*

TƯỞNG NIỆM




Thanh Tâm Tuyền
1936-2006

Bài của Ninh Hạ, đoạn cùng TTT ghé Hà Nội, lần ra tù, bổ túc cho mấy dòng, dưới đây, trong bài tưởng niệm Mai Thảo của thi sĩ.

Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy.."

Ninh Hạ, em ông LH, quen một tay bạn thân của Gấu, NKL, dân thám báo. Trong bài viết của NH, cũng có chi tiết cho biết, ông dân thám báo, là thứ VC thù nhất. Đi cải tạo dai nhất.
Gấu không phải mặc áo nhà binh, là nhờ Bác và Đảng cho ăn hai trái claymore ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
Nhưng hai trái chưa đủ, để chết, và, để thoát lính!
Chuyện Gấu thoát cuộc chiến ly kỳ hơn nhiều. Bữa nào rảnh, kể, có thể độc giả Tin Văn  sẽ nghi ngờ, Gấu này phịa!
Trong bài Tưởng Niệm Mai Thảo, TTT có đưa ra nhận xét sau đây, về sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi.
Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc.
Ý này khiến Gấu nhớ đến nhận xét của Steiner:
Thơ là toán thuần tuý, ngược với văn, là toán áp dụng, của ngôn ngữ. Nó xác thực hơn, có nhiều khả năng tạo những hình thức lý thuyết, độc lập không dựa vào nền tảng chất liệu, so với văn.
Thơ Trong Bi Kịch. Thơ Ở Đâu Xa. Thơ Ở Trong Tù.
Qua NH, độc giả được biết, TTT thích làm thơ hơn là viết văn. [Theo ông làm thơ dễ hơn viết văn. Ông thích làm thơ hơn là viết văn. NH].
Điều này độc giả của ông cũng nhận ra, và gọi ông là nhà thơ, tuy ông còn viết nhiều thể loại khác.
 Trong bài viết của NH, có một chi tiết sai, rất quan trọng, là, ông cho rằng, tạp chí Văn đã xb Thơ Ở Đâu Xa, năm 1999 [?]. (1)
 Tập thơ này, là do Trầm Phục Khắc, một vị Mạnh Thường Quân, có thể nói như vậy, bỏ tiền in. Vụ này, Gấu có biết chút đỉnh, và đã từng được TTT kể lại là, lúc đó mới qua, muốn rời về một vùng yên tĩnh hơn, và nhuận bút tập thơ đã giúp ông thực hiện chuyến đi.

(1) Gấu coi lại, Thơ ở đâu xa do Trầm Phục Khắc xb, Cơ Sở Văn lo việc phát hành, năm 1990


"Trong thơ miền Nam vào thời kỳ sau 1954 đã xuất hiện một nhân tố hoàn toàn mới, nhân tố đó là lịch sử."
Tô Thùy Yên, trả lời Phan Nhiên Hạo, trên talawas
« II existe une nostalgie sans rapport avec l'Histoire, que nous ressentons tous, la mémoire émotionnelle d'un temps où nous étions innocents. »
Kazuo Ishiguro: L'âge de la nostalgie.
Có một thứ hoài nhớ chẳng mắc mớ gì tới lịch sử.

Cổ lai chinh chiến
Cao Bồi cho biết nhà văn Miền Bắc mà Time tiếp xúc là Nguyễn Tuân. Còn Miền Nam, một người hiện ở Mỹ, người viết có quen biết, nhưng không thể nêu tên ở đây.
Sở dĩ nhắc chuyện cũ vì thời gian sau này, Time có bài giới thiệu cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh.
Nhà văn Miền Nam được Time tiếp xúc, đề nghị, và đã nhận lời, theo Cao Bồi, là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.
Sau đó Gấu có hỏi ông, và ông gật đầu xác nhận chuyện này. NQT