*

TƯỞNG NIỆM


Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]

Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới
NLV

“Tại sao lại bỏ Hà Nội?’
“Tôi chán đây rồi. Sang bên ấy ở ẩn cho qua ngày.”
“Có chắc ẩn được hay không?”
“Không biết. Nhưng chắc được, ở ngay trong trường với các linh mục. Bên này nó nghi ngờ những liên lạc và hành vi của mình quá rồi.”
"Những liên lạc hành vi nào?” Đại hỏi ngạc nhiên.
“Một vài chỗ quen biết hoạt động nội thành, một vài chỗ các đảng phái khác, thư từ, sách đọc, công việc làm cũng đủ nó khó chịu, còn gì hơn?”
Tôi ngồi trên bực gạch. Đại trông thẳng mặt tôi nghiêm trang. Hắn móc túi lấy đưa cho xem một lá thư.
“Thư của người bạn ở chiến khu Trình Minh Thế.”
Tôi nhìn qua rồi trao trả Đại. Hắn vừa cất lá thư vừa nói:
“Tôi nghĩ rằng cho đến bây giờ không thể đi khác hơn được. Nó còn đúng. Mình còn phải nhắm mắt nhận lấy thân phận của giai cấp mình.”
Nó - Đại muốn nói về chủ nghĩa cộng sản. Tôi cầm lên cuốn sách của Đại để sang bên và trông vào tấm hình. Tôi nói:
“Tôi cũng nghĩ như thế nhưng tôi lại muốn nghĩ thêm chút nữa. Tôi không nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân phận giai cấp khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản”
“Làm thế nào được khi đế quốc còn đủ nanh vuốt. Tôi không tin lực lượng thứ ba.”
“Tôi cũng không tin.”
Câu chuyện ngưng ở đấy như thường lệ.
Bếp Lửa
Chúng ta tự hỏi, cụm từ 'lực lượng thứ ba', "tọa độ" của chúng? Hà Nội, hay Sài Gòn?
Với Greene, là trên chiếc thuyền của Hùm Xám Bến Tre, trên đường về Sài Gòn.
Với TTT?
Mẩu đối thoại trên, ở Hà Nội. Như thế chiến khu TMT có lẽ chỉ là một cái tên phịa ra cho một vùng hậu phương, vùng kháng chiến, do VM kiểm soát,  so với vùng Tề. Nhưng TMT, còn là 'lực lượng thứ ba', trong Người Mỹ Trầm Lặng.
TMT là người Pyle phải 'contact'. Theo Greene, TMT là người trách nhiệm vụ nổ bom trên đường Catinat. Mìn, thuốc nổ, Pyle cung cấp.
**
Tên, Phượng, và căn nhà nàng ở, số 104 Catinat Sài Gòn, Greene mượn của một bạn gái của René Berval, editor tờ France-Soir ở Sài Gòn. Khi được hỏi Phượng ngoài đời có thực sự đẹp như trong tiểu thuyết mô tả, Greene trả lời, ngoài đời thuờng, thường, phải nói, tệ hơn hầu hết những cô gái Việt Nam khác.
*
After visiting Vietnam in 1951, Congressman John F. Kennedy went home to preach the gospel of those forward-looking Americans in the legation. Speaking of how America had allied itself to the desperate effort of the French regime to hang on to the remnants of an empire, Kennedy concluded: 'the French cannot succeed in Indochina without giving concessions necessary to make the native army a reliable and crusading force.' Emperor Bao Dai feared that if  the Vietnamese army were expanded into a nationalist army, it might defect en masse to the Vietminh. His tragedy was that he was expressing a truth that initially looked like cynicism.
Because Bao Dai proved so disappointing the Americans felt they had to find someone who represented the new nationalism, someone who opposed the French, someone without the taint of colonialist power, who was also strongly opposed to the communist Vietminh. Thus Colonel The became significant.
At the time that Greene was visiting Vietnam and beginning to write The Quiet American, Colonel The had not yet become important to the Americans. They knew he was small beer, but in the early days of his revolt from the Cao Dai his statements expressed his opposition to both the French and the communists. It was only later, after Dien Bien Phu in 1954 when the French were in the process of leaving Vietnam, that the Americans decided on their third force figure - the Catholic strong man Ngo Dinh Diem, who had spent much of the war in a monastery in New Jersey. The then came into his own by joining forces with Diem. He was brought back out of the jungle to support Diem by Colonel Lansdale with the help of CIA money. To the French The was a murderous reptile, to the ordinary Vietnamese a romantic hero. Howard Simpson, an American writer in Saigon, described overhearing an 'incongruous melodrama' (his words) involving General Nguyen Van Vy, a pro French Bao Dai loyalist and chief of staff of the Vietnamese army, and Colonel The:
        Cao Dai general Trinh Minh The, in civilian clothes, is lecturing Vy while armed members of The's newly formed pro-Diem 'Revolutionary Committee' have taken up positions by the doors  and windows . . .
        General Vy is being asked to read a prepared statement calling for an end to French interference in Vietnamese affairs, repudiating Bao Dai, and pledging his loyalty to Ngo Dinh Diem. Vy is responding to The's harangue in a low voice, trying to argue his case. The veins on The's forehead are standing out . . .

        Suddenly The pulls a Colt  .45 from his belt, strides forward, and puts its muzzle to Vy's temple. The pushes Vy to the microphone, the heavy automatic pressed tight against the general's short cropped gray hair. I wince, waiting for the Colt's hammer to fall. The repetitive clicking of a camera is the only sound in the tense silence . . .
        Vy begins to read the text into the mike, the paper shaking in his hands. His face is ashen, and perspiration stains his  collar. The complains he can't hear and demands that Vy speak  louder. When Vy finishes, The puts his automatic away. General relief sweeps the room’.
The's influence is central to the plot of The Quiet American. He is the catalyst who reveals Pyle's 'special duties'. The's desperate actions in the novel are based on historical fact. Greene also asserts, both in the novel and in his non-fictional writing, that the CIA was involved with The, providing him with the material to carry out nefarious actions. This is what so scandalised Liebling in the New Yorker. 'There is a difference . .  between calling your over-successful offshoot a silly ass and accusing him of murder.'
Norman Sherry: Cuộc đời Greene, Tập 2
Ảnh hưởng của TMT là trung tâm điểm của cái cú tạo nên tác phẩm Người Mỹ Trầm Lặng. Ông là chất xúc tác làm bật ra những "nhiệm vụ đặc biệt" của Pyle. Greene xác nhận, cả trong giả tưởng lẫn không-giả tưởng, Xịa đã ngoéo tay với Thế, cung cấp cho Thế vật liệu thực hiện những hành động  đen tối, ma quỉ. Điều này khiến Liebling của tờ Người Nữu Ước bực mình, "Có sự khác biệt giữa... gọi nhân vật không ưa, tuy rất nổi cộm của mình, là một tên khốn kiếp, với cái sự kết án anh ta là một kẻ sát nhân."
Greene, trong bức thư mở ra tác phẩm, nhắc tới sự kiện TMT bị bắn sau lưng, điều này cho thấy, có thể ông đã thay đổi cái nhìn đối với TMT.

Câu nói của Đại, và Tâm lập lại, "Tôi không tin lực lượng thứ ba", "Tôi cũng không tin", trong
Người Mỹ Trầm Lặng cũng có, và cũng trong một cuộc đối thoại, giữa Pyle và Fowler. Anh già nghi ngờ Pyle lậm nặng với Thế, và cảnh cáo:
- Chúng tôi đám thực dân thuộc địa già, Pyle, chúng tôi cũng học được một tị, về thực tại, chúng tôi học được điều này, chớ đùa với diêm quẹt. Cái gọi là Lực Lượng Thứ Ba đó, nó bò ra từ một cuốn sách, không phải từ thực tại, Tướng Thế này chỉ là một tên tướng cướp với một vài ngàn đệ tử: ông ta không phải là một nhà dân chủ quốc gia....
-Tôi không hiểu anh định nói gì,Thomas...
-Ba cái xe đạp cài bom. Chúng là một trò tiếu lâm, ngay cả đã làm cụt giò một con người. Nhưng, Pyle, đừng tin những người như Thế. Họ làm gì được, trong cái việc kéo Đông Phương ra khỏi Chủ Nghĩa Cộng Sản. Chúng tôi rành mấy thứ đó quá mà.
-Chúng tôi?
-Đám thực dân thuộc địa cũ.
-Tôi lại nghĩ, anh không chọn bên.
-... Hãy mang Phượng về Mẽo. Quên Lực Lượng Thứ Ba đi.
*

Bếp Lửa trong văn chương 1
Gấu đọc Lukacs hồi đó, còn trẻ măng, đang hung hăng con bọ xít, sẽ cho ra đời, chí ít, vài ba cuốn tiểu thuyết, nhưng cứ thử phác họa ra, một cuốn nào, là lọt vô trận đồ của Lukacs cuốn đó!
*
Ngoài Lukacs, còn nhận ra một số ông thầy, khác, của thời mới lớn: Barthes, Bachelard, Foucault...
Nhờ đô la Mẽo. Tha hồ mua sách, đọc đui một con mắt, còn một! (1)
(1) Sự thực, mắt lé, thị lực một con, ngay khi còn trẻ, 10/10, con kia, 1/10.
Bếp Lửa trong văn chương 2
Tôi cũng có đọc một lời khuyên, nên viếng thăm nghĩa địa, mỗi lần ghé một thành phố. Buendia, trong Trăm Năm Cô Đơn, muốn bỏ Macondo, tìm một đất lành khác. Anh giải thích: "con người thuộc về nơi chốn, khi dưới đất có một người chết". Ursula, bà vợ, dịu dàng, nhưng quyết liệt, "nếu cần một cái mả, tôi sẽ ra đó nằm." Còn nhớ một cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy là động mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên ?...
*
Trang Thanh Tâm Tuyền
Tiếng Động  không phải tập truyện mà là một "truyện tình", như được ghi ở một trong những trang đầu, bản được photocopy, của đám lái sách, ở hải ngoại.
*

Một chủ nhật khác,  cơ sở Văn, Mai Thảo tái bản ở hải ngoại, năm 1983, không phải 1975.
Một Chủ Nhật Khác
Tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền
Tranh bìa Thái Tuấn
Khai Hóa in lần thứ nhất
Nhà Xuất Bản Khai Hóa
26 Trần Quang Khải Saigon
Chủ trương: Lê Thị Ngọc Sương.
Giấy phép 5356/74/BDVCH/PHBCNT/ALP/TP ngày 09.10.74
In tại 150 Phan Thanh Giản Saigon. Số lượng 3.000 cuốn.
Phát hành .3.1975
Phát hành tại 26 Trần Quang Khải Saigon 1
Lời Nhà Xuất Bản
Truyện dài Một Chủ Nhật Khác, tác phẩm sau cùng của Thanh Tâm Tuyền trước quốc nạn 1975, được in lại do sự đóng góp của một số bạn hữu nhà văn ở Hoa Kỳ, là ấn phẩm thứ nhất của cơ sở xuất bản Văn.
Mở đầu với tác phẩm một nhà văn lớn hiện đang sống ở quê nhà sau nhiều năm bị giam cầm trong ngục tù cộng sản, chủ đích trước hết của cơ sở vừa thành hình với tái bản Một Chủ Nhật Khác là tạo phương tiện để lần lượt in nhiều tác phẩm khác, lựa chọn trong những tác phẩm chủ yếu đã làm nên 30 năm văn chương của 30 năm tiểu thuyết miền Nam. Và trước hết, của những tác giả còn ở quê nhà như Thanh Tâm Tuyền.
Không trừ một trường hợp nào, mọi tác phẩm tái bản, tiền lời bán sách nếu có, sẽ được gửi trọn vẹn về cho tác giả hoặc gia đình tác giả ở Việt Nam. Việc làm hoàn toàn đặt trên căn bản bất vụ lợi này của chúng tôi, mong dành được sự hỗ trợ và tiếp tay quý báu của thân hữu và bạn đọc.
Cơ Sở Xuất Bản Văn