*


TẠP GHI



Dương Nghiễm Mậu

Dương Nghiễm Mậu      

I KILLED HITLER

IT IS LATE; I am old. I should finally confess to what happened in the summer of 1937 in a small town in Hesse. I killed Hitler.
    I am Dutch, a bookbinder, retired for some years now. In the thirties I was passionately interested in the tragic European politics of the time. But then my wife was Jewish, and my interest in politics was in no way academic. I decided to wipe out Hitler myself, with a draftsman's precision, just as one would bind a book. And I did it.
    I knew that Hitler liked to travel in the summer with a small group, practically without bodyguards, and that he stopped in small villages, often in outdoor restaurants, in the shade of linden trees.
    What good are the details. I will say only that I shot him and was able to get away.
    It was a humid Sunday, a storm was on its way, bees meandered as if they were drunk.
    The restaurant was concealed beneath enormous trees. The ground was covered with a fine gravel.
    It was almost completely dark, and there was such drowsiness in the air that it took great effort to press the trigger. A wine bottle was knocked over and a red blot spread over the whit paper tablecloth.
    Then I sped away in my small car like a demon. But no one was after me. The storm broke, down came a heavy rain
    Along the way I threw the gun into a ditch overgrown will nettles; I flushed out two geese, which began to run with an awkward waddle.
    Why the details?
    I returned home triumphant. I tore off the wig, burned my clothes, washed the car.
    And all for naught, because the next day someone else exactly like him down to the last detail and perhaps even crueler than the one I killed, took his place.
    The newspapers never mentioned the murder. One man vanished, another appeared.
    The clouds that day were completely black, the air sticky as molasses.

Adam Zagajewski: Two Cities

Note: Đây là truyện ngắn “Kinh Kha với con chủy thủ trên đất Tần bất trắc" của DNM, được nhà thơ Ba Lan mô phỏng, hoặc viết lại, bằng 1 văn phong nhẹ nhàng hơn nhiều!
    Một anh chàng thú tội, đã từng ám sát Hitler, nhưng lạ làm sao, chẳng ai phát hiện, và 1 kẻ khác, y chang Hitler, có lẽ còn hung ác hơn nhiều, thế chỗ tên bị giết!


Hai mươi năm VHMN

"Những con dã tràng", truyện ngắn đầu tay của GCC, là cũng nằm trong dòng văn chương hục hặc hiện sinh, như truyện Cuối Đường, hay Tư của TTT. Sau này, đọc Kẻ Xa Lạ, Gấu nhận ra nhân vật chính trong truyện có dáng dấp của Meursault, và luôn cả Camus, vì Camus có thời gian ho lao, như nhân vật chính trong “Những con dã tràng”. 
Như thế, có thể nói, Gấu đọc Camus, gián tiếp, qua TTT.
Bởi là vì thời gian đó, Gấu chưa biết gì về Camus.
Truyện viết từ chuyến đi Nha Trang, trong dịp hè, sau khi rớt Tú Tài Hai, Khoá I, và nhân bà bạn của bà cụ Chất, bà Thời, tổ chức Trại Hè cho đám con cái công nhân viên hoả xa, hai cụ cho đi theo luôn. Hết hè về, Gấu thi đậu khoá hai, bạn bè rớt hết.

Gấu vẫn còn nhớ, là, khi đọc bản nháp, bài luận Triết của Gấu, đưa về trình ông anh, TTT không nói gì hết. Chỉ đến khi Gấu làm được cả hai bài Toán, và Vật Lý, ông mới gật đầu, phán, đậu, nhưng do Toán và Vật Lý, chứ bài Triết chỉ đáng 1 gậy!

Như thế, ông không tin tài văn, tài triết con mẹ gì ở Gấu, và cũng thế, là nhận xét khi đọc “Những Con Dã Tràng”, mi sẽ đi xa hơn DNM.
Ông đâu khen Gấu viết hay hơn DNM!

Chỉ đến khi viết được truyện ngắn “Những Ngày Ở Sài Gòn”, thì Gấu hiểu ra, mình đã thoát ra khỏi cái bóng của ông anh, và đã tìm ra được văn phong của riêng mình, nhờ kiếm ra ông thầy, là Faulkner.
Đây cũng nằm trong lời khuyên của ông anh, mi hãy đọc, đọc, đọc, đọc thật nhiều, và sẽ có 1 ngày, mi tìm ra cái dòng văn của mi, qua ông thầy của mi.

Trên số báo sau đây, Asia Literary Review, Spring 2010, có bài viết “Pico Iyer và Dalai Lama”, thật là tuyệt, với riêng Gấu.

Thầy của Iyer Pico là Graham Greene. Và ông nhìn Dailai Lama qua Thầy của mình.
Không chỉ Dalai Lama mà còn luôn cả Phật Giáo, qua cá nhân Phật Sống.

Số này có mấy đấng Mít, Gấu mua là vì mấy đấng Mít, Nguyễn Quí Đức và Andrew Lam, bỏ qua bài về Pico.
May quá, mới kiếm thấy tờ báo!

*

THE QUIET AMERICAN

by Graham Greene, 1955

Greene's book is widely regarded as a classic, prophetic literary tale that examines the start of American engagement in Vietnam. The acclaimed English novelist and journalist, who covered the French war in Vietnam from 1951 to '54, set the book in 1954 Saigon. The quiet American of the title is Alden Pyle, who tries to forge an American solution to the Communist insurgency. Another character, cynical British journalist Thomas Fowler, say of Pyle : "I never knew a man who had better motives for all the trouble he caused”. In a discussion of The Quiet American , essayist Pico Iyer said: “Lyrical, enchanted descriptions of rice paddies, languorous opium dens and even slightly sinister Buddhist political groups are a lanterned backdrop to a tale of irony and betrayal." Greene died in 1991.
Note: Bài viết ngắn trên, trong số báo trên, trong nhắc tới câu của anh ký giả ghiền Hồng Mao, nói về anh Mẽo trầm lặng: "Tôi chưa từng thấy thằng nào có những ý hướng tốt đẹp hơn, như anh, về những khốn nạn mà nó gây ra [cho xứ Mít, ở đây]".
Quả như thế thực. Đau thế.

Bài viết ngắn nhắc tới Pico Iyer. Tò mò, Gấu lần ra bài viết của tay này, cũng thật là tuyệt vời, về GG:

The Disquieting Resonance of 'The Quiet American'

by Pico Iyer
April 21, 2008 5:08 PM ET

Pico còn viết cả 1 cuốn sách về ông thầy của mình, ở trong đầu của mình, The Man Within My Head

Ever since he first discovered Graham Greene's work, Pico Iyer has felt a haunting closeness with the English writer. In The Man Within My Head, Iyer follows Greene's trail from his first novel, The Man Within, to such later classics as The Quiet American, examining Greene's obsessions, his elusiveness, and his penchant for mystery. The deeper he plunges into this exploration, the more Iyer begins to wonder whether the man within his head might not be Greene but his own father, or perhaps some more shadowy aspect of himself.

Drawing upon experiences across the globe, from Cuba to Bhutan, and moving, as Greene would, from Sri Lanka in war to intimate moments of introspection, this is the most personal and revelatory book yet from one of our most astute observers of inner journeys and crossing cultures.

Võ Phiến, khi qua Paris, ở nhà Kiệt Tấn, khi nghe chủ nhà hỏi về TTT, đã phán, nhớ đại khái, thằng chả nổi tiếng nhờ tiểu thuyết.
Thoạt nghe Gấu bật cười, nhưng sau nghĩ lại, có phần đúng. TTT được đọc nhiều, và có đệ tử, là nhờ truyện ngắn, tiểu thuyết.
Thơ của ông, số 1, nhưng đếch có đệ tử, đúng như Đặng Tiến nhận xét.



Trong kho chuyện cổ của Trung Hoa, có câu chuyện về một quả chuông, đánh lên không nghe, nhưng lại ngân lên ở một nơi khác.
Rượu Chưa Đủ, bản thân nó, cũng là một tiếng chuông lạ, đến từ một miền đất khác.
Sến có 1 câu, Gấu cực mê, và có thể cả đời, chỉ còn lại câu này, và câu này, dùng để chỉ vô đời Sến, quá đúng, nếu muốn lái sang chuyện, VC đếch cho Sến về, cứ bật PC lên là thấy quê nhà rồi.
Câu của Sến, sau này, GCC gặp lại, khi đọc Bolano.
Ông phán, tay thằng chả là quê nhà của thằng chả.

Tuyệt!

Cái lũ Mít bò về không hiểu được điều này.

Tay của Gấu là quê Mít của Gấu!
Sướng thiệt!

Câu phán của Bolano là ở trong bài viết “Văn Chương và Lưu vong”. Bài này cũng quá tuyệt. GCC cứ thèm dịch hoài, mà hết dám hứa lèo. Ông có mấy bài viết về lưu vong, không chỉ bài trên. Hình như trên TV cũng có giới thiệu. Để coi lại, rồi lại lèm bèm tiếp. Trong bài "Exiles", Những Cuộc Lưu Đày, ông phán, lưu vong là can đảm.

Quả có thế. Lũ bò về đều là 1 lũ chết nhát, theo GCC.

Gọi, lũ chó chết, cũng được.

*********

Đính chính:

Câu của Bolano, và luôn cả đoạn văn, trong có câu đó, sau đây, cho thấy, GCC do đọc ba chớp ba nhoáng, hiểu lộn:

Literature and exile, I think, are two sides of the same coin, our fate placed in the hands of chance. "I don't have to leave my house to see the world," says the Tao Te Ching, yet even when one doesn't leave one's house, exile and banishment make their presence felt from the start. Kafka's oeuvre, the most illuminating and terrible (and also the humblest) of the twentieth century, proves this exhaustively. Of course, a refrain is heard throughout Europe and it's the refrain of the suffering of exiles, a music composed of complaints and lamentations and a baffling nostalgia. Can one feel nostalgia for the land where one nearly died? Can one feel nostalgia for poverty, intolerance, arrogance, injustice? The refrain, intoned by Latin Americans and also by writers from other impoverished or traumatized regions, insists on nostalgia, on the return to the native land, and to me this refrain has always sounded like a lie. Books are the only homeland of the true writer, books that may sit on shelves or in the memory. The politician can and should feel nostalgia. It's hard for a politician to thrive abroad. The working man neither can nor should: his hands are his homeland.

Sách là chốn quê nhà độc nhất của nhà văn thứ thiệt, những cuốn sách có thể ngồi trên kệ, hay trong hồi nhớ. Nhà chính trị có thể, và nên cảm thấy hoài hương, nhớ nhà. Thật căng, đối với nhà chính trị, khi làm giàu ở hải ngoại.
Một công nhân không thể mà cũng không nên: Tay của anh ta là quê nhà của anh ta.

Do đọc lẹ, và lé, quá, Gấu hiểu, tay thằng chả [nhà văn khi viết văn, khi đẻ ra chữ], là quê hương của thằng chả.
Sorry abt that.

GCC



Sau 30 Tháng Tư 1975, được bạn văn, cũng VC nằm vùng, DH, đổi tên thành Vô Hạnh.

Hai mươi năm VHMN

Dương Nghiễm Mậu


Literature and exile, I think, are two sides of the same coin, our fate placed in the hands of chance. "I don't have to leave my house to see the world," says the Tao Te Ching, yet even when one doesn't leave one's house, exile and banishment make their presence felt from the start. Kafka's oeuvre, the most illuminating and terrible (and also the humblest) of the twentieth century, proves this exhaustively. Of course, a refrain is heard throughout Europe and it's the refrain of the suffering of exiles, a music composed of complaints and lamentations and a baffling nostalgia. Can one feel nostalgia for the land where one nearly died? Can one feel nostalgia for poverty, intolerance, arrogance, injustice? The refrain, intoned by Latin Americans and also by writers from other impoverished or traumatized regions, insists on nostalgia, on the return to the native land, and to me this refrain has always sounded like a lie. Books are the only homeland of the true writer, books that may sit on shelves or in the memory. The politician can and should feel nostalgia. It's hard for a politician to thrive abroad. The working man neither can nor should: his hands are his homeland.

Roberto Bolano: Literature and Exile

Tớ đếch cần rời xứ Mít để nhìn thế giới. Tao Te Ching phán như thế. DNM cũng có thể nói như thế.

Tuy nhiên, “nhà” của anh, có lẽ là cái miền đất mà anh đang hiện sống, tức Xề Gòn thay vì Hà Nội, và với anh, lưu vong và bị biếm - chúng chẳng đã in sách của anh rồi lại... đốt thêm 1 lần nữa ư? - nói lên điều đó, như tiếng chuông được đánh lên, ở Miền Bắc, nhưng lại ngân lên ở Miền Nam, trước 1975. Tác phẩm của Kafka, soi sáng rực rỡ nhất, và cũng khủng khiếp nhất (và cũng khiêm tốn nhất) cái thế kỷ  20, trong có hai cuộc lưu vong 1954, và 1975 của lũ Mít, chứng tỏ hoài huỷ điều này...

Liệu có tên Mít nào hoài nhớ xứ Mít, nơi nó xém chết như... TTT, DNM, hay…  GCC?
Liệu có tên nào như lũ chúng tớ, hoài nhớ sự nghèo đói, bất công, ngạo mạn, của cái xứ Bắc Kít ngày nào, mà chúng bỏ chạy?


From: PCL
To:
Cc:
Sent: Thursday, August 23, 2001 5:30 PM
Subject: Fw: NQT

Chào anh Trụ,
Thêm một độc giả ‘sensitive’ về chuyến về VN.
Anh có muốn viết trả lời?
PCL 

----- Original Message -----
From:
To: vhnt@saomai.org
Sent: Thursday, August 23, 2001 2:07 PM
Subject: NQT 

Xin cha`o ca'c ba.n,
Ma^'y tua^`n na`y ddo.c ba'o chi' ha?i ngoa.i cu~ng nhu+ trong nu+o+'c tha^'y dda(ng ba`i pho?ng va^'n Nguye^~n Quo^'c Tru.- mo^.t ngu+o+`i co^ng ta'c vo+'i qui' ba'o- ve^` chuye^'n vie^'ng tha(m Vn cu?a o^ng ta.
Xin qui' ba'o cho bie^'t y' kie^'n ve^` chuye^.n na`y. DDa^y co' pha?i la` ha`nh ddo^ng tro+? ma(.t ba('t tay vo+'i Cs cu?a NQT hay kho^ng?
To^i i't khi le^n tie^'ng ve^` chuye^.n chi'nh tri. nhu+ng vi` to^i la` ddo^.c gi?a thu+o+`ng xuye^ng cu?a VHNT online va` ra^'t ye^u me^'n ta.p chi' na`y ne^n to^i mo+'i le^n tie^'ng.
Xin tha`nh tha^.t ca'm o+n.
*

Gấu là người đầu tiên xé rào về đầu thú, vậy mà cho đến nay, vẫn chưa có tác phẩm nào được VC cho phép in ở trong nước.
Nhưng cứ nghĩ đến cái cảnh mấy ông VC, nằm trong bộ phận kiểm duyệt, sờ mó, mân mê, cắt xén chỗ này chỗ kia, lại nghĩ đến câu mụ Tú mắng Kiều, "mầu hồ đã mất...", thì lại thương cho nàng Kiều:

Chữ trinh còn một chút này.
Chữ trinh chỉ còn một tí đó, khiến Sebald  mơ mòng, ông đang ở Paris, bị lột mặt nạ, trơ ra là một tên phản bội tổ quốc [một tên Chống Cộng điên cuồng...]
*
Vậy mà bạn ta khen VC, chẳng bỏ một chữ nào, của cuốn Sông Côn Mùa Lũ.

Thế cái tội sờ mó [của quí của] Sông Côn thì sao?

Sông Côn đã từng được xb ở hải ngoại, có thằng mũi lõ mũi tẹt nào dám sờ?

Ui chao, sách trong nước thì xin được tự thu hồi, sách hải ngoại thì khoe không bỏ một chữ, đúng chuyện khôi hài đen.
Bởi vì, như một người nào nói, xứ sở của một nhà văn, là ngôn ngữ của người đó. (1)

(1) "A writer's patria or country, as someone said, is his language. That sounds pretty demagogic, but I completely agree with him..."
Roberto Bolano.

Trong kho chuyện cổ của Trung Hoa, có câu chuyện về một quả chuông, đánh lên không nghe, nhưng lại ngân lên ở một nơi khác.
Rượu Chưa Đủ,
bản thân nó, cũng là một tiếng chuông lạ, đến từ một miền đất khác.

Sến có 1 câu, Gấu cực mê, và có thể cả đời, chỉ còn lại câu này, và câu này, dùng để chỉ vô đời Sến, quá đúng, nếu muốn lái sang chuyện, VC đếch cho Sến về, cứ bật PC lên là thấy quê nhà rồi.
Câu của Sến, sau này, GCC gặp lại, khi đọc Bolano.

Ông phán, tay thằng chả là quê nhà của thằng chả.

Tuyệt!

Cái lũ Mít bò về không hiểu được điều này.

Tay của Gấu là quê Mít của Gấu!
Sướng thiệt!

Câu phán của Bolano là ở trong bài viết “Văn Chương và Lưu vong”. Bài này cũng quá tuyệt. GCC cứ thèm dịch hoài, mà hết dám hứa lèo. Ông có mấy bài viết về lưu vong, không chỉ bài trên. Hình như trên TV cũng có giới thiệu. Để coi lại, rồi lại lèm bèm tiếp. Trong bài "Exiles", Những Cuộc Lưu Đày, ông phán, lưu vong là can đảm.
Quả có thế. Lũ bò về đều là 1 lũ chết nhát, theo GCC.
Gọi, lũ chó chết, cũng được.

   Exiles
Roberto Bolaño

*

Mọi văn chương, bất cứ thứ chó nào, nếu đúng là văn chương, đều cưu mang trong nó, cái gọi là lưu vong, cho dù nhà văn khăn gói lên đường bỏ chạy quê hương vào lúc hai mươi, tóc còn xanh mướt, hay là cả đời chưa rời nhà.

Exile is courage. True exile is the true measure of each writer.

Lưu vong là can đảm. Lưu vong, thứ thiệt, là cái đo đúng, của mỗi nhà văn.

DNM cũng là 1 nhà văn lưu vong. Tiếng chuông của ông, gõ ở 1 cái chùa nào ở xứ Bắc Kít, nhưng lại vang vọng ở xứ Nam Kít, đúng vào lúc xứ này cần tiếng chuông đó lắm. Rồi bặt luôn, theo GCC.


 
WRITERS LOST IN THE DISTANCE
Những nhà văn mất vào quãng xa

A few days ago, Juan Villoro and I were remembering the writers who were important to us in our youth and who today have fallen into a kind of oblivion, the writers who at the peak of their fame had many readers and who today suffer the ingratitude of those same readers and who-to make matters worse-haven't managed to spark the interest of a new generation of readers.
    We thought, of course, of Henry Miller, who in his day was read all over Spain, and whose name was on everyone's lips, but whose fame was perhaps due to a misunderstanding: probably more than half the people who bought his books did so expecting to find a pornographer, which in some sense was justified, and also understandable in the Spain that emerged after almost forty years of censure under Franco and the church.
    At the other extreme we remembered Artaud, the very spirit of asceticism, who in his day also sold well and had not a few Spanish and Mexican admirers, and if today one makes the mistake of mentioning his name to someone under the age of thirty, the response will surely be devastating. These days, even film buffs have never heard of Antonin Artaud.
    The same is true of Macedonio Fernandez: his books-except in Argentina, I imagine-are impossible to find in book- stores. And it's true of Felisberto Hernandez, who had a small resurgence in the 1970s, but whose stories today can only be found after much searching in second-hand bookstores. Felisberto's fate, I presume, is different in Uruguay and Argentina, which brings us to a problem even worse than being forgotten: the provincialism of the book market, which corrals and locks away Spanish-language literature, which, simply put, means that Chilean authors are only of interest in Chile, Mexican authors in Mexico, and Colombians in Colombia, as if each  Latin American country spoke a different language or as if t aesthetic taste of each Latin American reader were determined first and foremost by national-that is, provincial-imperatives, which wasn't the case in the 1960s, for example, when the Boom exploded, or in the 1950S or 1940s, despite poo distribution.
    But anyway, that's not what Villoro and I talked about. We talked about other writers, like Henry Miller or Artaud or B. Traven or Tristan Tzara, writers who contributed to our sentimental education and who are now impossible to find in the depths of bookstores for the simple reason that they have hardly any new readers. And also about the youngest ones, writers of our generation, like Sophie Podolski or Mathieu Messagier, who were simply incredible and highly talented and who not only can no longer be found in bookstores but can't even be found on the Internet, which is saying a lot, as if they'd never existed or as if we'd imagined them. The explanation for this ebb of writers, however, is very simple. Just as love moves according to a mechanism like the sea's, as the Nicaraguan poet Martinez Rivas puts it, so too do writers move, and one day they appear and then they disappear and then maybe they appear again. And if they don't, it doesn't really matter so much, because in some secret way, they're us now.

Roberto Bolano: Between Parentheses

Đọc bài viết của nhà phê bình Nguyễn Lệ Uyên về Dương Nghiễm Mậu, (1) GCC bèn nhớ ra bài viết này.

DNM, nếu nói về khí phách, về nhân cách, về cá nhân anh, thì thật là tuyệt vời, và đúng là “tự do hay là chết”.

Nhưng…  văn chuơng, nó không phải như vậy, chán thế!
Văn của DNM có 1 thời gây chấn động Sài Gòn, nhưng thời đó qua rồi.
Đúng ra, anh phải biết điều này, và không để cho VC in lại sách của anh.

GCC đã từng nhận xét về anh và Nguyễn Đình Toàn, như là hai “bản sao” của một TTT, và 1 bạn văn, nhận xét, quá đúng.
Nay post lại ở đây, và sau đó, sẽ lèm bèm về Miller, “Thầy của Thầy”, tức triết gia PCT.

Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý thức sáng suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang manh nha tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo đức thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy "tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa mưa nắng ở Miền Nam, trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả. (2)

Dương Nghiễm Mậu:  Thật chững chạc, thật cảm động...


Nói một cách khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền đất. Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền "khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng Quên, truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ tên, viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng bị gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã thét cô bồ: lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình hối hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa Ngục (Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già muốn làm con ong hút nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những con người đứng bên lề...

“Có người đến hỏi tôi: Có đi ra ngoại quốc không? Tôi đã trả lời dứt khoát: Tôi sống và chết tại nơi này. Người ấy hỏi: Anh chấp nhận sống chung với người Cộng Sản? Tôi nói: Tôi không phải là một con chó để nay sống với chủ này, mai sống với chủ khác chỉ vì miếng xương chúng liệng ra. Tôi tin tưởng con đường tôi đi. Có một nơi là lẽ phải và ánh sáng. Có một nơi là lẽ trái và bóng tối. Có trắng và đen không thể nhập nhằng được. Nếu tôi có chết chăng nữa, điều ấy tôi không ân hận. Lịch sử đã chứng minh rằng: Nhiều khi cái chết là một điều tốt hơn là sống. Chết đi cho người khác sống, cho lẽ phải và sự thực, sống chết như thế cần thiết. Tôi bình tĩnh với quyết tâm đó”. (1)

Note:

Đâu có phải chỉ 1 DNM chọn ở lại. Gần như chẳng 1 ai chọn “đi”, trừ những người không thể ở lại.
Đọc những dòng trên, như không phải của DNM. Lớn lối quá!

NQT

Cách viết của DNM, thái độ của anh với cuộc chiến, một cách nào đó, hợp với những dòng của tờ Người Kinh Tế, khi tưởng niệm Boris Nemtsov, người hùng Nga Xô vừa bị giết hại:
Ông ta sinh ra không phải để hận thù, hay làm người hùng. Ông ta có những giấc mơ, nhưng không hề có ý trở thành 1 chiến sĩ chống lại chính quyền, nhà nước phát xít. Ông ta giản dị là 1 người tốt.
Đúng là thái độ của DNM trong cuộc chiến.
Nên nhớ, chỉ đến những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến, anh mới thực sự nhập cuộc, qua vai trò 1 ký sự gia, hay ký giả, hay ký giả chiến trường.

He was not born for hatred or heroics. He had dreams, but had never intended to become a fighter against state-sponsored fascism. He was simply a good man: too good, in the end, for the country and the times he lived in. + 

Obituary: Boris Nemtsov

 

Cuon sach nay tap hop mot so truyen ngan duoc dang tren Van Viet tieng noi cua Ban Van dong Van doan Doc lap nhan mot nam to chuc nay ra doi Du Van Viet da va dang tiep tuc trien khai nhieu loi tiep can khac nhau doi voi van hoc ke ca van hoa va tu nhieu goc do ly luan nghien cuu phe binh dich thuat … co gang ngay cang phong phu va da dang hon thi truoc mat va lau dai sang tac van la phan quan trong nhat Boi nhu nha tieu thuyet lon Milan Kundera luon khang dinh Nhiem vu cua nha tieu thuyet la noi nhung gi va bang cach chi duy nhat co tieu thuyet moi noi duoc Khi nhac den tieu thuyet Kundera khong chi noi ve mot the loai ong noi ve nghe thuat ngon tu Muc tieu cao nhat cua “mot nen van hoc dich thuc” la co sang tac hay cuoi cung phai co sang tac hay Cho nen nhu mot so ket nho sau mot nam o day la mot tap hop truyen ngan mot phan cua chuyen muc sang tac

[Văn Vịt giới thiệu tập truyện ngắn] (a)

Thú thực, GCC không làm sao mà hiểu nổi, đây là 1 tập truyện ngắn, mắc mớ gì đến 1 định nghĩa của Kundera về…  tiểu thuyết?
Vả chăng, v/v “tiểu thuyết là gì”, thì đâu chỉ có 1 Kundera trả lời?
Còn Fuentes, còn Lukacs, còn Broch…

Cái gì, chỉ tiểu thuyết có thể nói, trong khi không thể nói, bằng/trong, bất cứ một cách nào khác?
Đây là câu hỏi, cực cơ bản, được Hermann Broch - không phải Kundera - đưa ra.
NQT

*

Một câu “cà chớn” của TCS, vậy mà đem ra để nói về 1 tập truyện ngắn của cả 1 đám nhà văn trẻ?
Vả chăng, truyện ngắn là thứ đụng thẳng vào đời sống, khác hẳn tiểu thuyết, làm sao mà “chẳng hề đả động” tới?
Soi đường hay xoi đường?
“Anh già” NN này là tác giả của quái vật Núp, chưa từng sám hối về thành quả đóng góp trong việc xây dựng lên địa ngục Mít, vậy mà còn chửi chúng bây giờ ơ hờ, vô cảm, rồi lại khen chúng không hề đả động tới xã hội nóng bỏng?
Đúng là Văn Vịt!

NQT

Dưới ánh sáng đó, nhìn lại quá khứ có vẻ như tiên tri dòng tự sự của tương lai. Tiểu thuyết gia, không cứng ngắc, punctual, như sử gia, luôn nói với chúng ta, quá khứ chưa kết thúc đâu, rằng, quá khứ phải được tái phịa, phát minh ra, reinvented, tại/ở mọi giờ giấc của ngày nếu chúng ta không muốn hiện tại tuồn khỏi kẽ tay của chúng ta mỗi lần chúng ta tính nắm bắt nó. Tiểu thuyết diễn tả mọi sự vật mà sử vờ đi, đếch thèm nhắc tới, hay, bất thình lình ngưng tưởng tượng. Một thí dụ về chuyện này có thể kiếm thấy ở Argentia - một xứ sở Mỹ Châu La Tinh với lịch sử thực là ngắn ngủi nhưng có những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất. Theo câu chuyện khôi hài xa xưa, người Mexico xuống từ Aztecs, người Argentia, từ thuyền bè. Hẳn nhiên là vì đây là một xứ sở trẻ, với những làn sóng di dân mới có, Argentia phải phịa ra một lịch sử cho chính nó, vượt chính nó, một lịch sử lời, a verbal history, đáp ứng cái tiếng la khóc đơn côi, tuyệt vọng của tất cả những những nền văn hóa trên thế giới: làm ơn làm cho tôi cất tiếng nói, please, verbalize me.
Borges, lẽ dĩ nhiên, là 1 thí dụ được triển khai trọn vẹn nhất, về sử tính “kia”, nó bồi hoàn cho sự mất mát những điêu tàn Mayan, những tháp cổ Incan. Trước hai chân trời – Pampa và Atlantic – Borges đáp ứng bằng không gian toàn thể, của “The Aleph”, thời gian toàn thể, của “The Garden of the Forking Paths”, và cuốn sách toàn thể “Thư viện Babel”, chưa nói đến thuật nhớ không chút thoải mái của “Funes, the Memorious”.

Lịch sử như vắng mặt. Không có gì gây sợ hãi “khủng” bằng nó. Nhưng, chẳng có gì gây đáp ứng dữ dằn hơn, so với tưởng tượng. Nhà văn Argentine, Héctor Libertella đưa ra một câu đáp thực là tiếu lâm cho cái thế luỡng nan này. Ném 1 cái chai xuống biển. Trong chai là chứng cớ độc nhất, Magellan đã đi thuyền vòng quanh trái đất: Nhật ký của Pigafetta. Lịch sử là cái chai được ném xuống biển. Tiểu thuyết là bản thảo tìm thấy được ở trong cái chai. Cái quá khứ mới rồi gặp cái cực tức thời hiện tại, khi, bị kìm kẹp, đàn áp bởi chế độ độc tài, cả một quốc gia, chỉ được gìn giữ trong những cuốn tiểu thuyết, như những cuốn của Luisa Valenzuela của Argentina, hay Ariel Dorfinan của Chile. Ở đâu, vậy thì, những bịa đặt lịch sử tuyệt vời của Tomás Eloy Martínez (The Perón Novel and Santa Evia) xẩy ra? Trong quá khứ chính trị mê làm tình với xác chết của Argentina? Hay trong tương lai tức thời, trong đó sự hóm hỉnh, của tác giả có thể làm cho quá khứ biến thành hiện tại – nghĩa là, có thể trình ra được, bày ra đó – và, hơn bất cứ gì khác, dễ đọc?

Carlos Fuentes

Đoạn trên, 1 cách nào đó, là để trả lời cho Sến Cô Nương và Bọ Lập, về phát biểu, giả tưởng không đáng xách dép cho hiện thực, ở xứ Mít hiện nay. Khi GCC nhẹ nhàng nhắc bài, chỉ có giả tưởng, của 1 bậc thầy, của thứ có tài, mới viết ra được sự thực của xứ Mít, là đúng theo như Fuentes. Chứng cớ: Những Ba Người Khác, Thời Gian Của Người, Nỗi Buồn Chiến Tranh… Chúng đều là giả tưởng, và trong chúng, mỗi cuốn 1 tí, nói lên sự thực xứ Mít, đâu phải hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày, hay Bên Thắng Nhục?

John Fowles, khi được hỏi, tiểu thuyết chỉ là dối trá, hà cớ làm sao cứ đòi sự thực [tuy nhiên, một vài tiểu thuyết gia nghiêm trọng cố tìm ra tí sự thực qua viết lách], với ông, là thứ sự thực nào, đã trả lời:

Mọi nhà văn đều biết thế luỡng nan này, this dilemma - rằng, đối với tiểu thuyết gia, chính cái mác đó, đòi hỏi 1 khả năng nói dối, that for a novelist, his or her trade demands the ability to lie. Tuy nhiên, một điều gì đó, trong anh ta/chị ả mong nói ra sự thực, trọn sự thực, về phận người, something in him or in her yearning to express a whole truth about the human condition.
Cái mà tôi tìm là the Socratic: có phần bi quan, thường là xì níc, đểu giả, [dễ ghét, như 1 độc giả TV nhận xét về Gấu Cà Chớn!], nhưng luôn luôn tìm kiếm 1 sự thực đạo hạnh [an ethical truth].
Tôi nhận ra sự thực đó thì ở quá xa đối với chủ nghĩa xã hội, hay Mác Xít.
Ông này, 1 phần nào đó, cũng trả lời cho câu phán của SCN, và BL.
GCC sợ rằng, cả xứ Mít sẽ chẳng bao giờ biết sự thực về chính nó!


V/v Giả tưởng xách dép cho hiện thực.
Hai cuốn - không chỉ hiện thực, mà là sự thực, viết về cuộc chiến Mít, dưới dạng hồi ký - thì cả hai đều có mùi ăn cắp. Bóng Đêm Giữa Ban Ngày, ăn cắp cái tít của Koestler. Bên Thắng Nhục. Cái ý tưởng, kẻ được giải phóng đúng ra lại là Miền Bắc, ăn cắp của…  Gấu Cà Chớn, trong 1 bài viết, từ những ngày còn ở Trại Tị Nạn Thái Lan, về cuốn Hình Bóng Cũ của Sơn Nam.


Dương Nghiễm Mậu:  Thật chững chạc, thật cảm động...

Nhớ đó là một buổi trưa rảnh rỗi, tôi ghé thăm một diễn đàn bạn. Người bạn đang cắm cúi làm việc. Tôi kéo ghé ngồi hút thuốc lá thấy ở bên cạnh mình một cái sọt rác đựng đầy những bản thảo gởi đăng không đăng và liệng bỏ đi. Buồn tay tôi nhặt lên những tờ bản thảo bị xé bỏ ấy lên coi. Cuối cùng và ở tận đáy cái sọt rác ấy là bản thảo một truyện ngắn.

-Bỏ đi tất cả đấy à?
-Ừ đã đọc rồi bỏ không đăng.
-Moa lấy đi được không?
-Để làm gì vậy?, người bạn ngạc nhiên hỏi.
-Mặc moa, tôi nói và cất cẩn thận cái truyện ngắn bị vất bỏ ở một diễn đàn bạn vào túi áo, trở về đăng ngay nó nguyên văn không sửa một dấu phẩy trên tờ Sáng Tạo số đang làm.

(Mai Thảo, Chân Dung nhà văn).

Trong thế giới văn chương, những trường hợp như trên không nhiều, nhưng cũng không phải là quá hiếm hoi. Bel Kauffman, tác giả cuốn Lại lên cầu thang đưa xuống En remontant l'escalier qui mène en bas, kể lại, một bữa bà đưa con đi coi xiếc, trên đường đi, bà mua cho con một trái bóng bay. Đứa bé từ lúc đó, chỉ mải mê phiêu lưu cùng chiếc bong bóng bay trên trời, chẳng thèm để ý đến những chú voi khổng lồ đang diễn trò. Và bà chợt nhận ra, đứa con đã nhìn thấy nhiều hơn là những đứa trẻ khác đang cùng ngồi trong rạp. Trường hợp En remontant cũng thật ly kỳ: tiền thân của nó là mấy mẩu giấy học trò, trong một giỏ bỏ giấy vụn, tại một trường tiểu học tại New York; một ông Mai Thảo nào đó tò mò lượm lên, rồi được một nhà xuất bản New York đăng (1962). Cuộc phiêu lưu của mấy mẩu giấy vụn chưa chịu ngưng ở đó: nó biến thành những chiếc bóng bay, khi một nhà xuất bản lớn tình cờ đọc mẩu chuyện nho nhỏ, và đã đề nghị tác giả viết lại, từ bốn trang giấy vụn. 

Đề tài trong En remontant (theo tờ Thời Mới, Temps Nouveaux, một tạp chí tiếng Pháp của Liên-xô) có thể tóm gọn: giữa Sự Thực và Tình Thương, cái nào hơn? Câu trả lời: Tình Thương.

Trí nhớ thường lầm lạc, có khi còn do cố ý, hoặc tiềm ẩn, hoặc hiển nhiên; đây là một trong những bản năng của con người, luôn luôn muốn tái tạo quá khứ, cho những nhu cầu hiện tại. Trong Chân Dung nhà văn, cùng bài về Dương Nghiễm Mậu, Mai Thảo viết... kỷ niệm với mỗi người mỗi khác, (với) Thanh Tâm Tuyền, (là) căn gác xép ám khói ở Tòa soạn Dân Chủ (của Vũ Ngọc Các, thập niên 1960), hắn hỏi xin một điếu thuốc và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ. Trong khi đó, qua bài viết của Thanh Tâm Tuyền trên tạp chí Thơ (số Mùa Xuân 1998), nhà thơ nhận ra bạn mình ngay lần gặp mặt đầu tiên, sau khi nhận được một bản thảo đánh máy... Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh ngạc... 

Còn điều này nữa, cơ duyên truyện đầu tay, nhiều khi tự nó đã là một giai thoại. Như sau đây, tôi viết lại theo trí nhớ. Qua kể lại của Simone de Beauvoir, Sartre trong khi viết Buồn Nôn, La Nausée, lúc nào cũng cảm thấy có “cua bò trên lưng”! Gửi bản thảo tới nhà xuất bản Gallimard, bị chê: phần đầu ảnh hưởng Dostoevsky... một cuốn tiểu thuyết bình dân! Sartre thời gian đó, suốt ngày chầu chực ở văn phòng nhà xuất bản; một bữa ông đang ngáp gió, thấy một ông vô, trong khi nói chuyện với bè bạn, ông này lấy thuốc lá, loay hoay tìm hộp quẹt, Sartre nhanh nhẩu tới làm cử chỉ đẹp. Ông này hỏi, xin lỗi ông là ai, Sartre tự giới thiệu. Hóa ra là Jean Paulhan, ông chủ tiệm. Phần tiếp theo, chắc các bạn đoán ra được...

Trường hợp Dương Nghiễm Mậu, giả sử Mai Thảo không buồn tay, có thể chúng ta vẫn có một Dương Nghiễm Mậu, nhưng thiếu Rượu Chưa Đủ, thì thật là một vô cùng thiếu sót. Bởi vì đây là một truyện ngắn, như một loài chim hiếm quí, khi nó xuất hiện, văn chương sẽ... không còn như trước nữa! 

Trong kho chuyện cổ của Trung Hoa, có câu chuyện về một quả chuông, đánh lên không nghe, nhưng lại ngân lên ở một nơi khác. Rượu Chưa Đủ bản thân nó cũng là một tiếng chuông lạ, đến từ một miền đất khác (1), âm thanh của nó như được nén lại, ra tới nơi quê người, mới thực sự rền rĩ. Ở đây, chúng ta như mường tượng ra bức địa đồ tỉ lệ xích 1/1 của Borges, mà người Việt cố mang ra ngoài để vá víu lại, cho nó như xưa. Chúng ta càng nghe rõ âm thanh của tiếng chuông lạ này, khi đọc Mai Thảo, viết về đoạn kết Rượu Chưa Đủ: 

Bao năm rồi không đọc lại tôi chẳng thể nhớ hết từng chi tiết của truyện, chỉ nhớ cái anh chàng nào đó, với bút hiệu Dương Nghiễm Mậu đã có ở Rượu Chưa Đủ một kết thúc tuyệt hay. Đoạn tả người anh đến đón em ở viện mồ côi. Hai anh em cùng mồ côi cha mẹ từ sớm (một ẩn dụ về một Hà-nội?, người viết bài này thêm vô). Hai anh em đi lang thang một ngày trong thành phố không có một đồng xu nhỏ (những ngày đầu di cư của họ Dương?). Buổi chiều, trước khi đưa em trở về viện, anh dẫn em vào công viên, yên lặng lấy đất đắp thành những mô hình sông núi, thầm nghĩ hai anh em trơ trọi giữa đời, thôi bầy trò chơi đắp hình sông núi với em để có được cùng em, dù một cách rất tội nghiệp, buồn rầu một ý niệm về một điểm tựa, về nguồn gốc. Thật chững chạc và thật cảm động. Đó là truyện ngắn thứ nhất của Dương Nghiễm Mậu. Một công viên vắng lặng... Hình ảnh con đường văn chương Mậu mở ra và đi trên đó một mình... Những mô hình sông núi quê hương. Đứa trẻ mồ côi, nghiêm chỉnh sớm hiểu biết, ý thức trong truyện chính là Dương Nghiễm Mậu, đã đắp xong, rất hoàn chỉnh, những mô hình sông núi cho cõi văn cõi viết của mình... Và Mai Thảo kết luận: Cuối cùng là đứa trẻ mồ côi trong truyện ngắn đầu tay của Dương Nghiễm Mậu sự thực không bao giờ mồ côi. Mồ côi là những kẻ khác kia. 

Hay khi đọc Thanh Tâm Tuyền viết về Đêm Giã Từ: 

Đấy là một truyện không cốt truyện. Sự hấp dẫn bắt đọc là ở lời, giọng kể, ở ma lực của tiếng nói bắt lắng nghe - theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố bỏ ngỏ trong đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong giấc kín bưng triền miên của nó -, ở sự dồn đẩy khôn nguôi của chữ nghĩa tưởng chừng không sao dứt tạo thành những vận tiết mê mải tới chốn nhòa tắt tiếng... 

Năm di cư thứ hai mươi (1974), khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh ở cả hai miền lúc ấy... 

Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hà-nội đợi giờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên thềm ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai 'Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy', câu của Anh vẳng ngân như một câu thơ. (Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc). 

Cái nền thiếu vắng, những mô hình sông núi tưởng tượng, tiếng chuông ngân ở một nơi khác: mồ côi là những kẻ khác, nhưng Rượu Chưa Đủ, Đêm Giã Từ, Bếp Lửa... mãi mãi vẫn chỉ là những đứa con tư sinh của một miền đất.

Hình ảnh con đường Mậu mở ra và đi trên đó một mình..., câu này chỉ có thể coi như một nghi vấn, thay vì một khẳng định. Nói một cách khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền đất. Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền "khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng Quên, truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ tên, viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng bị gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã thét cô bồ: lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình hối hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa Ngục (Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già muốn làm con ong hút nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những con người đứng bên lề...

Dân làng sau đó, tới nơi chuông ngân, làm lễ thỉnh tiếng chuông trở về, từ đó, nó bình thường như mọi quả chuông khác.

Nguyễn Quốc Trụ

Chú thích: (1) Dương Nghiễm Mậu vào Nam năm 1954.