*

TƯỞNG NIỆM



Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]


Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới
NLV


Về Cây Thơ TTT tại Văn Miếu

Nguồn
Theo Gấu, khi trích dẫn và cắt xén, như thế, PHT hẳn phải biết, ai cũng biết, điều đó. Như vậy, cái ý định đem cây thơ TTT vào sân Văn Miếu, mới là chủ ý của người trồng cây.
Về "Tại sao Phan Huyền Thư không tự viết ra những suy nghĩ của mình về Thanh Tâm Tuyền, người đã “ảnh hưởng” đến cô, đã “dắt dẫn” cô “đến với văn chương” (như cô đã phát biểu trước báo chí)? Suy nghĩ của cô, dù có thiếu sâu sắc đi nữa, vẫn đáng quý, vì đó là tấm lòng chân thành của cô đối với nhà thơ quá cố, phải thế không? Nếu cô không đủ tự tin để đưa ra lời nhận định của mình về Thanh Tâm Tuyền, thì cô có thể trích lại lời của người khác (dù số lượng văn trích chiếm gần như toàn bài!), nhưng đã làm thế, tại sao cô lại không ghi xuất xứ? Có phải cô không muốn, hay không dám, công khai ghi tên các nhà văn Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc vào cây thơ? Nếu cô ghi “trích Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc”, thì cô có bị ai khiển trách không?".
Thật sự, khó mà viết về thơ TTT. Ngay cả bài của Đặng Tiến, theo Gấu, cũng... thường thôi! Xin lỗi "bạn" ĐT. (1)
(1): Thường thôi.
Thí dụ, ông đưa ra nhận xét và không đẩy đến tận cùng, nó: TTT không có truyền nhân. Tại sao?
*
Hay là, đề nghị, Hoàng Ngọc Tuấn thử đưa ra một vài phát kiến, "những suy nghĩ của mình", về thơ TTT?

Ghi xuất xứ cũng hơi kẹt, và quả có thể bị ai khiển trách thực, và quá nữa, chưa chắc đã đưa được cây thơ TTT vô trồng ở sân Văn Miếu.
Người Việt nói, cái khó nó bó cái khôn, là vậy. (1)
(1) Nên nhớ, khi TTT mất, ngay cả một diễn đàn nổi cộm như talawas, mà còn không dám trực tiếp loan tin và chia buồn. Từ đó, tới nay, chưa đầy một năm [ông mất ngày 22 Tháng Ba, 2006], trên talawas đăng lại gần như toàn thể tác phẩm của ông, và bây giờ, sắp tới ngày giỗ đầu, cây thơ TTT đã được đem trồng ở Văn Miếu, quả là những an ủi lớn lao cho thơ và cho tất cả chúng ta.
Đó mới là điều cần nói. NQT
*
Về trường hợp BBT.
Theo Gấu, ông này hiểu lầm một câu của TTT, nói với thằng em, là thằng Gấu này. Khi nhìn những đoàn quân VC tiến vô Sài Gòn, ông nói, may quá, mình không còn phải viết văn nữa.
Ngay sau khi bài viết của BBT xuất hiện, Gấu đã chỉ ra những sai sót này rồi, trên Tin Văn.
Đây là một câu nói, đúng, thực, cả về tính cách riêng tư và đại thể của nó.
Vào thời kỳ đó, như Gấu biết, TTT đã quá chán văn chương. Tác phẩm của ông, ngay cả cuốn hách xì xằng nhất, là Một Chủ Nhật Khác, cũng đã lấy tiền trước, và viết để trả nợ. Khi VC chiếm được Miền Nam, ông biết, chẳng bao giờ ông có cơ hội cầm lại cây viết nữa. Mừng, có, như một giải thoát. Cả về hai mặt văn chương và cuộc đời. Bởi vì, có thể, ông không tin, ông còn làm ra thơ, còn viết ra văn. Chính vì thế, khi vào tù, lại làm được thơ, ông quá mừng. Như ở trong bài Thơ Giữa Chiến Tranh Và Trại Tù cho thấy.
Ra hải ngoại, ông làm thơ lai rai, cũng thật khó mà nói, ông sáng tác trở lại. Lần chót, Gấu được nói chuyện điện thoại với ông, ông nói, trời cho sao thì hưởng vậy. Nói như thế, theo Gấu, là ông không còn nghĩ rằng, ông lại có hứng làm thơ, viết văn.

PHT lên tiếng

Đọc những bài viết của ông, chắc Thanh Tâm Tuyền có ảnh hưởng rất lớn trong việc viết lách của ông?
Mỗi nhà văn/thơ có phải chịu ảnh hưởng một người như vậy không, thưa ông?
Ông Thầy TTT
*
Tháng tư mùa xuân rắc bụi.
Những đám mưa thưa viển vông thoáng chốc.
Gió ướt thổi không trên mặt sân mầu gạch, những bờ thành và ghế băng xi măng xám, lục lạo bên đồi thông, vi vút quanh những sợi dây điện mảnh.

Trên đây là một số câu văn trong Một Chủ Nhật Khác.
Chúng là những câu thơ, đúng hơn.

Đây là điều ngay từ khi mới bắt đầu viết văn, Hai Lúa đã nhận ra, và còn nhận ra thêm một điều: Không ai có thể làm đệ tử của "TTT_ như là nhà văn" được. Bởi vì ông không viết văn, mà là làm thơ_khi viết văn!

*
Viết như thế chỉ là miêu tả?
Proust nói, những gì đã sống đều mong được sống lại. Miêu tả là làm sự vật sống lại, theo sự "sắp xếp" của người viết.
Như vậy "cách" miêu tả rất quan trọng?
Đó là quan niệm của Kafka, kỹ thuật chính là linh hồn của văn chương.
Bụi



Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới

Hai hình ảnh trên, đảo ngược hình ảnh trong thơ văn TTT. Theo Gấu, vẫn nằm trong 'định lý' Lukacs: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu" (Le chemin est fini, le voyage est commencé).
Khi ông nhạc sĩ  Tuấn Khanh phàn nàn, mấy em ca sĩ cứ i ỉ, "Đêm chưa qua mà trời sao vội sáng", trong khi ông viết, 'qua chưa', là do không nắm được định lý trên: Qua chưa hay chưa qua đều có nghĩa cả.
*
Theo Gấu, 'chưa qua' bảnh hơn 'qua chưa'. Theo nghĩa, đêm chẳng bao giờ qua.
"Đêm chưa qua" không có nghĩa một câu hỏi, mà là một "ước muốn kéo dài". Đó chính là ý nghĩa của cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, của Bảo Ninh, khi nó mang cái tên Thân Phận Tình Yêu:
"Chẳng còn đêm nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".
Gấu đọc War Sadness
*
Borges coi đây là sự đối xứng. Ông còn đẩy tới tận cùng, khi chiêm nghiệm câu chuyện Tần Thuỷ Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành, đồng thời đốt hết sách, trong bài "The Wall and the Books", và đi đến kết luận, hài lòng và bực mình, satisfaction và disturbance, chỉ là một cảm nghĩ, "one" feeling.
 *
 Mãi nhớ em dù ngày chưa kịp tới, là cũng trong ý đêm chưa qua, chẳng bao giờ qua, ngày chẳng bao giờ tới, đêm dài vô tận, đêm cuối cùng buồn lắm anh ơi, chẳng còn đêm nào nữa đâu...
Lưu vong và Tiểu thuyết

*
Một trong những lý do khiến TTT không có truyền nhân, đó là chất nam tính, virilité, của thơ ông.
Đây cũng là điều khiến các nhà thơ cùng thời với ông không chịu nổi, cả ông lẫn thơ của ông. Chẳng lẽ "Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc" mà lại có thể sóng đôi với
Ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Chiều không xanh không tím không hồng
Những ống khói tầu mệt lả!

Gấu đã từng tính viết về điều này, khi phát giác ra nó, khi Văn ra số đặc biệt về ông, và khi thi sĩ nghe thằng em phán một câu xanh rờn, sẽ viết về thơ TTT, ngạc nhiên đến sững người, xong, bật cười, gật gù, "Ừ, thì viết đi".
Đó cái mẩu đầu ở bài "Bếp Lửa trong văn chương", khúc sau là bài đã đăng trong Tập San Văn Chương.
Tưởng, chẳng ai thèm đọc, hoặc để ý tới, không ngờ, khi TTT mất, Đặng Tiến đã mang chính cái bài đó ra để mà gật gù!

"Chiều không xanh không tím không hồng", là cũng muốn văng tục với cái sự vãi linh hồn, trong thơ.
Này thì tím này, này thì hồng này.... 

Chính vì thế mới nẩy ra hình ảnh những ống khói tầu mệt lả.

Hùng hục như thế thì làm sao mà không mệt lả!
Ở đây có đến mấy thứ mệt lả.
Mệt lả của ngày [Chiều không xanh không tím]
Mệt lả của những con tầu sau một ngày ra khơi về bến.
Mệt lả của anh chàng thi sĩ phơi lòng mình ra trên kè đá,
Những ống khói tầu mệt lả...


*

 

THANH TAM TUYEN
 La poésie entre la guerre et le camp

*
Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới
NLV

Ra hải ngoại, ông làm thơ lai rai, cũng thật khó mà nói, ông sáng tác trở lại. Lần chót, Gấu được nói chuyện điện thoại với ông, ông nói, trời cho sao thì hưởng vậy. Nói như thế, theo Gấu, là ông không còn nghĩ rằng, ông lại có hứng làm thơ, viết văn.
*
Coetzee, trong bài viết về Brodsky, cho rằng, những nhà thơ "khoẻ, mạnh, cứng, đực", luôn tạo ra đường riêng của họ, và trong khi làm như thế, viết lại lịch sử thơ ca. Brodsky thì cũng rứa.
[Strong poets have always created their own lineage and, in the process, rewritten the history of poetry. Brodsky is no exception].
Thơ tự do, thì cũng rứa, tuy nhiên, TTT phán:
Không đa đa, siêu thực,
Khởi từ ca dao qua tự do
Phải đợi đến khi ông vô tù, thì mơ ước trên mới trở thành hiện thực, và thơ tự do mới móc nối được với truyền thống ca dao của nó.
*

Điểm thứ hai: anh đọc văn tôi rất kỹ, và tri kỷ; có kỹ mới nhớ; có tri kỷ mới nhận ra những tính từ quan trọng tôi dùng cho Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt chữ "tiết tháo" tôi dùng rất tâm huyết. Người ngoại cuộc không quan tâm đến từ đó. Vậy tôi có lời cảm ơn bạn hiền Hoàng Ngọc-Tuấn.
Đặng Tiến: Thư độc giả, talawas
Thú thực, cái thư này quá dở. Giọng kênh kiệu, khệnh khạng, bố chó xồm. Thí dụ, ngay câu mở đầu, "thật đáng mừng": Vẫn cái giọng phủ dụ của mấy ông tiên chỉ trong làng.
Câu trích dẫn trên, giọng huề vốn.
Bởi vì cả giới văn học Miền Nam biết điều mà chỉ hai tri âm tri kỷ, biết, "tôi dùng rất tâm huyết".
Từ trước 1975 lận. [Có thể khi đó ĐT ở Paris, nên không biết?]
Sau 1975, khi TTT ra đi, cả hải ngoại bàng hoàng. Nhất là ở Mỹ. Rúng động và bàng hoàng. Gấu này, khi được tin ông mất, đã qua bên Mẽo và đã sống những ngày tháng đó.
Bảo rằng "chữ tiết tháo tôi dùng rất tâm huyết", thì cũng đặng.
Nhưng đúng hơn, có lẽ là chữ cương trực.
Nôm na, thì nói, ông cứng quá, thẳng quá.
Không khoan nhượng, ngay với cả chính mình. NQT
*
Không khoan nhượng đối với cả chính mình, ôi chao, giá mà mượn những dòng sau đây, áp dụng cho TTT thì cũng thú lắm đấy!
As for Solzhenitsyn, Lidiya Chukovskaya noted long ago that "it was as , if... he had sentenced himself to imprisonment in some strict regime camp.... He was convict and guard rolled into one, and his own surveillance of himself was perhaps more relentless than that of the KGB." When Remnick first visited him in Vermont, he was laboring from six in the morning until late at night, completing his gigantic novel cycle The Red Wheel. Around him, the household devoted itself to servicing the great man, with his wife Natalyia typesetting his manuscript pages on an IBM composing machine—she has set all twenty volumes of his collected works - and dispatching them to the Russian-language publishers in Paris.
[Trích NYRB, số 21 Tháng Chạp, 2006, bài viết về cuốn sách mới nhất của David Remnick: Reporting: Writings From the New Yorker, Phóng sự: Viết từ tờ Người Nữu Ước]
*
Cứ như còn những ngày ở tù VC, quản giáo với trại viên đều là ta, kỷ luật của mi chưa chắc đã căng hơn là của chính ta áp dụng cho ta: his own surveillance of himself was perhaps more relentless than that of the KGB.
Gấu được nghe, cũng một ông em của TTT, cũng tù chung, cũng viết văn, kể là, một lần ông ta, do cực quá, nên cũng có táy máy một tí gì đó, bị ông anh mắng cho. Sau đó, ông cắt đôi cái khăn tắm, nói, đây, cho cậu một nửa...
Ôi chao, lại nhớ những ngày Quán Chùa, có cả ba, ông anh, Gấu, và ông em văn nghệ...
*
"Bạn hiền" Đặng Tiến, "nổi như cồn" trước khi Gấu tập tễnh bước vô làng văn, tưởng thuộc lớp đàn anh, đọc bài viết về TTT, thấy ông quen những Đinh Ngọc Mô, thí dụ, nếu thế, chắc học cùng promo.
Bất giác nhớ một kỷ niệm thời học Đệ Thất, Nguyễn Trãi, Hà Nội. Một lần, giờ ra chơi, nơi sân trường, suýt choảng nhau với một anh bạn học, bỗng một anh khác, tới kéo anh kia ra, chỉ nói một câu, nó học Đệ Thất, mày học Đệ Lục, đàn anh của nó, sao lại đánh nhau với nó?
Cùng promo, chắc được?
*
Về tính chất "đực, cứng, đàn ông, nam tính..." trong thơ văn TTT, thí dụ minh chứng, nhiều, rất nhiều, [Em đã biết tay anh chưa? (chửi tục), thí dụ]. Những TTT "khác", những "dị bản" của ông, [TTT không có truyền nhân, nhưng "hàng nhái", theo Gấu, có], không đạt tới độ cứng này, đành bật ra những ngõ thoát khác.
Gấu này có lần "liều cùng mình", khi coi NĐT và DNM là hai dị bản của TTT.
*
Nhưng cứng, liệu còn có nghĩa là... tàn bạo, cục cằn, thô bạo, theo nghĩa của từ "brute"?
Lẩn thẩn như vậy, ấy là vì đọc bài điểm cuốn mới ra lò của David Remnick trên tờ NYRB. Tay này rất mê đánh môn chơi đánh bốc [boxing], và dành nhiều trang cho môn chơi này, nhân đó, ông áp dụng cái nhìn boxing của ông vào các môn chơi khác, trong có chính trị, văn học.
*
Hình ảnh con đường Mậu mở ra và đi trên đó một mình..., câu này chỉ có thể coi như một nghi vấn, thay vì một khẳng định. Nói một cách khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền đất. Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền "khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động...
Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng Quên, truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ tên, viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng bị gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã thét cô bồ: lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình hối hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa Ngục (Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một anh già muốn làm con ong hút nhị từ một cô gái....
Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những con người đứng bên lề...
Dương Nghiễm Mậu: Thật chững chạc, thật cảm động.

Nhìn từ quan điểm đó, chúng ta không thể nào coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà văn tiểu thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý thức sáng suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang manh nha tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo đức thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy "tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa mưa nắng ở Miền Nam, trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.
Tiểu thuyết mới ở Việt Nam
*
David Remnick, Gấu làm quen lần đầu trên tờ Người Nữu Ước, qua bài viết về Brodsky, thời gian mới chạy thoát quê hương, tập tành đọc, dịch, và bắt đầu viết Tạp Ghi cho tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác.
Bài viết sau được in trong Những Vấn Đề Của Cái Ác, tập tiểu luận, trong có bài viết về Oé, Cha Và Con. Gấu cũng chôm luôn.

Nữ nhân vật tuyệt vời nhất của TTT, đối với Gấu, là Liên. Đọc bài của Ninh Hạ, Gấu này bỗng giật mình, chẳng lẽ Liên chỉ là... liên khúc?

Cái đoạn Thạch trước khi từ giã Hà Nội, lặn lội tìm Liên nơi con hẻm ngày nào, không gặp, đau lòng quá, cất tiếng hú, như gọi hồn Hà Nội ra tra hỏi, sau này nhập vào Gấu, và biến thành cảnh thực, người thực, việc thực, rồi lại biến thành chữ.

"
Sau cùng phải cảm ơn cô bạn đã cho có đủ thời giờ kể hết mối tình. Con chó dại trong một phút cô đơn, tỉnh táo không còn sợ hãi cái bóng của chính nó. Những lần từ biệt cô trên đường trở về, thành phố những đêm run rẩy chờ đợi những đợt pháo kích bất thần giáng xuống. Những ngã tư đường chằng chịt những vòng kẽm gai. Có những khoảng đường phải xuống xe dẫn bộ. Đôi khi đi lầm vào một quãng đường cấm phải đi ngược trở lại. Trong bóng đêm nhợt nhạt của những ngọn đèn đường, nhìn thấy những mũi súng đen sâu thăm thẳm chứa đầy ngờ vực đe dọa. Nhìn thấy hết mọi nỗi bi thương, nếu chẳng may sinh ra mà không được gặp cô bạn, nếu chẳng may bị cô hất hủi, nói không, nói không thể yêu, không thể hiểu được tình yêu là gì. Nhiều lần tới nhà khi đã quá khuya, trong nhà đèn đã tắt, tất cả chắc đã yên ngủ từ lâu: Hoặc hết sức muốn gặp. Muốn nhìn thấy bóng dáng. Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách mở cửa. Rồi tiếng nói, tiếng nói... Muốn liều lĩnh đập cửa ầm ầm. Bắt buộc cô hốt hoảng trở dậy, vội vã bật đèn, vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải nói, phải gật đầu ưng thuận, trong khi không có thì giờ để phân vân, cân nhắc... Hoặc không hề có ý định gặp. Không hề trông mong cô sẽ giúp đỡ, thông cảm... Đứng yên lặng trước mái hiên hàng giờ, nghe tiếng chuột chạy trên đám lá khô, tiếng mèo kêu thảm thiết trên mái ngói, chờ cơn cuồng nộ vô ích tàn lụi dần rồi thất thểu rời con ngõ. Một lần xe hết xăng, đứng xớ rớ ngay giữa mặt lộ, mơ hồ hy vọng một tên khùng, một thằng say, hay một người lính ban cho một cái chết lãng nhách, nhưng ít ra còn có thể giải thích như một tai nạn."
Cõi khác
*
GARCIA MARQUEZ
In One Hundred Years of Solitude I used the insomnia plague as something of a literary trick since it’s the opposite of the sleeping plague. Ultimately, literature is nothing but carpentry.
INTERVIEWER
Can you explain that analogy a little more?
GARCIA MARQUEZ
Both are very hard work. Writing something is almost as hard as making a table. With both you are working with reality, a material just as hard as wood. Both are full of tricks and techniques. Basically very little magic and a lot of hard work are involved. And as Proust, I think, said, it takes ten percent inspiration and ninety percent perspiration. I never have done any carpentry, but it’s the job I admire most, especially because you can never find anyone to do it for you.
Trong Trăm Năm Cô Đơn, tôi xài cái mánh dịch mất ngủ, vì nó đối nghịch với dịch ngủ. Nói cho cùng, văn chương thì cũng cẩm nghề mộc.
Xin ông giải thích thêm tí tí về ẩn dụ này?
Cả hai đều khó nhá. Viết thì cũng nhọc nhằn như làm một cái bàn. Cả hai đều đụng với thực tế, cứng và cực như gỗ. Cả hai đều cần tới mánh mung, và tay nghề. Cơ bản mà nói, huyền thuật thì ít, mà khó nhá thì nhiều. Hay nói như Proust, chỉ có 10 phần trăm hứng khởi, 90 phần trăm là cố đấm ăn xôi. Tôi chưa từng làm nghề mộc như mê lắm, nhất là vì bạn chẳng tìm ra ai làm việc đó cho bạn.
*
Sau 1975, cả hai ông nhà thơ TTT và Joseph Huỳnh Văn đều làm thợ mộc. Nếu đúng như Thơ Ở Đâu Xa, thì ông thợ mộc TTT mất một lóng tay vì nó.
Nhờ Joseph HV làm thợ mộc, Gấu đã được phóng thích khỏi Trại Cải Tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi.

Chiều không xanh, không tím, không hồng.
Những ống khói tầu mệt lả.
Này xanh này,
Này tím này,
Này hồng này...
Em đã biết tay anh chưa? [chửi tục].

Cái nhịp này, này ... làm bật ra ca dao:
Lấy chồng từ tuổi muời lăm,
Chồng chê tôi bé,
Không nằm với tôi.
Đến khi mười chín đôi mươi
Đương nằm dưới đất,
Chồng lôi lên giường.
Một rằng thương,
Hai rằng thương.
Có bốn chân giường,
Gẫy một còn ba.

Không đa đa siêu thực
Khởi từ ca dao qua tự do.
*
Tù Gulag, đầu thập niên 1930

Tuột dốc té nhào trên hẻm núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu

ZINOVY ZINIK
đọc
THE SOLZHENITSYN READER
Không có nhiều nhà văn góp từ mới vô từ điển của những quốc gia khác. Từ "Gulag" làm được điều này, và nó gắn liền với Solzhenitsyn.
Trước ông, từ những năm 1920, nhiều cuốn sách nói về số phận thê lương của tù chính trị, và những điều ghê rợn trong những trại tù cải tạo ở Liên Xô, đã tới được những bến bờ Tây Phương, tác giả của chúng là những di dân, tị nạn, đào thoát, cựu nhân viên của hệ thống tù đầy Liên Xô. Chúng chỉ đạt được một con số độc giả giới hạn.
Gulag của Solz, cơ bản khác hẳn những cuốn trước - những hồi ức cá nhân, trong có những phát hiện có tính xã hội - không chỉ vì trong đó là hàng hàng chứng tích, từ những hàng hàng lớp lang con người, với những cuộc sống khác nhau, từ đó phản chiếu cả một xã hội, cả một dân tộc; ấn tưọng hơn nữa, là, Solz đặt để tác phẩm, với kinh nghiệm của bao nhiêu con người trong có của riêng ông, vào trong nội dung của lịch sử dân tộc, tôn giáo, ý hệ của nó, từ đó, làm bật ra cả một hệ thống kìm kẹp từ đỉnh đến đáy, sự đồng lõa của toàn thể dân chúng, của toàn thể một dân tộc, cùng tham dự vào tội ác, với tất cả những chiều hướng ngang dọc, cao thấp mà chỉ chế độ Nazi mới tương xứng với nó.
Chỉ đến khi Quần Đảo Gulag lén lút được đem ra khỏi Đất Mẹ của nó, vào năm 1974, thì nhân loại mới hết còn ảo tưởng về một chân lý: "Thà Đỏ Còn Hơn Chết".
Thà Đỏ Còn Hơn Chết, đối với Miền Nam Việt Nam, trở thành: Thà VC còn hơn Chết [vì chiến tranh].
Note: Nhà thơ TTT đã có ý định, và đã từng được tay Thành, lái sách, đề nghị, dịch Solz, [có thể, Khu Ưng Thư, hay Tầng Đầu Địa Ngục]. HHT cũng đã từng phóng tác Solz, hình như cuốn Tầng Đầu.
Thực sự, khó có thể, và không nên, phóng tác những tác phẩm của Solz.
Hiện chỉ có tác phẩm thu gọn, do chính Solz cho phép, của bộ sách khổng lồ, Gulag. Trên Tin Văn đã có giới thiệu.
*
Thì cứ cho rằng, thấy kẻ sang bắt quàng làm họ: TTT và Solz có một số điểm tương tự.
Một, là tính tiên tri: Solz đã từng biết trước, ông sống dai hơn chế độ Xô Viết, và sẽ trở về khi nó sụp đổ.
Solz cũng đã từng biết trước Mẽo sẽ cút, nhưng ông thêm vô: Miền Bắc sẽ làm gỏi Miền Nam.
TTT đã từng gật gù với thằng em, bên ly "cà phe", trong một con hẻm Xóm Gà, gần nhà ông: Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này.
TTT không chịu nổi sự thỏa hiệp. Với ông, trắng là trắng, đen là đen.
Solz cũng vậy.
Nhưng với Solz, không phải vấn đề cá nhân: Ông loại ra khỏi đời ông, kẻ nào bẩn, tởm, không tin được, nhưng chỉ có cách đó, để giữ hồi nhớ những khủng khiếp, ghê rợn dưới thời Stalin, cho những thế hệ tương lai; với những người không ưa ông, thì coi đây nhằm che đậy sự phách lối ngông cuồng.
[TTT chẳng đã từng bị coi là kiêu căng, phách lối? NMG chẳng đã từng viết, mang tác phẩm đến tặng TTT, khi ông ghé nhà một người bạn, và khi ra về, TTT đã vô tình, sơ ý, hay cố ý, bỏ quên?]
[He banished from his life everyone whom he suspected of disloyalty, including the most insightful and trustworthy of his biographers, Michael Scammell. For Solzhenitsyn and his defenders it was the only way to preserve the memory of the horrors of Stalinism for future generations; for his detractors, his civic zeal was just a cover for megalomaniacal vanity].
[Khi ông xuất hiện trên chương trình Bouillon de Culture, 18 Tháng Chín, 1993 của TV Tây].