*

TƯỞNG NIỆM

Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936-22.3.2006 ]

Hãy cho anh khóc
Tạp ghi bản scan

Giỗ đầu

1 2 3 4 5 6 7

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]

Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới
NLV

Vụ đưa cây thơ TTT vô Văn Miếu có một tầng ngầm rất ư là thú vị: Hai tác phẩm hách xì xằng nhất của TTT, đều viết từ cái nền Bắc Kỳ: Bếp Lửa và Thơ Ở Đâu Xa.
*
Nó như một tiếng vọng, từ lời ai điếu dành cho Mai Thảo.
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc].
Trong đất trời
*
Nó gợi nhớ huyền thoại đứa con hoang đàng trở về.
*
Kỳ vọng nhất, liệu nó làm được điều mà Brodsky đã làm: Đặt một dấu chấm hết to tổ bố cho dòng thơ Đường ra trận mùa này đẹp lắm, và đem đến cho thơ trong nước, cái ý niệm bi thương của cuộc đời. (1)

Nếu đã đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng
hay sang Bắc Ninh
Nếu đã đi từ Sài Gòn xuống Vĩnh Long hay lên Thủ Dầu Một
Chuyến xe vẫn chỉ thuộc một mình.
Như kẻ say rót rượu lấy mà uống
Cho vui thêm cuộc hành trình
(Đúng rồi những người thù ghét thơ của tôi ơi)
Cuộc hành trình hoàn toàn cô độc.

[Brodsky's greatest achievement, says the poet Olga Sedakova, was to have 'placed a full stop at the end of [the Soviet] literary epoch". He did so by bringing back to Russian letters a quality crushed, in the name of optimism, by the Soviet culture industry: a tragic conception of life.
Coetzee: Joseph Brodsky
*

Liệu PHT mường tượng ra được những hình ảnh như trên, khi đưa cây thơ TTT vào trồng ở Văn Miếu, Hà Nội?

(1) Ý niệm "làm thơ", thay vì "làm những câu thơ", "thơ ở đâu xa"... của TTT làm nhớ tới những vinh danh mà những nhà thơ Nga dành cho Brodsky:
Brodsky's fellow Russians are particularly illuminating on technical features of his verse. Brodsky, claims Yevgeny Rein, found metrical means to embody "the way time flows past and away from you". [Coetzee: Joseph Brodsky].

Và làm thơ trong trại cải tạo, đó cũng là trở về với thơ ca bình dân. Chế độ lao động trong trại, đó là một ngày căng thẳng tám tiếng, không có cuối tuần; mỗi tù nhân có riêng một vũ trụ của anh ta: một cái chiếu, chừng năm, sáu chục tù nhân trên dưới hai lớp, trong tấm "toan" trên trăm tù. Viết là một xa xỉ: chỗ ngồi, thời gian viết. Với nhịp tù hối hả như thế, cái lạnh, cái đói... ai dám nghĩ đến sáng tạo? Ngay cả thiên tài, ngay một sức mạnh siêu nhiên cũng chẳng thể vượt qua, những "trói buộc" này.
Tuy nhiên, người Việt nói "làm thơ", không ai nói "viết thơ". Như vậy, người ta có thể làm thơ bất cứ ở đâu, trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi, thức... Thơ gặp anh không cần hò hẹn, không định rõ ngày giờ. Người ta không thể kiếm nó, vì biết đâu mà kiếm. Bạn chỉ có một việc: tiếp nhận nó, bàn bạc cùng nó. Nó chỉ yêu cầu bạn: hãy giữ tiếng nói chơn chất của bạn. Tiếng nói này, sau đó, sẽ quyết định cuộc đời của riêng nó.
Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù

Có lẽ bởi vì văn chương hạng nhì là thứ thường rất dễ bị xào, luộc, đánh cắp nhãn, và bởi vì có rất nhiều tác phẩm chỉ vươn tới đỉnh cao của chúng, là hạng nhì, thành thử người đời thường dùng nó - ý tưởng về ảnh hưởng - để buộc tội, hoặc chê bai tác phẩm của nhà văn. Vả chăng, biên giới giữa ảnh hưởng và bắt chước [imitation], và ngay cả giữa ảnh hưởng và đạo văn, càng về những ngày sau này càng trở nên mờ nhạt. Cách đây hai năm, nhà văn nổi tiếng người Anh, Graham Swift đã bị một nhà khoa bảng hắc ám [obcure], người Úc, ban cho cái tội  rất gần với tội đạo văn. Trong cuốn được giải Booker của ông, “The Last Orders”, cấu trúc đa giọng trong đó, “chủ yếu mà nói, là đã vay mượn”, từ cuốn “Trong khi tôi hấp hối”, “As I Lay Dying”, của William Faulkner. Báo chí Anh bèn mượn gió bẻ măng, biến câu chuyện thành một xì-căng-đan văn học, biến Swift thành một tay đạo văn chính cống Bà Lang Trọc, chửi những người bảo vệ ông, là quá “nhân nhượng”, mặc dù, và có lẽ là do, chính Swift đã chẳng thèm úp mở, và nói thẳng thừng, [ông này đếch thèm xin lỗi rối rít], ông ảnh hưởng [ăn cắp, đạo văn...] Faulkner, kể cả điều hết thuốc chữa: giọng kể ở trong hai cuốn, tuy không hoàn toàn giống nhau y chang, nhưng đọc cuốn này, là gợi nhớ tới cuốn kia. Sau cùng, những sự thực đơn giản như thế khiến vụ xì-căng-đan xì hơi, nhưng cũng chỉ sau khi Swift đã phải trân mình chịu đựng đòn hội chợ của đám báo chí.
Ảnh Hưởng
TTT cũng đã từng bị "những người thù ghét thơ của tôi ơi", tố, đạo văn. Một ông 'thú nhận' đã từng, dịch TTT sang tiếng nước người, thấy y chang văn Tây! Của đám hiện sinh, và, tất nhiên, của Malraux!
Faulkner, [hình như vậy], phán, trong khi đánh vật với 'sáng tạo', tôi vớ bất cứ thứ nào tiện tay, được việc cho tôi. Picasso, ẩu hơn, xúi cứ việc ăn cắp, và còn hỏi lại, nhưng bạn có gì để cho tôi ăn cắp?
Nhìn như thế, PHT quả có đạo văn. Ba cây thơ mà PHT đưa vô trồng ở Văn Miếu, là giấc mơ thơ lớn của PHT, biến thành hiện thực.
Trong khi tìm cách đưa họ vô Văn Miếu, PHT tự cho mình cái quyền, và rất ư là hợp pháp, được sử dụng tất cả những thông tin hiện có trong tay.
Ôi chao, lấy nguồn tin từ một tờ báo hàng ngày mà bị tố là đạo văn, thì đúng là 'hết thuốc chữa'!
*
Giấc mơ đạo văn nhớn của PHT gồm ba giấc mơ đạo văn nhỏ:
Với Nguyễn Bính, là chất thơ thơ ngây của PHT ngày nào chưa làm thơ, chưa ra tỉnh.
Với Ngô Kha, giấc mơ "thắp lửa" Miền Nam, [hỏa tiễn, ánh mắt hỏa châu, "ngoài kia súng nổ đốt lửa đêm đen, tầm đạn thay tiếng em"... chưa đủ sáng!], không chỉ thi sĩ, mà bất cứ một ông xẻ dọc Trường Sơn nào, cũng ấp ủ, khi còn ở trong hang "Pác Bó", hay, hang Plato "muôn đời Miền Bắc Việt Nam".
Với TTT, là chất tiết tháo tuyệt vời, "không khoan nhượng ngay cả với chính mình", Miền Bắc chưa hề, và chắc chẳng bao giờ, có.
Như một trò đùa của số mệnh, những bài viết 'cũng thường thôi', như của ĐT, hay chỉ là một thứ thông tin, về tiểu sử nhà văn nhà thơ, như về Ngô Kha, Nguyễn Bính, chúng đã trở thành "bất tử", cùng với sự hiện diện của cây thơ TTT ở Văn Miếu.
Và như thế, những người được đạo văn, đúng ra, phải cám ơn PHT!
Ý tưởng trên, Gấu 'đạo' Borges, khi ông cho rằng, cuốn sách thay đổi tùy theo sự đóng góp của độc giả. Mặc khải, người đọc mới thực sự đem đời sống và cái tít đến cho văn chương, khiến ý niệm tác giả trở thành bất khả, nhưng theo ông, 'cái chết của tác giả' không phải là một sự kiện bi thảm!
*
Giấc mơ, có thể, của PHT, thật kỳ cục, làm Gấu nhớ đến một truyện ngắn của Garcia Marquez, về một đấng con trai nhà giầu, mê một em, bèn nhờ một anh chàng nhà văn viết thư tán giùm.
Cô gái mê liền. Ván đã đóng thuyền mới biết, đồ "đạo văn".
Chỉ đến khi, một mẹ một con, nhìn tự dạng mấy chữ, phê trong bài viết của con, bà mẹ nhận ra, đây mới là tác giả những dòng thư tình này nào.
Và bèn mang con tới gặp ông thầy, bắt đền.
Vụ đạo thơ của anh chàng mê Gấu Cái, khi học trường trung học Mỹ Tho, cũng thật thú vị.
Anh chàng chép toàn thơ của những đại thi sĩ Miền Nam, trừ thơ TTT, nào Nguyên Sa, nào Du Tử Lê, nào Trần Dạ Từ, quyết tán cho được em.
Cuối cùng Gấu thắng, nhờ những dòng văn mộc mạc của mình!
*
Happy Birthday To U, một nửa linh hồn của Gấu!
16.8.1937/8.4.1946
*
Nhân đọc gió-o, một độc giả muốn đi thăm mộ TTT, nhân có dịp viếng thăm thành phố, và hy vọng, biết đâu, nhờ vậy, hoàn thành một luận án về nhà thơ, Gấu bỗng nhớ đến bài thơ Budapest, và tự hỏi, tại làm sao, TTT, gần như ngay lập tức, khi Cách Mạng Hung bùng ra, đã ca ngợi nó, một cuộc cách mạng mà cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu được, tại làm sao nó xẩy ra, và giả như không có nó, liệu bộ mặt Âu châu, và có thể, cả thế giới, sẽ như thế nào.
Và liệu, từ những năm đó, TTT đã nhìn ra số phận của ông, và Miền Nam, như trong dòng thơ, “Chúng nó làm Cộng Sản, Chúng ta làm tù nhân”, đã tiên đoán những ngày tù cải tạo của ông, và bạn bè, một điều mà đến bây giờ, trên NYRB, số 1 Tháng Ba, 2007, khi đọc một số sách xb nhân dịp kỷ niệm cuộc Cách Mạng  Hung 1956-2007, István Deák mới nhìn ra, và tự hỏi: Liệu đó là số phần của nó:Cuộc Cách Mạng Phải Thất bại? [Did the Revolution Have to Fail?]
*
Như Miền Nam phải thất bại.
*
Có thể, bài thơ Budapest của TTT, lần đầu tiên ra mắt người đọc hải ngoại, và, cùng lúc, độc giả ra đi từ Miền Bắc, thời gian Gấu, cùng với cả thế giới, kỷ niệm 40 năm cách mạng Hung [1956-1996], qua bài viết Tạp Ghi, Hãy cho anh khóc bằng mắt em, trên báo Văn Học, số tháng Ba, 1997, của Nguyễn Mộng Giác
Một thi sĩ ra đi từ Miền Bắc, cho biết, ông cứ nghĩ, của một ông Tây!
Hào khí ngất trời!
Về bài viết, Gấu chỉ còn nhớ một chi tiết thật thú vị. Điện Cẩm Linh, có lúc đã tính “đầu hàng” Cách Mạng, và thí cho tay đứng đầu cuộc nổi dậy, Imre Nagy, chức Phó Thủ Tướng trong tân chính phủ hòa hợp hòa giải dân tộc. (1)
(1) Nagy, như bây giờ biết được, là cớm chìm ăn lương KGB, đệ tử ruột Beria.
*
Bất giác lại nhớ đến ngày 30 tháng Tư, chúng mày còn gì đâu mà đòi chuyện bàn giao, hoà giải, thành lập tân chính phủ
*
10 năm, rồi lại 10 năm nữa. [Khoa Hữu].
1956-1997-2007
Mưa gió, bão bùng. Mùa này, Mùa nữa. [Thơ giữa chiến tranh và trại tù].
Và cái “nhịp ba”, phiên khúc tuổi hai mươi, của bài thơ, mới hào hùng làm sao:
Nhịp thứ nhất, “Anh một trái tim em một trái tim”
Nhịp thứ nhì: “Chúng kéo đầy đường xe tăng đại bác”.
Cứ như nhìn thấy trước mắt, một anh chàng, từ dưng không trồi lên, lừng lững khốc liệt, bước ra trước đoàn xe tăng, ê, ngưng lại, cấm nhúc nhích, ở quảng trường Thiên An Môn, sau này.
Nhịp ba, chót, mới bi thương làm sao: “Trong giây xích chiến xa tội nghiệp”.
*
Chúng nó say giết người như gạch ngói.
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai.
*
Tôi thường bồi hồi, cảm động, không phải bởi những minh triết lớn lao, mà là thứ nho nhỏ, mất đi, cùng cái chết của mỗi con người.
I am moved by small wisdoms that are lost at every death.Borges. Alberto Manguel trích dẫn, trong With Borges.
Với TTT, minh triết nho nhỏ mất đi cùng với ông: Những tiết tháo, tài hoa, cương trực, không khoan nhượng với chính mình, [thầy tu] khổ hạnh?...
Có lẽ không phải, mà là, chút e lệ, thẹn thùng, khi lại làm được thơ, ở trong tù.
Chúng giống như những bài tình đầu, khi còn Hà Nội, và có thể vì vậy, nên không dám đưa cho bạn bè coi?
Con đường tình tự Ga Hàng Cỏ....
Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang.

Thơ như thế, về Hà Nội, mà không được đem vô Văn Miếu để treo, kế bên bức Người Đẹp Trong Tranh, thì thật quá uổng!

Cũng vẫn Borges, Manguel trích dẫn, trong cùng cuốn sách.
Borges nhận xét, mỗi nhà văn để lại hai tác phẩm, những gì được viết ra, và hình ảnh của chính nhà văn, và, cả hai săn đuổi, chơi hú tìm với nhau, cho đến chung cuộc.

READING MILOSZ
I read your poetry once more,
poems written by a rich man, understanding all,
and by a pauper, homeless, an emigrant, alone.
You always want to say more
than we can, to transcend poetry, take flight,
but also to descend, to penetrate the place
where our timid, modest realm begins.
Your voice at times persuades us,
if only for a moment,
that every day is holy
and that poetry, how to put it, rounds our life,
completes it, makes it proud
and unafraid of perfect form.
I lay the book aside
at night and only then the city's normal tumult starts again,
somebody coughs or cries, somebody curses.
-Adam Zagajewski (Translated from the Polish by Clare Cavanagh)
The New York Review, 1 March, 2007.
Đọc Milosz
Tôi đọc thơ ông, thêm một lần nữa,
những bài thơ viết bởi một người giầu có, thông tuệ,
và bởi một người nghèo mạt hạng, không nhà cửa, di dân, cô độc.
Ông luôn muốn nói nhiều hơn
chúng tôi có thể nói,
để chuyển hóa thơ, để cất cánh,
nhưng cũng để hạ cánh, dấn sâu vào khoảng đất
nơi cõi đời của chúng ta, dụt dè, chơn chất, bắt đầu.
Tiếng nói của ông, nhiều lần, chỉ trong một khoảnh khắc,
khiến chúng tôi ngộ ra một điều là,
mỗi ngày, một ngày, mọi ngày, thì thiêng liêng.
và rằng, thơ, thể hiện điều đó, bằng cách,
 quanh quẩn bên đời ta,
hoàn tất nó, làm cho nó tự hào, hãnh diện,
và, đâu cần một dạng hoàn hảo nào, cho thơ.
Tôi để cuốn sách qua một bên.
Đêm, và chỉ tới lúc đó, cái xô bồ, thường lệ, của thành phố lại khởi động,
một người nào đó ho, hay la, một người nào đó, nguyền rủa.
nqt chuyển dịch
Nguyên tác tiếng Ba Lan Clare Cavanagh dịch qua tiếng Anh.
Coetzee nói về Brodsky:  Ông chẳng hề loay hoay hì hục làm cho mình được yêu, thí dụ, như Pasternak, rất được yêu. Venclova cho rằng, người Nga tìm chẳng thấy, ở trong thơ của ông sự "ấm áp", "tha thứ tất cả", "sướt mướt", "nức nở con tim", hay sự "vui tươi, nhí nhảnh". Nhà thơ Viktor Krivulin nghi ngờ tính hài hước, rất ư là không giống Nga, very un-Russian, vốn trở thành thói quen trong thơ Brodsky. Ông trau giồi hài hước, Krivulin nói, để bảo vệ mình, từ những ý nghĩ, tư tưởng, hay hoàn cảnh mà ông cảm thấy không thoải mái. "Một sự sợ hãi phải phơi lòng mình ra, hay có thể, chỉ là một ước muốn đừng phơi mở...".
*
Thực sự, trước 1975, TTT không phải là một nhà thơ được nhiều người yêu mến.
Chính vì vậy, sự bàng hoàng, cơn chấn động ở hải ngoại, khi nghe tin ông mất, chỉ có thể giải thích: Chính sự tiết tháo, cương trực, không khoan nhượng với cả chính mình không kiếm cách làm cho mình được yêu mến... hay ngắn gọn, chính cái sự quá sạch của ông, lại trở thành niềm tin cho tất cả mọi người!
Và như thế, ông lại giống...  Solzhenitsyn, ông này suốt một đời khổ hạnh, làm việc như trâu, không cho mình bất cứ một cơ hội nào bị sa ngã, bị dụ dỗ... bởi cái ác.
Solz cho rằng, chỉ có cách đó, để không bao giờ phản bội những người bạn tù của ông.
*
Về câu hỏi, tại sao đầy tù cải tạo lên phía Bắc, đã có một lần Gấu đưa ra một câu trả lời, khi đọc một số Granta.
Nay có câu trả lời đơn giản hơn của Shalamov:
Nature simplifies itself as it heads toward the poles (and we head north now because so many scores of thousands were doing so, as Stalin's rule developed, and as the camps crazily multiplied). Nature simplifies itself, and so does human discourse.
Thiên nhiên tự giản tiện chính nó khi hướng về phía cực, (và chúng tôi, bây giờ hướng bắc, ấy là vì hàng hàng lớp lớp đã đang làm như thế, khi chế độ Stalin phát triển, khi nhà tù cứ khùng điên nở rộ, tăng trưởng lên mãi). Thiên nhiên tự giản tiện, và cũng vậy, cách ăn nói của con người cứ thế co lại.
Kolyma Tales [Chuyện trại tù Kolyma]