nqt
 
I (old)
1 2 3


Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]

Liu Xiaobo Elegies
Nobel văn chương 2012

Anh Môn

Kỷ niệm 100 năm sinh của Milosz

IN MEMORIAM W. G. SEBALD
http://tapchivanhoc.org





Chiều 1 mình xuống phố, đi 1 đường xeo phi


Thơ Mỗi Ngày

To My POEMS
You led me into the trackless woods,
My falling stars, my dark endeavor.
You were bitterness, lies, a bill of goods.
You weren't a consolation-ever.
1961

Gửi những bài thơ của tôi

Mi dẫn ta vô một cánh rừng không lối đi
Những vì sao rơi rụng của ta, nỗi cố gắng âm u của ta
Chỉ là cay đắng, dối trá, đồ dởm
Niềm an ủi ư, không bao giờ!

A poet has a secret relationship with everything that he has ever written and this often is at odds with what the reader thinks about one poem or another.
For example, in my first book, Evening (1912), I really only like the lines:
Becoming intoxicated by the sound of a voice,
That resembles yours."

I even think that a lot of things in my poetry came out of those lines.
On the other hand, I very much like a somewhat dark and not at all typical poem of mine: "I came to take your place, sister," which has remained without sequel. I like the lines: And the tambourine's beat is no longer heard, And I know, the silence is frightening."
What the critics still mention often leaves me completely indifferent.

[Nhật ký]

Thi sĩ thì thể nào cũng có 1 liên hệ thầm kín, với mọi câu thơ mà mình đã từng viết ra.
Tôi cực mê câu thơ sau đây.
Có thể nói, mọi cái gì gọi là thơ của tôi, đều từ câu thơ đó, mà ra:
Tôi nhiễm độc xì ke từ 1 giọng nói
Giọng của Em, giọng Bắc Kít
Giọng BHD
Một con bé Bắc Kít, 11 tuổi

Hà, hà!

My NAME
From out of nowhere it came,
Murky, a Tartar claim.
It sticks a pin in my bubble,
The name for this name is trouble.
1962

Tên của ta
Dưng không trồi lên 
U ám, có mùi Hung Nô
Chích 1 phát vô cái bong bóng của ta
Đúng là 1 cái tên làm phiền ta

As her protégé Joseph Brodsky writes:

When her father learned that his daughter was about to publish a selection of her poems in a St. Petersburg magazine, he called her in and told her that although he had nothing against her writing poetry, he'd urge her "not to befoul the good respected name" and to use pseudonym. The daughter agreed, and this is how "Anna Akhmatova" entered Russian literature instead of Anna Gorenko.

Khi biết cô gái rượu của mình tính in thơ trên một tờ báo ở St. Petersburg, ông bố bèn bảo, rằng bố cũng không cấm cản một việc làm như vậy - làm thơ, và rồi in thơ - nhưng theo bố, đừng đem xấu xa đến cho dòng họ nhà mình, con nên tìm một bút hiệu. Và thế là “Anna Akhamatova” đi vào văn học Nga, thay vì “Anna Gorenko”.

The five open a's of Anna Akhmatova had a hypnotic effect and put this name's carrier firmly at the top of the alphabet of Russian poetry. In a sense, it was her first successful line .... This tells you a lot about the intuition and quality of the ear of this seventeen-year-old girl who soon after her first publication began to sign her letters and legal papers as Anna Akhmatova.

*

Requiem

I never sought asylum among aliens
Never cowled myself in a crow's wings.
I stood as my people stood, alone-
In my marrowbones, their sorrow.
    [
Translated by Vladimir Azarov & Barrry Callahan, in Strong Words]

REQUIEM

No, it wasn't under a foreign heaven,
It wasn't under the wing of a foreign power,-
I was there among my countrymen,
I was where my people, unfortunately, were.
1961

[Translated by Lyn Coffin]

++++
Không, không phải dưới thiên đàng ngoại
Không phải dưới cánh quyền lực ngoại
Tôi ở giữa đồng bào tôi
Dân tộc tôi, bất hạnh,


Anna: Nửa thế kỷ của tôi

Hôm nay là ngày sinh của Anna Akhmatova, nữ thi sĩ Nga. Nếu còn sống thì hôm nay bà tròn 125 tuổi.

Cảm nhận của mình về thơ bà luôn rất phức tạp, gần gũi nhưng xa lạ, đáng yêu nhưng cũng đáng sợ... Tuy nhiên, dù sao chăng nữa thì thơ bà cũng rất hay.

Anna Akhmatova
* * *

Ánh sáng chiều tà mênh mang vàng úa
Lạnh mát tháng tư dịu ngọt vô cùng.
Anh đã đến muộn – nhiều năm lắm,
Nhưng dù sao vẫn khiến em mừng.

Hãy ngồi lại đây, gần em một chút
Và hãy nhìn bằng cặp mắt vui tươi
Đây, cuốn vở bìa xanh này đấy
Là những vần thơ em viết thuở thiếu thời

Em xin lỗi, vì sống trong buồn bã
Và ít khi vui với mặt trời
Em xin lỗi, vì em đã tưởng
Và nhầm anh với rất nhiều người.
1915

Ha Le's photo. *

Bản tiếng Anh, trong Poems, selected and translated by Lyn Coffin:


Broad and yellow is the evening light,
The coolness of April is dear.
You, of course, are several years late,
Even so, I'm happy you're here.
Sit close at hand and look at me,
With those eyes, so cheerful and mild:
This blue notebook is full, you see,
Full of poems I wrote as a child.
Forgive me, forgive me, for having grieved
For ignoring the sunlight, too.
And especially for having believed
That so many others were you.
1915

V/v SN của AA

Late at night. Monday. The twenty-third.
The capital's outlines in the mists.
Some idiot's given us the word,
He's informed the world that love exists.
And out of boredom or laziness
Everyone believes and lives that way:
They all look forward to trysts, no less,
They sing their love songs night and day.
But to some, the secret's revealed,
The smallest silence weighs like a brick.
I too stumbled on what was concealed.
Since then I've felt as if I was sick.
1917



http://bookhaven.stanford.edu/tag/anna-akhmatova/

Người viết về AA, bảnh nhất, là cậu em trai của Bà, là Brodsky.
Cách đọc & cảm nhận thơ Bà, của những người Miền Bắc, theo GCC, do thiếu hẳn 1 nửa thông tin về Bà, do nhà nước Xô Viết thiến bỏ, nên không làm sao nhận ra được tầm vóc thơ & con người của Bà, như những dòng sau đây, trong bài giới thiệu Nửa Thế Kỷ Của Tôi, cho thấy. Nhân SN/AA, Tin Văn sẽ đi bài Intro của Brodsky, sau được in với cái tít The Kneeling Muse.

*

A BIOGRAPHICAL SKETCH

And fame carne sailing, like a swan
From golden haze unveiled,
While you, love, augured all along
Despair, and never failed.

-From "To My Verses" (1910s)
Translated by Walter Arndt

ANNA AKHMATOVA BELONGS TO the magnificent quartet of Russian poets whose fellow members are Osip Mandelstam, Boris Pasternak and Marina Tsvetaeva. Like her fellow poets, Akhmatova suffered a bitter fate. Mandelstam died en route to a labor camp (1938); Tsvetaeva hanged herself (1941); Pasternak, ostensibly the "luckiest" of the four, fell victim to a vicious campaign after the publication of Doctor Zhivago, followed by the Nobel Prize for Literature, and in the midst of unbearable pressures died at home in 1960. After the brilliant success of her first books, Akhmatova was forcibly silenced in the mid-1920s and was unable to publish any verse until 1940. But the rehabilitation was short-lived. In August 1946, the Central Committee passed a resolution (rescinded only in 1988) that condemned the "half-nun, half-harlot" Akhmatova, along with Mikhail Zoshchenko, one of the most remarkable satirists of the time. It was only in the 1960s that Akhmatova began to receive the homage due her.

AA thuộc bộ tứ thần sầu những nhà thơ Nga, và số phận, cũng bi thảm như họ. Mandelstam chết trên đường tới trại lao động khổ sai. Tsvetaeva treo cổ tự tử. Pat, may mắn nhất, nhưng cũng bị chửi rủa thê thảm nhất, sau khi được Nobel, và chết tại gia. Sau khi nổi tiếng với tập thơ đầu, Bà bị bắt buộc phải im tiếng, giữa thập niên 1920, tới 1940 mới lại được in thơ, nhưng chẳng được lâu. Bà được nhà nước Xô Viết ra hẳn 1 nghị quyết, cấm tiệt in ấn mọi cái viết, sự xuất hiện của con mụ “nửa nữ tu, nửa gái điếm”, và phải đến thập niên 1960 Bà mới được thanh thản.
Bài viết của Brodsky về Anna Akhmatova cực kỳ quan trọng, ở điểm, nhìn ra được vị trí cực kỳ quan trọng của Bà, trong dòng lịch sử văn học của toàn thể nước Nga, suốt từ thời dựng nước.
Bà, phải nói, không ưa
nhân dân Nga, không ưa chế độ, nhưng không hề bỏ đi.
Tin Văn sẽ đi bài này, as always.


cái giá "một nghìn bốn trăm tỉ đồng" khiến mình nghĩ đến những sự tốn kém khổng lồ và ngu xuẩn khác của nhân loại. thờ hồ chí minh thực ra cũng chỉ ngớ ngẩn ngang với thờ siddharta hay jesus mà thôi. thậm chí là không ngớ ngẩn bằng. chúng ta đều biết rằng siddhartha thực ra là một gã chán đời, liệt dương do chơi gái quá nhiều, nhưng vì vẫn muốn tìm sự thoả mãn nên phải quay ra cổ suý sự "diệt dục." còn jesus thì rõ ràng là bị chứng vĩ cuồng nặng, và chắc là phải hơi "thần kin...

See More
122 Likes31 Comments2 Shares

Note: HCM là người đương thời. Những gì ông ta làm, đương thời kiểm chứng được, và lịch sử càng ngày càng cho thấy, HCM là 1 tên tráo trở, lưu manh, mạt hạng. Sự kiện, ông ta xoá thư viết bằng tiếng Tàu, đúng văn phạm của đệ tử là Hoàng Văn Hoan, thay bằng 1 lá thư viết sái văn phạm, do chính HVH kể, được kể lại trong cuốn Hồ Sơ Đệ Tứ, là 1 thí dụ về tính lưu manh mạt hạng của HCM.
Trong khi đó, Jesus là thuộc 1 thời quá xa vời, thành ra những gì nhân loại biết về Jesus, với tín hữu Ky Tô, là phép lạ, với 1 tên vô đạo, thì là ngớ ngẩn…
Những tín hữu Ky Tô, khi họ tin vào đạo của họ, là cho họ chứ đâu phải cho Jesus.
Nhờ niềm tin mà Czeslaw Milosz, Joseph Brodsky, chỉ kể hai trường hợp, sống sót hoả ngục Đỏ.
Viết như thế này, thì đúng là tên khốn nạn, cực kỳ khốn nạn, và nó còn chứng tỏ, đây là do nền giáo dục vô thần của Miền Bắc gây nên.
Hậu quả sẽ rất là khủng khiếp.
Còn dài dài những tên khốn như tên này.
NQT

Khoan nói đến tính tôn giáo, bạn thử chỉ cho GCC, 1 tên nhà văn Bắc Kít, mà trong văn của nó, có cái gọi là tâm linh?
Khi mới viết, Phạm Hải Anh, khi còn là 1 học sinh, viết từ 1 mái nhà Hà Nội, có cái chất này, sau mất dần.
Sến? Cực độc, cực kỳ vô lễ, thí dụ, rũ bụi cũng không thèm làm quen
Tâm linh, tôn giáo, không. Ngay cái tầm thường, “nhân hậu”, cũng đếch có luôn.

Bắc Kít rất mê văn chương Nga. Giỏi tiếng Nga không chỉ có nghĩa, bởi vì đó là con đường tiến thân của họ. Nhưng có 1 sự khác biệt rất “cơ bản” giữa cõi văn Nga, và cõi văn Bắc Kít. Phải mãi sau này, khi quá mê văn học Nga, khi ra được hải ngoại, và có điều kiện đọc, thì Gấu mới hiểu ra được, “mặc dù” Cái Ác Á Châu, văn học Nga vẫn sống sót, chính là nhờ niềm tin Ky Tô ở nơi họ.
Cái chết của Bắc Kít, chính là ở chỗ này, mặc dù - lại mặc dù – bốn ngàn năm văn hiến, Bắc Kít không có niềm tin tôn giáo.

Steiner, trong 1 bài viết tuyệt hảo, đã chỉ ra điều này.
Đọc nó, Gấu bèn nhớ tới Hồ Hữu Tuờng và giấc mơ Đức Phật sẽ trở lại với xứ Mít của ông, trong Trầm Tư của 1 tên tội tử hình.
Nên nhớ, HHT là người Miền Nam.
Bắc Kít không hề, không thể có 1 giấc mơ như vậy.
Không phải tự nhiên mà TTT, khi viết về Trầm Tư, đã nhắc tới giấc mơ của HHT và liên hệ nó, với đồng bằng Bắc Kít, bờ nhiều hơn ruộng.
NQT

Lịch sử Nga là một lịch sử của đau khổ và nhục nhã gần như không làm sao hiểu được, hay, chấp nhận được. Nhưng cả hai - quằn quại vì đau khổ, và ô nhục vì hèn hạ - nuôi dưỡng những cội rễ một viễn ảnh thiên sứ, một cảm quan về một cái gì độc nhất vô nhị, hay là sự phán quyết sáng ngời. Cảm quan này có thể chuyển dịch vào một thành ngữ “the Orthodox Slavophile”, với niềm tin của nó, là, Nga là một xứ sở thiêng liêng theo một nghĩa thật là cụ thể, chỉ có nó, không thể có 1 xứ nào khác, sẽ nhận được những bước chân đầu tiên của Chúa Ky Tô, khi Người trở lại với trần gian.

Joseph Brodsky cũng nhận ra điều này, ở thơ của Anna Akhmatova:

The degree of compassion with which the various voices of this "Requiem" are rendered can be explained only by the author's Orthodox faith; the degree of understanding and forgiveness which accounts for this work's piercing, almost unbearable lyricism, only by the uniqueness of her heart, her self and this self's sense of Time. No creed would help to understand, much less forgive, let alone survive this double widowhood at the hands of the regime, this fate of her son, these forty years of being silenced and ostracized. No Anna Gorenko would be able to take it. Anna Akhmatova did, and it's as though she knew what there was in store when she took this pen name.
At certain periods of history it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing it into something graspable, something that otherwise couldn't be retained by the mind. In that sense, the whole nation took up the pen name of Akhmatova-which explains her popularity and which, more importantly enabled her to speak for the nation as well as to tell it something it didn't know. She was, essentially, a poet of human ties: cherished, strained, severed. She showed these evolutions first through the prism of the individual heart, then through the prism of history, such as it was. This is about as much as one gets in the way of optics anyway.
These two perspectives were brought into sharp focus through prosody which is simply a repository of Time within language. Hence, by the way, her ability to forgive-because forgiveness is not a virtue postulated by creed but a property of time in both its mundane and metaphysical senses. This is also why her verses are to survive whether published or not: because of the prosody, because they are charged with time in both said senses. They will survive because language is older than state and because prosody always survives history. In fact, it hardly needs history; all it needs is a poet, and Akhmatova was just that.

-JOSEPH BRODSKY

The Hut

I WAS BORN IN THE same year as Charlie Chaplin, Tolstoy's Kreutzer Sonata, the Eiffel Tower, and, it seems, T. S. Eliot.' That summer Paris celebrated the one-hundredth anniversary of the fall of the Bastille-1889. The ancient festival of St. John's Eve (Midsummer Night) was-and is still-celebrated on the night of my birth, June 23rd. I was named Anna in honor of my grandmother, Anna Yegorovna Motovilova.? Her mother, a descendant of Genghis Khan, was the Tatar princess Akhmatova, whose name I took for my literary name, not realizing that I was about to become a Russian poet. I was born in Sara kina's dacha (Bolshoi Fontan, the 11th railroad stop) near Odessa. This little dacha (more like a hut) was situated at the bottom of a very narrow and steep tract of land next to the post office. The seashore there is steep and the railroad tracks went along the very brink. When I was fifteen years old and we were living in the dacha at Lustdorf, we were traveling through this area for some reason, and my mother suggested that we go and see Sarakina's dacha, which I had never seen. At the hut's entrance I said, "Some day they'll put up a memorial plaque here." I wasn't being vain. It was just a silly joke. My mother was distressed. "My God," she said, "how badly I've brought you up."

1957
    Túp Lều

Tôi sinh cùng năm với hề Charlot, “Kreutzer Sonata” của Tolstoy, Tháp Eiffel, và có thể, T.S. Eliot.
Mùa Hè năm
đó Paris kỷ niệm lần thứ 100 phá ngục Bastille – 1889.
Lễ hội cổ xưa St. John’s Eve thì vào đêm tôi sinh ra đời, và vẫn là như thế, 23 Tháng Sáu.
Tên tôi, là để vinh danh bà ngoại tôi
, Anna Yegorovna Motovilova. Mẹ của bà, dòng dõi Hốt Tất Liệt, công chúa Hung Nô, Akhmatova. Tên của bà, tôi lấy làm bút hiệu, không biết rằng thì là mình sẽ trở thành thi sĩ Nga [bà  khiêm tốn, đúng ra, trở thành nữ thần thi ca Nga, một nữ thần sầu muộn, như Brodsky vinh danh bà.]
Tôi sinh ra tại dacha Sarakina, gần Odessa. Cái dacha này thì cũng chẳng khác chi một túp lều ở cuối 1 dải đất hẹp chạm biển. Bãi biển có bực đi xuống. 
Khi tôi 15 tuổi, có lần dạo chơi, tới túp lều. Tới lối vô, tôi nói bâng quơ, sau này người ta sẽ khắc 1 tấm biển, ghi lại cái ngày mà tôi tới đây.
Mẹ tôi, nhìn tôi, lắc đầu, không biết tao nuôi nấng mi tệ hại ra sao, mà nên nông nỗi này!


Transtromer Page

   
KYRIE

Sometimes my life opened its eyes in the dark.
A feeling as if crowds moved through the streets
in blindness and angst on the way to a miracle,
while I, invisible, remain standing still.

Like the child who falls asleep afraid
listening to his heart's heavy steps.
Long, long, until morning slips its rays in the locks
and the doors of darkness open.

Kyrie
Đôi khi đời của tớ mở con mắt của nó vô bóng tối
Một cảm nghĩ, như thể những đám đông chuyển động ở ngoài phố
Trong mù lòa, trong hốt hoảng trên đường tới một phép lạ

Trong khi tớ, vô hình, đứng sững
Như đứa trẻ thiu thiu ngủ, sợ
Nghe tiếng bước nặng nề của trái tim của nó.
Lâu, lâu, cho tới buổi sá
ng tuồn những tia vô cái khóa
Và những cánh cửa bóng tối
Bèn mở ra

Poems July 6, 2009 Issue

A Dream

By

http://www.newyorker.com/magazine/2009/07/06/a-dream-3

In a deserted place in Iran there is a not very tall stone tower that has neither door nor window. In the only room (with a dirt floor and shaped like a circle) there is a wooden table and a bench. In that circular cell, a man who looks like me is writing in letters I cannot understand a long poem about a man who in another circular cell is writing a poem about a man who in another circular cell . . . The process never ends and no one will be able to read what the prisoners write.
(Translated, from the Spanish, by Suzanne Jill Levine.)

Tại 1 nơi hoang tàn ở Iran, có 1 cái tháp không cao cho lắm, không cửa ra vào, không cửa sổ. Ở căn phòng độc nhất (sàn tròn tròn, dơ dơ), có 1 cái bàn gỗ, 1 cái băng ghế. Trong cái xà lim tròn tròn đó, một người đàn ông trông giống Gấu, đang ngồi viết, bằng 1 thứ chữ Gấu không đọc được, một bài thơ dài về 1 người đàn ông ở trong 1 xà lim tròn tròn khác đang viết một bài thơ về một người đàn ông ở trong 1 xà lim tròn tròn khác… Cứ thế cứ thế chẳng bao giờ chấm dứt và chẳng ai có thể đọc những tù nhân viết cái gì.

TTT 10 years Tribute
Đi tìm phê bình gia Mít
Quoc Tru Nguyen shared a memory.
1 hr

QUÊ HƯƠNG

Nhớ, có ai đó nói câu này rất hay: Một mảnh đất chỉ trở thành quê hương khi có hài cốt của ít nhất một hai thế hệ chôn cất ở đó. Quê hương, như vậy, k...

See More

QUÊ HƯƠNG

Nhớ, có ai đó nói câu này rất hay: Một mảnh đất chỉ trở thành quê hương khi có hài cốt của ít nhất một hai thế hệ chôn cất ở đó. Quê hương, như vậy, không phải chỉ là đất đai mà còn là máu thịt của cha ông và của đồng bào. Tính chất thiêng liêng của lãnh thổ nằm ở phần máu thịt ấy. Đó chính là lý do tại sao người ta, một mặt, không dễ dàng chấp nhận một quốc gia mới nào đó mình đang định cư là quê hương; mặt khác, có thể sẵn sàng đổ máu để bảo vệ một mảnh đất xa lơ xa lắc do cha ông để lại.

FB Thầy Kuốc

Note: Ý đó của Garcia Marquez, Thầy vừa mới đi 1 đường tưởng niệm.
Vỗ ngực xưng tên nhà tiến sĩ phê bình, mà “có ai nói hoài”.
Tuy nhiên, có thể Thầy vờ GM, vì GCC là người khui ra hình ảnh thần sầu đó.
Khi GG mất, 1 tay trên tờ Người Nữu Ước cũng nhắc tới chi tiết này, khi tưởng niệm ông.

Thầy Kuốc chôm không chỉ, mà hơn…  1 lần. Câu phán trứ danh của Todorov, chủ nghĩa CS là con đường “nhức nhối”, đi từ chủ nghĩa tư bản đến…  chủ nghĩa tư bản, Thầy cũng chôm, nhưng đổi thành, con đường “đẫm máu”, và cũng, “ai đó nói”!
Tên thi sĩ dởm bạn quí của TTT, chôm thơ Joseph Huỳnh Văn, nhưng đi 1 đuờng chú thích, nhớ đọc đâu đó, hình như trên tờ Thời Tập của VL!
Tên Lăng Băm thì cũng rứa.

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.

Quả thế, Gấu không phải là nhà phê bình như Thầy Quốc!

Gấu chưa hề ăn cắp, chôm chĩa, của bất cứ ai. Và luôn sẵn sàng xin lỗi, bất kỳ 1 sai sót. Và rất tởm, phê bình gia.
Khi bắt đầu bước chân vô làng văn
, Gấu cũng bày đặt viết phê bình, đọc sách, nhưng 1 khi ra được hải ngoại, Gấu đã tự hứa với mình, không để mình vướng vào cái chốn nhơ bẩn đó nữa.
Chỉ từ khi lập trang Tin Văn, thì Gấu mới cầm lại cái nick tên "sa đích văn nghệ", được thi sĩ Nguyên Sa ban cho, bởi vì, chỉ có cách đó, may ra mới có thay đổi.

Một tên như…  Gấu Cà Chớn, gần như cả 1 đời người sống với chữ Mít, vậy mà tên Lăng Băm này phán, ai cho phép mi dám đào mồ mả nhà văn Mít, trong khi hắn, 1 tên cha căng chú kiết, vậy mà, chỉ trong 1 cái còm, bôi bẩn, không chỉ những nhà văn Mít, còn sống, mà luôn cả những người đã chết, làm nhục 2, trong số 5 nhà văn nữ nổi tiếng nhất nhì của Miền Nam trước 1975, và làm bẩn luôn cả 1 blog văn học, của 1 vị nữ chủ nhân?
Mi có thấy nhục không, khi viết ra toàn những chuyện nhơ bửn như thế?


Bếp lửa trong văn chương

"Nơi chốn không chết như con người, nhưng chúng tang thương dâu bể đến nỗi chẳng còn chi được giữ lại, về một thời nó đã là..." , W. Trévor viết về miền thơ ấu (Ái Nhĩ Lan) của ông.
Tôi chỉ muốn thêm vô: "... chẳng còn chi được giữ lại, cho một con người ngày xưa đã từng ở đó."
Tôi cũng có đọc một lời khuyên, nên viếng thăm nghĩa địa, mỗi lần ghé một thành phố. Buendia, trong Trăm Năm Cô Đơn, (Garcia Marquez), muốn bỏ Macondo, tìm một đất lành khác. Anh giải thích: "con người thuộc về nơi chốn, khi dưới đất có một người chết". Ursula, bà vợ dịu dàng, nhưng quyết liệt, "nếu cần một cái mả, tôi sẽ ra đó nằm." Còn nhớ một cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy là động mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên ?...
Sự không đọc "một số" tác giả, ở một vài người, theo tôi, có thể là do ngần ngại không dám gặp lại một số nhân vật, một vài nơi chốn quá thân thiết với họ. Hà-nội, thí dụ vậy. Như một nơi chốn. Như một nhân vật quá đỗi thân thương; Eurydice, chẳng hạn. Đó cũng là lý do, theo T. Tolstaya, khiến thi sĩ Joseph Brodsky không thể trở về: ông sợ những ngôi mộ bị đào bới, sợ quá khứ, kỷ niệm, những gì nhà thơ đã làm được, cho St. Petersburg của ông.
Còn nhớ, cuốn truyện đầu tay, khi ra ngoài này, tôi "ngỡ ngàng" thấy được tái bản, "đau xót" khi đưa cho một người bạn coi, và khi anh ta trả lại, với lời trách nhẹ nhàng, đại khái, treo đầu dê, bán thịt chó. Ra ý, tên truyện, Những ngày ở Sài-gòn, chỉ thấy, Hà-nội.
Đó là cuốn sách sau cùng, thành phố được nhắc tới, "một thành phố của hương thơm và mặt trời ve vuốt". Một anh bạn làm nghề xuất bản, liền sau đó đã bị Phòng Kiểm Duyệt từ chối một tập truyện. Cũng không thể khác được, chiến tranh lúc đó đã trở nên ác liệt.
Khi Nguyễn Tuân than, "chúng ta" có ít trang sách về Hà-nội, tôi nghĩ, ông không muốn chấp nhận, "một số" trang sách viết về nó. Về một Liên, ở đâu đó trong Hà-nội, của Thanh Tâm Tuyền (Ung Thư; Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy). Lại càng không thể chấp nhận một anh chàng Đại, trước khi bỏ Hà-nội ra "bưng", đã để lại một cái bầu cho một cô gái. "Nó là một thằng hèn! Tôi sẽ đập vào mặt nó!", nhân vật chính trong Bếp Lửa đã giận giữ, về người bạn của anh...
Có thể, Nguyễn Tuân không biết tới những trang sách đó, những tác giả đó. Cũng vậy, Lê Đạt chắc cũng chưa từng đọc, bản dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu, của Vũ Hoàng Chương.
Theo thi sĩ, và cũng còn là ông thầy Việt văn của người viết - năm học Đệ Nhị, trường Hồng Lạc, của thầy Đoàn Viết Lưu, khi còn là một căn hộ, ở đường Sương Nguyệt Anh, Sài-gòn - bản dịch của Tản Đà dùng vần bằng, thể thơ lục bát, cho nên không diễn đạt hết ý nghĩa "bất phục phản" - toàn "vần trắc" - trong nguyên bản. Bất phục phản! Nhân một cơn say, ông nổi hứng, dịch một lần nữa, tạo thế chân vạc cho bài thơ.
Họ Vũ vốn là dân toán, ông vẫn bị ám ảnh bởi những hệ thống trục tọa độ, khi làm thơ. Nhưng cái tam giác của ông, vô tình làm tôi nhớ tới tam giác bếp núc của C. Lévi-Strauss.
Văn minh nhân loại, theo C. Lévi-Strauss, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân của C. Lévi- Strauss. Phiền một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
Bắt chước Vũ Hoàng Chương, C. Lévi-Strauss, tôi cũng tưởng tượng ra một thế chân vạc của Hà-nội. Ở đây, không có nguyên bản, cứ coi như vậy. Chỉ có dịch bản. Một Hà-nội, của những người di cư, 1954. Một, của những người ra đi từ miền Bắc. Và một của những người tù cải tạo, chưa bao giờ biết tới Hà-nội, như của Nguyễn Chí Kham, trong lần ghé ngang, trên chuyến tầu trở về với gia đình.
"Treo đầu dê, bán thịt chó". Quả thế thật. Khi viết Những ngày ở Sài-gòn, là lúc tôi quá nhớ Hà-nội. Mới lớn, vừa mới kịp yêu mến cái cột đèn, cái Hồ Gươm, cái Tháp Rùa, đùng một cái, phải bỏ hết. Vào Nam, cố biến nó thành hiện thực, qua hình ảnh một cô bé Hà-nội. Mối tình tan vỡ, chỉ vì người nghe kể, là một cô bé miền Nam: "Mai, để anh kể cho em nghe, về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù...".
Hà-nội của Nguyễn Chí Kham khác hẳn. Cũng khác hẳn, Hà-nội của những người ra đi từ miền Bắc. Ga Hàng Cỏ của Nguyễn Chí Kham không có cảnh đưa tiễn những người đi vào Nam chiến đấu, và một cô gái, trong một truyện ngắn của Lê Minh Hà, (Trăng Goá, Văn), chỉ ngửi thấy chỗ nào cũng sặc mùi nước đái, và đó là một trong những lý do khiến cô chấp nhận lời cầu hôn, của "thủ trưởng" đám bộ đội trẻ. Xin đừng nghĩ đến sự thô tục ở đây. Chỉ có mùi nước tiểu "quyến rũ" đó mới tương xứng với lưỡi bom, liếm đến đúng căn nhà của cô học trò thì dừng lại, như có hẹn với cô gái, tuy đã đi sơ tán, nhưng hôm đó phải trở về Hà-nội để lấy phần gạo. Như thể lưỡi hái B.52 đến lúc đó mới thở hắt ra hết hơi nóng của nó.
Sartre (Situations, I) nhắc tới "ý hướng tính", coi đây là tư tưởng cơ bản của hiện tượng luận: "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu." Tôi đã lầm, khi nghĩ, chẳng bao giờ người ta lại được đọc những trang sách tuyệt vời, về Hà-nội. Có thể là do một câu thơ và viễn ảnh khủng khiếp nó gây ra ở nơi tôi. "Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ" (Trần Dần), câu thơ như một "Apocalypse Now" (Tận Thế Là Đây), không phải chỉ riêng cho Hà-nội. Làm sao mà thi sĩ lại nhìn thấy suốt cuộc chiến sau đó, không phải chiến thắng, mà huỷ diệt, một thành phố, rồi cùng với nó, là biểu tượng của cả một dân tộc ?
Bạn hãy thử tưởng tượng Hà-nội, như một cuốn sách, một bài thơ, một văn miếu, và cơn thử thách của nó: lửa. Trong Farenheit 451, Ray Bradbury tưởng tượng, một Nhà Nước ra lệnh huỷ diệt mọi cuốn sách. Và một bà già đã chịu chết trong thư viện của bà, giữa những cuốn sách đang cháy. Người ta túa ra khắp nơi, để học thuộc lòng những cuốn sách bị huỷ diệt. Họ trở thành những cuốn sách sống. "Chỉ cần một kẻ ném lửa, tương tư, rồi bắt đầu đọc một cuốn sách, là sự ghê tởm, tính quái vật của Nhà Nước lộ rõ." (Thử thách lửa, L'épreuve du feu, M. Delon, Magazine littéraire, Văn Học Pháp, số tháng Chạp, 96). Ở đây, có một điều gì thật trớ trêu, của định mệnh: một cách nào đó, sự hung bạo của ngọn lửa, cũng "hung bạo" như giấc mơ của loài người, về một cuốn sách toàn thể, về một con người toàn thể. Nhân vật trong Lột Xác của Nguyễn Tuân còn mơ tưởng một cuộc phần thư, chính thân xác của mình.
Nhưng thư viện và cơn thử thách của nó, lửa, với Hà-nội, chỉ mang tính "ẩn dụ". Với Sài-gòn, nó bắt nguồn từ cuộc hỏa thiêu thư viện đầu tiên của nhân loại, thư viện (thành phố) Alexandrie. Người ta buộc tội ông tướng Ả Rập, Amrou Ben Al-As, người đã chiến thắng Ai Cập vào năm 642, là thủ phạm. Ông tướng này đốt thư viện thành phố, sau khi "thăm dò" ý kiến Omar, người kế tục Mahomet. Ông này trả lời: "Nếu tất cả những cuốn sách đều hợp với (tinh thần) Coran, chúng vô dụng, phải đốt hết. Nếu không hợp, chúng nguy hiểm, phải đốt hết."
Sartre viết, Husserl không hề là một nhà hiện thực. Nhà thơ như Trần Dần, nhà văn như Lê Minh Hà, lại càng không. Đừng coi những dòng kể của bà về Hà-nội, là hiện thực chủ nghĩa, theo một nghĩa thô bạo nhất của nó. Vẫn Sartre, trong bài viết đã dẫn, "Hiểu, là vỡ òa về...", (Connaitre, c'est "s'éclater vers"), và đó là ý nghĩa câu nói nổi tiếng của Husserl: Ý thức chỉ là ý thức về một điều gì (Toute conscience est conscience de quelque chose): y hệt như vết bom ngưng lại, vì biết rằng, có một người, sau này sẽ viết ra, điều này.
Trong một truyện ngắn khác, của cùng tác giả, "bãi dâu xanh mênh mông, hoa muồng muồng vàng rực, đình tám mái sân đầy cứt chim..." như phô hết sự quyến rũ của chúng dưới bầu trời: máy bay Mỹ đánh phá khắp nơi.
Hà-nội của Nguyễn Chí Kham đi từ văn chương ra ngoài đời. Một Hà-nội của tưởng tượng, của mơ tưởng, hoang tưởng, không tưởng... Chỉ là những chi tiết, mọc lên từ hư không, dứt ra từ tưởng tượng. Anh tù cải tạo, tới Hà-nội, tần ngần, ngơ ngẩn, giấu biệt "căn cước" của mình, nhất là những ngày tù ghê rợn. Bố anh là quân nhân. Mẹ anh làm nghề nấu hàng cơm. Anh giúp mẹ đưa cơm tháng cho cô giáo. Rồi nhờ cô kèm thêm. Anh học trò ngày xưa, thành sĩ quan như bố, đi cải tạo, mang theo cùng với anh vầng trăng thơ ấu, chiếu vào hai mái đầu. Cô giáo trong Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi (tập tuyện, nhà xb Tân Thư, Cali, 1997), mơ mộng về một cái chết của người chồng phi công. Anh mất tích, như một lần thất bại không thể mang trả bầu trời, những cơn mưa, những cánh rừng... cho người vợ ở nhà.
Với Hà-nội của Nguyễn Chí Kham, chúng ta lại phải đương đầu với một hoàn cảnh trái ngược, tựa thể bầu trời mùa thu, chiếc áo trắng phất phơ bay trong gió, những chiếc lá bàng... toàn những tưởng tượng, trong tiểu thuyết (như trong Đôi Bạn, của Nhất Linh...), bỗng biến thành hiện thực. Cái cô học trò mà anh tù cải tạo gặp ở nhà ga, trên cùng chuyến tầu, như mang bóng dáng cô giáo, của cậu học trò ngày nào. Làm sao mà không chia sẻ với vầng trăng thơ ấu một kỷ niệm đẹp đẽ như vậy!
Vẫn cái tam giác bếp núc: liệu chúng ta có thể nhìn ra, hiện tượng mất cân bằng "sinh thái", - sự phân phối nước - ở hai nhánh văn chương, tạo thành dòng văn học hải ngoại? Phạm Thị Hoài, trong bài viết về vị thủ lĩnh trong bóng tối, (Văn Học, Cali), có nhắc một câu của Trần Dần, tôi đợi bọn trẻ chôn tôi. Bà cũng coi, văn chương phản kháng ở trong nước, hiểu theo một nghĩa nào đó, là Nhân Văn II. Người đọc vẫn chờ đợi Nhân Văn II đi hết lưỡi lửa của nó, chờ đợi bao nhiêu chua chát, cay đắng, bao nhiêu cái xấu, cái ác của nhân vật, hoàn cảnh, trong tác phẩm của Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài... qua đi. Những trái núi, bờ đê, "đập ngăn chặn Thái Bình Dương" (M. Duras) phải được dẹp bỏ, hoặc trở nên dư thừa, khi những "cây non" như Lê Minh Hà vượt cao hơn, sẵn sàng đương đầu với sức nóng mặt trời. Thâm tâm những tác giả "đàn anh, đàn chị" kể trên vẫn hằng mong như vậy. Và đó là ý nghĩa "hoài bão" của Trần Dần.
Trong hoàn cảnh đó, người tù Nguyễn Chí Kham thấy thật cần thiết, phải giấu biệt những khổ đau, (như một nạn nhân, của Hà-nội?), khi ghé thăm thành phố.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết (Faulkner). Tổng số những kinh nghiệm về khổ đau, anh có rồi. Về thời tiết, chỉ thiếu Hà-nội. Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn. Anh đang trên đường vào Hà-nội, mang theo với anh tro than của những cuốn sách...
Nguyễn Quốc Trụ

Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn. Anh đang trên đường vào Hà-nội, mang theo với anh tro than của những cuốn sách...

Bài viết này, thoạt đầu tính viết như là lời giới thiệu cho 1 tập truyện ngắn, của NCK, nhưng khi đọc, cả người viết nó, lẫn tác giả tập truyện ngắn, đều nhận ra, cái phần của LMH nặng hơn cái phần của NCK.
Và GCC phải viết 1 bài khác thay thế, và đó là bài

Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi

Tôi quen Nguyễn Chí Kham đã lâu, từ cái hồi Nghệ Thuật. Truyện "đầu tay" của tôi, Nghệ Thuật số 9. Của anh, số 10. Thành thử, giữa hai người viết, không có tinh thần trên, dưới. Trộm nghĩ, cũng còn may, ra tới ngoài này, được chiêm ngưỡng chiếu bồ đoàn của một vị nữ tu, thí dụ vậy, chuyện trên, dưới tựa giấc chiêm bao, hoặc thuộc tiền kiếp.

Dẫn nhập, theo kiểu thù tạc, cũng không. "Thì cứ lảm nhảm đi, anh già này cũng làm cho tụi mình vui lên được một vài phút!", hình như tôi đã loáng thoáng nghe, có một người trẻ, nói về thế hệ cha chú của mình, những chủ xị, "mastermind" của cuộc chiến thịt da nát tan, người chết hai lần...

Khi đọc sơ mấy truyện anh đưa, (Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi], tôi chợt nẩy ra ý nghĩ, hay là mình thử đề nghị với anh, với người đọc, một cách viết "kép", theo kiểu Faulkner, khi viết Những Cây Cọ Dại, The Wild Palms: hai truyện viết song song, xen kẽ, bề ngoài chẳng có chi liên hệ.

Ở đây, có quá nhiều liên hệ. Hai đứa cùng thời, cùng bị cuộc chiến hành hạ, và khi thoát ra, mỗi đứa một cách. Và tôi cũng tin rằng, khó có ai còn lành lặn, sau một cuộc chiến như thế. Sau những ngày học tập dài như thế. Tuy vậy, vết thương của anh, có vẻ không nặng nề, qua những truyện ngắn kế bên. Anh mang theo vầng trăng qua những trại tù, và nó cứ thơ ấu mãi, như một cậu học trò ở trong anh. Cái cậu học trò này, ngày xưa, chỉ mong được cô giáo gõ cho vài cái vào tay, sau này bắt chước Anatole France, nhẹ nhàng an ủi cô giáo, khi cô nằm trên giường bệnh: "Hãy ngủ đi, ngày mai chúng ta sẽ lên đường." Cậu học trò, không có những bước chân sáo, không đi qua vườn Lục Xâm Bảo, nhưng ngày ngày mang cơm cho cô giáo của mình. Cậu có một ông bố ở trong quân đội, có một bà mẹ phải tần tảo nuôi con... Tôi không hiểu, tại sao cậu lại có mãi một vầng trăng thơ ấu, như thế, trong một cuộc sống như thế. Sau một cuộc chiến như thế. Đây là một phép lạ của những bài toán hình học, của những giờ học ngoại ngữ chăng? Nếu cậu không gặp một cô giáo như thế, liệu cậu có tìm ra vầng trăng "thề" thơ ấu mãi hay không? Và cái bài học văn chương, phải chăng nó cũng bắt nguồn từ đó?

Có những truyện ngắn thuộc loại "kiệt xuất"; đọc, ta ngỡ ngàng, đến nghẹt thở, nhưng kể cả tác giả, lẫn người đọc, đều không tin, nó sẽ có những "đàn em". Tác giả khi viết, và độc giả, khi đọc, đều cảm thấy sẽ có lúc phải chia tay với nhân vật trong truyện. Truyện ngắn Bức Tường của Sartre, Kẻ Xa Lạ của Camus, hay Rượu Chưa Đủ của Dương Nghiễm Mậu, chẳng hạn. Tôi cứ nghĩ đến cảnh chia tay của họ Dương, với bầy sư tử của ông. Tôi vẫn nghĩ, những truyện ngắn như vậy, là những ẩn ức, những phẫn nộ, những nỗi đau, của đời sống, nhiều hơn là của văn chương.

Với Nguyễn Chí Kham, độc giả không gặp những truyện ngắn như vậy. Truyện ngắn của anh không tạo những cú sốc, theo cả hai nghĩa văn chương, lẫn cuộc đời. Cô giáo trong truyện Trăng ơi, thơ ấu mãi không làm người đọc bận tâm với một con quỷ của sự tò mò: cô có những nét riêng, để người đọc nhớ, và làm cho cậu học trò mới lớn phải bâng khuâng. Người đọc có thể tưởng tượng, nhưng đừng quyết đoán, việc cô tức giận, khi cố gắng làm cho cậu học trò hiểu một bài toán: một cố gắng để ngăn chặn tình cảm, chỉ ở mức đó, giữa hai người. Có thể chính vì vậy mà cậu học trò không thể chia tay với cô giáo, và tìm cách cho cô giáo sống lại mãi mãi, cùng với vầng trăng thơ ấu. Chúng ta sẽ còn gặp cô, ở trong những truyện sau.

Và tôi cứ tưởng tượng ra cậu học trò ngày xưa, đã nói với cô giáo như thế này:

"Đó là một điều cô dậy em, tâm hồn của em. Cô dậy em rất nhiều điều. Trước tiên, cô đã nhốt em trong nụ cười của cô, như người học trò trong lớp học tháng tám. Rồi cô trả em về thế gian, với bổn phận viết về nó, như nó là: đen rợn người ở bên trên, trong trắng nhiệm mầu ở bên dưới .

"C'est une chose que tu m'as apprise, mon âme. Tu m' as appris beaucoup de choses. Tu m'as d'abord enfermé dans ton rire comme un écolier dans la classe au mois d'aout, puis tu m'as rendu au monde avec pour devoir de l'écrire comme il est: affreusement noir en dessus, miraculeusement pur en dessous."

(Christian Bobin, L'inespérée).


Đen một cách ghê rợn, phải chăng là những ngày dài, trước, trong, và sau trại tù?

Trong trắng nhiệm mầu, là vầng trăng thơ ấu mãi?

 NQT


Đọc/Viết mỗi ngày

My Old Saigon 














Trang NQT

art2all.net


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây