tin rằng tôi sẽ trở về, thi sĩ luôn luôn trở về, bằng xương thịt hoặc bằng máu huyết trên trang giấy..."
Tôi hết còn tin vào nơi chốn ấy

Trang net wikipedia là một trong những công trình nhắm tới văn hoá chùa, free culture.
Tin Văn mở ra là cũng nhằm mục đích 'khiêm tốn' đó!
*

Lần đầu đọc và sau đó dịch, bài trả lời phỏng vấn Lê Huu Khoa, tôi bỏ qua đoạn trên, vì không làm sao cắt nghĩa được nó.
"Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
"Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Lại viết?"

Sau này, tôi nhớ ra một giai thoại [một thai đố, một công án, một đốn ngộ...] thiền, có thể liên quan tới câu trên: Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chưa có gì thay đổi.
Một thiền sư kể là, trước thiền, ông thấy rừng là rừng, cây là cây... lậm vào thiền, rừng không là rừng, cây không là cây, sau thiền, thì ông lại thấy rừng là rừng, cây là cây!
Triết hiện sinh cũng nói tới con đường tu tập, từ vô tri tới tri rồi lại tới vô tri [non savoir - savoir - non savoir].
Vô tri đầu là của... con heo, vô tri sau, là của con người đã đạt!
Thơ Ở Đâu Xa có được cái vô tri thứ nhì đó, theo Gấu tui.
Kinh nghiệm trên, Gấu cũng đã từng trải qua, khi cùng tu thiền với Cô Ba.

*
Tên thật Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13.3.1936 tại Vinh. Bắt đầu dậy học tại trường Minh Tân, Hà Đông [1952], và đăng những truyện ngắn đầu tay trên tuần báo Thanh Niên [Hà Nội]. 1954, hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội, cùng Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ chủ trương nguyệt san Lửa Việt. 1965, cùng các bạn làm tuần báo Dân Chủ, tuần báo Người Việt. 1956-1960, cùng một số bạn thực hiện nguyệt san Sáng Tạo. Nhập ngũ năm 1962, giải ngũ năm 1966, tái ngũ năm 1968.
Các tác phẩm chính:
Thơ: Tôi không còn cô độc - Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy.
Kịch: Ba Chị Em.
Truyện ngắn: Khuôn Mặt - Dọc Đường.
Truyện dài: Bếp Lửa - Cát Lầy - Mù Khơi - Tiếng Động.
[Nhà xb Sóng]
Quan niệm về truyện ngắn [Trả lời nhà xb Sóng]: Truyện ngắn là truyện không thể nào viết dài.

Tiểu sử của TTT, do chính TTT tự biên tự diễn.

Nhiều khi tí tiểu sử trở thành bùa cứu mạng!
Trước 1975, Gấu có một cái hình, độc nhất, đóng vai nhà văn, một cái tiểu sử độc nhất, như sau đây. Không thể ngờ, chúng trở thành những lá bùa cứu khổ cứu nạn, khi đi thanh lọc, được nhà nước tạm dung xếp vào thành phần tị nạn chính trị, thay vì di dân kinh tế. Nhờ vậy mà sau đó, được phái đoàn Canada chấp nhận.
**
Trích Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam,
do Nguyễn Đông Ngạc biên tập, xb trước 1975.
Năm sinh của Gấu, trên ghi 1938, theo thế vì khai sinh;
sự thực, sinh 16.8.1937
Như lính giữa rừng
Ít người biết chuyện, chính Hồ Hữu Tường đã quyết định con đường cầm bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh Tâm Tuyền khi viết trên mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ Hữu Tường làm tờ Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm Tuyền lúc đó còn là sinh viên ở Hà-nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn. Truyện được giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được nghe bà cụ của thi sĩ kể lại, những ngày còn đi học, đám chúng tôi, những bạn bè của người em thi sĩ, vẫn lấy nhà bà cụ làm nơi tụ họp.
*
Thất Hiền:
Trần Trung Tín, Phạm Năng Cẩn, Nguyễn Văn Luận, Gấu [hàng sau]
Nguyễn Quốc Sủng, Trần Công Quốc, Dzư Văn Chất.
Chất, bằng tuổi Gấu, sinh 1937, kém ông anh một tuổi.
Và nao nức cả một thời trẻ dại,
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương.
Sách Quí
Anh biết mấy thứ tiếng?
Anh chàng sinh viên luật Thái Lan, do Cao Uỷ muớn làm thẩm sát viên, thanh lọc viên, ngó cái hình, (1), rồi ngó cái thằng ốm đói ngồi trước mặt, vừa nghi ngờ vừa ái ngại, nhưng đến khi nghe nó sủa, tớ là nhà phê bình văn học, thì bèn giật mình đánh thót một cái, đọc lại hồ sơ, rồi thương hại phán, tao cho mày nói lại, đừng bịp tao!
Nhưng rõ ràng là, tí chi tiết 'viết những bài phê bình khảo luận...' sau khi được tay thông ngôn dịch qua tiếng Thái đã thuyết phục anh ta.
Ấy thế đấy, chi tiết là Thượng Đế không chỉ ở trong văn chương mà còn ở đời thường, là như vậy. Có khi dư một tí, hỏng, mà thiếu một tí, cũng hỏng.
Đó chắc là lý do, mà ở ngay đầu cuốn Autobiographiques, Walter Benjamin trưng ra, Gấu đếm được, sáu tiểu sử, hay, dùng thuật ngữ của mấy ông VC, sáu lý lịch trích ngang. Cái  thứ sáu có thêm một dòng, Dr Walter Benjamin.
Đó chắc cũng là lý do mấy anh VC chơi cái trò bắt viết đi viết lại hàng trăm bản tự kiểm.
Mấy lý lịch trích ngang của W. Benjamin, những chi tiết khác nhau, hoặc thêm, hoặc bớt, cho thấy, tác giả nhắm dụng ý gì.
Tiểu sử của TTT cho thấy dấu vết của thời cuộc. Của thằng em, Gấu, hoàn toàn 'viễn mơ'!
Nói về dấu vết thời cuộc, thì cái Hồ Hữu Tường viết, vừa thú vị, vừa ý nghĩa. Nên nhớ, Nhất Linh đã từng đi với Vẹm vậy mà không chết, sau đó, tự mình quyết định cái mạng của mình, 'đếch thèm nhờ' Diệm!
Còn HHT bị Diệm kết án tử, không chết!
*
Hồ Hữu Tường, trên trang net của LH, được xếp loại biên khảo, nghiên cứu gia, nhưng danh sách tác phẩm, liệt kê sau đó, toàn tiểu thuyết. Nhà thơ sửa, nơi sinh Thường- thạnh, thành Thưởng Thạnh! (1) Cuốn Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam, có tới hai bản ở hải ngoại. Một, copy y chang nguyên bản in lần đầu, hình tác giả dễ nhận ra, là cuốn Gấu may có được, lúc ở trại. Một, copy lại bản copy, hình đen thui, như trên. Nguyễn Đông Ngạc, khi còn sống, cho biết, mấy bản in ở hải ngoại là do lái sách làm.

Bức hình Thất Hiền, hồi đó, mỗi thằng có một tấm, nhưng vật đổi sao dời, chỉ bạn Chất là còn giữ được. Nhìn lại bức hình ở vườn Bờ Rô, là nhận ra liền, ông anh ngồi phía trước, ông em phía sau.

Trong truyện ngắn Những Con Dã Tràng, bản đầu, Gấu, hồi đó, ngu quá, nói ra điều này, làm bạn mình bực lắm!
Cái đẹp của ông anh 'đàn ông' hơn!
Nhưng ông học trò của TTT, sau thành nhà văn, Võ Kỳ Điền, viết, "nhìn chung thì thầy Tuyền hơi xấu trai" làm Gấu nhớ lại một nhận xét của em Hà 'Cóc Khụ', lần đầu tiên gặp bạn Chất, nói với cô chị, cô Phượng, "Bác Kim có người con trai đẹp trai lắm, khác hẳn người bữa trước tới nhà mình!".
Đấy là Gấu nghe cụ kể lại.
Chuyện bạn Chất đẹp trai, còn một giai thoại, Gấu chưa từng kể cho ai nghe, bạn Chất lại càng chưa từng nghe. Nhân đây bật mí luôn!

Gấu có một ông cậu. Cậu Hồng, con Bà Trẻ, vợ Ông Nghị, em Ông Ngoại Gấu. Bà Trẻ là người nuôi Gấu, hồi Gấu ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận.
Cũng tại đây, Gấu lần đầu quen Phạm Năng Cẩn, khi Chất đưa đến nhà, tận cuối con hẻm dài ngoằng, giới thiệu. Lúc đó, bạn ta rớt Tú Tài 2, học lại, còn Gấu đang học Toán Đại Cương, cuối năm, vô phòng thi, nạp giấy trắng, bỏ ra về, năm sau qua MPC [Toán Lý Hoá], cuối năm rớt Thực Tập, học Bưu Điện, ra trường, đi làm, bạn ta vẫn lẽo đẽo đi học, xong Tú Tài, học Luật chung với ông bạn Trần Trung Tín. Đại khái nó như vậy.
Một lần hai ông trong Thất Hiền này, đi lêu bêu, hết mục du hí, nhân tiện đường, bèn dừng lại nơi sở làm Gấu, số 11 Phan Đình Phùng, Trung Ương Cơ Xưởng VTĐ Bưu Điện, hỏi ông gác, cho chúng tôi gặp Ông Trụ.
Ông gác già hỏi lại, Ông Trụ nào? Ở đây chỉ có Thằng Trụ. Đứng đó. Để tao vô kêu nó cho tụi bây.
Đúng giọng Nam Kỳ!
Ra, gặp, hai bạn cười ngất. Thằng Trụ, Thằng Trụ. Thú thật!

Ông Cậu Hồng, cũng không xấu trai gì, đẹp hơn Gấu nhiều, nhưng so với bạn Chất, thì thua xa. Lần đó, không biết bạn cho, hay Gấu chôm, một tấm hình của bạn, chụp theo kiểu tài tử, mốt thời thượng thời kỳ đó. Đẹp lắm. Cứ như là Don Juan! Thế rồi, không biết bức hình lạc đâu mất. Tình cờ, Gấu gặp lại bức hình, trong số giấy tờ của ông Cậu Hồng. Lật đằng sau, thấy có mấy lời đề tặng:
Mến tặng em....
Anh của Em,
[NC]Hồng.
Gấu sững sờ!
Hóa ra là ông cậu của Gấu, dùng hình của bạn Chất, để đi tán bồ, câu gái!
*

Nhà bạn Chất lúc đó chỉ có mỗi một phòng khách, bên trong là phòng ăn, bên trong nữa là cái bếp. Kế bên bếp, ở bên ngoài, là nhà tắm. Chỉ có vậy. Lần đầu Gấu tới, thấy anh Tâm ngồi góc bên trái, phía cuối phòng khách, đưa cả hai chân lên chiếc ghế, trước mặt anh là một cái bàn nhỏ, chẳng thèm để ý đến thằng em, bạn thằng em. Có muốn lịch sự chào thì cũng chẳng làm sao cho anh ngẩng đầu lên được.
Bạn bè anh Tâm dù có muốn ngủ lại cũng chẳng có chỗ. Thất Hiền tối đến, dẹp hai chiếc ghế xa lông phòng khách, trải một tấm nệm xuống sàn, là xong. Sau này, cụ buôn bán khá ra, bèn mua luôn tầng trên, làm một cái phòng cho anh Tâm, một cầu thang gồm mấy bực xi măng lên thẳng sân thượng, không qua nhà dưới, làm thêm một phòng gỗ, sàn gỗ, phòng Cậu Chất, như cô người làm thường gọi. Trong nhà có một cầu thang gỗ, lên hết cầu thang, phía bên trái, phòng Cậu Chất, bên ngoài có bao lơn gỗ, có cây me lòa xoà cành lá. Tới khi hai ông con có gia đình, cụ mua thêm căn nhà phía bên cạnh, trước là nhà anh Thu, bạn anh Tâm. Gia đình anh Tâm sau ở đây, nhà cũ bên kia thuộc phần Cậu Chất. Cụ ở bên Cậu Chất với Cô Nga, vợ Cậu Chất.


Buổi tối, những ngày sau ngày thứ nhất đó, những lúc hai ông con không có nhà, Cụ một cái ghế bành, Gấu một cái ghế bành, ngồi cái kiểu đưa cả hai chân lên ghế. Cụ kể cho Gấu nghe, những ngày ở Hà Nội. Những ngày "Thằng Tâm" mê đọc sách Mác Xít ở thư viện Hà Nội bị phòng nhì Pháp ghi tên vào sổ đen. "Thằng Tâm" dậy học, đạp xe vào tận Hà Đông. Hai bà cháu nói về cô Lara, người tình của Bác Sĩ Zhivago, cuốn sách gối đầu giường của Gấu những ngày đó đó. Nói  về những nhà văn Mỹ, đọc qua bản dịch tiếng Việt, của nhà xb Zhiên Hồng. Về Hawthorne, về một truyện ngắn của ông mà cả hai bà cháu cùng suýt soa.
Câu chuyện một người khách lạ lỡ độ đường ghé căn nhà lủng lẳng bám vào vách núi. Trong đêm khuya, bên bếp lửa, khách nói về thế giới bên ngoài, và cô gái con chủ nhà chăm chú nghe, mơ màng nghĩ đến một cuộc đời khác, ở đâu đó bên dưới, ở nơi xa xa. Đêm đó có bão, tuyết lở, núi lở, khách và gia đình chạy ra hầm trú ẩn. Đá đổ lấp kín tất cả, nhưng căn nhà lơ lửng bám vào vách núi thì chẳng chút suy suyển.

xom_ga
Căn nhà y hệt những ngày cũ.
Hồi đó, chưa có cái cổng sắt.