*

TƯỞNG NIỆM

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10





Kỷ niệm với nhà thơ

Trí nhớ thường lầm lạc, có khi còn do cố ý, hoặc tiềm ẩn, hoặc hiển nhiên; đây là một trong những bản năng của con người, luôn luôn muốn tái tạo quá khứ, cho những nhu cầu hiện tại. Trong Chân Dung Nhà Văn, cùng bài về Dương Nghiễm Mậu, Mai Thảo viết... "kỷ niệm với mỗi người mỗi khác, (với) Thanh Tâm Tuyền, (là) căn gác xép ám khói ở Tòa soạn Dân Chủ (của Vũ Ngọc Các, thập niên 1960), hắn hỏi xin một điếu thuốc và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ."
Dương Nghiễm Mậu: Thật chững chạc

Trong khi đó, qua bài viết của Thanh Tâm Tuyền trên tạp chí Thơ (số Mùa Xuân 1998), nhà thơ nhận ra bạn mình ngay lần gặp mặt đầu tiên, sau khi nhận được một bản thảo đánh máy.

Đăng bài Anh, tôi viết lời nhắn mời anh đến chơi tòa soạn. Mai Thảo đến.
Anh đi chiếc xe đạp đầm sơn trắng, đầu còn đội mũ phớt  kiểu Hà Thành Công Tử. Yên xe đạp được nâng lên cao hết cỡ vẫn chưa vừa với tầm chân của anh. Chúng tôi rủ nhau ra quán cà phê đầu hẻm gần đấy, ngồi trên ghế thấp trên lề đường Lê Lai trông sang bờ tường rào của nhà ga Sàigòn nói chuyện. Hồi ấy anh mới vào Nam, còn ở chung với gia đình anh Viên trong một căn phố đường Jacques Duclos, thuộc khu Tân Định (đường này song song với đường Trần Quang Khải, trong khoảng từ nhà hát bội đến lối vào Xóm Chùa. Tôi nói bỡn: “Anh ở trúng vào con đường mang tên một tay tổ Cộng Sản Pháp”).
Trong đất trời

Trí nhớ thường lầm lạc... Todorov cho rằng, nó, trí nhớ lầm lạc, theo cái kiểu, làm sao cho con người có thể sống nổi, với tương lai ở trước mặt, và quá khứ ở trong đầu. Đây là một trong những bản năng của con người, luôn luôn muốn 'tái tạo' quá khứ, cho những nhu cầu hiện tại. (1)
Nó lầm lẫn, sao cho, nó có thể sống sót!

Gấu tin rằng, khi Mai Thảo viết về bạn mình, như trong Chân Dung Nhà Văn, ông thực sự nghĩ, bạn mình sẽ chẳng bao giờ có cơ may được đọc những dòng như vậy.
Và TTT, phải đợi đến khi bạn mình nằm xuống, mới "sửa sai", giùm cho hậu thế, về một trường hợp trí nhớ lầm lạc.

Cuốn Văn Học Miền Nam của Võ Phiến, có những dòng được viết ra, về nhóm Sáng Tạo, y chang như trên. Người viết tha hồ viết, vì tin rằng, những thằng bị ta "phạng" đó, sẽ chẳng bao giờ được đọc.
Gấu cũng đã từng được nhắc tới, y chang như vậy, ở một, hai, nhà văn hải ngoại.
Cái danh sách 12 nhà văn phản động đồi trụy của Miền Nam, mà Gấu đứng thứ 7, trong đó, gần như cả băng Sáng Tạo đều có mặt, là do một nhà văn hải ngoại viết!
Người viết, Gấu không tiện nêu tên, là người đã từng chịu ơn TTT, và đã từng được Gấu này lăng xê, khi mới khởi nghiệp viết, trước 1975, trên trang VHNT của nhật báo Tiền Tuyến, do Gấu này phụ trách.
*
-Chẳng đáng! Chẳng đáng!
Gấu lại nghe ông thầy Kiệt lèm bèm, khi Oanh nằng nặc đòi bỏ hết, bỏ hết, chỉ cần có Thầy Kiệt!
-Chẳng đáng, chẳng đáng!
*
(1) "Commemoration", the French cultural critic Tsvetan Todorov explains, "is always the adaptation of the memory to the needs of today".
"Tưởng nhớ", như nhà phê bình văn hóa Pháp, Tsvetan Todorov, giải thích, "luôn luôn là sửa sang trí nhớ, cho [hợp với] những nhu cầu của hiện tại."
Câu trên, Cynthia Ozyck trích dẫn, trong bài viết "Ai sở hữu Anne Frank", trong đó, bà kết án "hậu thế" đã sửa sang không chỉ trí nhớ, mà luôn cả bản văn mà cô bé để lại, nhằm chịu đựng, sống sót, sau Lò Thiêu: In a word, Anne Frank has become a ready-at-hand formula for easy forgiveness. [Nói ngắn gọn, cô bé trở thành một công thức sẵn có đó, dành cho một sự tha thứ dễ dàng.]
*
Trong DVD đám tang, một ông bạn của nhà thơ cho biết, vào những ngày mới tới xứ người, nhà thơ có hỏi về những giờ phút cuối cùng của Vũ Khắc Khoan. Ông bạn trả lời, Tuyết Ngưu chẳng thèm để ý đến cái chết, chuyện của mấy ông y sĩ, mặc mẹ tụi nó, và chỉ lo làm thơ, được trên hai trăm câu. Nghe trả lời, nhà thơ không nói gì hết.

Còn Tô Thuỳ Yên, có nhắc đến câu, "Socrates là người".
Ai đã từng học Đệ Nhất, môn triết, luận lý, tam đoạn luận, chắc là nhớ câu, "Socrates là người. Mọi người đều chết. Socates thì cũng chết như mọi người." [Socrates is a man. All men are mortal. Socrates is mortal].

Trong bài viết "Hai Con Gà Trống", Steiner cho rằng, có hai cái chết làm nên cảm tính Tây Phương, Western sensibility. Có hai cái chết mở ra cảm quan siêu hình, và dân sự, của cái tôi. Đó là cái chết của Socrates và của Jesus.
Hai tử hình, hai án tử, mở ra cảm quan tôn giáo, triết học, và chính trị của chúng ta.
Và chúng ta, kể từ ngày đó, là những đứa trẻ của hai cái chết đó.
Trong bài viết đã dẫn, Steiner cũng băn khoăn về những lời nói cuối cùng của những con người nổi tiếng. Và ông nhắc tới câu nói sau cùng của Socrates: "Crito, chúng ta nợ Asclepios một con gà trống. Hãy trả nợ của ta, và đừng quên". [Crito, we owe a cock to Asclepios. Pay my debt, and do not forget it."
Steiner rất ư là hơi bị băn khoăn, bởi cái từ "we, chúng ta". Nó huyền bí, khó hiểu, chẳng hề được giải thích, chẳng khác gì từ "nous"  mở ra Bà Bovary của Flaubert
Ông tự hỏi, phải chăng Socrates minh định ông ta với cả tập thể nhân loại, rằng chết là cái cú tổng quát hoá toàn thể nhất, nhờ đó mà bật ra cái tôi là tôi, ngôi thứ nhất số ít? Chính là nhờ cái chết mà chúng ta trở thành... "chúng ta, we"?