Chia tay

Hôm qua tôi đưa con gái út ra phi trường. Cô xin được công việc làm mùa hè ở tiểu bang Wisconsin. Làm research. Cô nhắm công việc này từ mùa hè năm trước nhưng khi ấy cô còn đang học năm thứ hai, mà người ta đòi điều kiện phải ít nhất là năm thứ ba. Năm nay cô lại nộp đơn và người ta nhận. Ông Tám, chị Ách Cơ của cô, và tôi tiễn cô ra phi trường. Ông Tám và Ách Cơ xách hành lý đưa cô vào bên trong. Tôi ngồi chờ ngoài xe. Chia tay, tôi ôm cô. Chúng tôi hôn nhau và cô nói. “Thế thôi à?” Dường như cô ngỡ ngàng, nhận ra đến lúc mình phải xa tất cả những thứ quen thuộc an toàn, bố mẹ, chị, và con mèo. Hay là cô ngỡ ngàng tôi không đưa cô vào tận bên trong.

Còn tôi, mãi đến khi người ta bảo, thuyền ra đến hải phận quốc tế rồi, tôi mới chợt nhận ra tôi đã mất hết. Không còn đường về. Tôi mất má tôi rồi.

Khi tôi ngồi chờ trên xe, tôi thấy có một chiếc xe BMW mui trần đậu vào trước xe tôi. Người lái xe là một phụ nữ độ ngoài năm mươi. Bà chở cô con gái và đứa bé, chắc là cháu ngoại. Bà bế cháu cho cô con gái sửa soạn khuân hành lý từ trên xe xuống. Cô con gái trạc ba mươi. Cô mang chiếc ghế dành riêng cho em bé xuống, bỏ vào bao, bọc lại. Đeo nịt mang đứa bé trên ngực. Một cái túi đeo trên lưng. Tay kéo va li hành lý, và chiếc ghế em bé đi. Trước khi đi bà mẹ hôn con gái và cháu ngoại.

Tôi thấy khóe môi người đàn bà run rẩy. Bà cắn môi nhưng những giọt nước mắt vẫn tràn ra trên má long lanh. Tôi đoán có lẽ lâu lắm bà mới có thể gặp lại con gái và cháu ngoại.

Tôi chợt nhận ra tôi không khóc khi tiễn cô út. Vì cô đi chỉ hơn hai tháng là về. Thật ra tôi còn thấy nhẹ nhõm khi biết là mình không phải bận rộn nấu ăn cho cô trong hai tháng cô vắng nhà. Tôi thuộc loại bà mẹ lười biếng. Mặc dù tôi chưa bao giờ bỏ con ở nhà để đi nghỉ hè, nhưng mỗi khi tôi tránh được chuyện nấu cơm, rảnh rỗi để lười biếng thì tôi hoan hỉ lắm.

Tôi nhớ, khi tôi nhận ra là tôi sẽ vĩnh viễn xa rời má tôi, trong cơn say sóng dữ dội, tôi quì gối gục đầu xuống khoang thuyền, lặng lẽ ứa nước mắt.

Những cuộc chia lìa khởi từ đây…

  1. “Tôi nhớ, khi tôi nhận ra là tôi sẽ vĩnh viễn xa rời má tôi, trong cơn say sóng dữ dội, tôi quì gối gục đầu xuống khoang thuyền, lặng lẽ ứa nước mắt.

    Những cuộc chia lìa khởi từ đây…”

    Cái thời ra đi không hẹn ngày trở lại đó , dù có là bao lâu đi chăng nữa thì khi nghĩ đến vẫn thấy đau đúng không chị Tám

    Like this

  2. Ôi, Hà viết thật hay. Tôi chưa nhớ lại được bao giờ mình là người lớn. Tuổi trẻ của chúng mình người ta lấy đi nhiều quá. Bây giờ Hà gợi lại thấy rưng rưng.
    Cảm ơn nhiều.

    Like this

  3. Bắt đền bà Tám, làm cháu nhớ mommy quá, không tập trung được.

    Like this

  4. Những cuộc chia ly… Người ở lại vẫn mang nặng nỗi niềm. Đọc bài này sao thấy nặng lòng quá cô Tám…

    Like this

  5. Em thích bài này quá chị ơi, cảm động quá. Cái hình ảnh chị ngồi trên tàu ra khỏi hải phận và nhận thấy mình mất hết, cái thế hệ sau này nó không bao giờ hiểu về những cuộc chia tay như vậy.

    Hai thằng con em nhỏ mà em đã lo xa cái chuyện buông tay cho nó tự vào đời rồi. Cái bài này chị viết em cũng tâm tư.

    Like this

  6. Bài này quá tuyệt, đúng là cao thủ, do mù mờ mà thành, cũng nên. Lấy cái nọ bù cho cái kia. Tks. NQT

    Like this

  7. Nhiều khi nước mắt không rơi ngoài khóe mắt mà rơi ướt cả cõi lòng mới ……thấm lâu á chị !

    Chèng ui, sao chị tả cảnh bà mẹ tiễn con & cháu vô phi trường mà giống cảnh mẹ em tiễn em & tụi trẻ con quá vậy? Lần nào, mẹ tiễn đám con cháu vô trong chỗ checkpoint xong cũng lẳng lặng quay lưng đi, mắt ráo hoảnh thôi à. Nhưng khi em quay lại thì thấy mẹ đang đưa tay lau nước mắt á. Mẹ nào cũng thế thôi, trước mặt con cháu thì giả bộ cứng cỏi thế, chứ quay lưng lại là nước mắt ngắn dài mà!

    Tự dưng tưởng tượng ra cảnh Bà Tám ra đến hải phận quốc tế mà tim em đau nhói luôn. Cứ như lúc em leo lên máy bay, khi họ thông báo vừa ra khỏi không phận VN là tự dưng bật khóc tỉnh queo hà. Đó là khi đó em đã có bố mẹ, em út ngay bên cạnh rồi đó. Nhưng nhớ Nội, nhớ Ngoại, nhớ bạn bè đủ thứ hết mà.

    PS: Thiệt tình, em chưa dám nghĩ đến cảnh tiễn tụi nhỏ đi xa bao giờ luôn, tại em biết chắc là em sẽ mít ướt (mặc dù đôi khi không muốn thế) …;)

    Like this


Viết
Chia tay

Bài viết thật khéo. Ngay cả cái chuyện bỏ nước mà đi, thì cũng chẳng đáng nhỏ lệ, mà nếu quá đau lòng, giữa biển khơi, gục đầu vào thuyền mà khóc, thì là vì không còn gặp mẹ nữa.
Gấu phán, lấy cái nọ bù cho cái kia, là thế. Solz chẳng từng chê Akhmatova, cả nước đau, mà bà chỉ khóc đứa con bị đi tù, ông chồng bị làm thịt, toàn chuyện cá nhân nhảm nhí!
Nói ra thì lại là bảo là khoe, nhưng Gấu bị đám ngu chửi hoài, có thằng em trai tử trận ca cẩm hoài!

NGỦ

Tối qua, hoàn toàn không ngủ được. Bây giờ, mới hơn 9 giờ, mắt đã ríu lại rồi. Thôi, đi ngủ. Mặc kệ giàn khoan HD-981. Mặc kệ Trung Quốc. Mặc kệ ông Trọng, ông Sang, ông Dũng, ông Hùng. Ngủ. Chỉ mong, trong giấc ngủ, sẽ gặp được một giấc mơ thật đẹp. Để, mai, thức dậy, bớt một chút cay đắng và lo lắng.


Một ông Hồ không ngủ được vì vận nước, vì Miền Nam bị Mỹ Ngụy tàn phá, là quá nhiều rồi, đừng thằng khốn nào giả đò bắt chước ông ta nữa nhe!

Hà, hà!

Cái trò cả Miền Nam không ngủ được, cả Miền Bắc hò theo này, xưa rồi.
Giả đúng như thế, thì hậu quả, là 1 đất nước Mít khùng như bây giờ.
Vậy mà vẫn có thằng bắt chước, quái thế!
Tất nhiên, người viết bài viết ngắn này, rất đau, như bao nhiêu người, vì cái việc đất nước, nhưng bà tránh đi, và nói mình không có buồn, vì nhớ con - đếch phải nhớ nước Mít nhe!

Đêm qua, Gấu cũng.... mất ngủ.
Bèn ru mãi ngàn năm, bằng bài thơ sau đây.
 

Cuộc tàn sát những kẻ vô tội

Những nhà thơ Hậu Đường
Đâu có làm gì được, ngoài cái việc đi 1 đường Facebook, sau đây:
"Ở những ngọn đồi phía Tây, mặt trời lặn…
Những con ngựa bị gió thổi, dẫm lên những đám mây."

Tớ cũng đếch làm gì được ở đây.
Nhưng quái làm sao, tớ thấy vui
Ngay cả trên đầu tớ,
Một chú quạ bay vòng vòng.
Trong lúc tớ thả mình xuống lớp cỏ,
Một mình với cái im lặng của bầu trời

Chỉ có gió, là rì rào nhè nhẹ
Lật những trang của cuốn sách ở bên tớ
Lật tới lật lui, như kiếm cái con khỉ gì
Cho con quạ máu me đọc.

The Massacre of the Innocents

The poets of the Late Tang Dynasty
Could do nothing about it except to write:
"On the western hills the sun sets ...
Horses blown by the whirlwind tread the clouds."

I could not help myself either. I felt joy
Even at the sight of a crow circling over me
As I stretched out on the grass
Alone now with the silence of the sky.

Only the wind making a slight rustle
As it turned the pages of the book by my side,
Back and forth, searching for something
For that bloody crow to read.

Charles Simic: A Wedding in Hell