*

 
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

TƯỞNG NIỆM




*

Bài Ai điếu Bà Vợ Góa nhà thơ Mandelstam của Brodsky, lần đầu ra mắt độc giả, March 5, 1981:

*

Tôi [Brodsky] gặp bà lần chót vào bữa 30 tháng Năm, 1972, tại nhà bếp của bà, tại Moscow. Lúc đó cũng xế chiều, và bà ngồi, hút thuốc, tại một góc bếp, trong bóng tối của cái tủ đựng chén dĩa in đậm lên tường. Đậm đến nỗi, người ta chỉ nhìn thấy đốm đỏ của điếu thuốc, và hai con mắt sáng rực của bà. Cái còn lại - một thân hình mỏng manh, run rẩy dưới chiếc khăn choàng, đôi cánh tay, khuôn mặt bầu dục nhợt nhạt, mái tóc xám mầu tro, tất cả đều bị bóng tối nuốt sạch. Bà giống như chút còn lại của một đám lửa lớn, đốm than hồng làm bạn bỏng tay, nếu đụng vô.

It's the possession of this prism supplied to her by the best Russian poetry of the twentieth century, and not the uniqueness of the size of her grief, that makes Nadezhda Mandelstam's statement about her piece of reality unchallengeable. It's an abominable fallacy that suffering makes for greater art. Suffering blinds deafens, ruins, and often kills. Osip Mandelstam was a great poet before the revolution. So was Anna Akhmatova, so was Marina Tsvetaeva. They would have become what they became even if none of the historical events that befell Russia in this century had taken place: because they were gifted. Basically, talent doesn't need history.
Would Nadezhda Mandelstam have become what she became had it not been for the Revolution and all the rest that followed? Probably not, for she met her future husband in 1919. But the question itself is immaterial; it leads us into the murky domains of the law of probability and of historical determinism. After all, she became what she became not because of what took place in Russia in this century but rather in spite of it. A casuist's finger will surely point out that from the point of view of historical determinism "in spite of is synonymous with '"because." So much then for historical determinism, if it gets so mindful about the semantics of some human "in spite of."  

Chính vì sở hữu một lăng kính như thế – nó đã được trao cho bà, bởi nền thi ca số một của thế kỷ 20 của Nga, chứ không phải do tầm vóc nỗi đau duy nhất mà bà đã chịu đựng -  khiến cho khẳng định của bà về thực tại, là không thể nói ngược lại được.Thật là một giả tưởng quái đản, khi cho rằng có đau khổ mới có nghệ thuật lớn. Đau khổ làm cho người ta mù lòa, điếc lác, tàn hại, và thường khi, sát nhân. Osip Mandelstam là nhà thơ vĩ đại “trước” cách mạng. Cũng vậy, là Akhmatova. Cũng vậy, là Marina Tsvetaeva. Họ sẽ vẫn là họ, đếch cần đến cái cuộc cách mạng đó, đếch cần dù chỉ một biến cố lịch sử đó giáng lên đầu dân Nga: Bởi vì họ là thiên bẩm. Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch sử.
Liệu Nadezhda Mandelstam trở thành như là bà bây giờ, là do Cách Mạng, và tất cả những gì tiếp theo sau nó? Có lẽ không phải như vậy, bởi vì bà gặp người chồng của mình vào năm 1910. Nhưng một câu hỏi như thế, tự thân nó, là không thích hợp; nó dẫn chúng ta tới những vùng đất mờ ảo, của trò xác xuất - rằng chuyện như thế có thể xẩy ra - và tới thuyết tất định về lịch sử. Nói cho cùng, bà trở thành như bà ngày nay, không phải bởi vì những gì đã xẩy ra ở Nga, trong thế kỷ này, mà đúng ra là, bất chấp những chuyện đó. Ngón tay trỏ của một tên ngụy biện chắc hẳn sẽ vạch ra rằng, theo quan điểm của thuyết tất định lịch sử, thì "bất chấp" đồng nghĩa với "bởi vì". Rút cục ra, tất định thuyết về lịch sử thì cũng chỉ có vậy, nhưng ví bằng, nó quan tâm một tí, tới “cái gọi là con người”, nằm ở trong ngữ nghĩa của từ 'bất chấp'...".
 

Ai điếu như thế, chứ có đâu như Xứ Mít! (1)

Tuyển tập tiểu luận 30 năm của NYRB, GCC mua ngay ngày hôm sau, khi từ Cali trở về, kịp làm sao, đúng cái hẹn thử “tai nghe”, hearing, của bịnh viện.
Tại tiệm sách cũ quen thuộc, Gấu đã từng lèm bèm nhiều lần, kế cái trung tâm tạm trú đầu tiên, khi vừa tới Xứ Lạnh từ Trại Tị Nạn.
Cũng là nơi gặp lại cô bạn, sau bao nhiêu năm trời xa cách.
Hai trở ngại lớn, hai đại họa đúng hơn, với GCC, lần đi xa dối già này, là tai và răng. Răng còn đúng 1 cái. Lũ bạn khốn nạn cười khả ố, nè, có dám hôn em, với chỉ 1 cái răng không đấy?

(1)

Thanh Tâm Tuyền, căn gác xép ám khói ở toà soạn Dân Chủ, hắn hỏi xin một điếu thuốc và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ.

Khi viết những dòng trên, MT đinh ninh VC đã làm thịt TTT!
Y chang những dòng VP viết về nhóm Sáng Tạo trong VHTQ

Còn đây là ai điếu của TTT, cho bạn mình:

Mai Thảo gửi tới chúng tôi Đêm Giã Từ Hànội.
Tôi nhận được một bao thư dầy cộm, không địa chỉ người gửi, trong đựng xấp bản thảo đánh máy. Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với tôi.
Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh ngạc:

Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hànội ở dưới ấy. 

Câu trích đề của truyện đột ngột khác thường. Nó không trích ra từ một tác phẩm khác đã có. Nó như tự trên trời rớt xuống, hay nói như Mai Thảo là câu “bắt được của trời”. Cái chiều sâu của nó làm chóng mặt.
Tưởng nên nhắc nhớ rằng ẩn dụ “vực thẳm”, cứ theo chỗ tôi biết, cho đến lúc bấy giờ chưa thấy được dùng trong văn chương Việt Nam. Phải đợi vài năm sau, khi Phạm Công Thiện xuất hiện với ảnh hưởng của Nietzsche, văn từ “hố thẳm” mới tràn lan và trở thành sáo ngữ.
Đọc hết truyện thì rõ câu trích đề là một câu ở trong truyện. Phượng là tên nhân vật.
* 

Đây là một truyện không cốt truyện.
Sự hấp dẫn bắt đọc là ở lời, giọng kể, ở ma lực của tiếng nói bắt lắng nghe – theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố bỏ ngỏ trong đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong giấc kín bưng triền miên của chúng - , ở sự dồn đẩy khôn ngưôi của chữ nghĩa tưởng chừng không sao dứt tạo thành những vận tiết mê mải tới chốn nhòa tắt mọi tiếng.
Gọi Đêm Giã Từ Hànội  là truyện hay tùy bút đều được. Cứ theo ký ức cùng cảm thức của riêng tôi, trong và sau khi đọc, thì đó là một bài thơ. Thơ là thứ tiếng nói tàng ẩn trong quên lãng bất chợt vẳng dội, đòi được nghe lại (nghĩa là đọc lại, lập lại). Người ta nghĩ đến một truyện ngắn, một bài tùy bút, một quyển tiểu thuyết đã đọc, nhưng người ta nhớ đồng thời nghe và gặp lại một câu thơ, một bài thơ.

Đêm Giã Từ Hà Nội là một bài thơ thỉnh thoảng vẫn vẳng dội trong tôi mà tôi không thể nhớ toàn vẹn - tỷ như lúc này đang viết đây tôi không cách nào tìm đọc bài thơ ấy trừ cách tưởng tượng dựa vào ý ức và cảm thức còn sót đọng, trừ câu trích đề.
*

Nhớ trong buổi họp kiểm bài vở trước khi chuyển xuống nhà in, tôi đã không thể ngăn nổi mình yêu cầu các anh Hiệp, Sỹ, Tế nghe tôi đọc Đêm Giã Từ Hànội đăng trọn trong một kỳ báo, không cần lời giới thiệu. Và tôi đọc say sưa, hùng hồn liên hồi. Và các anh chịu khó ngồi nghe trên căn gác lửng tối chật của tòa báo. Anh Tế kết thúc buổi họp nói đùa "Anh làm chúng tôi mất cái thú tự mình khám phá".

Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]

Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc].

*
Đăng bài Anh, tôi viết lời nhắn mời anh đến chơi tòa soạn. Mai Thảo đến.
Chúng tôi thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ ấy.

Good Night, Sweet Prince!
Hamlet – Shakespeare.
Chúc Người An Giấc, Công Tử của Lòng Ta.

Thanh Tâm Tuyền
2-98

[Lần đầu đăng trên Tạp Chí Thơ, số Mùa Xuân 1998]


Ai Điếu Nadezhda Mandelstam [1899-1980]
Joseph Brodsky


Gửi DTH.
Jennifer Tran 

Trong 81 năm của cuộc đời của bà, Nadezhda Mandelstam trải qua 15 năm là vợ nhà thơ vĩ đại nhất của Nga, và của thế kỷ này. Và 42 năm là bà vợ goá của ông. Còn lại là tuổi thơ và những năm vừa mới lớn. Trong giới văn, là vợ góa của một nhà thơ lớn là lời giới thiệu bảnh nhất về mình. Điều này lại càng đúng, vào những năm 1930 và 1940, chế độ sản xuất ra quá nhiều những bà vợ góa của văn thi sĩ, đến nỗi vào giữa thập niên 1960, mấy bà đủ túc số để tổ chức một công đoàn. 

"Nadya là một bà goá phụ may mắn nhất",  Akhmatova vẫn thường nói. Khi nói như vậy, là bà muốn nhắc tới sự công nhận rộng rãi, the universal recognition, đối với nhà thơ Osip Mandelstam. Và, mặc dù Akhmatova rất có lý khi nói như vậy, thì đây cũng chỉ là một cái nhìn từ phía bên ngoài, không tính tới đất nước thần thoại chiếm tới 1/6 diện tích quả địa cầu, tức Nga xô, chính nó. Vào lúc mà ông chồng có được danh tiếng như vậy, Nadezhda đã ở vào tuổi sáu mươi, sức khỏe thật là mỏng manh, phía sau bà, là hai thập niên góa bụa, đói khát, thiếu thốn đủ thứ, Cuộc Chiến Lớn, và nỗi sợ triền miên, có thể bị Mật Vụ tóm bắt bất cứ lúc nào, vì là vợ một kẻ thù của nhân dân.

Chết là cùng chứ gì! Thành thử tất cả quãng đời còn lại, chỉ là giải lao, chỉ là hưu nhàn.

Tôi gặp bà lần thứ nhất, đúng là vào mùa đông năm 1962, tại thành phố Pskov, nơi mà, cùng với vài người bạn, chúng tôi làm một chuyến tham quan những ngôi nhà thờ ở địa phương [những ngôi giáo đường đẹp nhất của cả đế quốc, theo tôi]. Nghe nói về chuyến đi, Anna Akhmatova bèn gợi ý, nếu có đi thì nên đến thăm Nadezhda Mandestam, lúc đó đang dậy tiếng Anh tại trường sư phạm địa phương, và gửi chúng tôi vài cuốn sách để đưa cho bà. Đó là lần thứ nhất tôi nghe tới tên bà, Tôi cũng chẳng hề biết, có một người đàn bà như thế hiện hữu ở trên cõi đời này. 

Bà sống trong một căn hộ gồm hai phòng. Người ở phòng thứ nhất, là một bà có tên thật tiếu lâm là Nyetsvetaeva [Không phải - Tsvetaeva], phòng thứ nhì, là Bà Mandelstam. Một căn phòng tám mét vuông, rộng cũng bằng phòng tắm ở Mỹ. Chiếc giường sắt, loại giường đôi, chiếm gần hết căn phòng, hai chiếc ghế mây, một cái rương đựng quần áo có gương nhỏ, và một cái bàn ngủ, dùng cho đủ mọi thứ việc, trên đó là vài cái chén dĩa của bữa ăn chiếu chưa kịp dọn, bên cạnh mấy chén diã, là cuốn The Hedgedog and the Fox, Con Nhím và Con Chồn, của Isaiah Berlin: Sự kiện cuốn sách đang được mở ra đọc, nằm chình ình trên bàn không thèm giấu giếm dưới gối, hay xó xỉnh nào, cho dù một tiếng gõ cửa bất thình lình, cho thấy, đích thị đây là thời kỳ bắt đầu của giai đoạn hưu nhàn, the beginning of respite. 

Cuốn sách, hóa ra là của Anna Akhmatova gửi cho. Trong gần nửa thế kỷ, nhà thơ là bạn thân nhất của, trước là của hai vợ chồng, sau của bà vợ goá. Bản thân nhà thơ, hai lần góa bụa. Người chồng đầu, thi sĩ Nikolai Gumilyov, bị đám Cheka - tên đầu tiên, "tên khi còn là con gái, the maiden name", của KGB - xử bắn, vào năm 1921 [theo lệnh trực tiếp từ Lenin, như nhà thơ Joseph Brodsky cho biết. LND.]; người chồng thứ nhì, sử gia về nghệ thuật, Nikolai Punin, chết trong trại tập trung. Akhmatova đã giúp bạn mình bằng mọi cách mà bà có thể, và trong những năm chiến tranh, đã cứu bà bằng cách đưa lén vào [thành phố] Tashkent, nơi một số nhà văn đã được di tản tới đó, và chia phần ăn hàng ngày với bà. Mặc dù cả hai người chồng đều bị chế độ sát hại, và người con trai ngắc ngoải 18 năm dài trong trại tù, Akhmatova một cách nào đó, lại dễ thở hơn là Nadezhda Mandelstam, không phải chỉ riêng vì, bà được nhà nước tuy chẳng thích thú chi, nhưng cũng đành phải coi bà là nhà văn, và bởi vì là nhà văn, nên được chế độ cho phép sống tại Leningrad hay Moscow. Đối với vợ một tên kẻ thù của nhân dân, làm sao được ưu đãi như thế? 

Trong nhiều thập niên, người đàn bà này chỉ có mỗi một việc, là chạy trốn, chui nhũi mãi, trong những ao bùn phía sau lưng chế độ, những thị trấn nhỏ của cái đế quốc rộng lớn đó; ngồi chưa kịp nóng đít ở nơi này, thì đã vội vàng dọt đi nơi khác, ngay khi vừa ngửi ra dấu hiệu của sự nguy hiểm. Cái vị thế "chẳng là ai" [nonperson] này dần dần trở thành bản chất thứ nhì của bà. Bà là một người đàn bà ốm o, nhỏ nhắn, và với những năm tháng như thế, bà càng ngày càng thêm ốm o, nhỏ nhắn, như cố thu mình lại, thành nhẹ hẫng, bỏ gọn vào trong túi, cho mỗi lần vội vàng dọt. Và cũng như vậy, bà chẳng có cái chi thuộc về bà: không đồ đạc, không nghệ phẩm, không thư viện. Sách vở, ngay cả sách ngoại, không ở trong tay bà được lâu: vừa đọc xong, hoặc thoáng đọc, là đã chuyển cho người khác - sách thì phải như thế, đúng không? Vào những năm dư dả nhất của bà, tức là cuối thập niên sáu mươi và đầu bẩy mươi, vật đắt tiền nhất mà bà có được, trong căn hộ một phòng của bà ở ngoại ô Moscow, là một chiếc đồng hồ treo tường ở nơi nhà bếp. Một trên trộm, và lẽ dĩ nhiên, mấy ông mật vụ, với lệnh xét nhà, có vô đây, thì cũng đành chưng hửng.

Vào những năm "dư dả" tiếp theo sau việc xuất bản hai tập hồi ký của bà, ở Tây Phương, căn bếp đó trở thành một nơi chốn hành hương thực sự. Gần như đêm nào cũng vậy, cái đám tinh anh nhất, mà may mắn sống sót chế độ, mà may mắn lại ló mặt ra với cuộc đời, vào thời kỳ hậu-Stalin, họ tụ tập nhau ở đây, quanh chiếc bàn gỗ, mười lần rộng hơn cái khung giường ở Pskov. Có vẻ như bao năm tháng vừa qua đã tạo ra hình ảnh của bà, như là  một kẻ cùng đinh. Tôi hình dung như nhìn thấy bà thật rõ, trong căn phòng nhỏ ở Pskov, hay là ngồi ở một góc sô pha, trong căn phòng của Akhmatova, tại Leningrad, nơi thỉnh thoảng bà từ Pskov lén lút về, hay ló ra từ cuối hành lang căn phòng của Shklovosky tại Moscow, là nơi bà tá túc trước khi có một nơi chốn của riêng bà. Tôi nhớ rõ những hình ảnh như vậy, bởi vì có thể, ngay ở trong trong bản chất của bà, đã có bóng dáng một kẻ bên lề, một kẻ chạy trốn, "một người bạn của những người ăn xin, ăn mày" như Osip Mandelstam đã từng gọi bà, trong một bài thơ của ông. Và bóng dáng này ở với bà cho tới cuối cuộc đời.

Vào tuổi 65, bà viết hai cuốn hồi ký như thế quả là một sự ngạc nhiên cho nhiều người. Trong gia đình Mandelstam, ông chồng mới đóng vai, và là nhà văn. Không phải bà. Nếu bà có viết lách lăng nhăng chi đó, trước khi viết hai tập hồi ký trên, thì cũng chỉ là những thư từ cho bè bạn, và những đơn chống án tới Tối Cao Pháp Viện. Bà đâu phải loại người tính sống lại đời mình, bằng những trang hồi ký, vào lúc xế chiều. Bởi vì sống tới 65 tuổi như bà không phải là một chuyện bình thường. Chẳng phải vô cớ mà hệ thống giam cầm của Xô Viết có đoạn chỉ riêng ra rằng, trong một số trại tù một năm phục án được tính là ba năm. Do cái mốc này, nhiều người Nga trong thế kỷ này hóa ra có tuổi thọ xấp xỉ với những tổ phụ trong kinh thánh - bà còn có thêm một điều chung với họ nữa: tận tâm với công lý.

[Đọc tới đây, Jennifer Trần tôi mới hiểu ra, tại sao chính quyền Cách Mạng năm đó lại căn dặn mấy tên Ngụy, chỉ cần mang theo mười ngày lương thực: ở nơi chốn được gọi là Thiên Thai, một ngày tính bằng một năm]. 

Tuy nhiên, không phải riêng lòng tận tâm với công lý này đã khiến bà ngồi xuống ở cái tuổi 65 và dùng quãng thời gian hưu nhàn của bà để viết những cuốn sách đó. Điều mang chúng vào đời là sự ôn lại - bằng cái cân tỷ lệ của một người - cũng cái tiến trình trước đây đã có lần xẩy ra trong lịch sử văn học Nga. Tôi nghĩ đến sự hiện xuất của nền văn xuôi Nga vĩ đại vào nửa sau thế kỷ 19. Nền văn xuôi đó, xuất hiện như thể không biết từ đâu ra, mà không thể vạch ra được nguyên nhân, thực sự đơn giản chỉ là những sợi tơ vương từ guồng quay thơ thế kỷ 19 của Nga. Nó đã đặt định cho toàn bộ nền văn viết, bằng tiếng Nga sau đó, và tuyệt tác của truyện Nga có thể xem như là một âm hưởng xa xa, và như là sự trau giồi chi ly cái bén nhạy về tâm lý và từ vựng, mà thơ Nga đã phô bầy trong 25 năm đầu của thế kỷ ấy. "Hầu hết những nhân vật của Dostoevsky," Anna Akhmatova thường nói, "chỉ là những vai chính trong những tác phẩm của Pushkin, nhưng đã già đi - như Onegins, v... v...". 

Có thơ rồi mới có văn, luôn luôn là như vậy, và nó là như thế, hơn một lần, trong đời Nadezhda Mandelstam. Là một nhà văn, và nhà thơ, bà là [nguồn] sáng tạo của cả hai nhà thơ mà đời bà không có cách chi mà có thể tách rời ra khỏi họ: Osip Mandelstam và Anna Akhmatova. Không phải chỉ vì người thứ nhất là chồng và người thứ nhì, bạn thân cả đời của bà. Nói gì thì nói, 40 năm đằng đẵng làm góa phụ có thể làm mờ những kỷ niệm hạnh phúc nhất (và trong cuộc đời vợ chồng của họ, hạnh phúc này thật là thất thường, không phải chỉ riêng là do những đói khát trên toàn xứ sở do cách mạng, nội chiến, và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất). Cũng thế, có nhiều năm, bà chẳng làm sao gặp được Anna Akhmatova, và một bức thư là điều chót, đối đế, đành phải trông vào nó. Thư từ, giấy má, nói chung chung, là chuyện chết người. Điều làm cho cuộc hôn nhân, và tình bạn, thêm bền bỉ, hóa ra lại là một vấn đề mang tính kỹ thuật: hãy cố mà nhớ, những gì không thể trông cậy vào tờ giấy, nghĩa là, hãy cố nhớ, những bài thơ, của cả hai, chồng và bạn.
Làm cái điều vào thời chưa phát minh ra máy in như thế, thời kỳ tiền-Gutenberg - chữ của Anna Akhmatov - chắc chắn không phải chỉ có Nadezhda Mandelstam. Tuy nhiên, ngày đêm nhẩm đi nhẩm lại hoài lời của người quá cố, không chỉ để hiểu biết thêm về chúng, nhưng còn làm sống lại giọng nói của chồng, rất ư là của ông, chẳng thể là của ai, và như thế, bóng dáng chồng vẫn như kề cận, như ngày nào đã từng thề thốt, "nào nem công chả phượng, nào gừng cay muối mặn", "for the better or for the worse - và cái phần gừng cay muối mặn đó, mới đớn đau, mới đáng nhớ làm sao.
Cũng vậy, là thơ của bạn mình, người lâu lắm chưa được gặp lại, và, một khi đã có chớn, cái "kỹ thuật nhớ" như thế đó, sẽ chẳng thể nào ngưng. Điều này cũng được làm, đối với một vài tác giả khác, về một hai tư tưởng, ý nghĩ của họ, cho tất cả mọi chuyện không thể có cách nào khác để mà sống sót, ngoài cách nhớ đó ra.
Dần dà, chúng nẩy nở ở trong bà. Nếu có cái gì thế cho tình yêu, thì đó là hồi ức. Và muốn nhớ nhung, hồi ức, là muốn không chia xa, muốn trở thành thân quen, gần gũi. Dần dà những dòng thơ của những nhà thơ đó trở thành nỗi niềm, con người của bà. Chúng cung cấp cho bà, không chỉ  tầm nhìn, góc viễn, nhưng, quan trọng hơn, chúng trở thành tiêu chuẩn ngôn ngữ của bà. Bởi vậy, khi khởi sự viết những cuốn sách trên, là bà muốn đặt - vào lúc này, nó trở thành, như linh tính, như trực giác ở trong bà - những câu kệ của mình, ở trong thế tương tranh, đối đầu với những câu thơ của họ. Tính trong sáng, sự không hề hối hận, ăn năn ở trong những trang sách của bà, ngoài việc chúng nói lên tâm hồn của bà, còn là những hiệu quả văn phong tất yếu, không thể nào tránh được, của thơ ca, nhờ thơ ca mà có; chính thơ ca đã tạo nên vóc dáng tâm hồn bà. Trong cả hai, nội dung và văn phong, những cuốn sách của bà đúng là một lời bạt cho một ấn bản, thứ tối cao, tối thượng của ngôn ngữ. Mà thơ ca, yếu tính của nó là ngôn ngữ. Với bà, ngôn ngữ, và qua đó, thơ ca, trở thành máu thịt, nhờ nhẩm đi nhẩm lại đến  thuộc nằm lòng những dòng thơ của chồng.

Mượn một câu của W.H. Auden, thơ ca lớn "xô đẩy" bà vào văn xuôi, [great poetry 'hurt' her into prose]. Đúng như vậy. Bởi vì gia tài của hai nhà thơ lớn này chỉ có thể phát triển và tỉ mỉ, chi li mãi ra, bằng con đường văn xuôi. Với thơ, họ chỉ có thể có đệ tử. Và điều này đã xẩy ra. Nói một cách khác, văn xuôi của Nadehda Mandelstam là môi trường độc nhất cho ngôn ngữ-chính nó, bởi vì chỉ có như vậy, ngôn ngữ mới thoát ra khỏi tình trạng ao tù, trì đọng. Tương tự như vậy, nó là môi trường độc nhất khả hữu, cho một cõi tâm linh được hai nhà thơ dựng lên, qua cách sử dụng ngôn ngữ của họ. Do đó, tuy hoàn tất thật là tuyệt vời hai chức năng - hồi ký và chỉ dẫn  về cuộc đời của hai nhà thơ - hai cuốn sách còn làm được điều lớn lao sau đây: Chúng thắp sáng ý thức dân tộc. Riêng phần này, ít ra, chúng thật đáng được lưu truyền, sao chép.

Tuy nhiên, vẫn còn chút ngạc nhiên nho nhỏ, rằng sự thắp sáng ý thức quốc gia dân tộc này, nó là hậu quả của việc tố cáo hệ thống, chế độ. Hai cuốn sách của Bà Mandelstam thực sự là đã nhắm tới Ngày Phán Xét trên thế gian, về thời của bà và văn chương của nó - một sự phán xét rất ư là chính đáng, bởi vì kể từ thời của bà, sự nghiệp vĩ đại có tên là xây dựng thiên đàng trên trái đất này được khởi công thực hiện. Chút ngạc nhiên nhỏ nhoi hơn, là, hai cuốn hồi ức này, đặc biệt là cuốn thứ nhì, đã không được ưa thích bởi phía bên kia Bức Tường Điện Cẩm Linh. Giới cầm quyền, tôi phải nói, họ tỏ ra thành thực [honest] hơn, so với đám trí thức, ấy là nói về mặt phản ứng do mấy cuốn sách gây ra. Họ chỉ nói, việc sở hữu những cuốn sách đó là phạm luật. Nhưng về phía đám trí thức, nhất là đám ở Moscow, họ nhao nhao lên, như là một cái chợ, trước những lời cáo buộc nhắm vào rất nhiều thành viên nổi tiếng, hoặc cũng nổi tiếng, nhưng in ít hơn, của nó, về chuyện thậm thụt với chế độ, và đám người vẫn xun xoe nơi xó bếp nhà bà nhờ vậy mà giảm đi rất nhiều.

Có những lá thư hở, hoặc nửa kín nửa hở, có những quyết định rất ư là tởm lợm, là sẽ không thèm bắt tay, có những tình bạn, những hôn nhân đổ vỡ, do chuyện, không hiểu bà đúng hay là sai, khi chỉ tay vào kẻ đó, và nói, đây là một tên chỉ điểm. Một tay ly khai nổi tiếng vừa tuyên bố vừa lắc lắc chòm râu: "Bà đã ỉa lên cả một thế hệ chúng ta". Những kẻ khác bèn chạy vội về nhà, đóng kín cửa lại, và ngồi viết phản-hồi ký! Đúng thế đấy, những năm đầu của thập niên 1970 đã bắt đầu như vậy, và chừng sáu năm sau đó, cũng đám người đó, đã xào xáo, chia năm sẻ bẩy, trước thái độ của Solzhenitsyn đối với những người Do Thái.

Có một điều gì trong ý thức của văn giới, nó không thể chịu nổi quan niệm về quyền uy tinh thần của một kẻ nào đó. Họ tự nén mình trước sự hiện hữu của một Đệ Nhất Bí Thư Đảng, hoặc một Lãnh Tụ, như trước một cái ác cần thiết, nhưng họ hăng say chất vấn một nhà tiên tri. Điều này như thế, chắc hẳn là vì, bị gọi là một kẻ nô lệ, là một thông tin ít làm ngã lòng hơn, so với bị gọi là một con số không, về mặt tinh thần. Nói cho cùng, một con chó bị suy sụp thì cũng chẳng nên đá nó làm gì. Tuy nhiên, nhà tiên tri đá con chó suy sụp không phải để kết liễu nó, mà để cho nó đứng thẳng chân trở lại. Sự đề kháng trước những cú đá đó, sự chất vấn về những tuyên xưng và cáo buộc của nhà văn, không tới từ ước muốn tìm sự thực, mà tới từ sự đắc chí về mặt khôn lanh, láu cá của kiếp nô lệ. Vậy thì, càng tệ lậu hơn, đối với giới văn học, khi quyền uy không chỉ riêng về tinh thần, mà còn về văn hóa - như là trong trường hợp của Nadezhda Mandelstam.

Tôi muốn tản mạn thêm một chút, ở đây. Thực tại, chính nó, chẳng đáng một đồng xu teng. Chính cảm nhận của chúng ta đem ý nghĩa đến cho nó. Và, có đẳng cấp trong cảm nhận; cũng thế, có đẳng cấp trong ý nghĩa. Những cảm nhận được chiết qua những lăng kính tinh vi nhất, lọc lõi nhất, mẫn cảm nhất, chúng sẽ chót vót ở trên đỉnh. Lọc lõi, và cảm tính, ở đâu mà ra, nếu không là từ văn hoá, văn minh, vốn là nguồn cung cấp độc nhất cho một lăng kính như thế? Và dụng cụ chính của văn hoá, văn minh là ngôn ngữ. Đánh giá, thẩm định thực tại qua một lăng kính như thế  - có được lăng kính này, là một mục tiêu của sinh vật – nhờ vậy mà trở nên chân xác nhất, và có lẽ, chính đáng nhất [“Không công bằng!”, và Trọng tinh hoa”, sẽ có những tiếng la thét từ mọi nơi, sau một khẳng định như vậy, nhưng đâu cần, bởi vì, do định nghĩa, “trọng tinh hoa” là tính chất của văn hóa, và việc áp dụng những nguyên lý dân chủ vào môi trường tri thức sẽ dẫn tới sự kiện cào bằng, coi cá mè một lứa, giữa khôn ngoan và dốt nát, giữa minh triết và đần độn).
Chính vì sở hữu một lăng kính như thế – nó đã được trao cho bà, bởi nền thi ca số một của thế kỷ 20 của Nga, chứ không phải do tầm vóc nỗi đau duy nhất mà bà đã chịu đựng -  khiến cho khẳng định của bà về thực tại, là không thể nói ngược lại được.Thật là một giả tưởng quái đản, khi cho rằng có đau khổ mới có nghệ thuật lớn. Đau khổ làm cho người ta mù lòa, điếc lác, tàn hại, và thường khi, sát nhân. Osip Mandelstam là nhà thơ vĩ đại “trước” cách mạng. Cũng vậy, là Akhmatova. Cũng vậy, là Marina Tsvetaeva. Họ sẽ vẫn là họ, đếch cần đến cái cuộc cách mạng đó, đếch cần dù chỉ một biến cố lịch sử đó giáng lên đầu dân Nga: Bởi vì họ là thiên bẩm. Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch sử.

Liệu Nadezhda Mandelstam trở thành như là bà bây giờ, là do Cách Mạng, và tất cả những gì tiếp theo sau nó? Có lẽ không phải như vậy, bởi vì bà gặp người chồng của mình vào năm 1910. Nhưng một câu hỏi như thế, tự thân nó, là không thích hợp; nó dẫn chúng ta tới những vùng đất mờ ảo, của trò xác xuất - rằng chuyện như thế có thể xẩy ra - và tới thuyết tất định về lịch sử. Nói cho cùng, bà trở thành như bà ngày nay, không phải bởi vì những gì đã xẩy ra ở Nga, trong thế kỷ này, mà đúng ra là, bất chấp những chuyện đó. Ngón tay trỏ của một tên ngụy biện chắc hẳn sẽ vạch ra rằng, theo quan điểm của thuyết tất định lịch sử, thì "bất chấp" đồng nghĩa với "bởi vì". Rút cục ra, tất định thuyết về lịch sử thì cũng chỉ có vậy, nhưng ví bằng, nó quan tâm một tí, tới “cái gọi là con người”, nằm ở trong ngữ nghĩa của từ 'bất chấp'... ".
Gì thì gì, thì đây cũng là một điều tốt lành. Bởi vì, một người đàn bà mảnh mai, yếu đuối đã làm chậm - nếu không muốn nói, về mặt đường dài - đã ngăn chặn, cơn băng hoại văn hóa của cả một dân tộc. Những hồi ức của bà là một cái gì còn hơn cả một chứng tích, về thời của bà. Chúng là một cái nhìn lịch sử dưới ánh sáng của lương tâm và văn hoá. Dưới ánh sáng đó, lịch sử nhăn nhó, và cá nhân thực hiện sự chọn lựa của mình: Hoặc là, bỏ công tìm kiếm coi ánh sáng tới từ đâu, hoặc là, phạm một tội liên quan tới gốc rễ con người, đối với chính anh ta/chị ta.
Bà đâu có muốn lớn lao, cao cả như vậy, ngay cả chuyện giản dị, là muốn ngang hàng với chế độ, cũng không. Với bà, đây là một chuyện riêng, nó liên quan tới tính tình, phong cách rất đỗi tư riêng của bà, và điều tạo nên phong cách đó. Và như chúng ta đã biết đấy, một vóc dáng cá nhân như thế, là đã được văn hóa và những sản phẩm tối hảo của nó, tạo nên: những bài thơ của chồng bà. Chính chúng, chứ  không phải hồi ức về chồng, là điều mà bà cố gắng giữ sao cho sống hoài, không thể bị mai một. Chính là vì những bài thơ, chứ không vì ông chồng, mà trong vòng 42 năm trời đằng đẵng, bà trở thành một góa phụ. Lẽ dĩ nhiên, bà yêu chồng, nhưng tình yêu, tự thân nó, là một trong những tinh hoa, tài tình, "phong hoa nhất mực", của những đam mê trọn kiếp. Và tình yêu, nó chỉ có thể có được bản chất phong hoa nhất mực, có được những giấc mơ bay bổng, những viễn ảnh tuyệt vời, là từ nội dung văn hoá, bởi vì nó cần nhiều không gian ở trong đầu, trong tâm hồn, chứ không phải thứ không gian ở trên, và ở xung quanh một cái giường. Ra ngoài không gian đó, nó rớt liền vào không gian giả tưởng một chiều. Bà là goá phụ, đối với văn hóa, và tôi nghĩ, bà yêu chồng nhiều ở những ngày hôm sau, hơn ngày đầu họ lấy nhau. Có lẽ chính vì vậy mà độc giả  nhận thấy những cuốn sách của bà thật gây ám ảnh. Bởi vì điều trên đây, và còn bởi, cái gọi là thân phận của thế giới hiện đại trực diện với văn minh cũng được coi như là một thân phận ở góa [widowhood].
Nếu bà thiếu điều chi, thì đó là sự khiêm nhường. Về điều này, bà không như hai nhà thơ lớn của bà. Nhưng, họ có nghệ thuật của họ. Và thành tựu thơ ca, thứ thượng hảo, khiến họ khiêm tốn, hoặc làm ra vẻ như vậy. Bà thì rất ư là cổ hủ, cố chấp, câu nệ, khó chịu, thích làm theo ý mình; tư tưởng hoặc chưa chín chắn, hoặc phát triển theo kiểu "nghe người ta nói như vậy". Nói ngắn gọn, có rất nhiều cái gọi là sự thủ đắc ở nơi bà, thành thử người ta không ngạc nhiên, về chuyện bà ứng phó với những gì xẩy ra trong thực tế cũng như trong tưởng tượng. Sau cùng sự khó chịu của bà khiến nhiều người phải tránh né, nhưng phải như vậy thôi, bởi vì bà quá chán sự tâng bốc, quá chán được yêu mến bởi Robert McNamara, hay Willy Fisher [tên thực của Đại tá Rudolf Abel]. Tất cả những gì bà muốn, là được chết ở trên chiếc giưòng của bà, và một cách nào đó, bà trông chờ điều này, bởi vì, "ở trên ấy, tôi lại gặp Osip của tôi". "Không đâu, tôi đi trước bạn, lên trên ấy, và sẽ gặp Osip trước bạn", Akhmatova trả lời.
Ước muốn của bà sau đã trở thành hiện thực, và bà chết ở trên chiếc giường của bà. Với một người Nga thuộc thế hệ của bà, đây không phải là chuyện nhỏ nhặt: được chết ở trên chiếc giường của mình. Sẽ có những người than thở, rằng bà hiểu lầm thời của bà, rằng bà tụt hậu, không bắt kịp con tầu lịch sử  chạy về tương lai. Ôi chao, có thể nói, như mọi người đàn bà Nga khác thuộc thế hệ của bà, bà biết quá rõ một điều là, con tầu chạy về tương lai đó ngưng ở trại tập trung hay tại phòng hơi ngạt. Bà may mắn đã hụt chuyến tầu, và chúng ta may mắn, vì bà bảo chúng ta biết lộ trình của nó. Tôi [Brodsky] gặp bà lần chót vào bữa 30 tháng Năm, 1972, tại nhà bếp của bà, tại Moscow. Lúc đó cũng xế chiều, và bà ngồi, hút thuốc, tại một góc bếp, trong bóng tối của cái tủ đựng chén dĩa in đậm lên tường. Đậm đến nỗi, người ta chỉ nhìn thấy đốm đỏ của điếu thuốc, và hai con mắt sáng rực của bà. Cái còn lại - một thân hình mỏng manh, run rẩy dưới chiếc khăn choàng, đôi cánh tay, khuôn mặt bầu dục nhợt nhạt, mái tóc xám mầu tro, tất cả đều bị bóng tối nuốt sạch. Bà giống như chút còn lại của một đám lửa lớn, đốm than hồng làm bạn bỏng tay, nếu đụng vô.

1981

Joseph Brodsky

Jennifer Tran chuyển ngữ.