*

TƯỞNG NIỆM

Kỷ niệm với nhà thơ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10






Kỷ niệm với nhà thơ.

-Mày với thằng Tâm giống hệt nhau. Cứ thấy người giầu là tởm rồi, chẳng cần lý do.
Đó là một trong những nhận xét của bà cụ Chất về thằng lớn và thằng con nuôi.
Một nhận xét nữa, đúng ra, một lời tiên tri về tương lai của Gấu:
-Mày rồi cũng như ông X. thôi. Không thể khác được!
Ông X. bạn ông Hiếu Chân, cũng dân VNQDĐ như HC, từ đời sống bước thẳng vào tiểu thuyết, thành nhân vật Chính, ở trong Bếp Lửa.
Bạn Chất có lần nói, truyện của ông anh tớ  đều là tự truyện. Những nhân vật ở trong đó, đều có thực.
Tuy nhiên, tự truyện thì tự truyện, vẫn có những nhân vật hành sử khác đi so với nguyên mẫu, hoặc, có những tình tiết, hoàn cảnh khác hẳn ngoài đời.
Nhà thơ và Gấu quả có nhiều nét giống nhau. Cả hai đều mất bố sớm. Hai ông bố đều làm nghề dậy học, như Gấu được biết. Ông cụ nhà thơ và bạn Chất mất vì tai nạn, khi còn trẻ. Bố Gấu mất cũng còn trẻ măng, nhưng bị học trò làm thịt. Thì cũng tai nạn, nhưng tai nạn lịch sử!
Gấu trở về Miền Bắc, phần lớn là để tìm thêm những chi tiết về cái chết của ông bố.
Nhận xét của ông em về ông anh làm Gấu nhớ đến một câu vừa mới chôm được, liền tức thì, trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, của một tay điểm cuốn tiểu sử Rousseau, bản tiếng Anh, vừa mới ra lò:
Khi phải nghĩ về một tiểu sử, cách tốt nhất, coi nó như là bản nháp, so với một tự truyện: một tác phẩm nghệ thuật.

Nhận xét này quả thật đúng, với Bếp Lửa. Chính vì thế mà cuốn nối tiếp nó, Ung Thư, dù đã hoàn tất, thì cũng đành phải để đó mà thôi. (1)
Bởi vì những nhân vật ở trong đó, là do tác giả tưởng tượng ra, những bè bạn của ông ở lại Hà Nội.
 Và rồi ông phát giác ra rằng đám này không phải như thế. Họ không giống như là ông tưởng ra ra về họ. Cái nhân vật nhà thơ tên Đồng đó, đẹp biết bao, nhưng, "Làm sao Đồng đã làm sao mất rồi", đại khái như thế!
Thành thử, nếu cho xb, chúng không 'en jeu' với cuốn Bếp Lửa trước đó.

Một cách nào đó, TTT đã muờng tượng ra, cái cảnh mình đi tù, trở lại Đất Bắc và đám bè bạn trong có thi sĩ Đồng, sợ quá, không dám tới trại tù thăm ông!

Lạ một điều, là, nhận xét tiếp theo của tay điểm sách trên tờ NYRB (2), về trường hợp Rousseau, xem ra áp dụng vào trường hợp nhà thơ TTT thấy cũng đặng!
Ông ta viết, nếu nhận xét về tiểu sử/tự truyện, đúng, thì, thật khó khăn vô cùng cho những nhà viết tiểu sử Rousseau.
Tại sao?
Ông giải thích, cuốn đọc được, nhất, của Rousseau, là cuốn Tự Thuật, Tự Kiểm, Tự Thú [Confessions], và nó quả là một tác phẩm nghệ thuật, bảnh nhất, và có thể, độc nhất, của ông.
Thành thử, những nhà viết tiểu sử Rousseau, sau đó, đều làm những công việc 'nháp nhúa'!

Gấu tôi sợ rằng TTT cũng gặp đúng trường hợp như vậy. Cuốn number one, số một, của ông, Bếp Lửa, là tự truyện, và nếu như thế, những gì mà người ta đang viết về ông, đều làm xàm!
Cũng ý đó, Kundera nói, đại khái:
Khi mà Kafka được người đời chú ý đến, nhiều hơn là (nhân vật) Joseph K., tiến trình hậu-cái chết (mort posthume), cái chết 'di cảo', của nhà văn bắt đầu.

(1) Cuốn tiếp theo Bếp Lửa, theo Gấu, không phải cuốn Ung Thư, nhưng mà là.... Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh!
Bạn cứ thử tưởng tượngt anh chàng Tâm ở trong Bếp Lửa, 1954, chọn ở lại Hà Nội, và biến thành anh chàng Kiên ở trong Nỗi Buồn Chiến Tranh.
Thú thật!
Cái tay Nguyễn Ái Quốc [không phải Bác Hồ], trên tờ Match du monde  đã đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh và coi đây là một tự truyện, là cũng theo chiều hướng đó.
Thú hơn nữa, tờ Time, như Gấu đã tường trình, trong thời kỳ còn chiến tranh, đã chọn Nguyễn Tuân làm nhà văn đại diện cho Miền Bắc, còn Miền Nam, TTT, nhưng sau đó, bỏ ý định, cho đến khi hết chiến tranh, tác giả Việt Nam đầu tiên mà họ nhắc đến là Bảo Ninh!
Lịch sử có những tình cờ thú vị thật!

Cổ lai chinh chiến

Bao Ninh, 60 ans, est un biochimiste à la retraite. Ancien combattant de la campagne du Sud, jusqu'à la chute de Saigon en 1975, il  n'écrit plus et semble vivre avec ces troubles psychiques, liés a la guerre, que l'on retrouve aussi chez d'anciens G.I. Ravagé par I'alcool, il n'en reste pas moins un personnage extrêmement jovial. A sa sortie, son premier et unique roman fut une véritable "bombe". Au travers de ce qui ne devait rester qu'un simple roman destiné à des adolescentes, "Le destin de I'amour" raconte l’anti-héros et les horreurs de la guerre vécues par les fameux Bo Doi [le nom des soldats de l’armée du nord-Vietnam]. Très vite, "Le destin de l'amour" devient "Le chagrin de la guerre" (éd. Philippe Picquier, 1994). Le titre de cette deuxième version a fait l'objet de beaucoup plus de critiques. Bao Ninh écrit avec ses tripes, et même s'il ne l'a jamais confirmé, on pense à un roman autobiographique. NAQ
Bảo Ninh, 60, chuyên ngành hóa sinh học, về hưu, Cựu bộ đội, chiến trường Miền Nam, tới khi Sài Gòn sụp đổ, vào năm 1975, không viết nữa, và có vẻ như sống với những hội chứng hậu Việt Nam như mấy anh lính Mẽo. Nhậu dữ, tếu cũng dữ. Cuốn đầu tiên, vừa ra lò, là nổ như một trái bom. Thân phận tình yêu kể câu chuyện anh chàng phản diện và những  ghê rợn của chiến tranh.... tuy chưa bao giờ tác giả xác nhận, nhưng người ta nghĩ, đây là một tự truyện.

(2) The Charms of Selfishness.
F.N. Furbank đọc Jean-Jacques Rousseau: Restless Genius, của Leo Damrosch, nhà xb Houghton Mifflin, 566 trang, 30 US. [NYRB số đề ngày 8 Tháng Sáu, 2006]
*

-Mày với thằng Tâm giống hệt nhau. Cứ thấy người giầu là tởm rồi, chẳng cần lý do.
Đó là một trong những nhận xét của bà cụ Chất về thằng lớn và thằng con nuôi.
Một nhận xét nữa, đúng ra, một lời tiên tri về tương lai của Gấu:
-Mày rồi cũng như ông X. thôi. Không thể khác được!
Ông X. bạn ông Hiếu Chân, cũng dân VNQDĐ như HC, từ đời sống bước thẳng vào tiểu thuyết, thành nhân vật Chính, ở trong Bếp Lửa.
Bạn Chất có lần nói, truyện của ông anh tớ  đều là tự truyện. Những nhân vật ở trong đó, đều có thực.
Tuy nhiên, tự truyện thì tự truyện, vẫn có những nhân vật hành sử khác đi so với nguyên mẫu, hoặc, có những tình tiết, hoàn cảnh khác hẳn ngoài đời.
Nhà thơ và Gấu quả có nhiều nét giống nhau. Cả hai đều mất bố sớm. Hai ông bố đều làm nghề dậy học, như Gấu được biết. Ông cụ nhà thơ và bạn Chất mất vì tai nạn, khi còn trẻ. Bố Gấu mất cũng còn trẻ măng, nhưng bị học trò làm thịt. Thì cũng tai nạn, nhưng tai nạn lịch sử!
Gấu trở về Miền Bắc, phần lớn là để tìm thêm những chi tiết về cái chết của ông bố.
Nhận xét của ông em về ông anh làm Gấu nhớ đến một câu vừa mới chôm được, liền tức thì, trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, của một tay điểm cuốn tiểu sử Rousseau, bản tiếng Anh, vừa mới ra lò:
Khi phải nghĩ về một tiểu sử, cách tốt nhất, coi nó như là bản nháp, so với một tự truyện: một tác phẩm nghệ thuật.
*
Ông cụ Gấu mất, trẻ. Bà cụ khi đó còn quá trẻ. Bà nội Gấu biểu thằng cháu: Mẹ mày thể nào cũng bỏ chúng mày. Tin tao đi.
Chi tiết về mẹ, trong truyện ngắn đầu tay của Gấu, sau này, được xóa bỏ, đã làm anh Tâm quan tâm.
Đặng Tiến, không coi BL là một tự truyện, là cũng do chi tiết về người mẹ ở trong đó.
Gấu trở thành chuyên viên Bưu Điện, là cũng do gợi ý của nhà thơ. Ông nói, nhà nghèo thì đi làm sớm, sau này nếu muốn học nữa, thiếu gì cách, thiếu gì cơ hội.
Ngay cả cuộc tình, sau thành dở dang của Gấu với Bông Hồng Đen, cũng có ý kiến của ông.
Gấu không theo lời khuyên của ông, mà là của bà cụ.

Cụ biểu, gia đình đó là dân buôn bán. Họ đâu chịu nổi một thằng rể mê ba chuyện nhăng nhít như mày!
Ông con nhà thơ cãi lại mẹ:
-Nó lấy con Hồng chứ đâu lấy gia đình con Hồng! Mày lấy nó, kéo nó ra khỏi gia đình nhà nó, là phúc mười đời cho con Hồng đấy!
Ôi chao, giá như mà Gấu nghe lời ông anh nhà thơ, thì...
*

Sự thực, câu ông anh nói, là về một em khác, cũng vần H. Nhưng áp dụng vào trường hợp BHĐ, thì cũng đặng. Bà cụ chê thằng con lớn, và thằng con nuôi, về cái tật cứ nhìn thấy người nào giầu có, là cứ như ngửi thấy mùi thum thủm, theo cái kiểu suy nghĩ, đằng sau một gia tài có một vài tội ác. Nhưng, khi dậy bảo hai thằng con như thế, chứng tỏ, Cụ cũng đâu có ưa gì cái dân làm... business!


Gấu đã từng kể về cái lần gặp nhau cuối cùng và em nói rằng thì là, đưa cái bóp của anh đây, để em lấy tiền bù vào chỗ em tiêu quá, em không muốn giải thích với mẹ em bất cứ chuyện gì, nhất là chuyện tiền bạc!

Tin cậy Gấu đến như thế, mà nỡ lòng nào bỏ Gấu!
Bỏ tới hai lần.
Lần đầu, ở ngay cổng trường Đại Học Khoa Học.
Lần như nhì, bỏ đi giữ chỗ trước. Et souviens-toi que je t'attends: Nhớ rằng ta đương đợi!
Dù kém Gấu tới 11 tuổi!
*
Khi Gấu quen, cô bé mới mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì, chỉ có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi độc?
Và đẹp?
Nhà cô bé giầu, Gấu sững sờ tự hỏi, tại sao lại có nỗi buồn như thế ở trong cô bé mới mười một tuổi?
Sau này thân rồi, cô tâm sự: đi học, H. chỉ có mỗi một cái áo dài trắng độc nhất. Có lần, H. nghe mấy con bạn nói đằng sau lưng: con nhỏ này nó làm bộ nghèo...
Lần cuối cùng gặp cô bé, khi mối tình đã tan vỡ. Cô lúc này coi Gấu như một người thân, nói: H. mới đi chợ cho mẹ, lỡ tiêu quá một chút, anh đưa H. để bù vô. H. rất ghét phải giải thích...
Em gái của cô, mỗi lần thấy bố vô phòng, là bỏ ra ngoài.
Hà Nội và Gấu

Khi phải nghĩ về một tiểu sử, cách tốt nhất, coi nó như là bản nháp, so với một tự truyện: một tác phẩm nghệ thuật.


Amos Oz, nhà văn Do Thái, trong cuốn "Một câu chuyện tình và những bóng đêm" [bản tiếng Tây, Une histoire d'amour et de ténèbres, nhà xb Gallimard, tủ sách Folio] tự hỏi: Nói cho cùng, đâu là tự truyện, đâu là giả tưởng ở trong những câu chuyện kể của tôi?
Và ông trả lời: Tất cả là tự truyện: nếu một ngày nào, tôi viết một chuyện tình giữa Mère Teresa và Abba Eban, thì chắc chắn đó là tự truyện, nhưng không thể là một tự thú [confession]. Toàn bộ tác phẩm của tôi là tự thuật, tự truyện, nhưng chớ coi nó là tự thú, tôi đếch bao giờ tự thú, tự thiếc gì hết!
Ôi chao, sao quá giống ông anh nhà thơ, mà nhân vật Tâm, một thế thân, alter ego, của ông, trong Bếp Lửa, đã từng phán, Chúa Phật một khi nhập xác phàm, thì cũng phàm phu tục tử như bất cứ một con người khốn khổ khốn nạn nào.
Và ông cảnh cáo: Chớ có đầu thai, chớ có nhập thế, coi chừng, khi trở lại Thiên Đường, mất ngôi!

Trong những giai thoại/sự thực về ông anh, có hai sự kiện, chỏi nhau:
Ông là giáo sư độc nhất được cho dậy lớp nữ sinh, tại một trường công giáo nổi tiếng tại Sài Gòn: Trường Nguyễn Bá Tòng. [Sự thực].
Ông là giáo sư độc nhất, được xá cho cái tội quì đọc kinh, vì không theo đạo! [Giai thoại?]
Vẫn Oz, tiếp, một độc giả tồi, cứ sân sấn phăng tới, muốn biết hết, liền lập tức: "Cái gì đã thực sự xẩy ra?". Cái gì giấu giếm ở đằng sau những câu chuyện...  "Bóng Đè", của... Đỗ Hoàng Diệu. Nàng viết như thế, là mần răng, là chống, là ẩn dụ, là cạnh khoé ai, những ai... ?
"Giáo sư Nabokov" đã từng phạng một tay ký giả, thẳng vào mặt, ngay trong một chương trình TV:"Are you really so hooked on little girls"?
[Này bạn, chẳng lẽ bạn đã thực sự bị mấy em chanh cốm làm cho mất hết hồn vía?].
Nabokov, là do em nhí Lolita. Oz viết, tôi cũng bị quấy rầy chẳng thua. Những ông ký giả hăm hở, "nhân danh quyền độc giả, độc giả có quyền được biết...", có phải bà xã của ông là nguyên mẫu cho nhân vật Hannah trong "Mon Michael"?

Thanh Tâm Tuyền, chắc cũng gặp đúng trường hợp trên, khi viết Bếp Lửa. Ông cho nhân vật của ông mượn tất cả, từ linh hồn cho đến thể xác, nhưng cuối cùng nhận ra, Tâm trong Bếp Lửa không thể nào là Dzư Văn Tâm ngoài đời.
Để hé ra sự thực mà ông phát giác đó, ông tính để câu của Rimbaud lên đầu tác phẩm, Je est un autre, Tôi là kẻ khác. Nhưng cuối cùng gạch bỏ.

Đám tiểu thuyết mới nhận ra chân lý trên, và, bèn ra thông cáo, như sau:
Dưới ánh lửa ngôn ngữ, mọi chuyện, ngoài đời, khi đưa vào truyện, đều bị nướng, luộc, chiên, xào... và thay đổi bản chất.