*


ĐIỂM SÁCH


Nỗi Buồn Chiến Tranh
đến từ đâu?




Why
Vietnam's best-known author has stayed silent
Fifteen years after Bao Ninh's admired war novel, he explains his fears about publishing a sequel
Suzanne Goldenberg in Hanoi
Sunday November 19, 2006
The Observer
**
Bảo Ninh, trên tờ Match du Monde [mẩu tiếng Tây: kể câu chuyện về nhân vật phản diện và những kinh hoàng của cuộc chiến được sống bởi những người bộ đội nổi tiếng], và tại nhà, do Gấu chụp, Hanoi cc 2002.
It was a soldier's story, set in battlefields of rotted corpses and the tortured soul of a young teenager who went off to serve his country, and when the novel was published in 1991 it brought Bao Ninh the closest thing in Vietnam to instant literary celebrity.
Ninh never published again - although he is believed to have finished another novel about the war, called Steppe, that he has hesitated to submit for publication.
Tại sao nhà văn nổi tiếng của Việt Nam im tiếng sau cuốn đầu tay?
Đây là câu chuyện của một người lính được đặt để trong khung cảnh của những trận đánh, và chiến trường thì đầy những xác chết đã thối rữa, và thêm vào đó, là linh hồn bị tra tấn đến rách bươm ra, của một chàng trai trẻ, lên đường phục vụ xứ sở của mình, và khi nó ra lò vào năm 1991, lập tức tác giả nổi lên như cồn tại Việt Nam.
Tác giả không hề in gì nữa, mặc dù người ta tin rằng, ông đã hoàn tất một cuốn tiếp theo về chiến tranh mà ông đặt tên là Steppe, và ông ngần ngại chưa đưa in.
'I stopped myself. I kept holding myself back,' Ninh told The Observer in a rare interview at his home in a section of central Hanoi favoured by middle-ranking officials. 'I compared everything I wrote to everything I wrote in the past, and it's not natural like it was before.'
"Tôi tự kìm tôi lại, tôi tự kìm tôi lui về phía sau", Bảo Ninh nói với phóng viên tờ Người Quan Sát, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi tại nhà của ông, trong một khu trung tâm Hà Nội, nơi được đám nhân viên nhà nước bậc trung ưa thích. "Tôi so sánh mọi chuyện tôi viết với mọi chuyện tôi viết trong quá khứ, và nó không có vẻ tự nhiên như trước."
*
**
Về kỹ thuật viết, Nỗi Buồn là một hồi ức lộn xộn, một cách hết sức tự nhiên, như tình trạng “da beo”, của cuộc chiến. Người đọc có thể nhẩy vô bất cứ đoạn nào và lập tức toàn bộ cuốn sách phơi mở, mời gọi. Chất thơ của hồi tưởng, kỷ niệm, ở, ngay cả những đoạn tàn nhẫn nhất, khi viết về pháo bầy, bom trải thảm.
Tác giả nhận diện đứa con tinh thần của ông: “Đây chỉ là một sáng tác dựa trên cảm hứng, [được] chỉ đạo [bởi] của sự rối bời”.
Sartre, đọc Âm Thanh và Cuồng Nộ, của Faulkner, nói, đây là kỹ thuật của sự hỗn độn, và ông khẳng định: Kỹ thuật tiểu thuyết luôn qui chiếu về một siêu hình học của tiểu thuyết gia. Với Faulkner, một siêu hình học về thời gian.
Đọc Nỗi Buồn, độc giả có thể mường tượng ra trục thời gian của nó, của chuyện tình đẹp, nghẹn ngào, đó là chuyến tầu định mệnh, khi Kiên đi vào Nam chiến đấu, và Phương chạy theo, rồi “tai nạn” xẩy ra.
Và, đây mới là ý nghĩa đích thực, mang tính “uyên nguyên, bi đát” của cuốn truyện, của nỗi buồn: “Kiên có thể tha thứ cho cuộc chiến, nhưng không thể tha thứ cho cuộc tình”.
Như chúng ta đã biết, truyện lúc đầu có tên “Thân phận tình yêu”.
Cái tít này mới đúng với nó.
Và còn đúng cho cả một miền đất.
Toàn truyện, mọi hồi tưởng, về chiến tranh, lập tức kèm theo, một hồi tưởng về cuộc tình, về tai nạn, về nỗi đớn đau một lần để lỡ. “Chẳng còn đem nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".
*
Không giống như Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh, đây là một cuốn tiểu thuyết không chỉ về chiến tranh. Một cuốn sách về chuyện viết, về tuổi trẻ mất mát, nó còn là một câu chuyện tình đẹp, nghẹn ngào [Lời giới thiệu của Geoff Dyer trên tờ Independence, in lại trong bản dịch tiếng Anh của Nỗi Buồn].
*
Gấu không nhớ đã đọc Nỗi Buồn, bản tiếng Anh, trước hay sau bản tiếng Việt. Bản đầu tiên Gấu có, bìa sau trích đoạn bài giới thiệu của Geoff Dyer.
*
Đây là một tự truyện, và nó mở ra, thể tự truyện sau đó ?
Lê Vân, trong Yêu và Sống, là một "nhập thân" của Phương, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, và cũng là một thân phận tình yêu, khác, của một miền đất.
Có thể vì nhận ra nhau, nên Bảo Ninh khen nức nở tự truyện của Lê Vân?
Và nếu như thế, liệu Kiên đã tha thứ cho Phương ?
*
Có những người có tài, không phải kể cho hậu thế, nhưng mà cho những người nghe người có tài này kể, và nhờ vậy mà có cái để mà nhớ lại, để mà tưởng niệm. Và những thế hệ sau, sau nữa... cứ thế mà nhớ lại, mà tưởng niệm.
Sozhenitsyn: Những người vô hình
Tôi nghĩ, Nỗi Buồn kể cho hậu thế, và cùng lúc, cho những người không trực tiếp tham gia cuộc chiến.
*
Hách xì xằng, bằng những cú trữ tình và tàn bạo, u uẩn và nên thơ, ngây thơ và xảo quyệt, Nỗi Buồn Chiến Tranh phán:
Chiến tranh, thằng khốn kiếp nào thắng, thì cũng khốn khổ khốn nạn, thằng nhân loại.
By turns lyrical and brutal, bleak and poetic, naive and cunning, The Sorrow of War eloquently confirms that in war whoever wins, the casualty is humanity.
[Lời giới thiệu bản tiếng Anh].
[Note: Gửi BVVC. NQT]


Cổ lai Chinh Chiến Kỷ Nhân... Sầu?
Đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh

Bài này viết đã lâu, ngay từ hồi chân ướt chân ráo ra hải ngoại, đăng trên tờ báo Nắng Mới [?] của một nhóm nhà văn Montreal, và có gây một chút bão tố nho nhỏ, theo cái nghĩa, sao dám đọc, và sao dám viết, về một nhà văn VC.
Sau in trong Lần Cuối Sài Gòn.
Kiếm không thấy bản "word", đành type lại, post lên đây, gửi BVVC.
Thân. NQT

*
Cà Phê Điểm Hẹn, Rendez-Vous, Bờ Hồ, Hà Nội, 2002

*

Đường Bờ Hồ và hố tránh bom.
Hình của ký giả Harrison E. Salisbury.

"Có lẽ cũng phải bật mí tí ti, và cho người ta biết chúng ta có một người ở Hanoi".
[I think we ought to advertise a bit and let people know that we have a man in Hanoi]

Một chút tư liệu

Trước 1975, tôi quen một tay làm cho tờ Time, chỉ qua cái tên Cao Bồi. Anh bề ngoài hiền khô, ít nói, về bản thân lại càng ít nói, vả chăng, tôi cũng chẳng hề hỏi . Chúng tôi thường gặp nhau ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, những lúc rảnh rỗi, bên ly cà phê, chờ đợi đám bạn cùng một đam mê “nặn xì” [đánh xì phé]. Thời gian đó,  ngoài công việc của một cán sự kỹ thuật Bưu Điện, tôi còn làm thêm cho hãng thông tấn UPI, chuyển hình ảnh bằng phương pháp vô tuyến điện, radiophoto-operator.

Một lần qua chuyện gẫu, Cao Bồi cho biết Time tính làm một số đặc biệt về Việt Nam, có bài giới thiệu hai nhà văn của hai miền.

Tôi cũng muốn nói thêm, theo kiểu ngoài lề, ở đây. Khi còn ông Diệm, báo chí trong nước khỏi nói, đám báo chí ngoại quốc bị theo dõi rất gắt. Tin tức, hình ảnh chuyển đi ra ngoài nước đều bị kiểm duyệt, nhất là sau các vụ đảo chính hụt, dinh Độc Lập ăn bom, vụ Phật Giáo… Văn phòng chính của họ phải cho người giả dạng du khách, ghé sân bay Tân Sơn Nhất, ở đó có người chờ sẵn, nhận bản tin, hình ảnh.. rồi sau đó, trở lên máy bay, hệt những điệp viên. Mạch điện đàm Saigon-Hongkong thường được các hãng tin “book” sẵn, mỗi lần ngửi có mùi gì lạ, “something in the air”. Chỉ sau khi ông Diệm mất, mới có những mạch viễn ký như UPI, AP, và những mạch vô tuyến viễn ảnh, các giờ đọc tin cho các hãng truyền hình CBC, NBC, ABC…

Tôi nghĩ, Time muốn có tiếng nói nhà văn của cả hai miền Nam Bắc, vì lúc này cuộc chiến đang vào giai đoạn ác liệt. Câu chuyện gẫu trên xẩy ra sau khi ông Diệm mất, cỡ 1966 gì đó. Người Mỹ đổ quân xuống bãi biển Đà Nẵng năm 1965. Horst Faas, trưởng phòng hình ảnh hãng AP đổ ra hàng ngàn thước phim, chỉ để chụp cảnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ từ những chiếc tầu há mồm chạy xuống bãi biển. Cuối năm 1966, ký giả Harrison E. Salisbury của tờ Nữu Ước Thời Báo, được nhà cầm quyền Miền Bắc cho phép ‘tới [Miền Bắc, Hà Nội để] có một cái nhìn nóng hổi về những gì xẩy ra’ [Harrison E. Salisbury: Behind the lines-Hanoi].

Đó là một cuộc chiến mà người Mỹ muốn, là của họ. Theo nghĩa, rút ra bằng chiến thắng. “Mọi người bắt đầu gọi nó, một cuộc chiến bẩn thỉu nho nhỏ. Bẩn thì vẫn bẩn nhưng nho nhỏ thì hết rồi… Đừng vùi dập nó. Đây là cuộc chiến độc nhất mà chúng ta có”, một tên phi công đểu giả Mẽo tuyên bố như vậy [sđd, trang 3]. Dĩ nhiên, báo chí Mẽo cũng phát động một cuộc chiến ,của Mẽo, của riêng họ, của riêng báo chí Mẽo. Trong cuộc chiến Việt Nam, hãng tin Reuters của Anh cố tình vờ đi, chẳng thèm đặt văn phòng tại Sài Gòn theo như người viết được biết. Cách loan tin cũng chẳng có vẻ gì là thân thiện Mẽo, hay Miền Nam. Hãng thông tấn Pháp AFP, tuy có văn phòng tại Sài Gòn nhưng không có mạch viễn ký, mạch vô tuyến viễn ảnh, cách loan tin cũng đầy ác ý với Mẽo và VNCH.
Cao Bồi cho biết nhà văn Miền Bắc mà Time tiếp xúc là Nguyễn Tuân. Còn Miền Nam, một người hiện ở Mỹ, người viết bài có quen biết, nhưng do không được sự đồng ý nên không thể nêu tên ở đây. Tuy nhiên sau, Time bỏ ý định, không rõ lý do. Người viết có đọc một phóng sự của tờ Time Life về cuộc sống ở Miền Bắc, không hiểu có phải vì có phóng sụ này, nên Time bỏ ý định, hoặc không được Nguyễn Tuân đồng ý?
Sỡ dĩ nhắc chuyện cũ vì thời gain sau này, Time có bài giới thiệu cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh.

Khi mới qua đây được ít lâu, tôi được một người quen cho hay, rồi nhân đọc Hoa Xuyên Tuyết của Bùi Tín, thấy hình "ông bạn cũ": Cao Bồi là Phạm Xuẩn Ẩn, sĩ quan tình báo của Miền Bắc.


Trước 1975, thời gian phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật của tờ nhật báo quân đội Tiền Tuyến, trong một bài giới thiệu tác phẩm đầu tay của một nhà văn đã có vài tuổi lính, nhớ tới nhà văn Y Uyên vừa mới tử trận, tôi có đưa ra một nhận xét: Hãy cố gắng sống sót, và, nếu may mắn sống sót, nếu may mắn hơn Y Uyên, bạn sẽ còn phải đụng với một cuộc chiến khác, khủng khiếp cũng chẳng kém trận đầu: văn chương!

Ý nghĩ này, tôi gặp lại, sau 1975, khi đọc Người Mẹ Cầm Súng của Nguyễn Thi, chết trận Mậu Thân, hình như ở khu Chợ Thiếc, Chợ Lớn, Sài Gòn. Liên tưởng tới bạn bè, phóng viên nước ngoài đã từng có dịp được quen biết, và đã tử trận, như Huỳnh Thành Mỹ, Sawada... tôi bỗng nhận ra một điều, cuộc chiến thật thâm hiểm, tàn nhẫn: nó nuốt sạch những ai thực sự dám đương đầu với nó.

Theo cách suy nghĩ đó, tôi nghĩ, Bảo Ninh may mắn hơn nhiều người: ông may mắn ở cả hai cuộc chiến.

Trong văn chương, ông vượt qua được khúc nguy hiểm nhất, mà đa số nhà văn Miền Bắc gục ngã. Đọc họ, những tác phẩm xuất hiện cùng lúc với Nỗi Buồn, tôi không thấy, cho dù chỉ một chút thiện cảm, khi họ viết về Miền Nam.

Có thể, họ chẳng hiểu gì về Miền Nam, ngoài những gì được Đảng nhồi nhét. 

Thượng Đế, trong một cơn giận dữ, tạo ra con người_con vật chính trị [Merleau-Ponty].
Cố quên đi sự giận dữ của Người, tôi đọc những tác phẩm của những tác giả Miền Bắc. Đọc Nguyễn Thi, tôi có được những hình ảnh tuyệt vời của người phụ nữ Miền Nam, tình bà con lối xóm, theo dõi bước chân người mẹ đi suốt hai cuộc chiến, trong đêm vội tạt về nhà cho con bú trước giờ vào trận. Đọc Nguyễn Huy Thiệp, thời gian ông dậy học ở một bản làng miền núi, trong văn ông thấp thoáng chất huyền thoại, cái nôi của văn chương, của chuyện kể, chưa vướng mùi lý luận, giải thích, lên lớp… vốn là một thói quen không thể bỏ của đa số tác giả Miền Bắc. Đến “Tướng Về Hưu”, người đọc nhận ra không khí vất vưởng, cô đơn bao trùm lên tính khô khan của nhân vật, tính tàn nhẫn của sự kiện báo hiệu sự xuất hiện của những bạo chúa Caligula sau này.

Tiểu thuyết, nói cho cùng, chỉ là một lời dối trá toan tính nói lên sự thực: Je suis un mensonge qui dit toujours la vérité. Và sự thực thường là manh nha xuất hiện, ở những trang cuối, dòng cuối. Meursault, [trong Kẻ Xa Lạ của Camus] mở lòng ra trước vẻ xa lạ dịu dàng của cuộc đời: Je m’ouvrais pour la première fois à la tendre indifférence du monde. Julien Sorel trong Đỏ và Đen của Stendhal, ‘vào đời, trang bị bằng khí giới độc nhất, tham vọng’, cuối cùng tìm được tình yêu chân thật ở bà Renal, một nạn nhân của anh. Kỳ cục thay, con đường văn học xã hội hiện thực chủ nghĩa như ngược lại: Từ thành công, khi miêu tả những cuộc đời thực của từng nhân vật, những tình cảm, mong ước chân thật của họ… đến thất bại: chủ nghĩa Cộng Sản như một giải đáp thỏa đáng nhất cho một cõi thực chưa hề có. 

Không giống như Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh, đây là một cuốn tiểu thuyết không chỉ về chiến tranh. Một cuốn sách về chuyện viết, về tuổi trẻ mất mát, nó còn là một câu chuyện tình đẹp, nghẹn ngào [Lời giới thiệu của Geoff Dyer trên tờ Independence, in lại trong bản dịch tiếng Anh của Nỗi Buồn].

Về kỹ thuật viết, Nỗi Buồn là một hồi ức lộn xộn, một cách hết sức tự nhiên, như tình trạng “da beo”, của cuộc chiến. Người đọc có thể nhẩy vô bất cứ đoạn nào và lập tức toàn bộ cuốn sách phơi mở, mời gọi. Chất thơ của hồi tưởng, kỷ niệm, ở, ngay cả những đoạn tàn nhẫn nhất, khi viết về pháo bầy, bom trải thảm.
Tác giả nhận diện đứa con tinh thần của ông: “Đây chỉ là một sáng tác dựa trên cảm hứng, [được] chỉ đạo [bởi] của sự rối bời”.
Sartre, đọc Âm Thanh và Cuồng Nộ, của Faulkner, nói, đây là kỹ thuật của sự hỗn độn, và ông khẳng định: Kỹ thuật tiểu thuyết luôn qui chiếu về một siêu hình học của tiểu thuyết gia. Với Faulkner, một siêu hình học về thời gian.
Đọc Nỗi Buồn, độc giả có thể mường tượng ra trục thời gian của nó, của chuyện tình đẹp, nghẹn ngào, đó là chuyến tầu định mệnh, khi Kiên đi vào Nam chiến đấu, và Phương chạy theo, rồi “tai nạn” xẩy ra.

Và, đây mới là ý nghĩa đích thực, mang tính “uyên nguyên, bi đát” của cuốn truyện, của nỗi buồn: “Kiên có thể tha thứ cho cuộc chiến, nhưng không thể tha thứ cho cuộc tình”. Như chúng ta đã biết, truyện lúc đầu có tên “Thân phận tình yêu”. Cái tít này mới đúng với nó.
Và còn đúng cho cả một miền đất.

Toàn truyện, mọi hồi tưởng, về chiến tranh, lập tức kèm theo, một hồi tưởng về cuộc tình, về tai nạn, về nỗi đớn đau một lần để lỡ. “Chẳng còn đem nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".