*

1


Mit Critic


http://nhilinhblog.blogspot.ca/2015/07/vai-dat-su-ve-nhuong-tong.html?showComment=1481188185941

Vài dật sự về Nhượng Tống

Nếu trước 1945 ở Việt Nam có một thiên tài văn chương đích thực, đúng nghĩa và trọn vẹn nhất, thì thiên tài ấy là Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân.

Không có đâu như ở Việt Nam, một thiên tài văn chương đã hoàn toàn vắng bóng khỏi văn học sử chính thống. Sau rất nhiều thập kỷ, Nhượng Tống đã gần như bị quên hẳn, một số người có nhắc đến thì hầu như xuất phát từ một sở thích đối với những thứ mờ ảo mà bản thân họ cũng chỉ biết lờ mờ, để tỏ vẻ lập dị, đặc biệt. Phê bình (critique) văn học của Việt Nam vô cùng gần với tội ác (crime) chính ở những trường hợp như thế này. Thật ra suốt gần một thế kỷ qua, các nhà phê bình đã làm gì?

*

Cuốn của Tolstaya, order, bữa nay về. Trong có tất cả những bài đã giới thiệu trên TV, đã từng đăng trên NYRB. Cố tìm bài “Những thời ăn thịt người”, Gấu đã từng đọc ở Trại Tị Nạn Thái Lan, bản dịch, đăng trên tờ Thế Kỷ 21, nhưng không thấy. (1)

(1) Kiếm ra rồi: Bài điểm cuốn của Robert Conquest: The Great Terror (Oxford University Press, 1990): “The Great Terror and the Little Terror”: Khủng Lớn & Khủng Nhỏ. Bài viết này, đọc ở Trại Tị Nạn Thái  Lan, mở ra cho Gấu một cái nhìn mới mẻ về xứ Bắc Kít.

Cuốn hồi ký của Pico Iyer cũng tuyệt lắm. Viết về sư phụ của ông, là Graham Greene, và nhân vật ông thật mê, là Người Mẽo Trầm Lặng, Pyle.
TTT biểu thằng em, trong 1 lần ngồi Quán Chùa, nhà văn An Nam chết non, cứ viết hết thời thanh xuân, là ngỏm. Về già Gấu nhận ra, nhà văn Mít chết non vì “đéo” có Thầy.
Thầy mũi lõ, không thể có, vì dốt quá, không đọc được chữ mũi lõ, Thầy mũi tẹt thì lại càng không có, vì, có thằng nào hơn tao đâu, mà Thầy mới lại chẳng Thầy!
Nên nhớ, nếu bạn thực tình mê văn chương, thực tình muốn có ngày trở thành nhà văn: Phải có Thầy!

Nguyễn Tuân mà chẳng xứng đáng là Thầy ư. Vậy mà Gấu đọc lũ nhà văn Mít, tên nào cũng chê ông!
Hẳn là có nhiều người bực mình, nhất là mấy đấng nhà văn cũng có tí tên tuổi, cũng có 1, hoặc 2 cái truyện ngắn được đời biết tới, chúng ông cũng nổi tiếng vậy, mà đâu cần Thầy.
Đúng như thế, và đây chính là cõi văn Mít, làng nhàng 1 lũ, áo thụng vái nhau, "đ
ế
ch" cần Thầy!

Cu
ốn trên, cũng đi làm từ thiện mất rồi!


Robert Conquest


Đời người thì ngắn ngủi. Với nhiều người, cái việc đào bới quá khứ thì chán ngấy, chưa kể đáng sợ, và họ chẳng có thì giờ. Vả chăng, ở 1 xã hội Tây Phương, ý niệm lịch sử yếu dần nếu không muốn nói, biến mất theo với năm tháng: Tây phương không sống với lịch sử, nó sống với văn minh (qua cái từ này, tôi muốn nói 1 thứ tự quan hoài, của 1 nền văn hóa liên quốc gia, mang tính kỹ thuật, đối nghịch với dòng tiềm thức, không tra hỏi của lịch sử). Nhưng ở Nga, gần như không có cái gọi là văn minh, và lịch sử thì nằm trong những tầng sâu, chưa ai mó tới, trên những làng xóm, thành phố nhỏ mấp mé bờ tiền sử, thời hoang sơ, trên những thành phố lớn ở những khu vực rộng, không biết đến cái gọi là có văn hóa, nơi ngăn cấm những người nước ngoài, và chính họ cũng chẳng dám mò tới. Ngay cả ở trung tâm thành phố Moscow, vẫn có những khu vực mà đời sống ở đó, thì “huy hoàng thế kỷ” 15, hay 11; thế kỷ 11 thì dễ hiểu, dễ thông cảm hơn, vì vào thời kỳ này, nước Nga phát triển nhiều về mặt văn hóa, văn minh, so với thế kỷ 15)

Tây Phương sống bằng văn minh, Mít sống bằng lịch sử. GCC thuổng ý này, khi viết về Bác Hồ, giống như cái xác ướp của Đức Thánh Trần, thí dụ, từ quá khứ bốn ngàn năm bèn sống lại, hoặc, buồn quá, bèn vỗ vai Hùng Vương, “toa” có công dựng nước, còn “moa”, giữ nước!


Trong bài viết "Những Thời Ăn Thịt Người" (Thế Kỷ 21, bản dịch), bà cho rằng, Á Châu sống bằng lịch sử, trong khi Âu Châu, bằng văn minh. Có thể vì sống bằng lịch sử, cho nên, những nhân vật từ đời thuở nào vẫn "bị", hoặc "được" đội mồ sống dậy, nhập thân vào những anh hùng, cha già dân tộc.
Có thể cũng vì vậy, câu nói "sĩ phu Bắc Hà chỉ còn có tôi", của Nguyễn Hữu Chỉnh, và hình ảnh một Nguyễn Huệ tới Thăng Long, làm tan hoang phủ Chúa, cung Vua, rồi bỏ đi, vẫn "nhức nhối" cho tới bây giờ.
Tôi cũng cố tưởng tượng ra một Nguyễn Huệ "của tôi", và tôi nghe Người vừa lắc đầu, vừa lẩm bẩm, khi đứng trước những miếu đền, những ngàn chương sử nay chỉ là một đống tro tàn: "Ta tìm gì ở đây?" "Nơi này, ta không sinh ra, và cũng chẳng hề muốn sống ở đó".


During Stalin's time, as I see it, Russian society, brutalized by centuries of violence, intoxicated by the feeling that everything was allowed, destroyed everything "alien": "the enemy," "minorities"-any and everything the least bit different from the "average." At first this was simple and exhilarating: the aristocracy, foreigners, ladies in hats, gentlemen in ties, everyone who wore eyeglasses, everyone who read books, everyone who spoke a literary language and showed some signs of education; then it became more and more difficult, the material for destruction began to run out, and society turned inward and began to destroy itself. Without popular support Stalin and his cannibals wouldn't have lasted for long. The executioner's genius expressed itself in his ability to feel and direct the evil forces slumbering in the people; he deftly manipulated the choice of courses, knew who should be the hors d' oeuvres, who the main course, and who should be left for dessert; he knew what honorific toasts to pronounce and what inebriating ideological cocktails to offer (now's the time to serve subtle wines to this group; later that one will get strong liquor).
    It is this hellish cuisine that Robert Conquest examines. And the leading character of this fundamental work, whether the author intends it or not, is not just the butcher, but all the sheep that collaborated with him, slicing and seasoning their own meat for a monstrous shish kebab.

Tatyana Tolstaya

Lần trở lại xứ Bắc, về lại làng cũ, hỏi bà chị ruột về Cô Hồng Con, bà cho biết, con địa chỉ, bố mẹ bị bắt, nhà phong tỏa, cấm không được quan hệ, và cũng chẳng ai dám quan hệ. Bị thương hàn, đói, và khát, và do nóng sốt quá, khát nước quá, cô gái bò ra cái ao ở truớc nhà, tới bờ ao thì gục xuống chết.
Có thể cảm thấy đứa em quá đau khổ, bà an ủi, hồi đó “phong trào”.

Tolstaya viết:

Trong thời Stalin, như tôi biết, xã hội Nga, qua bao thế kỷ sống dưới cái tàn bạo, bèn trở thành tàn bạo, bị cái độc, cái ác ăn tới xương tới tuỷ, và bèn sướng điên lên, bởi tình cảm, ý nghĩ, rằng, mọi chuyện đều được phép, và bèn hủy diệt mọi thứ mà nó coi là “ngoại nhập”: kẻ thù, nhóm, dân tộc thiểu số, mọi thứ có tí ti khác biệt với nhân dân chúng ta, cái thường ngày ở xứ Bắc Kít. Lúc đầu thì thấy đơn giản, và có tí tếu, hài: lũ trưởng giả, người ngoại quốc, những kẻ đeo cà vạt, đeo kiếng, đọc sách, có vẻ có tí học vấn…. nhưng dần dần của khôn người khó, kẻ thù cạn dần, thế là xã hội quay cái ác vào chính nó, tự huỷ diệt chính nó. Nếu không có sự trợ giúp phổ thông, đại trà của nhân dân, Stalin và những tên ăn thịt người đệ tử lâu la không thể sống dai đến như thế. Thiên tài của tên đao phủ, vỗ ngực xưng tên, phô trương chính nó, bằng khả năng cảm nhận, dẫn dắt những sức mạnh ma quỉ ru ngủ đám đông, khôn khéo thao túng đường đi nước bước, biết, ai sẽ là món hors d’oeuvre, ai là món chính, ai sẽ để lại làm món tráng miệng…
Đó là nhà bếp địa ngục mà Conquest săm soi. Và nhân vật dẫn đầu thì không phải chỉ là tên đao phủ, nhưng mà là tất cả bầy cừu cùng cộng tác với hắn, đứa thêm mắm, đứa thêm muối, thêm tí bột ngọt, cho món thịt của cả lũ.

Cuốn "Đại Khủng Bố", của Conquest, bản nhìn lại, a reassessment, do Oxford University Press xb, 1990.
Bài điểm sách, của Tolstaya, 1991.
GCC qua được trại tị nạn Thái Lan, cc 1990.
Như thế, đúng là 1 cơ may cực hãn hữu, được đọc nó, khi vừa mới Trại, qua tờ Thế Kỷ 21, với cái tên “Những Thời Ăn Thịt Người”. Không có nó, là không có Gấu Cà Chớn. Không có trang Tin Văn.
Có thể nói, cả cuộc đời Gấu, như 1 tên Bắc Kít, nhà quê, may mắn được ra Hà Nội học, nhờ 1 bà cô là Me Tây, rồi được di cư vào Nam, rồi được đi tù VC, rồi được qua Thái Lan... là để được đọc bài viết!
Bây giờ, được đọc nguyên văn bài điểm sách, đọc những đoạn mặc khải, mới cảm khái chi đâu. Có thể nói, cả cái quá khứ của Gấu ở Miền Bắc, và Miền Bắc - không phải Liên Xô - xuất hiện, qua bài viết.
Khủng khiếp thật!


Tatyana Tolstaya, trong một bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại Cấm, và chỉ được đọc qua bản dịch, Những Thời Ăn Thịt Người (đăng trên tờ Thế Kỷ 21), cho rằng, chủ nghĩa Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư duy chuyên chế không phải do Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga. Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã từng bảo nhau, người Nga không ăn, mà ăn thịt lẫn nhau. ["We Russians don't need to eat; we eat one another and this satisfies us."].
Chính cái phần Á-châu man rợ đó đã được đưa lên làm giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà khẳng định, nếu không có sự yểm trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống dai như thế. Puskhin đã từng van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga! "God forbid we should ever witness a Russian revolt, senseless and merciless," our brilliant poet Pushkin remarked as early as the first quarter of the nineteenth century.

Trong bài viết, Tolstaya kể, khi cuốn của Conquest, được tái bản ở Liên Xô, lần thứ nhất, trên tờ Neva, “last year” [1990, chắc hẳn], bằng tiếng Nga, tất nhiên, độc giả Nga, đọc, sửng sốt la lên, cái gì, những chuyện này, chúng tớ biết hết rồi!
Bà giải thích, họ biết rồi, là do đọc Conquest, đọc lén, qua những ấn bản chui, từ hải ngoại tuồn về!
Bản đầu tiên của nó, xb truớc đó 20 năm, bằng tiếng Anh, đã được tuồn vô Liên Xô, như 1 thứ sách “dưới hầm”, underground, best seller.
Cuốn sách đạt thế giá folklore, độc giả Nga đo lường lịch sử Nga, qua Conquest,"according to Conquest,"

Review of “The Great Terror: A Reassessment, by Robert Conquest” (Oxford University Press, 1990)

LAST YEAR Robert Conquest's The Great Terror was translated into Russian and published in the USSR in the journal Neva. (Unfortunately, only the first edition was published. I hope that the second, revised and enlarged edition will be published as well, if it is not suppressed by the censorship so recently revived in the Soviet Union.) The fate of this book in the USSR is truly remarkable. Many of those who opened Neva in 1989-90 exclaimed: "But I know all this stuff already!" How did they know it? From Conquest himself. The first edition appeared twenty years ago in English, was translated into Russian, and infiltrated what was then a closed country. It quickly became an underground best seller, and there's not a thinking person who isn't acquainted with the book in one form or another: those who knew English read it in the original, while others got hold of the Russian text, made photocopies at night, and passed them on. The book gave birth to much historical (underground and emigre) research, the facts were assimilated, reanalyzed, argued, confirmed, elaborated. In short, the book almost achieved the status of folklore, and many Soviet people measure their own history "according to Conquest," sometimes without realizing that he actually exists. This is why many readers, especially the younger ones, thought of Conquest's book as a compilation of "commonly known facts" when they read it for the first time. The author should be both offended and flattered.


He [Conquest] later called Marxism a “misleading mental addiction”. Ông sau đó gọi chủ nghĩa Mác là thứ “say mê, nghiện ngập về mặt tâm thần lầm lạc”.

  Ai Điếu Robert Conquest

Tay này, khui ra sự thực về Stalin: Một Con Quỉ


Ngày “Một ngày trong đời Ivan Denisovich” của Solzhenitsyn chính thức ra lò, Thứ Bẩy, 17 Tháng 11, 1962.
Cứ như ở trong nhà thờ, ông chủ báo Novy Mir kể lại cho tác giả, tình hình tòa soạn, độc giả lặng lẽ vô, lặng lẽ đưa ra 70 kopeck, lặng lẽ lấy một số báo, và lặng lẽ ra ngoài, nhường chỗ cho độc giả khác!
Nhưng, nếu như thế, liệu “Một ngày trong đời Ivan” có thể dài quá một số báo Novy Mir?
Không thể, theo Gấu.
Đúng như Lukacs, khi nhận định, vào thời điểm Cái Ác lên ngôi, cả văn chương và đời sống bỏ chạy có cờ, thì truyện ngắn đúng là cái anh chàng cảm tử đóng vai hậu vệ, cản đường tiến của nó. (1)
“Bếp Lửa, Kẻ Xa Lạ, Một ngày, Tướng về hưu”…  bắt buộc phải là truyện ngắn, không thể khác.
Hơn thế nữa, chưa cần đọc, chỉ đọc mỗi cái tên truyện không thôi, là đã đủ ngộ ra chân lý.
Nhân đang ồn ào về Dương Nghiễm Mậu, lịch sử không thể lập lờ, thế thì, tại nàm sao, trong danh sách trên, lại thiếu, những Rượu Chưa Đủ, Cũng Đành, Ngoại Ô Dĩ An và Linh Hồn Tôi, Con Thú Tật Nguyền, Trăng Huyết, Trái Khổ Qua, Dọc Đường, Tư, và, lẽ dĩ nhiên: “Tứ tấu khúc” viết về Lan Hương và Sài Gòn!
Ôi chao, hoá ra Lukacs mới kỳ tài làm sao: ông biết trước, Cái Ác sẽ lên ngôi, và thiên tài của nơi chốn [ông thần đất, ông thành hoàng, ông địa...] sẽ ban cho miền đất bị trù ẻo này hơn một truyện ngắn, trong khi chờ, được chúc phúc trở lại.
*
(1) G. Lukacs, phê bình gia Mác xít, đọc Một ngày, và đưa ra nhận định như trên, về thể loại truyện ngắn.
Trớ trêu là, Robert Conquest, và tiếp theo, Martin Amis, cũng dựa trên kinh nghiệm của Solz, của trại tù Stalin, để giải thích sự dài ngắn của một cuốn sách.

Amis mở ra cuốn “Koba The Dread” của ông, bằng câu văn thứ nhì của Robert Conquest, trong cuốn “Mùa Gặt Buồn: Tập thể hóa Xô viết và Trận Đói-Kinh Hoàng: The Harvest of Sorrow: Soviet Collectivization and the Terror-Famine”:
Nếu lấy chữ mà so với mạng người, thì những chuyện gì xẩy ra ở trong cuốn sách của tôi, cứ hai mươi mạng người thì tương đương với, không phải một từ, mà một con chữ.
Câu tiếng Anh của Conquest, “We may perhaps put this in perspective in the present case by saying that in the actions here recorded about twenty human lives were lost for, not every word, but every letter, in this book”, tương đương với 3,040 mạng người. Cuốn sách của ông dài 411 trang.

Conquest trích một câu của Grossman, câu này tương đương với 3.880 mạng trẻ em:

"And the children's faces were aged, tormented, just as if they were seventy years old. And by spring they no longer had faces. Instead, they had birdlike heads with beaks, or frog heads-thin, wide lips-and some of them resembled fish, mouths open"
[Mặt trẻ em thì già cằn, tả tơi, cứ như thể chúng 70 tuổi đầu. Tới mùa xuân chẳng em nào còn có mặt, thay vì mặt thì là những cái đầu giống như đầu chim...]


*

Ai Điếu Robert Conquest
Tay này, khui ra sự thực về Stalin: Một Con Quỉ

Robert Conquest obituary
Historian and poet who exposed the full extent of Stalin’s terror during the Soviet era
http://www.theguardian.com/books/2015/aug/05/robert-conquest

Trong những sử gia Tây Phương về Liên Xô, Robert Conquest, mất 3/8/2015, 98 tuổi có 1 vị trí độc nhất. Ông không chỉ là người thứ nhất viết về khủng bố Stalin, mà còn là người chi tiết nhất, chính xác nhất về nó: Người nói sự thực về khủng bố Xì, và về tên bạo chúa sát nhân, the man who told the truth about the terror, and Stalin’s murderous tyranny.
Thay vì đi 1 đường tưởng niệm, Tin Văn sẽ dịch bài viết của Tolstaya, khi điểm cuốn của Conquest. Nhờ bài viết này, đọc bản dịch, hay tóm tắt chẳng biết nữa, “Những Thời Ăn Thịt Người”, trên tờ Thế Kỷ 21, tại Trại tạm cư Panat Nikhom, cc 1989, Gấu mới ngộ ra Cái Ác Bắc Kít


My Old Saigon

Cám ơn ông, Mr. Grass

Và, xin vĩnh biệt, và cầu mong linh hồn ông sớm siêu thoát.
NQT

The Turkish Nobel laureate Orhan Pamuk had warm personal memories: “Grass learned a lot from Rabelais and Celine and was influential in development of ‘magic realism’ and Marquez. He taught us to base the story on the inventiveness of the writer no matter how cruel, harsh and political the story is,” he said.
Ông học nhiều từ Rabelais và Céline, và ảnh hưởng bởi hiện thực thần kỳ và Garcia Marquez. Ông ta dạy chúng ta, hãy viết, bằng phát kiến của nhà văn, đếch thèm để ý đến câu chuyện, cho dù nó độc địa, dữ dằn hay bị chính trị cấu xé, tới cỡ nào.

The Greatness of Günter Grass

By Salman Rushdie

He danced across history’s horrors toward literature’s beauty, surviving evil because of his personal grace.

Sự vĩ đại của GG.

Ông khiêu vũ qua những ghê tởm, gớm ghiếc của lịch sử, tới cái đẹp của văn chuơng, sống sót cái ác, nhờ ân sủng cá nhân của mình.

Ui chao, thèm câu phán quá, đeo ở cổ...  Gấu Cà Chớn, như cái tai người, của 1 nhân vật, của NMG trong Mùa Biển Động.
Hà, hà!

[Note: Bạn chỉ cần dịch, từ "ân sủng", là "nhân hậu và cảm động", là ra GCC, thay vì GG!]
Noel coming I MISS U SO MUCH

*

Grass cực bảnh, theo GCC. Cái cú thú tội của ông thần sầu, khó có ai bắt chước được.
Chỉ cần 1 tên nhà văn Bắc Kít làm được như ông, là lịch sử xứ Mít đổi khác.
Lũ tinh anh của chúng, tên nào, não cũng bị thiến 1 mẩu, là thế!

Quê Hương Tưởng Tượng

Trong tập tiểu luận Quê Hương Tưởng Tượng, (Patries imaginaires), Salman Rushdie có nhắc tới một hình ảnh theo ông thật là tuyệt vời trong tác phẩm "Mùa Đông của ông Khoa trưởng" của nhà văn Mỹ, Saul Bellow, Nobel văn chương. Nhân vật chính, ông khoa trưởng, Corde, nghe tiếng chó sủa một cách man rợ ở đâu đó. Và ông ta tưởng tượng ra được rằng, tiếng sủa đó là sự nổi loạn của con chó chống lại sự hữu hạn của kinh nghiệm loài chó. "Thượng Đế hỡi, con chó nói, xin làm ơn mở rộng thế giới ra một chút xíu nữa". Rồi Rushdie kết luận: Bởi vì Bellow thực sự không nói chuyện mấy con chó, hoặc không phải chỉ nói chuyện về chúng mà thôi, tôi có cảm tưởng cơn cuồng nộ, và khát vọng của con chó cũng là của chúng tôi, của chúng ta, những người ở trên thế gian này.

Không hiểu sao, khi đọc bài phỏng vấn nhà văn Thảo Trường trên Văn, số tháng Chạp, 1996, tôi bỗng nhớ đến S. Rushdie, cùng cơn cuồng nộ, và khát vọng của ông. Nhà văn Thảo Trường khẳng định một điều: "Văn Học Việt Nam thì phải viết bằng Quốc Ngữ. Viết bằng chữ khác thì không nên gọi là văn học Việt Nam." Không ai có thể phủ nhận điều này. Và bởi vì ngay cả khi khẳng định, chúng ta vẫn còn tra hỏi, bởi vì câu hỏi nhiều khi cần thiết hơn là câu trả lời; cho nên ở đây, người viết chỉ xin đưa ra một đề nghị, liệu chúng ta có nên thêm vào Văn Học Việt Nam một "mảng văn chương viết bằng tiếng Anh".

Bởi vì Thượng Đế quả tình đã nghe được lời khẩn cầu của S. Rusdhie, và thế giới đối với ông quả có rộng thêm, không phải một chút xíu, mà thật rộng, ít ra cũng rộng hơn nhiều, so với đám di dân, tỵ nạn chúng ta.

Cùng với những nhà văn như Michael Ondaatje, Kazuo Ishiguro... họ đang đại diện cho dòng văn chương thế giới hiện đại: dòng văn chương viết bằng tiếng Anh của những người di dân. Họ cũng đã từng đoạt giải thưởng The Booker, một giải thưởng văn chương của "đế quốc Anh". Nếu không có những người như họ, liệu tiếng Anh, dòng văn chương viết bằng tiếng Anh có trở nên giầu có, trở thành niềm hãnh diện không phải của một số sắc dân mà coi như của toàn thể nhân loại. Bản thân người viết, khi đọc họ, thí dụ như nhà văn nữ Amy Tan, chỉ thấy đây là một người đàn bà Trung Hoa, viết về những đề tài muôn thuở của con người, và những xung đột, những mâu thuẫn... khi họ, những "đứa con của Trung Nguyên, của ông Trời", phải đụng đầu với thế giới Tây Phương; trong niềm tin tưởng mãnh liệt, chỉ cho họ đặt chân xuống đất Trung Hoa là họ trở thành người Trung Hoa "một trăm phần trăm".

Trong cuốn "Tàn Ngày", (The Remains of the Day), tác phẩm đoạt giải The Booker, nhà văn gốc Nhật, Kazuo Ishiguro đặt thẳng vấn đề, "người ta không thể có nhân phẩm, một khi là một tên nô lệ", và có nên trung thành với "ông chủ", Lord Darlington, một nhân vật biểu tượng cho vương quốc Anh, cho sự cao cả, la grandeur, của vương quốc đó, đến nỗi đẩy người yêu vào tay kẻ khác, cuối cùng khám phá ra ông chủ chỉ là một kẻ cộng tác với Nazi. 

Cũng trong Quê Hương Tưởng Tượng, S. Rusdhie, trong bài viết Luận về phê bình, Essai de critique, bàn về vấn đề di dân, về những tác phẩm văn học thế giới, và của nhà văn Đức, Gunter Grass. Ông viết: Có những tác phẩm mở ra những cánh cửa cho độc giả, những cánh cửa ở trong đầu, những cánh cửa mà họ chẳng bao giờ nghi ngờ đến sự hiện hữu của chúng. Và có những độc giả mơ ước trở thành nhà văn; họ tìm kiếm một cánh cửa lạ lùng nhất trong số tất cả những cánh cửa... Lại có những độc giả khác đọc và bắt đầu mơ mộng. Với những Alice như vậy, họ ao ước "di cư" từ Thế Giới vào trong Những Cuốn Sách. Đối với họ, có những cuốn sách (nếu họ may mắn) cho phép họ du lịch, cho phép họ trở thành "nhà văn có sẵn ở trong họ"... Một cuốn sách cũng giống như một tờ thông hành, và những tờ thông hành của tôi, gồm có Hồi Ký của Serge Eisentein, Con Quạ của Ted Hugues, Những Giả Tưởng của Borges, và trong mùa hè 1967, Cái Trống, của Gunter Grass.

G. Grass là đứa trẻ nổi tiếng nhất của Danzig (Lech Walesa, người độc nhất có thể tranh giành với ông danh hiệu này, thực ra sống ở Gdansk). Ông cũng là nhân vật quan trọng "trung tâm" của dòng văn chương di dân, và di dân lại là nhân vật trung tâm và quyết định của thế kỷ 20 này. Như rất nhiều di dân, như rất nhiều người đã mất một thành phố, ông tìm lại được nó trong hành trang của ông, dấu kỹ trong một cái hộp cũ bằng sắt. Thành phố Prague của Kundera, Dublin của Joyce, Danzig của Grass: Ôi chao, cái đám lưu đầy xứ người, cái đám tỵ nạn, cái đám di dân gói ghém không biết bao nhiêu là thành phố trong hành trang của họ theo suốt những cuộc hành trình "lang thang Do thái" đó! Và đừng coi thường sự cứng đầu của họ, những nhà văn như thế. Họ không cho phép bất cứ ai được "Gdansk hóa" quá khứ của họ. Trong cái thành phố mà Grass mang theo, Labesweg vẫn là Labesweg, và những xưởng đóng tầu nhìn thấy sự ra đời của Solidarnosc không gọi là Lénine, nhưng mà là Schichau.

Theo một nghĩa nào đó, Grass chỉ có một nửa "di dân". Một di dân chính hiệu đau nỗi đau ba lần "đứt phim": mất nơi chốn, sống ở một nơi có một tiếng nói xa lạ hoàn toàn, sống với những người xa lạ hoàn toàn, nhiều khi còn tỏ vẻ thù nghịch đối với người đó. Chính ba lần đứt phim này đã biến di dân trở thành quan trọng vì ba điều vừa kể trên là ba thành phần quan trọng nhất để định nghĩa một con người. Mất cả ba, họ bắt buộc phải tìm những cách thức mới để tự diễn tả, những cách thế mới để là người.

Di dân dâng hiến cho chúng ta "ẩn dụ" giầu có nhất của thời đại. Từ "ẩn dụ", métaphore, theo gốc Hy Lạp của nó, có nghĩa "mang qua", diễn tả một trạng thái thiên di, từ ý tưởng qua hình ảnh. Di dân do đó là những sinh vật ẩn dụ tự bản chất.

Grass còn là một di dân đối với quá khứ của ông. Không phải đợi đến khi người Mỹ tới, và cuộc chiến chấm dứt ông mới nhận ra chuyện gì thực sự đã xẩy ra ở Đức. Một kinh nghiệm mới đắng cay làm sao khi khám phá ra rằng hình ảnh toàn diện về thế giới mà người ta có được là giả, không những giả mà còn được tạo nên từ Quỷ, từ Ma. Và trách nhiệm mới lớn lao làm sao đối với chỉ một cá nhân: xây dựng lại, tái tạo thực tại từ những mảnh vụn, những điêu tàn. Theo nghĩa đó, Grass là một di dân trong Lịch Sử. Ông là di dân "kép", chứ không chỉ một nửa. 

Quê Hương Tưởng Tượng, tại sao vậy?

Trong bài viết được dùng làm tên cho cả tập, S. Rushdie viết về một kỷ niệm lần ông trở lại Bombay. Như những di dân, những kẻ lưu đầy xứ người, ông luôn bị ám ảnh bởi một nỗi mất mát, và sự cần thiết phải "tái chinh phục" quá khứ, phải quay về với nó, cho dù có bị biến thành tượng muối. Nhưng nếu chúng ta quay lại, chúng ta phải biết rằng là, sự xa mặt đã làm cho chúng ta không thể nào tái chinh phục được cái đã mất; một cách ngắn gọn, chúng ta sẽ chỉ xây dựng được, không phải những thành phố, những làng mạc thực mà là những quê hương tưởng tượng.

Những Việt Nam, Sài-gòn, Mỹ Tho, Cai Lậy... của trí tưởng.

NQT

Note: Bài viết này, Gấu viết, hình như 1997, khi bắt đầu giữ mục Tạp Ghi của tờ VH, của NMG. Nay, để tưởng niệm G. Grass, Tin Văn đi hết bài viết của Rushdie, về ông, trong Quê Hương Tưởng Tượng.

Tính đi bài trên The New Yorker, nhưng hết credit, tờ báo đếch cho đọc!
Đọc được rồi, dùng 1 cái PC khác, hà hà!

In 1982, when I was in Hamburg for the publication of the German translation of “Midnight’s Children,” I was asked by my publishers if I would like to meet Günter Grass. Well, obviously I wanted to, and so I was driven out to the village of Wewelsfleth, outside Hamburg, where Grass then lived. He had two houses in the village; he wrote and lived in one and used the other as an art studio. After a certain amount of early fencing—I was expected, as the younger writer, to make my genuflections, which, as it happened, I was happy to perform—he decided, all of a sudden, that I was acceptable, led me to a cabinet in which he stored his collection of antique glasses, and asked me to choose one. Then he got out a bottle of schnapps, and by the bottom of the bottle we were friends. At some later point, we lurched over to the art studio, and I was enchanted by the objects I saw there, all of which I recognized from the novels: bronze eels, terracotta flounders, dry-point etchings of a boy beating a tin drum. I envied him his artistic gift almost more than I admired him for his literary genius. How wonderful, at the end of a day’s writing, to walk down the street and become a different sort of artist! He designed his own book covers, too: dogs, rats, toads moved from his pen onto his dust jackets. 

After that meeting, every German journalist I met wanted to ask me what I thought of him, and when I said that I believed him to be one of the two or three greatest living writers in the world some of these journalists looked disappointed, and said, “Well, ‘The Tin Drum,’ yes, but wasn’t that a long time ago?” To which I tried to reply that if Grass had never written that novel, his other books were enough to earn him the accolades I was giving him, and the fact that he had written “The Tin Drum” as well placed him among the immortals. The skeptical journalists looked disappointed. They would have preferred something cattier, but I had nothing catty to say. 

I loved him for his writing, of course—for his love of the Grimm tales, which he remade in modern dress, for the black comedy he brought to the examination of history, for the playfulness of his seriousness, for the unforgettable courage with which he looked the great evil of his time in the face and rendered the unspeakable into great art. (Later, when people threw slurs at him—Nazi, anti-Semite—I thought: let the books speak for him, the greatest anti-Nazi masterpieces ever written, containing passages about Germans’ chosen blindness toward the Holocaust that no anti-Semite could ever write.) 

On his seventieth birthday, many writers—Nadine Gordimer, John Irving, and the whole of German literature—assembled to sing his praises at the Thalia Theatre in Hamburg, but what I remember best is that when the praise songs were done music began to play, the theatre’s stage became a dance floor, and Grass was revealed as a master of what I call joined-up dancing. He could waltz, polka, foxtrot, tango, and gavotte, and it seemed that all the most beautiful girls in Germany were lining up to dance with him. As he delightedly swung and twirled and dipped, I understood that this was who he was: the great dancer of German literature, dancing across history’s horrors toward literature’s beauty, surviving evil because of his personal grace, and his comedian’s sense of the ridiculous as well. 

To those journalists who wanted me to diss him in 1982, I said, “Maybe he has to die before you understand what a great man you have lost.” That time has now arrived. I hope they do.

Vào năm 1962, khi tôi tới Hamburg nhân dịp ra lò ấn bản tiếng Đức, "Những Đứa Con Giờ Tý", nhà xb gợi ý hay là tụi mình đi thăm GG?
Why not? Thế là chúng tôi làm 1 chuyến ghé thăm ông, ở 1 cái làng; ông có hai ngôi nhà ở trong làng, một để viết, và sống, một để vẽ vời, ông là 1 họa sĩ ra trò.
Sau cú đi thăm, mọi tên ký giả Đức mà tôi gặp, đều hỏi tôi, nghĩ gì về GG, và tôi bèn phán, ông ta là 1, hoặc, 1 trong 2, hoặc 1 trong 3, nhà văn vĩ đại nhất hiện còn sống trên thế giới; vài tên ký giả ngó bộ thất vọng, thằng chả đó ư, "Cái Trống Thiếc", OK, nhưng Xưa rồi Diễm ơi, thằng chả teo chim rồi, hết viết được rồi, hà, hà! 






http://nhilinhblog.blogspot.ca/2016/12/su-ky.html#more

Cái dở của việc đọc sách hồi nhỏ là cứ đọc đi đọc lại rồi lại đọc đi đọc lại, thậm chí đến nỗi thuộc lòng rất nhiều đoạn. Sao hồi bé chúng ta ngu thế nhỉ?
NL

Note: Cái chết của nền giáo dục Bắc Kít, là do dạy con nít hận thù - trồng người  100 năm - tức là 1 nền giáo dục hận thù, đúng như Borges chỉ ra, khi viết về Nazi.
Bởi thế mà Naipaul, theo Gấu, không đọc được Borges, khi chê ông suốt đời mê mải với cái vĩnh cửu.
Nhưng chính cái “bài luận mẫu”, cũng giết giáo dục Bắc Kít.

GCC, "đau đáu" với cái đau, tại sao lũ tinh anh Mít Miền Nam, nhất là lũ học Triết, rồi tới lũ bỏ chạy cuộc chiến... không tên nào viết được cái gì cho ra hồn, và sau cùng ngộ ra, chính cái chính sách “hoãn dịch vì lý do học vấn’ làm hại chúng!
Những đấng như Thầy Đạo, Thầy Quân, Thầy Thục... không tên nào viết cho ra hồn, vì cứ ngồi xuồng bàn viết 1 phát, là cours của Thầy lại hiện ra ở trong đầu của họ, rõ mồn một rồi.
Nói rõ hơn, chúng học thuộc cours của Thầy, đến không làm sao quên được nữa!
Gấu đã kể về cái lần thi lấy chứng chỉ Triết Tây Phương, có thể nói, trúng tủ, vì gặp đúng đề tài, đã từng đọc trong cours Sorbonne, mua ở Lê Phan, đếch thèm học cours của Thầy NVT - vì lúc đó đi  làm Bưu Điện rồi, ghi danh học theo kiểu hàm thụ -, và bị đánh rớt- mày không học thuộc cours của tao, Gấu cứ như nghe Thầy NVT phán – thế là bèn bye bye Văn Khoa Saigon, sau khi lấy được cái Triết Dự Bị.

Thầy khốn nạn, đẻ ra học trò khốn nạn.
Gấu nhớ là, đọc cái đề thi, mừng quá, nghĩ thầm, xong rồi!

Mấy Thầy Đạo, Thầy Thục, do học thuộc cours quá, thế là “thoát chết, sống sót”, nhưng không sao viết được nữa!
Steiner cũng đã kể về lần gặp 1 ông Thầy Mẽo, khi vô học Đại Học, và bị Thầy chửi, mi học theo kiểu Tây, học thuộc lòng, “hư mẹ mi” mất rồi!

Note: Bài trả lời phỏng vấn The Paris Review này, cực kỳ quan trọng, vì có rất nhiều vấn đề liên quan đến Mít chúng ta, thí dụ Cái Ác Nazi. Steiner, thoát chết Lò Thiêu, nhưng không làm sao quên nổi tro than của nó. Nhờ những người như ông, hay như Levi, mà có thể nói, Âu Châu đã được cứu thoát, bởi cái họa Nazi, và sau đó, cái họa Đỏ.
Hai cái họa này, kể như "còn nguyên" với xứ Mít.


http://www.tanvien.net/Tuong_niem/trinh_cong_son_tuong_niem.html


*

Đường may mắn.
Hình trên, là một bài toán lớp Đệ Ngũ.
Trên hai cạnh một góc nhọn, lấy hai đoạn bằng nhau AB và CD. Chứng minh:
MN - đường nối trung điểm AC và BD - song song với đường phân giác của góc.
 Gấu đã giải được, nhờ phịa ra thêm một đường.
Thiếu đường vẽ thêm đó, là vô phương!

Có những con đường may mắn như thế, phải đợi tri âm của nó, hàng bao nhiêu thế kỷ!
Koestler, trong Hành động sáng tạo, The Act of Creation, viết về trường hợp Kepler: Hình học "cô níc" đã từng được Apollonius of Perga nghiên cứu từ thế kỷ thứ tư, trước BC, chỉ để vui đùa, giải trí, và phải đợi Kepler, hai ngàn năm sau, mới biết cách sử dụng nó, vào việc nghiên cứu quĩ đạo các hành tinh. Mấy định luật về cô-níc, [hình e-líp, ở đây], Kepler khám phá ra, là nhờ đo đạc đường bay của mặt trời, và khi biết, nó là hình e-líp, ông đã hoảng hồn, ghi vào nhật ký, tôi phải là một tên khùng, một kẻ sát nhân, bởi vì điều tôi khám phá ra đó, từ thời Pythagore người ta đã biết rồi!

Gấu viết đến đây, bỗng nhớ lại kỷ niệm tự mình kiếm ra phương trình đường thẳng, vội vàng đi khoe với bạn học, và bị ông bạn nhìn với cặp mắt thương hại, ôi chao, sao lại có thằng ngu như mày, hả Gấu, điều sơ đẳng đó, người ta đã kiếm ra từ đời nảo đời nào rồi.

Đây cũng là kinh nghiệm để đời cho mấy ông nghệ sĩ: một thằng cha sáng tạo ra cái mới phải là một thằng thuộc lòng quá khứ, và chán quá khứ quá, nên mới phịa ra cái mới, chỉ để vui chơi mà thôi!

Vì quá mê chơi đổ hột xí ngầu mà Chevalier de Méré tìm gặp Pascal để nhờ ông này cố vấn, làm sao đổ xí ngầu cho ngon lành, và thế là môn học xác xuất ra đời.
Có khi, tưởng là may mắn, nhưng thực sự, chỉ lập lại, một hành động trong đời xưa, kiếp trước.
Hành động sáng tạo của cô khỉ đột Nueva, a young female chimpanzee, Koestler kể ra, trong Hành động sáng tạo, ông cho rằng, đã được lập lại, từ đời trước, earlier life. 
Gấu đã từng gặp "một vài lần", như vậy.
*
Nhân chuyện học, ở trong nước, mới có một em được điểm 10 cao quí nhất của môn văn, là nhờ nhớ như in, một bài văn mẫu!
Đây là một trường hợp quá tuyệt vời của kiểu giáo dục 100 năm trồng người. Thành công một trăm phần trăm! Trồng sao, thì quả vậy.
Gấu bỗng nhớ, một trường hợp y chang, nhưng hơi bị ngược lại, của học sinh Miền Nam. Chuyện này hoàn toàn "non-fiction", không phải giả tưởng, vì xẩy ra với một người học trò của Gấu: Cô con gái của ông Chú của Gấu, mà Gấu khi đó làm nghề kèm trẻ tại gia. Ông chú này Gấu đã nhắc tới nhiều lần, thí dụ như trong Tên của cuộc chiến.
Năm đó, cô học thi lấy bằng tiểu học. Bài luận văn trong kỳ thi y hệt một bài cô đã từng được Gấu dậy. Nghĩa là trúng tủ. Và thế là đậu.
Lạ một điều, là thi vô Đệ Thất trường công, cũng một bài luận văn tương tự. Cô gái về nhà mếu máo, bài thi y hệt bài cũ, đã ra thi kỳ thi tiểu học vừa rồi, em không dám lập lại bài thầy đã dậy, vì nghĩ, như vậy là không được đàng hoàng!

Một cách nào đó, cô gái mơ hồ hiểu ra cái gọi là học. Học, cũng chẳng khác gì sáng tạo, nghĩa là không hề lập lại, ngay chính mình.
Gấu nhớ đến câu chuyện một ông thợ làm đồ sành đồ gốm, xong, trang trí bằng những hoa văn. Khách thấy đẹp quá, bèn order, cho thêm vài cái nữa. Mấy cái sau, ông thợ tính giá gấp đôi, gấp ba. Khách ngạc nhiên. Ông thợ phán: Lập lại chán chết!

Ôi chao, tại sao lại có một cách dậy học sinh tuyệt vời đến như thế, tại sao lại có những người học sinh tuyệt vời đến như thế!
Vậy mà tụi khốn nạn làm hư hỏng hết, thê thảm chưa!
Không chỉ một, mà, chẳng biết, bao nhiêu thế hệ.
Như vậy mà không đau, không xót, không chửi?


Viết Lại Truyện Kiều

Czeslaw Milosz, trong 1 bài viết ngắn về Dos, đã đưa ra nhận xét, không phải chỉ sự quan tâm của Dos về 1 nước Nga đã đem đến cho ông sức mạnh, nhưng còn là những sợ hãi của ông về tương lai nước Nga đã bắt ông phải viết để đưa ra 1 lời cảnh báo. [It was not only his concern for Russia that gave him strength, but also his fears about Russia’s future that forced him to write in order to issue a warning]. Nhìn như thế, thì Mít không cần thứ văn chương “Đĩ Thúi”, bởi nó chỉ là 1 thứ ẩn dụ cởi truồng nhắm chửi xéo chế độ - khi nhà văn vô lại không dám trực diện đồi đầu với nó, như 1 Phương Uyên, chẳng hạn.
Cái thứ văn chương ẩn dụ cởi truồng này, vốn được đám nhà văn VC ưa sử dụng, nhằm tránh kiểm duyệt, mà vẫn được coi là “liều mạng”, “cách mạng”, theo Gấu, hết thời rồi. Đây là cái mặt “side-effect”, phản ứng phụ, của một NHT, chuyên sử dụng nhân vật lịch sử để nói chuyện hiện tại. Đám đàn em bắt chước, nhưng thiếu tài, thiếu tâm, vả chăng đều đã từng cúc cung phục vụ chế độ, khi bị đá, bèn "ở về phía nước mắt", cực tởm.  

It is good to be born in a small country where nature is on a human scale, where various languages and religions have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania, a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi ca.
Czeslaw Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.

Lần đầu đọc, khúc trên, Gấu bèn nghĩ đến cái xứ Bắc Kít ngày nào của Gấu. Cái miền đất của huyền thoại đó, có thiệt, ở thằng Gấu Bắc Kít nhà quê, mắt lé, lùn, một phần, có sẵn trong máu, một phần, có thể là nhờ đọc những tác phẩm đầu đời, loại Sách Hồng, như “Những chiếc ấm đất”, “Ông Đồ Bể”. Lớn thêm 1 tí, thì là nhờ đọc Nguyễn Tuân, qua “Vang Bóng Một Thời”, hay Nguyễn Công Hoan, qua “Bước Đường Cùng”, thí dụ.
Phải đến mãi sau này, đi hết cuộc chiến, cuộc tình, với Cô Bạn, và với Cô Ba, nhìn lại lũ con tư sinh của một miền đất, trong có Gấu, và đọc câu của Nguyễn Du, “thiện căn ở tại lòng ta”, Gấu bèn đi tìm cái thiện căn, của những đấng “tư sinh”, Bắc Kít di cư, và phát giác, có, nhưng không chỉ có nó, mà còn có Cái Ác Bắc Kít, "rong ruổi bên nhau".
Rõ nhất là ở những đấng “tay phải vẽ hình vuông, tay trái vẽ hình tròn”, như Duyên Anh, thiện căn thì đẻ ra “Con sáo của em tôi”, ác căn Bắc Kít, thì ra ông Thương Sinh cực độc. Rồi ông Lê Tất Điều cũng có “Những Giọt Mực” rong ruổi kế bên ông Kiều Phong chuyên “trừ tà”, giống như nhân vật trong “Cửa Tùng Đôi Cánh Gài”, của Nhất Hạnh. 
Trừ Tà ghê quá, biến thành Tà hồi nào, đếch biết!

Ông Số 2 thì “Thơ Trong Tiếng Mít”, kế bên những bài viết của Đạo Cấy.
Cấy gì?
Cái Độc, Cái Ác Chống Cộng Điên Cuồng, nhưng đằng sau thì chứa Cộng trong nhà, trong tòa soạn NV.
Bạn đọc bài viết kể chuyến anh y tá dạo công du, mà chẳng thấy thổi VC còn bảnh hơn nhiều, so với trong nước ư? (1)
Với tên nhà văn vô lại, NV, đếch còn tí thiện căn nào cả!
Không chỉ với ông ta mà với toàn bộ đám VC nhà văn Bắc Kít.
Dòng văn chương “thiện căn” Bắc Kít chấm dứt với NHT.
Cực độc đấy, nhưng vẫn còn mầm thiện!
Bởi vậy mà khi Sến cô nương đăng "Đĩ Thúi", bèn phán, có ta ở trong đó!

Nói toàn bộ nhà văn VC Bắc Kít, hẳn là nhiều người bực mình. Nhưng đúng như thế đấy.
Đám Bắc Kít bây giờ viết văn là để tự cứu họ, chưa xong, làm sao nghĩ đến cái ác, cái thiện?
Trong cuộc tử đấu tay đôi giữa nhà văn và thế giới, hãy cứu mình trước đã!
Nói rõ hơn, họ không bị mắc míu với câu hỏi thiện ác, có thể nói như vậy.
Có vẻ như họ đếch đau khổ một chút nào khi viết, nói như Milosz, khi viết về Akhmatova.
Chỉ thấy sướng điên lên, vì sáng tạo, có thể!

Cthể, cái cuộc xung đột thiện ác của 1 miền đất, chấm dứt với ngày 30 Tháng Tư 1975?
Gấu có ý nghĩ đó, khi vừa chơi xong bài thơ ngắn của Milosz, sau đây:

Quà tặng

Một ngày thật hạnh phúc
Sương tan sớm, tôi làm vườn
Chim đậu trên cành
Đếch có cái gì trên mặt đất mà tôi muốn sở hữu
Đếch biết 1 ai xứng đáng cho tôi thèm
Cái Ác, bất cứ gì gì, mà tôi đã từng đau khổ, tôi quên mẹ mất rồi.
Nghĩ, có thời, tôi cùng là 1 người, cũng chẳng làm phiền tôi.
Trong thân thể tôi, tôi không cảm thấy đau
Khi ngẩng đầu lên, đứng thẳng dậy, tôi nhìn thấy biển xanh và những cánh buồm.

Berkeley, 1971.

Milosz là 1 nhà thơ mà cái phần cực độc, cực ác, không thua bất cứ ai, có thể nói như vậy. Suốt đời, ông thèm được như Brodsky, sống 1 cuộc đời gần như sống 1 phép lạ. Nhưng sau ông nhận ra, chính cái phần nhơ bẩn ác độc, với ông, cần hơn nhiều, so với “thiện căn”.

Sự tương phản giữa thiện và ác, của miền đất Bắc Kít, rõ nhất, là qua Tô Hoài của “Dế Mèn”, và của “Ba Người Khác”. Với Tô Hoài, không có sự cứu rỗi, và có vẻ ông cũng chẳng hề bận tâm, về 1 "evil" mà ông đã từng đau khổ, và quên mẹ mất rồi. Nhưng với Milosz, nếu có cứu chuộc, là nhờ đọc Simone Weil, và cái gốc Ky Tô của ông, theo Gấu. Bữa nào rảnh, TV sẽ đi 1 đường chuyển ngữ, bài của Milosz, “Sự quan trọng của Simone Weil”, hầu độc giả thân mến TV!

Hà, hà!


http://www.tanvien.net/thu_tin/ghet_talawas.html

Vào giây 0:11, dù không có nhà văn Nguyễn Quốc Trụ, đoàn biểu tình vẫn hô to “không thích talawas” rất là rõ.
Đỗ Kh. [Talacu]

Tks. Take care. NQT

V/v Một số thư góp ý của độc giả talawas khi bài viết ‘Vì sao ghét talawas’ được post lại trên diễn đàn này.

Tin Văn là một trang nhà. Không phải là một diễn đàn. Đừng nghĩ là Gấu này phách lối, nhưng ‘như là một trang nhà’ độc giả ghé thăm, thích thì ở lại lâu, không thích, có thể bỏ đi liền.
Như đã từng thưa nhiều lần, Tin Văn thực sự không phải là một trang văn học theo nghĩa thuần túy của nó. Đào Hiếu, trong một bài viết cho BBC, đã coi báo chí trong nước có một tổng biên tập.

Trang Tin Văn cũng thế, cũng có một tổng biên tập, và ông này ra lệnh: Tất cả những bài viết trên Tin Văn, bằng mọi cách, cố làm sao trả lời cho được câu hỏi hắc búa: Giả như dân Mít chúng ta biết đến cái độc cái ác đưa đến Lò Thiêu Người tại Âu Châu, liệu chúng ta có tránh đi vào vết xe đổ, nghĩa là không để xẩy ra cú tàn khốc tàn độc 10 ngày Lò Cải Tạo?

Những trích dẫn trên Tin Văn quả là nhiều khi chẳng ăn nhập tới bài viết, và những bài viết thì không đầu không đuôi, chẳng có bài nào hoàn tất, như một lần bà chủ talawas đã nhận xét. Chúng, trên một bình diện rộng, đều nhắm trả lời câu hỏi trên.
Những trích dẫn, thường là, hoặc để cho khỏi quên, vì liên quan tới một vấn đề sắp tới, mà bài viết đề ra, [câu hỏi cần hơn câu trả lời, và câu trả lời, nếu có được, lại biến thành câu hỏi mới, phát sinh từ bài viết, cứ thế cứ thế], hoặc là, như những qui chiếu về nhiệm vụ mà ông tổng biên tập đề ra, ở trên. Chúng, đa số đều là những tài liệu Tin Văn bỏ tiền ra mua, post lên, hy vọng độc giả nào cần tới, thì lấy ra xài. Bởi vậy, không hề có vấn đề uyên bác, khoe chữ ở đây. Được gợi hứng bởi Steiner, như Gấu đã từng lèm bèm, lải nhải rất nhiều lần, sau 10 năm lụi cụi, một mình một ngựa, ý tưởng trên ngày càng lộ ra.
Còn chuyện hiệu đính, thì sẽ trả lời trong lần tới. NQT
*
Koestler trong cuốn Những Kẻ Mộng Du viết, đại khái, những hiện tượng thiên nhiên, thí dụ như thuỷ triều lên xuống theo mặt trăng, vật thể tung lên trời là bắt buộc phải rớt xuống đất… chúng có vẻ chẳng mắc mớ gì tới nhau, cho tới khi Newton xuất hiện, và, như một vì nhạc trưởng, giơ cây đũa thần, và thế là, những hiện tượng rời rạc kia, giống như những nhạc sĩ, cùng nhau theo hiệu lệnh của ông, tấu lên bản đại hòa tấu có tên là ‘vạn vật hấp dẫn’!

Bạn đọc Tin Văn, cứ nghĩ mình là Newton thử xem, coi bản đại hoà tấu diệt trừ Cái Ác Bắc Kít có biến thành hiện thực?
Hay thử coi đây là mê cung nhốt… dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy ngày nào, sau 30 Tháng Tư, gen đột biến, biến  thành quái thú. Và đến lượt bạn, trở thành dũng sĩ, xâm nhập mê cung, trang bị sợi dây Adriane, là tấm lòng nhân hậu của mình…


Mit Critic


*



THƯ KHỐ TẠP CHÍ VĂN HỌC (Hải Ngoại)

lưu trữ toàn bộ các tờ Văn Học (hải ngoại)
xuất bản tại Santa Ana, California
Từ năm 1978 - 2008
tài liệu (PDF)

Note: Thấy trên Gió O. Bèn bệ về. Có bài của GCC, khi giữ mục Tạp Ghi.
Trân trọng giới thiệu.
Tin Văn

Trên số báo Văn Học 126, 1976, thấy có đăng 1 truyện ngắn của GCC, trong có cái tít Mắt Bão, 1969!
Có lẽ đây là bài đầu tiên GCC viết cho Văn Học, và số sau đó, là bài Tạp Ghi, chắc là đầu tiên!
Như vậy cho thấy, cái tít Mắt Bão này của GCC, không phải của ông anh nhà thơ, như ông viết cho Đảo Xa!

Đọc lại những bài Tạp Ghi, quả là có tí bồi hồi. Dạng pdf, không biết làm sao copy, chán thế. Quả có cái vụ, tên khốn kiếp - Gấu đã từng hiệu đính bài viết, qua lời yêu cầu của ông anh nhà thơ, khi ông giao lại trang VHNT của tờ Tiền Tuyến - trong 1 bài trả lời phỏng vấn của VH, cho biết, hắn đã từng theo lệnh của Lữ Phương, làm cái danh sách những tên nhà văn Miền Nam phản động đồi truỵ, 12 tên, GCC đứng thứ 7, đăng trên tờ Tin Sáng.

Mai Thảo, trong 1 bài Sổ Tay về Vũ Hoàng Chương, không biết nghe ở đâu, phán, danh sách này, do những tên Bắc Kít ở Hà Nội mang vô!
Ông hơi quan trọng hóa lũ nhà văn Ngụy, trong có ông. Chúng làm gì được Đảng ưu ái đến như thế!

Có bài tạp chi của GCC, về Sài Gòn lần đầu, tới ba khúc, thêm khúc nữa thì thành Tứ Tấu Khúc!
Rồi bài về Beckett, cũng tuyệt quá sá quà sa!

Lại tự thổi!

Nhưng tuyệt thật!

Chân Dung Nhà Văn

Note: Bài viết về Vũ Hoàng Chương, trong có nhắc tới cái danh sách đầu tiên, những nhà văn đồi trụy, gồm 16 tên…

Tôi đọc những người có tên trong bản danh sách được gọi là danh sách Hoàng Trinh cho ông nghe. Hoàng Trinh là thông gia với Trường Chinh. Y vào Nam sớm nhất và được Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Ủy cho toàn quyền xử lý vụ "Văn Học Nghệ Thuật Miền Nam". Sau này thêm bớt con số người bị bắt, có nhiều danh sách khác. Như danh sách 21, danh sách 44. Nhưng danh sách Hoàng Trinh, 16 người được lập ra sớm nhất và tôi được biết ngay nhờ sự tiết lộ của một cán bộ đảng quen biết ngày trước, hắn đi theo Hoàng Trinh lên Đà Lạt, và được cho xem bản án tử hình này

theo GCC, không đúng.

Danh sách này, gồm 12 tên, có GCC, thứ 7, trong 12 tên, là do 1 tên đàn em của Lữ Phương làm. Tên này, hiện ở Pháp.

V/v DNM, cũng sai, chính DNM cho biết, khi được hỏi, trên blog NL có cái note về vụ này.
V/v TTT, cũng sai. Sai như thế nào, thì GCC cũng đã lèm bèm rồi.

V/v NDT. MT coi NDT thuộc tiểu thuyết mới. Và chỉ có NDT là thành công trong cú “mới” này, sai.

Đọc, thì hiểu ra câu của Todorov, hồi nhớ là 1 cách nhớ quá khứ sao cho hợp với hiện tại. MT viết về bạn, sao cho có mình ở trong đó, trong 1 vị trí thích hợp nhất.
Nhưng Brodsky phán, mới thú, đây là những bài ai điếu của MT dành cho bạn, mà dưới mắt ông, thì đều đã chết rồi!

Trở lại với tiểu thuyết mới. Me-xừ Mít Butor, có phán, đâu đó, khi được hỏi, không có cái gọi là TTM ở Việt Nam.  Sai. Có, mà có chỉ ở Mít Butor: Cách viết của Hoàng Ngọc Biên, tức Mít Butor, là từ Butor, mà ra, và đúng là nằm trong “trường phái của cái nhìn”, như MT viết.
Nhưng TTM không phải chỉ có vậy. Cả đám này, mỗi người viết 1 kiểu, được gọi chung là TTM. Robbe-Grillet mới cho ra lò 1 cuốn, và đám phê bình phát sốt vì những cái nhìn bịnh hoạn ở trỏng. Bà vợ của ông là con gái của ông, một nữ tài tử nổi tiếng.

Văn MT thú thực Gấu không mặn. Ông cũng chẳng ưa gì Gấu. Có thể, vì cả đám Gấu hồi đó, chỉ mê TTT!
Đám GCC được gọi chung là TTM Mít, theo Gấu, có cái lý của nó. Mỗi thằng viết mỗi kiểu, chơi với nhau, hay ngồi nhà hàng La Pagode…

Steiner có 1 từ để gọi MT, 1 tay chơi trong cõi văn chương. Tuyệt.

Một cách  nào đó, đây cũng là dáng dấp của rất nhiều nhà văn Mít, kéo cái cổ áo lên 1 chút, khoác cái mưa vô, đi lãng đãng dưới mưa... đại khái thế!
Nhưng câu của Camus, mới thú, chúng ta luôn có dáng điệu của 1 kẻ sắp sửa ra đi….

Hà, hà!

Nhớ Em quá.
Yêu…  người quá!

V/v danh sách. Sự thực, tên này không hẳn thú nhận, tôi viết danh sách đó. Trong 1 cuộc trả lời phỏng vấn trên tờ Văn Học của NMG, tên này cho biết, sau 30 Tháng Tư 1975, anh ta yết kiến đàn anh LP, tên này ra lệnh viết. Về, ghét ai là đưa vô danh sách đen. Hắn trả lời trên tờ VH như thế! Gấu bị ghét, vì… trí thức quá! Hắn cũng viết ra điều này, trong 1 bài viết khác, trong 1 cuốn viết theo kiểu hồi ký về văn học Miền Nam trước 1975.

bài viết đã mười năm nay thấm vân mới có dịp đọc, cám ơn anh hồ trường an thật nhiều
~~~~~
Trong vòng 10 năm gần đây, chúng ta đều biết nhà văn nữ Lê Thị Thấm Vân có một văn phong táo bạo nhằm bóc trần những ngôn từ thô tháp của dân gian, không e ngại cấm kỵ để lướt vèo vèo qua mọi thành kiến gắt gao, những tabou ác nghiệt trong ngôn ngữ. Do đó, chị mang tiếng là viết khiêu dâm táo tợn. Lại nữa...
...

Bài viết này, theo GCC, dở. Gấu đọc rồi, được vài dòng là vứt sọt rác.
Ấy là vì người viết, tức HTA, chỉ khoe khoang cái đọc của  anh ta, rồi khoác vô tác phẩm của LTTV, rồi khen loạn cào.
Viết phê bình, đọc sách, rất cần 1 con mắt cực kỳ sắc bén, ra đòn 1 phát, là…  xong.
Khi Gấu vừa mới bước chân vào chốn giang, hồ, và bèn viết điểm sách, và do viết thứ “nhơ bẩn” này, đành phải dùng đến cái tên cúng cơm của mình, chứ đâu có thèm bịa ra 1 cái nick, rồi núp váy, không chỉ 1 mà tới hai vị nữ lưu trong chốn giang hồ, để chửi Gấu đâu?

Một trong những bài viết đầu tiên đó, là về cuốn “Mây Bay Đi” của Nguyên Sa, và đòn phạng ra, đúng ngay tim của xừ luỷ, là, “mi là 1 tên
nhà văn dễ dãi và hạnh phúc, cả đời của mi sẽ chẳng biết đến khổ đau là cái gì đéo gì hết!”
Hà, hà!
Đúng như thế. Và vào lúc cuối đời, ông cũng nhận ra mình là 1 tên đúng như thế, đúng như Chúa phán, ta cho mi 1 cuộc đời, và cấm mi biết đến sự đau khổ của kẻ khác!
Hà, hà!
Ra đến hải ngoại, khi chửi Vẹm - ông ta than, đúng hơn - vì chúng mà tôi mất mẹ cái trường to tổ bố ở Sài Gòn!

Y chang Nabokov. Ông này cũng thù CS Liên Xô, như vậy, cũng than, mất mẹ gia sản đời đời của gia đình nhiều đời, ở Nga.
Nhưng, nói thêm, không có lũ VC Nga, là tôi vẫn chỉ làm mỗi 1 việc là săn bướm.
Đời ông, ông chỉ mê có vậy!

Văn chương của LTTV, là văn chương…  sex, đúng như thế.
Viết về sex cực khó, không dễ. Và viết điểm sách, viết về thứ này, lại càng khó.
Dễ sa vào chốn dung tục.
Khi còn viết cho báo Văn Học, Gấu có nhận được mấy cuốn của bà, qua NMG, chắc là có ý muốn viết bài giới thiệu, đọc, điệc này, nọ, và Gấu thua, vì không đọc được văn sex.
Không đọc được, và cũng không viết được.
Chỉ mới mãi gần đây, sắp xuống lỗ, mới đọc văn sex, xem hình nuy, và bắt đầu thấy thèm, thấy thích, nhảm thế!
Và nhân kết bạn FB với vị nữ tác giả nổi danh này, bèn đọc, và bèn ngộ ra, cái phần “không thể đọc được”, cái phần mà LTTV, "giấu", khi viết về sex.
Đọc LTTV là phải tìm ra cái phần tác giả giấu, khi viết về mình, về
sex.
Nên nhớ, viết không phải chỉ đ
ể làm lộ ra, mà còn là để giấu, mình, chính mình!
Gấu đang lăm le, hay hăm he, với chính mình, là sẽ đi 1 đường, sẽ viết 1 bài về vụ này, thì đọc bài này!

Cái gì làm cho bài viết của tên này dở?
Thiếu đạo hạnh. Ưa khoe khoang. Đố kỵ. Thù ghét những ai viết hơn hắn.
Tên này, là 1 trong hai người mà Gấu đã từng hiệu đính bài viết, khi mới tập tành viết, khi giữ trang VHNT cho tờ Tiền Tuyến, của quân đội VNCH. Vụ này cũng đã lèm bèm nhiều rồi.

V/v đạo hạnh

Nên nhớ đạo hạnh mắc mớ đến đẳng cấp, đến "hay, dở" của 1 bài viết, và đây là ý của Milosz, khi viết về Brodsky:

Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính ông, cũng là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống người, khám phá ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê cung, chúng ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân biệt dựa trên đẳng cấp.
Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm đồ ăn, [ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự băng hoại thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt.
Mandelstam đọc thơ cho vài bạn tù là khoảnh khoắc thần tiên còn hoài hoài.

Nh
ớ, những ngày đầu ra hải ngoại, tình cờ đọc đám hải ngoại, trong có Duyên Anh, và HTA. Cả hai chửi GCC khô
ng hết lời, Gấu ngạc nhiên quá đỗi.
Gấu chưa từng viết về cả hai, sao mà chúng chửi Gấu dữ thế. DA, thì trong "Nhìn Lại Những Bến Bờ", còn HTA, "Trong cõi ký ức xanh xanh" cái con mẹ gì đó.
DA thì chửi NQT từ trước 1975, vì dám đụng đến Nguyên Sa, và 1 lần gặp nhau ở bàn xì, Gấu hỏi, anh trả lời, đây là tinh thần ê kíp, mày không đụng tao nhưng đụng tới băng của tao, là tao chửi.
Sự thực, là do Gấu không hề viết về anh ta. Không viết về tao, là không khen tao rồi, là tao chửi!
Còn tên HTA, quái thật, sao hắn thù Gấu, cho dù chính Gấu là 1 trong những kẻ có ơn với hắn?
Nhưng chỉ đến khi biết hắn là tác giả cái "bảng tử thần", mới vỡ ra được. Hắn thù những ai viết hơn hắn, nổi tiếng hơn hắn.
Hồi qua Pháp, tá túc nhà
KT, anh cho biết, hắn đã từng lê la ở nhà anh, sau cũng chửi, vì anh nổi tiếng hơn hắn!
Chính hắn viết ra điều này, khi viết thư chửi anh.
Tếu nhất, là hắn còn biết cả chuyện, anh nhận thư,
là vứt ngay vô thùng rác, hắn bèn chửi ngay ở phong bì thư!
Quái đản đến như thế!
Cái lòng thù hận, đố kỵ, khủng khiếp thật.
Nhất là trong lũ viết lách!
MT mà chẳng thù TTT ư?
Tưởng bạn quí đi tù VC là hết đường về, thế là bịa chuyện lầm bạn quí vớ
i 1 tên thợ sắp chữ, tên khốn còn dám mở miệng xin Công Tử Hà Thành 1 điếu thuốc lá!
Cõi văn Mít khốn nạn, là do vậy. Không tên viết lách nào có chút đạo hạnh!
Tên TTCD, khi cùng đồng bọn làm trang eVăn, Gấu mặt dầy viết bài
, để cho hắn và đồng bọn có sự đóng góp của hải ngoại, hắn đè nghiến bài viết ra để hiệu đính. Hỏi, hắn chìa ra cái đoạn dịch trật, Gấu ngớ người, thực sự là vậy.
Dịch trật, là thường, nhưng thay vì hắn mail, đề nghị sửa, hoặc sửa, rồi cho biết, và hỏi ý kiến, không, đè nghiến bài dịch ra, phán 1 phát, khốn kiếp thật!
Y chang thái độ Sến, khi Gấu viết bài cộng tác!
Bẩn suốt 1 cõi, từ Bắc xuống Nam, từ Nam ra Bắc, làm sao khá cho được!

http://tanvien.net/Viet/5.html

FERRARI. You always talk of ethics, you've told me that having ethics is even more crucial-as Kant saw it-than having a religion.

BORGES. Religion can only be justified on the basis of ethics. On the other hand, ethics, as Stevenson said, is an instinct. It's not necessary to define ethics-ethics is not the Ten Commandments. It's something we feel every time we act. At the end of the day, we will, doubtless, have made many ethical decisions. And we will have had to choose+-I am simplifying the theme-between good and evil. And when we have chosen good, we know we have chosen good; when we have chosen evil, we know that too. What's crucial is to judge each act for itself and not for its consequences. The consequences of any act are infinite, they branch into the future and, in the end, become equivalent or complimentary. Thus, to judge an act for its consequences seems to me to be immoral.

Borges, Conversations, Ethics and Culture

Borges, ông luôn nói đạo hạnh cần hơn tôn giáo...
Tôn giáo chỉ có thể được chứng thực trên căn bản đạo hạnh. Và về mặt khác, đạo hạnh có tính trực giác. Đếch cần phải định nghĩa nó. Đạo hạnh thì đâu có phải là 10 điều giáo lệnh!

Bài viết này, cuộc lèm bèm này, giữa bạn quí của Borges, và Borges, liên quan tới vấn nạn “may mà có Ngụy”, tức cái gọi là văn hóa, đẳng cấp, chính nó, phân biệt lũ Ngụy với lũ VC.
Tin Văn sẽ scan và dịch sau.

*

Looking on a Russian Photograph, 1928/1995

It's the classic picture of doom. Three great poets stand together in 1928, the Revolution just a decade old, their hearts and brains soon to be dashed out on the rocks of Russian fascism, the flower of their achievements destined to be crushed by the new czar, Stalin.
Eisenstein, Mayakovski, Pasternak - each will die in his own tortured way. Mayakovski, rebuffed in love, imprisoned in Moscow, will kill himself in 1930, at the age of thirty-six. Eisenstein's broken heart will give out in 1948, cherished projects betrayed, the fifty-year-old filmmaker persecuted abroad and closely watched at home. Pasternak, long denied by his government, will finally survive Stalin - yet, when his magnum opus, Doctor Zhivago, earns him the Nobel Prize in 1958, he will not be permitted to accept, his book burned, his name excoriated in his homeland.
But there they stand in 1928, brave young hearts, frozen in triumph, the last symbols of a civilization about to go mad. Yet I find. myself thinking - how lucky they are, these three, able to experience lives of great crisis and choice. Were they not gifted with an energy that brought them each full-bore into what Justice Oliver Wendell Holmes called the "passion and peril of their times"?
We shall all lose, it is inevitable. The issue is how we lose, on what terms. These three men played out their lives across the dark landscape of a cursed country, each sought as a solace from a mad czar, who with quasi-Asiatic mind tortured them with the impossibility of reason.
I do not seek such death. I choose the milder climes of the USA circa the late twentieth century - although these times, less sinister certainly than Stalinist ones, may be equally dangerous-for what is in danger, in the largest sense, is the soul. And the soul that dies in its lifetime is the sterile, timid, cynical soul that is never tested by its time. Though tests too can be boredom. Luxury, television and the accelerating sameness of information can be far more ruthless than war or disease.
So I say-in death, rest. There is much time later to sleep.
Until then party - party hard, suffer hard. Live lives suffused with cycles of joy and sorrow. Participate above all in the travails of your time, as artists your shoulders equal to all working and struggling people, neither higher nor lower but equal to its spirit in its own time.
Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - I salute you.
- Oliver Stone

The Paris Review Winter 1995: Russian Portraits

Quái đản thật. Ở cái xứ VC Niên Xô này, ngay cả những tay theo Đảng, phò Đảng thì cũng bảnh, cực bảnh, như bộ ba trên đây.
Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - Gấu Cà Chớn chào các bạn.

Ở cái xứ Bắc Kít, toàn Kít!

Một bức hình cổ điển về đọa đầy, trầm luân, bất hạnh…Ba nhà thơ lớn chụp chung với nhau vào năm 1928, Cách Mạng thì mới được 10 tuổi, tim và óc của họ sẽ nát bấy ra trên những hòn đá của phát xít Nga, bông hoa thành tựu sẽ bị nghiền nát dưới gót giầy của sa hoàng mới của Nga – Stalin. Eisenstein, Mayakovski, Pasternak - mỗi người một cái chết, mỗi người một cuộc tra tấn riêng. Mayakovski, bị cự tuyệt trong tình yêu, bị cầm tù tại Moscow, tự sát vào năm 1930, ở tuổi đời 36. Trái tim bể của Eisenstein ngưng đập vào năm 1948, những đồ án nâng niu bị phản bội, nhà làm phim 53 tuổi bị truy đuổi bách hại khi ở hải ngoại, bị canh trừng chặt chẽ khi ở nhà.

Pasternak, đã từ lâu bị nhà cầm quyền của ông chối từ, sau cùng sống sót chế độ Stalin – tuy nhiên khi tuyệt tác của ông Bác Sĩ Zhivago được trao Nobel, ông không được phép đi nhận giải, sách bị đốt, tên bị trà đạp bôi nhọ ở quê nhà.

Nhưng, như bức hình cho thấy, ba nhà thơ đứng hiên ngang, vào năm 1928, ba trái tim trẻ, can đảm, đông lạnh trong chiến thắng, những biểu tượng sau cùng của 1 nền văn minh trước khi khùng điên, ba trợn. Tuy nhiên, riêng tôi, thì lại nhận ra 1 điều, họ mới hạnh phúc, may mắn biết bao, khi cả ba có thể kinh nghiệm những cuộc khủng hoảng lớn, và chọn lựa lớn.

Tại sao 1 tên như anh già NN không đủ can đảm để mà sổ toẹt ba cái dơ dáy, do hắn viết ra, dám làm những điều như Lukacs - từ bỏ gốc gác “de”, gốc quí tộc của mình, như Walter Benjamin, hay, như Nguyễn Tuân, đã từng muốn dùng ngọn lửa đốt cháy cái thân xác cũ – khi chưa biết Cách Mạng?...

Tại sao Nga có những tay, lỡ tin theo Cách Mạng, nhưng khi vỡ mộng, vẫn giữ được nhân cách?

Câu trả lời, là từ Brodsky, qua Milosz, khi vinh danh ông:

Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính ông, cũng là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống người, khám phá ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê cung, chúng ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân biệt dựa trên đẳng cấp.
Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm đồ ăn, [ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự băng hoại thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt.
Mandelstam đọc thơ cho vài bạn tù là khoảnh khoắc thần tiên còn hoài hoài.

Như thế, chính cái gọi là đẳng cấp, phân biệt Ngụy với VC.
Điều mà DTH gọi là "văn minh thua bạo tàn", chính là vấn đề thuộc về đẳng cấp, văn hóa.
Văn minh có thể thua bạo tàn, ngu đần.
Nhưng đẳng cấp, văn hóa, không.
Một tên già như NN, không làm được 1 hành động như những
Eisenstein, Mayakovski, Pasternak đã từng làm, chưa nói tới cỡ như Brodsky.
May mà có lũ Ngụy - như Vương đại gia phán - là theo nghĩa này.


Viên y sĩ đồng quê, khi nghe tiếng kêu kíu của con bịnh Miền Nam, cần cặp ngựa quá, tìm quanh quẩn ở trong nhà, sau khi sai cô hầu đi mượn hang xóm ai cũng lắc đầu, và gặp…  cặp ngựa, ở trong chuồng lợn.
Gặp luôn con quỉ, chủ cặp ngựa. Nó bèn OK, đây ngựa đây, bù lại, cho tớ cô người hầu. Con quỉ, là Cái Ác Bắc Kít, mà cũng còn là bạn quí láng giềng, Tẫu. Thành thử cô người  hầu mới chửi ông chủ, trong nhà của mi, mà mi cũng không biết có cái gì: Có Cái Ác Bắc Kít. Có con quỉ Tẫu lúc nào cũng nằm chờ dịp xuất hiện, ở chuồng lợn.

Cái hợp đồng giữa con quỉ và viên y sĩ, chính là cái nguyên nhân của cuộc chiến Mít. Đâu có phải chỉ 1 tên Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đi dự hội nghị Thành Đô, mà cả Miền Bắc, cả tầng lớp sĩ phu, tinh anh đi họp, và ký tên vô tờ hợp đồng của Quỉ đó. Tên già NN này, giả như hắn còn tí dũng khí, thì bèn sổ toẹt ba cái quỉ ma, quái vật Núp Niếc, tuy quá trễ, nhưng trễ còn hơn không, phải có 1 tên Bắc Kít dám làm chuyện này, bất cứ 1 tên nào.

NQT

Amoz Oz đọc Y Sĩ Đồng Quê của Kafka

Bạn đọc Y Sĩ Đồng Quê, và tưởng tượng ra rằng thì là, đây chính là linh hồn của một miền đất, nghe tiếng cầu cứu của một con bệnh trầm trọng ở mãi tận miền nam, và, tìm đủ mọi cách để đến bên giường người bệnh, do không có ngựa, nên phải mượn đôi ngựa của con quỉ ở nơi chuồng lợn, và vì thế mà phải hy sinh cô hầu gái, cuối cùng nhận ra, chỉ là báo động hoảng, và ngửa mặt lên trời la lớn: "Ta bị lừa, bị lừa, bị lừa!"
Và đây là hình ảnh của viên y sĩ sau khi bị lừa:

"Trần trụi, phơi người ra trong giá lạnh vào cái thời bất hạnh nhất, với cỗ xe trần thế, với cặp ngựa ngược đời, già như tôi, tôi bơ vơ lạc lõng" ("Naked, exposed to the frost of this most unhappy of ages, with an earthly vehicle, unearthly horses, old man that I am, I wander astray."

Một cách nào đó, viên y sĩ của Kafka còn xuất hiện dưới cái mặt nạ của một vua Lear, của một ông tướng về hưu.
Thê thảm nhất, là, sau khi đã xây dựng xong địa ngục, với sự đóng góp của mình ở trỏng, viên tướng già về hưu, và phải sống nhờ vào cái chuồng lợn của cô con dâu, được vỗ béo bằng những thai nhi !

Cái chết của Lucien de Rubempré là một bi kịch lớn trong đời tôi, Oscar Wilde đã từng tuyên bố.

Nhưng Lucien de Rubempré là ai?
Một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết của Balzac.
Varga Llosa, "chuẩn" Nobel như tin của AFP ở trên, tin rằng, lời tuyên bố của Wilde, là phải được hiểu theo nghĩa 'thực tại ở đời", theo nghĩa đen!

Bởi vì có những nhân vật giả tưởng còn thực hơn cả sự thực!

Viên y sĩ đồng quê của Kafka là một "vĩ nhân" như thế!  (1)

Tôi là kẻ may mắn sống sót, nhưng đếch còn muốn làm nhà văn nhà thơ nữa.
Viết như thể chẳng có gì xẩy ra. Bao giờ thì tôi có thể?

Đây là vấn nạn của “Shoah”, một phim của Lanzmann, theo David Denby, trong 1 bài viết trên Người Nữu Ước, Jan 10, 2011, khi phim này lại được đem ra trình chiếu ở Mẽo.

Đẩy đến cực điểm, thì nó như thế này:
Nếu bạn [lại] viết lại, thì cái kinh nghiệm đi tù, và luôn cả trại tù VC kể như không có!

Đâu có phải tự nhiên mà Ông Số 1 được toàn dân Mít quí trọng, ngay cả VC cũng quí, có thể còn hơn cả cái đám bạn bè cá chớn của ông đâu?
Tao “đếch” có viết nữa, vì sợ lại phải chứng kiến 1 lần nữa Lò Thiêu, Lò Cải Tạo!
Tao không viết nữa, để cho cái chuyện đó đừng bao giờ xẩy ra nữa!


Quoc Tru Nguyen shared a memory.
2 Years Ago
See Your Memories
Ta La Tai

Cái sự lầm lẫn cõi văn Sến Cô Nương, của Gấu, tưởng “nữ bồ tát” hóa ra “đại ma đầu”, y chang của cô gái, con một nhà xuất bản trong cuốn “Eva” của J.H...

See More

Note:

Nhắc đến SCN, là có liền!


Thế rồi bữa đó, cô bé gọi cho Gấu.

Cô nói, cô đọc Gấu. Gấu cũng chẳng hỏi đọc ở đâu, nhưng liền đó, cô nói giọng thủ thỉ, đúng cái giọng cô con gái con ông chủ nhà xuất bản, trong Eva, người duyệt bản thảo của anh chàng đạo văn [Đọc một cái là rụng rời chân tay, “đây rồi, chàng đây rồi, đúng là chàng rồi."], nhưng khác một chút, trong giọng thủ thỉ của cô bé, là ước mơ trở thành nhà văn, chứ không phải trở thành người yêu của Gấu nhà văn, "ôi chao, làm sao, làm thế nào, ước gì cháu viết được như thế, chú viết đúng như là cháu tưởng tượng ra, cháu sẽ viết như thế…"
Gấu sướng mê tơi, nhưng chợt giật mình, hỏng rồi, hỏng rồi, có cái gì ngài ngại ở đây, phải coi chừng, coi chừng…

Vào thời gian đó, có cái trò, mấy bà mượn một cô nào đó, gọi điện thoại, tán tỉnh ông chồng của mình, và sau đó, chọc quê đấng lang quân cứ tuởng bở.
Và khi cô bé nói, nhà cô không có điện thoại, phải mượn điện thoại nhà cô bạn gọi cho Gấu, Gấu bèn nói, cô có số điện thoại của Gấu, có biết địa chỉ của Gấu, bữa nào rảnh, ghé thăm vợ chồng Gấu.
Nghe nhắc đến Gấu Cái, cô bé cúp điện thoại.
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu chỉ có vậy.

Rất nhiều đêm, Gấu vẫn được nghe giọng thủ thỉ của cô bé, tiếp tục câu chuyện dang dở ngày nào.
Giọng Bắc Kít. Đúng giọng Cô Hồng Con của Gấu. Đúng giọng Bông Hồng Đen của Gấu. Đúng giọng tất cả những cô gái Bắc Kít quê hương ngày nào của Gấu.
Sau này, Gấu đoán, có thể cô bé đọc Cõi Khác, hoặc Ký Ức Còn Mãi.
Thời gian đó, Gấu cho đăng, chỉ có hai truyện đó, đều viết về cô bạn, nhân gặp lại nơi xứ lạnh, mà viết được, và còn đẻ ra được thêm một dúm thơ.
Tất cả là nhờ cô bạn.
Nhờ cô ra lệnh, đọc vậy đủ rồi, viết đi.
Chắc là cô muốn nói, viết về tôi đi, nhưng cũng ngượng!
*
Cái mẩu sáng tác đầu tiên, khi tới xứ lạnh, Ký Ức Còn Mãi, Gấu viết theo ‘order’, của một đệ tử của NTV, tay này lúc đó phụ trách một đặc san sinh viên học sinh Mít, Gấu nhớ đại khái.
Cô bạn là người đầu tiên đọc bản thảo, than, anh đâu phải là tôi, anh đâu phải là đàn bà, mà sao anh đọc ra hết lòng dạ của tôi, như thế?
Còn Gấu Cái, thì bực lắm, và, lẽ dĩ nhiên, chê, đúng là thứ văn cải lương, vãi lệ!
Mẩu văn sau mất tiêu luôn cùng tờ báo, và Gấu viết lại, nhưng, mất mát, phiêu lạc, quên lãng, tất cả, chỉ còn một câu độc nhất:

Tôi cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng với con, với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc, lặng lẽ thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo, đợi chờ tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ…

Câu độc nhất còn nhớ lại được đó, là để nói về một… cô gái khác, khiến cô hiểu lầm, ‘chú viết như vậy không được kín đáo’, cô viết mail than phiền.
Ấy là vì, cô, dung nhan, phong thái y hệt cô bạn ở trong Cõi Khác, và trong Ký Ức Còn Mãi. Cái cô than thở, anh đâu phải là tôi, mà sao đọc ra lòng dạ của tôi, tại sao bao nhiêu năm rồi, mà những tình cảm của anh dành tôi ngày nào vẫn y như vậy?
Cái cô bạn, mà Gấu những ngày còn trẻ, khi, vừa nghe nói tên một cái, là đã đinh ninh, đây là một nửa linh hồn của mình, vậy mà vẫn muộn màng, không kịp với số mệnh, số mệnh theo nghĩa, đến thần thánh, Thượng Đế, ma quỉ… bất cứ cái gì gì cũng phải cúi đầu khuất phục!
Ngay cả Gấu Cái, lần đầu tiên nhìn thấy cô sau, cũng giật mình, sao mà giống ’cô phù dâu’ ngày nào thế!



A Different Kafka
by John Banville 

Note: Tay này, John Banville , nhà văn số 1, phê bình, điểm sách cũng số 1.
Phê bình gia Mít, ít khi viết điểm sách, vì lười đọc, và đọc, cũng đếch biết viết 1 bài điểm sách cho ra hồn!
Đó là sự thực.

Thử đếm coi, Thầy Kuốc điểm sách của ai, khui ra được nhà văn nào. Mũi lõ cũng không, mà mũi tẹt lại càng không?
Thầy Phúc thì cũng rứa.
Nữ phê bình gia viết bằng tiếng Tẩy, DCT, cũng thế.
TK y chang.

GCC ư? Nhiều lắm.
Bảo Ninh, thí dụ, Gấu phát giác ra, ở hải ngoại, và cái ông BN mà Gấu viết, cũng khác ông ở trong nước.
Vầng Trăng Góa, Gấu chỉ ra.

Nhà dzăng đang lú lên, Bà Tám nào đó, cũng GCC phát giác! (1)

Hà, hà!

Miêng, Mai Ninh, Trần Thanh Hà, Trần Thị NgH... Gấu đều trân trọng viết về họ.


(1)

Ông cũng chả có công mẹ gì trong cái vụ bà Tám ló ra ló vào văn chương này cả. Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu, Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc, mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên.

LB

Tên LB này quả là 1 độc giả hết sức “cần mẫn” của TV.
Trong 1 dịp tự hào về cái chiều dài 20 năm làm trang TV, Gấu quả có khoe, đã khám phá ra khá nhiều tác giả, trong có vị chủ trang blog Bà Tám nói trên, và Gấu thú thực, rất hãnh diện về chuyện này.
Nhưng cái sự nổi tiếng của Bà Tám, không có Gấu ở trỏng.
Thú thực cái trò có bài đăng búa xua ở những nơi như trên, chỉ làm bẩn mắt độc giả, vì, vừa mới đọc ở đây, lại phải đọc ở kia, hay đã khổ, mà dở thì thực là khốn nạn.

Steiner, trong 1 lần xoa đầu Sartre, lôi đúng câu mà Gấu trích dẫn, trong bài viết về LMH, “Bếp Lửa” trong văn chương:
Sartre (Situations, I) nhắc tới "ý hướng tính", coi đây là tư tưởng cơ bản của hiện tượng luận: "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu."

LMH. Lần đầu tiên vợ chồng Gấu gặp gỡ gia đình, trong chuyến ngao du Paris cuối thiên niên, Bà nhắc tới bài biết của Gấu đăng trên Văn Học, và nói, làm sao mà ông lại kiếm ra đúng câu văn cháu giấu thật kỹ ở trong đó, không hề tin rằng có người tìm ra nó, để mà khen?

Cũng thế, là với Bà Tám. Câu văn mà Gấu, đọc 1 phát, đúng là bị chấn động khủng khiếp, nhưng khác câu của LMH, ai cũng đọc nó, không thể bỏ qua, nhưng thực sự, chưa đọc:

Trước khi thấy biển tôi thấy cái nghĩa địa nhỏ có chừng chục ngôi mộ của người tị nạn.

Bà Tám này, đúng ra là rất sợ nổi tiếng, theo Gấu.
Có lần chính Bà thú nhận, tôi sợ đau, nên không dám đụng vô những chỗ đau.
Và mỗi lần lỡ đụng vô, là có 1 bản văn thật được!
GCC mới đọc 1 truyện, đúng thứ đó.

Mời bạn nghe truyện ngắn Màu Mắt Chưa Quên qua giọng đọc của Ngọc Phụng. Cám ơn chị Ngọc Phụng và Gió O.  Nhắn nhỏ: Truyện hoàn toàn là tưởng tượng.

https://chuyenbangquo.wordpress.com/2016/09/06/mau-mat-chua-quen/

Thời gian viết cho Văn Học của NMG, Gấu được Thấm Vân gửi cho mấy tác phẩm của Bà, chắc cũng có ý nhờ đi 1 đường điểm sách.
Thú thực, lúc đó, Gấu không đọc được, do cái khẩu vị của mình không hợp.
Phải đến những ngày mới đây, tò mò theo dõi, khi được Bà yêu cầu/ra lệnh, ta cho phép mi là bạn FB của ta, thì mới nhận ra cái phần “ngộ nhận” của Gấu về chuyện sex của Thấm Vân: Tác giả cũng có “giấu”, khi đụng vô nỗi đau này.

Quái “1 phát”, là đây chính là nội dung “thư toà soạn” của tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Lò Thiêu, lấy từ 1 câu của Melville, “Tôi chọn đừng”.
Đây cũng là câu TTT viết, khi “ngừng viết”, sau khi ra khỏi Trại Tù VC, qua 1 ấn bản khác của nó:

Tôi tự hỏi khi nào tôi lại-viết?

Truyện ngắn của HH, theo tôi, đúng là thứ "tôi chọn đừng", như vậy, khi viết về nỗi đau/hạnh phúc:

Tôi không tiến tới dù chưa có người đàn ông nào làm tôi cơ thể thèm muốn đến thế. Tôi nhớ cái mùi đàn ông của anh đến ngây ngất. Tim tôi vẫn đập rộn ràng khi nghĩ đến buổi sáng dưới chân cầu. Scott thích mái tóc dài, dáng dấp nhỏ nhắn, nước da màu mật của tôi. Anh không ngần ngại nói với tôi điều này và ngạc nhiên khi tôi nói thật là tôi vẫn thường mang mặc cảm xấu xí. Màu da của anh và màu da của tôi thường làm tôi liên tưởng đến cà phê sữa và kem vanilla hay con ong bầu đậu trên hoa lan trắng. Anh thường bảo, “mỗi sáng em phải soi gương và tự bảo mình là Scott thấy em rất là xinh xắn.” Tôi nói xa xôi, “quan hệ làm việc không nên để lẫn tình cảm cá nhân. Những người làm việc chung dễ ghét nhau vì tranh tài giành chức giành quyền, tình cảm riêng tư thường bị tổn thương và chết sớm.” Anh hay nói đùa là tôi là hiện thân của sắt (thành cầu) và đá (chân cầu). Anh nói nếu vợ anh làm lương cao hơn, anh tình nguyện ở nhà nấu cơm và viết văn. “Nếu em trở thành xếp của tôi, tôi sẵn sàng nâng xếp lên khỏi đầu bằng hai cánh tay tôi.” Tôi dùng một ẩn dụ của dân kỹ thuật trả lời, “thép này đã từng đổ biết bao nhiêu mồ hôi đấy nhé!”
Điều mà tôi muốn nói nhưng giữ lại lời là, tôi là một phiến đá biết sầu tư!

Tên số 2, tên Phén, thi sĩ LH….  Cả 1 băng văn học này, hình như đều được gia đình của chúng bảo lãnh qua Xứ Lạnh. Chúng chưa từng biết cái nhục ở Trại Tị Nạn, vừa lo bị trả về, vừa lo không nước nào nhận, vừa đói, vừa nhục, đủ thứ. Chúng tưởng vô xứ người dễ lắm. Không tên nào thở ra được 1 câu cám ơn cái xứ sở đã nhận chúng cả. Tên số 2 than thở, ở xứ lạnh tôi chỉ có bạn mũi lõ, không có 1 tên bạn mũi tẹt nào. Nó đâu có coi cái băng đảng văn học Montreal là thằng nào thằng nào đâu. Được dịp là tếch đi Mẽo, làm chủ bộ lạc Cờ Lăng, làm Thái Thượng Hoàng cơ sở Người Vịt, cực kỳ khốn nạn. Lần đầu Gấu đọc hắn, là 1 bài viết ngắn, trên tờ Thế Kỷ 21, hình như cũng đã viết ra rồi, một buổi sang hắn vô tòa báo, nhấp nhấp ly cà phê, phán, Sài Gòn có người chết đói rồi đấy, ngay bên hông Chợ Bến Thành.


Một vị bằng hữu mới quen biết, Bắc Kít, sau 1975, rất quí Gấu, trên FB, có đi 1 đường về GCC, ông ta bị chửi cũng dữ, và ông ta chửi lại cũng không thua gì, sợ còn dữ hơn!
Không hẳn như thế!
GCC ra hải ngoại quá trễ, ra được 1 phát, là bèn ôm lấy giấc mộng vá bướm Mít, của Borges, thành ra thèm có bạn, thèm viết, như đã từng báo cáo nhiều lần rồi
Chẳng hề muốn ôm lại cái nick tên “sa đích văn nghệ” được Nguyên Sa ban cho, những ngày đầu bước chân vô làng văn.
Những tên khốn kiếp như tên này, hay tên “ngồi bên ly cà phê”, đều là những người Gấu đã từng mong được là bạn của chúng, y chang những ngày đầu quen đám bạn quí, đêm nằm ngủ, mơ gặ
p bạn ở Quán Chùa, là chuyện rất thường.
Gấu cho đến bây giờ, vẫn còn nhớ rõ như in, bữa gặp băng đảng văn học Montreal, tại 1 bữa ăn, ở nhà 1 người bạn của đám này, ở Toronto, khi chúng kéo xuống chơi, và Nguyễn Tiến Văn kéo Gấu tới, dù không quen biết, không được mời.... Nhớ, Gấu lúc đầu cũng ngại, nhưng NTV phán, ngại cái gì, làm việc lớn, ngại gì ba cái lẻ tẻ.
Lần Gấu bị tên Hoặc Ngữ lôi ra cà khịa trên talawas, đúng thời gian Gấu về Hà Nội, khi trở về Canada, tính quit job, rồi NTV cần liên lạc, và gửi bài của Nguyễn Khánh Long cho Sến, anh phán, ui dào, ba cái lẻ tẻ, thế là lại tiếp tục cầm rổ theo hầu Sến tiếp.
Những sự kiện như thế cho thấy, Gấu thèm kết bạn với "lũ chó hải ngoại" đến như thế nào! 

Chỉ 1 khi biết là vô ích, Gấu mới lụi cụi 1 mình làm trang Tin Văn dòng dã 20 năm trời, đâu có phải để tự sướng, như tên Lang Băm nhơ bẩn nghĩ, mà là do cần quá, không thể không làm, bởi vì chỉ còn mỗi cách đó, may ra đem đến cho lũ Mít, không chỉ tri thức, thông tin... không thôi, nhưng mà là, biết đâu đấy, 1 chút đạo hạnh, chút phẩm giá, theo cách nghĩ của Brodsky, mỹ mới là mẹ của đạo hạnh.
Sở dĩ
cõi văn Mít tệ hại đến như thế, là do đạo hạnh của lũ viết lách không có, cả ở trong lẫn ngoài nước.

Cái mail của Sến, cũng thực là “nhơ bửn”, theo GCC.
Nó cho thấy, HNH không hề biết sự kiện, GCC type bài viết cho đăng trên e-VHNT, và cùng lúc, cho thấy, Sến, talawas mới là kẻ được phép đăng bài viết của HNH.
HNH có thể không biết việc bài của ông đã được đăng, ở hải ngoại.
Nhưng Sến biết.
Bửn là ở chỗ đó.
GCC đã nói rồi.
Đạo hạnh của lũ viết lách Mít có vấn đề, và nó làm cho văn của chúng thúi như kít.
NQT

Mới đọc trên FB của đấng Phén:

TIẾC
*SONG THAO

Thương xá Tax vừa bị xóa sổ. Vậy là thêm một mảng Sài Gòn xưa bị vỡ vụn. Dân Sài Gòn chúng ta ai cũng tiếc nuối trước sự vong thân của thành phố thân yêu. Sài Gòn đang bị dày vò, không còn là Sài Gòn của chúng ta. Nhớ về Sài Gòn, chúng ta có nhiều thứ để vịn vào. Nhưng có một thứ không thuộc về Sài Gòn mà mỗi khi nhớ về chúng ta ngẩn ngơ. Trong bài “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn”, nhà thơ Du Tử Lê nhớ lung tung: Thị Nghè, Hàng Xanh, Trương ...

Continue Reading

Vong th
ân, là từ triết học, triết học Mác Xít, có nghĩa, mất bản thân, tha hóa, aliéné.
Vong thân trong cần lao, làm ra của cải, vật chất mà khô
ng được hưởng, tụi chủ, tụi tư bản hưởng hết.
Vong thân trong tôn giáo: Chúa xực hết cái đẹp, cái tốt của con người...
Đây là 1 từ cực quan trọng trong Mác Xít. Có thể nói, chủ
nghĩa Mác ra đời, là do hiện tượng "vong thân" trong xã hội tư bản, và nó có nghĩa vụ, lý tưởng "đạt thân", récupérer, lấy lại cho con người sự vong thân kia.
Chúng ta đau lòng vì Sài Gòn bị VC làm mất hết những vẻ đẹp ngày nào của nó. Còn thành phố thì đau đớn vì bị chúng lăng trì, xẻ thịt, vạc [không phải vạch] mặt... làm mất hết vẻ đẹp có từ bao nhiêu đời, và nhờ thế có cái tên Hòn Ngọc Viễn Đông, viết như thế thì còn có thể hiểu được... thay vì vậy, thì là:
Thành phố bị vong thân!
Rõ ràng là hắn không hiểu "vong thân" nghĩa là gì!
Đọc cả 1 đoạn, cũng muốn "vong thân" luôn!
Chữ, của người, chôm chĩa, dùng ẩu, dùng tả, không nắm được nghĩa, viết 1 câu tiếng Việt không nên thân
, vậy mà, hàng chục tác phẩm, truyện ngắn, hàng mấy chục tác phẩm, Phén, Phiếc, viết bằng 1 thứ văn phong Ba Tư, Càn Khôn Đại Nã Di, như Bạn Cà ca ngợi, thường nhân như Gấu chẳng hạn, thì gọi là mô phỏng, hay nói thẳng, ăn cắp.
Hắn cũng giữ một mục hàng tuần trên 1 tờ
báo địa phương, mỗi tuần phải ị ra 1 bãi, thế là cứ báo mũi lõ, cũng những tờ lá cải, thuổng dài dài, phăng dài dài....
Chuyện hắn rối rít bê về trang cá nhân, bài viết của HNH, do Gấu post,
rối rít cám ơn đại phê bình gia VC, vờ Gấu,từ hồi 2001, nghĩa là từ hồi Gấu về Hà Nội, được 1 đấng đưa tới vấn an nhà đại giáo sư, đại phê bình gia của chế độ ta.
Gấu đâu có thèm để ý tới.
Bây giờ, nghĩ lại, biết đâu đấy, chơi thử 1 cú rìu phá băng, hắn "khác" đi chăng?

Brodsky, tưởng niệm bà vợ góa của Osip Mandeltstam, phán, về hai cuốn hồi ký của Bà:
Một tay ly khai nổi tiếng vừa tuyên bố vừa lắc lắc chòm râu: "Bà đã ỉa lên cả một thế hệ chúng ta". Những kẻ khác bèn chạy vội về nhà, đóng kín cửa lại, và ngồi viết phản-hồi ký!
Đúng thế đấy, những năm đầu của thập niên 1970 đã bắt đầu như vậy, và chừng sáu năm sau đó, cũng đám người đó, đã xào xáo, chia năm sẻ bẩy, trước thái độ của Solzhenitsyn đối với những người Do Thái.

"
Bà đã ỉa lên cả một thế hệ".
M
ột cái việc làm như thế, đối với lũ Hội Nhà Thổ ở Hà Nội, bà DTH đã làm.
Ở hải ngoại, chưa có ai ...

Quốc hội Canada thông qua Luật '30/4'

Đọc tin này thì GCC lại nhớ đến vị trưởng phái đoàn Canada của UNHCR, lần được chấp nhận cho tái định cư tại Xứ Lạnh, 1994.
Gấu đã viết đôi ba lần rồi.

tha

...  khi thi đậu quốc tịch, và được phát thẻ công dân Canada, Gấu gọi điện thoại về Sài Gòn báo tin cho Bà Trẻ, bà mừng quá, nói: Bây giờ, cháu lại được làm người rồi!

&

Nhân đây cũng xin được nói lời cảm tạ đất nước đã cưu mang Gấu tui trên mười năm trời, kể từ ngày lên máy bay, rời trại chuyển tiếp Panat Nikhom ở Thái Lan, với tờ giấy mầu vàng "landed immigrant" [di dân thường trú], vượt hai đại dương, tới thành phố Toronto, vào đúng một ngày bão tuyết, trận bão tuyết khủng khiếp nhất kể từ 40 năm, theo như báo chí địa phương lúc đó, 44 độ âm. Đó là ngày 23 tháng 11 năm 1994.
Trên mười năm trời, mới thỏ thẻ một lời cám ơn, liệu như vậy là quá trễ chăng?
Trong một câu chuyện mà Gấu tôi đọc từ hồi còn nhỏ, [hình như trong tập "Những Tâm Hồn Cao Thượng" do Hà Mai Anh dịch từ một tác giá Ý, De Amicis (?)], có một cô bé bị câm, được một bác sĩ chữa trị. Một đêm nọ, cô bé trong lúc cố tập nói, bất thình lình âm thanh phát ra. Thế là cô bé cứ âm thầm ngậm những âm thanh đầu tiên đó, đợi tới sáng, khi vị bác sĩ tới giường cô, bấy giờ cô mới thốt lên mấy âm thanh mà cô tập nói suốt trong đêm: Con cám ơn bác sĩ.
Trường hợp của Gấu tôi cũng tương tự như vậy, nhưng không phải những âm thanh đầu tiên, mà có thể, cuối cùng, của một người già cảm thấy sắp sửa đi hết cuộc đời của mình. (1)
Canada thường được 1 số Mít coi như nơi tạm trú, thay vì quê hương thứ nhì, theo nghĩa, tạm qua đây, chờ dịp chuồn qua thiên đường Mẽo.
Và không phải nhà nước Canada không biết trò mù tịt này. Họ biết và rất ư là bực. Họ có nói với Gấu, là, chúng tao bực lắm.
Thời gian ở Trại Tị Nạn Thái Lan, đã đậu thanh lọc, chờ gặp phái đoàn nhận cho tái định cư, Gấu làm nghề viết đơn muớn bằng tiếng Anh, cho 1 số trường hợp bị phái đoàn chê, trong có hai đấng thanh niên Mít, chỉ thèm đi Mẽo, vì mê Mẽo, tất nhiên, và vì có bà mẹ ở Mẽo. Khi được phái đoàn Canada nhận, họ từ chối, và phái đoàn phán, OK, ký vô cái đơn từ chối. Đến khi gặp phá
i đoàn Mẽo, họ đếch nhận. Hai vị này không biết tính sao, cầu cứu Gấu. Gấu bèn viết cái thư cho phái đoàn Canada, kể rõ trường hợp, và giải thích, họ thèm đi Mẽo để phụng dưỡng Mẹ, mà thằng Mẽo khốn nạn quá đếch nhận. Mấy ông nhận họ đi, và sau đó họ tìm cách rước mẹ qua Canada để phụng dưỡng, chẳng hơn là ở Mẽo ư.
Họ nhận lại.
Cú này chấn động cả 1 trại tị nạn, đúng như thế. Thiên hạ đồn ầm lên, viết cái đơn thế nào mà đã ký đơn từ chối, lại còn nhận!

Phái đoàn Mẽo rất ư là hách dịch. Họ đã nhận hồ sơ, mà chưa giải quyết, là không có phái đoàn khác dám nhận. Lần Gấu viết cái đơn cho 1 gia đình, có ông bố bảo lãnh vợ và mấy đứa con. Đấng này, do có vợ bé, bỏ luôn vợ con ở Trại, mấy năm trời dòng dã. Họ cầu cứu Gấu, Gấu bèn đi 1 đường, xin phái đoàn Mẽo tha cho họ, đừng treo [pending] hồ sơ của họ nữa, vì cả bà vợ lẫn mấy đứa con quá nhục nhã ông chồng ông bố rồi. Có cho họ đi Mẽo, họ cũng đếch thèm đi đâu. Tha cho họ, để họ đi nước khác, làm lại cuộc đời của họ.
Phái đoàn Mẽo OK. Và biểu bà mẹ, về nhớ cám ơn thằng nào viết cái đơn này!


Tuy ơn anh cho tiệm mượn tên, nhưng nói thật với anh, anh viết quá hại sức khỏe người đọc. Mỗi lần đọc sách anh viết, em có cảm giác mình bị thiếu oxy. Và lần nào, (quyển tiểu thuyết nào) anh cũng đùng phát vứt người ta ngay vào trong một bối cảnh lạ hoắc lạ huơ mà có vẻ anh đã ở đó rất lâu, ít lâu hoặc đã tìm hiểu để tới, nhưng cuối cùng anh cũng lạc xừ nó ở trỏng. Quá khổ cho em, anh đã không chỉ đường cho em thì thôi chớ anh cũng xà quần xà quần ngơ ngơ ngác ngác em theo a...

See More
No automatic alt text available.

http://www.tanvien.net/Notes_New/1.html

Bọ Lập đi nằm ấp

Walter Benjamin nhận xét, không phải tự nhiên mà cái cú Hóa Thân - đang là người, buổi sáng ngủ dậy, thấy biến thành bọ - xẩy ra ở nhà, mà không ở nơi quán trọ, với 1 tên suốt đời chạy long nhong để bán hàng, nuôi thân, nuôi gia đình. Anh chàng tên Tâm, trong Bếp Lửa, của TTT,  lưu vong, viết thư về cho em gái ở nơi quê nhà, buộc vào quê hương, không phải bạn bè, mà phải là máu mủ. Nhà văn Mẽo, Philip Roth, trong 1 lá thư viết cho bạn, được dùng làm epitaph cho bài viết “Hãy nhìn về phía nhà mình, hỡi Thiên Thần”, trong "Roth Unbound”, của Claudia Roth Pierpont, viết: Kafka mới khôn khéo làm sao khi để cho cái cú Hóa Thân xẩy ra trong gia đình.
Gia đình ở đây đứng như là, stands for, [gạch đít, trong nguyên tác], cái nhận ra, điều mà chúng ta trông mong từ gia đình, the recognizable, we know just what to expect from the family.

Thành ra không thể nói, Bọ Lập không biết, ông sẽ bị "gia đình" bắt nằm ấp. Ông biết, và nói cho bạn của ông, là, gia đình sẽ cho ông đi nằm ấp.
Gia đình, của ông, với chúng ta, lũ Ngụy, là cái địa ngục VC, những người như Bọ Lập, hay Tướng Về Hưu, hay Quái Vật Siêu Nhân Anh Hùng Núp, làm nên.

Đếch có Ngụy, đếch có Gấu Cà Chớn ở trong “gia đình” đó!

Có thể lũ Bắc Kít sẽ rất ư là bực mình, khi lũ Ngụy cứ khăng khăng nghĩ rằng là văn học miền nam trước 1975, của chúng, bảnh hơn nhiều so với Bắc Kít. Nhưng quả là nó bảnh hơn, nhưng, do đâu, vì lý do gì?
Ở đây, chính là cốt lõi của cái gọi là Cái Ác Bắc Kít. Điều này, không phải Gấu nói, mà là Brodsky nói.

Coetzee, viết, trong 1 lá thư ngỏ, gửi Vaclav Havel, Brodsky đề nghị tông tông Havel vứt mẹ cái quan điểm, chủ nghĩa CS Đông Âu bị hải ngoại đặt để, mà nó nằm trong tim, trong hồn, trong não Đông Âu, 1 thứ tội tổ tông. Và cái sự tái giáo dục nó, là phải bằng thức ăn hàng ngày, với những liều lượng của Proust, Kafka, Faulkner, hay Camus.

Cái làm cho văn chương miền Nam trước 1975, bảnh như vậy, là do như thế: Nó được tiêm thuốc chủng độc CS, từ những liều lượng như trên! 

Though On Grief and Reason intermittently alludes to, and sometimes directly addresses, Brodsky's own exile/immigrant status, it does not, except in an odd and inconclusive exercise on the spy Kim Philby, address politics pure and simple. At the risk of oversimplifying, one can say that Brodsky despairs of politics and looks to literature for redemption.

Thus, in an open letter to Vaclav Havel, Brodsky suggests that Havel drop the pretense that Communism in Central Europe was imposed from abroad and acknowledge that it was the result of "an extraordinary anthropological backslide" whose basis was no more and no less than original sin. As president of the Czech state, Havel would be well advised to operate on the premise that man is inherently evil; the reeducation of the Czech public might begin with doses of Proust, Kafka, Faulkner, and Camus in the daily papers (On Grief, pp. 218-22).
(Elsewhere Brodsky criticizes Aleksandr Solzhenitsyn on the same grounds: for refusing to accept what his senses plainly tell him, that humankind is "radically bad"; Less Than One, p. 299.)

Coetzee: The Essays of Brodsky [in Stranger Shores]

*

Bao giờ thì Bọ Lập quay về nhỉ? Khi biết tin Bọ Lập bị bắt, tôi lại nhớ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình… Lẽ nào con người hát và viết, nói điều mình nghĩ lại có thể là tội phạm? Hơn nữa, đó lại là những con người yêu nước. Buổi chiều dừng chân trú cơn mưa ở vỉa hè, chợt thấy nơi đó bày bán những cây gậy bằng tre. Tôi nhìn địa chỉ và ghi lại. Biết đâu Bọ Lập khi bước ra, ông vẫn cần một cây gậy mới để đi cùng, trong vòng vây thương mến của mọi người chào đón ông.

Tuấn Khanh

Nếu những người như Bọ Lập không thể là tội phạm, thì lũ Ngụy là tội phạm vậy!
Cái địa ngục Mít bây giờ, như thế đó, là có sự đóng góp của Bọ Lập.
Ông đẻ ra lũ người bắt ông bây giờ, làm sao nói, không tội phạm?

NQT 

Con thuyền của anh Lập, dập dìu sóng vỗ khi nào, là một con thuyền lẻ loi. Lật bởi sự tồi tệ của thể chế chính trị. Chìm bởi sự đơn độc của chính nó giữa vài ba con thuyền đơn độc khác. Đắm bởi sự bạc bẽo của phần lớn chúng ta.

Note: Đây là câu văn của Sến, trong bài viết về Bọ Lập, được VOA trích dẫn
Đọc, thấy...  tếu quá!
Bà này viết văn, vưỡn kênh kiệu như mọi “khi nào”!

*

Hãy đốt cuốn sách này!

Trong cuốn này, có hai bài viết, bảnh nhất, theo GCC, thì đều mở ra bằng 1 ý của Kafka.

Bài của người chủ biên, Toni Morrison [cuốn sách nhỏ, mỏng dính, nhưng do PEN Mẽo xb], Peril: Hiểm Nguy. Có 1 câu bảnh nhất, tặng Bọ Lập thì chàng sướng điên lên được, dù đang nằm ấp:
Cuộc đời và tác phẩm của một nhà văn đếch phải là một món quà cho nhân loại. Chúng là sự cần thiết của nó.

Peril

Toni Morrison

Authoritarian regimes, dictators, despots are often, but not always, fools. But none is foolish enough to give perceptive, dissident writers free range to publish their judgments or follow their creative instincts. They know they do so at their own peril. They are not stupid enough to abandon control (overt or insidious) over media. Their methods include surveillance, censorship, arrest, even slaughter of those writers informing and disturbing the public. Writers who are unsettling, calling into question, taking another, deeper look. Writers-journalists, essayists, bloggers, poets, playwrights-can disturb the social oppression that functions like a coma on the population, a coma despots call peace; and they stanch the blood flow of war that hawks and profiteers thrill to.
    That is their peril.
    Ours is of another sort.
    How bleak, unlivable, insufferable existence becomes when we are deprived of artwork. That the life and work of writers facing peril must be protected is urgent, but along with that urgency we should remind ourselves that their absence, the choking off of a writer's work its cruel amputation, is of equal peril to us. The rescue we extend to them is a generosity to ourselves.
    We all know nations that can be identified by the flight of writers from their shores. These are regimes whose fear of unmonitored writing is justified because truth is trouble. It is trouble for the warmonger, the torturer, the corporate thief, the political hack, the corrupt justice system, and for a comatose public. Unpersecuted, unjailed, unharassed writers are trouble for the ignorant bully, the sly racist, and the predators feeding off the world's resources. The alarm, the disquiet, writers raise is instructive because it is open and vulnerable, because if unpoliced it is threatening. Therefore the historical suppression of writers is the earliest harbinger of the steady peeling away of additional rights and liberties that will follow. The history of persecuted writers is as long as the history of literature itself. And the efforts to censor, starve, regulate, and annihilate us are clear signs that something important has taken place. Cultural and political forces can sweep clean all but the "safe," all but state-approved art.
    I have been told that there are two human responses to the perception of chaos: naming and violence. When the chaos is simply the unknown, the naming can be accomplished effortlessly-a new species, star, formula, equation, prognosis. There is also mapping, charting, or devising proper nouns for unnamed or stripped-of-names geography, landscape, or population. When chaos resists, either by reforming itself or by rebelling against imposed order, violence is understood to be the most frequent response and the most rational when confronting the unknown, the catastrophic, the wild, wanton, or incorrigible. Rational responses may be censure, incarceration in holding camps, prisons, or death, singly or in war. There is however a third response to chaos, which I have not heard about, which is stillness. Such stillness can be passivity and dumbfoundedness; it can be paralytic fear. But it can also be art. Those writers plying their craft near to or far from the throne of raw power, of military power, of empire building and counting-houses, writers who construct meaning in the face of chaos must be nurtured, protected. And it is right that such protection be initiated by other writers. And it is imperative not only to save the besieged writers but to save ourselves. The thought that leads me to contemplate with dread the erasure of other voices, of unwritten novels, poems whispered or swallowed for fear of being overheard by the wrong people, outlawed languages flourishing underground, essayists' questions challenging authority never being posed, un-staged plays, canceled films-that thought is a nightmare. As though a whole universe is being described in invisible ink.
    Certain kinds of trauma visited on peoples are so deep, so cruel, that unlike money, unlike vengeance, even unlike justice, or rights, or the goodwill of others, only writers can translate such trauma and turn sorrow into meaning, sharpening the moral imagination.
    A writer's life and work are not a gift to mankind; they are its necessity.

TM

Bài viết của TM quả là hách xì xằng, mở ra cuốn sách nhỏ, với cái tít thật chửi bố nhật ký ĐTT gì gì đó: Hãy đốt cuốn sách này!

Có vài thứ chấn thương viếng thăm con người, sâu quá, tàn bạo quá… chỉ lũ khốn kiếp là nhà văn mới chuyển dịch được nó, và biến đau buồn thành cái có ý nghĩa, làm nhọn hoắt trí tưởng tượng về mặt đạo hạnh.

Nadine Gordimer, trong bài viết Witness: The Inward Testimony, trích dẫn Kafka, nhà văn nhìn, giữa những điêu tàn, nhiều điều, và trong nhiều điều đó, có những điều khác những điều người trần mắt thịt nhìn thấy [tạm dịch cụm từ, the writer sees among ruins “different (and more) things than others…”], it is a leap out of murderers ‘row, it is a seeing of what is really taking place [đó là cú vọt ra từ dẫy sát nhân, đó cái nhìn cái thực sự xẩy ra], và từ ý đó, bà đưa ra cái ý nội chứng (inward testonomy), mà chỉ nhà văn nhà thơ mới làm được: A leap from muderers’row that only the poet can make.

Bài viết của Nadine Gordimer cũng quá khủng, Gấu “loay hoay hì hục” [chữ của TTT] đọc hoài, mà cũng chưa vỡ ra được: Cái nhìn vọt ra từ dẫy sát nhân!

Bài của David Grossman, nhà văn Do Thái, “Viết trong bóng tối”, GCC đọc cùng với cuốn sách cùng tên của ông, cũng khởi từ một ngụ ngôn của Kafka, “A Little Fable”: Khi tên ăn thịt sống khép lại gần bạn, thì thế giới của bạn nhỏ mãi lại, và cùng với nó, là cái ngôn ngữ diễn tả nó, when the predator closes in on you, your world does get smaller. So does the language that describes it.

Đây là thực trạng của thế giới văn chương…  VC. Những đấng nhà văn của nó, đã không đọc, và đọc thì cứ quanh quẩn mãi ở những tác giả…. vô hại, thế giới cứ thế nhỏ mãi đi, chưa kể tên ăn thịt sống, là nhà nước của chúng, do chúng bắt buộc chọn, sau khi làm thịt Ngụy: cái sự cả triệu người “viu” trang Quê Choa, là 1 thảm họa - "bất hạnh" thuổng tên K -  chứ đâu phải hãnh diện?

GCC tin chắc Bọ Lập mừng quá, khi bị VC cho nằm ấp, như vậy, là ta trốn được trang Quê Choa!

Do ít đọc, ánh lửa ma trơi nhoáng lên rồi tắt ngấm, từ lâu rồi, với nhà văn nhớn NQL.

Franz Kafka

A Little Fable

"Alas," said the mouse, "the whole world is growing smaller every day. At the beginning it was so big that I was afraid, I kept running and running, and I was glad when I saw walls far away to the right and left, but these long walls have narrowed so quickly that I am in the last chamber already, and there in the corner stands the trap that I must run into."

     "You only need to change your direction," said the cat, and ate it up.

Nguyễn quang Lập (đứng dậy, chống hai tay vào hông cho đỡ nóng): 

Tôi muốn hỏi lại, các anh đã bị đưa ra khỏi Hội Nhà Văn ba năm, sau đó thành ba mươi năm. Tại sao khi người ta yêu cầu các anh viết đơn để được vào lại, thì các anh lại viết? (1)

Note: Bảnh thật!

Cái hiểm nguy mà Morrioson báo động, ở về phía chúng ta, nhà văn, là, ngay cả đến ánh lửa ma trơi cũng đã tắt ngúm từ đời nào rồi: rằng cái cuộc sống của chúng ta mới thảm hại làm sao, nếu đếch có tác phẩm nghệ thuật. Rằng cuộc sống và tác phẩm của nhà văn phải được bảo vệ, điều này thì thực là khẩn thiết, nhưng song song với khẩn thiết này, là 1 khẩn thiết mà chúng ta phải nhắc nhở chúng ta, là sự thiếu vắng cái ánh lửa ma trời hiếm hoi kia, và đây mới là nỗi hiểm nguy của chúng ta:

How bleak, unlivable, insufferable existence becomes when we are deprived of artwork. That the life and work of writers facing peril must be protected is urgent, but along with that urgency we should remind ourselves that their absence, the choking off of a writer's work, its cruel amputation, is of equal peril to us. The rescue we extend to them is a generosity to ourselves.
Mit Critic

*

Hoàng Ngọc Hiến
[NQT chụp tại nhà riêng của ông, tại Hà Nội,  Tháng Sáu, 2001.
B
ức hình này, được nhiều trang văn học trên net chôm, kể cả Bi Bì Xèo, không hề ghi nguồn.
Truy ra, toàn gốc Bắc Kít cả!]


Hồ Sơ Một Bài Viết


Miễn xong một “sô”
(Vài nhận xét về Văn Học Hải Ngoại
của Hoàng Ngọc Hiến) [I]

Cảm giác của tôi sau khi đọc chuyên luận được tài trợ bởi trung tâm William Joiner của Hoàng Ngọc Hiến là rất hụt hẫng. Tôi tự hỏi: kết quả của một công trình nghiên cứu gây vô số tranh luận, kiện tụng hàng năm trời, rốt cuộc chỉ là một bài viết sơ sài vậy sao?
[Trích bài viết của Phan Nhiên Hạo, trên talawas].

Chú thích: (1) V/v bản đăng trên talawas. Tin Văn mới nhận được mail:
Hi,
HNH gửi bài đó cho talawas và cho biết rằng bài viết này chưa đăng chính thức ở đâu, vì ông chưa cho phép ai đăng nó.
talawas.

Cái mail của Sến cho thấy, bài viết của HNH, GCC mất công lụi hụi type, và cho đăng trên VHNT trên lưới của Phạm Chi Lan, thời gian Tin Văn còn ăn nhờ, ở đậu trên trang báo này, và trên Việt Báo, không được phép của ông.
Quả đúng là như thế.
Gấu cũng không tin, ông ta biết việc làm của
GCC.
Khi ông ta tặng bài viết cho Gấu, ông không nghĩ là Gấu mất công làm những chuyện như thế.
Một việc làm quá sức tưởng tượng của bất cứ 1 tên Bắc Kít nào, viết văn hay không viết văn.
Vậy mà không được 1 lời cám ơn của tên khốn kiếp “Phén Phiếc”.
Thay vì cám ơn, hắn còn đi 1 đường chọc quê Gấu, bằng cách cám ơn nhà đại phê bình gia VC!
Cái gì làm cho hắn nhơ bửn đến như thế?
Đạo hạnh của hắn có gì bất thường.

Tên này, cũng như tên số 2, đều được Canada nhận.
Cả hai đều chưa từng nói được 1 lời cám ơn Canada, và đều mong có dịp là chuồn đi Mẽo.
Tên này khoe được Mẽo nhận rồi, nhưng phút chót, giấc mộng đi Mẽo tan tành, do Mẽo tiết kiệm ngân quỹ cái con mẹ gì đó!

Một vị bằng hữu mới quen biết, Bắc Kít, sau 1975, rất quí Gấu,  trên FB, có đi 1 đường về GCC, ông ta bị chửi cũng dữ, và ông ta chửi lại cũng không thua gì, sợ còn dữ hơn!
Không hẳn như thế!
GCC ra hải ngoại quá trễ, ra được 1 phát, là bèn ôm lấy giấc mộng vá bướm Mít, của Borges, thành ra thèm có bạn, thèm viết, như đã từng báo cáo nhiều lần rồi
Chẳng hề muốn ôm lại cái nick tên “sa đích văn nghệ” được Nguyên Sa ban cho, những ngày đầu bước chân vô làng văn.
Những tên khốn kiếp như tên này, hay tên “ngồi bên ly cà phê”, đều là những người Gấu đã từng mong được là bạn của chúng, y chang những ngày đầu quen đám bạn quí, đêm nằm ngủ, mơ gặ
p bạn ở Quán Chùa, là chuyện rất thường.
Gấu cho đến bây giờ, vẫn còn nhớ rõ như in, bữa gặp băng đảng văn học Montreal, tại 1 bữa ăn, ở nhà 1 người bạn của đám này, ở Toronto, khi chúng kéo xuống chơi, và Nguyễn Tiến Văn kéo Gấu tới, dù không quen biết, không được mời.... Nhớ, Gấu lúc đầu cũng ngại, nhưng NTV phán, ngại cái gì, làm việc lớn, ngại gì ba cái lẻ tẻ.
Lần Gấu bị tên Hoặc Ngữ lôi ra cà khịa trên talawas, đúng thời gian Gấu về Hà Nội, khi trở về Canada, tính quit job, rồi NTV cần liên lạc, và gửi bài của Nguyễn Khánh Long cho Sến, anh phán, ui dào, ba cái lẻ tẻ, thế là lại tiếp tục cầm rổ theo hầu Sến tiếp.
Những sự kiện như thế cho thấy, Gấu thèm kết bạn với "lũ chó hải ngoại" đến như thế nào!
Chỉ 1 khi biết là vô ích, Gấu mới lụi cụi 1 mình làm trang Tin Văn dòng dã 20 năm trời, đâu có phả
i để tự sướng, như tên Lang Băm nhơ bẩn nghĩ, mà là do cần quá, không thể không làm, bởi vì chỉ còn mỗi cách đó, may ra đem đến cho lũ Mít, không chỉ tri thức, thông tin... không thôi, nhưng mà là, biết đâu đấy, 1 chút đạo hạnh, chút phẩm giá, theo cách nghĩ của Brodsky, mỹ mới là mẹ của đạo hạnh.
Sở dĩ
cõi văn Mít tệ hại đến như thế, là do đạo hạnh của lũ viết lách không có, cả ở trong lẫn ngoài nước.

Cái mail của Sến, cũng thực là “nhơ bửn”, theo GCC.
Nó cho thấy, HNH không hề biết sự kiện, GCC type bài viết cho đăng trên e-VHNT, và cùng lúc, cho thấy, Sến, talawas mới là kẻ được phép đăng bài viết của HNH.
HNH có thể không biết việc bài của ông đã được đăng, ở hải ngoại.
Nhưng Sến biết.
Bửn là ở chỗ đó.
GCC đã nói rồi.
Đạo hạnh của lũ viết lách Mít có vấn đề, và nó làm cho văn của chúng thúi như kít.
NQT
Mới đọc trên FB của đấng Phén:

TIẾC
*SONG THAO

Thương xá Tax vừa bị xóa sổ. Vậy là thêm một mảng Sài Gòn xưa bị vỡ vụn. Dân Sài Gòn chúng ta ai cũng tiếc nuối trước sự vong thân của thành phố thân yêu. Sài Gòn đang bị dày vò, không còn là Sài Gòn của chúng ta. Nhớ về Sài Gòn, chúng ta có nhiều thứ để vịn vào. Nhưng có một thứ không thuộc về Sài Gòn mà mỗi khi nhớ về chúng ta ngẩn ngơ. Trong bài “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn”, nhà thơ Du Tử Lê nhớ lung tung: Thị Nghè, Hàng Xanh, Trương ...

Continue Reading

Vong th
ân, là từ triết học, triết học Mác Xít, có nghĩa, mất bản thân, tha hóa, aliéné.
Vong thân trong cần lao, làm ra của cải, vật chất mà khô
ng được hưởng, tụi chủ, tụi tư bản hưởng hết.
Vong thân trong tôn giáo: Chúa xực hết cái đẹp, cái tốt của con người...
Đây là 1 từ cực quan trọng trong Mác Xít. Có thể nói, chủ
nghĩa Mác ra đời, là do hiện tượng "vong thân" trong xã hội tư bản, và nó có nghĩa vụ, lý tưởng "đạt thân", récupérer, lấy lại cho con người sự vong thân kia.
Chúng ta đau lòng vì Sài Gòn bị VC làm mất hết những vẻ đẹp ngày nào của nó. Còn thành phố thì đau đớn vì bị chúng lăng trì, xẻ thịt, vạc [không phải vạch] mặt... làm mất hết vẻ đẹp có từ bao nhiêu đời, và nhờ thế có cái tên Hòn Ngọc Viễn Đông, viết như thế thì còn có thể hiểu được... thay vì vậy, thì là:
Thành phố bị vong thân!
Rõ ràng là hắn không hiểu "vong thân" nghĩa là gì!
Đọc cả 1 đoạn, cũng muốn "vong thân" luôn!
Chữ, của người, chôm chĩa, dùng ẩu, dùng tả, không nắm được nghĩa, viết 1 câu tiếng Việt không nên thân
, vậy mà, hàng chục tác phẩm, truyện ngắn, hàng mấy chục tác phẩm, Phén, Phiếc, viết bằng 1 thứ văn phong Ba Tư, Càn Khôn Đại Nã Di, như Bạn Cà ca ngợi, thường nhân như Gấu chẳng hạn, thì gọi là mô phỏng, hay nói thẳng, ăn cắp.
Hắn cũng giữ một mục hàng tuần trên 1 tờ
báo địa phương, mỗi tuần phải ị ra 1 bãi, thế là cứ báo mũi lõ, cũng những tờ lá cải, thuổng dài dài, phăng dài dài....
Chuyện hắn rối rít bê về trang cá nhân, bài viết của HNH, do Gấu post,
rối rít cám ơn đại phê bình gia VC, vờ Gấu,từ hồi 2001, nghĩa là từ hồi Gấu về Hà Nội, được 1 đấng đưa tới vấn an nhà đại giáo sư, đại phê bình gia của chế độ ta.
Gấu đâu có thèm để ý tới.
Bây giờ, nghĩ lại, biết đâu đấy, chơi thử 1 cú rìu phá băng, hắn "khác" đi chăng?

Brodsky, tưởng niệm bà vợ góa của Osip Mandeltstam, phán, về hai cuốn hồi ký của Bà:
Một tay ly khai nổi tiếng vừa tuyên bố vừa lắc lắc chòm râu: "Bà đã ỉa lên cả một thế hệ chúng ta". Những kẻ khác bèn chạy vội về nhà, đóng kín cửa lại, và ngồi viết phản-hồi ký!
Đúng thế đấy, những năm đầu của thập niên 1970 đã bắt đầu như vậy, và chừng sáu năm sau đó, cũng đám người đó, đã xào xáo, chia năm sẻ bẩy, trước thái độ của Solzhenitsyn đối với những người Do Thái.

"
Bà đã ỉa lên cả một thế hệ".
M
ột cái việc làm như thế, đối với lũ Hội Nhà Thổ ở Hà Nội, bà DTH đã làm.
Ở hải ngoại, chưa có ai ...



Mit Critic


From:
To:
Cc:
Sent: Thursday, August 23, 2001 5:30 PM
Subject: Fw: Nguye^~n Quo^'c Tru.
Chao anh Tru
Them mot doc gia "sensitive" ve chuyen ve VN
Anh Tru co muon viet tra loi doc gia nay?
pcl
 ----- Original Message -----
From:
To:
Sent: Thursday, August 23, 2001 2:07 PM
Subject: Nguye^~n Quo^'c Tru.
Xin cha`o ca'c ba.n,
Ma^'y tua^`n na`y ddo.c ba'o chi' ha?i ngoa.i cu~ng nhu+ trong nu+o+'c tha^'y dda(ng ba`i pho?ng va^'n Nguye^~n Quo^'c Tru.- mo^.t ngu+o+`i co^ng ta'c vo+'i qui' ba'o- ve^` chuye^'n vie^'ng tha(m Vn cu?a o^ng ta.
Xin qui' ba'o cho bie^'t y' kie^'n ve^` chuye^.n na`y. DDa^y co' pha?i la` ha`nh ddo^ng tro+? ma(.t ba('t tay vo+'i Cs cu?a NQT hay kho^ng?
To^i i't khi le^n tie^'ng ve^` chuye^.n chi'nh tri. nhu+ng vi` to^i la` ddo^.c gi?a thu+o+`ng xuye^ng cu?a VHNT online va` ra^'t ye^u me^'n ta.p chi' na`y ne^n to^i mo+'i le^n tie^'ng.
Xin tha`nh tha^.t ca'm o+n.


Để có được bài viết của HNH, Gấu phải làm 1 cuộc trở về Hà Nội, và là người đầu tiên dám mở đường máu, không đơn giản đâu.
Mang ra hải ngoại, lọ mọ đánh máy, tìm cách giới thiệu, không chỉ trong giới viết lách mà ra quảng đại quần chúng qua trang Việt Báo.
Vậy mà không được tên khốn kiếp cám ơn 1 lời.
Không chỉ vờ, mà hắn còn chọc quê GCC, bằng cách
cám ơn HNH.
Ông này ở Hà Nội đâu có biết gì đâu?

Subject: Re: Texts
Date: Fri, 8 Dec 2000 10:27:39 -0800
From:
To:
Ca?m o+n anh Tru.
Ba`i Tu+ Tu+o+?ng Gia Ta^n The^' Ky? la` do to^i so't.
DDe^m nay se~ ddi ba`i "Dde^m Tha'nh 3" va` dde^m mai (Thu+' Ba?y) se~ ddi
ba`i Tu+ Tu+o+?ng Gia
To^i phu.c anh kinh khu?ng, ve^` su+' ddo.c, su+'c vie^'t, su+. nha.y be'n
va` lo`ng tho+ mo^.ng.
Sau na`y ddo^.c gia? trong va` ngoa`i nu+o+'c se~ ghi o+n anh (nhu+ to^i
dda~ no'i ho^`i anh ghe' Calif.), nha^'t la` gio+'i sinh vie^n va` dda(.c
bie^.t la` gio+'i nha` va(n nhu+ to^i.
Tha^n a'i


PTH Việt Báo

Đa tạ

NQT

Lũ này, chỉ quen cái chuyện áo thụng vái nhau, thơ văn như kít, nhưng vịn thơ nhau mà đứng dậy,
cái gì gì dựa hơi [hơi gì ?] nhau mà viết, thế là ô hô ai tai cả 1 giấc mộng xâm nhập văn chương nước người, thế giới. Không tên nào đọc được văn chương mũi lõ, điều này không hẳn là do dốt tiếng mũi lõ, mà phần nhiều là do tâm thức, thói quen, khẩu vị… Gấu đã kể, vào lúc mới lớn, mê Buồn Nôn, La Nausée, của Sartre, ông anh rể là Hiếu Chân phán đưa tao đọc thử, đọc chỉ vài dòng là quăng lại, và quả thế thực, phần nhật ký không ngày tháng mở ra cuốn này, cực khó đọc, hà, hà!



Pham Nguyen Truong liked this.

Một ý nghĩ:

Đối với nhà văn đích thực, ngày mai phải viết hay hơn hôm qua, đó không chỉ là một đòi hỏi mang tính thẩm mỹ mà còn là, thậm chí trước hết là, một đòi hỏi mang tính đạo lý - cũng bức thiết và tự nhiên giống như ngày mai phải sống đẹp hơn hôm qua.

Tuy nhiên, mặt khác, nếu bạn không làm được như vậy, thì ít nhất bạn hãy bao dung với mình nếu biết bạn đã cố hết sức.

... See More

Đấng này, Gấu đọc, ngay từ khi vừa xuất hiện trên diễn đàn VHNT trên lưới, của PCL, và thú thực, không có ý kiến.
Khác hẳn trường hợp Nguyễn Quang Lập, cũng xuất hiện, cũng trên VHNT, đọc 1 phát là trúng đòn liền, và là cái mẩu Cục Uất của anh ta.
Bọ Lập sau đó, nổi như cồn, với loạt bài, trên TV có post lại. Nhưng sau đó, là hết. Gấu đã từng dùng hình ảnh ánh lửa ma trơi, để diễn tả trường hợp của anh ta.
Nhưng vấn đề của TTCD, khác hẳn.
Thì nói toạc ra ở đây, anh ta viết hoài thì cũng vẫn mãi như thế.
Và quả nó liên quan đến mỹ, đến đạo lý, như
ng không phải như anh ta hiểu.
Trường hợp của TTCD, là trường hợp của…  GCC, thời mới lớn, và Sartre diễn tả thật là thần sầu. Nhớ, Gấu, thú thực, đọc 1 phát, lại 1 phát, là thấm cả 1 đời.
Sartre phán: Vảo mỗi thời đại, con người nhận ra mình, lọc ra mình, khi đối diện với tha nhân, tình yêu và cái chết
A chaque époque, l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour et de la mort.
Theo GCC, TTCD, như cả 1 thời của anh ta, khôn quá, hoặc nhát quá, chẳng chọn gì!
Anh ta không dám lọc mình ra
, giữa cả 1 thời của anh ta! (1)

(1)

http://www.tanvien.net/tap_ghi_7/chuoi_5.html


Tại sao mày cứ viết về mấy chuyện "chính trị", nhắc đến tụi chúng nó làm gì vậy? Chúng nó đâu có đáng để cho mày viết?
Một ông nhà văn Miền Nam, cũng bạn văn của Hai Lúa ngày nào, tỏ ra bực mình.

Nhưng Hai Lúa đâu có viết về chúng nó, mà viết về những người mà chúng nó ngồi lên đầu!


http://www.tanvien.net/gioithieu_02/cuc_uat.html

Ui chao, Sartre, Camus và thời mới lớn của Gấu, và những câu thần chú.
Con người bị kết án phải tự do. L’homme est condamné à être libre.
Địa ngục là tha nhân. L’enfer, c’est les autres.
Kỹ thuật tiểu thuyết luôn qui chiếu về siêu hình học của tiểu thuyết gia, une technique romanesque renvoie toujours à la métaphisique du romancier. Sartre đọc Âm Thanh và Cuồng Nộ của Faulkner. Câu phán này quả là quá khủng khiếp, vì nó trở thành kim chỉ nam đối với cái việc điểm 1 cuốn sách. Sartre đọc Faulkner, và khám phá 1 siêu hình học về thời gian: Trong Âm Thanh và Cuồng Nộ, Faulkner đập nát thời gian của tiếng tích tắc của đồng hồ, và xây dựng 1 thời gian khác, với tiếng hú của 1 tên khùng, đây là câu chuyện được kể bởi 1 tên khùng, đầu âm thanh và cuồng nộ, và chẳng có ý nghĩa gì hết



1. Thế kỷ 20 của ai?

Triết gia người Pháp, Bernard-Henry Lévy trả lời bằng cả một cuốn sách: Thế kỷ của Sartre (nhà xb Grasset, Paris).
 
G. Steiner, trong bài viết "Triết gia cuối cùng?" trên tờ TLS (The Times Literary Supplement 19 May, 2000), đã nhắc tới một phương ngôn của người Pháp, theo đó, trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20, ngôi sao của Sartre lu mờ so với những "địch thủ" của ông như Camus, Raymond Aron, bởi vì thời gian này, ông còn ở trong lò luyện ngục (purgatoire). Và đây là "phần số", chỉ dành cho những triết gia lớn, tư tưởng lớn. Theo ông, hiện nay, ở Pháp, Đức, Ý, Nhật, và một số quốc gia Đông Âu, thế giá và huyền thoại của nhà văn đã từng từ chối giải thưởng Nobel văn chương này, đang ở trên đỉnh. Ở đâu, chứ ở Pháp thì quá đúng rồi: sau 20 năm ở trong lò luyện ngục, Sartre trở lại, và đang tràn ngập trong những tiệm sách, với nào là tiểu sử (loại multi-volume), nào hội thảo, đối thoại, gặp gỡ (rencontres)… Theo như Jennifer Trần tôi được biết, tạp chí Văn, trong tương lai, sẽ dành trọn một số báo để nhìn lại "triết gia cuối cùng của nhân loại", đặc biệt bởi những nhà văn Miền Nam đã một thời coi ông là "thần tượng", như Huỳnh Phan Anh, Đặng Phùng Quân…

 "Địa ngục là những kẻ khác", "Người ta không thể bỏ tù Voltaire", "Con người bị kết án phải tự do", "Con người là một đam mê vô ích", "Tự do phê bình là hoàn toàn ở Liên Bang Xô-viết (La liberté de critique est totale en URSS), "chủ nghĩa Cộng sản là chân trời đừng mong chi vượt được của thời đại chúng ta (Le marxisme est l’horizon indépassable de notre temps)… nhưng hình ảnh một ông già mù phải nhờ bạn dẫn tới bàn hội nghị, để tranh đấu cho một con thuyền cho người vượt biển, vì muốn cứu những xác người trên biển Đông mà đành phải bắt tay với kẻ thù và cũng đã từng là bạn… hình ảnh đó đã vượt lên tất cả… nhưng thôi, xin hẹn gặp Văn, số đặc biệt!

Cái tay TTCD này, khi anh ta và đồng bọn làm trang e-Văn, Gấu mặt dầy gửi bài liền, chẳng đợi mời. Chỉ đến khi GCC gửi 1 bài dịch trên TLS, kèm luôn bản tiếng Anh, và khi bài post lên, thấy đề TTCD hiệu đính, Gấu bèn mail hỏi, anh ta chỉ ra mấy chỗ Gấu dịch sai, mà sai thật, Gấu mới hỡi ơi, vì cái đạo hạnh của anh ta.
Cái từ hiệu đính, như Gấu đã từng nói, rất cao quí, không thể đem ra dùng 1 cách khinh xuất như thế, mà dùng như thế là làm nhục tòa soạn e- Văn, chứ không phải người cộng sự.
Sến cũng y chang, vô tư đè bài viết của GCC ra đề tên 1 tên khốn kiếp vô, hiệu đính!
Đây là sự khác biệt giữa văn minh và dã man mà DTH đã từng chỉ ra.
Với đám Ngụy, đây là công việc bếp núc của 1 toà soạn, khi họ “edit”, biên tập,
một bài viết của cộng sự, và nó không chỉ hạn hẹp trong việc sửa những lỗi dịch sai.
Khi biên tập xong, họ gửi cho tác giả, và xin ý kiến, nếu OK, họ đăng, không, họ gửi trả lại bài viết.
Từ “hiệu đính” được dùng trong những nghi lễ trang trọng hơn nhiều.
Một tay mới viết, biết sức mình, bèn nhờ 1 đàn anh mà anh thực tình coi trọng, coi lại bài viết, “xin anh hiệu đính cho em, và cho phép em để tên anh lên đầu bài viết”
Đó là 1 vinh dự của lũ văn minh, vậy mà bị tên này, cũng như Sến, làm thành 1 trò nhục mạ người cộng sự.
Sến chẳng đã từng đăng bài viết của Nguyễn Vă
n Lục, và khi từ chối, ông ta viết mail hỏi, Sến làm nhục ông ta bằng câu trả lời, viết dưới tầm của trang của tôi!

Gấu đã từng làm những công việc như vậy, mà chưa từng để tên Gấu vô, như 1 kẻ hiệu đính. Nhờ vậy mà thoát chết trong nhà tù VC, như đã từng lèm bèm nhiều lần, khi sửa bài viết của Nguyễn Mai, khi phụ trách phụ trang văn học của tờ Tiền Tuyến

Những Hình Hài Nobel
http://www.tanvien.net/chuyen_ngu_2/nobel_bodies.html
Nguồn: Nobel Bodies, Phụ trang văn học Thời báo London (TLS), số ngày 15/10/2004.
Nguyễn Quốc Trụ dịch
Chú thích: Đăng lại bản dịch trên e-Văn. Cám ơn BBT, đặc biệt TTCĐ, đã sửa giùm một số sai sót.
NQT


http://phovanblog.blogspot.ca/2016/10/jane-eyre-ban-tay-che-dong-bao.html

Nhân loại ngày nay thừa hưởng không ít những tác phẩm văn học thường được gọi là kinh điển. Chúng là những công trình trước tác của nhiều thiên tài thuộc nhiều dân tộc, và từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay, trải qua nhiều thế hệ người đọc, vẫn không phai nhạt giá trị nghệ thuật lẫn nhân sinh. Dù trải qua nhiều thử thách và những biến đổi ý thức hệ, lịch sử, chính trị, xã hội, chúng vẫn không hề có dấu hiệu chìm vào quên lãng. Nếu cần chúng ta có thể liệt kê vài cuốn tiêu biểu như Don Quixote của văn hào Tây Ban Nha Miguel de Cervantes, hay cuốn Chiến tranh và hoà bình của văn hào Nga Lev Tolstoy, hay cuốn Những người khốn khổ của văn hào Pháp Victor Hugo. Chúng là gia sản văn hóa chung muôn đời của tất cả chúng ta, không riêng một ai, và đóng góp một phần không nhỏ vào đời sống tinh thần của mọi sắc dân trên thế giới.
TYT

Note: GCC sợ đấng này lộn từ kinh điển, academic, với từ cổ điển, classic.

Bởi thế, Calvino mới hỏi và cùng lúc, trả lời bằng cả 1 cuốn sách: Tại sao chúng ta vưỡn đọc cổ điển? Và cái câu khen bảnh nhất 1 cuốn sách vừa mới ra lò, là đã thành cổ điển!
Đã 1 bạn Cà lầm “kinh điển” với “kinh nguyệt”, khiến cả 1 một diễn đàn Bi Bi Xèo lầm theo.
Giờ đến đấng này!

GCC đã nói rồi, lưu vong, trễ quá, càng trễ, mộng càng lớn, nghĩa là chỉ mong kết bạn với đám viết lách, cái sự
chửi bới, dọn dẹp như sau này, là sau khi được bẩy bó, bèn dùng cái bonus thời gian vào cái việc nhơ bẩn.
Hai vị hộ pháp của TV có lúc bực mình, sao ưa cà khịa như thế, chửi người, dù thắng, thì cái phần người của mi cũng bị sứt mẻ.
Nhưng theo GCC, rõ ràng là, trong giới viết lách hải ngoại, gần như không có lấy
1 tên, có lấy 1 chút đạo hạnh.
Đó là sự thực.
Và phải có 1 tên dám vào địa ngục, làm cái việc, chỉ cho chúng thấy, chúng nhơ bẩn quá, hà, hà!

Bởi là vì, không lẽ lui cui mất 20 năm, làm trang Tin Văn, không được tí quà?
Quà làm trang TV là vạch ra cái phần vô hạnh, vô đạo đức của lũ Mít cầm viết!
Chúng viết như kít, là do đạo hạnh khốn nạn quá!

Cái gì làm cho tên ngồi bên ly cà phê, làm thơ, nhớ bạn hiền, chôm thơ Joseph Huỳnh Văn, trên trang Tin Văn nhưng lại nhớ mang máng là đọc trên tờ Thời Tập của VL?
Cái gì làm 1 tên núp váy đàn bà viết cực nhơ bẩn về những người viết đã chết, như TTT, NXH, hay những vị còn sống, như MN, TTNgh, đều là những người thành danh, có tác phẩm nổi tiếng, chẳng hề
thù oán gì hắn, và, như Gấu, chẳng hề biết hắn là thằng chó nào?

From:
To:
Cc:
Sent: Thursday, August 23, 2001 5:30 PM
Subject: Fw: Nguye^~n Quo^'c Tru.
Chao anh Tru
Them mot doc gia "sensitive" ve chuyen ve VN
Anh Tru co muon viet tra loi doc gia nay?
pcl
 ----- Original Message -----
From:
To:
Sent: Thursday, August 23, 2001 2:07 PM
Subject: Nguye^~n Quo^'c Tru.
Xin cha`o ca'c ba.n,
Ma^'y tua^`n na`y ddo.c ba'o chi' ha?i ngoa.i cu~ng nhu+ trong nu+o+'c tha^'y dda(ng ba`i pho?ng va^'n Nguye^~n Quo^'c Tru.- mo^.t ngu+o+`i co^ng ta'c vo+'i qui' ba'o- ve^` chuye^'n vie^'ng tha(m Vn cu?a o^ng ta.
Xin qui' ba'o cho bie^'t y' kie^'n ve^` chuye^.n na`y. DDa^y co' pha?i la` ha`nh ddo^ng tro+? ma(.t ba('t tay vo+'i Cs cu?a NQT hay kho^ng?
To^i i't khi le^n tie^'ng ve^` chuye^.n chi'nh tri. nhu+ng vi` to^i la` ddo^.c gi?a thu+o+`ng xuye^ng cu?a VHNT online va` ra^'t ye^u me^'n ta.p chi' na`y ne^n to^i mo+'i le^n tie^'ng.
Xin tha`nh tha^.t ca'm o+n.


Để có được bài viết của HNH, Gấu phải làm 1 cuộc trở về Hà Nội, và là người đầu tiên dám mở đường máu, không đơn giản đâu.
Mang ra hải ngoại, lọ mọ đánh máy, tìm cách giới thiệu, không chỉ trong giới viết lách mà ra quảng đại quần chúng qua trang Việt Báo.
Vậy mà không được tên khốn kiếp cám ơn 1 lời.
Không chỉ vờ, mà hắn còn chọc quê GCC, bằng cách
cám ơn HNH.
Ông này ở Hà Nội đâu có biết gì đâu?

Subject: Re: Texts
Date: Fri, 8 Dec 2000 10:27:39 -0800
From:
To:
Ca?m o+n anh Tru.
Ba`i Tu+ Tu+o+?ng Gia Ta^n The^' Ky? la` do to^i so't.
DDe^m nay se~ ddi ba`i "Dde^m Tha'nh 3" va` dde^m mai (Thu+' Ba?y) se~ ddi
ba`i Tu+ Tu+o+?ng Gia
To^i phu.c anh kinh khu?ng, ve^` su+' ddo.c, su+'c vie^'t, su+. nha.y be'n
va` lo`ng tho+ mo^.ng.
Sau na`y ddo^.c gia? trong va` ngoa`i nu+o+'c se~ ghi o+n anh (nhu+ to^i
dda~ no'i ho^`i anh ghe' Calif.), nha^'t la` gio+'i sinh vie^n va` dda(.c
bie^.t la` gio+'i nha` va(n nhu+ to^i.
Tha^n a'i


PTH Việt Báo

Mit Critic


Nhân loại ngày nay thừa hưởng không ít những tác phẩm văn học thường được gọi là kinh điển. Chúng là những công trình trước tác của nhiều thiên tài thuộc nhiều dân tộc, và từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay, trải qua nhiều thế hệ người đọc, vẫn không phai nhạt giá trị nghệ thuật lẫn nhân sinh. Dù trải qua nhiều thử thách và những biến đổi ý thức hệ, lịch sử, chính trị, xã hội, chúng vẫn không hề có dấu hiệu chìm vào quên lãng. Nếu cần chúng ta có thể liệt kê vài cuốn tiêu biểu như Don Quixote của văn hào Tây Ban Nha Miguel de Cervantes, hay cuốn Chiến tranh và hoà bình của văn hào Nga Lev Tolstoy, hay cuốn Những người khốn khổ của văn hào Pháp Victor Hugo. Chúng là gia sản văn hóa chung muôn đời của tất cả chúng ta, không riêng một ai, và đóng góp một phần không nhỏ vào đời sống tinh thần của mọi sắc dân trên thế giới.
TYT

Note: GCC sợ đấng này lộn từ kinh điển, academic, với từ cổ điển, classic.

Bởi thế, Calvino mới hỏi và cùng lúc, trả lời bằng cả 1 cuốn sách: Tại sao chúng ta vưỡn đọc cổ điển? Và cái câu khen bảnh nhất 1 cuốn sách vừa mới ra lò, là đã thành cổ điển!
Đã 1 bạn Cà lầm “kinh điển” với “kinh nguyệt”, khiến cả 1 một diễn đàn Bi Bi Xèo lầm theo.
Giờ đến đấng này!


&

http://www.tanvien.net/Notes/why_classic.html

http://www.tanvien.net/Review/Taisao_Codien.html

Đấng này, cũng 1 thứ quái nhân, theo GCC. Còn nhỏ, theo cha mẹ di cư vô Nam, rồi di cư qua Mẽo, rồi được Mẽo cho ăn học, rồi trở về mái nhà xưa, tức Hà Nội, rồi nhìn thấy hai vết đạn của thực dân Pháp trên thân thể Em [Hà Nội], khóc ròng, và khi được 1 đấng bạn văn VC hỏi, về đâu, Người trả lời, Hà Nội chứ đâu nữa!
Người đem sách về cho đầu nậu “tóc bạc” in, rồi viết bài thổi, đấng này chơi ngay 1 bài viết của GCC, chán thế!

Ở hay Về ?

 * *

Kinh...  Nguyệt là gì?
Tại sao đọc Kinh... Nguyệt?
Hà, hà!

Một cuốn sách, và 1 bài viết quan trọng.
Bài viết mở ra cuốn Stranger Shores, tập tiểu luận của Coetzee.


Coetzee mở ra cuốn Những bến bờ lạ lẫm hơn, Stranger Shores, bằng bài viết Cái Gì Là Cổ Điển ? thật tuyệt. Bài này Mít chắc thú hơn bài của Calvino, vì ông chú trọng tới cái thời của riêng chúng ta, khi đọc một cổ điển.

Theo cái kiểu, sống sót Lò Cải Tạo, một buổi chiều nơi xứ Mẽo, nhớ Sài Gòn, bèn lôi Nguyễn Du ra đọc!
[Gấu sẽ đi luôn cả hai bài, trong khi chờ... , en attendant M mail!]

Coetzee dẫn lời nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của thời của riêng chúng ta, nhà thơ Ba Lan Zbigniew Herbert.
Ông này phán: đối nghịch của cổ điển thì không phải là hiện đại, mà là man rợ.
Cú đụng độ “cổ điển vs man rợ” không hẳn một đối nghịch, mà là một đối đầu [not so much an opposition as a confrontation].
Từ đó suy ra, những “Thơ ở đâu xa”, “Tôi cùng gió mùa”… đều là… cổ điển: Chúng dám đối đầu với man rợ.

[Ui chao,
đọc lại mới thấm dữ. Khen nó, kiếm cho được địa chỉ, để gửi
sách tặng nó, mong mỏi gặp nó.
Gặp, nó đếch thèm bắt tay!]

*
Câu trả lời của Coetzee, cho câu hỏi, “Cổ điển là cái gì?”: Cổ điển là cái sống sót, … that the classic is what survives…. the classic defines itself by surviving… what survives the worst of barbarism, surviving because generations of people cannot afford to let go of it and therefore hold on to it at all costs – that is the classic.
Cái sống sót những gì tệ hại nhất của man rợ, sống sót theo cái nghĩa, hết thế hệ này qua thế hệ khác, con người không thể chịu nổi chuyện buông xuôi, cố ôm lấy nó, không thể cho man rợ thắng thế, cái đó gọi là cổ điển.
Gấu này tin rằng, cái gọi là cổ điển của Mít, chính là văn chương Miền Nam trước 1975. Chỉ có nó sống sót trong trận chiến "cổ điển vs man rợ"!

Ba cái thằng bỏ chạy bợ đít VC, mà là… sống sót ư?
*
“Tại sao đọc cổ điển” của Italo Calvino gồm những bài viết về một số tác giả. Cách đọc “Bác sĩ Zhivago” của ông, trong bài “Pasternak và cách mạng”, thật là tuyệt. Ông không đồng ý với Lukacs, khi tin rằng, chẳng phải ngẫu nhiên mà thế kỷ của chúng ta là của truyện kể, récit, của tiểu thuyết ngắn [roman court, không phải sử thi], của những chứng từ có tính tiểu sử, tự thuật [témoignage autobiographique]. Calvino viết câu sau đây - có thể là để vinh danh một số câu văn thần sầu của… Gấu, [vừa thôi cha nội!], thí dụ như câu: "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể", hay câu "
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu", [thì đã nói rồi, cái đám bỏ chạy làm sao viết nổi những câu như thế, và đây chính là điều Calvino "ngộ" ra, khi không đồng ý với phê bình gia tổ sư Mạc xít Lukacs, khi viết]: de nos jours, une prose narrative véritablement moderne ne peut faire porter sa charge poétique que sur le moment….
Cái gọi là ‘sur le moment’, v
ào đúng khoảnh khắc đó,
đám bỏ chạy làm sao có?

Zbigniew Herbert
Why The Classics

WHY THE CLASSICS

I  CHOSE THIS POEM (1) after some hesitation. I do not consideration the best poem I've written, nor is it one that can represent my poetic program. I think it does have two virtues: it is simple, dry, and speaks of matters that are truly close to my heart, without superfluous ornament or stylization.
    The poem has a three-part structure. In the first part, it speaks of an event taken from the work of a classical author. It is, as it were, a note on my reading. In the second part I transfer the event to contemporary times to elicit a tension, a clash, to reveal an essential difference in attitude an behavior. Finally, the third part contains a conclusion or moral, and also transposes the problem from the sphere of history to the sphere of art.
    You don't have to be a great expert on contemporary literature to notice its characteristic feature-the eruption of despair and unbelief. All the fundamental values of European culture have been drawn into question. Thousands of novels, plays, and epic poems speak of an inevitable annihilation, of life's meaninglessness, the absurdity of human existence. I don't mean to subject pessimism to easy ridicule if it is a response to evil in the world. However, I think that the black tone of contemporary literature has its source in the attitude its writers take to reality. And that is what I tried to attack in my poem.
    The Romantic view of the poet who bares his wounds, relates his misfortunes, still has many supporters today, despite changes in style and literary taste. It is universally held that the artist has a sacred right to ostentatious subjectivism, to a display of the tender "I." If a school of literature existed, one of its basic exercises should be description not of dreams but of objects. Beyond the artist's reach, a world unfolds- difficult, dark, but real. One should not lose the faith that it can be captured in words, that justice can be rendered it.
    Very early on, near the beginning of my writing life, I came to believe I hat I had to seize on some object outside of literature. Writing as a stylistic exercise seemed barren to me. Poetry as the art of the word made me yawn. I also understood that I couldn't sustain myself very long on the poems of others. I had to go out from myself and literature, look around in the world and lay hold of other spheres of reality.
    Philosophy gave me the courage to ask primary questions, fundamental, basic questions: does the world exist, what is its essence, and can it be known? If this discipline can be made useful to poetry it is not by translating systems but by recreating the drama of thought.
    I do not turn to history to draw from it an easy lesson of hope, but to confront my experience with that of others, to acquire something I might call universal compassion, and also a sense of responsibility, responsibility for the state of my conscience.
    It is an old dream of poets that their work may become a concrete object like a stone or a tree, that what they make from the material of language- itself subject to constant change-may acquire a lasting existence. One of the ways to achieve this, it seems to me, is to cast it far away from oneself, to erase the ties that connect it to its creator. This is how I understand Flaubert's recommendation: "The artist must be in his work as God is in nature."

1966



Lời dẫn: Đoạn văn dưới đây đề cập tới một số truyện của tôi, được trích từ một bài viết về Văn Học Việt Nam tại Hải Ngoại của ông Hoàng Ngọc Hiến, nhà phê bình văn học, hiện cư ngụ tại Hà Nội. Tôi chưa được hân hạnh quen biết hay gặp gỡ ông Hoàng Ngọc Hiến nên chưa có cơ hội xin phép trích đăng đoạn văn này. Tôi xin mạn phép tác giả lấy từ trang nhà của Việt Báo Online. Việt Báo Online đã đăng bài phê bình này trong nhiều kỳ báo. Quý vị độc giả muốn có toàn văn bài viết xin vào www.vietbao.com số ngày 30 tháng 7 năm 2001 và các số kế tiếp. ( ST )

[Trích trang net của Song Thao].

GCC, ở Xứ Lạnh như hắn, đã từng gặp gỡ băng đảng của hắn, đã từng làm MC ca ngợi vinh danh sách & thơ của bạn bè hắn, và đã từng là người, nhà văn hải ngoại đầu tiên, về Hà Nội, yết kiến nhà phê bình nhớn VC, HNH, và được ông ta tặng bản văn
viết về bộ mặt Mít lưu vong, trong đó ca ngợi ngất trời nhà văn hải ngoại ST, và đã từng lụi cụi type bài viết cho đăng trên Tin Văn, cùng lúc trên Việt Báo, vậy mà hắn vờ hẳn!

*

Hoàng Ngọc Hiến
[NQT chụp tại nhà riêng của ông,
tại Hà Nội,  Tháng Sáu, 2001].

http://www.tanvien.net/tg3/ho_so_mot_bai_viet.html

Hồ Sơ Một Bài Viết

Miễn xong một “sô”

(Vài nhận xét về Văn Học Hải Ngoại
của Hoàng Ngọc Hiến) [I]
Cảm giác của tôi sau khi đọc chuyên luận được tài trợ bởi trung tâm William Joiner của Hoàng Ngọc Hiến là rất hụt hẫng. Tôi tự hỏi: kết quả của một công trình nghiên cứu gây vô số tranh luận, kiện tụng hàng năm trời, rốt cuộc chỉ là một bài viết sơ sài vậy sao?
[Trích bài viết của Phan Nhiên Hạo, trên talawas].

Tuy nhiên, giữa lúc talawas đăng hàng loạt bài khảo luận như của Hoàng Ngọc Hiến dạy đời về cách làm văn chương hay dạy hải ngoại về văn học hải ngoại, mà khi đọc xong, thấy tức giùm cho talawas. Không hiểu talawas nể trọng cái bằng cấp giáo sư tiến sĩ hay tài năng mà hết đăng tin Hoàng Ngọc Hiến thăm đại học Mỹ, hết phỏng vấn tốn công tốn sức để rồi lại lại khổ công đính chánh, xin lỗi.

[Trích bài viết của Trần Hoài Thư, trên talawas].

ĐỌC VĂN HỌC HẢI NGOẠI
Hoàng Ngọc Hiến

Lời dẫn: Đoạn văn dưới đây đề cập tới một số truyện của tôi, được trích từ một bài viết về Văn Học Việt Nam tại Hải Ngoại của ông Hoàng Ngọc Hiến, nhà phê bình văn học, hiện cư ngụ tại Hà Nội. Tôi chưa được hân hạnh quen biết hay gặp gỡ ông Hoàng Ngọc Hiến nên chưa có cơ hội xin phép trích đăng đoạn văn này. Tôi xin mạn phép tác giả lấy từ trang nhà của Việt Báo Online. Việt Báo Online đã đăng bài phê bình này trong nhiều kỳ báo. Quý vị độc giả muốn có toàn văn bài viết xin vào www.vietbao.com số ngày 30 tháng 7 năm 2001 và các số kế tiếp. ( ST )
[Trích trang net của Song Thao].

Bài viết của HNH, đăng lần đầu, trên trang Tin Văn của NQT, khi đó còn nằm nhờ bên tờ VHNT trên lưới của Phạm Chi Lan.
Trong khi đăng từng kỳ trên Tin Văn, tôi [NQT] có cho đăng song song trên Việt Báo online.
Tôi tin là ‘me-xừ’ Song Thao biết rõ điều này. Lý do nào, ông chỉ nhắc tới Việt Báo Online, mà vờ đi Tin Văn?
Liệu có phải vì những dòng, ghi trên đầu bài viết của Hoàng Ngọc Hiến, sau đây:

Lời người giới thiệu: Nhân chuyến về Hà Nội, được gặp giáo sư Hoàng Ngọc Hiến và như để kỷ niệm buổi trưa hôm đó, ông tặng bài viết sau đây. Ông cho biết thêm, đây chỉ là bản sơ thảo.
Cám ơn tác giả, và xin trân trọng giới thiệu bạn đọc.
NQT

Liệu, cái chuyện ‘tôi chưa hân hạnh, và chưa được gặp gỡ’ của ST, và cái chuyện dám viết về một tác giả hải ngoại chưa từng gặp gỡ - như ST - như  HNH đã từng dám viết, là một chi tiết rất ư là đáng kể và đã 'sơ ý, hơi bị quên đi', ở một số người viết về ông, chăng?
Cũng nên nhớ thêm, một điều nữa, về Hoàng Ngọc Hiến, là, ông đã từng "chúc dữ" Nguyễn Huy Thiệp :Đừng may mắn, em ơi, đừng may mắn! [nhại nhạc TCS]. ['Tôi không cầu chúc ông thuận buồm xuôi gió", tôi nhớ ông đã từng viết về NHT như vậy]
Liệu, nếu không có bản đăng trên Tin Văn, sẽ vẫn có bản đăng trên talawas? (1)
Trong những kỳ tới, NQT sẽ trở lại với bài viết của HNH, và đặt nó song song với bài Nếu Đi Hết Biển, của Trần Văn Thuỷ.

Chú thích: (1) V/v bản đăng trên talawas. Tin Văn mới nhận được mail:
Hi,
HNH gửi bài đó cho talawas và cho biết rằng bài viết này chưa đăng chính thức ở đâu.

Cái chuyện HNH cho đăng bài của ông ta, trên talawas, là mãi sau này, trong khi cũng bài đó, được đăng trên VHNT trên lưới của Phạm Chi Lan, do GCC post, cùng lúc cho đăng trên Việt Báo, là từ hồi ông Bành Tổ.
Nếu như HNH không cho phép thì ông ta đã hê lên rồi. Đây là cái trò nhát nhúa, để tránh trách nhiệm.
Đám VC ở trong nước, chúng sợ như thế thì còn có lý.
Giả như GCC chỉ post bài của HNH, trên e-VHNT của PLC, liệu Song Thao có bệ về trang của ông ta không?
Bài của GCC, đăng trên VHNT, PCL cho Gấu riêng 1 account, độc lập.

GCC đã phán rồi, có thằng nào có chút đạo hạnh đâu, làm sao viết?
Ông số  2 Thái Thượng Hoàng, Trùm cả 1 bộ lạc, cả 1 cơ sở báo chí hải ngoại, chôm thơ ông số 1. Ông thi sĩ ngồi bên tách cà phê, chôm thơ TV, nhưng "thú thực", đọc trên Thời Tập.
Hai tên khố rách áo ôm, ỷ vào cái bằng trốn lính, đã không thấy nhục vì sống sót cuộc chiến, Lò Cải Tạo, vậy mà lên giọng tố cáo, thằng đó đâu phải dân phê bình, không phải dân khoa bảng như chúng ông.
Cả 1 tầng lớp "kẻ sĩ" như thế
, làm sao mà không mất Miền Nam cho được.
Rồi cả cái đám được Ngụy cho đi du học, có thằng nào có tác phẩm?

Steiner nhờ ông bố khôn quá, đưa được cả gia đình, trong chuyến tầu chót rời Cụu Lục Địa, nên thoát chết ở Lò Thiêu, nhưng suốt 1 đời đau nỗi đau sống sót. Primo Levi vặc lại Ông Giời, tại sao tôi được chọn để thoát chết Lò Thiêu. Cái lũ tinh anh Miền Nam, được Ngụy cho đi du học, nhờ vậy thoát chết trong cuộc chiến, thì cũng giống như Steiner, nhưng không 1 tên nào cảm thấy nỗi đau sống sót cả. Tếu thế. Cũng tếu thế là những tên như tên khốn Lang Băm, Thầy Đạo. Học Triết, là thứ dễ nhất, vì chỉ cần học thuộc cours của Thầy là đậu. Chúng chọn học Triết là để mỗi năm mỗi đậu, để được hoãn dịch. Có ghê gớm gì đâu mà khoe hoài. Do thầy như thế, học như thế, nên ra đời không tên nào viết nổi bài viết, cứ bài thầy nhai đi nhai lại. Những nhà văn thứ thiệt của Miền Nam trước 1975, có tên nào xuất thân Văn Khoa đâu? Cái chết của chúng, mà có tên nào nhận ra. Cái chúng viết, do với cái Gấu viết, khác hẳn nhau, bởi là vì với Gấu, mỗi bài viết là 1 có 1 cái gì đó, ở trỏng. Đừng có nghĩ là Gấu tự sướng. Hai mươi năm trời, 1 mình lụi cụi dịch, viết, là để trình ra điều như trên, tự sướng gì mà mất nhiều thời giờ như thế? Năm ba phút là đủ!

Một tên, nhờ Gấu lụi cụi type bài viết, mà thấy mình được 1 đại giáo sư Vẹm xoa đầu, mừng quá, lọ mọ lôi về blog, không thèm cám ơn cái kẻ mất công ngồi gõ lọc cọc, “quên” không cám ơn cả cái vị đại giáo sư, đạo hạnh như thế, làm sao viết, dù chỉ 1 thứ sáng tác tầm phào, bá láp?
Tên này, nhờ xứ lạnh mà được thoát kiếp tù VC, cả 1 đời không 1 lời cám ơn xứ lạnh, dân xứ lạnh, chỉ mong được lũ Yankee đoái hoài, y chang tên số 2. Chính hắn đã từng khoe được Mẽo nhận, nhưng do bớt kinh phí con mẹ gì đó, nên không đi Mẽo được!
Bẩn thật!

Đâu có phải là xứ lạnh không biết những điều tụi khốn làm, cách sử sự khốn nạn của chúng đâu? Trên TV, GCC đã từng kể, khi còn ở Trại Tị Nạn, đã từng cứu 1 số người, bị Canada từ chối, vì họ nghi, những người này, đến Canada, có dịp là chuồn đi Mẽo.

Auden, nhà thơ Ăng Lê, sư phụ của Brodsky, chẳng mắc mớ cái con mẹ gì đến sống sót, lò thiêu… vậy mà đâu có thoát… đau.
Ông phán, những chức vụ mà tôi giữ - ông qua Mẽo sống – không làm sống lại được chỉ 1 người Do Thái.
Gấu thực sự không tin có thứ văn chương vô hại, chỉ là đồ chơi.

Bạn chọn viết, thì cũng dễ, nhưng chính cây viết chọn bạn, và nếu nó không chọn bạn, thì phải viết
sao cho nó chọn bạn.
Có lẽ chân lý văn chương đơn giản chỉ có vậy, "viết, là/và
để cây viết chọn bạn".

all the positions I took in the thirties didn't save a single Jew. These writings, these attitudes only help oneself.
Auden

Tất cả những chức vụ mà tôi giữ thập niên 30 không cứu được 1 mạng Do Thái. Những cái viết, thái độ này chỉ giúp bản thân.
Nhưng chính ông, trong bài tưởng niệm Yeats đã chỉ ra thơ "dùng để làm gì":


Worships language and forgives
Everyone by whom it lives;
Pardons cowardice, conceit,
Lays its honours at their feet. 

Time that with this strange excuse
Pardoned Kipling and his views,
And will pardon Paul Claudel,
Pardons him for writing well. 

In the nightmare of the dark
All the dogs of Europe bark,
And the living nations wait,
Each sequestered in its hate; 

Intellectual disgrace
Stares from every human face,
And the seas of pity lie
Locked and frozen in each eye.
Follow, poet, follow right
To the bottom of the night,
With your unconstraining voice
Still persuade us to rejoice;
With the farming of a verse
Make a vineyard of the curse,
Sing of human unsuccess
In a rapture of distress;

In the deserts of the heart
Let the healing fountain start,
In the prison of his days
Teach the free man how to praise. 

February 1939

Thờ phụng ngôn ngữ và tha thứ
Cho những ai kia, nhờ họ, mà nó sống;
Tha thứ sự hèn nhát và trí trá,
Để vinh quang của nó dưới chân chúng. 

Thời gian với nó là lời bào chữa lạ kỳ
Tha thứ cho Kipling và những quan điểm của ông ta
Và sẽ tha thứ cho… Gấu Cà Chớn
Tha thứ cho nó, vì nó viết bảnh quá!

Trong ác mộng của bóng tối
Tất cả lũ chó Âu Châu sủa
Và những quốc gia đang sống, đợi,
Mỗi quốc gia bị cầm tù bởi sự thù hận của nó;

Nỗi ô nhục tinh thần
Lộ ra từ mỗi khuôn mặt
Và cả 1 biển thương hại nằm,
Bị khoá cứng, đông lạnh
Ở trong mỗi con mắt

Hãy đi thẳng, bạn thơ ơi,
Tới tận cùng của đêm đen
Với giọng thơ không kìm kẹp của bạn
Vẫn năn nỉ chúng ta cùng tham dự cuộc chơi

Với cả 1 trại thơ
Làm 1 thứ rượu vang của trù eỏ
Hát sự không thành công của con người
Trong niềm hoan lạc chán chường

Trong sa mạc của con tim
Hãy để cho con suối chữa thương bắt đầu
Trong nhà tù của những ngày của anh ta
Hãy dạy con người tự do làm thế nào ca tụng.

Mit Critic

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.
LB

Tất cả những nhà văn nhà thơ hải ngoại, do GCC lưu vong trễ, vừa ra được 1 phát là đều tìm cách làm quen, như đã kể, nhiều lần.
Diễn đàn nào Gấu cũng đều có mặt, có thể nói, nào talawas, nào hậu vệ, nào cánh én, nào gió đông...
Chỉ đến khi cả 1 bầy chó xúm lại tính làm thịt con sói cô đơn, Gấu mới đành phải bò về núi Tản Viên.

Nhưng, vấn đề ở đây, là, cái gì làm cho lũ khốn này khốn nạn như thế?
Đạo hạnh, đúng như Brodsky chỉ ra.
Đạo hạnh liên quan đến đẳng cấp, đến sống sót, đến Cái Đẹp Cứu Chuộc Thế Giới.
Một khi bạn viết ra hay đọc được
bản văn, 1 bài thơ, cực bảnh là bạn biết rằng cái giờ phán quyết cuối cùng đã được vặn lui đi 1 phút phù du!
Đó là ý nghĩa bài thơ Bài Thơ Chống Lại Tận Thế của Szymborska

*

Wislawa Szymborska's "Vermeer"

A poem against the apocalypse

Một bài thơ chống lại Tận Thế

Aug 27th 2010, 16:53 by More Intelligent Life, A.R. | NEW YORK

I HAPPENED upon this poem on the New York Review of Books's website, and was startled by how beautifully Wislawa Szymborska captures the dance between motion and stillness in Vermeer's "The Milkmaid"—a moment frozen yet continually happening.

Vermeer

So long as that woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration
keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn’t earned
the world’s end.

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.

"Vermeer", Wislawa Szymborska, translated from the Polish by Clare Cavanagh and Stanislaw Baranczak

Note: Bài thơ này, TV đã post, nay chỉ post thêm lời bình của tay Prospero.
Bản tiếng Việt, của TV, cũng phân biệt ra hai từ "W", và "w".
GNV cũng đọc nó trên tờ NYRB, như Prospero.
Thế mới thú chứ!

Một khi mà người đàn bà ở trong bức tranh ở viện bảo tàng Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.
Source

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.
Tôi mê cái dáng của bài thơ - mỏng như sợi sữa, tự nó đổ nó ra, chẳng cần tới ai. Tôi cũng mê sức căng mà thi sĩ tạo ra, giữa W và w, nó làm lộ ra đẳng cấp nhưng cũng còn làm lộ ra sự trơn trượt.


Có thể nói, như trường hợp NXT trên đây, nhà văn nhà thơ hải ngoại nào, Gấu cũng mặt dày tìm cách làm quen trước!
Cái băng đảng văn học đầu tiên, ra hải ngoại Gấu mặt dày làm quen, là băng đảng ở Montreal.

* *

Gấu đang sinh hoạt VHNT
lé, lác xệch, trợn ngược cả mắt lên, vì nền VHNT hải ngoại!

To be a litterateur is to live under the sign of mere intellect, just as prostitution is to live under the sign of mere sex.
[W. Benjamin: Schriften II, 179].
Just as a prostitute betrays love, a litterateur betrays the mind.
Hannah Arendt: Tựa, cho cuốn Illuminations của Walter Benjamin.
[Nhà văn sống với chữ, thì cũng giống như bướm sống với cái số ta.
Và nếu như thế, bướm phản bội tình yêu, cũng như nhà văn phản bội cái đầu của mình].

Hồi mới qua, nhân đám này xuống Toronto chơi, ăn uống ở nhà 1 người bạn, dân địa phương, Nguyễn Tiến Văn kéo Gấu tới, Gấu cũng ngại, anh nói, ngại cái gì, phải thế thì mới "dấn thân, kíu nước Mít.... " được chứ, Gấu nghe có lý, bèn tới, và ngay lần gặp đầu tiên như thế, Gấu hỏi thẳng, có phải tờ báo của các anh là của Mặt Trận. Một anh trong bọn, nhận liền. Cảm động vì sự chân thực của anh, Gấu bèn viết cho tờ báo này, thay vì tờ LV ở Toronto.
Bài điểm
cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, đăng lần đầu ở Nắng Mới, của băng đảng này.
Rồi mấy bài thơ. Rồi nhận làm MC quảng cáo sách, thơ của băng này.
Nhớ, lần Hoàng Ngọc Hiến đi Mẽo nhận tiền Xịa "vẽ bộ mặt lưu vong" của Mít, trong lần về Hà Nội, Gấu được ông tặng copy bài viết, cảm tình tri ngộ, Gấu cho đăng, trên Tin Văn và cùng lúc trên Việt Báo.
Đấng Song Thao, thuộc băng này, vì được HNH xoa đầu tới quá, bèn lôi về trang của anh ta, nhưng thanh minh thanh nga, [chắc là
vì sợ bị lũ chống cộng điên cuồng xin tí huyết, vì dám quen VC ?], tôi không có quen ông này, nhưng thấy bài này đăng ở Việt Báo nên lôi về.
Anh ta biết rõ ràng, từ nguồn Tin Văn, nhưng vờ.
Đạo hạnh như thế, làm sao….  mỹ?

Đấng ST, chuyên viết phiếm, đọc ba chớp ba nhoáng báo lá cải của mũi lõ, rồi phăng ra, nghe nói đã sản xuất, vài ba
tá, tác phẩm.
Bạn của ông, là Du Tử Cà gọi, đây là võ công Ba Tư, Càn Khôn Đại Nã Di cái con mẹ gì đó,
kinh thế!
Canada còn 1 ông nữa, cũng chuyên viết kiểu này, và giữ 1 mục tạp ghi cho 1 tờ báo ở Mẽo. Một bữa, gấp quá, không kịp sào nấu, phă
ng phiếc, ông chơi đại 1 bài viết của 1 nữ tác giả. Bà này, bạn cho biết, bèn la lên, và giải thích, tôi đâu có muốn la, nhưng ông ta có cả 1 lố tác phẩm, nếu không la lên, thì người ta lại nghĩ, tôi mới là kẻ cắp!

Thú nhất, là, ông này, viết thư xin lỗi, và thú thực, đúng như GCC vừa kể lại!

Cái kiểu viết này, vào thời internet, viết hoài còn hoài. Đừng nghĩ là GCC phán, cả 1 lũ ăn cắp, nhưng mà thời nào văn chương đó!
Trang TV thì cũng làm thế, nhưng ghi rõ nguyên tác, nguồn.
Ông Trùm của thứ tạp ghi kiểu này, mà không hề ăn cắp, là Robert Walser.
Cái tay tác giả bài Bạt cho cuốn GCC mới mua, vừa mới ra lò, 2016, cho biết, Walser cũng sống bằng nghề ký sự gia,
viết phiếm, nhưng phiếm của ông khủng lắm, từ từ Tin Văn giới thiệu vài bài!

*  


  Gấu, nhà văn

Notes About Brodsky

Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính ông, cũng là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống người, khám phá ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê cung, chúng ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân biệt dựa trên đẳng cấp. Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm đồ ăn, [ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự băng hoại thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt. Mandelstam đọc thơ cho vài bạn tù là khoảnh khoắc thần tiên còn hoài hoài

Một con người đàng hoàng, 1 nhà văn có tí đạo hạnh, thì phải cho biết nguồn gốc, thơ văn trích dẫn.
Câu thơ của Joseph Huỳnh Văn, tên thi sĩ ngồi bên tách cà phê đọc trên Tin Văn, vậy mà phịa ra là, hình như đọc trên Thời Tập của Viên Linh.
Đấng “Vua Phiếm”, biết rõ nguồn bài viết của HNH, là từ Tin Văn, vì GCC cho đăng cùng lúc trên Tin Văn và Việt Báo, chính GCC là người "type" bài viết, và cho đ
ăng trên Việt Báo.
Hắn không biết ơn thì chớ, còn vờ luôn nguồn.

Nguyễn Du nói, tâm bằng ba tài.
Brodsky, trong diễn văn Nobel, mỹ là mẹ của đạo hạnh (1).
Kafka, kỹ thuật là  “hữu thể”, [être], của văn chương.
Có vẻ như mấy ông này ăn nói ngược ngạo, giữa họ, nhưng, theo Gấu, cả ba, “tâm” “kỹ thuật”, “mỹ” đều liên quan tới, chỉ một câu hỏi, ‘viết thế nào’, [comment écrire].

Chính vì thế mà Brodsky mới nói tiếp, ‘bad style’ [viết dở], là do cái tâm khốn nạn, cái tà ma ác quỉ gây ra!

(1) In his Nobel Prize lecture, Brodsky sketches out an aesthetic on the basis of which an ethical public life might be built. Aesthetics, he says, is the mother of ethics, in the sense that making fine aesthetic discriminations teaches one to make fine ethical discriminations. Good art is thus on the side of the good. Evil, on the other hand, "especially political evil, is always a bad stylist" (On Grief, p.49).
Coetzee: Joseph Brodsky

“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ”
Nguồn






Mit Critic


Ông anh nhà thơ ngồi Quán Chùa, đọc, bật cười, phán, mày viết về bạn mày thì như thế này, mà mày viết về NS thì như thế kia, làm sao chúng không chửi. Mày viết về bạn mày đúng như mày viết về NS, thì thành nhà phê bình được đấy.

*

Mé sau Chùa Long Vân, Parksé.
Gấu nằm ngủ trưa dưới tượng Quan Công.
Dậy, xuống mé sông Mekong tắm.

Loạt bài này, GCC viết, theo tinh thần, nếu bạn ngồi quá lâu bên bờ sông, thì thể nào cũng sẽ nhìn thấy xác kẻ thù lềnh bềnh trôi qua. Nhưng trong một lần, tắm sông Mekong, trong khi chờ dịp qua Thái Lan, vô Trại Tị Nạn, Gấu nhìn thấy, không phải xác của kẻ thù, hay của bạn quí, nhưng mà là của… GCC!

Borges viết, đây là 1 đề tài xưa như trái đất: Kẻ Khác. Một đề tài mà Stevenson rất mê, vẫn theo ông. Lê Kim hay Hà Ích, thì cũng vẫn chỉ là một. Trong tiếng Anh, Kẻ Khác có tên là fetch, hay dịch 1 cách văn vẻ, thì là wraith of the living. Và tôi [Borges] nghi ngờ, một trong những tên gọi, désignation, của Kẻ Khác, là “alter ego”. Cái bóng ma là kẻ khác đó, là hình ảnh của chính bạn, phản chiếu từ lưỡi dao [đâm sau lưng chiến sĩ], hay từ cái mặt ao, lưu cữu từ bao thế kỷ, ở 1 cái làng Bắc Kít, có một thằng cu Gấu Bắc Kít, đầy Cái Ác Bắc Kít….

* *

The Double

Suggested or stimulated by reflections in mirrors and in water and by twins, the idea of the Double is common to many countries. It is likely that sentences such as A friend is another self by Pythagoras or the Platonic Know thyself were inspired by it. In Germany this Double is called Doppelganger, which means "double walker." In Scotland there is the fetch, which comes to fetch a man to bring him to his death; there is also the Scottish word wraith for an apparition thought to be seen by a person in his exact image just before death. To meet oneself is, therefore, ominous. The tragic ballad "Ticonderoga" by Robert Louis Stevenson tells of a legend on this theme. There is also the strange picture by Rossetti ("How They Met Themselves") in which two lovers come upon themselves in the dusky gloom of a woods. We may also cite examples from Hawthorne ("Howe's Masquerade"), Dostoyevsky, Alfred de Musset, James ("The Jolly Corner"), Kleist, Chesterton ("The Mirror of Madmen"), and Hearn (Some Chinese Ghosts).
    The ancient Egyptians believed that the Double, the ka, was a man's exact counterpart, having his same walk and his same dress. Not only men, but gods and beasts, stones and trees, chairs and knives had their ka, which was invisible except to certain priests who could see the Doubles of the gods and were granted by them a knowledge of things past and things to come.
To the Jews the appearance of one's Double was not an omen of imminent death. On the contrary, it was proof of having attained prophetic powers. This is how it is explained by Gershom Scholem. A legend recorded in the Talmud tells the story of a man who, in search of God, met himself.
    In the story "William Wilson" by Poe, the Double is the hero's conscience. He kills it and dies. In a similar way, Dorian Gray in Wilde's novel stabs his portrait and meets his death. In Yeats’s poems the Double is our other side, our opposite, the one who complements us, the one we are not nor will ever become.
    Plutarch writes that the Greeks gave the name other self to a king's ambassador.

Kẻ Kép

 
Ðược đề xuất, dẫn dụ, huých huých bởi những phản chiếu từ gương soi, từ mặt nước, từ cặp song sinh, ý tưởng về Kẻ Kép thì thông thuộc trong nhiều xứ sở. Thí dụ câu này “Bạn Quí là một GNV khác”, của Pythagore, và cái tư tưởng Hãy Biết Mình của trường phái Platonic được gợi hứng từ đó. Trong tiếng Ðức, Kẻ Kép được gọi là Doppelganger, có nghĩa, “người đi bộ sóng đôi, kép”. Trong tiếng Scotland thì là từ fetch, cũng có nghĩa là “bạn quí”, nhưng ông bạn quí này đem cái chết đến cho bạn. Còn có từ wraith, tiếng Scottish, có nghĩa là hồn ma, y chang bạn, và bạn chỉ vừa kịp nhìn thấy, là thở hắt ra, đi một đường ô hô ai tai!
Thành ra cái chuyện “Gấu gặp bạn quí là Gấu”, ngồi bờ sông lâu thể nào cũng thấy xác của mình trôi qua, quả đáng ngại thật. Ðiềm gở. Khúc “ba lát” bi thương "Ticonderoga" của Robert Louis Stevenson kể 1 giai thoại về đề tài này. Bức họa lạ lùng của Rossetti [Họ gặp chính họ như thế nào, "How They Met Themselves"], hai kẻ yêu nhau đụng đầu trong khu rừng âm u vào lúc chạng vạng. Còn nhiều thí dụ nữa, từ Hawthorne ("Howe's Masquerade"), Dostoyevsky, Alfred de Musset, James ("The Jolly Corner"), Kleist, Chesterton ("The Mirror of Madmen"), and Hearn (Some Chinese Ghosts).
Những người Ai Cập cổ tin tưởng, Kẻ Kép, the “ka”, là cái phần đối chiếu đích thị của 1 con người, kẻ đối tác có cùng bước đi, cùng chiếc áo dài. Không chỉ con người mà thần thánh, thú vật, đá, cây, ghế, dao, đều có “ka” của chúng, vô hình, trừ một vài ông thầy tu là có thể nhìn thấy Kẻ Kép của những vị thần và được thần ban cho khả năng biết được những sự vật đã qua và sắp tới.
Với người Do Thái, sự xuất hiện Kẻ Kép không phải là điềm gở, [tới giờ đi rồi cha nội, lẹ lên không lỡ chuyến tầu suốt, rồi không làm sao mà đi được, như Cao Bồi, bạn của Gấu, như Võ Ðại Tướng, vừa mới chợp mắt tính...  đi, là đã thấy 3 triệu oan hồn hau háu, đau đáu chờ đòi mạng, thì đi thế đéo nào được?]. Ngược lại, họ tin đó là bằng chứng bạn tu luyện đã thành, đạt được những quyền năng tiên tri. Ðó là cách giải thích của Gershom Scholem.
Một giai thoại được ghi lại trong Talmud kể câu chuyện một thằng cha GNV, suốt đời tìm hoài Thượng Ðế, và khi gặp, hóa ra là… GCC!

Note: Trong bài viết khép lại Ways of Escapes, Graham Greene kể, về những lần ông đụng độ với Kẻ Khác, trong đời.
Tin Văn đang nhẩn nha đọc, hầu độc giả.
Thì cũng là 1 cách phúc đáp Thầy Cuốc, có mấy tên vừa lùn vừa lé như mi!


Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng.
LB


Gấu đề nghị, mi thử làm 1 trang văn học, rồi tự sướng một năm, thay vì 20 năm, coi được không?
Hết núp váy Bà này, tới Bà khác [Bà nào thì mi biết], thì cũng được đi, nhưng, đã thế, còn nói xấu đàn bà 1 cách thật nhơ bẩn, mà toàn những vị có tác phẩm thật xứng đáng.
Thú thật, GCC chưa thấy/chưa gặp
1 thằng đàn ông nào nói xấu đàn bà mà sống cho ra hồn, có tí đạo hạnh cả!




Mit Critic

Ông cũng chả có công mẹ gì trong cái vụ bà Tám ló ra ló vào văn chương này cả. Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu, Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc, mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên.

LB

Tên LB này quả là 1 độc giả hết sức “cần mẫn” của TV.
Trong 1 dịp tự hào về cái chiều dài 20 năm làm trang TV, Gấu quả có khoe, đã khám phá ra khá nhiều tác giả, trong có vị chủ trang blog Bà Tám nói trên, và Gấu thú thực, rất hãnh diện về chuyện này.
Nhưng cái sự nổi tiếng của Bà Tám, không có Gấu ở trỏng.
Thú thực cái trò có bài đăng búa xua ở những nơi như trên, chỉ làm bẩn mắt độc giả, vì, vừa mới đọc ở đây, lại phải đọc ở kia, hay đã khổ, mà dở thì thực là khốn nạn.

Steiner, trong 1 lần xoa đầu Sartre, lôi đúng câu mà Gấu trích dẫn, trong bài viết về LMH, “Bếp Lửa” trong văn chương:
Sartre (Situations, I) nhắc tới "ý hướng tính", coi đây là tư tưởng cơ bản của hiện tượng luận: "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu."

LMH. Lần đầu tiên vợ chồng Gấu gặp gỡ gia đình, trong chuyến ngao du Paris cuối thiên niên, Bà nhắc tới bài biết của Gấu đăng trên Văn Học, và nói, làm sao mà ông lại kiếm ra đúng câu văn cháu giấu thật kỹ ở trong đó, không hề tin rằng có người tìm ra nó, để mà khen?

Cũng thế, là với Bà Tám. Câu văn mà Gấu, đọc 1 phát, đúng là bị chấn động khủng khiếp, nhưng khác câu của LMH, ai cũng đọc nó, không thể bỏ qua, nhưng thực sự, chưa đọc:

Trước khi thấy biển tôi thấy cái nghĩa địa nhỏ có chừng chục ngôi mộ của người tị nạn.

Bà Tám này, đúng ra là rất sợ nổi tiếng, theo Gấu.
Có lần chính Bà thú nhận, tôi sợ đau, nên không dám đụng vô những chỗ đau.
Và mỗi lần lỡ đụng vô, là có 1 bản văn thật được!
GCC mới đọc 1 truyện, đúng thứ đó.

Mời bạn nghe truyện ngắn Màu Mắt Chưa Quên qua giọng đọc của Ngọc Phụng. Cám ơn chị Ngọc Phụng và Gió O.  Nhắn nhỏ: Truyện hoàn toàn là tưởng tượng.

https://chuyenbangquo.wordpress.com/2016/09/06/mau-mat-chua-quen/

Thời gian viết cho Văn Học của NMG, Gấu được Thấm Vân gửi cho mấy tác phẩm của Bà, chắc cũng có ý nhờ đi 1 đường điểm sách.
Thú thực, lúc đó, Gấu không đọc được, do cái khẩu vị của mình không hợp.
Phải đến những ngày mới đây, tò mò theo dõi, khi được Bà yêu cầu/ra lệnh, ta cho phép mi là bạn FB của ta, thì mới nhận ra cái phần “ngộ nhận” của Gấu về chuyện sex của Thấm Vân: Tác giả cũng có “giấu”, khi đụng vô nỗi đau này.
Quái “1 phát”, là đây chính là nội dung “thư toà soạn” của tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Lò Thiêu, lấy từ 1 câu của Melville, “Tôi chọn đừng”.
Đây cũng là câu TTT viết, khi “ngừng viết”, sau khi ra khỏi Trại Tù VC, qua 1 ấn bản khác của nó:
Tôi tự hỏi khi nào tôi lại-viết?

Truyện ngắn của HH, theo tôi, đúng là thứ "tôi chọn đừng", như vậy, khi viết về nỗi đau/hạnh phúc:

Tôi không tiến tới dù chưa có người đàn ông nào làm tôi cơ thể thèm muốn đến thế. Tôi nhớ cái mùi đàn ông của anh đến ngây ngất. Tim tôi vẫn đập rộn ràng khi nghĩ đến buổi sáng dưới chân cầu. Scott thích mái tóc dài, dáng dấp nhỏ nhắn, nước da màu mật của tôi. Anh không ngần ngại nói với tôi điều này và ngạc nhiên khi tôi nói thật là tôi vẫn thường mang mặc cảm xấu xí. Màu da của anh và màu da của tôi thường làm tôi liên tưởng đến cà phê sữa và kem vanilla hay con ong bầu đậu trên hoa lan trắng. Anh thường bảo, “mỗi sáng em phải soi gương và tự bảo mình là Scott thấy em rất là xinh xắn.” Tôi nói xa xôi, “quan hệ làm việc không nên để lẫn tình cảm cá nhân. Những người làm việc chung dễ ghét nhau vì tranh tài giành chức giành quyền, tình cảm riêng tư thường bị tổn thương và chết sớm.” Anh hay nói đùa là tôi là hiện thân của sắt (thành cầu) và đá (chân cầu). Anh nói nếu vợ anh làm lương cao hơn, anh tình nguyện ở nhà nấu cơm và viết văn. “Nếu em trở thành xếp của tôi, tôi sẵn sàng nâng xếp lên khỏi đầu bằng hai cánh tay tôi.” Tôi dùng một ẩn dụ của dân kỹ thuật trả lời, “thép này đã từng đổ biết bao nhiêu mồ hôi đấy nhé!”
Điều mà tôi muốn nói nhưng giữ lại lời là, tôi là một phiến đá biết sầu tư!


Đi tìm phê bình gia Mít

Nguyễn Viện
22 hrs ·

Có người nói tôi "ông ăn nói tự do vậy còn muốn gì nữa?". Xin thưa, cũng ko đơn giản. Thấy vậy mà ko phải vậy. Khi lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn hải ngoại (tạp chí Hợp Lưu đăng tiểu thuyết Đâm Sừng Vào Bóng Tối), tôi bị đuổi việc khỏi báo Thanh Niên, dù đó chỉ là 1 truyện tình, thậm chí hơi sến (năm 2001). Lần thứ hai, tôi bị an ninh ép ko được cộng tác cho BBC (năm 2005). Lần thứ ba, an ninh làm áp lực với Thông Tấn Xã, tôi bị đuổi việc khỏi báo Đẹp. Và từ đó đến nay, tôi vẫn được các anh an ninh lai rai chăm sóc sức khỏe, khi thì mời làm việc, khi canh cửa... May là chưa bị đánh hay đạp xe, quăng mắm tôm.... (khoản này thì xin đa tạ).
Trong những lúc khó khăn nhất của cuộc đời, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý thân hữu, bạn bè... trong đó có cả những quan chức: Nhà thiết kế Minh Hạnh, nhà thơ Ý Nhi, bạn Hoàng Hoài Sơn (đã chết), chị Loan (báo Pháp Luật, trung ương), các nhà thơ Trương Nam Hương, Trần Quang Quí, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa (đưa tôi về báo Gia Đình-Xã Hội), đặc biệt chị Phan Thanh Lệ Hằng (kính trọng), bạn Beo - Hồ Thu Hồng (kính mến), em Phạm Tường Vân (kính yêu), em Hồng Nga BBC (kính tín)... Tôi xin vài dòng riêng để cám ơn nhà văn Nguyễn Thành Phong đã giúp in tiểu thuyết Thời Của Những Tiên Tri Giả (tác phẩm bị thu hồi). Đặc biệt cám ơn vợ chồng Dương Minh Long - Từ Phương Thảo, khi tôi ngặt nghèo nhất về cơm áo, đã đặt hàng tôi làm một loạt phỏng vấn mà tiền nhuận bút mỗi bài bằng 1 tháng lương của tôi lúc đó (các phỏng vấn này chưa in).
Nói chung, tôi luôn luôn muốn văng tục chửi thề... nhưng tận đáy lòng tôi không bao giờ quên ơn các bạn...phù suy. Còn 1 ân nhân nữa thường cafe với nhau mà lại quên, nhà thơ Nguyễn Quốc Thái (anh Thái tính đưa về báo Doanh Nghiệp nhưng ko thành, tuy nhiên anh Thái ko bao giờ từ chối in thơ cho tôi kiếm tiền lẻ).

Tên này, Gấu phát hiện cũng sớm lắm, như Bọ Lập.
Chỉ đến khi hắn, nhân lần 1 số dân Miền Nam, từ các tỉnh đổ về Sàigòn "khiếu hiện" đòi đất, hắn đi 1 đường bình luận cực kỳ mất dậy, và khốn nạn hơn nữa, hắn nhân đó quảng cáo sách của hắn!
Trên Tin Văn có viết về vụ này.
Cùng lúc, Gấu đọc 1 bài viết thật ngắn của 1 độc giả gửi cho BBC, nói về lũ Cớm VC cấm các hàng rong đến gần dân biểu tình, cố tình để họ đói khát.
Rồi mưa xuống. Vị này, về đến nhà rét run, tắm cho ấm lại người, và chỉ đến lúc nâng ly cà phê nóng, lên, thì cơn đau mới thật là khủng khiếp!
Gấu thù tên này, từ lúc đó.
Cũng như thù những tên như Bọ Lập.
Tay của chúng cũng đầy máu dân Mít, đâu có thua gì những tên già như NN, chính uỷ viên cái con mẹ gì đó.

Note: GCC mò ra vị độc giả nói trên, khi gõ đầu Bác Gúc.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070715_land_dispute_update.shtml

Thanh Thảo, TP HCM
Tôi thấy những người lãnh đạo đang hành xử thật sự quá đáng! không một lên tiếng hay có bất cứ phản ứng gì công khai, và báo chí cũng vậy! Vô cùng quá đáng và đáng hổ thẹn! Một con mèo có khi còn được tọa lạc cả thườn thượt một trang báo, đằng này, con người thì không! Tối hôm qua và sáng hôm nay trời mưa rất to, tôi đi mưa chỉ khoảng trên dưới 1 giờ đồng hồ mà đã muốn xỉu vì lạnh, về tới nhà tôi còn có nước nóng áo lạnh và mùng mền. Còn họ ở đó thì có gì chứ? ăn dầm nằm dề, vật vã ngòai vỉa hè như vậy, ai muốn? Người ta muốn nông dân Việt Nam chết hết đi cho rảnh mắt hay sao đó mà?

Không tên
Theo tôi, VN đang theo đường lối sai nhất có thể, thua việc được Pháp quản trị, và nhất là thua xa việc VN độc lập thân Tây phương như chính quyền miền Nam VN. Hàng triệu người từng làm việc trong chính phủ miền Nam VN đều có thể làm chứng, không hề có việc người Mỹ đàn áp, gây bất công quá đáng. So với hiện nay thì khác xa một trời một vực. Quân Mỹ tuy lương cao nhưng họ rất hòa đồng, không hề hống hách trịch thượng như quan chức VN hiện nay đối xử với dân VN. "Làm sở Mỹ" là cụm từ đồng nghĩa với "ăn ngon mặc đẹp, làm chung với người văn minh, nhẹ nhàng không nặng nhọc, lại hay được thưởng". Không ai thấy "nhục" gì cả như chính quyền Hà nội mô tả vào lúc đó để làm lý do "giải phóng miền Nam".

Hàn quốc và Nhật bản đều giống chính phủ miền Nam VN ở chỗ họ tuy "lép vế" trước người Mỹ trong nhiều việc, nhưng Mỹ là một quốc gia rất công bằng với bạn bè và đồng minh, nên không phải vì vậy mà Mỹ đàn áp bất cứ người Hàn quốc, Nhật, và trước kia là đồng minh miền Nam VN. Ai chống lại họ, liệng lựu đạn, giật mìn, thì quả thật họ phải đánh trả, nhưng với đồng minh và ngay cả với bất cứ ai không làm hại họ thì người Mỹ không hề phá hại điều gì. Thử hỏi bất cứ con cái quan chức đang du học tại Mỹ xem họ có đồng ý không, khác với tất cả lời tuyên truyền sai bét của CSVN mà theo đó Mỹ sang VN gặp ai giết đó không bằng. Một miền Nam VN thân Mỹ, hoặc toàn bộ VN thân Mỹ, thì đã bứt phá ra khỏi vũng lầy Đông Nam Á từ lâu, bằng hoặc hơn Hàn quốc từ cả mấy chục năm nay.

No name
Cùng lắm người ta có thể phê phán thời Pháp đô hộ, nhưng chính quyền miền Nam VN thời 1954-1975 thì không làm gì sai trái đáng để miền Bắc bỏ ra 21 năm xâm lăng, tốn phí mấy triệu sinh mạng và biết bao sự tổn thất khác về văn hóa, tài nguyên, hòa hợp dân tộc. Pháp xây dựng cho VN còn nhiều hơn VN tự xây hiện nay gấp trăm lần. Sài Gòn mà thôi, không có Pháp thì vẫn là vũng lầy khổng lồ, và nay hình như đang trở lại như vậy.

Pháp vào VN vì lý do danh dự, muốn có ảnh hưởng tại phương Đông như nhà giàu muốn mua nhà nghỉ mát, chứ Pháp không lợi ích gì về tài chánh mà còn lổ nặng tại VN. Một Nhà Thờ Đức Bà tại Sài Gòn mà thôi thử hỏi ngay cả bây giờ muốn xây cất phải tốn bao nhiêu tiền, bao lâu, và quan trọng hơn là VN có đủ kỹ thuật không, đang khi điều vô cùng mỉa mai là tượng đồng Điện Biên đang trơ gan xanh lè rỉ đồng cùng tuế nguyệt. Pháp nếu ở lại VN thì VN cũng giống như Hồng Kông trước năm 1997 khi còn được Anh Quốc quản trị.

Không thể lấy vài mẩu chuyện không bằng chứng về việc "Pháp đàn áp dân Việt" trong các năm đầu thế kỷ rồi suy ra họ sẽ vĩnh viễn như vậy, vì lúc đo Pháp giết đa số là các người chống Pháp, và cho dù họ từng phạm tội ác thì đó là vào lúc khác, thời khác, chứ sau 1945 Pháp là một quốc gia khác, văn minh hơn, có lẽ vào các năm 1960 theo phong trào trao trả thuộc địa thì Pháp đã trao chính quyền lại cho một chính phủ VN, hoặc cho dù ngày nay Pháp còn quản trị thì VN vẫn tốt đẹp hơn hiện nay rất nhiều - như HK 1997 so với TQ.

Bạn đọc, đọc mấy cái còm, chắc là nhận ra, Vẹm khốn kiếp hơn nhiều, so với Tẩy.

L
ần về lại đất Bắc, cc 2001, Gấu canh cánh 1 điều, tại làm sao ông già của Gấu, bị 1 tên học trò cũ, lúc đó cầm đầu 1 lực lượng QDĐ chiếm giữ Việt Trì thủ tiêu, vậy mà mấy người con của ông, còn ở lại đất Bắc, không được công nhận là con của liệt sĩ.
Gấu tìm gặp cô con gái của 1 ông chú, Chú Cầm, vào thời kỳ đó, là huyện uỷ Vẹm ở Việt Trì, cũng bị QDĐ
bắt, nhưng trốn thoát.
Cô cho biết, cha của cô xác nhận với Vẹm, ông cụ của Gấu chỉ là cảm tình viên của Đảng [VC], nên dù bị QDĐ thanh toán, con cái không được hưởng ân huệ của Cách Mạng!
Gấu tới lúc đó, mới ngộ ra, món quà của ông bố đ
ể lại cho con cái: không phải là con liệt sĩ!
Ông cố tránh cho các con của ông mang nỗi nhục, con của 1 tên Vẹm, tức 1 tên sát nhân.
Chắc chắn, ông đã từng chứng kiến cảnh tượng Vẹm thủ tiêu những nhà ái quốc không theo chúng, như 1 Phạm Quỳnh, thí dụ.
Bạn thử nêu 1 trường hợp Vẹm tỏ ra nhân từ, trong suốt thời kỳ dựng nước Vẹm, tức là từ 1945,  từ 1 “mùa thu năm qua, cách mạng tiến ra” [nhạc PD]

Sách & Báo

*

Ấn bản mới, có cái intro, viết năm 1992, của tác giả.
Có thể nó là cuốn đầu tiên của Le Carré, mà Gấu đọc, khi Saigon tràn ngập sách Tẩy, thứ sách bỏ túi, Livre de poche, qua chương trình IC, Thông tin & Văn hóa, bán bằng giá ở Tẩy.
Đọc nhưng lại bỏ qua. Phải đến khi vớ được cuốn Gián điệ
p đến từ miền đất lạnh, cũng qua bản tiếng Tẩy, ở nhà sách Xuân Thu, mới sững sờ.
Có thể nói, lúc đó
, chưa tên Mít nào biết đến Le Carré. Phải đến khi ở tù Bangkok, thì mới lại gặp nó, qua bản tiếng Anh.
Với GCC, cuốn này bảnh hơn nhiều, so với Gián điệp về từ mi
n đất lạnh, do hai đòn, phải nói là của bậc thầy, trong nghề viết trinh thám điệp viên nghẹt thở.
Đành phải mau, vì mấy cuốn cũ Cô Út đem cho nhà thương, làm từ thiện!
Bố đừng đọc sách nữa, vui với cháu chẳng sướng hơn ư!

http://www.tanvien.net/Roman/goi_nguoi_da_chet_1.html

*

A CRITIC AT LARGE

I SPY

John le Carré and the rise of George Smiley

http://www.newyorker.com/magazine/2011/12/12/i-spy-anthony-lane

Smiley is compared to a "surgeon who has grown tired of blood":
Smiley được so sánh với 1 y sĩ giải phẫu quá mệt mỏi với máu.

* *

Bộ dạng hắn như cũng phản chiếu sự thiếu thoải mái này dưới dạng suy nhược thể chất, khiến cho hắn hơn bất cứ lúc nào, ngày một thêm lọng cọng, giống y chang một con cóc. Hắn nhấp nháy con mắt nhiều hơn, và mang thêm biệt danh Chuột nhũi. Nhưng cô thư ký mới vào nghề khâm phục hắn, và luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi.

* *

JOHN LE CARRÉ

GỌI NGƯỜI ĐÃ CHẾT

 CALL FOR THE DEAD

 Lời giới thiệu:

 John Le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh. Sinh năm 1931. Học Đại học Berne, Oxford. Dạy học tại Eton. Sau làm Bộ Ngoại Giao, vì vậy ông không được phép dùng tên thật khi viết. Bút hiệu Le Carré, tiếng Pháp có nghĩa là hình vuông, do ông tình cờ nhìn thấy trên kính một cửa tiệm ở Luân đôn.
Tuần báo Time đã mô tả ông: Người viết truyện gián điệp số một của thời đại ông ta hiện đang sống. Và có lẽ của mọi thời.
Gọi Người Đã Chết, tác phẩm đầu tay trong đó gói ghém tất cả ước vọng của tác giả, muốn sử dụng thể loại gián điệp, một hình thức phổ cập, đại chúng, dể giải quyết những vấn đề lớn lao, như văn chương, chính trị, thời đại... Ông còn muốn tìm lại cội rễ của nó, vốn bắt nguồn từ bi hùng kịch Hy Lap. — Màn Cuối (The Last Act) trong Gọi Người Đã Chết, độc giả, và có thể, chính tác giả cũng không tiên đoán được kẻ thù sẽ phản ứng như thế nào: Chúng sẽ làm một điều gì đó. Chắc chắn như vậy. Chúng ta còn có cơ hội...
Đối những độc giả quá quen thuộc với Smiley, nhân vật chính của Le Carré qua những tác phẩm The Spy who came in from the Cold, The Smiley People... cơ hội đó là sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, chấm dứt Chiến Tranh Lạnh.

Ai điếu Elie Wiesel


Đi tìm phê bình gia Mít
 

Cái tên đệ tử Lữ Phương, là kẻ chịu ơn TTT và GCC. Thay vì biết ơn, hắn đưa cả hai vô danh sách 12 nhà văn phản động, đồi trụy. Không chỉ thế. Ra hải ngoại, sớm sủa, trở thành 1 nhà văn nổi tiếng, hắn viết sách, trong đó chửi GCC, không biết bao nhiêu lần, không làm sao nhớ nổi, cái “gì gì” trong cõi ký ức trong xanh.
Tại sao hắn lại làm như thế?
Tên Lang Băm, GCC đâu biết là thằng củ xê nào [từ này Duyên Anh & Thương Sinh ban cho GCC], vậy mà cũng chửi, giọng đầy hằn học.

Đây là vấn đề liên quan đến đạo hạnh, đẳng cấp, sống sót, đúng như Milosz phán, khi viết về Brodsky, như Brodsky, khi viết về Mandelstam.
Bản thân những tên này, chúng tự biết, chúng không thể viết được cái thứ mà chúng mong viết được.
Mỹ là mẹ của đạo hạnh, là như thế.
TTT, trong Thơ Ở Đâu Xa, 1 bi khúc, như NL gọi, tặng thơ rất nhiều người, những bạn tù của ông, những kẻ đồng hội, đồng thuyền, như ông gọi. Khi về đời, một số trong lũ này, thay vì cảm thấy thật là tuyệt vời, vì đã từng được là bạn tù của ông, không chỉ thế, mà còn được ông tặng thơ, thì lại rất ư là tức giận, khi thấy ông không uống cà phê nhớ bạn hiền với chúng!
Thế là trở mặt!
Đạo hạnh như kít làm sao làm thơ hay cho được!

Tên khốn đệ tử Lữ Phương, hắn thừa biết, khi làm cái danh sách những nhà văn phản động đồi trụy, trong có hai kẻ, hắn chịu ơn, là ký bản án tử hình đối với họ.
Cái gì làm hắn làm như thế?
Đố kỵ, thù hận những kẻ viết hơn hắn, có dịp là không tha.
Ai biểu mày viết hơn tao?  
Ký bản án tử hình, cho mày chết, là vừa!
Mấy đấng bạn quí, khi thấy Gấu vướng Cô Ba, mừng rơn là vậy!

Sở dĩ lũ Mít, hầu hết, viết như kít, là do đạo hạnh quá tệ hại, mà ra.

Một tên bỏ chạy cuộc chiến, dù với chiêu bài hợp pháp, bằng lý do hoãn dịch vì lý do học vấn, đi du học vì bằng cấp hạng Ưu, Bình.... thì đạo hạnh đã có vết chàm rồi, đó là sự thực.
Tại sao tui, Primo Lévi vặc lại Ông Trời.
Steiner viết từ nỗi đau thoát chết Lò Thiêu, vì có ông bố quá khôn.
tinh anh Miền Nam, những tên Triết Mít, đâu có tên nào thấy đau vì...  sống sót, vì "vết chàm đạo hạnh"?
Không "chỉ" không đau, mà còn hãnh diện, mày đâu phải dân khoa bảng như chúng ông!
Mày học trường Mít, tiếng Tây ăn đong, vậy mà cũng bày đặt đọc Sartre, Camus!


*

Cái tên đệ tử Lữ Phương, là kẻ chịu ơn TTT và GCC. Thay vì biết ơn, hắn đưa cả hai vô danh sách 12 nhà văn phản động, đồi trụy. Không chỉ thế. Ra hải ngoại, sớm sủa, trở thành 1 nhà văn nổi tiếng, hắn viết sách, trong đó chửi GCC, không biết bao nhiêu lần, không làm sao nhớ nổi, cái “gì gì” trong cõi ký ức trong xanh.
Tại sao hắn lại làm như thế?
Tên Lang Băm, GCC đâu biết là thằng củ xê nào [từ này Duyên Anh & Thương Sinh ban cho GCC], vậy mà cũng chửi, giọng đầy hằn học.

Đây là vấn đề liên quan đến đạo hạnh, đẳng cấp, sống sót, đúng như Milosz phán, khi viết về Brodsky, như Brodsky, khi viết về Mandelstam.
Bản thân những tên này, chúng tự biết, chúng không thể viết được cái thứ mà chúng mong viết được.
Mỹ là mẹ của đạo hạnh, là như thế.
TTT, trong Thơ Ở Đâu Xa, 1 bi khúc, như NL gọi, tặng thơ rất nhiều người, những bạn tù của ông, những kẻ đồng hội, đồng thuyền, như ông gọi. Khi về đời, một số trong lũ này, thay vì cảm thấy thật là tuyệt vời, vì đã từng được là bạn tù của ông, không chỉ thế, mà còn được ông tặng thơ, thì lại rất ư là tức giận, khi thấy ông không uống cà phê nhớ bạn hiền với chúng!
Thế là trở mặt!
Đạo hạnh như kít làm sao làm thơ hay cho được!


Đi tìm phê bình gia Mít


Nguyễn Viện
22 hrs ·

Có người nói tôi "ông ăn nói tự do vậy còn muốn gì nữa?". Xin thưa, cũng ko đơn giản. Thấy vậy mà ko phải vậy. Khi lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn hải ngoại (tạp chí Hợp Lưu đăng tiểu thuyết Đâm Sừng Vào Bóng Tối), tôi bị đuổi việc khỏi báo Thanh Niên, dù đó chỉ là 1 truyện tình, thậm chí hơi sến (năm 2001). Lần thứ hai, tôi bị an ninh ép ko được cộng tác cho BBC (năm 2005). Lần thứ ba, an ninh làm áp lực với Thông Tấn Xã, tôi bị đuổi việc khỏi báo Đẹp. Và từ đó đến nay, tôi vẫn được các anh an ninh lai rai chăm sóc sức khỏe, khi thì mời làm việc, khi canh cửa... May là chưa bị đánh hay đạp xe, quăng mắm tôm.... (khoản này thì xin đa tạ).
Trong những lúc khó khăn nhất của cuộc đời, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý thân hữu, bạn bè... trong đó có cả những quan chức: Nhà thiết kế Minh Hạnh, nhà thơ Ý Nhi, bạn Hoàng Hoài Sơn (đã chết), chị Loan (báo Pháp Luật, trung ương), các nhà thơ Trương Nam Hương, Trần Quang Quí, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa (đưa tôi về báo Gia Đình-Xã Hội), đặc biệt chị Phan Thanh Lệ Hằng (kính trọng), bạn Beo - Hồ Thu Hồng (kính mến), em Phạm Tường Vân (kính yêu), em Hồng Nga BBC (kính tín)... Tôi xin vài dòng riêng để cám ơn nhà văn Nguyễn Thành Phong đã giúp in tiểu thuyết Thời Của Những Tiên Tri Giả (tác phẩm bị thu hồi). Đặc biệt cám ơn vợ chồng Dương Minh Long - Từ Phương Thảo, khi tôi ngặt nghèo nhất về cơm áo, đã đặt hàng tôi làm một loạt phỏng vấn mà tiền nhuận bút mỗi bài bằng 1 tháng lương của tôi lúc đó (các phỏng vấn này chưa in).
Nói chung, tôi luôn luôn muốn văng tục chửi thề... nhưng tận đáy lòng tôi không bao giờ quên ơn các bạn...phù suy. Còn 1 ân nhân nữa thường cafe với nhau mà lại quên, nhà thơ Nguyễn Quốc Thái (anh Thái tính đưa về báo Doanh Nghiệp nhưng ko thành, tuy nhiên anh Thái ko bao giờ từ chối in thơ cho tôi kiếm tiền lẻ).

Tên này, Gấu phát hiện cũng sớm lắm, như Bọ Lập.
Chỉ đến khi hắn, nhân lần 1 số dân Miền Nam, từ các tỉnh đổ về Sàigòn "khiếu hiện" đòi đất, hắn đi 1 đường bình luận cực kỳ mất dậy, và khốn nạn hơn nữa, hắn nhân đó quảng cáo sách của hắn!
Trên Tin Văn có viết về vụ này.
Cùng lúc, Gấu đọc 1 bài viết thật ngắn của 1 độc giả gửi cho BBC, nói về lũ Cớm VC cấm các hàng rong đến gần dân biểu tình, cố tình để họ đói khát.
Rồi mưa xuống. Vị này, về đến nhà rét run, tắm cho ấm lại người, và chỉ đến lúc nâng ly cà phê nóng, lên, thì cơn đau mới thật là khủng khiếp!
Gấu thù tên này, từ lúc đó.
Cũng như thù những tên như Bọ Lập.
Tay của chúng cũng đầy máu dân Mít, đâu có thua gì những tên già như NN, chính uỷ viên cái con mẹ gì đó.

Kundera chẳng đã tố cáo “1984” của Orwell, đếch phải tiểu thuyết, mà là chính trị giả danh văn chương. Nó thêm vào danh sách chống cộng rẻ tiền, một số tội ác, và như thế, nó cũng đen kịt tội ác như mọi cuốn sách chống cộng!
Phải là văn chương, mới được!

Sở dĩ lũ mũi lõ OK cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, 1 phần là do, chỉ tới cuốn đó, có cái nỗi sợ chết của lũ bộ đội Bắc Kít. Trước đó, tên nào cũng là Robot, Thần, Thánh, Quỉ Sứ, Phù Đổng Thiên Vương, đếch phải con ngưòi.
Kể từ NBCT, Bắc Kít mới có thứ văn chương, là giả tưởng, nhưng thực hơn cả đời sống.
Như Brodsky, (1) Bảo Ninh đánh dấu chấm hết thứ văn chương “cứt đái, dởm, XHCN” của Bắc Kít
Cái câu phán của Kafka, trong cuộc đấu sinh tử, tay đôi, giữa mi và thế giới, hãy đâm vào lưng mi, thay vì thế giới, ý nghĩa của nó, là ở đây.

Thấy vậy là không phải vậy, là sao?

(1)

Coetzee, trong bài viết về Joseph Brodsky, đã nhắc tới một nhận định của nhà thơ Olga Sedakova, theo đó, thành tựu lớn lao nhất của Brodsky, là đã "đặt một cái dấu chấm hết ở cuối trào lưu văn học Xô Viết."
Ông làm được vậy, theo Coetzee, là do, đã lấy lại cho văn học Nga cái chất quí hiếm mà nền kỹ nghệ văn hóa Xô Viết, nhân danh chủ nghĩa lạc quan, đã vứt vào thùng rác: Thân phận bi đát được làm người, hay, cảm nhận bi đát về đời sống, a tragic perception of life.

Một vị độc giả hỏi, có biết Nguyễn Vịt không mà sao chửi dữ thế. Gấu không quen biết NV. Lần đầu đọc, khi ông viết, đăng trên BBC hay đâu đó, về vụ dân lục tỉnh kéo về Sài Gòn biểu tình đòi đất, và lũ VC để mặc họ chết đói, rét, lạnh dưới mưa. Mấy gánh hàng rong cũng không dám bén mảng, vì sợ Cớm VC bắt. Giọng văn hết sức khốn nạn, trâng tráo, đểu cáng, chọc quê bao nhiêu con người, và, chưa hết, tiện dịp, còn quảng cáo sách sắp xb của anh ta, và đề nghị xếp hàng mua!
Gấu cố kiếm trên TV, để nói có sách mách có chứng, nhưng chịu. Sorry.

Còn cái kiểu ẩn dụ cởi truồng của anh ta, với những nhân vật lịch sử hay văn học, là trò đám nhà văn VC thường làm, 1 cách tránh né kiểm duyệt, nhưng nó cũng đã trở thành 1 thứ “đĩ tinh ròng” (chữ của NV) rồi.

Đọc, chỉ lộ ra tâm địa khốn nạn của người viết.

Kafka có 1 câu, phải nói là hết sức khủng khiếp, Barthes mê quá, bệ ngay về, đặt ngay lên đầu bài viết của ông.

Khi ông bệ về như thế, hẳn là ông nghĩ tới những tên viết vô lại như tên Nguyễn Vịt, với thứ văn chương được Sến choàng cho những vòng hoa “phản hiện thực, phản tiểu thuyết… chúng ta hình như đều có ở trong đó"....

Đọc mấy đấng “lề trái” ở trong nước, như tên vô lại NV, thấy cực tởm, so với đám lề phải, ấy là vì chúng nghĩ chúng chọn “phiá của nước mắt”, như ông Dương Tường phán, thành ra tên nào tên đó chửi nhà nước dữ lắm, và giọng văn rất càn dỡ, đểu giả, tinh ròng độc Bắc Kít, ấy là vì chúng nghĩ, lương tâm chúng trong sạch.

Ở bên dưới những câu văn độc địa của NHT, ở những tác phẩm đầu, tinh ý thì lại nhận ra tấm lòng nhân hậu của ông, nhận ra cái ý của Kafka, trong cuộc đấu sinh tử tay đôi, duel, giữa nhà văn và thế giới, nhà văn chọn thế giới.
Làm sao mà có chúng ta ở trong thứ văn chương nhơ bẩn của NV được.

Trong bài viết “Con người, con vật chính trị, L’homme, une bête politique”, trong số Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, 7&8 2007, đặc biệt về cái ngu đần, một phát kiến hiện đại (la bêtise, une invention moderne), tác giả Perrine Simon-Nahum phán, một xã hội dân chủ vận hành tốt đòi hỏi công dân của nó một sự phán đoán sáng sủa, rõ ràng (un jugement éclairé). Nhất là khi mà những đấng trí thức, tầng lớp tinh anh, chính chúng, lại là bằng cớ của sự phạm tội mù quáng (Surtout quand les “intellectuels” font eux-mêmes preuve d’un coupable aveuglement). Trong phần “Sự đồi bại trí thức” (“Perversions intellectuelles”), tác giả bài viết viện dẫn Raymond Aron: Tiếp theo những nghiên cứu của Élie Halévy về bản chất của những chủ nghĩa toàn trị và sự yếu hèn của những chế độ dân chủ, R. Aron bèn tóm lấy đề tài này, ngay từ năm 1937, trong 1 bài viết trên “Tập san siêu hình và đạo đức” (Revue de métaphysique et de morale) nhắm vào chính trị kinh tế của “Front populaire” (Mặt Trận Bình Dân?). Áp dụng vào tầng lớp trí thức, trong 1 bài viết vào năm 1948, trên tờ Le Figaro, Aron đề ra trước tiên, những “nghịch lý của chủ nghĩa CS”: "Được coi thuộc giai đoạn giải phóng con người, một chế độ thành lập những trại tập trung, những hộ chiếu đi lại trong nước, les passeports intérieurs, cảnh sát chính trị, une police politique, siêu việt hơn thứ của những sa hoàng, như vậy là vượt quá giới hạn của sự ngu đần, cà chớn, đồi bại mà ngay cả 1 tên trí thức sau cùng cũng chấp nhận”.

Điều Aron kết án thì không nhắm vào chuyện, tôi chọn lề phải hay lề trái (nguyên văn, sự tham dự ý thức vào một ý thức hệ), mà là sự đồi bại trí thức.

Chúng ta gặp đúng trường hợp những những đấng tinh anh Bắc Kít ở đây, những đấng như Nobel Toán, Diễn đàn Bô xịt, hay tên vô lại NV.


Sở dĩ Bảo Ninh hụt giải thưởng to tổ bố của VC năm nay, có thể là do, lũ Bắc Kít, cay đắng cảm nhận ra 1 điều, nếu cho nó, là xổ toẹt cả 1 nền văn học dởm, và đồng ý với Vương Đại Gia, VTN, may quá có Ngụy.
Đau thế.
Phải như thế thôi. Văn học Bắc Kít, về hùa với Cái Ác Bắc Kít, gây họa, là nước Mít như hiện nay.
Đây là điều Steiner nhận ra, với văn học, đúng hơn, với tiếng Đức, ngôn ngữ Đức:

For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors of Nazism.
 (Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
 George Steiner, Phép Lạ Hổng (The Hollow Miracle)
Phép Lạ Hổng

Khi những người lính tiến vào cuộc chiến 1914, những con chữ cũng vậy. Những binh lính sống sót, trở về, bốn năm sau đó, tả tơi, rơi rụng. Theo một nghĩa thực, những con chữ không trở về. Chúng ở lại chiến trường, và xây dựng bức tường huyền thoại, giữa tinh thần Đức và những sự kiện. Chúng phóng ra, những lời dối trá lớn lao đầu tiên; nước Đức hiện đại, đa số đã được nuôi nấng bằng những lời dối trá này: "đâm sau lưng chiến sĩ". Quân đội oai hùng Đức đã không thất trận; họ đã bị đâm sau lưng bởi những tên "phản bội, bại hoại, Bolsheviks". Hiệp ước Versailles không phải là một toan tính vụng về của một Âu châu rã rời, nhằm thu lượm những mảnh vụn, nhưng là một mưu đồ độc ác giáng lên Đức quốc, của những địch thủ đói khát. Trách nhiệm gây ra cuộc chiến là do Nga, hay Áo, hay những âm mưu thuộc địa của nước "Anh nham hiểm", chứ không do nước Đức thuộc Phổ.

Lê Thị Thấm Vân liked this.

Có người nói tôi "ông ăn nói tự do vậy còn muốn gì nữa?". Xin thưa, cũng ko đơn giản. Thấy vậy mà ko phải vậy. Khi lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn hải ngoại (tạp chí Hợp Lưu đăng tiểu thuyết Đâm Sừng Vào Bóng Tối), tôi bị đuổi việc khỏi báo Thanh Niên, dù đó chỉ là 1 truyện tình, thậm chí hơi sến (năm 2001). Lần thứ hai, tôi bị an ninh ép ko được cộng tác cho BBC (năm 2005). Lần thứ ba, an ninh làm áp lực với Thông Tấn Xã, tôi bị đuổi việc khỏi báo Đẹp. Và từ đó đến nay, ...

See More
139Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Trọng Khôi and 137 others

Đấng này, có lần, có 1 vị độc giả, mail, hỏi, tại sao ông Gấu
có vẻ ghét…
GCC bèn phải đi 1 đường giải thích, Gấu không ghét, vì có gặp bao giờ đâu.
Nhưng cực ghét thứ văn chương thật là bửn của ông.

Chúng ta thử trò đểu giả; có vài tên thành công
Chúng ta thử thời gian; nó nhạt thếch như nước lã

Adam Zagajewski

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=2666&rb=0301

Cũng cần nhắc lại chuyện hồi đó Mai Thảo có đi một bài của Nguyễn Văn Trung trên Sáng Tạo, bài Trường Hợp Francoise Sagan, nhưng sau đó độc giả và anh em trí thức cho Mai Thảo biết đó là một bài trên một tạp chí văn chương của Pháp, Nguyễn Văn Trung đã dịch nguyên con nhưng lại ký tên mình là tác giả! Có lẽ vì vậy từ đó Mai Thảo rất “sợ” những bài viết của những nhà “nghiên cứu” triết lý hiện sinh.
DTD

Cái vụ này, như Gấu còn nhớ mài mại, NVT dịch 1 bài trên báo Tẩy, về Sagan, không ký tên NVT, mà là 1 nick khác, Hoàng Trúc Linh hay gì gì đó.
Gấu thực sự không tin ông tính đạo đạo cái con mẹ gì. Dịch, không coi mình là tác giả, thì ký 1 cái tên khác, chuyện đó thường xẩy ra.
Đạo, là ký tên NVT.
Vào thời gian Thầy Đạo học Văn Khoa, chắc chắc NVT đang dậy Văn Khoa, như thế, ông ta là Thầy của Thầy Đạo. Gấu học trước Thầy Đạo. Gấu cũng ghi tên học chứng chỉ Triết Tây, do NVT phụ trách, nhưng do học bằng cours Sorbonne, không hề biết đến cours của NVT, nên bị đánh rớt.
Lúc đó Gấu đã đi làm, đã viết lách, có tí tên tuổi, mà nửa chữ cũng là Thầy, đi đâu Thầy cũng nói thằng đó học tao, chịu sao thấu.
Thế là bye Văn Khoa.
Mai Thảo sợ....
MT biết gì về hiện sinh, sao không sợ?


Một tên viết lách Miền Nam, chỉ cần 1 chút tự trọng, là không thể viết 1 bài viết, tố cáo những người viết trước 1975, chưa nói người đó là Thầy của hắn.
Bản thân Thầy Đạo, cả 1 đời quanh quẩn với mớ chữ, trước 1975, không có 1 tác phẩm, rồi sau 1975, ra hải ngoại sớm hơn Gấu rất nhiều, cũng chẳng có lấy 1 tác phẩm. Giả như không có diễn đàn của Bà Huệ, rồi Thầy Đạo, Thầy Quân... viết ở đâu?
Hỏi cũng là trả lời. Vào thời diễn đàn free, hà cớ gì mà không mở ra cho riêng mình 1 cái blog, rồi tha hồ mà viết, núp bóng quần hồng, đâu có gì bảnh?
Chẳng cần đến diễn đàn free, Gấu, ra hải ngoại trễ nhất, thấy quá cần, là tự mình làm trang Tin Văn, gần 20 năm rồi, nếu kể cả thời gian tá túc nơi VHNT của PCL. Trước đó, nghĩ, phải làm sao kết thành 1 mối, diễn đàn nào Gấu cũng viết, không cần được mời, và viết với 1 thái độ thật khiêm cung, chỉ đến khi thấy không thể nào kết với bất cứ ai, thế là đành lui cui làm 1 mình.
Và tới lúc đó, chẳng tha tên nào!
Cái tên Lang Băm, nếu có chút đạo hạnh, thì đã không bịa ra 1 cái nick, rồi núp váy đàn bà, bôi bẩn gần như hầu hết những nhà văn tên tuổi của Miền Nam, sống có, chết có, trong có hai vị nữ lưu. Làm sao 1 nhà văn nữ, chủ 1 blog, lại cho phép 1 tên khốn kiếp như thế, làm nhục hai người này, điều này không thể hiểu nổi.
Nó sẽ như 1 vết chàm, không làm sao viết được nữa, theo GCC.
Còn như tiếp tục viết, như chẳng có gì xẩy ra, thì, như Brodsky viết:
Sau cái thứ này, tôi biết anh ta vẫn tiếp tục viết, nhưng làm sao anh ta tiếp tục sống?



Cũng cần nhắc lại chuyện hồi đó Mai Thảo có đi một bài của Nguyễn Văn Trung trên Sáng Tạo, bài Trường Hợp Francoise Sagan, nhưng sau đó độc giả và anh em trí thức cho Mai Thảo biết đó là một bài trên một tạp chí văn chương của Pháp, Nguyễn Văn Trung đã dịch nguyên con nhưng lại ký tên mình là tác giả! Có lẽ vì vậy từ đó Mai Thảo rất “sợ” những bài viết của những nhà “nghiên cứu” triết lý hiện sinh.
DTD

Cái vụ này, như Gấu còn nhớ mài mại, NVT dịch 1 bài trên báo Tẩy, về Sagan, không ký tên NVT, mà là 1 nick khác, Hoàng Trúc Linh hay gì gì đó.
Gấu thực sự không tin ông tính đạo đạo cái con mẹ gì. Dịch, không coi mình là tác giả, thì ký 1 cái tên khác, chuyện đó thường xẩy ra.
Đạo, là ký tên NVT.
Vào thời gian Thầy Đạo học Văn Khoa, chắc chắc NVT đang dậy Văn Khoa, như thế, ông ta là Thầy của Thầy Đạo. Gấu học trước Thầy Đạo. Gấu cũng ghi tên học chứng chỉ Triết Tây, do NVT phụ trách, nhưng do học bằng cours Sorbonne, không hề biết đến cours của NVT, nên bị đánh rớt.
Lúc đó Gấu đã đi làm, đã viết lách, có tí tên tuổi, mà nửa chữ cũng là Thầy, đi đâu Thầy cũng nói thằng đó học tao, chịu sao thấu.
Thế là bye Văn Khoa.
Mai Thảo sợ....
MT biết gì về hiện sinh, sao không sợ?


Một tên viết lách Miền Nam, chỉ cần 1 chút tự trọng, là không thể viết 1 bài viết, tố cáo những người viết trước 1975, chưa nói người đó là Thầy của hắn.
Bản thân Thầy Đạo, cả 1 đời quanh quẩn với mớ chữ, trước 1975, không có 1 tác phẩm, rồi sau 1975, ra hải ngoại sớm hơn Gấu rất nhiều, cũng chẳng có
lấy 1 tác phẩm. Giả như không có diễn đàn của Bà Huệ, rồi Thầy Đạo Thầy Quân... viết ở đâu?
Hỏi cũng là trả lời. Vào thời diễn đàn free, hà cớ gì mà không mở ra cho riêng mình 1 cái blog, rồi tha hồ mà viết, núp bóng quần hồng, đâu có gì bảnh?
Chẳng cần đến diễn đàn free, Gấu, ra hải ngoại trễ nhất, thấy quá cần, là tự mình làm trang Tin Văn, gần 20 năm rồi, nếu kể cả thời gian tá túc nơi VHNT của PCL. Trước đó, nghĩ, phải làm sao kết thành 1 mối, diễn đàn nào Gấu cũng viết, không cần được mời, và viết với 1 thái độ thật khiêm cung, chỉ đến khi thấy không thể nào kết với bất cứ ai, thế là đành lui cui làm 1 mình.
Và tới lúc đó, chẳng tha tên nào!
Cái tên Lang Băm, nếu có chút đạo hạnh, thì đã không bịa ra 1 cái nick, rồi
núp váy đàn bà, bôi bẩn gần như hầu hết những nhà văn tên tuổi của Miền Nam, sống có, chết có, trong có hai vị nữ lưu. Làm sao 1 nhà văn nữ, chủ 1 blog, lại cho phép 1 tên khốn kiếp như thế, làm nhục hai người này, điều này không thể hiểu nổi.
Nó sẽ như 1 vết châm, không làm sao viết được nữa, theo GCC.

Đi tìm phê bình gia Mít


Mỗi lần từ Nga trở về, hành trang của Tolstaya chật cứng những bản thảo của những thi sĩ, văn sĩ trẻ. "Cũng không nặng gì lắm đâu. Xin trao tận tay thi sĩ. Nói ông ta đọc. Tôi chỉ cần ông ta đọc". Ông đã đọc, đã nhớ và đã nói, thơ của họ tốt... Và ca ngợi điều may mắn. Và những nhà thơ trẻ của chúng ta đã hất hất cái đầu, ra vẻ: "Thực sự, chỉ có hai nhà thơ thứ thiệt tại Nga, Brodsky và chính tôi". Ông tạo nên một cảm tưởng giả, ông là một thứ ‘Bố già văn nghệ’. Nhưng chỉ một số ít ỏi thi sĩ trẻ đã từng nghe ông rên rỉ: Sau cái thứ này, tôi biết anh ta vẫn tiếp tục viết, nhưng làm sao anh ta tiếp tục sống!

Cái lũ Văn Khoa Mít, như tên lên "danh sách đen" tố cáo bạn bè Ngụy, với 1 em Bắc Kít, hay tên lên danh sách
những nhà văn phản động đồi trụy, với tên VC nằm vùng Lữ Phương, hay tên Lang Băm, dùng nick dởm, núp váy đàn bà, bôi bẩn, làm nhục những nhà văn tên tuổi, trong có những người đã chết, chúng sẽ vẫn tiếp tục viết văn, làm thơ, như chẳng có chuyện gì xẩy ra, nhưng làm sao chúng "sống"?

Sợ, chúng không hiểu nổi, 1 điều thật
đơn giản như thế. 

Những tên kể trên, Gấu chưa từng đụng độ với chúng.
Khác hẳn trường hợp Nguyên Sa, Gấu vừa bước vô làng văn, là đã lôi ông ra choảng cho 1 cú!

Nhà văn dễ dãi và sung sướng!
Ông nhớ tới già, tới chết!

Tên làm danh sách nhà văn phản động đồi trụy, liền sau 30 Tháng Tư 1975, trình Lữ Phương - danh sách đầu tiên, 12 tên, Gấu đứng thứ bẩy - còn là người mang ơn TTT và Gấu, như đã kể trên Tin Văn.
Cả 1 lũ thù Gấu, quái đản thế.
Mây Bay Đi

*

*

Nguồn: Báo Văn Học, của NMG
http://tanvien.net/tg/tg14_tieu_thuyet_moi.html

Chân Dung Nhà Văn

Note: Bài viết về Vũ Hoàng Chương, trong có nhắc tới cái danh sách đầu tiên, những nhà văn đồi trụy, gồm 16 tên…

Tôi đọc những người có tên trong bản danh sách được gọi là danh sách Hoàng Trinh cho ông nghe. Hoàng Trinh là thông gia với Trường Chinh. Y vào Nam sớm nhất và được Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Ủy cho toàn quyền xử lý vụ "Văn Học Nghệ Thuật Miền Nam". Sau này thêm bớt con số người bị bắt, có nhiều danh sách khác. Như danh sách 21, danh sách 44. Nhưng danh sách Hoàng Trinh, 16 người được lập ra sớm nhất và tôi được biết ngay nhờ sự tiết lộ của một cán bộ đảng quen biết ngày trước, hắn đi theo Hoàng Trinh lên Đà Lạt, và được cho xem bản án tử hình này

theo GCC, không đúng.

Danh sách này, gồm 12 tên, có GCC, thứ 7, trong 12 tên, là do 1 tên đàn em của Lữ Phương làm. Tên này, hiện ở Pháp.

****

Theo GCC, lũ này không hiểu nổi câu của Brodsky, "làm sao chúng tiếp tục sống".
Đây là vấn đề liên quan đến "mỹ là mẹ của đạo hạnh", và vấn đề này, như Borges phán, thì lại còn mắc mớ tới tôn giáo....

FERRARI. You always talk of ethics, you've told me that having ethics is even more crucial-as Kant saw it-than having a religion.

BORGES. Religion can only be justified on the basis of ethics. On the other hand, ethics, as Stevenson said, is an instinct. It's not necessary to define ethics-ethics is not the Ten Commandments. It's something we feel every time we act. At the end of the day, we will, doubtless, have made many ethical decisions. And we will have had to choose+-I am simplifying the theme-between good and evil. And when we have chosen good, we know we have chosen good; when we have chosen evil, we know that too. What's crucial is to judge each act for itself and not for its consequences. The consequences of any act are infinite, they branch into the future and, in the end, become equivalent or complimentary. Thus, to judge an act for its consequences seems to me to be immoral.

Borges, Conversations, Ethics and Culture

Borges, ông luôn nói đạo hạnh cần hơn tôn giáo...

Tôn giáo chỉ có thể được chứng thực trên căn bản đạo hạnh. Và về mặt khác, đạo hạnh có tính trực giác. Đếch cần phải định nghĩa nó. Đạo hạnh thì đâu có phải là 10 điều giáo lệnh!

Bài viết này, cuộc lèm bèm này, giữa bạn quí của Borges, và Borges, liên quan tới vấn nạn “may mà có Ngụy”, tức cái gọi là văn hóa, đẳng cấp, chính nó, phân biệt lũ Ngụy với lũ VC.
Tin Văn sẽ scan và dịch sau.


Tôi là kẻ may mắn sống sót, nhưng đếch còn muốn làm nhà văn nhà thơ nữa.
Viết như thể chẳng có gì xẩy ra. Bao giờ thì tôi có thể?

Đây là vấn nạn của “Shoah”, một phim của Lanzmann, theo David Denby, trong 1 bài viết trên Người Nữu Ước, Jan 10, 2011, khi phim này lại được đem ra trình chiếu ở Mẽo.

Đẩy đến cực điểm, thì nó như thế này:
Nếu bạn [lại] viết lại, thì cái kinh nghiệm đi tù, và luôn cả trại tù VC kể như không có!

Đâu có phải tự nhiên mà Ông Số 1 được toàn dân Mít quí trọng, ngay cả VC cũng quí, có thể còn hơn cả cái đám bạn bè cá chớn của ông đâu?
Tao “đếch” có viết nữa, vì sợ lại phải chứng kiến 1 lần nữa Lò Thiêu, Lò Cải Tạo!
Tao không viết nữa, để cho cái chuyện đó đừng bao giờ xẩy ra nữa!

Hồi mới ra hải ngoại, Gấu tò mò đọc, mấy tên này, chắc cũng nghĩ, như những đấng bạn quí của GCC, tên xì ke, chắc chết rồi. Chúng không tha.
DA thì trong “Nhìn lại những bến bờ”, tên HTA thì “Trong cõi ký ức trong xanh” cái con mẹ gì đó.
Tên HTA chửi GCC, “bày đặt trí thức”, trong khi chính hắn, than, làm trí thức mệt bã người!
DA chửi, là do không bao giờ nhắc tới DA, khen không, mà chê cũng không.
Thế là điên lên, chửi ròng rã gần 1 năm trời, ngày nào cũng chửi.
Ra hải ngoại vẫn tiếp tục chửi!

Cái vụ ơn iếc này, có thể có bạn đọc TV chưa tường, xin kể vắn tắt. Thời gian làm trang VHNT cuối tuần trên nhật báo Tiền Tuyến. Lúc đầu TTT phụ trách. Sau ông chán, giao cho thằng em. Gấu bèn kêu Huỳnh Phan Anh phụ 1 tay, măng xét để tên cả hai, sau bạn quí bực bội gì đó, bèn rãn ra, Gấu bèn “một mình một ngựa” [cái tít này thuổng Nguyên Sa, khi ông đi loạt bài phạng GCC].
Trước khi giao trang báo, TTT đưa cho Gấu 1 mớ bài độc giả/tác giả gửi. Mày coi được thì đăng cho họ, nếu cần sửa, thì sửa.
Gấu bèn sửa, bèn đăng. Có hai đấng, lúc đó, cũng mới tập tành viết lách, là Nguyễn Mai, và HTA.
NM biết ơn, sau đó bèn trả ơn, bằng cách giới thiệu GCC dịch sách cho nhà xb Vàng Son, của ông Nhàn.
Nhờ dịch sách, Gấu thoát chết ở nông trường Đỗ Hòa.
Còn HTA, biến thành oán. Tên này làm danh sách nhà văn phản động đồi trụy Ngụy, đưa hết đám ST vô, thêm GCC!
Hồi Thảo Trường còn sống, nghe Gấu kể chuyện này trên TV, do đi tù VC 17 năm, đâu có biết gì, đọc, thú quá, bèn mail, này, ông Gấu có tôi ở trỏng không.
Gấu bèn cười hô hố, ông thuộc băng Trình Bày, phản chiến, làm sao có ông,
hà, hà!
Lũ này, đúng là 1 lũ, thực không còn 1 chút đạo hạnh.
Chúng vẫn cứ tiếp tục viết, bởi thế, văn chương Mít ngày càng bại hoại, là vậy.

Phi Gấu ra, không tên Mít nào dám vô....  Lò Thiêu!
Nghe thì cực lớn lối, nhưng 1 cách nào, quả chỉ một GCC, qua được cái test của Kafka, khi không hề bỏ chạy cuộc chiến Mít, hà, hà!
Lạ, là, Gấu có rất nhiề
u cơ hội chuồn, như đã trình bày trên TV, nhưng cứ đến giờ phút chót, là lại ngãng ra, như có 1 kẻ nào đó phá bĩnh, nè, mi mà đi là đừng có mong có ngày trở về, mà dù có trở về, thì Xề Gòn của mi, cũng đếch còn vưỡn thế!
Vào những ngày cai được xì ke, cố tình ở lại, thì lại bị đám bạn quí, thí dụ Mít Butor, vứt mẹ lá thư xin làm tà lọt cho tờ Thanh Niên, dưới trướng Trùm Huỳnh Tấn Mẽm, vào sọt rác!

Đó có lẽ là thời gian, GCC qua được test, được Ông Trời bèn gật đầu, OK, ta ban cho mi món quà/cái họa Lò Thiêu!



Lần Thầy Đạo đi 1 đường "danh sách đen", tố cáo lũ viết lách Miền Nam, nào Nguyễn Văn Lục, Huỳnh Phan Anh… tuy cũng khoa bảng như ông ta, nhưng chưa có tên nào làm thèse, như Thầy Quân, thằng cha Gấu thì còn tệ hơn nữa, không phải dân khoa bảng, tố luôn cả Thầy của Thầy là Nguyễn Văn Trung, là đạo văn Tây, với Bu Bắc Kít, là Sến Cô Nương [bài này còn trên talawas, những tên tuổi như trên, là như trong danh sách đen], Gấu thực sự ngạc nhiên.
Đó là sự thực.
Tại làm sao mà tên này làm 1 việc quái đản - bửn, đúng hơn – như thế?
Nhưng chính là nhờ cái danh sách đen, cái sự phân biệt giữa Gấu và đám Văn Khoa Sài gòn, hồi đó, làm Gấu ngộ ra 1 sự thực:
Gấu không có thứ bằng cấp giống như lũ đó, và cách viết của GCC, khác hẳn lũ đó.
Cái nguyên nhân, Gấu cũng ngộ ra: Mi chưa từng học để kiếm lấy 1 cái lợi ích nhơ bẩn nào cho cá nhân của mi cả!
Rõ ràng là như thế, thế mới tếu!
Thí dụ. 
Gấu cố học tiếng Tây, là để viết 1 cái thư bằng tiếng Tây, để cám ơn  1 ông Tây thuộc địa đã thương hại Gấu, và qua ông, Gấu được ăn học ở Hà Nội, và luôn cả sau này, ở Sài Gòn
Rồi có tí vốn rồi, cố đọc sách Tẩy, để hiểu cuộc chiến Mít tại sao lại xẩy ra. Chứng cớ, những tác giả hồi mới lớn, như Trần Đức Thảo, Lukacs, Nguyễn Đình Thi, Hồ Hữu Tường…
Chưa bao giờ có ý nghĩ, học để bỏ chạy cuộc chiến như lũ khốn đó, hà, hà!
Sau này, khi nghĩ lại, Gấu cứ tự hỏi, cứ giả như Gấu học chậm như lũ đó, và cũng vướng vào cái tròng ở cổ
, hoãn dịch vì lý do học vấn, như chúng, Gấu có muối mặt học Văn Khoa, như chúng?

Ai đã từng học Văn Khoa trước 1975, thì đều biết, phải học thuộc cours của Thầy, ra thi, cứ cours Thầy trả Thầy, là đậu. Đâu khó khăn gì đâu. Gấu ra trường Bưu Điện, đi làm, có nhà nhà nước cấp, từ khi còn độc thân, làm hai jobs, muốn đọc sách gì có sách đó, Sài Gòn không có thì ra Xuân Thu, order, từ bên Tây gửi về. Muốn học Đại Học nào mà chẳng được, trừ Khoa Học, vì phải đến trường, đến lớp.
Khó cái gì cái bằng Văn Khoa.
Sở dĩ Gấu không học, là vì nếu học, thì phải coi Thầy Trung là Thầy, mà như Gấu đã từng “bố cáo”, Thầy Trung có cái tật, đi đâu cũng nói, thằng đó học tao, Gấu không thích, nên không học. Vả chăng, những bài viết của Thầy Trung đa số là từ Sartre, thí dụ, ca tụng thân xác, thành ra cố đọc thẳng từ Sartre, chẳng thú hơn sao, thế là bye bye Văn Khoa.
Hơn thế nữa, có cái bằng Triết Mít, đâu có nghĩa, là nhà văn, nhà phê bình.
Thầy Đạo, hay tên Lang Băm có bằng Triết
Mít, hẳn thế, nhưng đâu có viết được bất cứ cái gì, nói gì phê bình.
Cả 1 lũ này, cay cú Gấu, vì Gấu viết dữ quá, chúng phát điên lên, giản dị chỉ có thế.
Đẩy lên 1 cấp nữa, chính cái bằng của lũ này, khiến chúng không thể nào viết được.
Đây là 1 thực tế hiển nhiên.
Bạn chỉ cho Gấu, 1 tên Mít viết văn, viết phê bình, khảo luận, ra hồn, gốc Văn Khoa, Mít?
Đâu có.
Một khi bạn phải khuất tất, để có 1 cái gì đó, là vứt đi!

V/v Khuất tất. Ý này, Gấu suy ra từ Joseph Brodsky.  
Như Coetzee giải thích:

“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”

Một khi bạn bắt đầu biên tập đạo hạnh, đạo đức của bạn, cái này nên, cái này không nên, bạn đang tán tỉnh thảm họa.
When you start editing your ethics, your morality –according to what is or isn't allowed today - then you're already courting disaster.
Trò chuyện với Joseph Brodsky
. Solomon Volkov.


Cái chuyện đi lính, ai mà không ớn. Cố học, mỗi năm mỗi đậu, đừng để rớt, rớt là đi lính. Học cái gì dễ đậu nhất..
Cố giỏi tiếng Tây, cố đậu cao, để đi du học...
Một cách nào đó, những ưu tiên trên đây, làm lũ tinh anh Miền Nam biến thành những tên không còn 1 chút lý tưởng, không có 1 chút chí khí. Đó là sự thực.
Tuy nhiên, bạn phải cảm thấy nỗi đau, nỗi nhục sống sót, mới... được.
Bởi thế mà Primo Levi vặc lại Ông Trời, tại sao tôi?
Tôi khốn nạn hơn nhiều, so với những người đã được chọn để đi vô Lò Thiêu? Tại sao tôi?
Thử hỏi, có tên nào, trong số những tên Văn Khoa Mít, đau nỗi đau, "thoát chết"?

Bởi thế, vẫn Brodsky, phán, lũ mày
sống sót là do bửn quá, không phải do đạo hạnh!

Đạo hạnh gì 1 tên lên danh sách đen?
Núp váy đàn bà, bôi bẩn cả những người đã chết?
Nhơ bẩn đến như thế, làm sao viết?




*

Nóng hổi

Trên TV đã từng giới thiệu Ozick. Gấu đọc bà, lần đầu, là bài viết về Anne Frank.
Trong cuốn mới ra lò, có 1 bài về Kafka, đọc loáng thoáng thấy lạ, cực lạ: Transcending the Kafkaesque.

Trong 1 bài viết, Ozick cho biết, cuốn sách thay đổi đời bà, là cuốn của Henry James, Washington Square, đúng cuốn Gấu thật mê, khi còn Sài Gòn, và đã tính dịch cho nhà xb Sóng của Nguyễn Đông Ngạc

http://tanvien.net/Diary/50.html

Cynthia Ozick, trả lời phỏng vấn, "Cuốn sách thay đổi đời tôi", cho biết, đó là cuốn Washington Square, của Henry James. Bà viết:
Một bữa, khi tôi 17 tuổi, ông anh mang về nhà một tuyển tập những câu chuyện bí mật, mystery stories, trong, lạ lùng sao, có truyện The Beast in the Jungle của Henry James. Đọc nó, tôi có cảm tưởng đây là câu chuyện của chính đời tôi. Một người đàn ông lớn tuổi, đột nhiên khám phá ra, ông bỏ phí đời mình hàng bao năm trời.
Đó là lần đầu tiên Henry James làm quen với tôi. Washington Square tới với tôi muộn hơn. Câu chuyện của cô Catherine được kể một cách trực tiếp, cảm động, và gây sốc. Đề tài xuyên suốt tác phẩm này là: Sự giả đò. Giả đò làm một người nào đó, mà sự thực mình không phải như vậy. Ở trong đó có một ông bố tàn nhẫn, ích kỷ, giả đò làm một người cha thương yêu, lo lắng cho con hết mực. Có, một anh chàng đào mỏ giả đò làm người yêu chân thành sống chết với tình, một bà cô vô trách nhiệm, ngu xuẩn, ba hoa, nông nổi giả đò làm một kẻ tâm sự ruột, đáng tin cậy của cô cháu. Và sau cùng, cô Catherine, nạn nhân của tất cả, nhập vai mình: thảm kịch bị bỏ rơi, biến cô trở thành một người đàn bà khác hẳn.
Ozik cho rằng, ý tưởng giả đò đóng vai của mình, là trung tâm của cả hai vấn đề, làm sao những nhà văn suy nghĩ và tưởng tượng, và họ viết về cái gì. Không phải tất cả những nhà văn đều bị vấn đề giả đò này quyến rũ, nhưng, tất cả những nhà văn, khi tưởng tượng, phịa ra những nhân vật của mình, là khởi từ vấn đề giả đò, nhập vai.
Tuy nhiên, nguy hiểm khủng khiếp của vấn đề giả đò này là:
Những nhà văn giả đò ở trong đời thực, sẽ không thể nào là những nhà văn thành thực của giả tưởng. Cái giả sẽ bò vô tác phẩm.
[Writers who are impersonators in life cannot be honest writers in fiction. The falsehood will leach into the work].

Gấu đọc Washington Square khi còn Sài Gòn, và bị nó đánh cho một cú khủng khiếp, ấy là vì cứ tưởng tượng, sẽ có một ngày, bắt cóc em BHD ra khỏi cái gia đình có một ông bố tàn nhẫn, ích kỷ, đảo ngược cái cảnh tượng thê lương ở trong cuốn tiểu thuyết:
Khi ông bố không bằng lòng cho cô con gái kết hôn cùng anh chàng đào mỏ, cô gái quyết định bỏ nhà ra đi, và đêm hôm đó, đợi người yêu đến đón, đợi hoài, đợi hoài, tới tận sáng bạch...

Và Gấu nhớ tới lời ông anh nhà thơ phán, mi yêu thương nó thì xách cổ nó ra khỏi cái gia đình đó, như vậy là may mắn cho cả nó và cho cả mi!
Ôi chao giá mà Gấu làm được chuyện tuyệt vời đó nhỉ.

http://www.newyorker.com/magazine/1997/10/06/who-owns-anne-frank
A Critic at Large October 6, 1997 Issue
WHO OWNS ANNE FRANK?
By Cynthia Ozick


Thông Điệp Của Anne Frank

http://www.tanvien.net/Tuong_niem/anne_frank.html





Đi tìm phê bình gia Mít

Nguyen Pham Xuan added 3 new photos.
11 hrs

Tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" nhìn từ Mỹ

(Tin Bảo Ninh "trượt" Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm nay ở hội đồng cuối cùng, tôi nghe mà mừng cho anh và tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" của anh. Biết là anh không thích các thứ giải thưởng, nhưng như thế là anh đã cho thấy những người không bỏ phiếu cho anh là thế nào. Bằng trường hợp của mình, anh đã cho thấy làm văn chương đích thực là văn chương ở nước mình khó đến thế nào, khổ đến đến thế nào. Nhưng văn c...

Continue Reading
Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên Gấu điểm, thời gian vừa mới ra hải ngoại, trên tờ Nắng Mới, của 1 nhóm văn học ở Montreal chủ trương. Có thể vì bài điểm này, mà sau này NMG gật đầu nhận Gấu là 1 tên viết  mướn có trả tiền, phụ trách mục tạp ghi cho tờ Văn Học của ông, vì Gấu nhớ là, ông có nói, anh ra trễ, chứ ra sớm, mà viết về đám trong nước, mà không gọi là lũ “văn nô”, là chúng làm thịt anh liền!
Thời kỳ “hậu” cái tai người, NMG đang rất cần 1 tay như GCC.
Tuy nhiên bài viết của ông Trùm Đầu Bạc, có 1 số vấn đề.
Trong bài viết ông vờ hẳn lũ Ngụy ở  hải
ngoại, mà chỉ lèm bèm "về phía Mỹ", trong khi tờ Guardian, là của Anh.
Ông Trùm phán, kỹ thuật viết, độc thoại nội tâm, viết không theo kiểu tự sự cổ điển, xáo lộn tứ lung tung, Mẽo đọc không được..
Một nhận xét như thế, quá nhảm. Bởi là vì độc giả/tác giả
Mẽo rất rành về nó. Thí dụ, Faulkner, với Âm Thanh và Cuồng Nộ, Hemingway, Mặt Trời Vẫn Mọc, đều sử dụng lối viết dòng ý thức, độc thoại nội tâm. Còn xáo trộn dòng kể, sợ Bảo Ninh chưa đáng là học trò Faulkner!

Vấn đề ở đây, là, ở đâu ra cái cách viết này, với Bảo Ninh?

Nữa.
Khi coi Nỗi Buồn bảnh hơn Mặt Trận Miền Tây, ông Trùm không giải thích được tại sao.
Đây là 1 vấn đề được đám phê bình gia Tây Phương, thí dụ như Steiner, giải thích rõ ràng.
Mặt Trận Miền Tây, là viết về Đệ Nhị Chiến. Nó là 1 cuốn cuối cùng viết về chiến tranh, theo kiểu cũ. Sau đó, chiến tranh đổi khác. Cần 1 cách viết khác. Làm gì có pháo bầy, B52 rải thảm trong Mặt Trận Miền Tây, thí dụ.
Những trích dẫn, người này, người kia nói, vào thời bác Gúc, cần phải cho biết nguồn. Phán loạn cào cào, làm sao kiểm chứng?
Tay Trùm Đầu Bạc này, theo Gấu cũng… dởm!
Có lần, ông chôm bài của Gấu, để xoa đầu 1 đấng hải ngoại, về trong nước in sách, nhờ ông lancer! Cũng chẳng thèm nói gì với khổ chủ cả!
Chán, như con rán!


Cái kỹ thuật viết Nỗi Buồn, theo Gấu, Bảo Ninh ảnh hưởng đám Miền Nam.
Đoạn cuối Nỗi Buồn rất giống đoạn cuối Tiếng Động của TTT, Gấu đã chỉ ra 1 lần rồi.
Không có cú ăn cướp, không có những nhà văn như Bảo Ninh, đó là sự thực.
Thành ra, thay vì về phía Mỹ, viết, về phiá Ngụy, thú hơn nhiều.
Mỹ mà chúng đâu cần đọc Nỗi Buồn.
Ăng Lê khen nó, có. Không phải Mẽo
Nếu Mẽo khen, thì sợ là từ ổ VC ở Mẽo, WJC.
GCC đọc "Nỗi buồn chiến tranh"

*

Đường Bờ Hồ và hố tránh bom.
Hình của ký giả Harrison E. Salisbury.

"Có lẽ cũng phải bật mí tí ti, và cho người ta biết chúng ta có một người ở Hanoi".
[I think we ought to advertise a bit and let people know that we have a man in Hanoi]

Một chút tư liệu

Trước 1975, tôi quen một tay làm cho tờ Time, chỉ qua cái tên Cao Bồi. Anh bề ngoài hiền khô, ít nói, về bản thân lại càng ít nói, vả chăng, tôi cũng chẳng hề hỏi . Chúng tôi thường gặp nhau ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, những lúc rảnh rỗi, bên ly cà phê, chờ đợi đám bạn cùng một đam mê “nặn xì” [đánh xì phé]. Thời gian đó,  ngoài công việc của một cán sự kỹ thuật Bưu Điện, tôi còn làm thêm cho hãng thông tấn UPI, chuyển hình ảnh bằng phương pháp vô tuyến điện, radiophoto-operator.

Một lần qua chuyện gẫu, Cao Bồi cho biết Time tính làm một số đặc biệt về Việt Nam, có bài giới thiệu hai nhà văn của hai miền.

Tôi cũng muốn nói thêm, theo kiểu ngoài lề, ở đây. Khi còn ông Diệm, báo chí trong nước khỏi nói, đám báo chí ngoại quốc bị theo dõi rất gắt. Tin tức, hình ảnh chuyển đi ra ngoài nước đều bị kiểm duyệt, nhất là sau các vụ đảo chính hụt, dinh Độc Lập ăn bom, vụ Phật Giáo… Văn phòng chính của họ phải cho người giả dạng du khách, ghé sân bay Tân Sơn Nhất, ở đó có người chờ sẵn, nhận bản tin, hình ảnh.. rồi sau đó, trở lên máy bay, hệt những điệp viên. Mạch điện đàm Saigon-Hongkong thường được các hãng tin “book” sẵn, mỗi lần ngửi có mùi gì lạ, “something in the air”. Chỉ sau khi ông Diệm mất, mới có những mạch viễn ký như UPI, AP, và những mạch vô tuyến viễn ảnh, các giờ đọc tin cho các hãng truyền hình CBC, NBC, ABC…

Tôi nghĩ, Time muốn có tiếng nói nhà văn của cả hai miền Nam Bắc, vì lúc này cuộc chiến đang vào giai đoạn ác liệt. Câu chuyện gẫu trên xẩy ra sau khi ông Diệm mất, cỡ 1966 gì đó. Người Mỹ đổ quân xuống bãi biển Đà Nẵng năm 1965. Horst Faas, trưởng phòng hình ảnh hãng AP đổ ra hàng ngàn thước phim, chỉ để chụp cảnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ từ những chiếc tầu há mồm chạy xuống bãi biển. Cuối năm 1966, ký giả Harrison E. Salisbury của tờ Nữu Ước Thời Báo, được nhà cầm quyền Miền Bắc cho phép ‘tới [Miền Bắc, Hà Nội để] có một cái nhìn nóng hổi về những gì xẩy ra’ [Harrison E. Salisbury: Behind the lines-Hanoi].

Đó là một cuộc chiến mà người Mỹ muốn, là của họ. Theo nghĩa, rút ra bằng chiến thắng. “Mọi người bắt đầu gọi nó, một cuộc chiến bẩn thỉu nho nhỏ. Bẩn thì vẫn bẩn nhưng nho nhỏ thì hết rồi… Đừng vùi dập nó. Đây là cuộc chiến độc nhất mà chúng ta có”, một tên phi công đểu giả Mẽo tuyên bố như vậy [sđd, trang 3]. Dĩ nhiên, báo chí Mẽo cũng phát động một cuộc chiến ,của Mẽo, của riêng họ, của riêng báo chí Mẽo. Trong cuộc chiến Việt Nam, hãng tin Reuters của Anh cố tình vờ đi, chẳng thèm đặt văn phòng tại Sài Gòn theo như người viết được biết. Cách loan tin cũng chẳng có vẻ gì là thân thiện Mẽo, hay Miền Nam. Hãng thông tấn Pháp AFP, tuy có văn phòng tại Sài Gòn nhưng không có mạch viễn ký, mạch vô tuyến viễn ảnh, cách loan tin cũng đầy ác ý với Mẽo và VNCH.
Cao Bồi cho biết nhà văn Miền Bắc mà Time tiếp xúc là Nguyễn Tuân. Còn Miền Nam, một người hiện ở Mỹ, người viết bài có quen biết, nhưng do không được sự đồng ý nên không thể nêu tên ở đây. Tuy nhiên sau, Time bỏ ý định, không rõ lý do. Người viết có đọc một phóng sự của tờ Time Life về cuộc sống ở Miền Bắc, không hiểu có phải vì có phóng sụ này, nên Time bỏ ý định, hoặc không được Nguyễn Tuân đồng ý?
Sỡ dĩ nhắc chuyện cũ vì thời gain sau này, Time có bài giới thiệu cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh.

Khi mới qua đây được ít lâu, tôi được một người quen cho hay, rồi nhân đọc Hoa Xuyên Tuyết của Bùi Tín, thấy hình "ông bạn cũ": Cao Bồi là Phạm Xuẩn Ẩn, sĩ quan tình báo của Miền Bắc.

Trước 1975, thời gian phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật của tờ nhật báo quân đội Tiền Tuyến, trong một bài giới thiệu tác phẩm đầu tay của một nhà văn đã có vài tuổi lính, nhớ tới nhà văn Y Uyên vừa mới tử trận, tôi có đưa ra một nhận xét: Hãy cố gắng sống sót, và, nếu may mắn sống sót, nếu may mắn hơn Y Uyên, bạn sẽ còn phải đụng với một cuộc chiến khác, khủng khiếp cũng chẳng kém trận đầu: văn chương!

Ý nghĩ này, tôi gặp lại, sau 1975, khi đọc Người Mẹ Cầm Súng của Nguyễn Thi, chết trận Mậu Thân, hình như ở khu Chợ Thiếc, Chợ Lớn, Sài Gòn. Liên tưởng tới bạn bè, phóng viên nước ngoài đã từng có dịp được quen biết, và đã tử trận, như Huỳnh Thành Mỹ, Sawada... tôi bỗng nhận ra một điều, cuộc chiến thật thâm hiểm, tàn nhẫn: nó nuốt sạch những ai thực sự dám đương đầu với nó.

Theo cách suy nghĩ đó, tôi nghĩ, Bảo Ninh may mắn hơn nhiều người: ông may mắn ở cả hai cuộc chiến.

Trong văn chương, ông vượt qua được khúc nguy hiểm nhất, mà đa số nhà văn Miền Bắc gục ngã. Đọc họ, những tác phẩm xuất hiện cùng lúc với Nỗi Buồn, tôi không thấy, cho dù chỉ một chút thiện cảm, khi họ viết về Miền Nam.

Có thể, họ chẳng hiểu gì về Miền Nam, ngoài những gì được Đảng nhồi nhét. 

Thượng Đế, trong một cơn giận dữ, tạo ra con người-con vật chính trị [Merleau-Ponty].

Cố quên đi sự giận dữ của Người, tôi đọc những tác phẩm của những tác giả Miền Bắc. Đọc Nguyễn Thi, tôi có được những hình ảnh tuyệt vời của người phụ nữ Miền Nam, tình bà con lối xóm, theo dõi bước chân người mẹ đi suốt hai cuộc chiến, trong đêm vội tạt về nhà cho con bú trước giờ vào trận. Đọc Nguyễn Huy Thiệp, thời gian ông dậy học ở một bản làng miền núi, trong văn ông thấp thoáng chất huyền thoại, cái nôi của văn chương, của chuyện kể, chưa vướng mùi lý luận, giải thích, lên lớp… vốn là một thói quen không thể bỏ của đa số tác giả Miền Bắc. Đến “Tướng Về Hưu”, người đọc nhận ra không khí vất vưởng, cô đơn bao trùm lên tính khô khan của nhân vật, tính tàn nhẫn của sự kiện báo hiệu sự xuất hiện của những bạo chúa Caligula sau này.

Tiểu thuyết, nói cho cùng, chỉ là một lời dối trá toan tính nói lên sự thực: Je suis un mensonge qui dit toujours la vérité. Và sự thực thường là manh nha xuất hiện, ở những trang cuối, dòng cuối. Meursault, [trong Kẻ Xa Lạ của Camus] mở lòng ra trước vẻ xa lạ dịu dàng của cuộc đời: Je m’ouvrais pour la première fois à la tendre indifférence du monde. Julien Sorel trong Đỏ và Đen của Stendhal, ‘vào đời, trang bị bằng khí giới độc nhất, tham vọng’, cuối cùng tìm được tình yêu chân thật ở bà Renal, một nạn nhân của anh. Kỳ cục thay, con đường văn học xã hội hiện thực chủ nghĩa như ngược lại: Từ thành công, khi miêu tả những cuộc đời thực của từng nhân vật, những tình cảm, mong ước chân thật của họ… đến thất bại: chủ nghĩa Cộng Sản như một giải đáp thỏa đáng nhất cho một cõi thực chưa hề có. 

Không giống như Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh, đây là một cuốn tiểu thuyết không chỉ về chiến tranh. Một cuốn sách về chuyện viết, về tuổi trẻ mất mát, nó còn là một câu chuyện tình đẹp, nghẹn ngào [Lời giới thiệu của Geoff Dyer trên tờ Independence, in lại trong bản dịch tiếng Anh của Nỗi Buồn].

Về kỹ thuật viết, Nỗi Buồn là một hồi ức lộn xộn, một cách hết sức tự nhiên, như tình trạng “da beo”, của cuộc chiến. Người đọc có thể nhẩy vô bất cứ đoạn nào và lập tức toàn bộ cuốn sách phơi mở, mời gọi. Chất thơ của hồi tưởng, kỷ niệm, ở, ngay cả những đoạn tàn nhẫn nhất, khi viết về pháo bầy, bom trải thảm.
Tác giả nhận diện đứa con tinh thần của ông: “Đây chỉ là một sáng tác dựa trên cảm hứng, [được] chỉ đạo [bởi] của sự rối bời”.
Sartre, đọc Âm Thanh và Cuồng Nộ, của Faulkner, nói, đây là kỹ thuật của sự hỗn độn, và ông khẳng định: Kỹ thuật tiểu thuyết luôn qui chiếu về một siêu hình học của tiểu thuyết gia. Với Faulkner, một siêu hình học về thời gian.
Đọc Nỗi Buồn, độc giả có thể mường tượng ra trục thời gian của nó, của chuyện tình đẹp, nghẹn ngào, đó là chuyến tầu định mệnh, khi Kiên đi vào Nam chiến đấu, và Phương chạy theo, rồi “tai nạn” xẩy ra.

Và, đây mới là ý nghĩa đích thực, mang tính “uyên nguyên, bi đát” của cuốn truyện, của nỗi buồn: “Kiên có thể tha thứ cho cuộc chiến, nhưng không thể tha thứ cho cuộc tình”. Như chúng ta đã biết, truyện lúc đầu có tên “Thân phận tình yêu”. Cái tít này mới đúng với nó.
Và còn đúng cho cả một miền đất.

Toàn truyện, mọi hồi tưởng, về chiến tranh, lập tức kèm theo, một hồi tưởng về cuộc tình, về tai nạn, về nỗi đớn đau một lần để lỡ. “Chẳng còn đem nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".



Đi tìm phê bình gia Mít

1.         Lang Băm | March 8, 2014 at 4:00 pm

Ông T

Tôi nghĩ ông nên từ tốn và tiêu hóa điều mình muốn phát biểu trước khi viết xuống. Ông hơi tự sướng quá đà.

Ông ở tận Canada ông làm sao biết ở Calif mối liên lạc giữa các trùm sò văn chương hải ngoại thời đó với các bà cỡ Mai Ninh thấu tới đâu. Những áp phe tình ái của Khánh Trường với các bà nổi lều bều trên tờ Hợp Lưu đến bao nhiêu hiệp. Khánh Trường chủ tờ Hợp Lưu và các “đàn anh văn nghệ” của Khánh Trường mới là những người được hưởng nhiều bổng lộc do các bà ham danh dâng hiến, í lộn, do các bà nữ dzăng thơi sỡi quyên góp tiền bạc nuôi Hợp Lưu ngày Khánh Trường chưa ngồi xe lăn.

Quyển sổ áp phe của bà Trần Thị Ng.H thì cỡ ông làm gì được chấm mút. Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn thì cũng chưa nhằm nhò gì so với các áp phe khủng của bà này

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.

Ông cũng chả có công mẹ gì trong cái vụ bà Tám ló ra ló vào văn chương này cả. Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu, Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc, mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên.

Một đời viết lách, cả 1 thế kỷ văn học Mít ở nơi ông ta- như Diệt Tuyệt Sư Thái, Đại Ma Đầu Nghé Ọ, có lần xoa đầu, thời gian GCC làm 1 tên cắp rổ theo hầu, rảnh rang thì viết cho tờ Sài Gòn Nhỏ - Gấu chưa từng gặp 1 tên khốn nạn như tên này.
Bịa ra 1 tên dởm, núp váy 1 người đàn bà, qua blog của người này, bôi bẩn cả người sống lẫn người chết, toàn những bậc có danh phận, có tác phẩm văn học xứng đáng, trong khi hắn ta chỉ là 1 tên cắc ké, chẳng ai biết tới. 


Tiêu hóa điều mình muốn phát biểu?

Tiêu hoá điều đã đọc, uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, đắn đo trước khi viết.... thì còn nghe được. Viết 1 câu không nên thân.
Tại làm sao ở 1 cái blog văn học mà lại để xẩy ra 1 chuyện nhơ bẩn như thế này, thật khó hiểu được.
Rồi làm sao viết tiếp, làm sao ăn nói với người còn sống, như Mai Ninh, như Trần Thị NgH, hay nhữ
ng người đã mất, như TTT, như NXH?
Người chết rồi, không nói, với những người còn sống, họ đâu biết tên Lang Băm này là ai?
Chẳng lẽ cứ tự nhiên như người Hà Nội, bôi bẩn họ, rồi tiếp tục viết văn, làm thơ?
NQT

Chuyện xẩy ra từ năm 2014, GCC mang về Tin Văn, vì sợ bửn blog của vị nữ chủ nhân. Tính viết liền, nhưng lại ngại, lỡ hai vị nữ lưu trên bực quá, lôi chủ nhân cái blog ra tòa, vì tội nhục mạ người khác. Đã xẩy ra nhiều lần rồi trong giới giang hồ lá cải. Vị nữ đại ma đầu Cali, mất nghiệp vì chuyện bôi nhọ người khác. Bà vợ cũ của VQ lôi NHN ra tòa... Nhiều lắm.
Đành nín khe. Nhưng may quá, mấy vị này, chắc là chưa đọc cái blog của vị nữ văn sĩ nổi tiếng này, hoặc quá tởm, nên chẳng thèm nhắc tới.
Trong viết lách, bửn nhất là lôi chuyện đời tư của người khác ra khoe, ra cái điều ta rành xó giường thiên hạ.
Tên khốn này sợ không còn tính người. Có vẻ như hắn cay cú, với tất cả những người viết lách có chút tên tuổi.

Brodsky viết, mỹ là mẹ của đạo hạnh.
Sợ, cái vô hạnh của tên này ảnh hưở
ng đến cái mỹ của cái blog!


Claude Lanzmann, xin làm người yêu de Beauvoir, Bà Hoàng của chủ nghĩa hiện sinh.
Bà Hoàng gật đầu, và cho biết em đứng số 7, nghĩa là sau 6 người đấy, chịu không?
Chịu quá đi sao không chịu!

Đọc những lá thư Lỗ Bình Sơn viết cho Đảo Xa, thì thấy, đây là 1 mối tì
nh văn học thuần tuý, chẳng có gì dính dáng đến chuyện trai gái.
Tên khốn Lang Băm, đầu óc quá nhơ bẩn, mi làm nhục cả những người đã chết.
Cứ giả như họ thực sự yêu nhau, theo cái nghĩa trai gái, đàn ông đàn bà yêu nhau, thì cũng chuyện thường tình trong cõi đời.
Tên Lang Băm này, Gấu đọc trên net, biết là tên nào, những thôi, kệ cha hắn. Tâm địa như hắn, suốt đời hậm hực cũng kệ cha hắn.
Chỉ tiếc, là tại làm sao lại để xẩy ra ở 1 cái blog đàng hoàng.

Subject: Xin được ở trong mailbox

Date: Fri, 22 Jan 2010 14:40:55 -0800

To: GNV

Ông là một trong những "Niềm Kinh Ngạc" đối với tôi.
Nên chỉ mỗi ông đọc thư của tôi là đủ cho tôi lấy làm hân hạnh rồi.
Xin GNV đừng đưa H/A lên web. Tôi thích ở trong mailbox hơn.
Xin cảm ơn.
H/A 

Plse Forgive. NQT

Vị độc giả trên, rất thân, với toàn gia đình GCC. (1) Vị này không muốn trang TV biến thành 1 trang có nhiều dấu vết riêng tư, và thuần chỉ là 1 trang văn học, như có lần căn dặn GCC.
Trong khi GCC thì coi đây là “nhà của mình”, cái gì cũng đưa lên... khoe!
Nhà của mình mà!
Không phải như trường hợp “Nhà có cửa đếch chịu khoá”!

(1)

Bac Gau oi, dung lien luy nhieu voi cay viet khac. Enjoy your works, your life and family.
Your readers and your family need you and are more important.
I don't have Vietnamese unicode so it's difficult to write long.
Please keep email personal, not for TV.
Soon,


Đám thanh thiếu niên ồn ào, náo động là lũ chúng tôi đó dần dần rã ra cùng với mùa hè kết thúc, và rồi những cơn bão lodos chợt tới với thành phố, quất túi bụi lên những bến cảng vào mỗi tháng Chín, đuổi chạy có cờ mấy chiếc thuyền buồm, ghe máy chậm chân. Trong khi mưa cứ thế trút xuống, Bông Hồng Đen, lúc này đã mười bẩy tuổi, chẳng biết làm gì cho qua thì giờ, bèn ghé thăm căn phòng mà tôi thường ngồi vẽ, vào những giờ phút trọng đại như thế, tôi ban cho nó một cái tên thật xứng đáng với nàng: xưởng họa của tôi. Tất cả những bạn bè của tôi cũng thỉnh thoảng ghé, cũng bầy đặt thử tài hội họa, này, đưa tao cây bút chì, cho tao tờ giấy vẽ, trong khi nhìn với cặp mắt đầy nghi ngờ những cuốn sách của tôi, và chuyện này thì cũng chẳng có gì là lạ, so với tai tiếng của Gấu. Như tất cả hầu hết đám chúng tôi sống ở Thổ nhĩ kỳ thời kỳ này, giầu hay nghèo, nam hay nữ, Bông Hồng Đen cũng cần chuyện vãn để cho qua ngày, và đỡ buồn.

Tình Đầu

26.6.2010

Đọc "Istanbul"  bỗng dưng thấy nhớ Việt Nam, nhớ những ngày xưa kinh khủng.

HÂ.

Tks. NQT


Đi tìm phê bình gia Mít


*

Mây Bay Đi

Đọc trên net, FB, Gấu nghĩ là, tên Lang Băm, là ai. Cũng 1 tên cắc ké, y chang Thầy Đạo, chắc là học sau GCC, như Thầy Đạo, và chắc là – vẫn “chắc là” – có được cái triết Mít, nên mới viết, như Thầy Đạo, khi mượn cái bằng tiến sĩ của Thầy Kuốc, để chửi GCC:
Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.
Có điều lạ, là, Thầy Đạo có thể thù Gấu, là vì, do GCC viết cho tờ Văn Học của NMG, nên tờ này đếch thèm đăng bài của Thầy nữa, dù đăng free.
Trong khi GCC không hề biết đến khốn kiếp này là ai, sao mà tên khốn thù Gấu đến như thế!
Cái chuyện thù GCC “đến như thế”, thì không chỉ hắn.
Thời gian trước 1975, sau khi đi 1 đường đọc Mây Bay Đi của Nguyên Sa, Gấu bị Duyên Anh – không phải NS - qua cái nick Thương Sinh chửi ròng rã gần 1 năm trời, mỗi ngày, trên nhật báo Sống, thấy mặt Gấu nhăn như bị mỗi lần gặp ở Quán Chùa, ông anh TTT thương hại, an ủi, làm người, phải có người yêu, kẻ ghét, cứ tròn như hòn bi, lăn đâu cũng lọt, thì sống làm khỉ gì!
Ui chao, hóa ra ông anh cũng có quá nhiề
u kẻ thù, và trong số đó, có rất nhiều bạn quí của ông!

Có thể, khi Gấu viết bài điểm sách trên, tên khốn kiếp Lang Băm còn đang mài đũng quần, cao lắm, là ở Văn Khoa, mong đậu 1 chứng chỉ Đại Học, để thoát đi lính, như Thầy Đạo!
Gấu đã từng có chứng chỉ Dự Bị Triết, Văn Khoa, như đã từng tường trình, sau khi ra trường Bưu Điện, làm 1 chuyên viên kỹ thuật, học hàm thụ, mấy ông thầy khi đó là Lê Tôn Nghiêm, Kim Định, Gấu chưa từng gặp.
Chỉ đến khi ghi tên học chứng chỉ Triết Tây, Thầy là Nguyễn Văn Trung, khi làm bài thi, thay vì dù
ng cours của Thầy, thì Gấu lại dùng cours Sorbonne, thời gian đó, bán đầy ở nhà sách Lê Phan. Nhớ, Gấu nghĩ là mình trúng tủ, vì đề tài về triết hiện sinh, đúng 1 chương của cours Sorbonne, cái gì gì về hiện sinh, existence, sức căng, tension.
Rớt! Do đếch thuộc cours của Thầy!
Thế là bye bye Văn Khoa.
Cái chết của đám Mít khoa bảng, nhất là thứ học văn khoa, 1 phần là do phải thuộc cours của Thầy, nếu muốn đậu, muốn thoát quân dịch.
Thầy khốn nạn, mày không “citer” cours của tao, là rớt!
Trò khốn nạn, vì cứ phải học cours của Thầy đến thuộc lòng, nếu không rớt sao?
Ra trường rồi, suốt đời không bỏ được thói quen học thuộc lòng, bài viết mẫu….
Rõ ràng là, có tên nào học Văn Khoa Sài Gòn, sau trở thành nhà văn, nhà biên khảo, nhà phê bình đâu?
Toàn 1 lũ không làm sao quên được cours của Thầy!
Khốn nạn hơn nữa, chúng coi cái mảnh bằng như là cái chứng chỉ chứng nhận, chúng là nhà văn, nhà phê bình, nhà điểm sách!
Mi đâu
phải là nhà phê bình như ông Cuốc/Kức, là nghĩa như thế:
Mi đâu có bằng tiến sĩ như Thầy Quốc, mi đâu phải dân khoa bảng, như chúng ông?

Ui chao, Gấu có bằng, thứ thiệt, nó đòi cái khả năng sá
ng tạo của con người, chứ không phải thứ học thuộc lòng!
Khi bạn giải 1 bài toán, làm sao bạn học thuộc lòng?
Tất cả những bài viết của Gấu, khác hẳn lũ này, là 1 bài toán, nó có 1 vấn đề, cần phải giải cho ra.
Thay vì 1 định lý, 1 đáp số, thì là 1 viễn ảnh.
Một khi không có viễn ảnh, là bài viết kể như vứt đi.
Cái viễn ảnh của trang Tin Văn, là 1 cái gì tương tự như luật vạn vật
hấp dẫn của Newton, như Koestler định nghĩa. (1)

Sở dĩ thơ TTT, không có truyền nhân, 1 phần là do lý do nêu trên.
TTT làm thơ, khi viết văn. Và thơ, với ông, không phải là ẩn dụ, mà là viễn ả
nh, thi ảnh, ảnh tượng, image, hay image poétique.
Cái gì gì:

Buổi sáng sớm tinh mơ như 1 vết thương mới lên da non

[Note: Sau này, đọc thư gửi Đảo Xa, GCC suy ra, ở cái nền của cuốn Bếp Lửa, là Hà Nội, và những câu thơ được Bachelard trích dẫn, khi viết Thi học của Không Gian.
Bây giờ đọc Thư gửi Đảo Xa, GCC mới thấm. Lúc đầu bực quá]

http://www.tanvien.net/Tribute_1/TTT_Dao_Xa.html

Anh thích những buổi sáng không thể tưởng. Ở Sài Gòn có nhiều bữa anh ra đường khi trời chưa rạng, chạy xe kiếm một quán cà phê chệt ngồi. Buổi sáng khi Pagode vừa mở cửa thường khi anh là người khách đầu tiên lúc còn làm ở Tiền Tuyến. Ở đây không thể ra ngoài. Sợ lạnh vả lại trong trại binh đi lang thang bậy bạ nguy hiểm không chơi. Hồi còn yên, mới vô lính, 4 giờ sáng dậy đi tuần xong chạy từ Cầu Kinh qua xa lộ vào Sài Gòn. Nhớ hoài những buổi sáng. Anh chỉ mới đón em, gọi dậy có mỗi một buổi sáng thôi. Buổi sáng của anh khó có người chia xẻ. Dường như các bạn thân thiết của anh chẳng có ai dậy sớm cả. Buổi sáng sớm chẳng bao giờ làm người ta chán đời cả. Sáng sớm dậy, thở, đi ngửa mặt khoan khoái thấy sống tỏa tràn trề không hề nghĩ ngợi bậy bạ nhảm nhí.

Lần ra Huế anh cũng còn nhớ những buổi sáng ở bên Hương Giang lắng nghe tiếng chợ họp dấy bên kia sông. Nhớ con đường hẹp như đường làng từ hồ Tịnh Tâm ra con đường phố trổ ra cửa Thượng Tứ hàng cây trồng cách sao mà ngả đầu vào phía trong như ngửa ưỡn người. Khu Gia Hội anh cũng đã sang. Đã ăn một bữa tối ở tiệm ăn Tầu bàn bầy ngoài vườn, chẳng hiểu có còn không (cùng phía với rạp hát bóng, đi quá lên trên).

Anh lại vừa nhớ đến những buổi sáng thức dậy trong Sở Thú. Hồi Tết Mậu Thân, tái ngũ, làm ở Tiền Tuyến, trong đợt tấn công thứ 2 vào Sg, cứ 4 tối anh lại bị một đêm dẫn lính qua nằm phục bên Sở Thú. Ngủ trên bãi cỏ dưới tàn cây. Ngủ trong nhà chòi bát giác sát bờ sông Thị Nghè. Ngủ dưới chân cái patio thẳng cổng chính vào trông thấy. Ngủ trong cái quán nước đã dẹp bàn ghế. Nửa đêm ve kêu râm ran. Sáng dậy nghe khỉ nghe voi kêu. Mời hết cả đám lính đi với mình mỗi người một ly cà phê sữa cho tỉnh trước khi về trại. Năm đó anh nhớ anh đánh bạc quanh năm, được liên tu bất tận. Về vứt ống súng là chạy ra Pagode ngồi đến 9 - 10 giờ về làm việc. Bây giờ thì buổi sáng chong đèn - luật phòng thủ tối kỵ - viết thư. Viết ba lăng nhăng, chẳng ra đâu vào đâu. Và nếu cứ viết kiểu này hoài, chắp lại dám thành quyển tiểu thuyết tình dầy. Có khác chi Under the volcano?

Ui chao, đúng thời gian GCC đã từng kể ra. Cái chuyện ông đánh bạc được liên tu bất tận, Gấu vô ý có kể cho bà cụ C nghe. Bữa sau, ông mắng, tại làm sao mà chuyện gì mày cũng kể cho Cụ nghe.
Đúng câu, ông trách bà cụ, tại làm sao mà chuyện gì Mẹ cũng kể cho thằng Trụ nghe?

* *

Flamme seule, je suis seul
Bruler seule, rêver seul
Grand symbole, double symbole incompris
Le premier pour la femme,
toute brulante, doit rester seule, sans rien dire;
Le second pour l'homme taciturne qui n'a qu'une solitude à offrir. (1)

Trong một đêm anh đọc đoạn trên trong một quyển sách mỏng của Bachelard, chép lại cho em đọc đỡ buồn. Câu đầu là thơ của Tzara. Đoạn sau quãng diễn của Bachelard - philosophe già, tóc trắng xóa, tâm trí thơ mộng vô cùng. Anh có ý lấy đoạn này để cho Mắt Bão. Em thích không ?

Thư gửi đảo xa

(1)

Ngọn lửa cô đơn, tôi cô đơn
Cháy một mình, mơ mộng một mình
Biểu tượng lớn, biểu tượng kép không được thấu hiểu
Cái thứ nhất là cho người đàn bà,
Cháy rạng ngời, phải một mình, không nói gì
Cái thứ nhì, cho người đàn ông lầm lì
chỉ có nỗi cô đơn của mình để dâng hiến

Kiệt buộc miệng kêu: A, cháy rừng. Chốc lát nữa, ngọn núi sẽ bốc lửa tỏa rực một vùng. Chàng ngây sững đón chờ cảnh tượng. Lửa thiêu hủy cây cối trong đêm sẽ soi tới chỗ chàng đứng. Tàn lửa và tro than, gió cũng thổi bay tới.
Thêm những đám lửa nhỏ rải rác bập bùng nhưng đám lửa đầu tiên không lan rộng. Mặc dầu sự mong mỏi của Kiệt, đám cháy trên triền núi không xẩy ra. Đêm ít gió. Những chùm lửa cách biệt, lơ lửng rồi lụi tàn.
Kiệt đứng như trời trồng.
Hai người từ phòng chiếu bóng ra qua lưng Kiệt trên bãi cỏ. Họ không chú ý đến Kiệt, bàn tán chê bai cuốn phim xem bỏ dở nửa chừng.
Kiệt tưởng tượng tiếng nổ lách tách của những thân cây khô già khi bị lửa bám đốt. Trong mắt Kiệt rập rờn bóng lửa trên núi.
Chàng thật cô đơn.
Kiệt sống lại đêm tháng sáu Bắc Âu, đêm mùa hè của miền lạnh lẽo với mặt trời cháy suốt đêm trên đầu núi. Người ta kéo nhau ra đồng, ăn uống, ca hát, khiêu vũ, ngắm mặt trời đêm nguyên hình một khối đỏ ối. Năm ấy Thùy tốt nghiệp, hai người rủ nhau sang chơi Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy trong dịp hè. Cả hai người đều còn trẻ. Đêm hội mùa hạ, họ nằm bên đống rơm, ngây ngất trước khối lửa lạ lùng, hôn nhau, và yêu nhau. Đó là đêm tân hôn.
Kiệt thấm thía nỗi cô đơn. Và Thùy hiểu lẽ yếu đuối cần được phủ ấp. Họ yêu nhau lần thứ hai lúc nửa đêm. Mặt trời đã lên đỉnh như chiếc bóng lửa tròn xoay. Hơi ấm gờn gợn giá. Văng vẳng bên tai Kiệt một khúc ca yêu đời của Grieg. Chàng ghé tai Thùy thì thào:
Flamme seule, je suis seul. (2)
Đêm nay chàng sống lại nỗi cô đơn, trong cảnh trơ trọi.
Còn Thùy? Dường như nàng đã quên bặt khối lửa đêm ấy hoặc nàng chỉ còn thấy chiếc bóng của nó ghi trong ký ức như thấy hình chụp trên tấm bưu thiếp giữ làm kỷ niệm.
Nàng quên bẵng sự yếu đuối, nhỏ nhoi, tuyệt vời của nàng.

Một chủ nhật khác

*

(1)
http://www.tanvien.net/Tribute_1/TTT_10_Yeras_Memoriam.html

Lần Sến cô nương lôi bài viết ‘sao dám ghét ta la bà’ về Chợ Cá, và ‘bạn hàng’ chê ỏng chê eo, Gấu bèn đi một đường ‘tự sướng’:
Phải đọc Tin Văn trong tinh thần chờ đợi, tự mình khám phá ra, một định luật văn học, định luật này chẳng thua gì định luật “vạn vật hấp dẫn” ở trong vật lý học, của Newton!
Ấy là Gấu mô phỏng Koestler, khi ông coi Newton như là một ông nhạc trưởng của một dàn nhạc đại hoà tấu. Theo nghĩa:
Những hiện tượng vật lý, thí dụ như thuỷ triều, làm sao anh qua nổi con trăng này?, trái sầu riêng rớt trúng đầu… chúng có vẻ như chẳng ăn nhập gì với nhau, cho đến khi Newton xuất hiện, và giơ cao cây đũa thần, thế là mọi thứ y khuôn một phép, ai vào vị trí đó, cùng tấu bản đại hoà tấu “vạn vật hấp dẫn”!
Những trang Tin Văn tản mạn, không đầu không đuôi, làm xàm, bá láp…  cũng đang chờ một độc giả xuất hiện, và giơ cao cây đũa thần, và thế là bản “Diệt Cái Ác Bắc Kít” được tấu lên!
*
Ui chao, vừa vừa thôi cha nội!
Sắp chết, hiền đi là vừa rồi!
*
Nếu vậy, thì lấy câu dưới đây, làm "blast" cho Tin Văn:
"These fragments I have shored against my ruins”
[Những mảnh miểng này, tôi vun vén nhằm chống lại nỗi điêu tàn của tôi:
Ôi, ôm Em trong tay mà đã nhớ Em những ngày sắp tới].

Đây là câu thơ – These fragments…  - kết thúc Hoang Địa, The Waste Land, của Eliot.

Câu thơ đưa chúng ta trở về với Xuân Sách, khi ông hỏi Chế Lan Viên:

Điêu Tàn ư,
Đâu chỉ có Điêu Tàn? (1)


Đi tìm phê bình gia Mít
Quoc Tru Nguyen shared a memory.
1 hr

QUÊ HƯƠNG

Nhớ, có ai đó nói câu này rất hay: Một mảnh đất chỉ trở thành quê hương khi có hài cốt của ít nhất một hai thế hệ chôn cất ở đó. Quê hương, như vậy, k...

See More

QUÊ HƯƠNG

Nhớ, có ai đó nói câu này rất hay: Một mảnh đất chỉ trở thành quê hương khi có hài cốt của ít nhất một hai thế hệ chôn cất ở đó. Quê hương, như vậy, không phải chỉ là đất đai mà còn là máu thịt của cha ông và của đồng bào. Tính chất thiêng liêng của lãnh thổ nằm ở phần máu thịt ấy. Đó chính là lý do tại sao người ta, một mặt, không dễ dàng chấp nhận một quốc gia mới nào đó mình đang định cư là quê hương; mặt khác, có thể sẵn sàng đổ máu để bảo vệ một mảnh đất xa lơ xa lắc do cha ông để lại.

FB Thầy Kuốc

Note: Ý đó của Garcia Marquez, Thầy vừa mới đi 1 đường tưởng niệm.
Vỗ ngực xưng tên nhà tiến sĩ phê bình, mà “có ai nói hoài”.
Tuy nhiên, có thể Thầy vờ GM, vì GCC là người khui ra hình ảnh thần sầu đó.
Khi GG mất, 1 tay trên tờ Người Nữu Ước cũng nhắc tới chi tiết này, khi tưởng niệm ông.

Thầy Kuốc chôm không chỉ, mà hơn…  1 lần. Câu phán trứ danh của Todorov, chủ nghĩa CS là con đường “nhức nhối”, đi từ chủ nghĩa tư bản đến…  chủ nghĩa tư bản, Thầy cũng chôm, nhưng đổi thành, con đường “đẫm máu”, và cũng, “ai đó nói”!
Tên thi sĩ dởm bạn quí của TTT, chôm thơ Joseph Huỳnh Văn, nhưng đi 1 đuờng chú thích, nhớ đọc đâu đó, hình như trên tờ Thời Tập của VL!
Tên Lăng Băm thì cũng rứa.

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.

Quả thế, Gấu không phải là nhà phê bình như Thầy Quốc!

Gấu chưa hề ăn cắp, chôm chĩa, của bất cứ ai. Và luôn sẵn sàng xin lỗi, bất kỳ 1 sai sót. Và rất tởm, phê bình gia.
Khi bắt đầu bước chân vô làng văn
, Gấu cũng bày đặt viết phê bình, đọc sách, nhưng 1 khi ra được hải ngoại, Gấu đã tự hứa với mình, không để mình vướng vào cái chốn nhơ bẩn đó nữa.
Chỉ từ khi lập trang Tin Văn, thì Gấu mới cầm lại cái nick tên "sa đích văn nghệ", được thi sĩ Nguyên Sa ban cho, bởi vì, chỉ có cách đó, may ra mới có thay đổi.

Một tên như…  Gấu Cà Chớn, gần như cả 1 đời người sống với chữ Mít, vậy mà tên Lăng Băm này phán, ai cho phép mi dám đào mồ mả nhà văn Mít, trong khi hắn, 1 tên cha căng chú kiết, vậy mà, chỉ trong 1 cái còm, bôi bẩn, không chỉ những nhà văn Mít, còn sống, mà luôn cả những người đã chết, làm nhục 2, trong số 5 nhà văn nữ nổi tiếng nhất nhì của Miền Nam trước 1975, và làm bẩn luôn cả 1 blog văn học, của 1 vị nữ chủ nhân?
Mi có thấy nhục không, khi viết ra toàn những chuyện nhơ bửn như thế?


Bếp lửa trong văn chương

"Nơi chốn không chết như con người, nhưng chúng tang thương dâu bể đến nỗi chẳng còn chi được giữ lại, về một thời nó đã là..." , W. Trévor viết về miền thơ ấu (Ái Nhĩ Lan) của ông.
Tôi chỉ muốn thêm vô: "... chẳng còn chi được giữ lại, cho một con người ngày xưa đã từng ở đó."
Tôi cũng có đọc một lời khuyên, nên viếng thăm nghĩa địa, mỗi lần ghé một thành phố. Buendia, trong Trăm Năm Cô Đơn, (Garcia Marquez), muốn bỏ Macondo, tìm một đất lành khác. Anh giải thích: "con người thuộc về nơi chốn, khi dưới đất có một người chết". Ursula, bà vợ dịu dàng, nhưng quyết liệt, "nếu cần một cái mả, tôi sẽ ra đó nằm." Còn nhớ một cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy là động mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên ?...
Sự không đọc "một số" tác giả, ở một vài người, theo tôi, có thể là do ngần ngại không dám gặp lại một số nhân vật, một vài nơi chốn quá thân thiết với họ. Hà-nội, thí dụ vậy. Như một nơi chốn. Như một nhân vật quá đỗi thân thương; Eurydice, chẳng hạn. Đó cũng là lý do, theo T. Tolstaya, khiến thi sĩ Joseph Brodsky không thể trở về: ông sợ những ngôi mộ bị đào bới, sợ quá khứ, kỷ niệm, những gì nhà thơ đã làm được, cho St. Petersburg của ông.
Còn nhớ, cuốn truyện đầu tay, khi ra ngoài này, tôi "ngỡ ngàng" thấy được tái bản, "đau xót" khi đưa cho một người bạn coi, và khi anh ta trả lại, với lời trách nhẹ nhàng, đại khái, treo đầu dê, bán thịt chó. Ra ý, tên truyện, Những ngày ở Sài-gòn, chỉ thấy, Hà-nội.
Đó là cuốn sách sau cùng, thành phố được nhắc tới, "một thành phố của hương thơm và mặt trời ve vuốt". Một anh bạn làm nghề xuất bản, liền sau đó đã bị Phòng Kiểm Duyệt từ chối một tập truyện. Cũng không thể khác được, chiến tranh lúc đó đã trở nên ác liệt.
Khi Nguyễn Tuân than, "chúng ta" có ít trang sách về Hà-nội, tôi nghĩ, ông không muốn chấp nhận, "một số" trang sách viết về nó. Về một Liên, ở đâu đó trong Hà-nội, của Thanh Tâm Tuyền (Ung Thư; Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy). Lại càng không thể chấp nhận một anh chàng Đại, trước khi bỏ Hà-nội ra "bưng", đã để lại một cái bầu cho một cô gái. "Nó là một thằng hèn! Tôi sẽ đập vào mặt nó!", nhân vật chính trong Bếp Lửa đã giận giữ, về người bạn của anh...
Có thể, Nguyễn Tuân không biết tới những trang sách đó, những tác giả đó. Cũng vậy, Lê Đạt chắc cũng chưa từng đọc, bản dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu, của Vũ Hoàng Chương.
Theo thi sĩ, và cũng còn là ông thầy Việt văn của người viết - năm học Đệ Nhị, trường Hồng Lạc, của thầy Đoàn Viết Lưu, khi còn là một căn hộ, ở đường Sương Nguyệt Anh, Sài-gòn - bản dịch của Tản Đà dùng vần bằng, thể thơ lục bát, cho nên không diễn đạt hết ý nghĩa "bất phục phản" - toàn "vần trắc" - trong nguyên bản. Bất phục phản! Nhân một cơn say, ông nổi hứng, dịch một lần nữa, tạo thế chân vạc cho bài thơ.
Họ Vũ vốn là dân toán, ông vẫn bị ám ảnh bởi những hệ thống trục tọa độ, khi làm thơ. Nhưng cái tam giác của ông, vô tình làm tôi nhớ tới tam giác bếp núc của C. Lévi-Strauss.
Văn minh nhân loại, theo C. Lévi-Strauss, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân của C. Lévi- Strauss. Phiền một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
Bắt chước Vũ Hoàng Chương, C. Lévi-Strauss, tôi cũng tưởng tượng ra một thế chân vạc của Hà-nội. Ở đây, không có nguyên bản, cứ coi như vậy. Chỉ có dịch bản. Một Hà-nội, của những người di cư, 1954. Một, của những người ra đi từ miền Bắc. Và một của những người tù cải tạo, chưa bao giờ biết tới Hà-nội, như của Nguyễn Chí Kham, trong lần ghé ngang, trên chuyến tầu trở về với gia đình.
"Treo đầu dê, bán thịt chó". Quả thế thật. Khi viết Những ngày ở Sài-gòn, là lúc tôi quá nhớ Hà-nội. Mới lớn, vừa mới kịp yêu mến cái cột đèn, cái Hồ Gươm, cái Tháp Rùa, đùng một cái, phải bỏ hết. Vào Nam, cố biến nó thành hiện thực, qua hình ảnh một cô bé Hà-nội. Mối tình tan vỡ, chỉ vì người nghe kể, là một cô bé miền Nam: "Mai, để anh kể cho em nghe, về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù...".
Hà-nội của Nguyễn Chí Kham khác hẳn. Cũng khác hẳn, Hà-nội của những người ra đi từ miền Bắc. Ga Hàng Cỏ của Nguyễn Chí Kham không có cảnh đưa tiễn những người đi vào Nam chiến đấu, và một cô gái, trong một truyện ngắn của Lê Minh Hà, (Trăng Goá, Văn), chỉ ngửi thấy chỗ nào cũng sặc mùi nước đái, và đó là một trong những lý do khiến cô chấp nhận lời cầu hôn, của "thủ trưởng" đám bộ đội trẻ. Xin đừng nghĩ đến sự thô tục ở đây. Chỉ có mùi nước tiểu "quyến rũ" đó mới tương xứng với lưỡi bom, liếm đến đúng căn nhà của cô học trò thì dừng lại, như có hẹn với cô gái, tuy đã đi sơ tán, nhưng hôm đó phải trở về Hà-nội để lấy phần gạo. Như thể lưỡi hái B.52 đến lúc đó mới thở hắt ra hết hơi nóng của nó.
Sartre (Situations, I) nhắc tới "ý hướng tính", coi đây là tư tưởng cơ bản của hiện tượng luận: "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu." Tôi đã lầm, khi nghĩ, chẳng bao giờ người ta lại được đọc những trang sách tuyệt vời, về Hà-nội. Có thể là do một câu thơ và viễn ảnh khủng khiếp nó gây ra ở nơi tôi. "Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ" (Trần Dần), câu thơ như một "Apocalypse Now" (Tận Thế Là Đây), không phải chỉ riêng cho Hà-nội. Làm sao mà thi sĩ lại nhìn thấy suốt cuộc chiến sau đó, không phải chiến thắng, mà huỷ diệt, một thành phố, rồi cùng với nó, là biểu tượng của cả một dân tộc ?
Bạn hãy thử tưởng tượng Hà-nội, như một cuốn sách, một bài thơ, một văn miếu, và cơn thử thách của nó: lửa. Trong Farenheit 451, Ray Bradbury tưởng tượng, một Nhà Nước ra lệnh huỷ diệt mọi cuốn sách. Và một bà già đã chịu chết trong thư viện của bà, giữa những cuốn sách đang cháy. Người ta túa ra khắp nơi, để học thuộc lòng những cuốn sách bị huỷ diệt. Họ trở thành những cuốn sách sống. "Chỉ cần một kẻ ném lửa, tương tư, rồi bắt đầu đọc một cuốn sách, là sự ghê tởm, tính quái vật của Nhà Nước lộ rõ." (Thử thách lửa, L'épreuve du feu, M. Delon, Magazine littéraire, Văn Học Pháp, số tháng Chạp, 96). Ở đây, có một điều gì thật trớ trêu, của định mệnh: một cách nào đó, sự hung bạo của ngọn lửa, cũng "hung bạo" như giấc mơ của loài người, về một cuốn sách toàn thể, về một con người toàn thể. Nhân vật trong Lột Xác của Nguyễn Tuân còn mơ tưởng một cuộc phần thư, chính thân xác của mình.
Nhưng thư viện và cơn thử thách của nó, lửa, với Hà-nội, chỉ mang tính "ẩn dụ". Với Sài-gòn, nó bắt nguồn từ cuộc hỏa thiêu thư viện đầu tiên của nhân loại, thư viện (thành phố) Alexandrie. Người ta buộc tội ông tướng Ả Rập, Amrou Ben Al-As, người đã chiến thắng Ai Cập vào năm 642, là thủ phạm. Ông tướng này đốt thư viện thành phố, sau khi "thăm dò" ý kiến Omar, người kế tục Mahomet. Ông này trả lời: "Nếu tất cả những cuốn sách đều hợp với (tinh thần) Coran, chúng vô dụng, phải đốt hết. Nếu không hợp, chúng nguy hiểm, phải đốt hết."
Sartre viết, Husserl không hề là một nhà hiện thực. Nhà thơ như Trần Dần, nhà văn như Lê Minh Hà, lại càng không. Đừng coi những dòng kể của bà về Hà-nội, là hiện thực chủ nghĩa, theo một nghĩa thô bạo nhất của nó. Vẫn Sartre, trong bài viết đã dẫn, "Hiểu, là vỡ òa về...", (Connaitre, c'est "s'éclater vers"), và đó là ý nghĩa câu nói nổi tiếng của Husserl: Ý thức chỉ là ý thức về một điều gì (Toute conscience est conscience de quelque chose): y hệt như vết bom ngưng lại, vì biết rằng, có một người, sau này sẽ viết ra, điều này.
Trong một truyện ngắn khác, của cùng tác giả, "bãi dâu xanh mênh mông, hoa muồng muồng vàng rực, đình tám mái sân đầy cứt chim..." như phô hết sự quyến rũ của chúng dưới bầu trời: máy bay Mỹ đánh phá khắp nơi.
Hà-nội của Nguyễn Chí Kham đi từ văn chương ra ngoài đời. Một Hà-nội của tưởng tượng, của mơ tưởng, hoang tưởng, không tưởng... Chỉ là những chi tiết, mọc lên từ hư không, dứt ra từ tưởng tượng. Anh tù cải tạo, tới Hà-nội, tần ngần, ngơ ngẩn, giấu biệt "căn cước" của mình, nhất là những ngày tù ghê rợn. Bố anh là quân nhân. Mẹ anh làm nghề nấu hàng cơm. Anh giúp mẹ đưa cơm tháng cho cô giáo. Rồi nhờ cô kèm thêm. Anh học trò ngày xưa, thành sĩ quan như bố, đi cải tạo, mang theo cùng với anh vầng trăng thơ ấu, chiếu vào hai mái đầu. Cô giáo trong Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi (tập tuyện, nhà xb Tân Thư, Cali, 1997), mơ mộng về một cái chết của người chồng phi công. Anh mất tích, như một lần thất bại không thể mang trả bầu trời, những cơn mưa, những cánh rừng... cho người vợ ở nhà.
Với Hà-nội của Nguyễn Chí Kham, chúng ta lại phải đương đầu với một hoàn cảnh trái ngược, tựa thể bầu trời mùa thu, chiếc áo trắng phất phơ bay trong gió, những chiếc lá bàng... toàn những tưởng tượng, trong tiểu thuyết (như trong Đôi Bạn, của Nhất Linh...), bỗng biến thành hiện thực. Cái cô học trò mà anh tù cải tạo gặp ở nhà ga, trên cùng chuyến tầu, như mang bóng dáng cô giáo, của cậu học trò ngày nào. Làm sao mà không chia sẻ với vầng trăng thơ ấu một kỷ niệm đẹp đẽ như vậy!
Vẫn cái tam giác bếp núc: liệu chúng ta có thể nhìn ra, hiện tượng mất cân bằng "sinh thái", - sự phân phối nước - ở hai nhánh văn chương, tạo thành dòng văn học hải ngoại? Phạm Thị Hoài, trong bài viết về vị thủ lĩnh trong bóng tối, (Văn Học, Cali), có nhắc một câu của Trần Dần, tôi đợi bọn trẻ chôn tôi. Bà cũng coi, văn chương phản kháng ở trong nước, hiểu theo một nghĩa nào đó, là Nhân Văn II. Người đọc vẫn chờ đợi Nhân Văn II đi hết lưỡi lửa của nó, chờ đợi bao nhiêu chua chát, cay đắng, bao nhiêu cái xấu, cái ác của nhân vật, hoàn cảnh, trong tác phẩm của Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài... qua đi. Những trái núi, bờ đê, "đập ngăn chặn Thái Bình Dương" (M. Duras) phải được dẹp bỏ, hoặc trở nên dư thừa, khi những "cây non" như Lê Minh Hà vượt cao hơn, sẵn sàng đương đầu với sức nóng mặt trời. Thâm tâm những tác giả "đàn anh, đàn chị" kể trên vẫn hằng mong như vậy. Và đó là ý nghĩa "hoài bão" của Trần Dần.
Trong hoàn cảnh đó, người tù Nguyễn Chí Kham thấy thật cần thiết, phải giấu biệt những khổ đau, (như một nạn nhân, của Hà-nội?), khi ghé thăm thành phố.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết (Faulkner). Tổng số những kinh nghiệm về khổ đau, anh có rồi. Về thời tiết, chỉ thiếu Hà-nội. Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn. Anh đang trên đường vào Hà-nội, mang theo với anh tro than của những cuốn sách...
Nguyễn Quốc Trụ

Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn. Anh đang trên đường vào Hà-nội, mang theo với anh tro than của những cuốn sách...

Bài viết này, thoạt đầu tính viết như là lời giới thiệu cho 1 tập truyện ngắn, của NCK, nhưng khi đọc, cả người viết nó, lẫn tác giả tập truyện ngắn, đều nhận ra, cái phần của LMH nặng hơn cái phần của NCK.
Và GCC phải viết 1 bài khác thay thế, và đó là bài

Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi

Tôi quen Nguyễn Chí Kham đã lâu, từ cái hồi Nghệ Thuật. Truyện "đầu tay" của tôi, Nghệ Thuật số 9. Của anh, số 10. Thành thử, giữa hai người viết, không có tinh thần trên, dưới. Trộm nghĩ, cũng còn may, ra tới ngoài này, được chiêm ngưỡng chiếu bồ đoàn của một vị nữ tu, thí dụ vậy, chuyện trên, dưới tựa giấc chiêm bao, hoặc thuộc tiền kiếp.

Dẫn nhập, theo kiểu thù tạc, cũng không. "Thì cứ lảm nhảm đi, anh già này cũng làm cho tụi mình vui lên được một vài phút!", hình như tôi đã loáng thoáng nghe, có một người trẻ, nói về thế hệ cha chú của mình, những chủ xị, "mastermind" của cuộc chiến thịt da nát tan, người chết hai lần...

Khi đọc sơ mấy truyện anh đưa, (Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi], tôi chợt nẩy ra ý nghĩ, hay là mình thử đề nghị với anh, với người đọc, một cách viết "kép", theo kiểu Faulkner, khi viết Những Cây Cọ Dại, The Wild Palms: hai truyện viết song song, xen kẽ, bề ngoài chẳng có chi liên hệ.

Ở đây, có quá nhiều liên hệ. Hai đứa cùng thời, cùng bị cuộc chiến hành hạ, và khi thoát ra, mỗi đứa một cách. Và tôi cũng tin rằng, khó có ai còn lành lặn, sau một cuộc chiến như thế. Sau những ngày học tập dài như thế. Tuy vậy, vết thương của anh, có vẻ không nặng nề, qua những truyện ngắn kế bên. Anh mang theo vầng trăng qua những trại tù, và nó cứ thơ ấu mãi, như một cậu học trò ở trong anh. Cái cậu học trò này, ngày xưa, chỉ mong được cô giáo gõ cho vài cái vào tay, sau này bắt chước Anatole France, nhẹ nhàng an ủi cô giáo, khi cô nằm trên giường bệnh: "Hãy ngủ đi, ngày mai chúng ta sẽ lên đường." Cậu học trò, không có những bước chân sáo, không đi qua vườn Lục Xâm Bảo, nhưng ngày ngày mang cơm cho cô giáo của mình. Cậu có một ông bố ở trong quân đội, có một bà mẹ phải tần tảo nuôi con... Tôi không hiểu, tại sao cậu lại có mãi một vầng trăng thơ ấu, như thế, trong một cuộc sống như thế. Sau một cuộc chiến như thế. Đây là một phép lạ của những bài toán hình học, của những giờ học ngoại ngữ chăng? Nếu cậu không gặp một cô giáo như thế, liệu cậu có tìm ra vầng trăng "thề" thơ ấu mãi hay không? Và cái bài học văn chương, phải chăng nó cũng bắt nguồn từ đó?

Có những truyện ngắn thuộc loại "kiệt xuất"; đọc, ta ngỡ ngàng, đến nghẹt thở, nhưng kể cả tác giả, lẫn người đọc, đều không tin, nó sẽ có những "đàn em". Tác giả khi viết, và độc giả, khi đọc, đều cảm thấy sẽ có lúc phải chia tay với nhân vật trong truyện. Truyện ngắn Bức Tường của Sartre, Kẻ Xa Lạ của Camus, hay Rượu Chưa Đủ của Dương Nghiễm Mậu, chẳng hạn. Tôi cứ nghĩ đến cảnh chia tay của họ Dương, với bầy sư tử của ông. Tôi vẫn nghĩ, những truyện ngắn như vậy, là những ẩn ức, những phẫn nộ, những nỗi đau, của đời sống, nhiều hơn là của văn chương.

Với Nguyễn Chí Kham, độc giả không gặp những truyện ngắn như vậy. Truyện ngắn của anh không tạo những cú sốc, theo cả hai nghĩa văn chương, lẫn cuộc đời. Cô giáo trong truyện Trăng ơi, thơ ấu mãi không làm người đọc bận tâm với một con quỷ của sự tò mò: cô có những nét riêng, để người đọc nhớ, và làm cho cậu học trò mới lớn phải bâng khuâng. Người đọc có thể tưởng tượng, nhưng đừng quyết đoán, việc cô tức giận, khi cố gắng làm cho cậu học trò hiểu một bài toán: một cố gắng để ngăn chặn tình cảm, chỉ ở mức đó, giữa hai người. Có thể chính vì vậy mà cậu học trò không thể chia tay với cô giáo, và tìm cách cho cô giáo sống lại mãi mãi, cùng với vầng trăng thơ ấu. Chúng ta sẽ còn gặp cô, ở trong những truyện sau.

Và tôi cứ tưởng tượng ra cậu học trò ngày xưa, đã nói với cô giáo như thế này:

"Đó là một điều cô dậy em, tâm hồn của em. Cô dậy em rất nhiều điều. Trước tiên, cô đã nhốt em trong nụ cười của cô, như người học trò trong lớp học tháng tám. Rồi cô trả em về thế gian, với bổn phận viết về nó, như nó là: đen rợn người ở bên trên, trong trắng nhiệm mầu ở bên dưới .

"C'est une chose que tu m'as apprise, mon âme. Tu m' as appris beaucoup de choses. Tu m'as d'abord enfermé dans ton rire comme un écolier dans la classe au mois d'aout, puis tu m'as rendu au monde avec pour devoir de l'écrire comme il est: affreusement noir en dessus, miraculeusement pur en dessous."

(Christian Bobin, L'inespérée).


Đen một cách ghê rợn, phải chăng là những ngày dài, trước, trong, và sau trại tù?

Trong trắng nhiệm mầu, là vầng trăng thơ ấu mãi?

 NQT


Lũ Mít, ai không biết, riêng với GCC, đọc/viết
không phải là duyên mà là...  họa!
Cái đọc trước 1975, là để rước cái họa Lò Thiêu sau này!
Là, để vào lúc, tới được Xứ Lạnh, vô thư viện Toronto và cầm lên cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner!

Primo Levi phán y chang:
Viết và cho xb Đây có phải là 1 người, và Hưu Chiến, đánh 1 cái dấu quyết định lên đời tôi, không chỉ như là 1 nhà văn...
Kafka mà không thế ư. Ông Trời năn nỉ thiếu điều lạy lục tôi, đừng viết.
NO!

Since then, at an uncertain hour,
That agony returns:
And till my ghastly tale is told,
This heart within me burns.

Kể từ đó, đâu biết giờ nào,
Cơn hấp hối đó trở lại,
Và cho tới khi câu chuyện thê lương của tôi được kể
Trái tim này trong tôi bỏng rát.


Để "minh họa" cho cái ý  tưởng, cái đọc trước 1975, giống như 1 cuộc xét nghiệm, the test, của Kafka, hay, như 1 sửa soạn, trained, theo bài viết trên tờ Guardian, theo đó, can đảm là phải được rèn luyện, để sau này, ra hải ngoại, được hưởng cái họa/món quà của Thượng Đế…  : Lò Thiêu, GCC kể chuyện tù VC ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè.

The test, the trained, tên
tù VC....

"Cho đến khi câu chuyện thê luơng được kể,
Trái tim này trong GCC bỏng rát"

Đã tính không kể, mang đi theo, nhưng ông Trời chưa cho đi....

V/v cái họa, món quà…. vị bằng hữu O. cho biết, nó chỉ là “sự nhẹ nhàng”:

Câu này của OVID, người La Mã, chết trước Chúa Giêsu khoảng chục năm
Bác tìm câu Mathêu, chương 11, "hãy mang lấy ách của Ta' tìm trong usccb.org của các giám mục Mỹ, bác sẽ thấy light nghĩa là nhẹ nhàng.
Hãy đến với Ta, hết thảy những kẻ lao đao và vác nặng". Và Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức:
29 Hãy mang lấy ách của Ta vào mình, hãy thụ giáo với Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và các ngươi sẽ tìm thấy sự nghỉ ngơi cho tâm hồn. 30 Vì chưng ách Ta thì êm ái, và gánh Ta lại nhẹ nhàng".
Bible Mathew chpter 11
27 “All things have been committed to me by my Father. No one knows the Son except the Father, and no one knows the Father except the Son and those to whom the Son chooses to reveal him.
28 “Come to me, all you who are weary and burdened, and I will give you rest. 29 Take my yoke upon you and learn from me, for I am gentle and humble in heart, and you will find rest for your souls. 30 For my yoke is easy and my burden is light.”
28 « Venez à moi, vous tous qui peinez sous le poids du fardeau, et moi, je vous procurerai le repos.
29 Prenez sur vous mon joug, devenez mes disciples, car je suis doux et humble de cœur, et vous trouverez le repos pour votre âme.
30 Oui, mon joug est facile à porter, et mon fardeau, léger. »


*

Lịch sử tan rã ra bằng hình ảnh, không phải bằng tự sự."
"History decomposes into images, not into narratives." Walter Benjamin

Hình ảnh mấy nấm mồ che tầm nhìn, đằng sau nó, là biển cả trấn ngự,
và cùng với nó
, là tất cả tai ương Mùa Biển Động, của dân Mít, mà không nói hết ra được thảm họa
Bắc Kít chiếm nước Mít bây giờ ư?
Hình ảnh
mấy nấm mồ, quá cả lịch sử, theo nghĩa quá khứ, còn cưu mang trong nó, tương lai, hy vọng.

INTERVIEWER: Do you make a distinction-as E. M. Forster does-between "flat" and "round" characters?
HEMINGWAY: If you describe someone, it is flat, as a photograph as, and from my standpoint a failure. If you make him up from what you know, there should be all the dimensions.
Nếu bạn miêu tả một ai đó, bèn bẹt, như là 1 tấm hình, theo quan điểm của tôi, thì đó là 1 thất bại. Nếu bạn viết về người đó, quá người đó, quá cái mà bạn hiểu về người đó, thì đó mới là thần sầu
The Paris Review, May 1954.

Đây là cái mà GCC gọi là viễn ảnh, của 1 bài viết

Một khi bạn không có cái viễn ảnh, cho bài viết của bạn, thì kể như bài viết vứt đi.

Walter Benjamin phán, bảnh nhất:
Lịch sử rã ra bằng hình ảnh, không phải bằng tự sự (1)

Viễn ảnh, có khi nằm ngay trong bài viết, của 1 tác giả, và, nếu bạn là phê bình gia, bạn phải lôi được nó ra.
Hình ảnh anh chàng lỡ độ đường, ôm cái bọc quần aó, đứng lom khom bên lu nước, in lên bầu trời, mỗi lần hoả châu rực
sáng, trong Dọc Đường, của TTT, không ai dám chứa anh ta, chẳng phải là hình ảnh 1 tên Mít, vượt biển, không nơi nào dám chứa, nhận... ư?
Đâu chỉ xứ Mít?
Hình ảnh mấy nấm mồ che tầm nhìn, đằng sau nó, là biển cả trấn ngự, và cùng với nó, là tất cả tai ương Mùa Biển Động, của dân Mít, mà không nói hết ra được thảm họa Bắc Kít chiếm nước Mít bây giờ ư?
Hình mấy nấm mồ, quá cả lịch sử, theo nghĩa quá khứ, còn cưu mang trong nó, tương lai, hy vọng.

(1)

http://www.tanvien.net/Tribute_1/NMG_1.html


"Lịch sử tan rã ra bằng hình ảnh, không phải bằng tự sự." ["History decomposes into images, not into narratives." Walter Benjamin, trích dẫn bởi Coetzee].
Hình ảnh cái đầu khổng lồ rã ra từ một bức tượng khổng lồ của Lênin. Hình ảnh một con người chặn cả đoàn xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn. Cái bóng (có thực, hoặc tưởng tượng) của một người đàn ông lỡ độ đường, lom khom với bọc quần áo, in lên nền trời, mỗi lần hoả châu rực sáng, trong truyện ngắn "Dọc Đường" của Thanh Tâm Tuyền.

Pleiku - Chút Gì Để Nhớ

Bài này mới thần sầu. GCC khám phá ra tác giả HH, qua bài này.

Trong bài viết, Pleiku là thành phố tưởng tượng, vì đã tới đó bao giờ đâu. Nhưng mấy nơi chốn kia thì có thực, vì đã từng thăm viếng.
Dùng cái thực để dựng lên cái ảo, thế mới tuyệt. 

Trước khi thấy biển tôi thấy cái nghĩa địa nhỏ có chừng chục ngôi mộ của người tị nạn.

"Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương"
Thực.

Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt. Nên mắt em ướt. . .
Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Pleiku trong bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc.
Ảo 

Được Ông Gấu khen thì đúng là lên thiên đàng!

Tks again
Take care
NQT

Note: Cái tên Lang Băm đâu có biết là GCC đọc Bà Tám, ngay khi vừa xuất hiện?
Đọc Lê Minh Hà, khi cả xứ Bắc Kít chê, hoặc chưa hề nghe nói tới...
Ngay cả Nhà Có Cửa Khóa, thì cũng GCC khám phá ra, khác hẳn cái em ông tiên chỉ VP nức nở khen cái xì...



Chẳng cần tới Lạc Đạn, Trần Thị NgH đã nổi tiếng. Trong bài viết "Nhìn lại văn chương hải ngoại năm 1999" (đã đăng trên tuần báo VHNT trên internet, do Phạm Chi Lan chủ trương), người viết có đưa ra nhận xét, đây là một năm được mùa. Mùa gặt mới trong đó có cả lúa chín muộn: sự góp mặt của một tác giả như Trần Thị NgH. Một tác giả trước 1975 tại Miền Nam, vừa xuất hiện đã gây chấn động giới viết lách ở Sài Gòn, với truyện ngắn Nhà Có Cửa Khoá Trái. Theo tôi, truyện đầu tay của bà là về một người đàn ông có vợ, nhân bữa chủ nhật được nghỉ, đi thăm một người đàn bà không chồng nhưng có con; thằng nhỏ bữa đó bị đau, anh chàng đi mua thuốc cho đứa nhỏ. Chuyện chỉ có vậy, nhưng tôi vẫn còn nhớ cái cảnh cô đơn của người đàn ông gầy còm ốm yếu, ngơ ngơ ngác ngác trước tiệm thuốc tây, trước cuộc chiến, và trước cuộc tình vụng trộm. Truyện được viết bằng một giọng văn rất trung tính (neutre), rất không độ ("Không độ của cách viết", Roland Barthes), không lạm dụng những thủ pháp tu từ, không thảm kịch hóa hoàn cảnh, không có chất ngổ ngáo, rất NgH như nguời ta thường nhận định về bà.

Phê bình gia Mít

*

1.         Lang Băm | March 8, 2014 at 4:00 pm

Ông T

Tôi nghĩ ông nên từ tốn và tiêu hóa điều mình muốn phát biểu trước khi viết xuống. Ông hơi tự sướng quá đà.

Ông ở tận Canada ông làm sao biết ở Calif mối liên lạc giữa các trùm sò văn chương hải ngoại thời đó với các bà cỡ Mai Ninh thấu tới đâu. Những áp phe tình ái của Khánh Trường với các bà nổi lều bều trên tờ Hợp Lưu đến bao nhiêu hiệp. Khánh Trường chủ tờ Hợp Lưu và các “đàn anh văn nghệ” của Khánh Trường mới là những người được hưởng nhiều bổng lộc do các bà ham danh dâng hiến, í lộn, do các bà nữ dzăng thơi sỡi quyên góp tiền bạc nuôi Hợp Lưu ngày Khánh Trường chưa ngồi xe lăn.

Quyển sổ áp phe của bà Trần Thị Ng.H thì cỡ ông làm gì được chấm mút. Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn thì cũng chưa nhằm nhò gì so với các áp phe khủng của bà này

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.

Ông cũng chả có công mẹ gì trong cái vụ bà Tám ló ra ló vào văn chương này cả. Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu, Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc, mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên.

Note:

Cái vụ, như của tên Lăng Băm, đã từng xẩy ra, với NHN, “người ở Na Uy”, như ông ta tự giới thiệu với GCC, khi gặp ở Cà Phê Factory, lần NHN qua Cali ra mắt sách, cùng với bà vợ, vốn là phu nhân của TBS, bạn đường của Nhất Linh, khi NHN đụng vô bà vợ của VQ, trên tờ LV ở Canada.
Bà vợ VQ,
bỏ chồng lấy Mẽo, sau 30 Tháng Tư, di tản qua Mẽo, viết sách nói xấu chồng cũ và cả 1 lô sĩ quan thượng cấp của VQ.
Bà này, dữ lắm, bèn đưa ông NHN ra tòa.
Khi tên LB lợi dụng blog của người quen, viết cái còm, bôi xấu, hạ nhục, vấy bẩn… cả 1 lô văn thi sĩ, trong có GCC, Gấu
bèn mang về TV, tính đi 1 đường đáp lễ, nhưng lại ngại chuyện bé xé ra to, ảnh hưởng tới vị chủ blog. Nên đành nín khe. Chỉ một khi thấy êm ru bà rù, chắc là mấy vị nữ văn sĩ Mít, không đọc cái blog nổi tiếng của nữ “dzăng sĩ” nổi tiếng - mấy nhà văn nam, như TTT, NXH thì đi xa hết rồi - GCC mới dám lôi ra lèm bèm, lèng èng, sau khi truy ra tên thực – tên thường dùng khi viết của tên LB.
Quả đúng là 1 tên vô danh tiểu tốt, hắn thù hận, đố kỵ với, hầu như tất cả những người có chút tên tuổi.
Thầy Quốc, thí dụ, hẳn là chẳng biết hắn là ai, và hắn, cũng chưa từng đụng độ. Vậy mà dùng từ mới bửn làm sao, "chỉ để chửi
Gấu", mi đâu phải phê bình gia.
Đúng ra, khi để cho tên này muợn blog làm chuyện vô hạnh như vậy, là phải delete liền, và bắt buộc phải đi 1 đường xin lỗi những người bị tên khốn này bôi bẩn.
Nhưng thôi, bỏ. Chẳng bõ.
Vả chăng TV lên tiếng, 1 phần là vì những vị nữ lưu.
Gấu chửi thiên hạ, sợ còn hơn
cả thiên hạ chửi Gấu, đâu thèm để ý đến 1 tên như tên LB!
NQT 

V/v "Chẳng bõ", từ này của chính TTT, qua nhân vật Kiệt, trong MCNK, nói với cô học trò tên Oanh, khi cô ngỏ ý, bỏ hết, theo Thầy..
TTT, NXH chết cả rồi, mà còn bị tên khốn này lôi ra bôi bửn.




Đi tìm phê bình gia Mít


Tuần này, ba tờ Guardian Weekly, NYRB, và The New Yorker đều có những bài tuyệt vời, và đều như dành riêng cho TV.
Thực sự là thế, thế mới thú.
Truyện ngắn trên, gửi theo ông anh & ông via
của GCC & DS mà chẳng tuyệt cú mèo sao?
TV sẽ có bản tiếng Việt soonest possible.
Bài trên Guardian cuối tuần, mới cực bảnh.
GCC vừa mới phách lối về.... GCC:
Mi được lọc ra để đối mặt với Cái Ác Bắc Kít & Lò Thiêu, ngay từ những năm bắt đầu học trung học, khi mi chọn làm 1 tên thợ máy Bưu Điện.
Guardian Weekly
phán tiếp, đúng như thế!

*

Bài này quá tuyệt. Đúng thứ Mít cần. Can đảm không mắc mớ đến triết học, đến trừu tượng. Nó thực, cụ thể còn hơn cả đời sống.
Mi cần một động cơ
, một mục đích mà mi cảm thấy mê mẩn vì/về nó
Tại làm sao mà GCC.... can đảm như thế?
Tớ được đào luyện, trained.
Can đảm, đào luyện?

Polly Morland

True grit lies in knowing that you can change. And although transformation is sometimes hard to imagine, both courage and resilience can be learned.

Thanks to the findings of the US psychologist Angela Duckworth, what gives you grit - and whether you can change to develop it - is very much on the agenda. We once intoned "Every day in every way, I'm getting better and better;' or we machinated about winning friends and influencing people.
But we barely paused for breath before turning to the cultivation of (seven) habits of highly effective people and, not long after, the winning ways of outliers. And on it rolls - our hunger for remedies for mediocrity is as insatiable as ever.
    Of course, the question at the heart of this, and of every self-improvement project since Aristotle codified the virtues, is the extent to which any of us is up to the daunting job of changing who we are and what we do in order to live better lives. For having pinned down this "why" of change (in this case, success), the "whether" and the "how" still set our heads spinning. The problem is exacerbated by the fact that much academic literature can be unapproachable; or when the ideas are packaged for a popular audience they often become slogan-driven, formulaic and even trite.
    But if my work as a writer and film-maker has taught me anything, it's that if you listen to ordinary people you hear complex philosophical and psychological ideas expressed with great clarity. Their experiences can often provide more real-world nuance than scholarly or self-help tomes because they're not driven by proving or disproving a particular theory; people are just telling their stories.
    Giving a voice to those stories has inspired much of my work: first on courage, and whether and how people learn to be brave; next on risk, how we learn to mediate risk in an uncertain world; and most recently on how and why we change. In each case I met men and women with real grit, and, sure enough, they were full of remarkable insight. The point here is that real- world stories can make a real-world difference. Change is hard because it is difficult to imagine. And if it is hard to imagine, then it is even harder to do. Recent research from Harvard University identified the "end-of-history illusion", the peculiar cognitive blind spot whereby, regardless of age, people acknowledge they've changed significantly in the past, while anticipating little change in looking to the future. This, researchers suggest, is because it is simply tougher in terms of the cognitive process to imagine a new story than it is to reconstruct an old one.
    If you consider the deliberate changes that some of us want or need to make, the end-of- history illusion can be a considerable obstacle

'Bravery doesn't come in the abstract. It's more concrete. You need a cause you feel passionate about'

- not least because other research, from Stanford University, has shown that a belief in your own ability to change turns out to be a key indicator of whether you actually can. In other words, if real-world stories of change, with all their untidy individuality, convince people that change is possible - even that it is the norm - this can prove more powerful than any one-size-fits-all change paradigm, whether it's grit you're after or some other transformation of your daily status quo.
    In 2011, I met a man with more grit than most. Bernard Lafayette is a veteran of the American civil rights movement. He was there on the freedom rides, was twice targeted by the KKK, and was with Martin Luther King at the Lorraine Motel the night before his assassination in 1968. Lafayette told me about the night in 1960 he was nearly lynched by a mob of taxi drivers after an all-night sit-in at the Nashville bus station cafe- teria. He described the beating in great detail - the fear, the pain, and how in the end he'd got up, wiped a shoe print from his face and said, "If you gentlemen are through, would you please excuse me," and walked away.
    Asked how he'd been capable of that kind of composure, Lafayette said: "Because I'd been trained."
    "Literally?" I asked. "You can learn to be brave in that situation?"
    To which he replied: "Yes you can. Bravery . doesn't come in the abstract. It's more concrete than that. You have to have a goal or a cause that you feel passionate about, and if it's important enough to you, then you learn to strengthen!' His faith in the teachability of sudi'grit was indeed because he had been taught it through nonvio- lence workshops for activists in the American south in the late 50S. What Lafayette does now is pass that teaching on. And it's as powerful a testimony as any that something as complex and elusive as courage can, at least in part, be learned.
    This truth sits at the heart of so many lives, so much change, around us. And whether you're losing weight, changing your job or your partner, overcoming personal disaster, beating addiction, fighting for freedom or simply mustering your own inner grit, the recollection that it can done - not on the page or in theory but in the real world - is one that we should all hold on to.

Một vị thân hữu của TV - K, thì cứ nói đại ra ở đây - hỏi Gấu, trong cuộc chiến, anh trốn nó, bằng đọc sách. Ra hải ngoại, tại sao đọc?
Cái đọc của Gấu bây giờ, khác hẳn trước đây, trước là chạy trốn, bây giờ là chạy vô, cố giải ra được Cái Ác Bắt Kít, thì cứ gọi đại như vậy.
Nhưng phải đến chót đời, “mai tớ đi rồi”, thì mới ngộ ra, mi là người được “trained”, để làm cái việc đó!
Hà, hà!

Một vị bằng hữu, sĩ quan Ngụy- cũng hay ngồi Quán Chùa, coi GCC như anh, cũng mê TTT như GCC- NCK, nhận xét, trước 1 sau 10, đúng như lời Bác Hồ, ấy là nói về cái đọc, cái viết của GCC, trước 1975, và sau đó, ở hải ngoại.
Phải đến giờ này, thì GCC mới hiểu ra, cái đọc/viết trước đây, là để sửa soạn, trained, cho cái đọc/viết sau này.
Cho cái việc làm trang TV.
Nghĩa là, sau khi gặp K [vị bằng hữu K, K. của Buzzati, và Kafka], và qua được cú xét nghiệm, the test, của Kafka!

"Mai anh đi rồi", bốc phét kinh quá!
Le K (nouvelle)
https://fr.wikipedia.org/wiki/Le_K_%28nouvelle%29

*

Ui chao, nhìn cái hình, thì lại nhớ ra Rule "number 1" của art2all!

Résumé:
Le K raconte l'histoire d'un garçon, Stefano, poursuivi par un monstre marin aux allures de squale géant, appelé « le K ». Il le fuit toute sa vie en restant loin des côtes d'abord. Mais ensuite l'appel de la mer et du K se font ressentir et il devient un marin qui parcourt le monde sur son bateau, voyant le K comme une malédiction. Alors qu'il est sur le point de mourir de vieillesse, il décide d'aller à la rencontre de son destin en affrontant le K ; ce dernier est aussi exténué que lui et lui transmet enfin le message qui lui était destiné. Il était en fait chargé de lui remettre une perle magique capable de lui assurer réussite, richesse et bonheur durant toute sa vie. Cet homme a refusé son destin jusqu'au crépuscule de sa vie, refusant en fait la promesse de bonheur éternel qui lui était destinée...

Analyse : Le K est à rapprocher d'autres nouvelles de Dino Buzzati qui ont pour thème récurrent la fuite du temps, la vie qui passe sans que l'homme ne s'en aperçoive : tout à coup le personnage du récit découvre qu'il est vieux, et qu'il a passé sa vie à la poursuite d'une illusion : le K, bien sûr, mais aussi Jeune fille qui tombe, tombe, la tour Eiffel par exemple. On note que le "voyage" dans le temps se fait de façon horizontale, sur la mer, dans le K, et de façon verticale dans les deux autres nouvelles citées (de haut en bas dans '"Jeune fille qui tombe" et de bas en haut dans "la tour Eiffel) . Dans la nouvelle " sept étages" (sette piani) on retrouve aussi cette thématique de la verticalité : un homme est hospitalisé dans un établissement des plus modernes qui compte sept étages : le parcours des malades les amène de plus en plus haut dans l'hôpital, jusqu'à la mort. Ces nouvelles sont évidemment des métaphores de la vie humaine : chez Buzzati l'homme s'étourdit dans la vie active, dans les relations mondaines etc. pour fuir la vieillesse et la mort, qui arrivent brutalement sans qu'il en ait eu conscience.

Khi Drogo chết (như là một anh già, với ước mơ chiến thắng Rợ Tác Ta mũi tẹt không thoả nguyện), Buzzati có đó, để an ủi bồ tèo của mình. Khi Don Quixote ngỏm, Cervantes ú ớ, không biết nói câu giã từ kẻ mà mình sáng tạo ra, bèn lắp ba lắp bắp: "Cái phần tinh anh của Ngài [Đức Ông, Don], đã bỏ Ngài, tôi muốn nói, Ngài ngỏm rồi". Trước cái chết của Drogo, Buzzati an ủi kẻ mà mình tạo ra, này, vưỡn còn một trận uýnh, bảnh lắm, rất xứng đáng với bồ tèo!

Không phải trận đánh chống Rợ Tác Ta mũi tẹt, cũng không phải trận đánh chống lại "những con người như bồ tèo - những con người bị tra tấn, như bồ tèo đang bị tra trấn - bằng chờ đợi, chờ hoài chờ huỷ một trận đánh đếch xẩy ra, bằng đau khổ, với thịt da rất dễ bị bầm dập, với bộ mặt mà một con người có thể nhìn vô, [và nhỏ lệ, như BHD đã từng nhỏ lệ, lần Gấu ăn mìn VC!]” nhưng mà là một trận đánh chống lại "một sinh vật vừa quỉ ma vừa quyền lực vô biên, vô cùng tận" [Cái Ác Bắc Kít]. Và Buzatti bèn nói thêm, điều này:

“Hãy can đảm, Drogo, đây là con bài chót của bồ tèo – đi tới cái chết, như là một người lính, và cho phép cuộc đời lầm lẫn của bồ có được một cái tận cùng thật bảnh. Cuối cùng, bồ đã chơi cho số mệnh một cú thật hách. Chẳng có ai ca ngợi bạn, chẳng có ai gọi bạn là anh hùng [Núp], hay dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy, hay một cái tên na ná như vậy, và, chính vì lý do này, mà thật đáng công, bõ chết. Bước qua lằn ranh mờ mờ ảo ảo bằng một bước thật vững vàng, đầu ngẩng cao như đang đi diễn hành trước Lăng Bác, và nếu có thể, mỉm cười. Nói cho cùng, luơng tâm của bạn sẽ không đến nỗi quá nặng nề. Bạn sẽ không phải tự vấn, tự kiểm, tôi là một thằng hèn, tôi đang đi tìm cái tôi đếch có, cả đời tôi ăn bánh vẽ...  Và Thượng Đế bèn mỉm cười, trao tặng bạn gói quà, là lời tha thứ của Người.”

Vào cái giờ sắp đi, đó là những dòng mà Gấu mong, mình sẽ nhớ, và lẩm bẩm mang theo cùng với Gấu!

Trong những “sửa soạn”, mà Ông Trời dành cho GCC, để qua được cuộc xét nghiệm của Kafka, có, cuộc “diễn tập”, trước khi thưởng thức món “chuột đồng”, thời gian ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè, đặc khu Rừng Sát thời nào.
Vào Nam, đi học, ra truờng, cày hai jobs, Gấu quên hẳn cái đói, ám ảnh đói cũng không luôn, cho tới khi đi tù VC.
Suốt thời gian dài như thế đó, Gấu không hề được thưởng thức món thịt chuột, một đặc sản thần sầu của Miền Nam.
Nhờ Gấu Cái thăm nuôi lần đầu, sau mấy tháng bặt tin, vì/và lo cho thằng con trai vượt biên đường bộ Kampuchia, bị bắt, bị đưa vô khám Chí Hòa.
Lo cho thằng con xong, vừa lúc 1 ông nhóc con trốn thoát Đỗ Hòa, đến nhà cho biết Gấu, bị tống lên đó.
Thằng nhóc trốn thoát Đỗ Hòa, là nhờ GCC.



Cám ơn
12/29/11 at 8:14 PM

Cám ơn Bác Trụ. Những lời ưu ái của Bác làm HH cảm động vô cùng. Xin chúc hai Bác năm mới bình an, con cháu thành công. Chúc Bác khỏe và sáng tạo dồi dào. 

https://chuyenbangquo.wordpress.com/category/cam-on/

Cám ơn
Có việc đi xa, về nhà thấy nhà có khách viếng rôm rả. Xem lại té ra Bác Gấu làm một cái PR dùm cho cái blog hiu quạnh này. Cám ơn Bác lắm, nhưng xin Bác làm ơn lấy chữ dzăng sĩ lại giùm, viết ấm ớ lăng nhăng mà Bác khen quá sợ đâm ra hư.

Note: Tính đi 1 đường "lèng èng", theo air PD, trả hết cho người, nào chữ người viết.... nào môi người cười - cái này thì phải tưởng tượng - nhưng sợ bị chửi, 1 tên biến thái, giờ thêm 1 tên già mất nết, chịu sao nổi!
Hà, hà!
Ui chao, lại nhớ lần xém được chiêm ngưỡng dung nhan Cô Tú.
Mi muốn gặp ta ư, bữa nay ta làm MC ra mắt sách cho bộ lạc Cờ Lăng, ở nhà hàng đó đó...


Summary  
Reported period Month May 2016
First visit 01 May 2016 - 00:00
Last visit 29 May 2016 - 13:51
  Unique visitors Number of visits Pages Hits Bandwidth
Viewed traffic * 3,105
 
13,254
(4.26 visits/visitor)
403,194
(30.42 Pages/Visit)
458,315
(34.57 Hits/Visit)
130.42 GB
(10318.23 KB/Visit)
Not viewed traffic *  
 
43,729 68,321 9.13 GB

Một vị khách TV thường ghé 4 lần/1 ngày. Có thể là nhờ FB, bây giờ tăng lên thành 4,26.

Câu chuyện người đẹp lầu xanh trầm mình cùng kho tàng, GCC đọc, khi làm anh bán báo, cái sạp báo của mình, ở trước chung cư 29/8D Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong 1 tuyển tập truyện tình thần sầu của Tẫu.
Tẫu, theo GCC, là số 1 về những truyện tình, và họ chia ra nhiều thứ truyện tình, tình si, tình hiệp, tình nghiệt…
Trong số ngọc ngà châu báu mà người đẹp mang theo cùng với mình, có 1 bảo vật, thuộc thứ
đệ nhất kỳ quan, và người đời suýt soa, thế là tuyệt tích giang hồ.
Một tên GCC “nào đó”, đọc,
mê nàng quá, bèn mò tới chỗ nàng trầm mình, đốt hương, khóc nàng 1 phát, rất ư là thảm thiết, và trong đêm, nàng hiện về, cùng với bảo vật, ta cho mi đấy, chỉ mi xứng đáng…

Quả có 1 tên GCC nào đó, thiệt.
Hắn viết:
Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lò
ng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền, chàng trở lại quán xưa, tìm vết hài trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười của BHD vưỡn còn văng vảng đâu đây!

Ôi, thật là vãi lệ!

Sách Báo
Đi tìm phê bình gia Mít


Tên khốn Lang Băm này hẳn là 1 trong những độc giả TV, thế mới chán. Bởi là vì, chỉ trong những lúc phởn quá, vả lại, trang của mình, nhà của mình, Gấu có khoe khoang, đã từng khám phá ra nhà văn mũi tẹt này, mũi lõ kia. Vả chăng, đây chính là tâm niệm của Gấu, ngay từ khi mới viết. Khi giữ mục “tạp ghi” cho tờ Vấn Đề, Gấu giới thiệu những tác giả mà xứ Mít chưa từng có ai nhắc tới, hoặc có nhắc tới, vậy vậy. Beckett, Barthes, Kafka, Genette, Lukacs… Thật sự Gấu không tin tên Lang Băm đã từng đọc 1 trong họ. Ngay cả những nhà văn nữ xứ Mít mà tên này lôi ra làm nhục, họ đều là những nhà văn có tài, có tác phẩm. Viết cực bẩn như thế, làm sao ăn nói với chính nữ tác giả, chủ cái blog lỡ quen tên khốn này?
[Lại] vả chăng, có bài viết, đăng trên blog này, chưa đã cơn háo danh, bèn cho đăng trên blog khác, hết Da Mùi, tới Văn Vịt…. , như thế là
làm hoen ố, nhơ bửn, đứa con tinh thần của mình.
Một bài viết ở hải ngoại, bản thân nó, đâu muốn về đầu thú lũ Vẹm?

Khi Gấu làm trang Tin Văn, chưa có blog free như bây giờ. Trang art2all cũng chưa. Giả như có rồi, có khi khỏi cần lập trang TV. Bởi là vì, có 1, hoặc cao lắm, 2 diễn đàn, bạn hãnh diện được đăng bài ở đó.
Nó, hãnh diện?
Chưa chắc!

Ông cũng chả có công mẹ gì trong cái vụ bà Tám ló ra ló vào văn chương này cả. Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu, Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc, mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên.
LB

Cám ơn
12/29/11 at 8:14 PM

Cám ơn Bác Trụ. Những lời ưu ái của Bác làm HH cảm động vô cùng. Xin chúc hai Bác năm mới bình an, con cháu thành công. Chúc Bác khỏe và sáng tạo dồi dào. 

https://chuyenbangquo.wordpress.com/category/cam-on/

Cám ơn
Có việc đi xa, về nhà thấy nhà có khách viếng rôm rả. Xem lại té ra Bác Gấu làm một cái PR dùm cho cái blog hiu quạnh này. Cám ơn Bác lắm, nhưng xin Bác làm ơn lấy chữ dzăng sĩ lại giùm, viết ấm ớ lăng nhăng mà Bác khen quá sợ đâm ra hư.

Tưởng tượng. Thử tưởng tượng, bà chủ blog đi 1 đường thăm Paris, kinh đô ánh sáng. Tình cờ sao, gặp nữ văn sĩ Mưa Mùa Xa.
Chuyện trò 1 “tăng”, bà văn sĩ già, hỏi nữ dzăng sĩ trẻ, cái tên biến thái đó, thù oán gì tôi, mà viết khốn nạn như thế?




*

Gấu, ngay từ khi mới bước chân vào chốn giang hồ, đã bày đặt viết phê bình, điểm sách.
Vứt bỏ hết, chỉ
giữ lại tập truyện ngắn.
Ngay từ trước 1975
Những bài viết phê bình, điểm sách này, lâu lâu cũng nhớ, sao không, và, nếu có tiếc, thì chỉ 1 bài, viết về cuốn Bếp Lửa của ông anh, khi cùng bạn bè làm tờ Tập San Văn Chương, đúng hơn, để kỷ niệm cuộc gặp gỡ  Joseph Huỳnh Văn. Vì anh mà Gấu viết bài đó, HV nhận ra liền.
Đâu ngờ, về già, ở hải ngoại, nhờ những người bạn văn chưa từng gặp, ở trong nước, Gấu có lại đa số những bài viết đó.
Một vị, sau khi gửi cho 1 bài viết sau đây, còn nhận xét, bây giờ đọc lại, vẫn thấy có giá trị!
Tks all there.
NQT

*

Thầy Đạo, học sau Gấu. Tên Lang Băm này, hẳn là còn học sau cả Thầy Đạo. Gấu chưa từng nghe đến hắn, dù dưới tên thật, hay bút hiệu hay dùng. Vậy mà, đọc cái còm, thực cay cú, và cái sự cay cú, y chang Thầy Đạo, quái thế.
Cùng 1 air, mi đâu có bằng cử nhân triết, mi đâu phải trong giới khoa bảng, làm sao mi dám viết phê bình?
Mấy tên này, còn tệ hơn cả thi sĩ Nguyên Sa.
Ông này ở Tây về, bằng cấp cùng mình, vậy mà khi Gấu dám
đụng tới ông, chưa 1 lần ông lôi bằng ra để khoe cả.

Mây Bay Đi

1.         Lang Băm | March 8, 2014 at 4:00 pm

Ông T

Tôi nghĩ ông nên từ tốn và tiêu hóa điều mình muốn phát biểu trước khi viết xuống. Ông hơi tự sướng quá đà.

Ông ở tận Canada ông làm sao biết ở Calif mối liên lạc giữa các trùm sò văn chương hải ngoại thời đó với các bà cỡ Mai Ninh thấu tới đâu. Những áp phe tình ái của Khánh Trường với các bà nổi lều bều trên tờ Hợp Lưu đến bao nhiêu hiệp. Khánh Trường chủ tờ Hợp Lưu và các “đàn anh văn nghệ” của Khánh Trường mới là những người được hưởng nhiều bổng lộc do các bà ham danh dâng hiến, í lộn, do các bà nữ dzăng thơi sỡi quyên góp tiền bạc nuôi Hợp Lưu ngày Khánh Trường chưa ngồi xe lăn.

Quyển sổ áp phe của bà Trần Thị Ng.H thì cỡ ông làm gì được chấm mút. Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn thì cũng chưa nhằm nhò gì so với các áp phe khủng của bà này

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.

Ông cũng chả có công mẹ gì trong cái vụ bà Tám ló ra ló vào văn chương này cả. Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu, Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc, mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên.

Tên này, quả là 1 tên biến thái.
Ngay Gấu, tuy đụng độ với Thầy Quốc, mà chưa từng dùng tới những chữ thúi tha đến như vậy về ông.
Chưa kể những dòng viết về mấy nhà văn nữ.
Gấu không tin rằng những vị này, đã từng nghe nói đến tên của hắn, nói chi quen biết.
Mượn ngay 1 cái blog, của 1 ngưòi quen của hắn, một nữ tác giả, để mà nói, toàn những chuyện chấm mút, áp phe tình ái...


V/v Bà Tám.

Đ
úng là Gấu chẳng có công mẹ gì trong cái vụ nổi tiếng này.
Nhưng thử hỏi, có tên nào trong chốn giang hồ gió tanh mưa máu đó, có 1 nhận xét nào nghe được, về cõi văn của bà Tám?
Bất giác, Gấu bèn nhớ tới 1 câu chuyện trong Liêu Trai, về 1 anh chàng con nhà giàu, nhà quê, được bố mẹ cho lên Trường An ăn học. Anh nhà quê này, cũng đi học, nhưng ngoài ra, còn lân la xóm lầu xanh, gặp một em, mê quá, bèn chuộc về. Bữa từ giã bạn bè, mỹ nhân lầu xanh được bạn bè tặng quà, bèn bỏ hết vào mấy cái rương... Chuyện đến tai gia đình, bèn bắt về. Hai vợ chồng đi đò, đến 1 bến sông, đậu kế thuyền 1 tên bợm giang hồ. Tên này, nhìn thấy bà vợ tên học trò, trúng đòn liền, bèn dụ anh học trò qua thuyền, dụ đánh bạc, thua, tất nhiên, bèn đưa cho mượn, thua nữa, đến phải gán vợ cho tên bợm. Ngưòi đẹp bèn OK, thay thuyền, và trước khi từ giã anh chồng học trò, bèn cho mở mấy cái rương. Ôi chao, cả 1 trời vàng bạc, hột soàn, đá quí. Anh chồng ngẩn người, quỳ xuống tạ tội, người đẹp cầm từng món, thả xuống sông, rồi buông mình theo, phán, mi không xứng làm chồng ta, làm chủ kho tàng này.
Tóm tắt sơ sài như vậy, nhưng đây là 1 trong những truyện tình thê lương nhất của Tẫu.
Gấu nhớ là, lần đầu đọc
mê quá, nhưng khi bớt mê, thì lại cay đắng quá. Tại làm sao đẹp như thế, từ tâm hồn đến thể xác, mà lại ngu si như thế. Lầm 1 thằng cà chớn như thế là người tri kỷ.
Thua GCC xa!
Hà, hà!
Vào cái thời FB, chỉ cần click “unfriend” 1 phát, là tên khốn này đi vào thùng rác của không gian ảo liền!

Bằng cử nhân Triết Mít thì mắc mớ gì đến phê bình. Vả chăng, khi mấy ông thầy Mít bắt buộc, muốn đậu thì phải thuộc cours của ta, họ làm nhục sinh viên, và, khi sinh viên, phải thuộc cours của Thầy, ra đời, họ không thể viết, dù chỉ 1 bài điểm sách, nói chi phê bình. Cái bằng cấp đại học, với lũ mũi lõ, chỉ là điều kiện cần, còn thiếu điều kiện đủ. Bạn học đánh cờ thì phải rành luật cờ, phải sạch nước cản, nhưng chỉ thế thôi, thì làm sao thắng, chỉ 1 bàn cờ.

Cái đọc, cái viết của GCC hoàn toàn là từ kinh nghiệm toán học, kỹ thuật. Trong đám bạn bè của GCC, băng đảng tiểu thuyết mới, không tên nào đọc, hay "đọc được" Roland Barthes vì ông này không phải dân khoa bảng, ngôn ngữ sử dụng thì là cơ cấu luận, mà cơ cấu luận, là từ toán học. Những đấng phê bình gia hàng đầu hải ngoại - tên Lang Băm không có trong đó - như Thầy Đạo, Thầy Quân, Thầy Phúc, Thầy Thục, không Thầy nào điểm nổi 1 cuốn sách, giới thiệu hay khám phá 1 tác giả, không làm sao viết nổi 1 tiểu luận văn học, hay phê bình, là do học thuộc cours của Thầy, trước mắt, là vì cái vụ trốn lính hợp pháp – hoãn dịch vì lý do học vấn – “sau mắt”, thì, do học thuộc Thầy quá, mất luôn khả năng sáng tạo, cứ như lũ cừu, đọc, sống, viết…  tất tật dưới bóng của vị Thầy vĩ đại, là Thầy NVT, thí dụ.

Nhớ, lần thi lấy cái chứng chỉ Triết, đề, trúng ngay 1 chương trong cours triết của Sorbonne, Gấu mừng quá, chắc mười muơi đậu.

http://www.tanvien.net/Viet/chia_tay.html

Chia tay

Hôm qua tôi đưa con gái út ra phi trường. Cô xin được công việc làm mùa hè ở tiểu bang Wisconsin. Làm research. Cô nhắm công việc này từ mùa hè năm trước nhưng khi ấy cô còn đang học năm thứ hai, mà người ta đòi điều kiện phải ít nhất là năm thứ ba. Năm nay cô lại nộp đơn và người ta nhận. Ông Tám, chị Ách Cơ của cô, và tôi tiễn cô ra phi trường. Ông Tám và Ách Cơ xách hành lý đưa cô vào bên trong. Tôi ngồi chờ ngoài xe. Chia tay, tôi ôm cô. Chúng tôi hôn nhau và cô nói. “Thế thôi à?” Dường như cô ngỡ ngàng, nhận ra đến lúc mình phải xa tất cả những thứ quen thuộc an toàn, bố mẹ, chị, và con mèo. Hay là cô ngỡ ngàng tôi không đưa cô vào tận bên trong.

Còn tôi, mãi đến khi người ta bảo, thuyền ra đến hải phận quốc tế rồi, tôi mới chợt nhận ra tôi đã mất hết. Không còn đường về. Tôi mất má tôi rồi.

Khi tôi ngồi chờ trên xe, tôi thấy có một chiếc xe BMW mui trần đậu vào trước xe tôi. Người lái xe là một phụ nữ độ ngoài năm mươi. Bà chở cô con gái và đứa bé, chắc là cháu ngoại. Bà bế cháu cho cô con gái sửa soạn khuân hành lý từ trên xe xuống. Cô con gái trạc ba mươi. Cô mang chiếc ghế dành riêng cho em bé xuống, bỏ vào bao, bọc lại. Đeo nịt mang đứa bé trên ngực. Một cái túi đeo trên lưng. Tay kéo va li hành lý, và chiếc ghế em bé đi. Trước khi đi bà mẹ hôn con gái và cháu ngoại.

Tôi thấy khóe môi người đàn bà run rẩy. Bà cắn môi nhưng những giọt nước mắt vẫn tràn ra trên má long lanh. Tôi đoán có lẽ lâu lắm bà mới có thể gặp lại con gái và cháu ngoại.

Tôi chợt nhận ra tôi không khóc khi tiễn cô út. Vì cô đi chỉ hơn hai tháng là về. Thật ra tôi còn thấy nhẹ nhõm khi biết là mình không phải bận rộn nấu ăn cho cô trong hai tháng cô vắng nhà. Tôi thuộc loại bà mẹ lười biếng. Mặc dù tôi chưa bao giờ bỏ con ở nhà để đi nghỉ hè, nhưng mỗi khi tôi tránh được chuyện nấu cơm, rảnh rỗi để lười biếng thì tôi hoan hỉ lắm.

Tôi nhớ, khi tôi nhận ra là tôi sẽ vĩnh viễn xa rời má tôi, trong cơn say sóng dữ dội, tôi quì gối gục đầu xuống khoang thuyền, lặng lẽ ứa nước mắt.

Những cuộc chia lìa khởi từ đây…

Tên khốn Lang Băm này hẳn là 1 trong những độc giả TV, thế mới chán. Bởi là vì, chỉ trong những lúc phởn quá, vả lại, trang của mình, nhà của mình, Gấu có khoe khoang, đã từng khám phá ra nhà văn mũi tẹt này, mũi lõ kia. Vả chăng, đây chính là tâm niệm của Gấu, ngay từ khi mới viết. Khi giữ mục “tạp ghi” cho tờ Vấn Đề, Gấu giới thiệu những tác giả mà xứ Mít chưa từng có ai nhắc tới, hoặc có nhắc tới, vậy vậy. Beckett, Barthes, Kafka, Genette, Lukacs… Thật sự Gấu không tin tên Lang Băm đã từng đọc 1 trong họ. Ngay cả những nhà văn nữ xứ Mít mà tên này lôi ra làm nhục, họ đều là những nhà văn có tài, có tác phẩm. Viết cực bẩn như thế, làm sao ăn nói với chính nữ tác giả, chủ cái blog lỡ quen tên khốn này?
[Lại] vả chăng, có bài viết, đăng trên blog này, chưa đã cơn háo danh, bèn cho đăng trên blog khác, hết Da Mùi, tới Văn Vịt…. , như thế là
làm hoen ố, nhơ bửn, đứa con tinh thần của mình.
Một bài viết ở hải ngoại, bản thân nó, đâu muốn về đầu thú lũ Vẹm?


Khi Gấu làm trang Tin Văn, chưa có blog free như bây giờ. Trang art2all cũng chưa. Giả như có rồi, có khi khỏi cần lập trang TV. Bởi là vì, có 1, hoặc cao lắm, 2 diễn đàn, bạn hãnh diện được đăng bài ở đó.
Nó, hãnh diện?
Chưa chắc!






Cái bằng cử nhân Triết Mít của mấy tên này, là vết chàm trên lương tâm của chúng, đó là sự thực.
Rớt, là phải đi lính, thế là phải mỗi năm mỗi đậu, cours của Thầy thuộc như cháo, không, rớt sao?
Cái tên Lang Băm này mới cực tởm. Mấy tên kia, thù Gấu, thì còn có lý, chúng thấy Gấu viết ghê quá, thù do đố kỵ, do có tí quen biết. Mấy đấng bạn quí của Gấu thù Gấu là cũng cùng lý do. Tại làm sao mà mi viết như thế, chúng tao thù mi. Đến khi do chuyện gia đình, Gấu lậm vào xì ke, tên nào tên nấy mừng ra mặt.
Tên Lăng Băm này, ngay cả dưới cái tên thật của nó, Gấu đâu biết là thằng nào. Vậy mà cay cú Gấu ra mặt.
Tếu thế.
Vả chăng, cái chuyện bằng cấp với phê bình chỉ là 1 điều kiện cần.
Roland Barthes, Trùm phê bình Tẩy
, đâu có bằng cấp cái con khỉ gì?
N
TV nhận xét về GCC, mi sống đời thường, thì thực là ngây thơ, cù lần, nhưng viết, cực độc.
Đó là trước kia, và sau này.
Trước kia, là hồi mới bước chân vô làng văn. Thi sĩ NS chẳng đã từng ban cho cái nick tên “sa đích văn nghệ”, sau khi trúng, chỉ 1 đòn?
Sau này, là từ hồi bị chúng đánh cho tơi bời hoa lá, phải ôm đầu máu chạy về núi Tản Viên.
Lúc mới ra hải ngoại, Gấu viết thật khiêm cung, "thật hiền, khác hẳn mấy người kia", như 1 vị ra đi từ Miề
n Bắc, nhận xét.

V/v Viết ghê quá.

Có tên nào "maintain" 1 website gần 20 năm trường, như trang TV?
Có tên nào giới thiệu được 1 tên mũi tẹt, hay mũi lõ?
Lò Thiêu ư, lũ này mù tịt!

Date: Tue, 5 Apr 2005 13:44:01 -0700 (PDT)
From:
Subject: Hỏi thăm
To:

Site của anh là một trong những site mà người viết thư này hay vào. Tuy không quen, không biết anh, người viết cũng đánh bạo mà xin anh cho vài câu trả lời dùm : Làm cách nào mà anh đọc nhiều, viết thật nhiều, maintain cái site của anh, giữ mối liên lạc bằng hữu và người thân, mà không thức trắng đêm, ngày này sang ngày khác vậy???
*
K. rất thương,

Không ngờ bức thư đó là K. viết. Lần đầu khi đọc thư đó, nghĩ ai mà viết giống ta thế! Ai ngờ, là bạn ta!
Ta rất ngại khi viết thư cho các tác giả, và chính nhờ bức thư đó của K. mà ta có can đảm làm quen với tay Hai Lúa này. Cách viết, cách nói của Hai Lúa có một cái gì thân mật, chân tình nên cũng đáng nói chuyện!


Tks. NQT
Nhờ làm trang TV quen được hai vị này, quả là không uổng quãng đời lưu vong!

Lũ tinh anh Ngụy, như mấy tên Lang Băm, Thầy Đạo, Thầy Quân…   nhờ cái chủ trương hoãn dịch vì lý do học vấn, nên “sống sót” cuộc chiến, và chính vì thế mà lương tâm của chúng có 1 vết chàm, tên nào hiểu được thì còn khá, nhưng hình như không có 1 tên nào hiểu được cả.
Bỗng Gấu lại nhớ đến Steiner. Một cách nào đó, S cũng sống sót Lò Thiêu, như lũ khốn này, nhờ ông bố khôn tổ cha. Trở thành 1 tên Trùm văn nghệ, Trùm phê bình, Trùm Trùm…  ở xứ Mẽo, chúng cho nhà, cho chức tước, cho địa vị gì gì đó, ghê gớm lắm, để ông ở lại Mẽo vĩnh viễn, ông tính OK, bèn về nói với ông bố. Ông bố chửi, nếu mày làm như thế, thì thằng Hitler có lý rồi, còn nói mẹ gì nữa. Ông con hiểu ra, bèn bỏ hết, trở về lại Âu Châu quanh quẩn bên đống tro than Lò Thiêu.
Giấc mộng lớn của Hitler, chính là “giải pháp chót”, làm sao sạch bóng Do Thái tại Cựu Lục Địa.
Có tên tinh anh Ngụy nào sống sót cuộc chiến nhờ bỏ chạy “hợp pháp”, viết lách được cái gì cho ra hồn?
Có vết chàm rồi, viết khỉ gì được nữa!


Trong số những người Nguyễn Văn Lục nêu tên ở trên có lẽ chỉ có Ðặng Phùng Quân trình luận án về “Hiện hữu tha nhân trong triết lý Gabriel Marcel” còn Huỳnh Phan Anh chưa bao giờ trình luận án cao học ngành Triết, Nguyễn Quốc Trụ không phải thuộc giới khoa bảng, Trần Nhựt Tân chuyên ngành văn chương Pháp.
Cũng cần nhắc lại chuyện hồi đó Mai Thảo có đi một bài của Nguyễn Văn Trung trên Sáng Tạo, bài Trường Hợp Francoise Sagan, nhưng sau đó độc giả và anh em trí thức cho Mai Thảo biết đó là một bài trên một tạp chí văn chương của Pháp, Nguyễn Văn Trung đã dịch nguyên con nhưng lại ký tên mình là tác giả! Có lẽ vì vậy từ đó Mai Thảo rất “sợ” những bài viết của những nhà “nghiên cứu” triết lý hiện sinh.

Nguồn

Gấu bye bye Văn Khoa, vì đụng NVT ở chứng chỉ Triết Tây. Nửa chữ cũng là Thầy. GCC không muốn nửa chữ của NVT.
Thầy Đạo học sau Gấu. Nếu thế, NVT là Thầy của ông ta.
Không lẽ học trò lại tố Thầy với 1 em Bắc Kít?
“Chuyên khảo” có đẻ ra được tác phẩm nào không, hay, vào lúc cuối đời vẫn trên răng dưới dế?





Trong số bạn bè, Gấu là tên học xong sớm nhất, ra trường, đi làm, trong khi chúng bạn thì còn đang mài đũng quần, trên ghế nhà trường.
Lần qua Cali, 1998, nhân dịp phát hành cuốn Lần Cuối Sài Gòn, Gấu tình cờ gặp Thầy Đạo ở nhà sách VK. Ông có vẻ bực, khi Gấu không biết ông là ai, mà làm sao biết được, cho dù sau đó, ông cho biết, đã từng tới nhà Gấu, khi còn ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận, với ông anh của BHD. Khi đó, Gấu đang học Toán Đại Cương, MG. Như thế, ông đang học thi tú tài. Bởi là vì chính là qua lần gặp đó, Gấu biết ông anh BHD. Cả hai vô hẻm, để gặp ông bạn của họ, là bạn Uyển, cũng đang học thi tú tài, sau khi rớt.
Gấu học MG mất 1 năm. Đến ngày thi, không hiểu bài toán nói gì, do chỉ có cái cours quay ronéo của Thầy Monavon, bèn bỏ MG, năm sau học MPC, Toán Lý Hoá, cùng với ông anh BHD, khi đó vừa vô Đại Học. Ông cũng bỏ phòng thi liền, vì không làm sao giải nổi bài toán, còn Gấu làm như máy, vì đã từng học MG. Đó là sự thực, vì ông Thầy, khi đứng coi thi, đứng ngay kế bên Gấu, nhìn Gấu, không thè
m làm nháp, cứ thế, cứ thế, giải thẳng 1 lèo, 10 bài toán, lắc đầu, nói, kỳ sau, tôi ra bài khó hơn!
Gấu rớt kỳ 1, khi không làm nổi bài thực tập, không phải bài viết, khi cứ đến giờ thực tập, ký tên 1 phát, rồi nhảy ra hành lang đọc… Camus, Kẻ Xa Lạ. Gấu biết Camus, đúng thời gian này.
Kỳ 2, cũng rớt, do quá kiêu ngạo, không ôn bài; kỷ niệm này, cũng đã lèm bèm đâu đó rồi, trên TV, và nó liên quan đến khoa trưởng Đại Học Khoa Học, giáo sư
Nguyễn Quang Trình.
Năm học MPC, Gấu đã thi vô trường Quốc Gia Bưu Điện, đậu, nhưng không đi học, vì cứ muốn học tiếp Đại Học.
Đến năm sau, đến văn phòng trường QGBD xin lại hồ sơ, tính thi vô Đại Học Sư Phạm, chỉ số lương khi ra trường cao hơn, ông giám thị trường, kiêm trưởng phòng bèn biể
u Gấu, sao mi ngu quá, đậu Bưu Điện rồi, không chịu học, trong khi thi vô sư phạm chắc gì đã đậu, sao bằng học Bưu Điện, xong, ra trường, có tiền, muốn học Đại Học nào mà chả được!
Quả thế.
Tuy không học nă
m đầu, nhưng nhờ Thầy Trần Văn Viễn, hiệu trưởng, đặc cách, cho vô học năm thứ nhì, do thấy GCC giỏi toán.
Chuyện này cũng đã lèm bèm rồi.
Nếu không học Bưu Điện, là cuộc đời của Gấu hỏng hết. Học BD, ra trường, đi làm, có tiền, có nhà, có thêm cái job làm UPI, quen đám báo chí, ngồi trên đỉnh cồn là Đài Liên Lạc VTD số 5 PDP Saigon chẳng khác gì Mắt Bão, gửi hình chiến tranh khắp bốn vùng chiến thuật, ui chao, đúng là ông Trời quá chu đáo với GCC!
Nếu không làm thêm cho UPI, là kể như không có "đời sau": N
goài cái chuyện, ban cho cái chỗ ngồi ở ngay "mắt bão" - đời trước - , còn cái chuyện, sửa soạn cho nhập được vào dòng chính của văn chương thế giới, khi ra được hải nggại, nhờ có tiền mua đủ thứ sách đọc. Ông anh TTT mà còn phải biểu Gấu, mi đưa ta cái cours của Saussure, đọc thử coi!
Có thể nói, ông Trời sửa soạn cho Gấu nhập được vào dòng văn chương Lò Thiêu, ngay từ khi bắt đầu học Bưu Điện!
NTV [Nguyễn Tiến Văn]
cũng đã từng biểu GCC, anh đọc Steiner, ngay từ khi còn Sài Gòn, vậy mà không nhận ra Lò Thiêu, điều này cho thấy, "ông" - GCC - phải có cái gì đó, của Lò Thiêu, ở trong ông!
Gấu viết cho Văn Học, của NMG,
năm 1998, khi qua Cali, có đưa 1 số bài dịch Steiner, cho anh, anh lắc đầu, cao quá, không hợp với độc giả VH.
Chính vì NMG  từ chối, mà Gấu bỏ mục Tạp Ghi, làm trang Tin Văn, dành hết thì giờ cho....  Lò Thiêu!

V/v Steiner. Trước khi qua Cali, Gấu đã nghi NMG không chịu nổi Steiner, và, bèn gửi cho Khánh Trường, của tờ Hợp Lưu, bài "Nhà Văn và chủ nghĩa CS". Đăng liền.
Khi gửi cho HL, là cũng để kiếm chỗ tá túc, khi qua Cali.
Qua, ở mobile home của Lê Giang Tran, qua giới thiệu của Khế Iêm, 1 đêm.
Hôm sau NMG đón về nhà anh.
Khi tờ Diễn Đàn Thế Kỷ 21, Phạm Phú Minh, điểm cuốn "Nơi Người Chết Mỉm Cười", để cám ơn, Gấu gửi bài "Nhân Văn", của Steiner, bài mở ra cuốn "Ngôn ngữ và Câm Lặng". Anh mail, cám ơn, và cho biết sẽ đăng. Nhưng sau đó, lại viết mail, từ chối, nói cao quá, không hợp với báo Thế Kỷ 21. Gấu nghi, do lệnh của Ông Số 2.
Steiner, theo GCC, khó đọc, 1 phần là do cái đau Lò Thiêu - dù thoát chết - của ông. Vargas Llosa, Rushdie, là hai trong số những người chê Steiner, mà, theo GCC, do không có cái nỗi đau này, nên không đọc được ông.


GCC là tên Mít độc nhất được ông Trời dành cho món quà Lò Thiêu, có thể, vì Gấu là tên qua chậm nhất, do chẳng hề muốn dời bỏ xứ Mít, kể cả trước, và, sau 1975, và Gấu tin rằng đây là 1 điều kiện tối cần thiết để nhập được vô dòng văn chương Lò Thiêu. Nhà văn hàng đầu hải ngoại Võ Đình, rất ư là ngạc nhiên, khi đọc tạp ghi của Gấu, trong trích câu của Ardorno, sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man. Người phán, tên này là tên nào mà “vung tay quá chán” như thế? Sau Lò Thiêu, chẳng còn có Đêm Tận Thất Thanh của Mít ư?

VD còn là đứa con nít, đã được gia đình cho đi du học, Gấu đoán thế.
Nhưng đâu chỉ ông.
Những tên tinh anh của Miền Nam, cố học tiếng mũi lõ, cố đậu cái bằng tú tài hạng bình, hạng bình thứ, hay bẩn hơn nữa, cố kiếm được cái chân Ngụy làm cho các toà đại xứ, để chuồn, vừa thoát cuộc chiến vừa chửi Ngụy, ngựa Ngụy hí gió Bắc, không hề có 1 tên biết đến tai ương Lò Thiêu. Quái đản thế!

10

Đêm Tận Thất Thanh.

Văn Học số Xuân Đinh Sửu [129&130], trong phần Tạp Ghi, ông Nguyễn Quốc Trụ viết: "... rằng sau Auschwitz, 'nếu cá nhân nào đó mà còn làm được thơ thì thật là dã man' (sic), và 'mọi văn hóa sau Auschwitz chỉ là rác rưởi'.
Tôi chưa từng được quen biết, trong lãnh vực văn học, ông Adorno này, nên không lạm bàn rông rài. Chỉ "trộm" nghĩ rằng câu nói của ông [ta] có vẻ như... "vung tay quá trán". Có thể đổi được chăng những câu phê phán này thành... "sau Auschwitz mà còn làm thơ... Trời ơi, Tuyệt!"?  Hay là, "Mọi văn hóa sau Auschwitz là những nhánh kỳ hoa bung lên từ bãi dơ bầy nhầy, ruồi nhặng sâu bọ lúc nhúc, thối um"?

Đêm Tận Thất Thanh  là một nhánh kỳ hoa đó...

Tôi không may mắn (?) từng đọc tác giả Adorno nói trên....

Loxahatchee, Florida 5-2-97
24 tiếng trước Tết Đinh Sửu, ở Việt Nam
Võ Đình

Trên đây trích từ bài viết của Võ Đình, ở cuối cuốn Đêm Tận Thất Thanh của "bạn ta" là Phan Nhật Nam. Trong cuốn sách bạn ta tặng, buổi tối tại nhà Nguyễn Đình Thuần. Với lời đề tặng:

Của Ông Sơ Dạ Hương [1] với tình thân 30 năm Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode.
CA Oct/28/2003.
PNN ký tên.

Hai Lúa quả đã từng ngồi với nhà văn người tù hiển hách này ở Quán Chùa, thời gian liền sau khi PNN cho ra lò cuốn đầu tay, Dấu Binh Lửa [?], chắc vậy, vì HL còn nhớ rõ, đây là tác phẩm đầu tay, và chắc đó là lần ra Quán Chùa cũng "đầu tay" [đầu tiên] của chàng, để trình diện.
Lính Mới mà!
Nhớ rõ, đó là thời gian ra đời Thuế Kiệm Ước, và do thuế đó, giá giấy sẽ tăng.
Chàng mừng quá, nói, đại khái:
May quá mình là nhà văn rồi! Có tác phẩm trình diện anh em rồi. Nếu không, thì bỏ mẹ với Kiệm Ước!

Nhớ, bữa đó, "bạn ta" mặc đồ nhà binh, một bộ quân phục kaki mầu vàng. Trông chàng còn trẻ măng!

[1] Sơ Dạ Hương là bút hiệu của Hai Lúa, khi mới tập tành viết.
*

Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode!

Hai Lúa chưa từng được quen biết, trong lãnh vực văn học, ông Võ Đình này, nên không lạm bàn rông rài. Nhưng với riêng bạn ta, thì, với tình thân 30 năm - một quãng đời cũng khá dài, của tên sa đích văn nghệ, chữ của Nguyên Sa tặng Hai Lúa ngày nào - Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode, quả là có quá nhiều chuyện vui buồn để mà bù khú. Chỉ xin bật mí một tí ở đây, là khi Dấu Binh Lửa ra lò, lập tức Phan Nhật Nam nổi lên như cồn, nhưng tách biệt hẳn ra với đám văn nhược ở Quán Chùa, cái đám nhà văn nhà thơ chẳng bao giờ dám ra khỏi thành phố, chưa hề biết mùi thuốc súng là gì, khoan nói chuyện mùi chiến tranh, mùi cái chết...

Còn điều này nữa. Như bìa sau Đêm Tận cho biết, Dấu Binh Lửa ra lò năm 1969. Còn Những Ngày của Hai Lúa, 1970. Như vậy, là bạn ta còn đi trước Hai Lúa, trong cái việc trình làng tác phẩm.
Lính mới hả? Tôi cho anh nói lại...

"Tôi cho anh nói lại.", là câu nói của anh chàng sinh viên Luật, làm cái công việc thẩm tra, thanh lọc Hai Lúa, coi có được coi là một thứ tị nạn chính trị, hay chỉ là một di dân kinh tế, và trong trường hợp sau, là bị trả về Việt Nam. Lần hỏi cung bữa đó, còn rất nhiều chi tiết thú vị, liên quan tới cả văn chương lẫn cuộc đời!
*

Tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la maturité virile).
Lưu Vong và Tiểu Thuyết.

Đêm Tận Thất Thanh  là một nhánh kỳ hoa đó...
Võ Đình

Thành thực mà nói, cho dù "vung tay quá trán" tới tận đâu đâu, "Đêm tận thất thanh" cũng  không thể nào là một nhánh kỳ hoa "bung lên từ bãi dơ bầy nhầy, ruồi nhặng sâu bọ lúc nhúc, thối um", nhưng "Dấu Binh Lửa" thì quả thật xứng đáng là một cuốn "tiểu thuyết", theo như định nghĩa của G. Lukacs: Rất đàn ông, rất vững vàng, giữa một bầy than khóc "kỳ khu" [chữ này tôi muợn của Đặng Tiến, trong bài viết về Trịnh Công Sơn]: Nào nỗi buồn da vàng, thân phận nhược tiểu, nào nỗi bơ vơ của bầy ngựa hoang.... Nó tách biệt hẳn ra khỏi cái tâm thức khốn nạn đó...


Ra trường, làm Cán Sự Kỹ Thuật Bưu Điện, ghi tên học Văn Khoa, học theo kiểu hàm thụ, lấy cours, chẳng bao giờ nghe giảng, dù có dư thời gian, do thường làm cas tối, dù vẫn thường lảng vảng nơi Văn Khoa, vì gần ngay nhà, để hy vọng gặp cô bạn, học Việt Hán. Lấy cái Dự Bị Triết, nhưng khi học lấy chứng chỉ Triết Tây, thì đành bye bye Văn Khoa, do đụng Thầy NVT. Thầy có thói quen, thằng đó học tao, nghe thật nực, vì lúc đó, Gấu cũng đã viết lách, có chút tên tuổi trong chốn giang hồ, nhưng đúng hơn, Thầy Mít bắt phải học của Thầy, mới cho đậu, trong khi Gấu bày đặt, đọc cours Sorbonne, bán đầy ở nhà sách Lê Phan.
Thành thử cái cử nhân Triết Mít thì có gì ghê gớm đâu, mà những tên như Lăng Băm, hay Thầy Đạo tự hào. Một cách nào đó, nó làm nhục sinh viên. Mi phải thuộc cours của tao, thì tao cho đậu. Trường hợp của Gấu, đúng như thế. Nhớ, “đề thi” là về hiện sinh, thứ Gấu quá rành, nhưng chẳng rành 1 tí nào cours của Thầy, thế là Thầy đánh rớt.


Sau Lò Thiêu, chỉ có thể viết giả tường

http://www.tanvien.net/dich/kertesz_lire.html
Note: "Cái này" do O. dịch. Tks
NQT

Dựa trên cái gì mà ông cho rằng sống còn sau trại tập trung ["sống sót" Lò Thiêu. NQT] không phải là một chiến thắng?

Kertesz: Người ta không bao giờ sống còn được sau khi đã sống trong trại tập trung. Trại tập trung lúc nào cũng hiện diện trong tâm tưởng. Để sống còn sau trại tập trung, phải băng ngang hỏa ngục. Vào hỏa ngục, mình bẩn theo! Những người ngây thơ vô tội đích thực là những người chết. Chính vì thế tôi cho Spielberg có một cái nhìn quá giản lược về lịch sử khi ông trình chiếu những người sống sót là những người chiến thắng. Thật phi lý. Không có một chiến thắng nào khả dĩ có thể có được trong hệ thống chủ nghĩa tập trung. Nơi Benigni, chữ “chiến thắng” được một người lớn biết mình thua cuộc nói lên. 

Ông thấy ông đứng ở đâu so với các chuyện do Elie Wiesel hay Primo Levi kể?

Kertesz: Chỉ vừa mới gần đây tôi mới được đọc Đêm Đen - La nuit, của Elie Wiesel, bởi vì vào năm 1960, quyển sách này không có ở Hung. Tôi choáng váng khi đọc: tôi khám phá hóa ra lúc đó chúng tôi cùng ở Buchenwald. Wiesel để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng. Còn Primo Levi thì khác. Ông ta chưa tận căn cho đủ. Tôi muốn nói ông không bao giờ rời tầm nhìn nhân văn của sự việc mà đối với tôi điều này thật hoàn toàn xa lạ. Với tôi, kiệt nhân của trại tập trung là văn sĩ người Pháp: Jean Améry. Ông ta mới là người đi rất xa, nhất là trong quyển Vượt quá tội ác và hình phạt - Par-delà le crime et le châtiment. Tuyệt đối phải đọc các bài trao đổi giữa ông và Primo Levi: Améry nói đến cái thiết yếu. Chưa ai đi xa hơn ông trong cách suy nghĩ về chế độ tập trung chủ nghĩa [chủ nghĩa toàn trị]



Lang Băm, nếu đúng là cái tên mà GCC, đọc net - một số FB -  nghi là hắn, và, cứ kể như là hắn, thì có ra gì đâu, 1 thứ cha căng chú kiết. Quá nữa, rõ ràng là, giới khoa bảng Mít, Miền Nam, không tên nào viết nổi sáng tác. Thầy Đạo khoe, viết từ hồi Sáng Tạo, hình như 1 cái truyện ngắn, sau đăng lại, đâu đó, trên net, như kít, thứ truyện tình thời mới lớn, bất cứ ai trong chúng ta cũng lâm vào nỗi xấu hổ này. Lớn lên chút, là quên, hoặc vờ, hoặc quên hẳn, quên tiệt. Thầy Quân thì cũng rứa! Cũng đã từng sáng tác, và mô phỏng sang tác, nghĩa là viết lại sáng tác của người khác: Cái truyện ngắn của DPQ, sau đăng lại trên tờ Văn Học/NMG, quả là được “gợi hứng” từ “Bức Tường” của Sartre.

Koesler đọc “Le Mur”, phán, truyện bảnh nhất, viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Nhưng cái thời nhà phê bình kiểu Vũ Ngọc Phan, qua rồi. Phê
bình gia thời nay, phải là nhà sáng tác.
Cả 1 lũ, do không sáng tác nổi, thành ra tên nào tên nấy, chỉ còn mỗi con đường cà khịa GCC, mi không phải là nhà phê bình, vì phê bình là phải có bằng cấp, phải ở
trong giới khoa bảng.
Cái tên sinh viên người Thái, khi thanh lọc Gấu, cũng nghĩ thế, khi phán, tôi cho anh nói lại.


NQT vs DPQ

*

Cuốn bảnh nhất của Heidegger, theo Gấu, là Những con đường chẳng đưa tới đâu, và trong cuốn này, bảnh nhất là bài “Tại sao thi sĩ”, Pourquoi des poètes, và “Lời của Anaximandre”, La Parole d’Anaximandre. 

Khi viết về thơ Nguyễn Xuân Thiệp, tình cờ Gấu khám phá ra là cả hai, Lukacs, khi viết về nguồn gốc của tiểu thuyết, và Heidegger, khi viết về Đêm đen, Hố thẳm, thì đều coi,  là do, Thần đi vắng, Thần bỏ chạy.

Có thể vì lý do đó, mà Mít, chỉ 1 Bùi Giáng, thi sĩ, thì mới đọc nổi Heidegger.
Hai Thầy Quân và Đạo, No!

Lukacs, trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), coi lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín. Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: Thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt, ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô địa táng" của họ.
*
Heidegger, chú giải thơ Holderlin, "Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?": Chữ "thời" [time] ở đây, là thời mà chúng ta còn thuộc về [Thời gian của Người]. Với kinh nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Chúa Ky Tô đánh dấu buổi đầu của sự tận cùng của ngày của những vị thần [mark the beginning of the end of the day of the gods]. Đêm xuống. Kể từ đó, ba ngôi hợp một, "the united three" - Herakles, Dionysos, Christ - rời bỏ thế giới, buổi chiều của thời đại thế giới cứ thế chúi vào đêm của th
ế
giới cứ thế trải dài bóng đen của nó. Đó là thời đại được định nghĩa như là sự thất bại của thần linh đến với thế gian. Khiếm thần.

Về truyện ngắn Bức Tường của Sartre

TV post 1 đoạn trong tiểu sử của Koestler,  trong có nhắc tới Bức Tường. 

KOESTLER WAS REASONABLY SURE that most of his literary and political allies in France were to be found among that small group of writers known as existentialists. He considered Sartre's short story "The Wall" to be "the profoundest thing ever written" on the Spanish Civil War, and was aware that Sartre had coined the term existentialism to describe a philosophy of the cosmic loneliness and freedom of the individual that obligated him, in a cold and unfeeling world, to shoulder his ethical responsibilities and commit to some form of political activism. Sartre in turn had been influenced by Koestler's Dialogue with Death; and Andre Gide had noted of Scum of the Earth that it was "the best possible illustration of Sartrism - if not of existentialism proper." Sartre was its acknowledged prophet, and his recently published novel, The Age of Reason, one of existentialism's bibles. Another prophet was Albert Camus, whose "absurdist" works, The Stranger and The Myth of Sisyphus, were obligatory reading for French intellectuals of the period; and the third, decidedly junior, musketeer of existentialism was Sartre's lifelong partner, Simone de Beauvoir, nicknamed "Castor," or "the Beaver," whose novel The Blood of Others, along with her essays, had helped to popularize the new philosophy among the young.
Michael Scammell: Koestler

Cũng trong đoạn này, tác giả kể là, de Beauvoir thức suốt đêm đọc ngấu nghiến Đêm Giữa Ban Ngày, và cảm thấy rất ấn tượng, hớp hồn, 'enthrallling'.
Anne Applebaum nhận xét về nó mới khủng: Chỉ nó, và bạn của nó, là Trại Loài Vật, tránh cho Âu Châu không bị nhuộm đỏ.



*

*

Cung kính không bằng tuân lệnh:
“Ðành” “vỗ ngực xưng tên”, ta là nhà phê bình “lệch pha” [mắt lé, lệch..] vậy!

*

Saturday, August 27, 2011 12:13 AM

Hi anh Bắc kít,
Anh về bên ấy có nhớ dân CA chưa?
Thôi anh đừng có mà "Ôi giấc mộng đã tan sao ảo tưởng vẫn còn" (1), tụi em vẫn luôn nhắc ông anh Bắc kít!
Cho em hỏi thăm chị.
HL

Tks.
NQT/TT

(1)

http://www.tanvien.net/Al/tsh_1.html


Câu này, Gấu đã từng nghe 1 tay cầu thủ bóng đá, Brazil thì phải, than, khi thua trận chung kết: Ôi giấc mộng đã tan, sao ảo tưởng vẫn còn!
GNV đã chôm để viết về BHD. Ôi em đã đi ra khỏi đời Gấu từ đời nảo đời nào, và bây giờ, em có lẽ cũng đã đầu thai kiếp khác, vậy mà cả giấc mộng lẫn ảo tưởng vẫn còn nguyên!



Câu nói cuối cùng, của băng Văn Học NMG, với GCC, là của bà NMG, qua điện thoại, khi Gấu, từ Canada phôn, hỏi thăm gia đình.
Ông NQT phải viết như thế nào thì chồng tôi mới trả tiền [nhuận bút] chứ!
Tks. NQT

GCC là tên độc nhất viết báo văn học, ở hải ngoại, được trả tiền. Những tờ báo địa phương, sống bằng quảng cáo, thì vẫn trả tiền, cho 1 số bài viết thường kỳ, không nói.
Những người khác, qua trước Gấu
, đều không lấy tiền, vì họ không cần tới nó, nhiều như là GCC.
Đó là 1 trong những lý do GCC bị Thầy Đạo không ưa, có thể, vì, kể từ khi GCC viết cho VH, ông bèn đi chỗ khác chơi, cho được việc nhà nước!

Nhưng, sự kiện, tên Lang Băm này thù hằn GCC, dù GCC chẳng hề quen biết hắn
, thật quái lạ.
Tên này, cũng quái làm sao, rất rành chuyện nhơ bửn của giới viết lách!
Cái chuyện - Gấu, trong 1 lúc quá phởn, khoe khoang, đã từng khám phá ra nhà văn này, nhà văn kia, cũng là thường tình, và chỉ ở trên trang Tin Văn, trang nhà - làm hắn bực mình, lên tiếng, thì cũng được đi, nhưng từ đó, đến chuyện lôi mấy nhà văn nữ ra để mà làm nhục họ, thì chỉ có thể giải thích, đây là 1 tên biến thái, 1 tên bệt xà lù.
Một tên b
ệnh hoạn.

Nguyễn Mộng Giác, ở ngoài đời, là một người rất chí tình với bè bạn. Tôi sở dĩ viết lại được, và lại có được tí tên tuổi, là nhờ “bạn ta”, qua tờ Văn Học của ông.

Thời gian giữ mục Tạp Ghi, tình trạng của tôi rất khó khăn về nhiều mặt, vật chất, tinh thần, và sức khoẻ. Khi đó, tôi ở Vancouver, sau một thời gian làm công nhân cho một hãng chế biến đồ biển, do suốt ngày ngâm hai chân trong nước lạnh, tôi bị bịnh tim, phải nghỉ việc, ăn trợ cấp xã hội, và...  viết tạp ghi cho VH. Căn hộ tôi mướn, thuộc một building đa số là dân nghiền, hở một chút là mất cắp, hộp thư chung của building, không hiểu làm sao, bọn đó mở được, và chôm hết thư từ, ngân phiếu..
Ngân phiếu, money order, của ông Giác gửi cho tôi, một lần lọt vào tay chúng, cho dù tôi thường xuyên ở nhà, mỗi ngày mỗi đợi nhân viên bưu điện ghé building, ông ta vừa đi là bèn mở hòm thư riêng trước khi kẻ cắp họp chợ.

Lần đó, NMG đã phải gửi một ngân phiếu thứ nhì. Tức là trả tiền bài viết tới hai lần.

Trước 1975, tôi không được quen NMG, dù đã có lần điểm sách của ông, và chê!

Tôi không hề nhớ, cho tới khi gặp ông ở Cali, lần ra mắt cuốn hậu-đầu tay [tôi muốn nói, tác phẩm đầu tay sau 1975] của tôi, Lần Cuối Sài Gòn [1998, nhà xb Văn Mới, Cali].
Cũng không phải ông, mà là NCK nhắc lại cho tôi sự kiện trên. Nhắc lại rồi, mà tôi cũng vẫn không nhớ, đành phải hỏi ông, và ông xác nhận, có, và nói thêm, tuy chê, nhưng đó là một bài viết đàng hoàng.

Có thể, vì chuyện đó, trong một lần khác, nói về một tác giả khác, có bài đăng trên Văn Học, ông cho biết, tay này, trước 1975 chửi tôi dữ lắm, nguyên nhân rất nhỏ nhen, chứ không giống như trường hợp anh viết về tôi.
Sau, cũng lại NCK nói cho tôi rõ, cuộc đụng độ giữa nhà văn trên và NMG.

Trước 1975, tôi chưa hề viết một bài điểm sách, hay bất cứ một bài viết, về bất cứ đề tài nào, với ý định thù hằn.
Thù hằn, ở đây, xin hiểu theo một nghĩa rộng, không hẳn chỉ là thù hằn cá nhân một người nào.

Nếu có chăng, là thù hằn cuộc chiến đó. Vì nghĩ, chỉ có cách đó, để chứng tỏ, tao "bảnh" hơn mày!
Bây giờ, nhìn lại, thấy, ngay cả ý niệm, viết để nhổ vào mặt cuộc chiến đó, cũng có gì sai, và là nguyên nhân thất bại, của "văn nghiệp", của Gấu.

Một cách nào đó, chúng tôi đã không "ôm lấy" cuộc chiến đó, cả trong ý nghĩa, "chống lại" nó.
Chúng tôi tởm nó, trong khi chúng tôi chỉ có nó, như là phần đời đáng thương nhất, và cũng đáng yêu nhất, của chúng tôi.
Thử tính lại đi, bao nhiêu bạn thân, người thân, đã nằm xuống, vì nó?  


Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.
Lang Băm

Ý của tên này, GCC còn thua cả Thầy Kuốc, vì ông
Kuốc"Kức" có bằng Tiến Sĩ.

Thầy Đạo cũng “mét” bu Sến y chang:

Trong số những người Nguyễn Văn Lục nêu tên ở trên có lẽ chỉ có Ðặng Phùng Quân trình luận án về “Hiện hữu tha nhân trong triết lý Gabriel Marcel” còn Huỳnh Phan Anh chưa bao giờ trình luận án cao học ngành Triết, Nguyễn Quốc Trụ không phải thuộc giới khoa bảng, Trần Nhựt Tân chuyên ngành văn chương Pháp.

Cũng cần nhắc lại chuyện hồi đó Mai Thảo có đi một bài của Nguyễn Văn Trung trên Sáng Tạo, bài Trường Hợp Francoise Sagan, nhưng sau đó độc giả và anh em trí thức cho Mai Thảo biết đó là một bài trên một tạp chí văn chương của Pháp, Nguyễn Văn Trung đã dịch nguyên con nhưng lại ký tên mình là tác giả! Có lẽ vì vậy từ đó Mai Thảo rất “sợ” những bài viết của những nhà “nghiên cứu” triết lý hiện sinh.

Nguồn 

Sự thực, Gấu không thể hiểu nổi, làm sao mà mấy tên này coi trọng cái bằng tiến sĩ, cử nhân của chúng đến như thế.
Bằng cấp, OK, nhưng phải ỉa ra tác phẩm chứ?
Suốt 1 đời, như bị diệt dục, chẳng đẻ đái gì hết, vậy mà vẫn lên giọng chê bai người khác!
Thử viết, cái gì, bất cứ cái gì cho thiên hạ đọc coi?
Đừng viết “trường thi triết”. Đếch ai đọc đâu, vì làm sao đọc? 

Gấu đậu Tú Tài toàn phần ban Toán, năm 1958, nhà nghèo, làm bồi bàn ở tiệm chả cá Thăng Long, làm trợ giáo, précepteur, sau nhờ bà cô, me Tây, ở Pháp, tháng tháng gửi tiền, bèn làm 1 anh học trò thực thụ, trọ học ở bên Thủ Thiêm. Đậu xong Tú tài, hỏi ông anh nhà thơ TTT, làm sao học tiếp, ông nói, kiếm cái gì làm, vừa làm vừa học. Khi đó trường Quốc Gia Bưu Điện vừa thành lập. Bèn thi vô, đậu, hai năm sau ra trường làm anh Cán Sự Kỹ Thuật Bưu Điện. Bằng cấp của Gấu là thứ thiệt, bằng toán, kỹ thuật, đâu phải thứ cử nhân văn khoa trốn lính của những tên như Lang Băm, Thầy Đạo.

Vả chăng, tụi này thực sự cũng không viết nổi thứ gọi là phê bình. Có tên nào viết nổi 1 bài tiểu luận, 1 bài đọc sách ra hồn.
Cũng chẳng khám phá ra 1 tài năng mới mẻ nào.
Mít không, mũi lõ lại càng không.
Steiner coi nhà phê bình là 1 tên hoạn. Nhưng không phải là ông không trọng phê bình. Trong bài Nhân Văn, mở ra cuốn Ngôn ngữ và Câm Lặng, ông viết:

Mỗi thế hệ có chọn lựa của nó. Có thi ca trường tồn, vĩnh cửu nhưng thật khó mà có phê bình mãi mãi "vũ như cẩn". Tennyson sẽ có "ngày của ông ta", và Donne, "buổi nhật thực". Hay là, để đưa ra một thí dụ chẳng liên quan gì tới thói ham mốt này mốt nọ: trước chiến tranh, tại những trường Pháp nơi tôi theo học, nói chung là ai cũng coi Virgil như là một kẻ bắt chước Homer một cách ngây ngô, bắng nhắng. Tất cả học sinh đều khẳng định với bạn bằng một thái độ rất ư là tự tin như thế. Cùng với thảm họa, chuyện thường ngày về "cuộc tháo chạy tán loạn", và lưu vong, cách nhìn trên đã thay đổi một cách triệt để. Bây giờ, Virgil trở nên một chứng nhân thật chín mùi, thật cần thiết. Simone Weil và cách đọc ngang bướng sử thi "Iliad", hay "Death of Virgil" ("Cái Chết của Virgil") của Hermann Broch, cả hai đều góp phần trong việc tái thẩm định. Thời gian, theo dòng lịch sử và với cuộc sống cá nhân của từng con người, đã làm thay đổi cái nhìn của chúng ta đối với một tác phẩm, hay là phần chủ yếu của nghệ thuật. Có thi ca của những người trẻ, có văn xuôi dành cho những ông già. Bởi vì tiếng kèn rộn rã của họ về một tương lai huy hoàng, tương phản trớ trêu làm sao, với kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta. Những kẻ lãng mạn đâu còn là trung tâm của vấn đề? Thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, mặc dù ngôn ngữ thường mơ hồ và rắc rối, lại có vẻ gần gụi với lời nói chúng ta. Phê bình có thể làm cho những thay đổi do yêu cầu này trở thành có ích, loại bỏ những gì không cần thiết. Nó có thể chiêu tập từ quá khứ, những gì thiên tài của hiện tại, nhờ vả (đằng sau cái đẹp nhất của văn xuôi ở Pháp vào lúc này, là sợi gân của Diderot). Và nó có thể nhắc nhở chúng ta rằng, những phán đoán trước sau, này nọ của chúng ta chẳng tuyệt đối chẳng vĩnh cửu. Nhà phê bình sẽ "tiên cảm" (feel ahead); anh ta sẽ ngả người về phía chân trời, và sửa soạn mảnh đất cho những mùa gặt tương lai. Đôi khi, anh ta nghe tiếng vọng, khi tiếng nói đã chìm vào quên lãng; hay là trước khi nó cất lên. Vào những năm 1920, có một số người đã cảm thấy thời của Blake và Kierkegaard đang ở trong tầm tay; hay là 10 năm sau, một số đã nhận ra sự thực phổ cập, trong cơn ác mộng riêng tư của Kafka. Đây không phải vấn đề chọn kẻ thắng, nó có nghĩa: biết, rằng tác phẩm nghệ thuật tự khẳng định qua một tương quan phức tạp, theo nhu cầu, so với thời gian.

Thứ hai, phê bình có thể kết nối. Vào một thời đại mà sự mau lẹ của truyền thông kỹ thuật, nó thực sự che giấu những rào cản chính trị, ý thức hệ thuộc loại bướng bỉnh; nhà phê bình có thể xử sự như một kẻ trung gian, và người bảo quản. Đây là một phần của công việc của anh ta, để thấy rằng một chế độ chính trị không thể giáng yểm một tác phẩm của một nhà văn vào cõi quên lãng và bóp méo nó, rằng những cuốn sách [dù có bị] thiêu huỷ, tro than được vun vén, và được giải mã.

 Ngay cả khi tìm cách tạo cuộc thoại, giữa quá khứ và hiện tại, nhà phê bình sẽ cố gắng, giữ cho thênh thang những con đường giao tiếp, giữa những ngôn ngữ. Phê bình mở rộng, làm rắc rối đa đoan, bức bản đồ cảm tính. Nó nhấn mạnh, rằng văn chương không thể sống, trong cách biệt, trơ trọi, mà trong một môi trường nhiều ngôn ngữ, nhiều quốc gia. Phê bình nở rộ, trong tương đồng, theo bước nhẩy xa, của giả dụ. Nó biết rằng, những kích động của một tài năng lớn hay một thể loại thi ca, trải dài theo những mẫu mã phức tạp của sự phổ biến, truyền đạt. Nó làm việc "à l'insigne de Saint-Jérôme" ("dưới huy hiệu của Saint-Jérôme") (4), biết chẳng có tương đương thực sự, giữa những ngôn ngữ, mà chỉ có bội phản; nhưng toan tính chuyển dịch là một yêu cầu hoài hoài, nếu bài thơ [được viết ra là để] sống trọn cuộc đời đầy ứ của nó. Cả hai, nhà phê bình và nhà dịch thuật, cố làm điều: truyền đạt khám phá.

 Trong thực hành, điều này có nghĩa, rằng văn chương được giảng dậy, và dẫn giải theo con đường so sánh. Không làm quen trực tiếp với hùng ca Ý Đại Lợi, khi phán đoán Spenser, không nắm bắt được Boileau khi đánh giá Pope, không gần gụi với Balzac, Stendhal, Flaubert khi "xem xét" sự thành công của tiểu thuyết thời Victoria hay của Henry James: như vậy là đọc một cách hời hợt, giả tạo. Chỉ có chủ nghĩa phong kiến của những đại học mới chia rẽ thẳng thừng giữa nghiên cứu tiếng Anh và Những Ngôn Ngữ Hiện Đại. Thế ra là tiếng Anh không phải là một ngôn ngữ hiện đại, có thể tổn thương, và có khả năng hồi phục, tại bất cứ một thời điểm nào trong lịch sử của nó, trước sức ép của những thổ ngữ Âu Châu, của truyền thống lục địa về phép tu từ và thể loại? Nhưng câu hỏi sắc bén, chém sâu hơn là cái kỷ luật mang tính hàn lâm kể trên. Nhà phê bình nào tuyên bố rằng, con người có thể biết một ngôn ngữ cho tới nơi tới chốn, rằng việc thừa kế gia tài thi ca hay truyền thống quốc gia về tiểu thuyết, vậy là có giá trị, hay cao cả rồi; người đó đang đóng mọi cánh cửa, khi đúng ra chúng phải được mở rộng; người đó đang làm hẹp cái đầu, khi đúng ra, nó phải được mở ra cho một thành tựu rộng lớn, đồng đều hơn. Trong chính trị, chủ nghĩa Sô-vanh [chủ nghĩa ái quốc cực đoan] đã rống lên cuộc tàn phá, trận huỷ diệt; nó không có chỗ, trong văn chương. Nhà phê bình - lại ở đây, anh ta khác với nhà văn - không phải là người đóng trụ trong khoảnh vườn của riêng mình.

 Chức năng thứ ba của nhà phê bình mới thật tối quan trọng. Nó liên quan tới sự phán đoán văn chương đương thời. Có một sự khác biệt giữa đương thời và tức thời. Tức thời tóm lấy những nhà điểm sách. Nhưng rõ ràng nhà phê bình còn có những trách nhiệm đặc biệt với nghệ thuật chính thời đại của mình. Anh ta phải tra hỏi, không chỉ chuyện, hoặc là nó trình bầy một tiến bộ kỹ thuật hay một tinh luyện, hoặc là nó thêm vô một cú xoắn về văn phong hay chơi một đòn vụng về lên cân não thời điểm; nhưng còn về những gì nó đóng góp, hay lấy đi, từ những tài nguyên nghèo nàn của đạo đức trí tuệ. Tác phẩm này đề nghị chi, nếu nói về chuyện cân đo đong đếm vóc dáng, hình ảnh con người? Đây không phải là một câu hỏi dễ nói ra, nó còn dễ bị coi là thiếu tế nhị. Nhưng thời đại chúng ta là một thời đại không bình thường. Nó "lao động" dưới sức ép (stress) của phi nhân, được kinh nghiệm theo một qui mô khổng lồ, đặc thù, và ghê rợn; và khả năng của một điêu tàn thì lấp ló chẳng đỗi xa. Người ta thích ban cho mình trò xa xỉ, là chùm chăn, đợi thời, nhưng vô phương.

Dùng 1 cái nick dởm, viết cực là nhơ bửn, về những tác giả nữ đã thành danh, ở 1 diễn đàn mà chủ cũng là nữ, một tên vô học cũng không dám làm, vậy mà tên Lang Băm này dám làm.
Đọc loáng thoáng trên net, Gấu lần ra 1 tên, có thể là tên này, Gấu chưa từng quen biết, làm sao mà hắn có thể cay cú đến như thế?

Lần viết cho talawas, đang lúc trở về xứ Mít, Gấu được Gấu Cái cho biết, có 1 tên chửi mi dữ lắm, bà Sến mail, cho biết. Gấu trả lời, nói với bà Sến là để khi nào Gấu về lại Canada, rồi tính. Bà cho biết, không thể chờ được.
Về, hóa ra là 1 tên Hoặc Ngữ nào đó. Thấy giọng cũng đàng hoàng, Gấu bèn trả lời. Lúc đó, ông ta mới lộ bộ mặt thực, tôi là tên đó đó. Và đề nghị trao đổi trên diễn đàn talawas, thay vì trên Tin Văn. Nếu là tên đó đó, thì Gấu không thể. Vì tên này, cũng thứ cực tởm.

Bạn viết, về những người, những tác giả có thực, điều bạn viết, cần chất chính, trao đổi, là phải dùng tên thực. Đó là cái đảm bảo đầu tiên của đạo hạnh, của 1 cây viết, bằng cấp hay không bằng cấp.
Chỉ đích danh, họ, như tên LB làm, có thể bị những tác giả này đưa ra tòa về tội vu khống, mạ lỵ đúng hơn, với tên này. Cũng 1 tên chuyên nằm gầm giuờng thiên hạ, biết toàn chuyện dơ dáy trong cõi giang hồ.
Một nữ đại ma đầu giới giang hồ Cali chết, là vì vậy.
Đây cũng là cái giá liên quan đến đạo đức làm người, phải trả, khi ngậm máu/kức phun người.


Đi tìm phê bình gia Mít


*

INTERVIEWER: Do you make a distinction-as E. M. Forster does-between "flat" and "round" characters?
HEMINGWAY: If you describe someone, it is flat, as a photograph as, and from my standpoint a failure. If you make him up from what you know, there should be all the dimensions.
Nếu bạn miêu tả một ai đó, bèn bẹt, như là 1 tấm hình, theo quan điểm của tôi, thì đó là 1 thất bại. Nếu bạn viết về người đó, quá người đó, quá cái mà bạn hiểu về người đó, thì đó mới là thần sầu
The Paris Review, May 1954.

Đây là cái mà GCC gọi là viễn ảnh, của 1 bài viết

Một khi bạn không có cái viễn ảnh, cho bài viết của bạn, thì kể như bài viết vứt đi.

Walter Benjamin phán, bảnh nhất:
Lịch sử rã ra bằng hình ảnh, không phải bằng tự sự (1)

Viễn ảnh, có khi nằm ngay trong bài viết, của 1 tác giả, và, nếu bạn là phê bình gia, bạn phải lôi được nó ra.
Hình ảnh anh chàng lỡ độ đường, ôm cái bọc quần aó, đứng lom khom bên lu nước, in lên bầu trời, mỗi lần hoả châu rực
sáng, trong Dọc Đường, của TTT, không ai dám chứa anh ta, chẳng phải là hình ảnh 1 tên Mít, vượt biển, không nơi nào dám chứa, nhận... ư?
Đâu chỉ xứ Mít?
Hình ảnh mấy nấm mồ che tầm nhìn, đằng sau nó, là biển cả trấn ngự, và cùng với nó, là tất cả tai ương Mùa Biển Động, của dân Mít, mà không nói hết ra được thảm họa Bắc Kít chiếm nước Mít bây giờ ư?
Hình mấy nấm mồ, quá cả lịch sử, theo nghĩa quá khứ, còn cưu mang trong nó, tương lai, hy vọng.

(1)
http://www.tanvien.net/Tribute_1/NMG_1.html


"Lịch sử tan rã ra bằng hình ảnh, không phải bằng tự sự." ["History decomposes into images, not into narratives." Walter Benjamin, trích dẫn bởi Coetzee].
Hình ảnh cái đầu khổng lồ rã ra từ một bức tượng khổng lồ của Lênin. Hình ảnh một con người chặn cả đoàn xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn. Cái bóng (có thực, hoặc tưởng tượng) của một người đàn ông lỡ độ đường, lom khom với bọc quần áo, in lên nền trời, mỗi lần hoả châu rực sáng, trong truyện ngắn "Dọc Đường" của Thanh Tâm Tuyền.

Pleiku - Chút Gì Để Nhớ

Bài này mới thần sầu. GCC khám phá ra tác giả HH, qua bài này.

Trong bài viết, Pleiku là thành phố tưởng tượng, vì đã tới đó bao giờ đâu. Nhưng mấy nơi chốn kia thì có thực, vì đã từng thăm viếng.
Dùng cái thực để dựng lên cái ảo, thế mới tuyệt. 

Trước khi thấy biển tôi thấy cái nghĩa địa nhỏ có chừng chục ngôi mộ của người tị nạn.

"Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương"
Thực.

Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt. Nên mắt em ướt. . .
Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Pleiku trong bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc.
Ảo 

Được Ông Gấu khen thì đúng là lên thiên đàng!

Tks again
Take care
NQT

Note: Cái tên Lang Băm đâu có biết là GCC đọc Bà Tám, ngay khi vừa xuất hiện?
Đọc Lê Minh Hà, khi cả xứ Bắc Kít chê, hoặc chưa hề nghe nói tới...
Ngay cả Nhà Có Cửa Khóa, thì cũng GCC khám phá ra, khác hẳn cái em ông tiên chỉ VP nức nở khen cái xì...



Chẳng cần tới Lạc Đạn, Trần Thị NgH đã nổi tiếng. Trong bài viết "Nhìn lại văn chương hải ngoại năm 1999" (đã đăng trên tuần báo VHNT trên internet, do Phạm Chi Lan chủ trương), người viết có đưa ra nhận xét, đây là một năm được mùa. Mùa gặt mới trong đó có cả lúa chín muộn: sự góp mặt của một tác giả như Trần Thị NgH. Một tác giả trước 1975 tại Miền Nam, vừa xuất hiện đã gây chấn động giới viết lách ở Sài Gòn, với truyện ngắn Nhà Có Cửa Khoá Trái. Theo tôi, truyện đầu tay của bà là về một người đàn ông có vợ, nhân bữa chủ nhật được nghỉ, đi thăm một người đàn bà không chồng nhưng có con; thằng nhỏ bữa đó bị đau, anh chàng đi mua thuốc cho đứa nhỏ. Chuyện chỉ có vậy, nhưng tôi vẫn còn nhớ cái cảnh cô đơn của người đàn ông gầy còm ốm yếu, ngơ ngơ ngác ngác trước tiệm thuốc tây, trước cuộc chiến, và trước cuộc tình vụng trộm. Truyện được viết bằng một giọng văn rất trung tính (neutre), rất không độ ("Không độ của cách viết", Roland Barthes), không lạm dụng những thủ pháp tu từ, không thảm kịch hóa hoàn cảnh, không có chất ngổ ngáo, rất NgH như nguời ta thường nhận định về bà.


Đi tìm phê bình gia Mít

V bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong một thể loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một diều gì đó nhưng không dạy đời.
Thư độc giả

Tôi chẳng thế nào mà tỏ ra khiêm tốn được. Có quá nhiều điều cháy bỏng ở trong tôi; những lời giải cũ tán loạn ra, rời rụng ra, những cái mới thì chẳng ra làm sao, chẳng ra đầu ra đuôi.
Thế là tôi bắt đầu, mọi chuyện, mọi điều, liền tù tì, cùng một lúc.
Như thể tôi có cả một thế kỷ ở phía trước tôi.
Canetti, 1943.

Susan Sontag trích dẫn, trong Under the Sign of Saturn [đây là tên bài viết về Walter Benjamin, sử dụng cho toàn tập], chương Mind as Passion: Cái đầu như là đam mê.
Ông Canetti này là nhà văn Đức, Nobel văn chương. Phán bảnh thực.

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.
Lang Băm

Y chang giọng Thầy Đạo mét bu Sến: Thằng đó đâu phải dân chuyên khảo.
Tên này, viết bằng cái nick dởm, không biết là tên nào trong số những kẻ thù/bạn quí, nhưng ngay cả Thầy Đạo, Gấu chưa từng đụng độ.
Hà cớ chi chúng cay cú như thế?

Gấu cực tởm phê bình, có thể là do lúc mới vào nghề, bày đặt viết phê bình, điểm sách bằng 1 cái giọng coi trời bằng vung, bị chúng đánh
tơi tả, cho nên, khi ra được hải ngoại, thoát mấy kiếp địa ngục, bèn tự hứa, không bao giờ viết phê bình, điểm sách, và viết cái gì thì cái gì, phải viết bằng cái giọng cực kỳ nhũn nhặn.
Một độc giả nhận xét, khi viết cho talawas, ông ta viết cực kỳ khiêm cung, chỉ đến khi mở trang Tin Văn, thì giọng khác hẳn đi.
Đúng như thế, khi Gấu mở trang Tin Văn, 1 trong những mục đích nó là “dẹp loạn trong giang hồ”, hà, hà!
Nhưng, giả như Gấu không viết phê bình, điểm sách, trước 1975, chắc gì đã qua được cửa ải thanh lọc.


-Tôi cho anh nói lại. Ở đây, thấy ghi anh học hết trung học, có một văn bằng đại học. Anh nói anh làm thơ, viết truyện ngắn, tôi tin. Nhưng phê bình văn học, tôi không tin. Tôi cho anh nói lại.

Ông ở tận Canada ông làm sao biết ở Calif mối liên lạc giữa các trùm sò văn chương hải ngoại thời đó với các bà cỡ Mai Ninh thấu tới đâu. Những áp phe tình ái của Khánh Trường với các bà nổi lều bều trên tờ Hợp Lưu đến bao nhiêu hiệp. Khánh Trường chủ tờ Hợp Lưu và các “đàn anh văn nghệ” của Khánh Trường mới là những người được hưởng nhiều bổng lộc do các bà ham danh dâng hiến, í lộn, do các bà nữ dzăng thơi sỡi quyên góp tiền bạc nuôi Hợp Lưu ngày Khánh Trường chưa ngồi xe lăn.
Lang Băm

Cái chuyện KT khoe, làm điếm đực, viết truyện khiêu dâm để nuôi tờ HL, nhiều người biết, không cứ phải ở Cali.
Mai Ninh là nhà văn ở Pháp, họ có thể quen biết nhau, cả đến chuyện có thời có tình cảm với nhau, là chuyện thường tình, sao tên này viết nhơ bửn đến như thế, thực là khó hiểu.
Mà tại sao lại lôi chuyện này ra, khi mượn trang blog của người quen, để biêu riếu họ, làm ngượng lây đến chủ blog, và độc giả của blog?
Không lẽ mi không có lấy 1 chút tế nhị?
Muốn chửi GCC, thì phải mở 1 trang blog, và cũng đừng rây rưa đến người khác.

Trên TV đã từng giới thiệu Mai Ninh, và cách đọc Mai Ninh của TV cũng chẳng hề giống lũ “mắt trắng dã” đã từng đọc bà.

Lời giới thiệu:

Là một nhà văn nổi tiếng ở hải ngoại, nhưng với một độc giả, thí dụ như tôi, và có lẽ, với chính tác giả, đến bây giờ, cả hai mới nhận ra giọng văn đích thực, của mình.
Hy vọng sẽ có dịp nói thêm, về một thứ tùy bút, giống như mưa mùa xa, theo nghĩa chưa từng có, chợt về với khí hậu văn chương Việt Nam.

Nhưng cũng không hẳn như vậy, bởi vì đọc Mưa Mùa Xa, bỗng nhiên tôi liên tưởng tới... Mưa Mùa Khác:

Mưa vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt lá, giúc nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh, tôi hỏi má gói chi nhiều vậy, má cười...(1)
Như vậy, đâu phải bốn, mà chỉ có hai mùa, mưa và nắng, nhất là mưa, ở trong Mưa Mùa Xa:
"Mưa Sài Gòn độ rất nhỏ.."

Và "nhất là" những câu như thế này:

"Rồi tôi, cô bé mười ba bấy giờ biết những chấn động đầu tiên trong đời qua màn mưa phả suốt đêm giới nghiêm, ngập ngụa những tờ truyền đơn ướt nát, những manh biểu ngữ rách bươm và gậy gộc lẫn nhang đèn vung vãi trên vỉa hè sau cuộc biểu tình tuyệt thực rầm rộ trước nhà, loa phóng thanh rền rĩ niệm kinh suốt buổi chiều. Lẫn trong tiếng nước đập rộn rã vào cửa liếp và những chậu kiểng mẹ trồng thay hàng dâm bụt với gốc tầm ruột xanh từng chùm đã đốn đi, thỉnh thoảng rú lên hụ còi xe quân cảnh tuần tiễu chạy rút giữa lòng đường."...

Bạn nhận ra ngay, Sài Gòn của những ngày xuống đường, ở trong Mưa Mùa Xa,
Bạn nhận ra ngay, Miền Nam ở trong Xa Mùa Mưa,


Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.
Lang Băm

Cũng cái air, “mi đâu phải dân khoa bảng”, của Thầy Đạo, cho thấy, tên Lang Băm này, chắc cũng có tí bằng cấp, cử nhân Triết Văn Khoa, Sài Gòn hay Đà Lạt.
Luật hoãn dịch vì lý do học vấn đòi hỏi mỗi năm mỗi lên lớp, mỗi đậu đạt, khiến học sinh Miền Nam đành phải chọn những môn ngon ăn, thay vì toán, khoa học. Ghê gớm chi đâu mà khoe hoài. Gấu học sớm, ra trường sớm, đi làm sớm, và sau đó, thì lại được hoãn dịch vì lý do chuyên viên tối cần thiết!
Ông bạn cùng học của Gấu, cùng trọ học Thủ Thiêm với Gấu, Phạm Văn Hàm, đậu đạt sau Gấu, có cái bằng cử nhân Luật, sau làm chánh án, vẫn phàn nàn, khi nghe tin Gấu vô Bưu Điện, làm anh thợ máy.
Nhưng đúng là nếu không học Bưu Điện, làm thợ sửa máy, thì đời Gấu hỏng.
Do làm Bưu Điện mà có cái job làm cho UPI, có tiền, mua sách thả giàn, đọc đủ thứ trên đời, nhờ
cái vốn liếng đó, đến khi ra được hải ngoại, bước vào cửa lớn, mở ra cõi văn thế giới, đúng là cá hóa long!
Tên này tởm hơn nhiều, nếu phải so với Thầy Đạo.
Mét bu, OK, nhưng dùng tên thực.
Dùng nick dởm, viết toàn điều thô bỉ, về những người đã có danh phận trong giới giang hồ, quá tởm!


Đi tìm phê bình gia Mít

1.         Lang Băm | March 8, 2014 at 4:00 pm

Ông T

Tôi nghĩ ông nên từ tốn và tiêu hóa điều mình muốn phát biểu trước khi viết xuống. Ông hơi tự sướng quá đà.

Ông ở tận Canada ông làm sao biết ở Calif mối liên lạc giữa các trùm sò văn chương hải ngoại thời đó với các bà cỡ Mai Ninh thấu tới đâu. Những áp phe tình ái của Khánh Trường với các bà nổi lều bều trên tờ Hợp Lưu đến bao nhiêu hiệp. Khánh Trường chủ tờ Hợp Lưu và các “đàn anh văn nghệ” của Khánh Trường mới là những người được hưởng nhiều bổng lộc do các bà ham danh dâng hiến, í lộn, do các bà nữ dzăng thơi sỡi quyên góp tiền bạc nuôi Hợp Lưu ngày Khánh Trường chưa ngồi xe lăn.

Quyển sổ áp phe của bà Trần Thị Ng.H thì cỡ ông làm gì được chấm mút. Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn thì cũng chưa nhằm nhò gì so với các áp phe khủng của bà này

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.

Ông cũng chả có công mẹ gì trong cái vụ bà Tám ló ra ló vào văn chương này cả. Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu, Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc, mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên.

Note: Cái này, ở bên Blog một chỗ quen biết, lôi về đây cho tiện để chửi cho đã! (1)

Và cũng để cho chỗ quen biết khỏi bực, vì những chuyện nhơ bửn như vậy.
Gấu & độc giả Tin Văn, thì quen rồi.
Vả như không quen/ chưa quen [Bi giờ chán TV rùi], thì tạm lánh đi chỗ khác.

Chúa có khi còn vắng mặt, đúng vào lúc xẩy ra Lò Thiêu, nữa là!

Hà, hà!

GCC nghi, tác giả là 1 tên thuộc băng đảng Hậu Vệ, hoặc đệ tử Thầy Cuốc.
Cái câu, “ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như Thầy Kuốc”, khiến Gấu nghi tên khốn này là đệ tử của ông ta. Và, cái giọng nhơ bửn của nó. Lũ khốn này, khi TV mới mở ra mục Dọn, xúm vô như ruồi nhặng, sau thấy quê quá, lặn dần. Bây giờ lại thấy xuất hiện.


Note: Vụ này, nay mới lôi ra để đáp lễ.

Tên này, Gấu nghi, cũng 1 thứ Thầy, như Thầy Đạo, cay cú GCC, thằng khốn đâu có bằng cấp con khỉ, 1 tên thợ máy Bưu Điện mà cũng bày đặt!
Cái chuyện liên quan đến Bà Tám, là như thế này. Gấu đọc Bà Tám, khi còn ký tên Lì, trên 1 blog, và quá mê bài viết về Pleiku, bèn lôi ra khen. Cái chuyện nổi tiếng, là sau đó. Và không liên can gì tới GCC. Tuy nhiên, post bài nhiều diễn đàn đâu có nghĩa là nổi tiếng? Lũ hải ngoại, viết được 1 bài như kít, sau khi đăng ở hải ngoại, là thể nào cũng cho đăng lần nữa ở Văn Vịt, thí dụ, như thế, đâu có nghĩa là nổi tiếng, chỉ làm khổ người đọc thêm 1 lần nữa.

Trang Tin Văn, là 1 thứ trang nhà, khác blog. Blog có chế độ public, tức là mời người đọc vô đọc, rồi có thể góp ý, qua còm. Tên này, rõ ràng là đọc trang Tin Văn, rồi chửi GCC, tự sướng. Nói thẳng ra ở đây, ta đâu có mời mi vô trang TV? Đọc, thấy bửn quá, thì đừng vô nữa.
Còn mấy cái chuyện nhơ bửn liên quan tới nữ văn sĩ Mít. Gấu gia nhập chốn giang hồ gió tanh mưa máu, từ khi còn trẻ
. Còn Sài Gòn.
Đâu có phải đợi đến khi ra hải ngoại, rồi phải ở Cali mới biết những chuyện như tên này lôi ra để làm nhục họ?
Biết, nhưng chưa hề 1 lần nhắc tới.
Làm sao tên này toàn biết những chuyện nhơ bửn như thế, rồi còn lên giọng dậy đời?

… mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên.

Phải là nhà phê bình, phải là chủ báo, phải đăng bài tác giả gửi tới thì mới có quyền nhận xét về 1 tác giả?
Giả như GCC không phải là nhà phê bình, thì mi là gì, mà cũng lên tiếng làm nhục những nhà văn mà mi nhắc tới?
Mi đã từng có tác phẩm nào, hay cũng 1 thứ như Thầy Đạo, sống đến chót đời không có 1 tác phẩm lận lưng?

GCC, ngay khi vừa vô chốn giang hồ, là đã được nhà thơ NS tặng cho cái nick, “tên sa đích văn nghệ”, vì dám phán, ông là 1 nhà văn dễ dãi, sung sướng.
Coi văn chương của NTH là khủng khiếp.
Chỉ nêu hai thí dụ, để cho thấy, rõ ràng tên này đố kỵ, khi coi GCC đếch phải nhà phê bình!


Trong suốt đời cầm viết, Gấu tởm nhất, cái gọi là phê bình, và cái tên, vỗ ngực xưng tên, là phê bình gia. Tên hoạn. Như Steiner nói. Một thứ tầm gửi, giây leo, sống nhờ vào sáng tác của người khác. Hãy thí cho nó 1 bài thơ.
Cái viết của Gấu, nếu bắt buộc lắm, mới có mùi phê bình.
Tên này, 1 thứ cha căng chú kiết, có ai biết là ai đâu?
Giọng thật cay cú, với GCC. Y chang Thầy Đạo, khi mét Sến.
Không phải Thầy Đạo, nhưng cũng 1 thứ như Thầy.
Trước 1975, sở dĩ GCC phải dùng tên cúng cơm NQT, là do viết những bài phê bình, điểm sách. Dùng 1 cái nick, để viết nhơ bửn về những tác giả đã có tên tuổi, tác phẩm, là 1 điều 1 kẻ có chút đạo hạnh không thể làm.

V/v Bà Tám nổi tiếng, đâu cần đến mi... thì... OK, nhưng mi thử đưa ra 1 lời phê bình, từ lũ mắt trắng dã, hay 1 nhận xét nào đó, nghe được về cõi văn của Bà Tám, nghe coi?


Đi tìm phê bình gia Mít

Ukraine

Trong bài viết “Phát Xít, Nga và Ukraine”, Snyder nói ra cái điều mà GCC lèm bèm hoài, chính Cái Ác Á Châu đã làm cho nhân dân của nó hướng về Âu Châu, được coi như thiên đàng đếch có Cái Ác Á Châu. Trong ao ước gia nhập Liên Minh Âu Châu của nhân dân Ukraine, có giấc mơ đó, và chính nó, mới là giấc mơ ra khỏi luỹ tre làng, khi đám trẻ Bắc Kít xẻ dọc Trường Sơn kíu nước.

Có hai thế lực đối đầu nhau tại Ukraine: Liên Minh Á(c) Châu, và Liên Minh Âu Châu:

The future of this protest movement will be decided by Ukrainians. And yet it began with the hope that Ukraine could one day join the European Union, an aspiration that for many Ukrainians means something like the rule of law, the absence of fear, the end of corruption, the social welfare state, and free markets without intimidation from syndicates controlled by the president.

The course of the protest has very much been influenced by the presence of a rival project, based in Moscow, called the Eurasian Union.

Đây là 1 bài viết tuyệt vời - trên NYRB, TV bèn bệ về, sợ tờ báo không cho đọc free - lạ làm sao, đúng y chang “bước đi lịch sử” của trang Tin Văn, hà, hà: Vạch rõ ra Cái Ác Bắc Kít mới là nguồn cơn của cuộc chiến Mít!

Bài của Anne Applebaum, cái tít, là cũng nói ý đó: Russia Will Never Be Like Us

We’ve spent 20 years trying to make it a Western country. Bad idea.

Bài này được Phạm Vũ Lửa Hạ dịch, đăng trên Blog SCN:

Nga sẽ chẳng bao giờ giống chúng ta

Chúng ta mất 20 năm gắng biến Nga thành một nước phương Tây. Vô ích.

Từ “bad idea”, dịch là “vô ích”, tuyệt.

Làm bật ra câu thật xưa, “Đông là Đông, Tây là Tây”, mà đến bây giờ Gấu mới hiểu, hai bên khác nhau chỉ vì 1 chữ Ác.

Theo Tolstaya, chính cái phần dã man của Á Châu, được trục lên, từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử miền đất này, và được sử dụng như những chuồi, những rễ, thành phần nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đây là Con Quỉ Á Châu, so với Con Quỉ Âu Châu, là Hitler và đám Nazi.

Nơi người chết mỉm cười

Tatyana Tolstaya, trong một bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại Cấm, và chỉ được đọc qua bản dịch, Những Thời Ăn Thịt Người (đăng trên tờ Thế Kỷ 21), cho rằng, chủ nghĩa Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư duy chuyên chế không phải do Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga. Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã từng bảo nhau, người Nga không ăn, mà ăn thịt lẫn nhau. Chính cái phần Á-châu man rợ đó đã được đưa lên làm giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà khẳng định, nếu không có sự yểm trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống dai như thế. Pushkin đã từng van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
 

Bây giờ đọc lại Phan Khôi, liệu chúng ta có thể hiểu ông nhiều hơn, khi không giản lược câu chuyện ông kể, về Cỏ Cụ Hồ, chỉ là một cách xả xú báp của một vị thâm nho, trước chế độ độc tài, theo suy nghĩ châm biếm, hài hước là khí giới của kẻ yếu thế. Trong Nhân Văn Giai Phẩm, ông kể chuyện Điện Biên, và sự xuất hiện một thứ cỏ tại vùng này. Cỏ nở hoa, "không thể ngửi được". Người Miền Bắc gọi là hoa cứt lợn (heo). Nhưng người dân Điện Biên vì thấy cỏ xuất hiện cùng lúc với quân đội Cộng Sản, nên gọi là Cỏ Cụ Hồ.

Đi tìm phê bình gia Mít


Tin Văn scan hai bài trên The Economist liên quan vụ Ukraine, từ báo giấy.

*

Jerome Sessini/Magnum Photos

Wounded protester, Kiev, Ukraine, February 2014

Người biểu tình bị thương Kiev, Ukraine, February 2014

Betrayed

 Trúng Quả Lừa

Charles Simic

Every time I see a large crowd of people on TV or in a newspaper, demonstrating against some autocratic government, I have mixed feelings: admiration for their willingness and bravery to take a stand, and a foreboding that nothing will come out of the effort. This sad conclusion comes from seeing too many worthy causes and mass movements fizzle out over the years. But even by that grim reality the defeat of democracy movements across the Middle East and North Africa, following protests that brought out millions of people, is staggering. Not that these were the only places where crowds were demanding change. There were mass demonstrations in Greece, Bulgaria, Mexico, Brazil, Peru, Spain, Portugal, and many other countries, caused by the global economic crisis and governments instituting austerity measures, but what has happened in places like Syria and Egypt and now Ukraine is more serious, since protesters have questioned the legitimacy of the state and made demands for fundamental reform or the overthrow of the men and institutions who stand in the way of popular will. 

Although most of us know little about the history and culture of these countries, we have seen the faces of protesters, old and young, and from all walks of life; and although they may look different than our own compatriots, we can understand their anger and disgust with the political system they have been living under and their determination and vulnerability as they confront armed representatives of a corrupt state. How exhilarating it was in 2011 to see hundreds of thousands of people pouring into the streets and scaring the hell out of those in power. It made me recall the heady days of protests against the wars in Vietnam and Iraq, the naïve conviction we had as participants that our voices would be heard and would prevail against what seemed to us then, and proved subsequently to be, acts of moral and strategic idiocy, leading to slaughter of countless of human beings and destruction of their countries. 

Nonetheless, for weeks, and even months, watching the crowds at Tahrir Square and elsewhere we were hopeful. Their demands appeared not only reasonable, but irreversible, even though there were plenty of signs that those in power intended to strike back. I remember, for example, seeing on TV a clip of a demonstration in Bahrain, or in some other Gulf State, where the following scene took place. A distinguished-looking elderly man in a white suit stepped out of the crowd of demonstrators and approached a platoon of armed soldiers with their rifles pointed. He was speaking to them calmly when, without any warning, one of the soldiers lifted his weapon and shot the man in the head. There was plenty more violence everywhere during the months of the so-called Arab Spring, but what particularly caught my eye was the brutality the policeman and soldiers reserved for women and students in the crowd. It would be replayed a few months later in the scenes of cops beating and spraying with mace young women during the Occupy Wall Street demonstrations in our cities. One could feel the pleasure that inflicting pain gave these men and the hatred they bore for these disobedient children of their fellow citizens, as they worked up a sweat kicking and pummeling them.

That’s why I’m wary of the politicians and op-ed page writers who routinely express shock and outrage at the brutal treatment of demonstrators in other parts of the world. They never seem to notice how we treat them at home or how our soldiers deal with them in the countries we’ve been occupying lately. The farther away the injustice is, one might say, the louder their voices are, though even there they tend to be selective and preach humanitarian aid only when it suits our interests. If the regime doing the beating is one of our allies, not a peep will be heard from anyone in Washington. If not, than their usual advice for putting a stop to the mistreatment of protesters is military intervention. To hear someone like Senator John McCain tell it, all we need to do in these countries is drop a lot of bombs and freedom and democracy will emerge from the wreckage, as they did, I presume, in Iraq, Afghanistan, and Libya. He and other enthusiasts of military interventions have no patience with anyone who argues that it’s not up to us to remedy every injustice in the world, or who points out that, when we involve ourselves, we end up killing a lot of innocent people and unleashing ethnic and religious passions, resulting in local and regional chaos we have no way of containing. 

It is the selective morality of our interventionists that offends me. They judge acts of violence not by their consequences, but on whether someone else or we are the perpetrators—if the acts are done by us they tend to have their full approval. Hypocrites who are blind or indifferent to their own country’s atrocities are not well suited for playing the part of moral conscience of the world, especially when their claims to desire democracy in these troubled countries has a long and notoriously checkered history. As we have witnessed again and again, since we overthrew the elected government in Iran sixty years ago, the United States prefers to deal with countries run by autocrats and the military, because democracies that genuinely respond to the wishes of voters tend to be unpredictable and independent, and therefore are not in sync with our strategic and business interests. 

What a sigh of relief for Washington when the Egyptian military overthrew the democratically elected government! Overnight, the crowds that gathered at Tahrir Square were forgotten and the politicians and columnists who idealized them the day before fell silent, even as the army and the security forces started shooting them in the streets and locking them up by the thousands. As the saying goes, we have seen this movie many times before. There are few things that never change in this world of ours, but one of them happens to be the near certainty that those who raise their voices against injustice get betrayed in the end.

March 21, 2014, 9:45 a.m.

Bài viết này cũng có thể coi như lời ai điếu cho những kẻ đã tham gia biểu tình "phản chiến", Mỹ cút, Ngụy nhào, VC Bắc Kít vô lẹ lên, trên đường phố Sài Gòn ngày nào

Đi tìm phê bình gia Mít

Ví dụ, năm 1956, hàng ngàn dân chúng, đặc biệt là giới sinh viên và trí thức, biểu tình trên các đường phố ở Budapest để chống lại một số chính sách của chính phủ Hungary. Một số sinh viên bị bắn chết. Làn sóng công phẫn trào lên, dân chúng khắp nơi lại ào ào xuống đường biểu tình. Đầu tháng 11, Liên Xô tràn quân qua biên giới Hungary để trấn áp những người biểu tình, giúp chính phủ cộng sản độc tài tại Hungary khôi phục lại quyền lực. Hơn 2000 người Hungary bị giết chết. Khoảng 200.000 người phải chạy ra nước ngoài tị nạn. Trước biến cố ấy, Mỹ làm được gì? Tổng thống Dwight Eisenhower chỉ làm được một việc duy nhất là tố cáo những hành động trấn áp dã man của Liên Xô trước Liên Hiệp Quốc. Hết.

NHQ

Trên TV đã từng giới thiệu 1 số bài viết, cũng đã lâu lắm rồi, về cuộc cách mạng Budapest mà phải bao nhiêu năm sau, nhân loại mới nhìn ra thành quả của nó: Không có nó, là Stalin đã nhuộm đỏ cả Âu Châu rồi.
Ngay khi nó vừa mới xẩy ra là nhà thơ TTT đã đi 1 đường chào mừng, trước cả thế giới!
Thầy Kuốc, do có đọc điệc gì đâu, toàn phán nhảm. Đây là những vấn đề liên quan đến chuyên môn, phải là 1 sử gia, ít ra, thì mới dám đụng vô những vấn đề như vầy.
Điếc đếch sợ súng. Phán liều lĩnh như thế này, thì đúng là hết thuốc chữa!

NQT

Tưởng Niệm Cách Mạng Hung

Có thể nhìn thẳng vào cái chết, với hy vọng.
"It is possible to face death with hope"

Phải đợi một nửa thế kỷ, nhân loại mới tìm ra tên của nó:
Một cuộc cách mạng đạo đức.
[Bìa báo Tin Nhanh, L'Express Inter, số đề ngày 19-25 Tháng Mười, 2006].

Trước biến cố ấy, Mỹ làm được gì? Tổng thống Dwight Eisenhower chỉ làm được một việc duy nhất là tố cáo những hành động trấn áp dã man của Liên Xô trước Liên Hiệp Quốc. Hết.

NHQ

Thầy Kuốc muốn Mẽo làm được gì? Tổng Thống Mẽo thì là cái đéo gì ở đây? Không lẽ ông ta cho lính Mẽo can thiệp vô Hung? Thầy chưa từng nghe 1 tên Bộ Trưởng Ngoại Giao Mẽo, James Baker, hình như vậy, (1) trả lời Thầy ư: Đếch có 1 con chó Mẽo nào kẹt ở đó hết!

Tố cáo Mẽo, như trên, thì đúng là quá ngây thơ, và còn vọng ngoại.
Miền Nam cũng nghĩ như thế, nên mới mất nước. Mẽo đời nào bỏ Miền Nam. Nhưng chúng bỏ, vì chúng phải nghĩ đến chúng trước đã.
Có khi chúng, ở đây, chỉ là một người: Nixon bỏ Miền Nam để có được cái ghế Tổng Thống.

(1)

Viên bộ trưởng ngoại giao Mỹ, James Baker, đã diễn tả thật là tuyệt vời, cái tính "thực tế" của chính sách trên, qua câu nói, khi xẩy ra những vụ nhổ cỏ thì phải nhổ cả gốc, làm sạch những sắc dân khác (ethnic cleaning) ở Bosnia: "Chẳng có một con chó Mỹ nào bị kẹt ở đó." (We don’t have a dog in this fight: Chúng ta không có một con chó nào ở trong trận đánh này).

*

Bây giờ thì khác. Khi Nga tấn công và chiếm đóng bán đảo Crimea của Ukraine, phản ứng của Mỹ khác hẳn. Vẫn không động binh. Nhưng cũng không phải chỉ đánh bằng võ mồm. Tổng thống Barack Obama tận dụng một thứ vũ khí mới, thứ vũ khí phi quân sự (nonmilitary): kinh tế. Có thể nói, từ thời đệ nhị thế chiến đến nay, trong tổng số 12 tổng thống Mỹ đương đầu với những thử thách xuất phát từ Liên Xô và sau đó, Nga, Obama là một trong những người đầu tiên sử dụng vũ khí ấy.

NHQ

Chính trị thế kỷ 21. Kinh thế.

Tình hình Crimée, cho tới bi giờ, cũng chưa ai biết nó sẽ ra sao. Thầy Kuốc cứ làm như Obama nắm được tẩy của Putin, với vũ khí “kinh t[h]ế”.

Bài mới nhất, trên tờ Obs, tuần lễ 20-26 Mars, 2014, thì coi như đây là chiến thắng tạm [trompe-l’oeil, đánh lừa con mắt], của Putin, khi cho biết, với người dân Crimée, đa số, nhất là giới trẻ, mừng quá, khi gia nhập Nga, tiền lương cao hơn, hưu nhiều hơn, hệ thống giáo dục ngon hơn. Còn tờ “Điểm Sách London”, 20 March, 2014, trong bài viết "Putin's Counter-Revolution", James Meek tường trình tại chỗ, thì coi đây là cú phản cách mạng của Putin, và cho rằng có 1 quãng cách, giữa lớp trẻ, và lớp già, ở Ukraine. Giống như tại Việt Nam, lớp trẻ, không biết 1 tí gì về tội ác, mà chỉ biết thành quả của VC, rất tức giận khi có những tên phản động chống lại nhà nước, như mấy bloggers mới bị nhà nước VC tống vô tù. Tờ “Người Nữu Ước” thì nói tới vũ khí kinh t[h]ế của Putin, hơi đốt [Ông ta có 1 thứ vũ khí không qui ước, unconventional weapon, trong kho của mình: vast supplies of natural gas]. Tờ này vờ luôn vũ khí "kinh t[h]ế" của Obama!

Thầy Kuốc đâu có đọc, mà làm sao…. đọc?
Thầy không hề biết, thí dụ, bài thơ của TTT, đừng nói gì những báo chí của tụi mũi lõ!
*

Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay. Biến cố bi thảm ở Budapest năm 1956 mà truyền thông khắp thế giới đã nói đến rất nhiều bằng những từ ngữ rất mạnh mẽ, thì nhà thơ của chúng ta đã chỉ dùng hình ảnh của đôi trẻ để mô tả cuộc đàn áp dã man tàn nhẫn đó. Mấy câu thơ giản dị đã gây xúc động và còn lại mãi trong lòng người thưởng ngoạn. Xin đừng hỏi tôi bài thơ ấy hay ở chỗ nào. Chịu. Xin chịu. Tôi không có may mắn được đào tạo về những lý sự thế nào là hay thế nào là không hay và điều đó cũng đã thành thói quen trong tôi. Cho nên tôi chỉ cần thấy được cái nào hay là đủ. Rồi về sau, nhiều lúc, nhiều nơi (kể cả ở nhà tù) tôi đã gặp nhiều người cũng rất thích bài thơ đó. Có ai đó đọc lên một câu liền có người khác phụ họa theo, chứng tỏ bài thơ rất phổ biến.

“Hãy cho tôi khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest 

Hãy cho tôi chết bằng da em,
Dưới dây xích chiến xa tội nghiệp…”

Thảo Trường:

Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền. (1)

Những bình luận hay nhất, về đủ thứ vấn đề, cả về văn học, với GCC, là của tờ “Người Kinh Tế”. Tất nhiên, với tình hình Crimea, thì cũng thế. Số mới nhất có tới mấy bài viết về cơn khủng hoảng này: Dilomacy after Crimea: The new world order. The Crimea Crisis: Responding to Mr. Putin. Violence in Crimea. Thường là Gấu bỏ qua, chỉ đọc mấy bài điểm sách, hay mục do tay Prospero giữ, 1 thứ tạp ghi cực cao về văn học. Nhân cú “kinh thế” của Thầy Kuốc, bèn ghé mắt đọc sơ sơ cho biết!

Tin Văn post bài trên “Người Kinh Tế”, để chứng minh Obama quá ẹ. Mi không hành động bi giờ là sau này phải trả giá. Chẳng thấy khen Tông Tông Da Đen về vũ khí "kinh t[h]ế" của Người.
Điểm của Người sa sút thê thảm, ảnh hưởng đến Đảng của Người, không lẽ Thầy Kuốc không biết?

The new world order

The post-Soviet world order was far from perfect, but Vladimir Putin's idea for replacing it is much worse.

IN PEOPLE'S hearts and minds," Vladimir Putin told Russia's parliament this week, "Crimea has always been an inseparable part of Russia." He annexed the peninsula with dazzling speed and efficiency, backed by a crushing majority in a referendum (see page 22). He calls it a victory for order and legitimacy and a blow against Western meddling. The reality is that Mr. Putin is a force for instability and strife. The founding act of his new order was to redraw a frontier using arguments that could be deployed to inflame territorial disputes in dozens of places around the world. Even if most Crimeans do want to join Russia, the referendum was a farce. Russia's recent conduct is often framed narrowly as the start of a new cold war with America. In fact it poses a broader threat to countries everywhere because Mr Putin has driven a tank over the existing world order.

The embrace of the motherland

Foreign policy follows cycles. The Soviet collapse ushered in a decade of unchallenged supremacy for the United States and the aggressive assertion of American values. But, puffed up by the hubris of George Bush, this "unipolar world" choked in the dust of Iraq. Since then Barack Obama has tried to fashion a more collaborative approach, built on a belief that America can make common cause with other countries to confront shared problems and isolate wrongdoers. This has failed miserably in Syria but shown some signs of working with Iran. Even in its gentler form, it is American clout that keeps sea lanes open, borders respected and international law broadly observed. To that extent, the post-Soviet order has meaning.
Mr Putin is now destroying that. He dresses up his takeover of Crimea in the garb of international law, arguing for instance that the ousting of the government in Kiev means he is no longer bound by a treaty guaranteeing Ukraine's borders that Russia signed in 1994, when Ukraine gave up nuclear weapons. But international law depends on governments inheriting the rights and duties of their predecessors. Similarly, he has invoked the principle that he must protect his "compatriots"- meaning anybody he chooses to define as Russian-wherever they are. Against all evidence, he has denied that the unbadged troops who took control of Crimea were Russian. That combination of protection and subterfuge is a formula for intervention in any country with a minority, not just a Russian one.
Brandishing fabricated accounts of Ukrainian fascists threatening Crimea, he has defied the principle that intervention abroad should be a last resort in the face of genuine suffering. He cites NATO'S bombing of Kosovo in 1994 as a precedent, but that came after terrible violence and exhaustive efforts at the UN-which Russia blocked. Even then Kosovo was not, like Crimea, immediately annexed, but seceded nine years later.
Mr Putin's new order, in short, is built on revanchism, a reckless disdain for the truth and the twisting of the law to mean whatever suits those in power. That makes it no order at all.
Sadly, too few people understand this. Plenty of countries resent American primacy and Western moralising. But they would find Mr Putin's new order far worse. Small countries thrive in an open system of rules, albeit imperfect ones. If might is right, they have much to fear, especially if they must contend with an aggressive regional power. Larger countries, especially the new giants of the emerging world, face less threat of bullying, but an anarchic, mistrustful world would harm them all the same. If international agreements are robbed of their meaning, India could more easily be sucked into a clash of arms with China over Arunachal Pradesh or Ladakh with Pakistan. If unilateral secession is acceptable, Turkey will find it harder to persuade its Kurds that their future lies in making peace. Egypt and Saudi Arabia want Iran's regional ambitions to be tamped down, not fed by the principle that it can intervene to help Shia Muslims across the Middle East.
Even China should pause. Tactically, Crimea ties it in knots. The precedent of secession is anathema, because of Tibet; the principle of unification is sacrosanct, because of Taiwan. Strategically, though, China's interests are clear. For decades, it has sought to rise peacefully within the system, avoiding the competition that an upstart Germany launched against Britain in the 19th century and which ended in war. But peace is elusive in Mr Putin's world, because anything can become a pretext for action, and any perceived aggression demands a riposte.

Act now or pay later

For Mr Obama, this is a defining moment: he must lead, not just co-operate. But Crimea should also matter to the rest of the world. Given what is at stake, the response has so far been weak and fragmented. China and India have more or less stood aside. The West has imposed visa sanctions and frozen a few Russians' assets. The targets call this a badge of honor. At the very least, the measures must start to exceed expectations. Asset freezes can be powerful, because, as the Iran sanctions showed, international finance dreads being caught up in America's regulatory machinery. Mr Putin's kleptocratic friends would yelp if Britain made London unwelcome to Russian money linked to the regime (see page 25). France should withhold its arms sales to Russia; and, in case eastern Ukraine is next, Germany must be prepared to embargo Russian oil and gas. Planning should start right now to lessen Europe's dependence on Russian energy and to strengthen NATO. Ukraine needs short-term money, to stave off collapse, and longer-term reforms, with the help of the IMF, backed by as much outside advice as the country will stomach. As a first step, America must immediately pay its dues to the fund, which have been blocked by Congress for months. Even if the West is prepared to take serious measures against Mr Putin, the world's rising powers may not be inclined to condemn him. But instead of acquiescing in his illegal annexation of Crimea, they should reflect on what kind of a world order they want to live under. Would they prefer one in which states by and large respect international agreements and borders? Or one in which words are bent, borders ignored and agreements broken at will? •

Đi tìm phê bình gia Mít

Ví dụ, năm 1956, hàng ngàn dân chúng, đặc biệt là giới sinh viên và trí thức, biểu tình trên các đường phố ở Budapest để chống lại một số chính sách của chính phủ Hungary. Một số sinh viên bị bắn chết. Làn sóng công phẫn trào lên, dân chúng khắp nơi lại ào ào xuống đường biểu tình. Đầu tháng 11, Liên Xô tràn quân qua biên giới Hungary để trấn áp những người biểu tình, giúp chính phủ cộng sản độc tài tại Hungary khôi phục lại quyền lực. Hơn 2000 người Hungary bị giết chết. Khoảng 200.000 người phải chạy ra nước ngoài tị nạn. Trước biến cố ấy, Mỹ làm được gì? Tổng thống Dwight Eisenhower chỉ làm được một việc duy nhất là tố cáo những hành động trấn áp dã man của Liên Xô trước Liên Hiệp Quốc. Hết.

NHQ

Trên TV đã từng giới thiệu 1 số bài viết, cũng đã lâu lắm rồi, về cuộc cách mạng Budapest mà phải bao nhiêu năm sau, nhân loại mới nhìn ra thành quả của nó: Không có nó, là Stalin đã nhuộm đỏ cả Âu Châu rồi.
Ngay khi nó vừa mới xẩy ra là nhà thơ TTT đã đi 1 đường chào mừng, trước cả thế giới!
Thầy Kuốc, do có đọc điệc gì đâu, toàn phán nhảm. Đây là những vấn đề liên quan đến chuyên môn, phải là 1 sử gia, ít ra, thì mới dám đụng vô những vấn đề như vầy.
Điếc đếch sợ súng. Phán liều lĩnh như thế này, thì đúng là hết thuốc chữa!

NQT

Tưởng Niệm Cách Mạng Hung

Có thể nhìn thẳng vào cái chết, với hy vọng.
"It is possible to face death with hope"

Phải đợi một nửa thế kỷ, nhân loại mới tìm ra tên của nó:
Một cuộc cách mạng đạo đức.
[Bìa báo Tin Nhanh, L'Express Inter, số đề ngày 19-25 Tháng Mười, 2006].


* *

Chuyện gì xẩy ra tại Hung, vào năm 1956? 

Đây là tóm tắt về nó, tại Tây Phương, trích Bách Khoa Toàn Thư Columbia Enclycopedia. 

Vào ngày 23 Tháng Mười, 1956, một cuộc cách mạng Chống Cộng của dân chúng, tập trung tại Budapest, bùng nổ tại Hungary. Một chính quyền mới được thành lập, dưới quyền Imre Nagy, tuyên bố Hungary trung lập, rút ra khỏi Hiệp Ước Warsaw, kêu gọi LHQ cứu trợ. Tuy nhiên, Janos Kadar, một trong những bộ trưởng của Nagy, thành lập một chính quyền phản cách mạng, và yêu cầu sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô. Trong cuộc chiến đấu tàn bạo và quyết liệt, lực luợng Xô Viết dẹp tan cuộc cách mạng. Nagy và những bộ trưởng của ông bị bắt giữ và sau đó, bị hành quyết. Chừng 190 ngàn người tị nạn rời bỏ xứ sở, Kadar trở thành thủ tướng, của chế độ Cộng Sản.

*

Ở trong căn phòng của Lukacs, là ở trung tâm trận bão của thế kỷ chúng ta. Ông bị quản thúc tại gia, khi tôi tới gặp ông ở Budapest. Tôi thì còn quá trẻ, và sướt mướt không thể tin được, và khi tôi phải rời đi, nước mắt tôi ràn rụa: ông bị quản thúc tại gia còn tôi thì đi về với an toàn, với tiện nghi ở Princeton hay bất cứ một thứ gì. Tôi phải đưa ra một nhận xét nào đó, và sự khinh miệt hằn trên khuôn mặt ông. Ông nói, "Bạn chẳng hiểu gì hết, về mọi điều chúng ta nói. Trong cái ghế này, chỉ ba mươi phút nữa thôi, sẽ là Kadar," tên độc tài đã ra lệnh quản thúc tại gia đối với ông.
"Hắn ta là sinh viên của tôi. Chúng tôi đã cùng làm việc, qua từng câu, từng câu, cuốn Hiện Tượng Luận của Hegel. Bạn không hiểu được đâu."
Thực như vậy, tôi đã không hiểu, tôi "đã" đã không hiểu. Chỉ mỗi câu chuyện này không thôi đã cải tạo tôi về cái thế giới mê cung kỳ quái của tầng lớp trí thức Mác-xít, và sự độc ác, và tính nghiêm trọng theo đó mọi trò như thế này diễn ra.
Steiner trả lời Paris Review.

Phỏng Vấn Steiner I

*

Trong những lỗi lầm của Sartre, có vụ liên quan tới cuộc khởi nghĩa Budapest của nhân dân Hungary, vào năm 1956. "Một ô nhục", theo một tác giả trên tờ Le Monde, vào năm 1996, khi Sartre "chấp thuận" (approuver) chuyện chiến xa Liên Xô đè bẹp cuộc cách mạng. Trên tờ L’Express số đề ngày 9.11.1956, Sartre, trong một cuộc phỏng vấn, trước tiên đã "kết án, không chút dè dặt", sự can thiệp của Liên Xô vào Hungary, coi đây là "một lỗi lầm không thể tưởng tượng được", "một tội ác"… nhưng cần phải đọc hết cuộc phỏng vấn.

Lẽ dĩ nhiên, quyết định của điện Cẩm Linh là "một lỗi lầm không thể tưởng tượng được", nhưng… "tất cả cho thấy rằng, cuộc nổi dậy "có chiều hướng phá huỷ toàn bộ hạ tầng cơ sở xã hội". Đó là "một tội ác", nhưng… "trong những nhóm người này, kết hợp nhằm chống lại những người Xô Viết, hoặc để đòi hỏi họ ra đi khỏi đất nước Hungary, người ta nhận ra, có những thành phần phản động, hoặc bị nước ngoài xúi giục"…. "sự có mặt (chứ không phải hành động can thiệp thô bạo) của Liên Xô là "một điều cần thiết"….

Lịch sử sau đó cho thấy, nhân loại đã biết ơn rất nhiều ở cuộc cách mạng Hungary vào năm 1956. Chính nhờ nó, mà Liên Xô nhận ra một điều, chuyện nhuộm đỏ cả Âu Châu, là một toan tính cần phải "xét lại". Ngay Sartre, trong cuộc phỏng vấn kể trên cũng phải công nhận, lần đầu tiên có một cuộc cách mạng không mang mầu đỏ của phe tả (pour la première fois… nous avons assisté à une révolution politique qui évoluait à droite).

Tất cả những khẳng định của Sartre đã được tờ Pravda đăng tải, cộng thêm những lời ca ngợi cuộc can thiệp của Hồng Quân, như của Janos Kadar, vào ngày 5 tháng 11. Một tháng sau đó, chúng trở thành những lời buộc tội những người cầm đầu cuộc cách mạng…

Tin Văn Vắn 3

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest 

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest 

Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác 

Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào 

Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ 

Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai

Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới 

Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi 

Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Ðau dấu đạn 

Ðêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng 

Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp 

Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp 

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest 

12-56 

Thanh Tâm Tuyền

Thảo Trường kể là, đám sĩ quan VNCH, đi tù VC, thơ TTT, mang theo, chỉ một bài này.

Hãy cho anh khóc bằng mắt em

Note: Trên TLS số 5 Tháng Chín, 2008, có bài điểm cuốn Một Ngày Làm Rung Chuyển Thế Giới Cộng Sản.
Tin Văn scan, để tặng mấy anh VC nằm vùng Đào Hiếu, Lữ Phương, kèm câu này, trích trong bài điểm": "first we need to interrogate Nagy, then we will hang him by the tongue": “Trước tiên, chúng ta cần tra hỏi Nagy, sau đó treo hắn ta lên, bằng cái lưỡi của hắn"

*
HISTORY
By the tongue
TLADIMIR TISMANEANU
Paul Lendvai

ONE DAY THAT SHOOK THE COMMUNIST WORLD:

The 1956 Hungarian Uprising and its legacy 320pp. Princeton University Press. £16.95 (US $27.95).
978 0 691 13282 2 

The Hungarian-born Austrian journalist and historian Paul Lendvai has written a refreshingly insightful analysis of the 1956 Hungarian Uprising and its historical significance. He offers a fully updated critical discussion of one of the most exhilarating and hotly debated events in twentieth-century history. Drawing from recently released documents, Lendvai points out that the Hungarian Revolution was simultaneously an attempt to get rid of a decrepit Stalinist dictatorship, and a war for national liberation. Initially unwillingly, later more determinedly, Imre Nagy and his comrades engaged in a radical break not only with an obsolete system, but also with the Kremlin's imperialist ambitions.
Lendvai makes persuasive use of the treasure of information generated by the Budapest-based Institute for the History of the 1956 Revolution. He refers extensively to memoirs of revolutionaries, as well as to some seminal contributions by Nagy's biograapher Janos Rainer and the historian Gyorgy Litvan. Focusing on Nagy's convoluted political itinerary, including his decades-long unswerving commitment to the Bolshevik cause, as well as his brief yet disturbing collaboration with the NKVD during the Great Terror, Lendvai highlights Nagy's slow, but irreversible divorce from the criminal practices of Stalinism. Referring to Milovan Djilas's illuminating critique of national communism as a historically doomed effort to humanize Leninism, Lendvai also shows how the logic of historical developments forced Nagy to transcend his initially hesitant and self-limited reformist agenda.
For Lendvai, the Rakosi regime was by far the most atrocious in Eastern Europe both in its cynicism and its terrorist policies. Having chaired the Presidential Commission for the analysis of the Communist dictatorship in Romania, I beg to differ. I think that Bulgarian and Romanian repressive strategies were lly ruthless and destructive. Moreover, during the "New Course" between 1953 and , Nagy encouraged a political and economic relaxation unthinkable in Romania, Bulgaria and Albania. At the same time, I agree that the Rakosi-Gero-Farkas-Revai gang resorted to uniquely sadistic and squalid patterns of persecution.
Blending political history and personal memoir, Lendvai helps us understand the  grandeur of the Hungarian Revolution. He places the upheaval within the international context of 1956: attempts by the West to engage in negotiation with the USSR as part of the "peaceful coexistence"; hollow Communist rhetoric followed by no actions; an American administration for whom Eastern Europe did not really matter; hot-headed Radio Free Europe journalists. It also the year of Khrushchev's iconoclastic “Secret Speech" which led to the end of the Stalin myth and ushered in an era of disillusion among Communists worldwide. It was precisely the split among Hungarian Communists and the rebellion of the disenchanted Marxist intellectuals that led to the extraordinary effervescence during the months that preceded the upheaval. The old regime had lost all support even among once fanatic Leninists. Many Communists who survived years of jail under Rakosi embraced the Revolution's ideals. Some did it wholeheartedly, others opportunistically. Lendvai examines the case of Janos Kadar, one of the most depressing in Eastern Europe's history. He documents beyond any doubt Kadar's Judas like role during those fateful days. At the same time, it appears that with or without Kadar, the Soviets had made up their-mind and were ready to crush the Revolution. Kadar's role was, however, decisive in having Nagy and his closest associates subjected to a frame-up and murdered. It was Kadar, not Khrushchev who engineered the judicial assassination in June 1958. Contrasting Kadar and Nagy means exploring two political visions within world Communism after Stalin: the astute opportunist versus the neo-Marxist idealist. By the end of his life, isolated and despised, Kadar lost not only his power, but also his mental sanity. He finished his days haunted by the spectre of Nagy, his political nemesis, the man whom he had pledged to support during the first days of the Revolution, whom he betrayed, and whose life he sacrificed to prevent the political resurrection of an embarrassing rival.
During his "political asylum" at Snagov, by the lake in Romania, Nagy wrote several essential political documents (reviewed in the TLS, May 6, 2005). It was clear for him that no compromise could be reached with the political thugs who had made a martyr out of Hungary. Gheorghiu-Dej, the Romanian ultra-Stalinist leader, told his fellow Politburo members that "first we need to interrogate Nagy, then we will hang him by the tongue". Among those who participated in the attempt to break Nagy's political will was Valter Roman, a Transylvanian, Hungarian Jewish former Spanish Civil War veteran. The Romanian "comrades" did their utmost to make Nagy confess that the Revolution was in fact a Western-backed "counter-revolution".
Lendvai insists on the extraordinary role of the workers' councils during the Revolution and its aftermath. He depicts the resistance mounted by these self-organized, spontaneous networks of civic initiative as a second revolution. In this respect, his position converges with Hannah Arendt's for whom the Hungarian Revolution's main legacy was precisely the emergence of the councils as a form of radical, direct democracy. At the same time, Lendvai is at his best in detailing some of the most fascinating biographies of revolutionaries: from desperate teenagers resisting the secret police and Soviet troops on the Corvin passage to the still enigmatic Jozsef Dudas, a former Hungarian-Romanian Communist, an anarchist of sorts, a romantic adventurer who finished hanged by Kadar's kangaroo justice. The uprising was inclusive, democratic and patriotic. Contrary to the Communist propaganda, the Hungarian Revolution not only did not engage in anti-Semitism, but, on the contrary, some of its most ardent participants were Jewish (including the journalist Miklos Gimes, executed together with Nagy in June 1958). With its heroic dreams and liberating passion, the Hungarian Revolution was the prelude to the citizens' upheaval of 1989.

Bài thơ Budapest của TTT, lần đầu tiên ra mắt người đọc hải ngoại, và, cùng lúc, độc giả ra đi từ Miền Bắc, thời gian Gấu, cùng với cả thế giới, kỷ niệm 40 năm cách mạng Hung [1956-1996], qua bài viết Tạp Ghi, Hãy cho anh khóc bằng mắt em, trên báo Văn Học, số tháng Ba, 1997, của Nguyễn Mộng Giác
Một thi sĩ ra đi từ Miền Bắc, cho biết, ông cứ nghĩ, của một ông Tây!

Hào khí ngất trời!

Về bài viết, Gấu chỉ còn nhớ một chi tiết thật thú vị. Điện Cẩm Linh, có lúc đã tính “đầu hàng” Cách Mạng, và thí cho tay đứng đầu cuộc nổi dậy, Imre Nagy, chức Phó Thủ Tướng trong tân chính phủ hòa hợp hòa giải dân tộc.
*
Bất giác lại nhớ đến ngày 30 tháng Tư, chúng mày còn gì đâu mà đòi chuyện bàn giao, hoà giải, thành lập tân chính phủ....

Đi tìm phê bình gia Mít

Note: Tay này, John Banville , nhà văn số 1, phê bình, điểm sách cũng số 1.
Phê bình gia Mít, ít khi viết điểm sách, vì lười đọc, và đọc, cũng đếch biết viết 1 bài điểm sách cho ra hồn!


Đó là sự thực.

Thử đếm coi, Thầy Kuốc điểm sách của ai, khui ra được nhà văn nào. Mũi lõ cũng không, mà mũi tẹt lại càng không?
Thầy Phúc thì cũng rứa.
Nữ phê bình gia viết bằng tiếng Tẩy, DCT, cũng thế.
TK y chang.

GCC ư? Nhiều lắm.

Bảo Ninh, thí dụ, Gấu phát giác ra, ở hải ngoại, và cái ông BN mà Gấu viết, cũng khác ông ở trong nước.
Vầng Trăng Góa, Gấu chỉ ra.
Nhà dzăng đang lú lên, Bà Tám nào đó, cũng GCC phát giác!
Hà, hà!

Miêng, Mai Ninh, Trần Thanh Hà, Trần Thị NgH... Gấu đều trân trọng viết về họ.

Thời gian Gấu mở mục Dọn, đám đệ tử Thầy Kuốc xúm vào chửi. Có tên chửi cực lạ. Tại làm sao mà mi không mở ra 1 mục đối thoại, để ta có thể vạch ra những điều mi nói láo về sư phụ của chúng ta. Gấu nhũn nhặn trả lời, thì mở ra trên Hậu Vệ không được ư?  Rồi 1 tên mắng, ta vô trang của mi để đọc văn học, chứ đâu để ngắm hình gia đình mi. Gấu cũng nhũn nhặn trả lời, vậy thì mi đừng vô trang Tin Văn nữa, cũng được vậy.

Cái tay Lăng Băm này cũng thế. Hắn lôi 1 khúc trên Tin Văn, về 1 trang Blog, rồi chửi, tại làm sao mà mi cứ “tự sướng” như thế.
Gấu “tự sướng”, ở trên trang của GCC, bằng cách khen Gấu có tài lôi ra hàng lô nhà văn mũi lõ, cũng như mũi tẹt, hắn cũng đếch cho phép nữa, tếu thế.

Tôi nghĩ ông nên từ tốn và tiêu hóa điều mình muốn phát biểu trước khi viết xuống. Ông hơi tự sướng quá đà.

Ông ở tận Canada ông làm sao biết ở Calif mối liên lạc giữa các trùm sò văn chương hải ngoại thời đó với các bà cỡ Mai Ninh thấu tới đâu. Những áp phe tình ái của Khánh Trường với các bà nổi lều bều trên tờ Hợp Lưu đến bao nhiêu hiệp. Khánh Trường chủ tờ Hợp Lưu và các “đàn anh văn nghệ” của Khánh Trường mới là những người được hưởng nhiều bổng lộc do các bà ham danh dâng hiến, í lộn, do các bà nữ dzăng thơi sỡi quyên góp tiền bạc nuôi Hợp Lưu ngày Khánh Trường chưa ngồi xe lăn.

Quyển sổ áp phe của bà Trần Thị Ng.H thì cỡ ông làm gì được chấm mút. Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn thì cũng chưa nhằm nhò gì so với các áp phe khủng của bà này.

Ui chao, mấy chuyện nhảm nhí giữa đám nhà văn Mít, Gấu nghe từ hồi còn Sài Gòn, mà có bao giờ viết ra đâu.
Miêng, Mai Ninh, Trần Thanh Hà, Trần Thị NgH... Gấu trân trọng viết về họ, hắn lôi toàn những chuyện nhơ bẩn ra để làm nhục họ. Chưa nói, với những tên tuổi có thực ở ngoài đời, sợ còn bị coi là mạ lỵ, chưa kể trong số này, có người đã mất
Riêng về Bà Tám, tức chủ nhân cái Blog mà hắn đi cái còm về Gấu, hắn phán, Bà này nổi tiếng từ khuya rồi, đâu cần tới mi?
Gấu biết đến trang của Bà Tám, từ khi Bà chưa nổi tiếng, và Gấu khen văn của Bà, 1 số câu rất được, chứ không khen Bà viết điểm sách, dịch thuật, tản mạn.
Trong lời khen của Gấu có lời cảnh tỉnh, có thể Bà cũng nhận ra, và trong 1 entry đầu năm, Bà viết, sẽ chỉ cố viết 1, 2 cái truyện ngắn, bỏ viết điểm sách, dịch dọt, tản mạn…
Đúng như thế. Viết mấy cái đó, là hư mẹ 1 đời văn chưa lên, chưa lú ra!

GCC sở dĩ chẳng có 1 tác phẩm lận lưng, là do vào lúc mới viết, bày đặt viết phê bình, thế là hư 1 đời.
Ra hải ngoại, đã thề không vướng vào cái nghiệp khốn nạn đó nữa, mà đếch có được.

Chán thế!

GCC đóng mục Dọn, khi 1 vị độc giả cảnh cáo, mi viết hoài về những chuyện nhơ bẩn, mi nhơ bẩn lúc nào, mi đâu biết ?

Đi tìm phê bình gia Mít

Kafka Coupable

Một Kafka Khác

A Different Kafka
by John Banville 

Note: Tay này, John Banville , nhà văn số 1, phê bình, điểm sách cũng số 1.
Phê bình gia Mít, ít khi viết điểm sách, vì lười đọc, và đọc, cũng đếch biết viết 1 bài điểm sách cho ra hồn!
Đó là sự thực.

Thử đếm coi, Thầy Kuốc điểm sách của ai, khui ra được nhà văn nào. Mũi lõ cũng không, mà mũi tẹt lại càng không?
Thầy Phúc thì cũng rứa.
Nữ phê bình gia viết bằng tiếng Tẩy, DCT, cũng thế.
TK y chang.

GCC ư? Nhiều lắm.

Bảo Ninh, thí dụ, Gấu phát giác ra, ở hải ngoại, và cái ông BN mà Gấu viết, cũng khác ông ở trong nước.
Vầng Trăng Góa, Gấu chỉ ra.
Nhà dzăng đang lú lên, Bà Tám nào đó, cũng GCC phát giác!
Hà, hà!

Miêng, Mai Ninh, Trần Thanh Hà, Trần Thị NgH... Gấu đều trân trọng viết về họ.

Of course, Kafka is not the first writer, nor will he be the last, to figure himself as a martyr to his art—think of Flaubert, think of Joyce—but he is remarkable for the single-mindedness with which he conceived of his role. Who else could have invented the torture machine at the center of his frightful story “In the Penal Colony,” which executes miscreants by graving their sentence—le mot juste!—with a metal stylus into their very flesh?

Lẽ dĩ nhiên, Kafka đâu phải nhà văn đầu tiên, càng không phải nhà văn cuối cùng, nhìn ra mình, lọc mình ra, như là 1 kẻ tuẫn nạn, vì cái thứ nghệ thuật mà mình chọn lựa cho mình: “dziếc dzăng”!
Hãy nghĩ tới Flaubert, hãy nghĩ tới Joyce [Xém 1 tí là thêm tên GCC vô!]. Nhưng ông bảnh nhất, khác hẳn mấy tay kia, là, loay hoay hì hục, chỉ chúi vô có mỗi cú đó, với “cái mình, cái đầu, cái tim của mình” [the single-minded] chỉ xoáy vô có mỗi chỗ “ấy ấy”, và từ đó, tìm ra, nhận ra vai trò của mình, "nhà dzăng".
Làm sao có thằng cha nào, ngoài Kafka ra, phịa ra được cái máy tra tấn người ở trung tâm câu chuyện đáng sợ “Ở thuộc địa trừng giới" [xém thêm cái tên của nó, là Xứ Mít bi giờ!], nó hành quyết những tên “ly khai, dám chống lại Đảng VC”, bằng cách dùng cây kim châm khắc mẹ bản án [le mot juste], vô da vô thịt họ.

“Kim chích vô thịt thì đau” là theo nghĩa này đấy!

Kafka, “the poet of his own disorder” (a)

[Note: Trang TV này cũng đang hot, nhờ vậy mà GCC mới biết đến nó]

1.         Lang Băm | March 8, 2014 at 4:00 pm

Ông T

Tôi nghĩ ông nên từ tốn và tiêu hóa điều mình muốn phát biểu trước khi viết xuống. Ông hơi tự sướng quá đà.

Ông ở tận Canada ông làm sao biết ở Calif mối liên lạc giữa các trùm sò văn chương hải ngoại thời đó với các bà cỡ Mai Ninh thấu tới đâu. Những áp phe tình ái của Khánh Trường với các bà nổi lều bều trên tờ Hợp Lưu đến bao nhiêu hiệp. Khánh Trường chủ tờ Hợp Lưu và các “đàn anh văn nghệ” của Khánh Trường mới là những người được hưởng nhiều bổng lộc do các bà ham danh dâng hiến, í lộn, do các bà nữ dzăng thơi sỡi quyên góp tiền bạc nuôi Hợp Lưu ngày Khánh Trường chưa ngồi xe lăn.

Quyển sổ áp phe của bà Trần Thị Ng.H thì cỡ ông làm gì được chấm mút. Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn thì cũng chưa nhằm nhò gì so với các áp phe khủng của bà này

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.

Ông cũng chả có công mẹ gì trong cái vụ bà Tám ló ra ló vào văn chương này cả. Lý do là trang của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu, Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc, mà ông nào có phải là nhà phê bình và là chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông bảo là ông xúc bà Tám lên.

Note: Cái này, ở bên Blog một chỗ quen biết, lôi về đây cho tiện để chửi cho đã! (1)

Và cũng để cho chỗ quen biết khỏi bực, vì những chuyện nhơ bửn như vậy.
Gấu & độc giả Tin Văn, thì quen rồi.
Vả như không quen/ chưa quen [Bi giờ chán TV rùi], thì tạm lánh đi chỗ khác.

Chúa có khi còn vắng mặt, đúng vào lúc xẩy ra Lò Thiêu, nữa là!

Hà, hà!

GCC nghi, tác giả là 1 tên thuộc băng đảng Hậu Vệ, hoặc đệ tử Thầy Cuốc.
Cái câu, “ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như Thầy Kuốc”, khiến Gấu nghi tên khốn này là đệ tử của ông ta. Và, cái giọng nhơ bửn của nó. Lũ khốn này, khi TV mới mở ra mục Dọn, xúm vô như ruồi nhặng, sau thấy quê quá, lặn dần. Bây giờ lại thấy xuất hiện.

Đi tìm phê bình gia Mít

Koestler by Steiner

Steiner, trong ai điếu “La Morte d’Arthur”, viết:
Đêm giữa Ngọ của Koestler là một trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển của thế kỷ. Nó giáo dục những thế hệ về những ghê rợn của chúng, it educated generations to theirs terrors. Di chúc Tây Ban Nha, The Sapnish Testament (còn biết dưới cái tít Chuyện trò với Thần Chết, Dialogue with Death) thì cũng xấp xỉ cái thế giá đó. Những kẻ mộng du, The Sleepwalkers - đặc biệt là những chương về Kepler – là một trong những bữa tiệc hiếm của nhân gian, về sự tái-sáng tạo tưởng tượng thuyết phục của khoa học lớn, convincing imaginative re-creation of great science, về lô gíc thơ của khám phá, poetic logic of discovery. Tôi không chia sẻ những xác tín của ông trong Trầm tư về tội treo cổ, Reflections of Hanging, nhưng nó sẽ còn hoài như là một trong những dấu ấn lớn lao của thời đại chúng ta, và thời điểm mấu chốt liên quan đến cuộc tranh luận về án tử hình. Có những chương có tính cổ điển như thế, ngay cả ở trong những tác phẩm tự thuật như là Arrow in the Blue. Nhưng với Koestler, có một cảm quan về một cái gì đó vượt lên tổng số những gì ông viết ra. Có những con người, đàn ông hay đàn bà, ở vào những thời đại, ở vào những xã hội, họ đưa mình ra, “đành làm” chứng nhân thiết yếu, cần thiết, không có không được, và chính là nhờ vào hiện hữu cá nhân, cảm quan riêng tư của một con người như thế mà những ý nghĩa lớn lao, rộng rãi hơn của thời đại được tập trung, được xoáy chiếu, và trở nên sáng sủa, visible. Trong thế kỷ đen tối…

Note: Đọc được câu này, thật thú vị, trong bài viết B.B. của Steiner, về Bertolt Brecht. [B.B]
Trả lời Walter Benjamin, sau khi chạy thoát Nazi, và đi một đường thăm viếng Moscow, "Này kiếm được mảnh vườn dưỡng đời ở đó chưa?", B.B. phán:
“Tớ là một tên CS, nhưng đâu phải là một thằng ngu!"
[B.B. is said to have replied when Walter Benjamin - himself soon to die a hounded fugitive - asked whether the great playwright would seek haven in Moscow, "I am a Communist, not an idiot"] 

Khi Phòng Thông Tin Mẽo cho xb cuốn Bóng Đêm Giữa Ban Ngày, thời gian di cư, thì với họ, chỉ là 1 công tác tuyên truyền, nhưng với GCC, vào cái tuổi mới lớn đó, đọc nó, thì đúng là 1 liều vắc xin phòng ngừa con virus CS. Phải về già GCC mới hiểu ra được điều này. Không chỉ nó, mà có thể nói, tất cả những tác phẩm văn học mà GCC được ông Giời ra lệnh đọc, thì đều là để giải trừ, không chỉ con virus CS, mà còn là Cái Ác Bắc Kít, nhưng để làm được điều này, còn là nhờ khí hậu Miền Nam, hoàn cảnh thời kỳ 1954…

Đi tìm phê bình gia Mít

Theo GCC, thứ tình yêu, thứ người yêu vĩ đại nhất, là thứ vượt ra khỏi cả hai “đối tác”, điều mà Christian Bobin gọi là cái, điều, người...  không thể ước mong, như tên gọi 1 tác phẩm của ông, L’Inespérée.
BHD của Gấu đã nhận ra điều này, khi bỏ Gấu, mi đâu yêu ta, mi yêu 1 đứa con nít, là ta từ đời thuở nào, và Hà Nội của mi, ở trong đứa con nít đó!
Trong chưởng Kim Dung cũng có nhân vật như thế, cô em gái, em họ, khùng khùng điên điên, yêu thằng bé Vô Kỵ, tàn nhẫn, cắn vào tay em để 1 vết sẹo, không phải tên Vô Kỵ “nhân hậu và cảm động”.
Lolita, một cách nào đó, là nước Nga, và thời thơ ấu, bị VC Nga lấy mẹ nó mất của Nabokov.
Thành ra, phải có 1 cái gì đó, ngoại lý, ngoại vật chất [hiện thực huyền ảo, đại khái thế], thì mới có thứ tình yêu đích thực. Yêu mà chỉ mong, thèm… “làm thịt”, chiếm đoạt..  thì khó mà đạt tới cõi lý tưởng, vĩ đại được.
PD, cuối đời cũng nhận ra điều này, khi viết,
nhớ đại khái, thứ tình yêu trong những nhạc phẩm của ông, đầy mùi thịt!
Biết tạng của mình, mỗi lần cần để lại tuyệt tác cho đời, là phải làm thịt một em, PD vươn tới cõi tiên, nhờ thơ. “Mùa Thu Chết”, “Em hiền như Ma Soeur”, “Chưa Bao Giờ Buồn Thế....”

Hãy ru tên vô đạo
Hãy ru tên khờ khạo,
Em yêu này Em yêu… (1)

(1) Ký Ức Huế:

Anh yêu, ừ, anh yêu

* &

* *

Bản của nhà xb "Kính Biếu"

TV sẽ giới thiệu bài nói chuyện của McEwan trên tờ Lire, và có thể, sẽ giới thiệu bài viết của McEwan về Updike, trên 1 số báo NRYB. Khi trả lời Lire, ông cho biết, “Đọc Kafka, và sau đó, Borges, đã đem đến cho tôi một sự giải phóng không thể tưởng tượng được. Họ có một dạng đại học, ils avaient une forme d’universitaire”. Sở dĩ cõi văn Mít tệ hại, chính là không tên nào có thầy hết. Cứ viết được 1 cái truyện ngắn, hay làm được 1 bài thơ, được mấy thằng bạn thổi um lên, là thành nhà văn, nhà thơ!

Cái sức mạnh thực sự của 1 cuốn tiểu thuyết nằm ở khả năng trình bày phong cảnh ở bên trong một nhân vật. “La vraie force d’un roman réside dans la capacité à présenter le paysage intérieur d’un personage”.

Đi tìm phê bình gia Mít


Trong quyển “Tình Yêu Thời Dịch Tả”, Florentino và Fermina trao đổi thư tình khi còn bé. Lớn lên Fermina nhận ra Florentino nghèo và xấu trai, nàng nhận lời kết hôn với Urbino một bác sĩ giàu có và là nhà chuyên môn chữa trị bệnh dịch tả. Khi Urbino chết rồi, và lúc Florentino cố gắng chinh phục lại, Fermina khám phá chồng bà đã ngoại tình với một người đàn bà khác. Florentino suốt cuộc đời dành trọn trái tim cho Fermina. Nỗi đau vì mất người tình làm ông đau đớn và tìm quên bằng cách quan hệ tình dục với 622 người đàn bà khác. Florentina quan hệ tình dục với 622 người đàn bà nhưng vẫn được [Garcia] Marquez xem là chung tình với Fermina. Trong khi Urbino chỉ ngoại tình với một người đàn bà thì bị xem là ngoại tình. Trớ trêu không? (1)

Note: Bà Tám đọc thế này, thì… tếu quá, và hư hết cả câu chuyện! Anh chàng Florentina yêu thánh nữ Fermina, trồng cây si, và sau cùng được em đoái hoài, cho gặp mặt. Gặp 1 phát, là em tá hoả, vì…  không phải thằng chả này!

Nói rõ hơn, đây “cú sét đánh anti cú sét đánh”, không mắc mớ gì đến giàu nghèo, xí trai. Truyện của Garcia Marquez được quy về hiện thực huyền ảo, có phải hiện thực đâu? Chính vì thế, mà quan hệ tứ lung tung, đến khi gặp lại em, chàng nói, anh vưỡn còn là trai tơ!

*

Gấu đọc “Trăm Năm Cô Đơn”, bản dịch của Nguyễn Trung Đức, thời gian coi sạp sách báo của Gấu Cái ở phía trước chung cư 29/8D NBK, Sài Gòn, trước khi cả gia đình bỏ chạy được quê hương Sài Gòn ít lâu, sau khi bà cụ mất, và trong khi nằm canh quan tài, trong đám tang, hai vợ chồng được 1 ông thầy bói tài tử ở trong đám người được thuê mướn để lo việc tang lễ, coi cho cả hai, và phán, duyên nợ của gia đình với căn nhà kể như hết. Bà cụ nằm xuống, gia đình sẽ ly tán một thời gian, và sau đó, lại có cơ may đoàn tụ.

Quả đúng như thế. Liền sau đó ít lâu, ông bạn cùng làm UPI của Gấu, là Châu Văn Nam, từ Vạn Tượng về, và gia đình bán căn nhà cho 1 tên cán bộ VC, đi theo anh, trong chuyến du lịch đầu tiên, do Cớm VC tổ chức, giữa Sài Gòn và Vientiane.

Còn cuốn “Yêu Thổ Tả”, đọc ở thư viện Pháp, ở Trại Tị Nạn Thái Lan, sau khi đậu thanh lọc, chờ ngày gặp phái đoàn, tái định cư tại Đệ Tam Quốc Gia. Đây là những cuốn sách Tây Ba Lô bỏ lại cho đám tị nạn đã đậu thanh lọc, được phái đoàn Pháp nhận, và được học tiếng Tẩy trong 1 trường lớp dã chiến trong Trại.

Mấy em đầm còn xúi Gấu nộp đơn đi Tây, và tay trưởng phái đoàn, 1 vị đại tá già, lắc đầu…. Gấu đã kể chuyện này 1 lần rồi, đại khái, Tẩy chỉ nhận những người những nước khác đếch nhận, như 1 món nợ với xứ Mít. Mi nên đi Mẽo tốt hơn, vì đã từng làm bồi Mẽo. 

Đọc cái khúc trên, là Gấu bèn nhớ ra liền cái lần tỏ tình với BHD, khi em mới 11 tuổi, ở ngã tư Phan Đình Phùng, lần hẹn gặp đầu tiên. Em chạy vội ra khỏi nhà, cũng ngay gần đó, gặp Gấu, mặt mày xanh lét, chỉ sợ ông bố biết, và lắc lắc cái đầu, vội vàng chạy ngược lại trở về nhà, thay vì cái “cử chỉ bàn tay gạt phắt Gấu ra khỏi đời em”....

Hà, hà!

Dag Hammarskjöld, một tác giả danh tiếng người Thụy Điển, bảo rằng “Có lẽ mối tình lớn nhất là mối tình không được đáp lại.”

Bà Tám

Theo GCC, thứ tình yêu, thứ người yêu vĩ đại nhất, là thứ vượt ra khỏi cả hai “đối tác”, điều mà Christian Bobin gọi là cái, điều, người...  không thể ước mong, như tên gọi 1 tác phẩm của ông, L’Inespérée.
BHD của Gấu đã nhận ra điều này, khi bỏ Gấu, mi đâu yêu ta, mi yêu 1 đứa con nít, là ta từ đời thuở nào, và Hà Nội của mi, ở trong đứa con nít đó!
Trong chưởng Kim Dung cũng có nhân vật như thế, cô em gái, em họ, khùng khùng điên điên, yêu thằng bé Vô Kỵ, tàn nhẫn, cắn vào tay em để 1 vết sẹo, không phải tên Vô Kỵ “nhân hậu và cảm động”.
Lolita, một cách nào đó, là nước Nga, và thời thơ ấu, bị VC Nga lấy mẹ nó mất của Nabokov.
Thành ra, phải có 1 cái gì đó, ngoại lý, ngoại vật chất [hiện thực huyền ảo, đại khái thế], thì mới có thứ tình yêu đích thực. Yêu mà chỉ mong, thèm… “làm thịt”, chiếm đoạt..  thì khó mà đạt tới cõi lý tưởng, vĩ đại được.
PD, cuối đời cũng nhận ra điều này, khi viết,
nhớ đại khái, thứ tình yêu trong những nhạc phẩm của ông, đầy mùi thịt!
Biết tạng của mình, mỗi lần cần để lại tuyệt tác cho đời, là phải làm thịt một em, PD vươn tới cõi tiên, nhờ thơ. “Mùa Thu Chết”, “Em hiền như Ma Soeur”, “Chưa Bao Giờ Buồn Thế....”

Hãy ru tên vô đạo
Hãy ru tên khờ khạo,
Em yêu này Em yêu…

*

Về Kha Lệ Ninh, nhận xét của Nabokov, tuyệt, và 1 cách nào đó, nói cái điều Gấu nói, về cõi ngoại lý, phi thực, cõi lý tưởng, và đời phàm, bi kịch của Tolstoi, cha đẻ ra nhân vật này, “the dueling ambitions that drove the novelist”, những tham vọng chí tử săn đuổi tiểu thuyết gia, một người mà Nabokov mô tả, “một tên đàn ông lực lưỡng với một linh hồn không chịu ngừng nghỉ, lúc nào cũng loay hoay, quay cuồng, cả đời bị xé nát giữa ‘thịt tươi’ và ‘lương tâm cực kỳ mẫn cảm’!
Cái thứ tình yêu lý tưởng, platonique, chỉ gồm chiêm ngưỡng và kính trọng, cũng làm H sợ.
BHD cảnh cáo thằng ngu, yêu mà sợ không dám cầm tay người yêu!

*

Linda Lê là chuyên gia về đọc/điểm/giới thiệu sách, tác giả, nhất là những tác giả cổ điển Tây Phương, với mục [trước đây] của bà trên ML: “Trở về với những tác giả cổ điển”. Bài trên, bà đọc Tolstoi, khi còn trẻ, và phân biệt ra hai cách nhìn Tolstoi, của Steiner và của Nabokov. Trong “Tolstoi hay Dos.”, G. Steiner viết: “Những tác phẩm lớn tràn qua chúng ta như 1 trận bão, mở tung mọi cánh cửa nhận thức, giáng những đòn chí tử lên cái tòa nhà tin tưởng, niềm tin… của chúng ta.” Ngược lại với Nabokov, Steiner không coi Tolstoi của “Anna Karénine” bảnh hơn Dos của “Anh em nhà Karamazov”…

Chỉ một bài viết ngắn của bà, mà chúng ta nhìn ra cả cuộc đời của Tolstoi, qua những “pha”, từ mĩ, esthétique, qua đạo hạnh, éthique, tới tôn giáo…

Kha Lệ Ninh, phiên âm tiếng Việt "Anna Karenina", tác phẩm của nhà văn Nga, Tolstoy. Tân thời, là do tác phẩm này vừa có một bản dịch tiếng Anh mới (dịch giả Richard Pevear và Larissa Volokhonsky, nhà xb Viking). Bản dịch mới này vén màn, cho thấy từng lớp xiêm y của người đẹp; nói rõ hơn, nó cho thấy cấu trúc vô hình của cuốn tiểu thuyết.

James Wood, trong bài viết "Bốn bể là nhà" ("At home in the world"), trên tờ "Người Nữu Ước" số đề ngày 5 tháng Hai 2001, cho rằng, bất cứ một độc giả, khi đọc Tolstoy, đều cảm thấy, có cái gì khang khác, về mức độ và thể loại, so với tiểu thuyết của những tác giả khác. Thế giới tiểu thuyết của ông, những nhân vật, hành động, hoàn cảnh của họ… "thực như đếm". Hiện thực ở đây như khí trời. Tìm cách giải thích, là rơi vào vòng luẩn quẩn. Ngay chính Tolstoy cũng lúng túng, khi bị ép buộc phải bảo vệ tác phẩm của ông. Trong một thư gửi bạn, là Nicolai Strakhov, viết khi đang sáng tác "Anna Karenina", ông khẳng định, những gì ông viết không phải là những thu gom (collections) tư tưởng; và những tư tưởng như thế có thể tách ra khỏi bản văn; nhưng đây là một mạng lưới (a network): "tự thân, mạng lưới này không dệt bằng tư tưởng (hay là do tôi nghĩ như vậy), nhưng bởi một điều gì khác, và tuyệt đối không thể diễn tả cốt lõi mạng lưới, một cách trực tiếp bằng những con chữ: chỉ có thể làm một cách gián tiếp, bằng cách sử dụng những con chữ để miêu tả những nhân vật, hành động, hoàn cảnh."
 Thư trên, được dịch giả Richard Pevear trích dẫn trong lời giới thiệu bản dịch mới của ông và Larissa Volokhonsky.
 Độc giả có thể tự hỏi, tại sao một tác phẩm cổ điển, được nhiều người đọc, và đã được dịch ra tiếng nước ngoài, nhiều lần, trở thành một tác phẩm của thế giới, vậy mà vẫn có người dịch lại?
 Theo Wood, những dịch phẩm lớn đều "lão hoá", trong khi những cuốn tiểu thuyết lớn thì cứ thế trưởng thành mãi lên. Gừng càng già càng cay. Thành thử cỡ những ông như Tolstoy, lại càng cần một bản dịch đương thời.
 (Những độc giả mê truyện chưởng Kim Dung chẳng hạn, đọc bản dịch của Hàn Giang Nhạn, đã xuýt xoa, so với bản dịch của Tiền Phong Từ Khánh Phụng. Nhưng hiện nay trên trang web có một dịch giả mới là Nguyễn Duy Chính, ông này dịch kỹ, theo sát bản chính hơn, so với Hàn Giang Nhạn - dù sao vẫn chỉ là phóng tác. Người viết tin rằng, nếu có một "nhà văn" sử dụng bản của Nguyễn Duy Chính, rồi thổi vào đó "hồn văn" của chính mình, nó sẽ trở thành một tuyệt tác. Bởi vì cho tới bây giờ, chưa có một "nhà văn" nào chuyển Kim Dung thành một tác phẩm văn học tiếng Việt. Trước đây, Đỗ Long Vân mê Kim Dung, cặm cụi học chữ Nho để đọc ông; phải chi Đỗ quân thêm được vài tuổi trời, biết đâu có một Kim Dung "cây nhà lá vườn" rồi! Và đây là một thách đố văn chương, đối với những nhà văn Việt Nam rành Trung văn).

 Trên nói, độc giả bình thường hiện nay cần một bản dịch tiếng Anh bình thường hiện nay. Bản dịch mới này hơn những bản dịch cũ, bởi vì dịch giả, ngoài việc dịch cẩn thận, còn có riêng văn phong của họ. Nhờ vậy, hơn bao giờ hết, so với trước đây, độc giả đương thời đã có thể nắm bắt cái chất lãng đãng, chập chờn (the palpability) của những "nhân vật, hành động, hoàn cảnh" của Tolstoy.
"Mạng lưới" của Tolstoy được dệt bằng những chi tiết, và những chi tiết này được miêu tả rất đỗi thực; hơn thế nữa, những chúng được xô đẩy bằng chức năng – bằng việc làm (work). Còn điều này, không như những nhà hiện thực hiện đại, Tolstoy chẳng thèm để ý đến chuyện nói cho chúng ta biết, những sự vật giống như cái gì đối với ông, hoặc giống như cái gì đối với chúng ta. Chính vì vậy, [mượn câu nói của Goethe được Benjamin trích dẫn, "tất cả sự kiện tính thì đã là lý thuyết"], trong khi miêu tả những chi tiết, Tolstoy chuyển vào trong đó: ẩn dụ. Trong tiểu thuyết của ông cũng như của Chekhov, thực tại xuất hiện, như nó xuất hiện, không phải với nhà văn, mà với những nhân vật.

 Tolstoy khởi sự viết "Anna Karenina" vào năm 1873, tuy nhiên trước đó, vào năm 1870, ông nói với vợ, ông dự tính viết về một người đàn bà có chồng nhưng bị ô nhục do ngoại tình. Như trường hợp "Bà Bovary" của nhà văn người Pháp, Flaubert, một chuyện thực đã gây hứng cho cuốn tiểu thuyết. Vào tháng Giêng 1872, Anna Stepanovna Pirogov, bồ của ông chủ đất láng giềng, đã lao mình xuống dưới bánh xe lửa, sau khi bị nhân tình bỏ rơi. Tolstoy đã ra sân ga để chứng kiến tận mắt thi thể người đàn bà.

 Có những điểm tương tự, trong một số tiểu thuyết nửa sau thế kỷ 19. Như Bà Bovary, Anna cũng thích đọc tiểu thuyết. Như Tess, trong "Tess of the Urbervilles" của Hardy, Anna cũng phơi phới đang độ. Mấy bà "xồn xồn" này đều căng tràn nhựa sống đến mức trở thành vô trách nhiệm. Đàn ông không làm sao thoát khỏi tay mấy bà. Tuy nhiên cả ba, trong khi mang trong người cái mầm "làm đàn ông khốn khổ khốn nạn, sống dở chết dở", đồng thời, họ cũng sản sinh ra một thứ "kháng sinh", bởi vậy, những nhân vật trầm luân như thế đó [thứ đàn bà trời đánh, cướp giật chồng người… như người Việt mình thường gọi] cuối cùng lại gợi sự thương xót, làm người đọc có cảm tình hơn là bị xét đoán một cách nghiêm ngặt.
 Thời đại lớn lao của nhân vật tiểu thuyết, tức thế kỷ 19, cũng là thời đại lớn lao của những nhân vật nữ, bị cầm tù bởi xã hội, và cố gắng chạy trốn, vượt ra khỏi nó. Chính vì họ cố gắng chạy trốn một xã hội đã đóng cứng họ vào những từ như là con đĩ thối tha, đồ cướp chồng người… cho nên họ đã trở thành những nhân vật thực.


* *

Cuốn viết về sử gia Tẩy, Michelet, Gấu nghi ít người biết, đọc tuyệt lắm, vì cực lạ. Còn cuốn Đế Quốc Ký Hiệu, tên của Barthes phịa ra, để chỉ Đế Quốc Mặt Trời, nhưng với ông, “của” ký hiệu, trong những ký hiệu của nó, có thơ Hai Cu. Bài viết về Hai Cu tuyệt lắm, TV sẽ đi liền, cũng 1 cách để thêm 1 tiếng nói của hải ngoại cho tuyệt tác về thơ Hai Cu của 1 đấng ở trong nước, hà hà!

"If Japan did not exist, Barthes would have had to invent it - not that Japan does exist in Empire of Signs, for Barthes is careful to point out that he is not analyzing the real Japan but rather one of his own devising. In this fictive Japan, there is no terrible innerness as in the West, no soul, no God, no fate, no ego, no grandeur, no metaphysics, no 'promotional fever' and finally no meaning ... For Barthes Japan is a test, a challenge to think the unthinkable, a place where meaning is finally banished. Paradise, indeed, for the great student of signs."
-Edmund White
The New York Times Book Review

Nếu không có Nhật Bản, thì Barthes sẽ phịa ra nó. Nhưng nước Nhật ở trong Đế Quốc Ký Hiệu cũng không thực, như Barthes cẩn trọng nói với chúng ta là, ông không nghiên cứu nước Nhật thực, mà là một nước Nhựt của riêng ông, do ông ‘chế’ ra. Trong cái nước Nhựt giả tưởng này, thì không hề có cái "bên trong" khủng khiếp như là ở Tây phương. Không linh hồn, tâm hồn, không Thượng Đế, không số mệnh, không cái tôi, không vinh quang, không đỉnh cao, không siêu hình, không “cơn sốt lên lương, lên chức, vô Đảng, vô BCT” và sau cùng, không có cái gọi là ý nghĩa.

Với Barthes, Nhật Bản là một thí nghiệm, một thách đố để suy nghĩ về cái không thể suy nghĩ, một nơi chốn mà ý nghĩa thì sau cùng bị loại trừ. Thiên đường, thực sự là vậy, cho một tay sinh viên lớn, về ký hiệu. (1)

Đi tìm phê bình gia Mít

Có nhà thơ nữ viết một câu như thế này: chỉ có cô hở ra thì cậu ấy mới biết. Bác Tô Hoài bảo: Cô này vô ý. Bác lấy bút thêm vào bản thảo một chữ “nói”, giữa chữ “cô” và chữ “hở”: chỉ có cô nói hở ra. Không nhầm được nữa, chứ cô hở ra là hở ra cái gì bây giờ. 

Chuyện trò lan man thế nào, chị bạn bảo tôi đang ở xa, vậy để hôm tới chị mua cuốn sách mới của tôi mang đến cho bác. Tôi vội nói: Đừng chị ơi, bác không đọc được, sao lại đưa sách đến. Chị bạn lúc ấy như mới nhớ ra. 

HAT viết về TH

Lèm bèm của GCC: Câu của nhà văn nữ, sợ rằng“tuyệt” vì cái vô ý cố ý đó, và đó là nghĩa của từ “sex appeal”.
Nhưng câu sau thì đúng là HAT....  vô ý: Cỡ Tô Hoài, "không đọc được" HAT thật!

Mèng như Gấu mà còn "không đọc được", đâu cần đến 1 Tô Hoài!
Lại nhớ đến Borges. Ông phán thơ là để trao cho thi sĩ. Câu này thì cũng có nghĩa, cớm thì cấm viết văn!

Nhưng câu của Borges chưa ghê bằng câu của Milosz, viết về Brodsky, GCC đã từng trích dẫn trên TV:

Chọn người của nó để phục vụ nó.
Chúng ta nhận ra ý của Borges ở đây: Thơ là để trao cho thi sĩ. Thi sĩ dởm đừng làm thơ dởm. Cả 1 cõi thơ Mít, phần lớn thi sĩ dởm, nếu có ông nào “thực thi sĩ”, thì không lo khuất mình trước thơ, trước nữ thần thi ca, mà là trước gái, trước cái hĩm!
His kingdom of Russian poetry endured above and outside of history, in accordance with his conviction that language has its own greatness and selects its own people to serve it. (1)

V/v TBT. Có thể đấng này là 1 thi sĩ, là 1 dịch giả bậc thầy, là Thầy. Nhưng chỉ căn cứ vào trường hợp được nêu ra, thái độ của ông đếch được.
Những gì bài viết nêu ra, đúng ra TBT phải cám ơn & trả lời, không phải bằng cái giọng láo xược:

"Tôi dịch từ nhiều cuốn sách khác nhau, vậy người ta đối chiếu với bản nào để nói tôi sai? Người chê tìm ra một vài từ, bới móc như thế để đánh giá, kết luận thì có được coi là hành động tử tế?"

Dịch chim “ngồi, đậu, ị…. “ thì đều được cả, và tùy vào trường hợp, khi ngồi, khi đậu, khi ị [trong 1 bài thơ của Simic, thí dụ].
Thái độ của nhà thơ NC rõ ràng là chẳng hề muốn ăn thua với TBT, có gì không lịch sự, tử tế đâu?

Phản ứng “đứng về phe TBT”, theo Gấu, sai, trong trường hợp này.

Bởi là vì, không tính chuyện "ngồi, đậu, ị, rắm ai vừa mũi người đó", mấy trường hợp khác, được nêu ra, thì đều tử tế cả. (2)

Thí dụ, từ tiếng Anh, "penetrate", nhà đại dịch giả TBT dịch là "tắt dần"!

Trong một bài thơ khác của Basho, một thi sĩ và cũng là một thiền sư lỗi lạc thời kỳ Edo, Thái Bá Tân dịch:

Im lặng mênh mông
Càng im lặng bởi tiếng dế
Tắt dần phía đền Núi Đá

Nguyên tác tiếng Nhật

Semi no Koe

Shizukasa ya
Iwa ni shimi-iru
Semi no koe

Bản tiếng Anh

Cicadas' Voice 

What stillness! The cicadas' voice
Penetrate the rocks

Trong bài này, tác giả dịch sai con ve thành ra con dế. Vin vào thi cảnh của tác phẩm này, từ "penetrate" trong tiếng Anh có nghĩa là "đâm thủng, xuyên qua", nhưng lại được dịch thành "tắt dần". Basho muốn khắc họa sức mạnh đến kinh người của tiếng đàn ve kêu trong khu núi tĩnh mịch. Tiếng ve mạnh như thể thấu xuyên vào đá chứ không phải tắt dần đi.

Nhật Chiêu từng dịch bài thơ này:

Tịch liêu
Thấu xuyên núi đá
Tiếng ve kêu

V/v Mưa rơi đếch cần phiên dịch.

Gấu thấy câu tiếng Anh này lâu rồi, nhân 1 lần gặp 1 trang net, dưới đây, và có lôi về TV mấy bài thơ. Chuyện đâu có chi ghê gớm, mà nào, nhân ông em của tui post trên tường Facebook cái con mẹ gì, thì cũng vẫn cái trò, thơ thì như kít, vậy mà cũng có đàn em!

*

Khi dịch “The Skin”, Gấu chẳng nhớ gì hết, đâu ngờ câu văn kết thúc ăn sâu vào tiềm thức, sau bật ra, lại nghĩ, là của mình!
Có thể, cas Trần Dần cũng thế. Anh thi sĩ dởm làm sao hiểu nổi những trường hợp như vầy, bèn la lên, mưa rơi ở đâu cà!


the beauty we love

Sunday, December 4, 2011

Joyeux anniversaire, Monsieur Rilke

I would like to sing someone to sleep,
to sit beside someone and be there.
I would like to rock you and sing softly
and go with you to and from sleep.
I would like to be the one in the house
who knew: The night was cold.
And I would like to listen in and listen out
into you, into the world, into the woods.
The clocks shout to one another striking,
and one sees to the bottom of time.
And down below one last, strange man walks by
and rouses a strange dog.
And after that comes silence.
I have laid my eyes upon you wide;
and they hold you gently and let you go
when something stirs in the dark. 

~ Rainer Maria Rilke

from The Book of Images
translated by Edward Snow
passport picture 1919

[Nhân sinh nhật em “Valentine”]

A Valentine

You are too young, and I am scared to touch you
'cause that means trouble.
Let's discover an island and build a statue
of puberty in the harbor.
An island won't know how to spell the word "daughter,"
itself an orphan.
And you will be, if you don't mind, the water
and I, your dolphin.
And all day long we will keep our eyes on each other
instead of the police-blue horizon
marred by your father.

Joseph Brodsky

MY GIFT TO YOU

My gift to you will be an abyss, she said,
but it will be so subtle you'll perceive it
only after many years have passed
and you are far from Mexico and me.
You'll find it when you need it most,
and that won't be
the happy ending,
but it will be an instant of emptiness and joy.
And maybe then you'll remember me,
if only just a little.

Roberto Bolano

The Paris Review Summer 2012

Xuống phố, đổi phim, ghé tiệm sách, mua số The Paris Review có bài thơ tuyệt vời của Bolano, tả đúng tâm sự Gấu, đúng cái cảnh tình cờ gặp lại Em, khi Em đi chợ Bến Thành, về, và “kín đáo” nói cho biết, tại làm sao Em vờ Gấu, và chọn một anh bồ, cùng học Y Khoa.

Quà BHD tặng Gấu

Quà ta tặng mi sẽ là 1 vực thẳm, em nói
Nhưng nó "tế vi" đến nỗi mi không thể nào nhận ra
Chỉ sau thật nhiều năm, có khi, chỉ sau khi ta đi xa rồi,
Và cả hai đều chạy ra khỏi cả hai quê hương Bắc Kít và Nam Kít rồi
Thì lúc đó mi mới tìm thấy món quà ta tặng mi
Khi mà mi cực cần đến nó
Và chắc chắn không phải là một kết thúc hạnh phúc
Nhưng sẽ là một thoáng chốc của sự trống rỗng và niềm vui.
Và có thể, chỉ lúc đó mi mới nhớ ta,
Và mới hiểu cái gọi là "mono no aware",
“Nỗi buồn cháy da, cháy thịt khi ta đã đi ra khỏi đời của mi".

Nhưng cũng chỉ được 1 tí tí.



MẶC ĐỖ
Trưa Trên Đảo San Hô

truyện ngắn


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu


*

Bếp Lửa

Quả đúng như Gấu còn nhớ, về cái màu vàng của nó, như trong bài viết “Gấu đọc BL ở đâu” –cái tít được gợi hứng từ “Đọc Lolita ở Teheran”.


Huyền thoại "nhặt truyện ngắn từ sọt rác" theo như blogger VHT, quả đúng như Gấu đã nghi, MT phịa ra:

Vu Hatue Haizzz, mình ko có quyển của ông Viên Linh.

Trong quyển này, ông MT có kể về chuyện nhặt bản thảo của ông DNM từ trong giỏ đựng giấy vụn và đem về đăng trên báo, thú vị phết. Tuy nhiên khi mình hỏi ông DNM về chuyện này thì ông ấy bảo không phải vậy, bản thảo đó ông ấy đưa ông Trần Dạ Từ nhờ chuyển cho ông Mai Thảo (lúc này hai ông MT và DNM chưa quen nhau, chỉ mới biết tên nhau). :)

Chuyện nhặt từ sọt rác, thì xẩy ra nhiều rồi, trên TV cũng có nhắc tới 1 trường hợp thú vị, cái gì gì “lên cầu thang đi xuống”, để check lại.
Chắc là MT đã từng đọc 1 thứ giai thoại như thế, luôn giai thoại lầm bạn quí với tên thợ sắp chữ. Xếp chung cả lại, thì có câu giải thích của Todorov, con người có cái quí là, nhớ lại [hồi ức… ] sao cho, có lợi cho nhu cầu hiện tại của nó: MT khi viết cuốn Chân Dung 15 nhà văn, là đúng theo kiểu này!

Vậy là trường hợp truyện ngắn đầu tay của DNM hơi giống truyện ngắn đầu tay của Gấu. Gấu gửi thẳng xuống tòa soạn báo Sáng Tạo. TTT đọc, về khoe um lên với bà cụ, thằng Trụ nó viết văn, và nó có thể còn đi xa hơn DNM [cái này là Gấu nghe qua bà cụ thân sinh của nhà thơ: Suốt thời gian quen biết gia đình ông anh, và sau này, TTT chưa bao giờ nhận xét về văn tài của Gấu cả!]

Đọc cọp "Bếp Lửa" trên vỉa hè Sài Gòn, thời 1950's

Trong một bài tạp ghi, tản mạn - được gọi hứng từ một bài điểm cuốn ‘Đọc Lolita tại Teheran’, trên phụ trang văn học của tờ Thời Báo Luân Đôn, TLS -  Gấu có viết về hình ảnh của chính mình, khi đứng ngay trên vỉa hè Sài Gòn, đọc cọp cuốn Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, được ông chủ nhà xuất bản của nó, là Nguyễn Đình Vượng đem ra bán xon, lấy lại vốn, chắc là vì chẳng có ma nào đọc. Gấu còn nhớ cuốn sách bìa mầu vàng
Gấu nói đọc cọp, là vì hồi đó, nghèo quá, không thể nào có tiền mua nhiều thứ, không cứ gì sách: một xa xỉ phẩm!

Hình như đó là lần đầu Gấu biết đến cái tên Thanh Tâm Tuyền, tác giả cuốn Bếp Lửa.
Đúng ra, biết Bếp Lửa.
Thời mới lớn, mới biết đọc, Gấu ít khi để ý đến tác giả cuốn sách

Lần thứ nhì, là biết đến tờ Sáng Tạo của nhóm bạn bè của ông.

Cũng là qua một anh bạn cùng lớp Nguyễn Hải Hà, học cùng với nhau năm Đệ Nhị, tại trường Hồng Lạc, khi đó còn là một lớp học, trên đường Sương Nguyệt Anh, ở gần vườn Bờ Rô, ngã tư Lê Văn Duyệt, Hồng Thập Tự.

Kỷ niệm lần đầu đọc Bếp Lửa trên vỉa hè Sài Gòn làm tôi liên tưởng tới một mẩu chuyện của nhà soạn nhạc lừng danh, thuộc dòng nhạc Thời Đại Mới, New Age, Yanni, người đã từng mang cả bộ sậu tới chơi tại Đền Thiêng Ấn Độ, và Tử Cấm Thành Bắc Kinh.

Và cũng có thể ngược lại: chính câu chuyện của Yanni làm tôi nhớ đến cái cảnh đứng như trời trồng, giữa vỉa hè Sài Gòn. ngấu nghiến đọc Bếp Lửa, đọc xong len lén đặt nó trở lại vỉa hè, rồi len lén bỏ đi, tránh cặp mắt chẳng có gì là hài lòng của người bán!

Ông Yanni này tâm sự với thính giả, qua một lần phỏng vấn trên TV, hình như vậy, là ông rất biết ơn ông bố của ông. Vào năm ông chín tuổi, biết ông con quá mê âm nhạc, và quá cần cây đàn piano, ông bố bèn đem cầm cố căn nhà, tài sản độc nhất mà ông có được, để mua cây đàn cho ông con.
Ông nói, mua chậm là hỏng. Năm đó, tôi rất cần cây đàn. Tất cả những gì gọi là mầm nhạc ở trong tôi, chúng đòi hỏi cây đàn. Để chậm một tí, là những mầm đó héo đi, sau đó có được cây đàn thì cũng cẩm như không!

Kinh nghiệm của tôi đọc cuốn Bếp Lửa cũng như vậy. Phải đọc đúng vào lúc đó [Lúc đó, là lúc nào, tôi sẽ xin nói rõ, sau này]. Từ nó, mà ra những anh em bà con họ hàng của nó, thí dụ như Buồn Nôn, Bức Tường của Sartre, Kẻ Xa Lạ của Camus, và nói rộng ra, cả thế giới văn chương.

Có lần, Gấu hùng dũng tuyên bố, đọc những tác giả khác, thí dụ Thanh Tâm Tuyền, thí dụ Sartre, thí dụ Camus, là để hiểu Gấu, cũng là theo ý nghĩa đó.

Nói bạo hơn một chút: Những kỷ niệm của riêng Gấu tui, chỉ Gấu tui biết, nhưng nhờ đọc họ, mới thấy ra được. Mới biết là mình có những kỷ niệm đó đó. Chúng thực sự ở trong Gấu, nhưng Gấu không thấy, không hề biết đến chúng. Nếu không có họ, như những mầm âm nhạc mà Yanni nói đó, chúng cứ thế mà khô héo đi, cùng với cuộc đời thường của mỗi con người thường… 

Gấu lấy thí dụ, một lần đọc Salman Rushdie, ông kể lần trở về thành phố quê hương, Bombay, nhìn tấm hình căn nhà cũ, hình đen trắng, vẻ lem luốc tiều tụy của nó làm bật ra ở nơi ông giấc mộng lớn văn chương: Ta sẽ viết một cuốn sách thay thế cho tấm hình nghèo nàn dơ dáy kia. Cuốn sách của ta sẽ là một bức hình mầu Technicolor về thành phố Bombay.

Đọc tới đây, đột nhiên Gấu nhớ ra kỷ niệm về cây viết chì xanh đỏ lần đầu tiên có trong đời.

Cây viết chì đó thực sự không phải của Gấu, mà của một ông cậu, em bà cụ thân sinh ra Gấu. Cậu Cầu. Con Bà Ba, tức vợ thứ ba của Ông Ngoại Gấu.
Nhà Gấu nghèo, bố mất sớm vì tai họa đảng phái ngay năm 1945, bà cụ phải đem mấy đứa con ăn chực nơi bà con, mỗi người è cổ chịu một đứa. Gấu được Ông Ngoại, sau khi Bà Ba gật đầu, nuôi, một phần là để ba cậu con của Bà Ba có người hầu.

Trong số ba cậu, Cậu Cầu là người thương Gấu nhiều nhất.

Lần đó, Bà Ba đi Hà Nội, khi về mua khá nhiều quà cho ba cậu con, trong có cây viết chì đầu xanh đầu đỏ. Cậu Cầu đưa cho thằng cháu chơi một tí. Thấy thằng cháu mê quá, không muốn trả, ông tặc lưỡi, thôi cho mày, nhưng giấu thật kỹ nhé, thằng mắt lác!

Chả là Gấu vừa lùn lại vừa lé [lác]. 

Có thể nói, giống như Rushdie, Gấu viết văn bằng cây viết chì xanh xanh đỏ đỏ mà ông cậu cho, vào lúc chín, hay muời tuổi…

NQT

(1) Cuốn Bếp Lửa sau đó, được tái bản mấy lần. Lần sau cùng là vào năm 1974, nhà xuất bản Kẻ Sĩ do nhà thơ Tô Thuỳ Yên chủ trương.

[Trong mấy cuốn trên, Gấu chỉ biết hai, cuốn đầu và cuốn chót]

Lạ một điều, hành động trên của Nguyễn Đình Vượng như tiên đoán ra được số phận của cuốn Bếp Lửa, phải tái sinh từ những tro than của vỉa hè Sài Gòn, cũng như số phận của cả một nền văn học trước miền nam, tái sinh từ những tro than của cuộc phần thư 1975.

Khi TTT nói, sẽ đi xa hơn DNM, ông đã nhìn ra 1 tên Gấu bây giờ, khi đang làm trang Tin Văn. 

Nếu Đi Hết Biển

Tôi đề nghị anh đọc Đời Nhẹ Khôn Kham, của Kundera... để anh thâm nhập và nhận diện bộ mặt của cộng đồng Việt ở hải ngoại.

Nguyễn Thị Hoàng Bắc trả lời Trần Văn Thuỷ.

Theo tôi, đa số độc giả, đọc Kundera, không phải để thâm nhập và nhận diện bộ mặt của bất cứ cộng đồng, mà là bộ mặt của cộng sản. Tác phẩm của ông, là về kinh nghiệm sống dưới chế độ toàn trị.

Và đây là lý do Nguyên Ngọc đã dịch hai cuốn Những Di Chúc Bị Phản Bội, và Nghệ Thuật Tiểu Thuyết của Kundera. Ông muốn độc giả trong nước thâm nhập và nhận diện bộ mặt cộng sản, đặc biệt, bộ mặt cộng sản Việt Nam, bị che giấu dưới quá nhiều mặt nạ...

Lần viếng thăm Tiểu Sài Gòn mới đây, ghé Người Việt gửi anh em tòa soạn cuốn sách mới ra lò, tôi gặp lại HKP. Anh đưa tôi ghé thăm nhà anh, căn nhà được miêu tả trong Nếu Đi Hết Biển, qua bài phỏng vấn HKP của Trần Văn Thuỷ. Anh nói, những lần tới, cứ tự nhiên coi như nhà của Gấu. Nhân tiện, anh rút trên giá sách cuốn Nếu Đi Hết Biển

-Nếu ông thực tình muốn viết về 'nó', thì ít ra cũng phải đọc hết cuốn sách.

***

Thú thực, tôi ít khi có ý định, "thực tình" viết về, bất cứ một cuốn sách. Bất cứ một điều gì.

Những bài viết của tôi, đa phần là tản mạn, manh mún, và đều ở dạng "chưa hoàn tất". Một lần, PTH tỏ ý thích một bài của tôi trên tanvien.net, tôi ngần ngại, nói, bài chưa viết xong.

Bà "quạt" lại liền:

- Anh chỉ cho tôi một bài viết nào của anh, mà coi như là đã hoàn tất? 

Thường ra, tôi  "tạm ngưng" một bài viết, khi nghĩ rằng, đoạn kết, hay câu kết của bài viết đó, mở ra bài viết mới, tiếp theo sau.  Nói một cách khác, mỗi bài viết mới nào đó của tôi, là một tiếp tục một bài viết chưa hoàn tất nào đó.

Lần viết bài cho PTH [một bài về NHT], tôi không thể nào "tạm ngưng" nổi bài viết, và cứ thế liên tục gửi những revised texts, đến nỗi PTH thương hại, nói, anh cứ chấm dứt đại nó đi, tại làm sao mà làm khổ mình như vậy.

Còn NMG, chủ báo VH, có lần nói, tôi ưa "cầu toàn", chẳng bao giờ hài lòng với một bài viết.

Chỉ tới khi, tôi mường tượng ra được, lý do tại làm sao, sau Tướng Về Hưu, Nguyễn Huy Thiệp gần như ngưng viết...

Chính vì thế, bài trên net, một trang net của riêng mình, là một hình thức viết phải nói là tuyệt hảo cho tôi.

Bất cứ lúc nào, cũng có thể lôi xuống, sửa lại, rồi lại post tiếp.

Trở lại với bài viết cho PTH. Đó là bài viết 'Mỗi trường hợp mỗi khác", viết về ba nhà văn miền bắc, là Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, và Phạm Thị Hoài. Tôi nhìn ra được, khi viết Tướng Về Hưu, Thiệp muốn gửi vào nhân vật này, ý thức tự vấn của một miền đất, sau những lầm lẫn của nó. Để viết, phải có một quãng cách với thời đại của mình, và đó là những năm tháng cô đơn của NHT ở miền núi, mà kết quả trước, là Những Ngọn Gió Hu Tát, và sau, Tướng Về Hưu, một thứ Le Repos du Guerrier, Khi Người Hùng Trở Về, "sống", trên đống xương vô định đã cao bằng dẫy... Trường Sơn bị xẻ dọc, và "nhờ" đàn lợn, được vỗ béo bằng những thai nhi. 

Câu hỏi làm tôi nhức đầu, khi viết "Mỗi trường hợp mỗi khác" là: Tại làm sao ý thức tự vấn của Nguyễn Huy Thiệp lại 'tạm ngưng', sau khi ông viết xong Tướng Về Hưu. Hay, nói như Nguyên Ngọc, ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp cùn rồi, ông ta hết xí oát rồi?

Liệu chiến thắng miền nam là một hồi chuông báo tử cho "cách viết" của Nguyễn Huy Thiệp?

[Có thể có người bắt bẻ, Tướng Về Hưu xuất hiện sau 1975, nhưng, như đây là một thứ truyện ngắn vào lúc tận cùng của một thời kỳ. Nó giống như Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, dính cứng vào biến cố 1954]. 

Liệu, ý thức của tự vấn của miền đất, ở nơi NHT, như là một người đại diện của nó, đã không chịu nổi cú "đụng độ", khi va chạm với cái mà tôi tạm gọi là "thiên tài của nơi chốn", hay là ông thần miệt vườn, của một miền đất khác? Ngược lại, miền đất này cũng không thể làm sao hiểu nổi, cái ác của một miền đất khác, biểu lộ ra bằng hành động, thí dụ như, nhét 'gì gì đó" vào miệng đám sĩ phu, để cho nó thoát ra khỏi cơn mê muội vong thân, lành nọc độc, là chủ nghĩa cộng sản?

***** 

Home is where one starts from.
In my beginning is my end.
What you own is what you do not own.

T. S. Eliot

Nhà là nơi mà bạn bắt đầu
Trong cái bắt đầu của tôi là cái tận cùng của tôi
Cái bạn sở hữu là cái bạn không sở hữu

Indians are proud of their ancient, surviving civilization. They are, in fact, its victims.
Người Ấn tự hào về nền văn minh cổ xưa, còn hoài của họ. Hóa ra, họ là nạn nhân của nó.

Naipaul: Lần viếng thăm thứ nhì  [in trong Nhà văn và Thế giới] 

Nguyễn Huy Thiệp đã từng mơ 'đi hết biển', nhưng đi được một đoạn đường, ông quay về. Ông giải thích, 'vì nghĩ đến mẹ'.

Mẹ ở đây, là 'ẩn ngữ', chỉ văn minh lâu đời, dai như đỉa: nền văn minh đồng bằng sông Hồng? 

Nhưng Văn Cao, chẳng hề mơ giấc mơ này. Như Joseph Roth, đã từng có vé của PEN, mời đi Mẽo: ông bèn quẳng vào thùng rác, và uống tiếp: Người đã viết một câu để đời, nói lên nỗi đau của cả một miền đất trong trận đói khủng khiếp năm đó, "Thề phanh thây uống máu quân thù," người đó không thể bỏ đi. Vinh quang của một  tướng về hưu là như vậy. Vinh quang đấy, mà thất bại cũng đấy. Thất bại, vì không thể hiểu được một miền đất  khác. Những người dân ở đó nói tới nghĩa khí ở đời, nói trung hiếu với bố mẹ, anh em, bằng hữu...  chứ không với Dân, hay với Đảng.

Note: Đầu năm, đọc lại loạt bài này, nhân server lôi ra, Gấu ngạc nhiên quá đỗi, ở cái giọng văn của nó, rất ư là lịch sự!


Đi tìm phê bình gia Mít


Một bài viết hổ lốn, trích dẫn loạn cào cào, nào Simic, nào Picasso, cộng vô những câu phán vô tội vạ, [thí dụ khúc này, bố ai hiểu NY muốn nói gì: “Như vậy, thơ Trừu Tượng có thể nói, bao gồm tất cả mọi loại thơ với nét đặc thù là diễn đạt một cảm giác, một kinh nghiệm không cụ thể như một ý tưởng chẳng hạn. Và ngôn ngữ “tuông trào” [“tuôn trào” mới đúng] một cách tự nhiên và quan trọng là tình cờ. Nói theo chữ nhà Phật là duyên. Chữ xuất hiện tình cờ theo duyên số của nó" [“tình cờ”, làm sao “theo duyên số” được?], "bố ai hiểu được....", một phần là còn do khả năng diễn đạt ý nghĩ, tư tưởng bằng tiếng Mít của NY, quá tệ.

Không lẽ “Thơ Trừu Tượng bao gồm tất cả mọi loại thơ với nét đặc thù “cái con mẹ gì đó”... , như NY phán?

Đúng là điếc không sợ súng!

Vậy mà xúm lại khen nức nở, quái đản thật.

Cả hai diễn đàn Da Mùi và Hậu Vệ đều không rành tiếng Mít, đó là sự thực. NQT
Dayly_Poems/night_thoughts.html

*

Transtromer, who trained as a psychologist, records the fragility of consciousness.

Night Thoughts

Theo đám cá cược London, cơ may đợp Nobel Văn Học 2011 là con gà nòi Bob Dylan. Thay vì vậy, thì là gà nhà, 1 con gà già, nhà thơ bị liệt Tomas Trantromer, năm nay đúng tám bó, nhà thơ lớn lao nhất hiện chưa ngỏm của Thụy Ðiển. Ông bị tim quật cho 1 cú thật nặng vào năm 1990, trấn lột tiếng nói, liệt cánh tay phải. Thay vì đi một đường diễn văn cám ơn đời và Hàn Lâm Viện TD, ông sẽ chơi một mẩu dương cầm, theo kiểu “độc thủ đại hiệp” Vương Vũ ngày nào, một tuyệt chiêu học được sau cú bị tim quật.

Nhưng tuyệt chiêu, độc chiêu, primary, diễn tả của ông, là thơ, một thứ thơ lầm lì, bí hiểm, ông chơi với nó suốt 60 năm. Những bài thơ thì thường ngắn, và câm nín. Gia tài thơ 60 năm thì hơi bị khiêm tốn, nhét gọn cái túi quần sau, có thể nói như thế, mượn cách diễn tả của tay thư ký Nobel. Tác phẩm của TT, rất nhiều, làm chúng ta cảm nhận, như là một ẩn dụ mơ tưởng, về phần việc của những giấc mơ: ngăn chặn chúng ta ở những vùng với dài xa lạ của cái đầu, quá đó là bỏ mẹ, là “đâu cái điền”. Trong số những thi sĩ, có rất nhiều bịnh nhân tầm thần. Những nhà tâm lý học thì là của hiếm. TT làm việc như là 1 nhà tâm lý học, chủ yếu là với đám thanh thiếu niên. Sinh năm 1931, được mẹ nuôi nấng, ở Stockholm, khi còn nhỏ học piano, và những bài thơ của ông thì giống như 1 cuộc hôn phối giữa đức hạnh của âm nhạc và của nghiên cứu tâm lý học. Bị tiềm thức mê hoặc, và ông chỉ sợ tiềm thức tóm lấy ông, gây họa, vì tiềm thức vốn cà chớn [hay thay đổi, không kiên định], tàn nhẫn, và tình cờ, ẩu tả [random, hai người yêu nhau rất tình cờ. TTT].

Ít thi sĩ nói cà chớn như thế về mình. TT tìm kiếm, không phải “hình ảnh sâu xa”, nhưng mà là cái bề mặt lẩn tránh của sự vật.

Cú tim quật và những bài thơ TT viết, từ bên trong câu thơ độc ác của nó, chỉ làm thê thiết thêm điều luôn luôn có ở trong ông: cái cảm giác bị VC tóm bằng câm lặng, [nhét giẻ vô miệng nó cho ta, không thấy giẻ thì nhét kít!], và hy vọng, biết đâu đấy, nhờ vậy, nhờ bị VC nhét giẻ vô miệng mà làm thơ lại có tí bồi đắp, chăng? 

THMN rồi, hà, hà! [To K]

Note: Đọc bài này, thì lại nhớ đến bài của thi sĩ NY, trên Da Mùi:

Cũng 1 dạng “Nai Thót” [Night Thoughts] mí nhau cả!

… Abstract poetry, as the name suggests, is poetry that does not lend itself to a literal, or concrete, interpretation. Often the words are chosen more for their sounds than for their meanings, in the same way that abstract visual art is often more about color and shape than about creating representational images. This kind of abstract poetry is also known as sound poetry. In a broader sense, abstract poetry is poetry that employs random images, stream-of-consciousness, and other abstract art techniques. Although not for all tastes, this kind of poetry can create memorable aesthetic experiences.”

Thơ Trừu Tượng, như ý nghĩa tự tại trong tên gọi, là thơ không đặt nặng vào văn tự theo ý nghĩa cụ thể hoặc hiểu ngầm. Thông thường chữ trong thơ Trừu Tượng được sử dụng vì hồn chữ hơn là ý chữ, giống như nghệ thuật tạo hình Trừu Tượng chỉ dùng màu sắc và hình thể hơn là sáng tạo trình bày hình tượng. Loại thơ Trừu Tượng này còn được biết như là Thơ Âm Điệu (sound poetry) (2). Trên diện mở rộng, thơ Trừu Tượng cưu mang những hình tứ bất chợt đến từ vô thức và dùng những kỹ thuật của những nghệ thuật Trừu Tượng khác. Mặc dù không thích hợp cho mọi sở thích, loại thơ này cũng mang đến sự tồn tại của kinh nghiệm thẩm mỹ.

NY dịch

NY có thể là thi sĩ, giỏi tiếng mũi lõ, nhưng tiếng Mít hơi bị yếu. Gấu Cà Chớn thử dịch lại khúc trên.

Thơ trừu tượng, như cái tên đề nghị, là thơ không màng tới lối giải thích theo nghĩa đen của từ, hay cụ thể. Thường là những từ được nhà thơ chọn lựa do âm thanh hơn là do ý nghĩa của chúng, cũng theo cùng cách này mà nghệ thuật hình ảnh trừu tượng thì mặn về màu hay hình dáng hơn là sáng tạo ra những hình ảnh mang tính tiêu biểu, đại diện.
Thứ thơ trừu tượng này thì còn được biết đến như là thơ âm thanh. Theo nghĩa rộng rãi hơn, thơ trừu tượng sử dụng những hình ảnh tình cờ, dòng ý thức, và những mánh trừu tượng khác. Mặc dù không cho tất cả những khẩu vị, thứ thơ này có thể tạo ra những kinh nghiệm mỹ học đáng nhớ.
*

Như đoạn trích dẫn trên cho thấy, thì có nhiều thứ thơ trừu tượng khác nhau, và thứ mà NY nói tới, là thơ trừu tượng chú trọng tới âm thanh hơn là nghĩa của từ.
Nếu như thế thì cái hình ảnh người lớn uốn éo người khi bón cơm cho con nít chẳng mắc mớ tới “thứ thơ trừu tượng” này.
Và, cái tít "Hồn chữ" nên đổi là "Âm chữ".

Souvenir/o_nhuc.html

Đầu tháng, lướt “server, daily report”, lòi ra hai bài trên

 

Tây đặc một thời

BONJOUR TRISTESSE BY FRANCOISE SAGAN

After the grim work of the Second World War and the hard work of the post-war reconstruction, Bonjour Tristesse burst onto the French literary scene like a carnival. It announced what seemed like a new species, youth, la jeunesse, who had but one message: have fun with us or be gone; stay up all night at a jazz club or never come out with us again; don't talk to us about marriage and other boring conventions; let's smoke and be idle instead; forget the future who's the new lover? As for the tristesse of the title, it was an excuse for a really good pout.

YANN MARTEL 

Sau một ‘cần lao’ khốc liệt thời Đệ Nhị Chiến và một ‘cần lao’ cật lực tái xây dựng thời hậu chiến, Buồn Ơi Chào Mi nổ ra như một trái bom trên nền trời văn học Pháp và cùng với nó, là một ngày hội. Nó thông báo sự ra đời của một chủng loại mới, tuổi trẻ, la jơn nét, la jeunesse, thứ sinh vật mới mẻ này có một thông điệp, và chỉ một mà thôi: hãy vui chơi với tụi tớ, nếu không, biến đi cho được việc; nhẩy nhót suốt đêm tại một vũ trường jazz, nếu không, đừng bao giờ rủ tụi này đi chơi; đừng nói với tụi này về hôn nhân, về ba lẩm cẩm khác, hãy hít đến mụ cả người ra, hãy vờ tương lai – ai là thằng bồ mới của mi?

Và cái từ buồn ở trong cái tít quả đúng là một cái trề môi, 'thôi bỏ đi tám'! 

Ui chao, đám jơn nét VC ở trong nước, con cháu của những đại gia BBP [Bắc Bộ Phủ], hay HNV [Hội Nhà Văn], hay HNT [Hội Nhà Th], quả đã xử sự đúng như vậy, nhưng ở trong tim, trong gan trong hồn, trong não của chúng, có một nỗi buồn, đúng hơn, một 'ô nhục': thắng trận!

Một ông sĩ quan VNCH như một THT, làm sao có được nỗi ô nhực ‘bảnh’ như thế?

* 

Vào cái thuở mới vô nghề xoa đầu, nâng bi, đội dĩa thiên hạ của Gấu, mỗi bài điểm sách sau này đều là một kỷ niệm, vui có, buồn có, và bây giờ nhìn lại, chúng hình như đều liên quan mắc mớ đến mớ câu hỏi của Sartre, văn chương là gì, viết cho ai, thế nào là văn chương dấn thân, đọc cái gì, viết cái gì khi chưa bị cuộc chiến nuốt chửng… Và bài điểm cuốn "Nỗi bơ vơ của bầy ngựa hoang", của THT, là bài Gấu kỳ vọng nhiều nhất, và, thất vọng nhiều nhất, vào lúc về già, khi 'phải' nhớ lại.

Đi tìm phê bình gia Mít

Với 1 người khác, đầu óc sáng sủa hơn, và thực sự lưu tâm tới “thơ”, vấn đề sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, vì chẳng có gì đối thoại –TD ngỏm rồi, làm sao đối thoại. Người đó nêu câu thơ của TD, và cho biết thêm, có 1 gốc gác khác, về nó.

Nhưng vấn đề ở đây là do thi sĩ Mít đếch có Thầy mà ra. Trong đầu óc ông nhà thơ Mít, cùng với nỗi sướng điên người, “mưa ở đâu ra vậy cà”, là phát giác, “TD mà thi sĩ gì, cũng đi ăn cắp thơ của người khác”!

Gấu chưa từng thấy 1 ông thi sĩ Mít, coi 1 ông thi sĩ, cũng Mít, khác, là Thầy của mình. Mũi lõ chắc hẳn không, là vì có đấng nào đọc nổi thơ của 1 nhà thơ nổi tiếng trên thế giới, và nhập vào dòng thơ đó đâu. Chúng ta thấy hiện ra ở đây, vấn đề Borges nêu ra trong bài viết, “Kafka và những người đi trước ông", và nghịch lý, thường ra, Thầy khám phá ra Trò, nhưng đúng ra, phải là Trò khám phá ra Thầy.
Cõi thơ văn Mít sở dĩ lụn bại, vì đếch có Thầy.
TD, chết rồi mà vẫn còn bị 1 ông thi sĩ dởm lôi ra hành hạ, là vậy.

Đi tìm phê bình gia Mít

Thấy trên Blog NL viết về TBT, coi đấng này không phải là 1 dịch giả dở.

Có thể, nhưng những lỗi về dịch thuật của ông, được nêu ra trong bài TV đã dẫn, một dịch giả đứng đắn phải trả lời, không phải bằng cách quy chụp, “Người chê tìm ra một vài từ, bới móc như thế để đánh giá, kết luận thì có được coi là hành động tử tế?"

Thà rằng dịch sai còn hơn không có bản dịch nào hết, đây có lẽ là cách mà Mít đang sử dụng, bởi là vì hiện đang có cả 1 chương trình, dịch tất cả những bản văn tiếng Anh qua tiếng Việt [kể cả mail riêng – GCC đọc thấy mail của Gấu cũng được dịch qua tiếng Mít, tếu thế, chẳng biết ai cho phép làm chuyện này, hình như là 1 chương trình tự động?]


Dưới đây là bản dịch “tự động”, 1 bài về Maigret trên tờ Intel, mà TV tính dịch hầu độc giả

AN AGELESS MAIGRET (1)

Short Read: as Penguin republish 75 of Simenon's detective stories, Simon Willis finds the master of the genre well served in translation
 

From INTELLIGENT LIFE magazine, January/February 2014

 

ENGLISH TITLE THE HANGED MAN OF SAINT-PHOLIEN
ORIGINAL TITLE LE PENDU DE SAINT-PHOLIEN
AUTHOR GEORGES SIMENON
ORIGINAL LANGUAGE FRENCH
TRANSLATOR LINDA COVERDALE
 

Inspector Maigret—resolute, taciturn, "a pachyderm plodding inexorably towards its goal"—was Simenon's most indelible character, and by far his busiest. This was one of ten Maigret books that Simenon wrote in 1931 alone. There are 75 in all, now being republished by Penguin at the rate of one a month. He was a master of northern-European drear, dusky railway stations and seedy hotels. This investigation begins with all three, and a suicide in Holland. He was also a master of ambiguity. The suicide may or may not be connected with a crime, but either way Maigret's determined suspicions are its proximate cause. The story rivets you with its reversals. By the time you get to the climax, the line between victim and perpetrator is as foggy as the weather.
 

Linda Coverdale's new translation achieves what translations should: invisibility. When he was young, Simenon got some advice from an estimable source—Colette told him to "cut, cut, cut". His prose, shorn of adjectives and adverbs, seems in Coverdale's hands to be ageless, and delivers a lot with a little. In 138 pages, we move between Bremen, Rheims, Brussels and Paris, the internationalism lending glamour to the grit as Maigret sheds light on a shady group with a dark secret. As the clues pile up, so does the weight on Maigret's shoulders. The novel's clincher, and Simenon's gift, is to wring sympathy from the sinister mood, so that the big reveal isn't just about whodunnit but a heavy dilemma set up with a light touch. 

Penguin Classics, Jan 2nd
 

Simon Willis is apps editor of Intelligent Life
*

Đọc ngắn: như chim cánh cụt tái 75 của truyện trinh thám của Simenon, Simon Willis thấy thầy của thể loại cũng phục vụ trong dịch
Từ tạp chí cuộc sống thông minh, January / tháng 2 năm 2014
ENGLISH TITLE THE treo cổ MAN OF SAINT-PHOLIEN
Trích TITLE LE Pendu DE SAINT-PHOLIEN
TÁC GIẢ Georges Simenon
Trích NGÔN NGỮ PHÁP
TRANSLATOR LINDA Coverdale

Thanh tra Maigret-kiên quyết, ít nói, "một Pachyderm chậm chạp không thể lay chuyển hướng tới mục tiêu của mình"-là nhân vật không thể xóa nhòa nhất của Simenon, và đến nay bận rộn nhất của mình. Đây là một trong mười cuốn sách Maigret rằng Simenon đã viết trong một mình năm 1931. Có 75 trong tất cả, hiện đang được tái bản bởi Penguin với tỷ lệ một trong một tháng. Ông là một bậc thầy về, nhà ga sẫm ảm đạm phía bắc châu Âu và khách sạn tồi tàn.Điều tra này bắt đầu với cả ba, và một vụ tự tử ở Hà Lan. Ông cũng là một bậc thầy của sự mơ hồ. Tự tử có thể hoặc không thể được kết nối với một tội phạm, nhưng một trong hai cách nghi ngờ quyết tâm của Maigret là nguyên nhân sâu xa của nó. Những câu chuyện đinh tán bạn đảo ngược của nó. Bởi thời gian bạn nhận được đến đỉnh cao, ranh giới giữa nạn nhân và thủ phạm là như sương mù như thời tiết.

Bản dịch mới của Linda Coverdale đạt được những gì bản dịch nên: tàng hình. Khi còn trẻ, Simenon có một số lời khuyên từ một tôn kính nguồn Colette nói với ông để "cắt, cắt, cắt". Văn xuôi của mình, cạo của tính từ và trạng từ, dường như trong tay Coverdale để được trẻ mãi không già, và cung cấp rất nhiều với một chút. Trong 138 trang, chúng tôi di chuyển giữa Bremen, Rheims, Brussels và Paris, cho vay quốc tế quyến rũ cho các grit như Maigret làm sáng tỏ một nhóm râm với một bí mật đen tối. Là đầu mối chồng chất lên, thì trọng lượng trên vai Maigret của. Móc sắt của cuốn tiểu thuyết, và quà tặng của Simenon, là để vắt thông cảm từ tâm trạng nham hiểm, do đó, lớn tiết lộ không chỉ là về whodunnit nhưng một tình trạng khó xử nặng thiết lập với một cái chạm nhẹ.

Penguin Classics, 2 tháng 1

Tin Văn sẽ có bản dịch sau. Cũng 1 bài điểm sách của 1 bậc Thầy.

*

Borges có hai câu, tưởng là chửi bố lẫn nhau, như hai con mắt lé của Gấu Cà Chớn. Một, thơ là để trao cho thi sĩ. Một, bạn ngâm nga, i ỉ, 1 câu thơ của Shakespeare là trở thành… Thạch Sĩ Bia!

Một thật nghiêm khắc, một thật hào phóng.

Phải đến già thì Gấu mới hiểu ra ý của Borges. Bạn chớ có làm thơ, nếu không phải là thi sĩ. Và nếu thèm thơ quá, thì ngâm thơ của bất cứ thi sĩ nào mà bạn mê.

Ui chao, giá mà những đấng thi sĩ Mít hiểu ra được ý của Borges, nhỉ.
*

Mới đọc 1 bài của thi sĩ TN, trên Hậu Vệ. (2)

Bài viết có vẻ như cà khịa TD, về 1 câu thơ của ông, mưa rơi không cần phiên dịch.
Theo TN, đây là câu thơ của 1 người khác.

Có thể, nhưng TD không hề có ý chôm thơ của người khác. Ông là thi sĩ, thứ thiệt, dù có rất ít người chịu được thơ của ông.  
Một thi sĩ thứ thiệt không kiêm thêm nghề ăn cắp.

Gấu cũng đã gặp 1 trường hợp tương tự như của TD. Khi ngoạc mồm chửi Bắc Kít, “thắng trận nhục nhã lắm”, Gấu cứ tưởng ý của Gấu! Chỉ đến khi đọc 1 bài trên tờ Lire, nhắc tới cuốn “The Skin, Làn Da”, của Malaparte, mà Gấu đã từng dịch ra tiếng Việt, với cái tít "Thượng Đế Đã Chết Trong Xề Gòn", thì mới biết, của Malaparte!

Đó là câu văn đóng lại "Thượng Đế đã chết ở Xề Gòn!"
 

Viết 1 bài nhỏ xíu, về 1 thi sĩ đã chết, đầy ẩn ý...  xấu, làm sao làm thơ?
Đấng TN này, Gấu biết, từ khi còn viết cho tờ VHNT của PCL.
Thú thực, Gấu chưa từng đọc được 1 nửa câu thơ của ông.
Chán thế!

Nhớ, có lần Gấu cho đăng 1 bài thơ của Gấu, trên VHNT. Ông và mấy đấng thi sĩ khác nữa, trong BBT, ngạc nhiên lắm.
Ra ý, cũng làm thơ, ư?
Chán thế!

(2)

Ngộ ư? Vậy là sao?
Hai bộ óc thơ mộng ngẫu nhiên va phải nhau trên hành trình của họ chăng?
Hay còn bí mật gì khác?
Bây giờ tôi lẩn thẩn tự hỏi, “Mưa rơi ở đâu vậy ta?” 

Thận Nhiên, SG 22/01/2014
*

Với 1 người khác, đầu óc sáng sủa hơn, và thực sự lưu tâm tới “thơ”, vấn đề sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, vì chẳng có gì đối thoại –TD ngỏm rồi, làm sao đối thoại. Người đó nêu câu thơ của TD, và cho biết thêm, có 1 gốc gác khác, về nó.

Nhưng vấn đề ở đây là do thi sĩ Mít đếch có Thầy mà ra. Trong đầu óc ông nhà thơ Mít, cùng với nỗi sướng điên người, “mưa ở đâu ra vậy cà”, là phát giác, “TD mà thi sĩ gì, cũng đi ăn cắp thơ của người khác”!

Gấu chưa từng thấy 1 ông thi sĩ Mít, coi 1 ông thi sĩ, cũng Mít, khác, là Thầy của mình. Mũi lõ chắc hẳn không, là vì có đấng nào đọc nổi thơ của 1 nhà thơ nổi tiếng trên thế giới, và nhập vào dòng thơ đó đâu. Chúng ta thấy hiện ra ở đây, vấn đề Borges nêu ra trong bài viết, “Kafka và những người đi trước ông", và nghịch lý, thường ra, Thầy khám phá ra Trò, nhưng đúng ra, phải là Trò khám phá ra Thầy.
Cõi thơ văn Mít sở dĩ lụn bại, vì đếch có Thầy.
TD, chết rồi mà vẫn còn bị 1 ông thi sĩ dởm lôi ra hành hạ, là vậy.


Đi tìm phê bình gia Mít

Note: Tính để bài này trong mục "Thơ Mỗi Ngày", nhưng ngửi, "dzậy 1 mùi" ngu, dốt, và bướng của…  Mít, nên nhét vô đây. Nó làm nhớ đến những bài thơ “sáng tác” đầy trên các diễn đàn net bi giờ, như Ba Trụ, Bốn Trụ, thí dụ.

Dịch như kít, nhiều bài thơ đã từng được dịch rồi, vậy mà còn “cố” dịch sai đi, được chỉ ra những chỗ dịch sai, thì bèn sủa:

Trao đổi với VnExpress, dịch giả Thái Bá Tân cho biết, các bài trong cuốn “Thơ Haiku Nhật Bản” được ông dịch từ sách tiếng Nga và một số cuốn tiếng Anh. Ông đã biết tới bài báo chê mình dịch sai. Thái Bá Tân bày tỏ quan điểm một cách ngắn gọn: "Tôi dịch từ nhiều cuốn sách khác nhau, vậy người ta đối chiếu với bản nào để nói tôi sai? Người chê tìm ra một vài từ, bới móc như thế để đánh giá, kết luận thì có được coi là hành động tử tế?"

Thơ Hai Cu

Nhật Chiêu cho biết, khi dịch thơ, không phải bài nào ông cũng có thể dịch sang tiếng Việt được. "Với những bài quá khó, nếu nghiền ngẫm mà vẫn chưa hiểu, chưa cảm được, tôi thường bỏ qua hoặc không dịch. Tôi chỉ dịch khi tôi hiểu", ông nói.

Đây cũng là kinh nghiệm dịch thơ của Gấu. Nhưng suy rộng ra, có thể nói, đây cũng là kinh nghiệm viết, đọc, như Gấu đã nhiều lần lèm bèm, về cái gọi “viễn ảnh” của 1 bản văn. Hiểu, 1 cách nào đó, là nhận ra cái bóng phủ lên toàn thể 1 bài văn.
Barthes coi đây là…  phê bình, một bản văn choàng lên 1 bản văn khác. Ông cũng đã từng đi 1 cuốn về haiku, và riết ráo hơn, về “sign”, ký hiệu, bởi vì haiku là gì, nếu không là, vài ba “sign”?

Trang 14 cuốn "Thơ Haiku Nhật Bản".

Con quạ
Ngồi trên cành cây khô
Chiều thu

TBT

Gấu Cà Chớn đã từng dịch bài thơ trên: 

Cành khô
Quạ đậu
Chiều thu

Con ếch
nhảy xuống ao tù
Tiếng nước té

Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao

Nhật Chiêu

Có lẽ, Hai Cu cố ghi lại tiếng vỗ của 1 bàn tay, tức kinh nghiệm rút dù, tháo chạy của từ - retreat of word, Steiner - vô cõi vô ngôn?

Matsuo Bashô: Frog Haiku

Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Bashô. Chỉ có ba dòng, mà không biết bao nhiêu bản dịch.


Đi tìm phê bình gia Mít

Gấu học tiếng Tây, là để có thể viết 1 lá thư bằng tiếng Tây, cám ơn 1 anh Tẩy già, chồng Cô Dung, me Tây, bà cô của Gấu. Khác hẳn lũ tinh anh Miền Nam học tiếng Tẩy, để có cơ hội thoát chết. Chúng bợ đít VC vì tin rằng, VC sẽ thắng cuộc chiến, và chúng sẽ trở về, kiếm 1 chỗ béo bở. Có tên nào thực sự yêu nước đâu? VC đâu phải là nước…  Mít?

Làm cho Mẽo, nhưng đếch học tiếng Mẽo, vì nghĩ, khi nào tụi bay cút, ta học tiếng Mẽo, để đọc sách Mẽo, vưỡn còn kịp.

Cũng thế, Gấu đọc triết, thứ triết cắt nghĩa tại sao chúng ta sống, tại sao chúng ta chết, tại sao cuộc chiến Mít. Đâu có phải thứ triết trốn lính của mấy Thầy học Đại học văn khoa Sài Gòn, như Thầy Đạo, Thầy Quân, hay mấy đấng bạn quí học ban C, sau vô Đại học sư phạm, ra làm Thầy dậy triết? Mấy bạn quí của Gấu đâu đọc G. Lukacs, Henri Lefebvre, và, ngay cả Roland Barthes cũng đếch đọc nổi, vì không thuộc dòng hư vô, hiện sinh!

Chính là cái cách đọc, như trên, đã cứu Gấu, cho Gấu tiếp tục sống tiếp, đọc tiếp, nhập vô được dòng văn chương thế giới. Đừng nghĩ là Gấu tự thổi: Tâm địa như thế nào, khi bạn đến với văn chương, cho cái hệ quả như thế đó. Không lẽ 1 tên học tiếng Tây để được Ngụy cho đi du học, thoát chết trong cuộc chiến, sẽ đẻ ra thứ tác phẩm nói lên sự sống còn của cõi văn Mít, con người Mít ư? Cõi văn Mít ngày càng lụn bại, vì đếch có nhà văn Mít, như 1 thứ thực sự sống sót cuộc chiến, theo 1 nghĩa nào đó có tính “viễn ảnh, ẩn dụ”. Mấy em Bắc Kít, chạy qua Paris, viết văn bằng tiếng Tẩy, sẽ cứu vớt cõi văn Mít?

Không lẽ trong văn của chúng không có mùi chiến lợi phẩm?
Trong tâm thức chúng, khi ngồi xuống bàn, và viết, "có" nỗi nhục, nỗi đau... chiến thắng?

Sến Cô Nương, chạy thoát qua Đức, nhờ học sinh tiên tiến, đã từng cắm cờ chiến thắng lên đỉnh Cổ Thành, sẽ viết ra đại tác phẩm nối lại được Sài Gòn và Hà Nội?

Note: Nhắc tới Sến, và nhân ghé Blog "Ủy ou Nông", xin giới thiệu 1 bài viết thần sầu của SCN, về Dos


Câu chuyện của anh em nhà họ Dương có vài tình tiết khiến tôi phải liên tưởng đến bộ tiểu thuyết cuối cùng của Dos, Anh em nhà Karamazov. 

Nhân vật người cha, Fyodor Karamazov, hoàn toàn có thể được thay thế bằng một biểu tượng khác trong bối cảnh Việt Nam đương đại, một uy quyền thối nát nhưng vẫn thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Sa đọa, bỉ ổi, tự đắc và to mồm, cái uy quyền trưởng thượng đó đồng thời là nguồn phát sinh và nguồn xung đột với những đứa con của chính nó. Dmitri giết cha hay Dương Chí Dũng sát hại cái uy quyền đó – bằng cách chôn vùi uy tín của nó, thiết lập một tình trạng “không có vua” – trong tâm tưởng hay trong thực tế không phải vì khao khát kết liễu cái Ác mà vì sự cạnh tranh của cùng những động cơ đê tiện. Tiền, tình, tham vọng và dục vọng, mưu mô, tị hiềm, lường gạt, quyền lực và bạo lực, sự ngông cuồng của bản năng, sự hiếu thắng của một lí trí đã cực kì cùn mòn và sự lải nhải của luân lí trộn cứng vào nhau trong tấn bi kịch ở nước Nga cuối thế kỉ 19 và trong câu chuyện hình sự ở nước Việt đầu thế kỉ 21. 

Dmitri hát. Dương Chí Dũng ngâm thơ. Cả hai đều vướng vào đàn bà, dù chúng ta không biết nàng Grushenka Hà Nội có ma lực nào khiến đàn ông mất ví, mất trí và mất mạng. Còn có một tình tiết tương đồng khác, nhất định không phải là ngẫu nhiên: người em, Ivan, cũng lập kế giúp anh chạy trốn án lưu đày Siberia như Dương Tự Trọng giúp anh tẩu thoát án tử hình đang đợi. Và lạ chưa, điểm đến trong kế hoạch thoát thân của cả hai đều là nước Mỹ. Nhưng trong khi Dmitri hình dung cụ thể phải lao động cật lực, phải học ngữ pháp, phải nói tiếng Anh thật chuẩn trong vòng ba năm rồi sẽ thay hình đổi dạng, thậm chí nếu cần thì chọc mù một mắt, để trở về sống trong lòng nước Nga yêu dấu, thì Dương Chí Dũng không hề nghĩ đến chuyện phải rửa chén chạy bàn ở vùng đất hứa: ông chọn nước Mỹ vì kết quả bấm quẻ. Như để bù cho sự thiếu vắng của tôn giáo, chiều kích quan trọng nhất của tấn bi kịch Nga, mê tín xuất hiện trong câu chuyện Việt dưới hình hài một anh hề không biết công chúng ôm bụng cười vì điều gì. 

Sự khác nhau còn nằm sâu hơn. 

Người anh, Dmitri, vò xé trong đau khổ vì tin rằng mình có tội, đã sẵn sàng chuộc tội bằng bản án lưu đày. Dương Chí Dũng thì không, ông hoàn toàn bất ngờ khi nghe tin mình sẽ bị bắt và khẳng định mình vô tội cho đến tận bây giờ. Người em, Ivan, nhàu nát trong tự truy vấn về tội lỗi của bản thân nên bỏ tiền ra giúp anh chạy trốn, như để chuộc cái tội mà pháp luật không truy tố của mình. Dương Tự Trọng thì không, ông hành động vì tình nghĩa ruột thịt như dư luận được biết và thậm chí có phần cảm phục. Ở anh em nhà Karamazov, một uy quyền xứng đáng bị kết liễu đã bị sát hại và tất cả đều sám hối, dù người đọc đã biết rõ thủ phạm. Tất cả đều tham gia tội ác. Ở anh em nhà họ Dương, một uy quyền xứng đáng bị kết liễu đã bị tổn thương và tất cả đều đổ tội hoặc cho hoàn cảnh – cái đang được gọi một cách mịt mù là thể chế -, hoặc cho kẻ khác, và dư luận thì nóng lòng chờ điểm danh kẻ thủ phạm tiếp theo. Tất cả đều có thể rũ tội cho phần mình. 

Anh em nhà Karamazov cuốn người theo dõi số phận họ vào vòng xoay nghẹt thở của những luận đề nặng trĩu về giới hạn của đạo đức và trách nhiệm, về tội ác và sự trừng phạt, về tội lỗi thực tế và tội lỗi siêu hình, và trùm lên tất cả là câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng đế và ý nghĩa của kiếp người. Anh em nhà họ Dương cuốn người theo dõi số phận họ vào vòng xoáy đứng tim của những tiết mục trinh thám giật gân và những pha mùi mẫn. Với biết bao là nợ tình: tình cách mạng, tình đồng chí, tình huynh đệ, tình chiến hữu, tình nghệ sĩ, tình giang hồ hảo hớn, đó là chưa kể tình ngoại tình. Gỡ mỗi cái nợ ấy là hết ít nhất một thế hệ. 

Tấn bi kịch Nga chỉ mượn cốt truyện hình sự. Câu chuyện Việt tự kiềm chế trong khuôn khổ một vụ án hình sự đơn thuần. Nó không cần đến người em thứ ba, Alexey, nhân vật thánh thiện, để rọi ánh sáng vào mạch chuyện. Truyền thông Việt Nam, lắc lư ngoạn mục bằng một chân chính thống, một chân lá cải và chiếc đuôi tự do liên tục bị cắt và liên tục tìm cách mọc lại, đảm nhiệm vai dẫn chuyện. Cũng không cần đến Smerdyakov, người em vô thừa nhận, kẻ cùng quẫn tăm tối, dùng tốt cho việc thừa hành những tội ác trong tâm tưởng người khác. Những Smerdyakov trong xã hội Việt Nam nhiều và đương nhiên đến mức chúng ta không nhìn ra nữa. 

Một tác giả tôi không còn nhớ tên đã nhận xét rằng trong nước Nga của anh em nhà Karamazov, cứ vài ba phút người ta lại đấm ngực khóc rống lên và quỳ xuống hôn chân Chúa xin tha tội, để ngay sau đó với vodka trong máu và lời cầu nguyện trên môi cho nhau một nhát rìu vào sọ. Trong nước Việt của anh em nhà họ Dương, với một quốc giáo vô thần và một Đấng Toàn năng là Đảng Cộng sản, người ta cũng hành xử không khác. “Nguyên lí Karamazov”, được đặt vào miệng kẻ vô thần Smerdyakov, phát biểu rằng mọi thứ đều được phép, rằng cái Ác là chính danh, nếu Thượng đế không tồn tại, hay nói cách khác: Thượng đế phải tồn tại để cái Thiện lên ngôi. Song sự hiện hữu không thể phủ nhận của Đấng Toàn năng ở Việt Nam đã phủ nhận nguyên lí đó. Lật ngược lại nguyên lí Karamazov, câu chuyện của anh em nhà họ Dương trong hiện thực Việt Nam hôm nay hoàn toàn có cơ hội vươn lên tầm hư cấu của nhà văn Nga vĩ đại hơn 130 năm trước. 

© 2014 pro&contra

Tấn bi kịch Nga chỉ mượn cốt truyện hình sự. Câu chuyện Việt tự kiềm chế trong khuôn khổ một vụ án hình sự đơn thuần. Nó không cần đến người em thứ ba, Alexey, nhân vật thánh thiện, để rọi ánh sáng vào mạch chuyện. Truyền thông Việt Nam, lắc lư ngoạn mục bằng một chân chính thống, một chân lá cải và chiếc đuôi tự do liên tục bị cắt và liên tục tìm cách mọc lại, đảm nhiệm vai dẫn chuyện. Cũng không cần đến Smerdyakov, người em vô thừa nhận, kẻ cùng quẫn tăm tối, dùng tốt cho việc thừa hành những tội ác trong tâm tưởng người khác. Những Smerdyakov trong xã hội Việt Nam nhiều và đương nhiên đến mức chúng ta không nhìn ra nữa.

SCN

Nhận xét "Alexey, nhân vật thánh thiện, để rọi ánh sáng vào mạch chuyện", theo Gấu, không đúng. Và vì thế, những cắt nghĩa sau đó, về xã hội Bắc Kít hiện nay, không tới, và còn có vẻ hơi bị nhảm. SCN nhiều khi cường điệu, trong khi phán phiếc như thế này. Cũng ưa nổ như ông em [thí dụ thì nhiều lắm, nào ngửi khói hàng xóm đủ no, nào, rũ hết bụi tôi cũng không làm quen... ]. Giải thích của Natalie Sarraute, thú hơn nhiều, về hai tuyến nhân vật, 1, sinh ra là cứ thế vô tư đi theo con đường thánh thiện, tới với Chúa, còn 1, chọn con đường lầy lội.

GCC đã đi 1 đường về vụ này, khi đọc “Hồi Ký Viết Dưới Hầm”, bản dịch của Thạch Chương.

Hồi Ký Viết Dưới Hầm

*


Cái “ý thức sáng suốt là một bệnh hoạn”, cái “ý thức khốn khổ” của tác giả Hồi Ký, của Dos sau này đã đè nặng lên toàn thể khí hậu văn chương, triết học Âu châu, nhất là ở những tác giả thuộc chu kỳ hiện sinh như Sartre, Camus. Chúng ta có thể thấy rõ ràng, cuốn tiểu thuyết La Chute, Sa đọa, đang được dịch trên Văn, của Camus, như một cuốn Hồi Ký được viết lại bằng giọng văn của thế kỷ hai mươi, và gã Clémence, nhân vật chính trong La Chute, trốn chui trốn nhũi đến một góc tận cùng trái đất, rồi cứ thế mà tự sỉ vả mình, sỉ vả thế giới, chỉ là hậu thân của tác giả thiên Hồi Ký viết dưới hầm. Hơn nữa, cái tâm trạng tôi là một người riêng biệt, còn họ là “tất cả mọi người”, của gã đã trở nên một cas chung, một phénomène cho tất cả những nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết thuộc loại lớn, những tác phẩm đặt nặng vấn đề ý thức hệ, thời đại tính, ý thức, thời đại, lịch sử…. G. Lukacs gọi đó là những “héros poblématiques”, theo nghĩa, những nhân vật này bị đẩy đến những cảnh ngộ khốn khổ, bị du vào cái thế “trên đe dưới búa” (chữ của ông Vũ Khắc Khoan trong “Thần Tháp Rùa”]…

Portrait Beckett

HOW BECKETT DID IT

Không bao giờ, chớ khi nào thỏa hiệp, cấm cái trò ông mất “củ” kia, thì bà chìa “của” nọ. Quần Estragon tụt dài dài, tụt suốt, cho tới khi chấm dứt “Godot”. Hành động và đối thoại của “Play” phải lập lại, bởi những nghệ sĩ, diễn viên mà tro than [Lò Thiêu, Lò Cải Tạo] ngập tới tận cổ. Trọn những cuốn tiểu thuyết cứ thế mà đi, đếch cần 1 đoạn ngưng, nghỉ, gẫy. Cả kịch lẫn tiểu thuyết của Beckett đòi sự chú tâm, xoáy vô, chốt vô… và 1 cái dạ dày, cho sự lập lại.
Nhưng thật xứng đáng, chúng ban thưởng cho chúng ta, sự khăng khăng, cố chấp, “thua, thua nữa, thua cho bảnh!”

Một ông như thế, mà quàng với… Thần Tháp Rùa, mơ chuyện mặc áo gấm nhảy xuống sông thi bơi, như Thầy Nguyễn Tuân của Mít, mà coi...  được ư?

Cứ mỗi lần Thầy Phúc viết về 1 đấng Mít, là ông kiếm ra 1 đấng mũi lõ, cho đứng kế.
Mấy dòng thơ con kóc, cái tên thi sĩ đã nhảm rồi, mặt dày, không có tí cả thẹn, khiêm tốn, coi là....  “tứ trụ”, vậy mà còn được Thầy Phúc hò theo, đúng rồi, tứ trụ, nhưng dư 1 trụ!

Thầy giải thích, thì cũng lại quàng với 1 cái gì rất thần sầu của người: Ba trụ Zen!
Cũng đi 1 đường tiểu chú, chẳng thua gì bạn của Thầy là Thầy Kuốc: "The Three Pillars of Zen” – Philip Kapleau

Có điều, Thầy "quơn", không giải thích, trụ dư là trụ nào.
Chắc là trụ.... giữa!

Dư trụ này, thì...  bỏ mẹ!

Hơn cả Thầy Kuốc, Thầy còn kèm thêm 1 đường cải lương, sặc mùi nước... mắt: 

“Đúng. Phải bốc một đám mây trắng kia lau lại lòng mình cho sáng lại trời xanh thì mới mong thở hít được hương thơm của trời đất.”

Ui chao, lại nhớ 1 vị độc giả trong nước, nhỏ nhẹ khuyên Gấu, ông đừng có mục hạ vô nhân như thế, khi coi thường thơ của thiên tài NTHL:
Biết đâu đấy, nhờ vậy, cõi thơ Mít bớt thúi đi.
Bởi vì rõ ràng là NTHL không còn như xưa nữa!

Hà, hà!

Mặc dù chẳng ai thèm in, bao nhiêu nhà xb chê, khi đến Minuit, tay chủ đọc, mừng quá, được in cái này, thì mới đúng là nhà xb thực thụ. Điều này cho thấy, không phải ai cũng đọc được, hiểu được Beckett. Ở Việt Nam, đệ tử của Beckett còn là đệ tử của Proust, của Butor, nhưng ông này, thực sự cũng đồ dởm, cái dởm này, là do cái đầu quá tệ. Ông là bạn quí của Gấu, về phần Gấu mà nói, như đã tường trình nhiều lần rồi. Cả băng đảng này, trong có ông cũng chẳng có tay nào ra hồn. Mới đây thôi, nhân kỷ niệm Proust, ông ta có múa may vài đường về sư phụ của mình, đọc như kít, đúng là thế.
Do cái đầu, và, còn do không biết viết, cái dạng viết, có tên là phê bình.

Cõi văn Mít đang lâm đại họa, là do không có ai viết được điểm sách, phê bình, theo đúng nghĩa của nó.

Bất cứ 1 bài điểm sách, hay phê bình, theo Gấu, phải có cái mở và cái đóng.
Mở, là nối nó được với cổ điển, truyền thống, và thường là bằng 1 hình ảnh trích dẫn, như là cái mồi, để dụ người đọc, đọc mình, và sau đó, đọc cuốn sách/tác giả mà mình điểm/nhắc tới.

Đóng mới ghê: mở ra tương lai của cây viết mới, và có thể tương lai của cõi văn Mít, bắt đầu bằng “bây giờ, bây giờ, bây giờ”.
Đây là ý của Tomas Transtromer, trong bài thơ mà Gấu "mượn hoa tiến Phật", để chào mừng năm mới, 2014:

DECEMBER EVENING 1972

Here I come, the invisible man, perhaps employed
by a Great Memory to live right now. And I am driving past 

the locked-up white church-a wooden saint is standing in there
smiling, helpless, as if they had taken away his glasses.

He is alone. Everything else is now, now, now. The
                                                                    law of gravity pressing us
against our work by day and against our beds by night. The war.

Tomas Transtromer: Selected Poems, ed by Robert Hass

Đâu phải chuyện đùa, "đồ chơi", "cho xin cái xịp đi".... mà áo thụng vái nhau!
Ba trụ, rồi bốn trụ!

Đầu năm khai bút hung hăng quá, chắc là năm nay.... đi!

Vĩnh Biệt Họa Mi

[Tks VBT. NQT]

Note: Cái em họa mi xứ Huế, cùng tuổi Gấu, hà, hà!

Theo truyền thuyết giang hồ, MT đã từng mê tít em này, và đã từng áo thụng tới nhà, xin ba mẹ của em, cho phép xin bàn tay của em.
Nghe nói, hai đấng sinh thành của em chê, đũa mốc như mi mà cũng đòi mâm son ư?
Thứ mi chỉ lấy được ca ve thôi!

Chàng đau quá, về, để lại cho đời, “Ôm đàn đến giữa đời”!

Cũng quá tuyệt, phải không?

Lần gặp đầu

Jérôme Lindon

Một bữa, năm 1950, một người bạn, Robert Carlier, biểu tôi, ông phải đọc bản thảo của tay này, một gã Ái nhĩ lan, viết văn bằng tiếng Tây. Hắn tên là Samuel Beckett. Sáu nhà xb đã từ chối. Tôi lúc đó trông coi Nhà xb Nửa Đêm được hai niên. Vài tuần sau, nhà xb nhận được ba bản thảo: Molloy, Malone meurt, L’Innommable, với cái tên tác giả lạ hoắc nhưng bề ngoài quen thuộc.
Chính là từ ngày đó mà tôi biết tôi sẽ là nhà xb, thứ thiệt. C’est de ce jour que j’ai su que serai peut-être un éditeur, je veux dire un vrai éditeur. Ngay dòng đầu – “Tôi ở trong căn phòng của mẹ tôi. Tôi bây giờ sống ở trong căn phòng này. Tôi cũng không biết như thế nào tôi lại sống ở trong căn phòng này” – ngay dòng đầu, cái đẹp rã rời, nát tan, la beauté écrasante, của bản văn đã hớp hồn tôi. Tôi đọc Molloy trong mấy tiếng đồng hồ, như chưa từng đọc 1 cuốn sách….  Một bản thảo chưa từng được in ra, không phải chỉ chưa được in ra mà là bị nhiều nhà xb từ chối. Tôi không làm sao tin nổi.

Đũa mốc & mâm son ở đây, thì cũng giống như đài gương & dấu bèo, là những tiếng của dân Bắc, để chỉ hai cái đó đó. Lần Gấu trở về Đất Bắc, nghe mấy người bà con kể lại, chúng là những tiếng bà nội của Gấu dùng, để chửi một anh nhà nghèo, mê cô con gái của bà, tức bà cô của Gấu.
“Tiền ít mà cũng muốn hít đồ thơm”….
Cái anh nhà nghèo, sau cũng lấy được bà cô của Gấu, hành hạ tới chỉ, và trả lời, “mất tiền mua mâm, thì đâm cho thủng”!


Old dogs have more dignity
Comfort them since you pity them
Beckett: Waiting for Godot (1)

Giả như sau 30 Tháng Tư 1975, chúng ta có cái nhà Mít đàng hoàng, thì không thể nào có những tác phẩm như Ba Người Khác của Tô Hoài, Đi tìm cái tôi đã mất của Nguyễn Khải, Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, Hồi ký Tô Hải…
Chính nỗi thất vọng sau 1975, về đất nước, khiến những tác giả đó phải nhìn lại đời của họ, và đều nhận ra một điều, họ đều đã phải chịu nhục, chịu khổ, chịu hèn.. với một điều kiện: giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước cùng xúm nhau lại xây cái nhà Mít.

Old dogs have more dignity, chó già giữ giá, có nhiều phẩm giá..  là theo nghĩa đó.
Chính cái sự thú nhận tôi là thằng hèn, là "dignity" của họ!
Thành thử chúng ta không thể có một thái độ nào khác, mà là:

Comfort them, since you pity them.
[Trong them, có us. NQT]

(1) Mấy câu trên, là từ nhật ký của Gấu, những ngày ở trại tị nạn Thái Lan, 1989-1994.

Mấy câu trong nhật ký những ngày đầu đến Xứ Lạnh, liên quan tới dignity:

The ideal death takes place amid loved ones
The greatest dignity to be found in death is the dignity of the life that preceded it
Hope resides in the meaning of what our lives have been.
Ba câu trên đều nói về cái nhà Mít sau chiến tranh:
Cái chết lý tưởng là chết giữa những người thân thương.
Phẩm giá lớn lao nhất kiếm thấy được ở trong cái chết là phẩm giá cuộc đời trước khi cái chết xẩy ra.
Hy vọng thì nằm ở trong ý nghĩa cuộc sống của chúng ta.
*
Quái thật, không lẽ lúc nào Gấu cũng bị cuộc chiến nó hành, chỉ trừ những lúc nghĩ đến một BHD, hay một cô bạn, hay một cô học trò?
To have seen nothing or almost nothing except the face of a girl from Buenos Aires, a face that doesn't want you to remember.
Borges: Labyrinths Epilogue
Chẳng thèm nhìn ai, ngoại trừ khuôn mặt BHD, và cô nói, ta cấm mi không được nhớ tới ta.
*

V/v trong "them" có "us".
Cái phẩm giá mà Miền Nam có được, là khi đi tù VC, đi tù cải tạo!
Cái phẩm giá mà VC có được, là ở trong những hồi ký, những tự vấn, như của Tô Hải.
Có người đặt vấn đề, tại sao cuối đời, họ mới dám nói ra? Tại sao Víp Va Ka hấp hối mới dám xì ra "một triệu người vui nhưng cũng có một triệu người buồn"? Tại sao "Thượng đế thì cười" với Nguyễn Khải, khi ông sắp sửa đi, tại sao bánh vẽ Chế Lan Viên....?
Ấy là vì cái chiến thắng đỉnh cao tuyệt vời quá. Không dễ gì mà thoát ra khỏi cái bóng của nó đổ xuống cả nửa hậu thế kỷ!
Và còn kéo dài qua tân thế kỷ!
Đúng như Trần Văn Toàn phán, về Hegel: Cái bóng của Hegel phủ kín Marx, và còn kéo dài ra mãi!
Chúng ta sở dĩ để mất Miền Nam vì nghĩ lầm, tưởng bở, anh Yankee mũi tẹt tốt hơn anh mũi lõ, một nưóc Mít thống nhất hơn hai nửa nước Mít, thành thử để cái bóng của Marx phủ quá xuống cả Đàng Trong!


Nguyễn Huy Thiệp vs Kurtz

Những Con Quỉ Nổi Tiếng

Liệu có thể coi NHT, một hình tượng nổi tiếng, một Kurtz, của Conrad, trong "Trái Tim của Bóng Đen"?

Bài viết này, trên số báo đặc biệt về sự độc ác, Le Magazine Littéraire, Tháng Bẩy & Tám 2009, làm nhớ tới một lời tự thú của một nhà văn ra đi từ Miền Bắc: Tôi lụy NHT!

Câu nói đó, phải đọc Trái Tim của Bóng Đen thì mới ngộ ra được: Tôi luỵ Cái Ác Bắc Kít, mà nhân vật của NHT làm bật ra.

Liệu có thể gọi những truyện ngắn của NHT, như là bài tập về cái ác, l'exercice du mal?

Kurtz trong Trái Tim của Bóng Đen là một hình tượng về cái ác trong văn chương. Anh thì quá nổi tiếng, nhưng cũng gây phiền. Nguyên do của nỗi phiền muộn này rõ ràng là sự lấp lửng của hai cách nhìn, qua đó, anh lần lượt xuất hiện, khi thì là hiện thân của cái ác tuyệt đối, một vết chàm biểu tượng, từ đó bật ra cái tít cuốn truyện, khi thì là một cá nhân con người vượt lên trên cả tốt lẫn xấu, thiện lẫn ác.

Nhân viên của một công ty thương mại thuộc địa ở mãi nơi thượng nguồn con sông Congo, anh thu thập ngà voi cho công ty giữa đám thổ dân và tỏ ra hết sức cần mẫn, rất ư là hiệu quả.

Người kể chuyện của cuốn truyện phải lái một con thuyền đi tìm gặp Kurtz này, vì đã lâu, biệt tin từ anh ta, và nghe nói, anh ta đang bịnh nặng.

Hai tính chất ở ngay trung tâm nghiên cứu chữa trị lâm sàng, dành cho những vấn đề đạo đức trong tất cả những tác phẩm của Conrad, ùa ra cùng với sự xuất hiện của Kurtz, cùng với chúng là những phẩm chất bẩm sinh, do là dân Bắc Kít thì là có, qua những biểu hiện thật là quái đản của anh ta.

Thứ nhất: thiếu vắng kiềm chế. Kurtz có những giấc mộng về vinh quang, về Hà Nội ta ngẩng đầu hiên ngang ba ngàn năm lịch sử, và về sở hữu toàn thể, cái gì của ai là của ta. Những giấc mộng như thế thật dễ dàng biến thành thực tại một khi một mình giữa rừng thẳm.

Thứ nhì: một sự trống rỗng ở phía bên trong: Kurtz thì rỗng, rỗng một cách thê thảm [hollow at the core, ui chao, cụm từ này sử dụng để chỉ cái sự ngu si dốt nát nhưng coi trời bằng vung của những đấng Yankee mũi tẹt thì thật tuyệt!].

Rỗng đến nỗi, cái thiên nhiên man rợ vây bủa chung quanh anh ta bèn chiếm lấy anh ta một cách dễ dàng, đúng vào lúc anh ta tưởng là làm chủ được nó, tất cả thuộc về anh ta.

Nói tóm gọn anh ta không thể tự ngăn cấm mình, giới hạn mình, và cũng không thể tự chống đỡ, bảo vệ mình.

Note: Bài viết này, tình cờ lướt TV, mò ra. Quên chưa dịch!

Trái Tim của Bóng Đen, sau cùng là... Hà Nội, qua NHT!

Gấu đã ngộ ra điều này, khi đọc Conrad, nhưng bài viết chỉ ra một điều tuyệt vời:

Phải là Conrad, một anh thuỷ thủ, người của biển cả, mới nhìn ra một cõi thối rữa, là đất liền, là những đại lục, nhất là Cựu Đại Lục!
« Les affaires terrestres sont un pot-pourri d'événements, de désirs contradictoires, de motifs inavouables, d'idées fausses, et de croyances illusoires. La mer représente un domaine réglé par des devoirs simples, une hiérarchie de valeurs clairement définies, la camaraderie et le goût du travail bien fait.” »
*
«L'horreur! l'horreur! »
Ghê rợn! Ghê rợn!
Ta là hiện thân của Cái Ác Bắc Kít!
Ta là... Kít!

Cái ý trên, trong bài viết, còn chỉ ra sự khác biệt giữa Sài Gòn - một bến cảng - và Hà Nội, và cái sự kiện, Bắc Kít đổ xô vô Miền Nam, không chỉ để ăn cướp, mà còn để... sống sót Cái Ác Bắc Kít nữa!




Đi tìm phê bình gia Mít

Có 1 cái gì cực kỳ quái đản ở băng đảng NM này. Lần cả băng kéo xuống ra mắt sách, Gấu đang làm thiện nguyện cho Hội Người Việt, lại vừa đậu cái bằng [licence] bán bảo hiểm nhân thọ, và có ý “bye bye” mớ chữ, lo kiếm tiền phụ Gấu Cái lo cho mấy đứa nhỏ còn kẹt ở Lào. Thành ra khi cái tay dược sĩ trong băng NM, gặp, nhờ làm MC ra mắt sách, Gấu nhận lời liền.

Suốt cuộc ra mắt, kể từ khi cả nhóm kéo xuống, không 1 tên nào gặp Gấu cả. Thì cũng được đi.

Ra mắt sách tại một nhà hàng. Trong căn phòng lớn vốn được sử dụng cho những lễ lạc đại khái như thế, của nhiều hội đoàn. Phòng ăn tách hẳn ra. Cả đám bèn mướn phòng ăn, cho cả đám, ngồi ăn nhậu, nghe bên ngoài Gấu múa may trước thính giả, cho đến lúc bế mạc, không một tay nào ló mặt, trước cũng như sau, để cám ơn Gấu, cũng như khán thính giả, cũng như những người đứng ra tổ chức.
Sau đó, để trả ơn, chúng mời Gấu đi dự 1 tiệc nhậu. Gấu đi, chỉ vì 1 thi sĩ trong băng, nghe nói là bạn của CTC.
Gặp, chỉ để hỏi về CTC.
Sau này, anh giới thiệu Gấu viết cho tờ SV, là vậy.
Lần NDN mất, cả băng Gấu kéo lên Montreal, tá túc nhà thi sĩ.

Chỉ tới lúc ở tiệm ăn, TC, người có sách được giới thiệu mới lên tiếng, không phải để cám ơn, mà hỏi xin bài của Gấu, để làm kỷ niệm. 

Cũng thế, là vụ “mấy lời”. Khi kết thúc 1 cái còm, nhắm Gấu, trên 1 diễn đàn có nhiều người đọc, thì tên thi sĩ này ngu đến nỗi, hắn “mấy lời”, đâu chỉ để phủ dụ Gấu, mà còn “phủ dụ” tất cả những độc giả của diễn đàn.

Không phải là “vô học” ư?

NQT

Cái vụ Cũng Cần Có Nhau, Phóng Bút Phóng Biếc này cũng thật nhảm. Bao nhiêu năm rồi, đám khốn này vẫn không hiểu ra là cả 1 lũ bị VC xỏ mũi, lợi dụng diễn đàn, quảng cáo cho Mặt Trận Giải Phóng, thứ "đồ chơi" do đám Bắc Bộ Phủ phịa ra dụ khị đám nằm vùng.
Viết, cần phải viết, nhưng bằng 1 cái nhìn chín chắn, cộng nỗi đau của bao nhiêu con người Miền Nam.
Đâu phải chuyện "phóng bút"?

Vả chăng, cỡ thi sĩ dởm, thì cũng chỉ đẻ ra 1 thứ phóng bút. Cũng cần có nhau cái con mẹ gì, chứng cớ là vụ bức hình GCC & NVT.

NQT

Có 1 kỷ niệm thực là thú vị liên quan tới vụ ra mắt sách, và bài viết của Gấu, thổi “Về Biển Đông”, ký, viết về vụ ông y sĩ có thời là y sĩ tiền tuyến, tác giả cuốn "Y Sĩ Tiền Tuyến", đã từng được giải thưởng Nobel của Diệm, về vụ ông đóng cửa phòng khám bịnh, để tham dự công cuộc cứu người vượt biển. Trong số khán thính giả, có giáo sư ĐKH. Ông là bạn của ông anh của Gấu, là Hiếu Chân. Không hiểu sao, ông cũng ghé, và sau đó, tới bắt tay Gấu, khen um lên, bài viết, và nói....  thực, tôi đã tính không đi!

Sau thì quen, có thăm viếng đôi lần. Ông kể, khi mới qua, làm nghề dậy lái xe.
Thì cũng như Gấu, tính làm nghề bán bảo hiểm.
Cũng đã lâu, có 1 nhà xb trong nước mail cho Gấu, hỏi thăm về ông, và xin địa chỉ.
Sách của ông, như Gấu biết, đa số, sách dịch, được tái bản khá nhiều ở trong nước.

Sự thực, cái vụ "mấy lời", với 1 diễn đàn văn học nhà nghề, tòa soạn lập tức đục bỏ cụm từ khiếm nhã này, vì chính họ cũng cảm thấy nhột, khoan nói tới độc giả. Trừ trường hợp một em già đời, cực độc như Sến Cô Nương, khi cho đi 1 cái tít như "Có mấy NQT?"
Gấu quá già đời - hơn cả S
ến, tất nhiên, vì sắp ngỏm rồi - nơi chốn giang hồ gió tanh mưa máu, làm sao mà có thể bực mình vì 1 tên thi sĩ dởm.
Đó là sự thực.

Khi còn trẻ hung hăng con bọ xít, Gấu viết phê bình, điểm sách, thi sĩ NS  lúc đó mà không ghê sao, giáo sư, du học từ bên Tây về, bằng cấp đầy mình, Gấu đi 1 đuờng, nhà văn dễ dãi, sung sướng, biết khỉ gì về nỗi đau của Mít, đến chết ông vẫn còn đau, vì đúng quá. Cú viết, cú điểm nào cũng gây họa vào mình, gây họa luôn cả cho gia đình, khi ra được hải ngoại, Gấu đã tự hứa, sẽ chẳng bao giờ vướng vô cái nghiệp khốn kiếp đó nữa, chỗ nào, nơi nào cũng viết, biết đâu làm được điều ngược lại, nối cả 1 cõi văn Mít hải ngoại thành 1 mối, vá được cái bản đồ xứ Mít rách bươm… vậy mà đâu có làm được, cuối cùng lại phải cầm lại cái nick tên sa đích văn nghệ.
Một tên thi sĩ cả 1 đời không làm được 1 nửa câu thơ đúng là thơ, không lẽ làm Gấu bực mình được ư?


Đi tìm phê bình gia Mít

Mấy vị thân hữu của TV, bực Gấu sao hay vướng vào chuyện tào lao, dọn diệc, là.. không đúng.
Gấu đâu có chi thù hằn, ngay cả Thầy Kuốc.
Nhưng phi Gấu ra, ai dám vô….  Địa Ngục!

****

Lúc còn cộng tác với tờ Thư Quán Bản Thảo, kẻ này có gợi ý cùng nhà văn Trần Hoài Thư về việc thực hiện một số kỷ niệm với bài vở của những cây bút đã từng cộng tác với tờ Văn, hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Tiếc thay, sự việc này chưa được thực hiện như lòng mong muốn. Giờ đây, nhân đoạn viết này, với trí nhớ cùn nhụt (mà chắc đã thập phần tồi tệ), thử ghi lại danh tính của những người có bài vở đăng trên Văn trước kia, nay vẫn còn tiếp tục sáng tác ở hải ngoại. Xin chư quân vui lòng bổ sung (nếu thiếu tên) và đính chính (nếu ghi nhầm). Mong thay!

Danh sách những cây bút một thời của tờ Văn, nay đã vào hàng ôn mệ mà vẫn còn múa . . . bút khắp nơi gồm: 

- Ở Pháp có Trần Thiện Đạo, Trần Công Sung, Kiệt Tấn, Đặng Tiến . . .
- Ở Úc có Phạm Công Thiện, Phan Việt Thủy . . .
- Ở Canada có Lâm Hảo Dũng, Đỗ Khánh Hoan, Luân Hoán, Hoàng Xuân Sơn . . . 

- Ở Hoa Kỳ đông đảo nhất, có Nhã Ca, Lâm Chương, Đinh Cường, Hoài Ziang Duy, Hồ Minh Dũng, Nguyễn Bạch Dương (đã khuất), Trùng Dương, Nghiêu Đề (đã khuất), Lê Tất Điều, Nguyễn Tịnh Đông (Trần Bang Thạch), Nguyễn Mộng Giác, Thái Tú Hạp, Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Ngọc Biên, Túy Hồng, Khê Kinh Kha, Nguyễn Chí Kham, Du Tử Lê, Trần Vấn Lệ, Hoàng Ngọc Liên, Viên Linh, Bình Nguyên Lộc (đã khuất), Hoàng Lộc, Đào Mộng Nam, Thanh Nam (đã khuất), Nguyễn Văn Ngọc, Hoàng Ngọc Nguyên, Trần Doãn Nho, Nguyễn Minh Nữu, Võ Phiến, Hải Phương, Nguyễn Quỳnh, Nguyên Sa (đã khuất), Hà Thúc Sinh, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo (đã khuất), Lê Văn Thiện (Văn Lệ Thiên), Trần Hoài Thư, Trần Mộng Tú (?), Hoàng Anh Tuấn (đã khuất), Thanh Tâm Tuyền (đã khuất), Nguyễn Tuyển, Trần Dạ Từ, Huỳnh Hữu Ủy, Ngô Thế Vinh, Kinh Dương Vương, Nguyễn Vũ Đan Vy (Đặng Tường Vy – đã khuất), Nguyễn Lương Vỵ, Phạm Ngũ Yên... 

Xin nhắc lại: ai sót tên, thừa tên, vui lòng ới cho một tiếng.

Hoàng Xuân Sơn Blog NXH & Bạn hữu VOA

Note:

Thiếu thằng Gấu, người đã từng làm MC ra mắt sách của Hoàng Xuân Sơn! (1)


* &

Hắn nhấp nháy con mắt [lé] nhiều hơn, và mang thêm biệt danh Chuột Nhũi
Nhưng cô thư ký mới vào nghề khâm phục hắn, và luôn gọi hắn là "Gấu Cưng" của tôi.

Call For The Dead

Thư độc giả [nhân đọc bài viết về Võ Phiến, trên báo Văn Học,1998].


......


Trước khi đọc NQT, vẫn có những bài phê bình sắc sảo tài hoa. Nhưng vẫn theo thể thức chết: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (một cách áp đặt). Phê bình (thật) đòi hỏi cung cấp một cách giải quyết vấn đề, nghĩa là phải có thông tin. Theo V: hình như giờ chỉ có một NQT thực sự nắm được thời sự văn nghệ thế giới. N thì đặc biệt yếu kém khoản đó do ngoại ngữ kém. (Không biết tiếng Anh). Do vậy cảm giác như chú Trụ rất trẻ. Như chỉ hơn VN mấy tuổi.

Một tác phẩm hay là một tác phẩm gợi được một cảm giác 'đẹp' cho người đọc. Người ta có thể quên tất cả câu chuyện, nhưng nhớ một cảm giác. Và cái đó sẽ đưa người ta tìm về với tác phẩm trong những tâm trạng nhất định, không phải một lần.

Thế một tác phẩm lớn? Không phải là một tác phẩm mà trong nó lịch sử được mô phỏng theo một tỷ lệ nào đó, dù đậm đặc. Nó phải soi sáng được tinh thần lịch sử, không phải của một giai đoạn, không dừng ở những biến cố, mà là, phải là những chuyển dịch sẽ sàng nhất của hồn người (phi thời gian và không gian, đôi khi)

Lấy lịch sử soi vào một tác phẩm là một thao tác cần thiết. Nhưng lấy một tác phẩm soi vào lịch sử mới quan trọng. Nhưng như thế là đòi hỏi rất nhiều ở người viết tác phẩm và người viết về tác phẩm.
Một lần nào đó chú đã nói rằng văn phải được chở bằng thơ. N cũng nghĩ thế. Những tác phẩm lý sự sắc sảo và quá bám vào hiện thực đang diễn ra thường hấp dẫn người đọc kinh khủng vào lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác' và khi sự tò mò của người đọc về những ám chỉ, hoặc cao qúy hơn: nhu cầu phát huy trí thông minh cùng tác giả của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên giá.

Cấu trúc bài viết vừa rồi của chú dù chia phần rõ vẫn rất lạ. Lúc đầu N tưởng bị lẫn đoạn. Đó là cấu trúc của thơ. Trong đó có những suy diễn rất thích.
N rất thú vị vì chú thích truyện ngắn của Võ Phiến. Nhìn thì thấy ngay tùy tạp của họ Võ không giống ai. Nhưng 'khác', trong một dòng chảy chung, thì đúng là truyện ngắn. Hồi đầu đọc N nể quá.

Chú chỉ ra tính chất văn chương miền Nam và miền Bắc hay quá.
V bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong một thể loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một diều gì đó nhưng không dạy đời.

Hàng tháng N đều đọc chú cho thằng cu nghe. Cả tưởng niệm O. Paz làm V buồn cười. Hôm qua đọc được một nửa thì cháu ông trẻ ngủ. Như vẫn thường khi nghe đọc thơ.

Kính.

10.10.98

Bài thơ Chiều Tháng Chạp, 1972 của Tomas Transtromer làm Gấu nhớ đến câu văn, mở ra cõi văn của Gấu:
Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình khi đối diện với tha nhân, tình yêu, và cái chết.
À chaque époque l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour et de la mort.
Sartre, Situations.

He is alone. Everything else is now, now, now.

Và, cùng với cái thư của độc giả TV, trên, nó giải thích tại làm sao, 1 độc giả TV,  mỗi ngày, vô thăm trang TV, 4 lần:

Chính cái “bây giờ” [hình như giờ chỉ có một NQT thực sự nắm được thời sự văn nghệ thế giới] “vào mỗi thời đại”, “Hồi Ức Lớn”… khiến họ không muốn vắng mặt.

Nhưng trên hết, hơn hết, nó giải thích, phê bình Mít ở hải ngoại, đếch có.

Rõ ràng là, không có 1 diễn đàn hải ngoại nào có tí mùi phê bình, có mùi “bây giờ” ["thời sự văn học" đưa đến "vào mỗi thời đại con người nhìn ra mình”, có "cái kẻ", được Hồi Ức Lớn mướn làm kẻ làm công cho nó [employed]!

Có thể nói, NM là tờ báo đầu tiên Gấu cộng tác, khi ra được hải ngoại, mà do là NTV đề nghị. Anh kéo Gấu tới bữa ăn tối của nhóm này, khi từ Montreal xuống, thăm 1 người bạn ở Toronto, dù Gấu không được mời, vì nghe anh nói cũng có lý, đâu cần phải mời mới tới!
Lo "Nghĩa Cả", để ý chi tới ba chuyện lẻ tẻ.
Ngay bữa đầu tiên đó, là Gấu hỏi thẳng, có phải NM là do nhóm Khiến Chán chi tiền. Chi tiết này, NTV xì ra cho Gấu, và vì lý do - "nghĩa cả" - đó, Gấu mặt dầy tới bữa nhậu, dù không được mời, và cũng chẳng tên nào trong đám, biết tới Gấu trước 1975.

Gấu nhớ là LN, một tay trong nhóm, xác nhận, đúng như thế.

Gấu thấy anh thẳng thắn, bèn cộng tác. Bài điểm sách đầu tiên, viết về “Nỗi Buồn Chiến Tranh”, đi trên NM, cùng với 1 bài thơ. Vụ làm MC ra mắt sách là cũng vì cái tình đó. Nhưng sau bữa ra mắt sách, thấy thái độ của đám này nhảm quá, đếch chơi nữa.

Có 1 cái gì đó cực kỳ quái đản ở băng đảng NM này. Lần cả băng kéo xuống ra mắt sách, Gấu đang làm thiện nguyện cho Hội Người Việt, lại vừa đậu cái bằng [licence] bán bảo hiểm nhân thọ, và có ý “bye bye” mớ chữ, lo kiếm tiền phụ Gấu Cái lo cho mấy đứa nhỏ còn kẹt ở Lào. Thành ra khi cái tay dược sĩ trong băng NM, gặp, nhờ làm MC ra mắt sách, Gấu nhận lời liền.

Suốt cuộc ra mắt, kể từ khi cả nhóm kéo xuống, không 1 tên nào gặp Gấu cả. Thì cũng được đi.

Ra mắt sách tại một nhà hàng. Trong căn phòng lớn vốn được sử dụng cho những lễ lạc đại khái như thế, của nhiều hội đoàn. Phòng ăn tách hẳn ra. Cả đám bèn mướn phòng ăn, cho cả đám, ngồi ăn nhậu, nghe bên ngoài Gấu múa may trước thính giả, cho đến lúc bế mạc, không một tay nào ló mặt, trước cũng như sau, để cám ơn Gấu, cũng như khán thính giả, cũng như những người đứng ra tổ chức.
Sau đó, để trả ơn, chúng mời Gấu đi dự 1 tiệc nhậu. Gấu đi, chỉ vì 1 thi sĩ trong băng, nghe nói là bạn của CTC.
Gặp, chỉ để hỏi về CTC.
Sau này, anh giới thiệu Gấu viết cho tờ SV, là vậy.
Lần NDN mất, cả băng Gấu kéo lên Montreal, tá túc nhà thi sĩ.

Chỉ tới lúc ở tiệm ăn, TC, người có sách được giới thiệu mới lên tiếng, không phải để cám ơn, mà hỏi xin bài của Gấu, để làm kỷ niệm. 

Cũng thế, là vụ “mấy lời”. Khi kết thúc 1 cái còm, nhắm Gấu, trên 1 diễn đàn có nhiều người đọc, thì tên thi sĩ này ngu đến nỗi, hắn “mấy lời”, đâu chỉ để phủ dụ Gấu, mà còn “phủ dụ” tất cả những độc giả của diễn đàn.

Không phải là “vô học” ư?

NQT

Cái vụ Cũng Cần Có Nhau, Phóng Bút Phóng Biếc này cũng thật nhảm. Bao nhiêu năm rồi, đám khốn này vẫn không hiểu ra là cả 1 lũ bị VC xỏ mũi, lợi dụng diễn đàn, quảng cáo cho Mặt Trận Giải Phóng, thứ "đồ chơi" do đám Bắc Bộ Phủ phịa ra dụ khị đám nằm vùng.
Viết, cần phải viết, nhưng bằng 1 cái nhìn chín chắn, cộng nỗi đau của bao nhiêu con người Miền Nam.
Đâu phải chuyện "phóng bút"?

Vả chăng, cỡ thi sĩ dởm, thì cũng chỉ đẻ ra 1 thứ phóng bút. Cũng cần có nhau cái con mẹ gì, chứng cớ là vụ bức hình GCC & NVT.

NQT


Đi tìm phê bình gia Mít

*

Ngô Vương Toại & NQT
@
Đặng Phú Phong, Tiểu Sài Gòn, Tháng Tư, 2006.

V/v “Cũng cần có nhau” & “Quỹ đạo văn nghệ”.

"Cũng cần có nhau", là từ câu của Trịnh Công Sơn, "ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Trong đám sỏi đá cũng cần có nhau này, của HXS, có ông NVT, Gấu có quen, và có lần cùng ngồi với nhau. Và đi vài pô hình.
Thế rồi, 1 bữa, thi sĩ HXS cần đi đường về hòn sỏi/đá NVT, và cần 1 bức hình, thế là bèn lấy bức có GCC & NVT, và thiến mẹ hòn sỏi/đá GCC!
Dã man thật.
*

Thư từ Texas

27 Dec at 12:02 AM

K/G anh Gấu!
Thiệt tình, tui sợ chữ nghĩa của ông TCS, và của "bạn bè" (hay băng/ đảng của bạn bè ông ta).
Văn nghệ và phe nhóm ai mà chẳng biết, anh Gấu lảm nhảm, hèn chi anh Gấu cứ bị đạn bắn hoài!
Chúc anh Gấu bình an và vẫn viết hoài !

DN

Phúc đáp,

Tks. Chúc Mừng Giáng Sinh & Năm Mới.
Trang TV mỗi ngày có chừng 600 visits. Tạo được 1 số ảnh hưởng đối với số cây viết ở trong nước. Gấu suy ra 1 điều, là ở những cây viết mới này, bản thân họ, đều có cái đọc, cái viết thực sự.
Còn ở hải ngoại thì vô phương. Đầu óc của đám này hư mẹ hết rồi! Nhưng Gấu viết thì cứ viết.
Viết hoài, như bạn nói.
Tks again. NQT

“Phải bốc một đám mây trắng kia lau lại lòng mình cho sáng lại trời xanh thì mới mong thở hít được hương thơm của trời đất.

BVP mặc áo thụng vái HXS

“Vưỡn” không làm sao bỏ được giọng cải lương, hồ quảng, mỗi lần viết…. phê bình!
Người thi sĩ ấy!
Có sự trộn lẫn của thực tại với hồi ức, của cuộc đời hằn xé với những mộng tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người.

Kundera đã từng chửi mấy thằng cha hơi tí là vãi linh hồn, khi trích dẫn Kafka, cái gì gì, con tim khô héo luôn ngụy trang bằng thứ văn phong ướt đẫm nước… mắt!

As you sip your brand of scotch,
crush a roach, or scratch your crotch,
as your hand adjusts your tie,
people die.

Brodsky

Trong khi “bốc một đám mây trắng kia, lau lại lòng mình", "cũng cần có nhau”, cái con mẹ gì, thì con người chết.

Trong khi bạn nhâm nhi ngụm cà phê, dí bẹp dí 1 con gián, hay, như Cụ Hương,
buồn buồn gãi háng, dái lăn tăn,
hay mân mê sửa lại cái cà vạt,
người ta chết.

Ui chao đúng tình cảnh Gấu, ngày vừa mới qua Xứ Lạnh, tình cờ vớ tờ Thế Kỷ 21, đọc bài của Đạo Cấu, Đạo Véo gì đó, tả cảnh Ông Số Hai, ngồi ở Vương Quốc bộ lạc Cờ Lăng, nhâm nhi ly cà phê, phán với đám đệ tử, nhân viên, nè, các người có biết không, Sài Gòn có người chết đói, ở ngang hông Chợ Bến Thành!

Trong những thành phố với những cái tên ngộ nghĩnh
Bị trúng đạn, bị phỏng cháy,
Thường là đếch biết tại sao
Người ta chết

Ở những nơi chốn nhỏ bạn không biết về chúng,
Tuy nhiên, lớn, vì không có một cơ hội để mà kêu la, khóc thét, hay nói lời giã biệt
Người ta chết

Người ta chết khi bạn bầu lên một thằng cha lớp một, chăn trâu, làm thủ tướng,
Hay những tên cha căng chú kiết, y tá dạo, thí dụ
Chúng rao truyền phải Trung với Đảng, phải Hiếu với Bác, vân vân và vân vân…
Người ta chết.

Cái sự lụn bại của phê bình ở hải ngoại, theo GCC, phần lớn là do mấy Thầy tự coi là nhà phê bình, nhà này nhà nọ này, thực sự chưa từng biết phê bình là cái gì. Họ ra được hải ngoại, nhờ vận hạn lớn của xứ Mít, rồi được đi học trường mũi lõ, có cái bằng, không phải để viết phê bình, mà để nhờ nó, kiếm 1 cái nghề nuôi thân. Chẳng khác gì mấy đấng Miền Nam, trước 1975, học, để nhờ nó, trốn lính, rồi đậu đạt, nhờ cái bằng làm giáo sư này nọ, cũng là để tiếp tục trốn lính.
Chẳng có ông bà nào thực sự mê viết văn, viết phê bình cái con khỉ gì hết.
Và nếu họ viết, như họ đã viết, là do háo danh, sự thực chỉ có vậy.
Mấy bài thơ không ra thơ, mà nào “bốn trụ”, “ba trụ Zen”, như vậy là “dư một…  trụ”, phán loạn cào cào như thế, để, vừa “vái đi vái lại nhau”, vừa kiếm tí danh hão, ta là nhà phê bình, nhà thơ....
Trong nước, họ thực sự mê viết, mê đọc.
Khác hẳn đám hải ngoại.

Đa số, [phải nói, hầu hết], bịp. NQT

V/v Bịp.

Xin mở 1 cái ngoặc ở đây, để đi 1 kỷ niệm đọc Roland Barthes. Vào cái lúc Gấu mới bước vô làng văn, và cũng bày đặt viết điểm sách, phê bình, đụng độ tứ lung tung, và, chắc là do ông anh nhà thơ gợi ý, một bữa đang ngồi Quán Chùa, buổi sáng sớm, chưa có ma nào hết, thì Mai Thảo ghé, đề nghị Gấu giữ mục Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề.
Gấu thú quá, bèn nhân đó, giới thiệu những tên mũi lõ Gấu thực sự mê, vào lúc đó, và chưa từng được Mít biết đến, tất nhiên, trong có Barthes.
Ai đã từng đọc Barthes thì đều nhận ra, ông rất khó đọc, phần lớn là do từ ngữ ông sử dụng, phần lớn là từ bên kỹ thuật, thí dụ, mã hoá, giải mã, coder, décoder, shift, không phải của văn chương, và, không phải của triết, nhất là thứ triết học truyền thống, nhà trường, như đám bạn quí của Gấu thường lải nhải, nào hư vô, nào bản thể học, nào hiện hữu…  
Có thể nói, vào thời gian đó, chẳng ai đọc Barthes.

Thế rồi, cho đến khi bỏ chạy được quê hương, qua đến xứ hàng triệu con voi, trong 1 lần mò đến Quán Đen, vớ được tờ báo Tẩy của 1 tên Tẩy du lịch, cũng mê thú đi mây về khói, bỏ lại, Gấu giở ra đọc, và sững người khi thấy ca Barthes thấu trời!
Gấu lẩm bẩm, trong bao nhiêu năm trời, bây giờ Barthes vưỡn ăn khách như thế này ư?

Rồi sau đó, đọc loáng thoáng Thầy Kuốc, khi thầy xoa đầu ông tiên chỉ, thấy có nhắc tới Barthes, Gấu bèn nghĩ thầm, tay này chắc là rành Bathes, và có thể là tên Mít đầu tiên đọc Barthes đây!
Phải đến khi qua cái mốc 70, thời gian còn lại là dư thừa, Gấu mới thực sự đọc Thầy Kuốc, Thầy Phúc, Thầy Đạo, Thầy Quân, Thầy Thục… Và ngã ngửa 1 phát, nhiều phát, khi ngộ ra rằng, đếch thằng nào ra hồn, theo cái nghĩa, thực sự đọc, thực sự viết, thực sự mê văn học, như mê sống cuộc đời của mình, mà ông Trời cho có mặt trên cõi đời này, và, may mắn, sống sót cuộc chiến!

Thầy Kuốc, 1 câu tiếng Anh không dịch được, mỗi lần viết, là 1 lần liệt kê, còn quá rừng Tản Viên của Gấu Cà Chớn, chẳng phải là… bịp ư?

Thầy Phúc, dưng không lôi “ba trụ Zen” ra, chẳng phải là…  bịp ư?

Thường, khi trích dẫn, là người viết muốn làm sáng tỏ, ý định của mình, về bài viết. Và như thế, đưa “ba trụ Zen” ra, là muốn nói, bài thơ “bốn trụ” có tính thiền cực cao.
Cao hơn cả “ba trụ Zen”, tới…  1 trụ.
Độc giả đọc “bốn trụ” có thấy tí….  Zen nào không?

Câu tiếng Anh, Thầy Kuốc không dịch nổi, nằm trong bài viết của Barthes, Gấu đã chỉ ra rồi, và vì là của Barthes, nên bất cứ ai đã từng đọc ông, là bèn nhận ra cái sự sai sót, vì nó…  chửi bố ông Barthes! Barthes chủ trương "viết từ không độ", chính vì thế mà ông được coi như là nhà phê bình của tiểu thuyết mới, của lối viết trung tính, "viết trắng".
Không phải như cái tay phê bình gia đã từng lôi “mấy ngàn lỗi” của CVD, Gấu không hề làm cái việc đó. Những lần khui lỗi, là hoàn toàn do đọc câu tiếng Việt, bị ngắc.
Mấy vị thân hữu của TV, bực Gấu sao hay vướng vào chuyện tào lao, dọn diệc, là.. không đúng. Gấu đâu có chi thù hằn, ngay cả Thầy Kuốc.
Nhưng phi Gấu ra, ai dám vô….  Địa Ngục!

Hà, hà!

Đi tìm phê bình gia Mít

Bùi Vĩnh Phúc viết:

Anh Hoàng Xuân Sơn mến,

Người ta chỉ có “Ba Trụ Thiền” thôi (“The Three Pillars of Zen” – Philip Kapleau) mà anh có đến “bốn trụ”. Vậy là hơn người một trụ đấy nhé!

Đùa anh một chút thôi. Tôi thích cả bốn trụ của anh, đặc biệt thích hai câu “làm sao thở được trời/trong lòng giương địa ngục”. Đúng. Phải bốc một đám mây trắng kia lau lại lòng mình cho sáng lại trời xanh thì mới mong thở hít được hương thơm của trời đất.

Nhân tiện, cũng xin được cám ơn anh đã gửi tặng cuốn sách mới ra “Cũng Cần Có Nhau”. Đọc, nhớ lại biết bao những ngày tuổi trẻ. Tuổi trẻ của anh và các bạn rất đẹp. Và hạnh phúc. Cho dù cũng có nhiều ngày dông bão. Trí nhớ của anh thật tốt. Tình bạn trong quyển sách của anh là một nét nổi bật, làm cảm động người xem. Và còn tình anh em nữa. Những bài thơ của anh viết cho Hoàng Xuân Giang thật đẹp và tha thiết!

Xin chúc anh mọi điều lành.

bvp

- 18.12.2013 vào lúc 9:15 pm

hoàng xuân sơn viết:

Cám ơn anh Bùi Vĩnh Phúc đã đọc. Trong cái quỹ đạo văn nghệ, dù chỉ gặp nhau đôi lần, tôi luôn trân trọng mối giao tình đẹp, sáng, vô vị lợi giữa bằng hữu. Đó cũng là chất liệu để còn được viết. Hẹn gặp lại anh. Và chúc một mùa lễ tết an lành.

Thân mến,

HXS

20.12.2013 vào lúc 10:44 am

Soure

Bài tản mạn trao đổi văn học giữa quý anh Nguyễn Mạnh Trinh và Bùi Vĩnh Phúc rất là rạch ròi, bổ ích. Dù quen biết đã lâu, tôi lúc nào cũng ngưỡng mộ phê bình gia Bùi Vĩnh Phúc về phong cách trí thức uyên thâm mà không cao ngạo của ông [đây là một lời thật lòng, không hề mang kiểu cách "áo thụng . . ."].

Mấy lời!

HXS

Cái “còm” này thực sự là nhắm GNV. Trí thức uyên thâm mà không cao ngạo là khen Thầy Phúc, nhưng nhắm chửi GNV. Lại sợ người đọc không nhận ra, kết bằng ‘mấy lời’, là để nhắc lại cái còm của nhà thơ, đã từng lên lớp GNV, vì dám đụng đến bạn của nhà thơ là HNT. 

Cái chuyện, coi thằng cha Gấu này kiêu ngạo, phách lối, theo Gấu, chỉ là… huyền thoại!

Chứng cớ. 

-Với băng HXS. Ngay khi ra được hải ngoại, tờ báo đầu tiên mà Gấu “mặt dầy” xin cộng tác, là tờ "Nắng Mới" của băng này, trong khi GNV không cộng tác với tờ LV, dù đã từng gửi bài đăng, ngay từ khi ở Trại tị nạn Thái Lan.

-Khi băng đảng HXS ra mắt sách ở Toronto, GNV là người gật đầu làm MC, ngay khi 1 vị dược sĩ quen băng này đề nghị, không hề kiêu ngạo từ chối. Và khi GNV làm MC, thì cả bọn ngồi riêng ra 1 phòng, cùng nhau uống rượu, nghe GNV hết lời thổi cả bọn.
Cũng không hề cám ơn 1 tiếng.
Ai vô học, kiêu ngạo?

* *

Gấu đang thổi Huế Buồn Chi!

-GNV chưa hề viết mail trả lời bạn văn, xưng là "anh chị Gấu", như 1 vị trong băng này, trả lời mail của Gấu.
Có thể, trên trang TV, là trang nhà, trang riêng, GNV viết bằng 1 cái giọng tưng tửng, tếu tếu, tự trào tự khoe, phách lối, kiêu ngạo… hẳn là Gấu có quyền, vì là trang nhà, ai không thích thì cứ tự nhiên lướt qua trang khác, dễ quá mà.
Bạn thử kiếm coi, ngoài trang TV, có trường hợp nào, có nơi nào…  Gấu sử dụng thứ văn mất dậy “mấy lời”, với bất cứ 1 diễn đàn khác?
Ai kiêu ngạo, ai phách lối?

Mấy lời!

Tởm thật!

NQT

Trên TV, trong những kỳ tới, có thể sẽ có 1 số bài viết thật thẳng thừng, thật “dã man”, về 1 số nhà văn nhà thơ Mít, mà GNV thực tình nghĩ, họ là bạn, tuy không thân, không quí, nhưng thà như vậy, may ra, tình hình văn học hải ngoại sẽ khác đi.
Có thể, sẽ lôi thơ của nhà thơ của đất Thần Kinh ra làm thịt, văn của TDN, mổ xẻ, tài phê bình của Thầy Phúc, tính sổ…

Phải “trải đệm” thôi! (1)


Hà, hà!
*

*

Ngô Vương Toại & NQT
@
Đặng Phú Phong, Tiểu Sài Gòn, Tháng Tư, 2006.

*

Ngô Vương Toại & Gấu & Đặng Phú Phong & Dương văn Hùng 

V/v “Cũng cần có nhau” & “Quỹ đạo văn nghệ”.

"Cũng cần có nhau", là từ câu của Trịnh Công Sơn, "ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Trong đám sỏi đá cũng cần có nhau này, của HXS, có ông NVT, Gấu có quen, và có lần cùng ngồi với nhau. Và đi vài pô hình.
Thế rồi, 1 bữa, thi sĩ HXS cần đi đường về hòn sỏi/đá NVT, và cần 1 bức hình, thế là bèn lấy bức có GCC & NVT, và thiến mẹ hòn sỏi/đá GCC!
Dã man thật.
*

Thư từ Texas

27 Dec at 12:02 AM

K/G anh Gấu!
Thiệt tình, tui sợ chữ nghĩa của ông TCS, và của "bạn bè" (hay băng/ đảng của bạn bè ông ta).
Văn nghệ và phe nhóm ai mà chẳng biết, anh Gấu lảm nhảm, hèn chi anh Gấu cứ bị đạn bắn hoài!
Chúc anh Gấu bình an và vẫn viết hoài !

DN

Phúc đáp,

Tks. Chúc Mừng Giáng Sinh & Năm Mới.
Trang TV mỗi ngày có chừng 600 visits. Tạo được 1 số ảnh hưởng đối với số cây viết ở trong nước. Gấu suy ra 1 điều, là ở những cây viết mới này, bản thân họ, đều có cái đọc, cái viết thực sự.
Còn ở hải ngoại thì vô phương. Đầu óc của đám này hư mẹ hết rồi! Nhưng Gấu viết thì cứ viết.
Viết hoài, như bạn nói.
Tks again. NQT


Lại nói về cao ngạo/kiêu ngạo….

Có tên Mít nào viết về bạn thơ Mít, như Gấu, như sau đây, không?

Vậy mà khi gặp Gấu ở Quận Cam, ông nhà thơ cũng đất Thần Kinh này, đếch thèm chào hỏi 1 tiếng, hay bắt tay bắt tiếc, hay “kũng kần kó nhau”!

Một trang TV cũ

Tôi Cùng Gió Mùa

Shakespeare, we are told, is the best-selling poet of all time. Second is Lao-tzu. Third is Kahlil Gibran, who owes his place on that list to one book, “The Prophet,” a collection of twenty-six prose poems, delivered as sermons by a fictional wise man in a faraway time and place.
Joan Acocella: The Kahlil Gibran phenomenon.

Chúng ta được biết, Shakespeare là nhà thơ ăn khách nhất của mọi thời. Thứ tới Lão Tử. Thứ tới Kahil Gibran, chiếm ngôi vị này, chỉ nhờ một cuốn sách: Nhà tiên tri, một tập thơ gồm 26 bài, của một vị hiền giả 'giả' [giả tưởng], từ một thời xa lắc xa lơ, cả về nơi chốn lẫn thời gian.
*
Với dân Mít, những người chưa từng ở tù cải tạo, [một nơi xa lắc xa lơ, cả về thời gian, không gian: Miền Cực Bắc VC], thì, chúng ta cũng có tới... vài nhà tiên tri, vài nhà hiền giả, 'thực', mỗi ông hiền giả một cách.
Ba ông chiếm ngôi đầu bảng, theo Gấu, là: Thanh Tâm Tuyền, với Thơ ở đâu xa, rồi tới Bóng Ma Hờn Tủi, tức nhà thơ Tô Thùy Yên, với Ta Về, rồi tới Nguyễn Xuân Thiệp, với Tôi cùng gió mùa.
Người nào số 1, số 2, số 3, là còn tùy cái gu, của từng độc giả.
Có vẻ như NXT đứng thứ ba, vì ít được nhắc tới, nhưng chính vì lý do này, mà, hiểu theo một cách nào đó, ngôi số 1 phải về tay ông!

V/v "Bốn Trụ"

Mấy bài thơ của HXS, gọi là “bốn trụ”, hay bốn cái gì gì, thì cũng được đi, nhưng Gấu thực sự không làm sao mà luận ra, tại làm sao nó liên quan tới "ba trụ của Zen"? Và dư một “trụ”, là “trụ” nào?

Đây là cái kiểu gán ghép rất ư là thường xuyên của Thầy Phúc. Thầy gán Vũ Khắc Khoan với Samuel Beckett, vì cũng “kịch cọt" cả, và kịch chỉ là “cái cớ”!
Ai đã từng đọc cả hai đấng này thì thấy rõ, chẳng đấng nào quen nhau cả. Mà làm sao quen nhau cho được. VKK cả 1 đời mặc áo gấm đi... bơi, như ông thổi Nguyễn Tuân, Thầy của ông.

Thầy, theo nghĩa TTT phán về MT và VKK, với riêng Gấu, trong 1 lần hai anh em cùng ngồi Quán Chùa, hai ông này, có lần gặp được NT, thế là thành nhà văn, nhà kịch. Quả đúng là như thế. Cùng 1 dòng, cũng một "cái tôi" to tổ bố, nhưng cả hai đệ tử viết thua Thầy xa!
VKK sau 1975 còn đóng vai trí thức tiểu tư sản, toan tính dựa vào giai cấp này để Chống Cộng [cũng 1 thứ lực lượng thứ ba!].

Với Beckett, hư vô, như là lẽ sống ở đời, tìm trong thất bại mầm sáng tạo, thay vì huỷ diệt. Thua, Thua Nữa, Thua Cho Bảnh. Tiến Lên Tàn Mạt, chủ nghĩa anh hùng của cái hư vô…. VKK làm sao tới cõi đó? Mà có bao giờ ông có ý nghĩ “tới” đó?
Quái nhất là quàng 1 ông Quyên Di đếch ai biết đến, với 1 ông thần sầu, triết gia, thi sĩ Tẩy số 1 trong thiên hạ, Bachelard, do hai ông cùng nhắc tới… lửa!

Đâu có phải ra được nước ngoài, vô được trường mũi lõ học, có cái bằng là… “viết” được đâu!
Mà lại viết phê bình nữa chứ!

Đi tìm phê bình gia Mít

Roland Barthes, 1 giới thiệu cực ngắn


The critic is a writer, but a writer postponed; like the writer, he wants to be believed less because of what he writes than because of his decision to write it; but unlike the writer, he cannot sign that desire; he remains condemned to error-to truth.
R. Barthes
Nhà phê bình là nhà văn, nhưng nhà văn bị hoãn [hoãn, không phải hoạn]; như nhà văn, anh ta muốn được tin tưởng về quyết tâm viết, hơn là về điều anh ta viết ra. Nhưng khác nhà văn, anh ta không tkể ‘ký tên’ ước muốn này. Anh ta bị kết án [như là] một lỗi lầm – so với sự thật


Đi tìm phê bình gia Mít



The critic is a writer, but a writer postponed; like the writer, he wants to be believed less because of what he writes than because of his decision to write it; but unlike the writer, he cannot sign that desire; he remains condemned to error-to truth.
R. Barthes
Nhà phê bình là nhà văn, nhưng nhà văn bị hoãn [hoãn, không phải hoạn]; như nhà văn, anh ta muốn được tin tưởng về quyết tâm viết, hơn là về điều anh ta viết ra. Nhưng khác nhà văn, anh ta không tkể ‘ký tên’ ước muốn này. Anh ta bị kết án [như là] một lỗi lầm – so với sự thật

*

Bạn [Du Tử] Cà của Gấu, khoe hoài, thơ được đưa vô sách tiếng Anh, “thi tuyển”, "cái con mẹ" gì đó!
Bạn VL, thì cũng rứa.
Cô T khoe, thơ "đôn hậu, nhân ái", ["Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người". BVP], “tình nghĩa Giáo Khoa Thư Mít” ["Cái thứ thơ "luân lý giáo khoa thư" đó, mà NQT khen ư? Ông khen thơ đó, là mất tiếng nhà đại phê bình sa đích đi!"], đã được đem vô sách giáo khoa của Mẽo, hình như thế!

Về vụ này Robert Hass, nhận xét, chỉ là do tính "chính trị", "lịch sự, xã giao", nhiều hơn do thơ ca, chính nó!
Và ông bèn đi bài thật dài, về 1 nhà thơ Đại Hàn, trong cuốn trên, TV sẽ đi 1 đường dịch thuật sau: Ko un and korean poetry.
Mít đã có tên nào bảnh như thế chưa?


Đi tìm phê bình gia Mít


Sự thê thảm của cõi văn Mít, theo GCC, là do thiếu phê bình gia. Và nhất là, thứ phê bình gia- nhà văn. Tụi mũi lõ, đương thời, đầy rẫy. Coetzee, Banville, Auster, Rushdie... Tên nào thì cũng dư sức đi 1 đường essay!

Coetzee đã từng có cả 1 tập thơ!
Đây là nỗi đau… tiền chiến.Vũ Ngọc Phan, bảnh như thế, cũng đếch tới được cõi này, ông có bao giờ có được cái thú đau thương của 1 tay sáng tác, cùng lúc còn là nhà phê bình, nhà dịch thuật.
Phải 1 tay dịch thuật, nhà văn, nhà thơ, nhà "đủ thứ nhà", thì mới thấy cái sướng, khi kiếm đúng từ để mà dịch, cái từ tưởng dễ nhá, như từ “sideways”, trên đây.

Steiner đã từng rất ư ngạc nhiên, khi thấy ở Mẽo, có những lớp dạy “sáng tác”, “phê bình”: Làm sao dạy viết văn, nhất là, viết.... phê bình? Ông đòi hỏi hơi quá. Vả chăng, học tí ti cẩm nang dạo đầu, sau đó, có thành nhà phê bình, thì còn tùy.  Sự kiện mấy đấng Mít, ra hải ngoại, học hành, đỗ đạt, tự phong là nhà cử nhân/tiến sĩ phê bình, làm Gấu nhớ đến 1 đấng ở Trại Tị Nạn, làm thơ con kóc, dán nhãn thơ “về nguồn”, rồi nhờ vậy mà đậu thanh lọc, thế là dán cái mác thi sĩ lên trán, hỏi, ai cho phép mi là thi sĩ, thì Cao Uỷ Tị Nạn đóng dấu xác nhận rồi mà!

Thầy Kuốc hất hàm hỏi, có mấy tên NQT, Gấu nhũn nhặn xin lỗi, vì không nhớ đã từng viết về VP. Độc giả Chợ Cá, ở trong nước, hỏi thăm, thòng thêm câu, nhớ gửi tí xái nhe, Gấu cũng xin lỗi, hết ghiền rồi, không còn xái để gửi. “Ông hiền quá, chẳng giống gì mấy ông kia”, 1 vị độc giả/nhà văn ra đi từ Miền Bắc, đọc Gấu, nhận xét,…  dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong một thể loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một diều gì đó nhưng không dạy đời”.

Nhưng đã đến lúc phải làm khác đi, phải…  chửi!

Hà, hà!

Trước 1975, phê bình khá hơn hải ngoại bây giờ rất nhiều. Vào cái thời của Gấu, bạn chỉ cần viết 1 truyện ngắn, là trở thành nhà văn!
Gấu, vừa trình diện “Những Ngày Ở Sài Gòn”, cả Sài Gòn đã biết. Ngọc Minh, chỉ “Trăng Huyết”, nổi như cồn.
Đau nhất là trường hợp ĐX khi được VP chọn, “Nhà có cửa đếch khóa”, thay vì “Chủ Nhật”!

Bây giờ, dù bạn có viết hay cỡ mấy, thì mấy Thầy  Kuốc, Thầy Phúc, Thầy Thục, Thầy Đạo…  cũng không đọc ra, hay, lọc ra được, giữa núi rác trên net. Được ông Gấu khen thì cũng như lên Thiên Đàng, hà, hà, – Tks again - đúng như thế, nếu nhìn ra sự quan trọng của nhà phê bình, nhà điểm sách!

Hai ông Trùm hải ngoại, ông tiên chỉ VP, ông thần MT, Gấu chưa từng viết về họ, trước 1975. Bài biết về truyện ngắn VP, là để trám 1 lỗ hổng trên trang VHNT cuối tuần, của tờ nhật báo quân đội Tiền Tuyến, do chính Gấu phụ trách. Đó là sự thực. Đăng xong quăng thùng rác, vì là báo hàng ngày. Gấu không hề biết bạn quí lôi từ thùng rác ra, đăng lại trên tờ Văn, khi ra số đặc biệt về VP, vì thời gian đó, lậm nặng Cô Ba. Chính vì thế Gấu mới đụng tới cái tiểu chú của Thầy Kuốc, ơ kìa, mình viết về VP hồi nào nhỉ, thế là Thầy bèn hất hàm hỏi, có mấy tên NQT, hử?
Chỉ nội cái tít là đã muốn gây sự rồi, cùng lúc, đi 1 đường cảnh cáo, mày liệu hồn, tao biết tỏng về mày rồi, đừng động đến ta, không là ta lôi cả lò nhà mày ra!
Dã tâm của Thầy Kuốc, một người cực độc, như SCN, làm sao không biết? Sến bèn đi liền, yên chí lớn, thằng khốn thể nào cũng phải nhảy vô cuộc đấu đá nhơ bửn, giữa chốn giang hồ, gió tanh mưa máu, đầy mùi cá ươn Chợ Cá Bá Linh, là talawas!

Vậy mà Gấu đâu có mắc hỡm.
Bảo rằng Gấu ham chửi bới, là sai. Cực chẳng đã. Đi đòn nhu, không ăn thua gì, thì giở đòn "sa đích văn nghệ"!

Đúng ra, lúc đó Gấu bị cái rìu phá băng của Kafka bổ trúng đầu rồi. Bị tro than Lò Thiêu quần tối tăm mặt mũi, Kuốc hay Sến thì cũng đi chỗ khác chơi!

Tiện thể, viết thêm về bài viết, về nhà lưu vong số 1 Mít, LVT, của Thầy Kuốc.

Có thể, Borges đã từng đọc bài viết của Thầy Kuốc, và đã từng nhìn thấy cái xen “cặc” bay đầy trời.
Bởi thế, Borges viết bài dưới đây:

Tôi nhắm mắt lại và nhìn thấy 1 đàn chim. Viễn ảnh kéo dài chừng 1 giây, hay chưa tới; tôi không chắc chắn, tôi đã nhìn thấy bao nhiêu con chim. Con số, vô định, hay xác định? Vấn đề này mắc míu tới Thượng Đế. Nếu Thượng Đế có, thì con số, xác định, bởi vì Thượng Đế biết, tôi nhìn thấy bao nhiêu con chim. Nếu đếch có Thượng Đế, thì con số, vô định, bởi vì chẳng ai có thể đếm. Trong trường hợp này, tôi nhìn thấy "ít hơn mười" con chim [thì chúng ta cứ nói như vậy], hay "hơn một" con, nhưng, không nhìn thấy chín, tám, bảy, sáu, năm, ba, hay hai con chim, etc. Số nguyên – không-chín, không-tám, không-bảy, không-sáu, không-năm, etc – thì không thể chấp nhận được. Ergo, Thượng Đế hiện hữu.

[Note: Bài viết này, theo GCC, Borges được gợi hứng từ toán vi phân, cùng đề tài với “Những tiền thân của Kafka”, và cùng với bài viết, là bài toán con rùa, mũi tên, nghịch lý Zenon]

Argumentum Ornithologicum

I close my eyes and see a flock of birds. The vision lasts a second, or perhaps less; I am not sure how many birds I saw. Was the number of birds definite or indefinite? The problem involves the existence of God. If God exists, the number is definite, because God knows how many birds I saw. If God does not exist, the number is indefinite, because no one can have counted. In this case I saw fewer than ten birds (let us say) and more than one, but did not see nine, eight, seven, six, five, four, three, or two birds. I saw a number between ten and one, which was not nine, eight, seven, six, five, etc. That integer-not-nine, not-eight, not-seven, not-six, not-five, etc. - is inconceivable. Ergo, God exists.

J.L. Borges: Collected Fictions, Penguin
*

*

Trong bài viết về Bếp Lửa, từ năm 1972, Gấu phán: Trong 1 vài trường hợp, chính học trò khám phá ra những tay thầy. Phải chăng đó cũng là trường hợp của "bậc thầy" TTT?
Ý này, Gấu đọc của 1 tay mũi lõ Tẩy nào đó, thuổng luôn. Phải đến khi ra được hải ngoại, mới biết, của Borges, trong bài viết về Kafka:

Sự thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó. Tác phẩm của anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như là nó sẽ sửa đổi tương lai.

Tuyệt!

Nói rõ hơn, bạn phải kiếm ra Thầy của bạn, và khi kiếm ra Thầy rồi, viết, trở thành nhà văn, như Thầy của mình, và, chính cái viết của bạn, “sẽ sửa đổi quan điểm của chúng ta về quá khứ, như là nó sẽ sửa đổi tương lai.”!

Không có Thầy là đừng hy vọng trở thành nhà văn, mấy đấng Mít hiểu chưa?

Không thèm viết gì về ông thần MT, và, nếu có viết về VP, là để trám 1 lỗ hổng trên trang báo cho chính Gấu phụ trách… Tuy nhiên, những bài điểm sách, vài bài, thì đều gây sóng gió.
Thế mới ghê!

Bài về Nguyên Sa, được chính tác giả ban cho cái nick tên "sa đích văn nghệ", gây 1 trường hỗn loạn trên chốn giang hồ, kéo theo thù oán, giữa NS và TTT, sự thù oán còn dây dưa đến cả vụ trao giải thưởng Nobel của Diệm cho TDT, thay vì đã đồng ý, cho TTK, và trong vụ này, thì dính luôn cả tới Vũ Hoàng Chương.
Rồi bài viết về Nguyễn Thị Hoàng, được bà đáp lễ, bằng cách mô tả tên điểm sách, thằng cha Gấu đi như 1 con bồ câu bị người ta lấy mất bộ não.
Bài điểm sách THT cũng gây thù oán đến tận bi giờ.
Bài điểm Đường Một Chiều của NMG, đếch biết viết truyện dài, khiến ông bực quá, ra được hải ngoại chơi liền hai cuốn trường thiên tiểu thuyết!