*






KDV phán v/v DK:

“Câu chuyện nó đã ra như rứa rồi, mà người có lỗi lại là một cậu sinh viên, nó đang còn đi học đó mà, trong tinh thần gọi là mình muốn cho nó ăn năn, hối lỗi, hơn là làm ra cho to chuyện... Ý của tôi là như thế”.

“Tôi thấy nó gút mắc cho cậu đó là như thế này: Nếu nó để hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa đó, thì không thể nào nó qua cái mặt kiểm duyệt được. Cho nên nó thay thế người lính VNCH bằng cái anh Mỹ trắng, như vậy nó rất phù hợp với nhà nước Việt Nam. Cho nên là nó để vô thôi, chứ thực ra là nó cũng không có bị ai sai khiến hay là có âm mưu gì cả”.

KDV

Tôi sợ rằng, mấy anh sinh viên này có thể đã tiên đoán ra được hậu quả của việc họ làm.
Nếu không, họ đã đổi tên phim, khác hẳn tên truyện.
Một anh Mẽo trắng, thay vì một tên Nguỵ, làm sao KDV nhận ra đứa con ngày nào của mình?
Nếu họ có lỗi, thì là lỗi nặng: dám qua mặt nhà nước VC? (1)

NQT

(1) 

… bởi có khán giả vừa gửi thư cho biết, ngay trong đoạn mở đầu phim “Đường kiến” dã có ghi rõ kịch bản được trích từ truyện ngắn cùng tên Đường kiến, nhưng sai sót là ở chỗ, trước khi ra phim, Đạo diễn và tác giả kịch bản không liên hệ trực tiếp được với tác giả truyện ngắn Đường kiến mà thôi.

Nguồn Bô Xịt

Ngay từ đầu, là GNV này đã nghi rồi, làm gì có đứa ăn cắp mà lại lạy ông tôi ở bụi này, khi sử dụng đúng cái tít của truyện ngắn, làm tít cho cuốn phim?

Ðúng là cớm mắc hợm!
Hay, rắn độc cắn trúng đuôi, [hay lưỡi?] của nó, hay, kẻ dùng gươm chết vì gươm, đi đêm mãi có ngày gặp ma?

Ðám đệ tử của chúng gửi mail chửi Gấu búa xua, mi bênh thằng đạo diễn VC ăn trộm, mi "hòa giải" với VC, mi tính về phò HPNT!

Cái vụ bắt trộm hụt này làm Gấu, quái làm sao, lại nhớ đến 1 bài thơ Tầu, về 1 em có chồng, nhưng vưỡn có 1 anh mê đến phát điên lên, tặng nàng minh châu, nàng bèn nhận, nhét ở ngực, ngay vú, ngay trái tim, và làm thơ tặng chàng, tiếc quá, em đã có chồng rồi!

Hồi nhỏ, đọc bài thơ Gấu cứ nghĩ sao có người vợ mất nết đến như thế. Mãi về già, mới hiểu ra, đây là 1 bài thơ… chính trị, của một ông quan lỡ theo Ngụy, được VC chiêu hàng, nhưng lắc đầu, và làm bài thơ tạ từ!

Chúng ta cứ thử tưởng tượng cái anh VC đạo diễn, đọc cái truyện ngắn DK của KDV mê quá, nhân vật Ngụy trong truyện sao người quá, sao hơn hẳn thứ VC khốn kiếp, là cha chú của anh ta, tởm quá, thế là bèn chuyển thể thành phim, nhưng biết tỏng, với nhà nước VC, Ngụy đâu phải là người, thế là bèn giữ nguyên tên truyện, nhưng biến tên Ngụy thành tên Mẽo trắng, vì anh thừa biết nhà nước bi giờ mê Mẽo còn hơn cả Ngụy ngày xưa.

Cái phim DK đó, là để vinh danh Ngụy, thế mới tếu, là vì sau này, cái giai thoại này sẽ sống mãi cùng phim, chừng nào còn phim, và ngay cả khi chẳng còn phim, chẳng ai thèm xem phim nữa, thì nó vưỡn sống mãi trong thế giới văn học, như bài thơ “minh châu nàng nhét vô ngực”!

Hà, hà!

Cái gì gì, Ốc Mượn Hồn ?
Hồn Trương Ba [Ngụy] da hàng thịt [Mẽo Trắng] ?

Bởi thế mà Gấu mới thay mặt bạn KDV phán, thằng anh này phải cám ơn mấy em!

Hot

Hai bài hiện đang hot trên TV, khiến khách viếng thăm, thường là 300 vị [thực sự chỉ có chừng 150, nhưng ghé 2 lần/ngày] lên tới con số 400, vào thời điểm này, 1 con số kỷ lục.

Bài được đọc nhiều nhất là bài post lại từ blog Osin, liên quan tới Hồng Ánh

Quái nhất, là, làm sao mà độc giả TV lại mò ra bài viết này, trên TV, Gấu đã quên béng?
*

Tôi đã từng chứng kiến một số đại gia lăn xả vào tán tỉnh cô đào tài sắc này. Có lần, một chủ doanh nghiệp trẻ, được ăn cơm cùng Hồng Ánh, ngồi nhà hàng máy lạnh mà mồ hồi cứ đổ ra như tắm.

Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi.

Blog Osin

Viết như thế thì quá khốn nạn. Viết lại ở đây, thật thấy nhục nhã lây, 'cũng một lũ đực rựa khốn nạn', nhưng chẳng lẽ không nói tới?
NQT

Nguồn

Còn bài kia, là “Kiển Tố” vừa đố vừa giảng, tức vụ Ðường kiến.

26 Mar 2011 169
27 Mar 2011 189
28 Mar 2011 206
29 Mar 2011 455

Tới giờ này, [9.15.PM], 455 visitors.
Hết ngày, [12. PM] sẽ là bao nhiêu?

Khủng thật!

Tin giờ chót: 520 vị!
Tks. NQT


*

Nhà văn Nguyễn Đông Thức (giữa) trong lần cùng ông Võ Văn Kiệt (phải) ra thăm nông trường dừa Đỗ Hòa của TNXP TP.HCM ở Cần Giờ, năm 1982. Bên trái là chị Võ Thị Bạch Tuyết, giám đốc nông trường, nhân vật chính trong truyện ký Hạnh phúc
Nguồn

Note: GNV đã từng ở đây, hai niên, thời gian 1982-1984, cỡ đó, vì sau khi về đời, ra Bưu Ðiện viết đơn mướn, gặp Châu Văn Nam, bạn UPI cũ, anh cho tháp tùng đi chuyến 1985, tại bãi Vàm Láng, Gấu nhớ rõ, là vì chuyến đi này trùng với lễ kỷ niệm Mười Năm Ðại Thắng Mùa Xuân của VC.

CVN mang theo hình ảnh, tài liệu, bài viết về 10 năm Miền Nam sống dưới chế độ Bắc Kít. Gấu không có dính vô vụ này, được CVN cho đi theo để làm thông ngôn, nếu thoát, lo vụ MIA, cũng do tổ chức của anh đảm trách!
Sau đó Gấu mới biết, toàn đồ dởm, nào là danh sách Mẽo đã chết [CVN gọi là "khô mực"], chôn ở đâu, nào là danh sách Mẽo bị VC bắt giữ, còn sống nhăn,["mực sống, mực tươi"] giam ở đâu...

Thời gian Gấu ở đây, đám TNXP làm quản giáo, đội trưởng các đội lao động sản xuất, nhân viên văn phòng, kế toán, chỉ có đám tù khổ sai lao động thôi.
Sở dĩ Gấu bám trụ được tới hai năm, là nhờ một tay TNXP làm chức kiểm soát đồ thăm nuôi, đã từng là độc giả của "Gấu, nhà dịch thuật”, thương tình, vờ, không bỏ túi mấy trăm bạc Gấu Cái giấu trong trong túi cói đựng gạo, và anh biểu Gấu dùng tiền đó mua chức Y Tế Ðội, cho “Gấu nhà văn”.
Ðúng là GNV, bởi vì công việc quan trọng của Gấu, là lo tờ báo của Ðội. Vào thời kỳ đó, trưởng trại tù là một Chú Tư, hay Chú Mười, VC nằm vùng, sau được điều về Thương Binh Xã Hội coi trại tù gồm tù xã hội, phục hồi nhân phẩm…  không phải tù chính trị, không phải em trong hình, đứng kể Nguyễn Ðông Thức.
Chuyện này kể sơ sơ cũng vài lần rồi.
Nhưng, kể như là chưa kể, vì hai năm Ðỗ Hòa quả là quãng đời hạnh phúc nhất đời của Gấu! Còn biết bao kỷ niệm mà cứ khư khư ôm trong bụng, chưa chịu kể ra, bởi vì thay vì kể, thì lại đi lo chửi thiên hạ!

Gấu nhớ có gặp Nguyễn Ðông Thức, con trai bà Tùng Long thì phải, hình như 1 lần, khi ghé tờ Tuổi Trẻ, thời gian Gấu viết mấy bài điểm sách, Thám Tử Buồn, của 1 nhà văn Liên Xô, Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma, của em Isabel Allende … cho báo này. (1)

(1)

… Sau đó, tôi làm việc với nhà xb, sửa lại bản dịch, dưới sự "kiểm tra" của Nhật Tuấn, ông em Nhật Tiến. Thời gian này, tôi quen thêm Đỗ Trung Quân, nhân viên chạy việc cho nhà xuất bản nọ. Rồi qua anh, qua việc bán sách báo, qua việc dịch thuật... tôi quen thêm một số anh em trẻ lúc đó viết cho tờ Tuổi Trẻ, như Nguyễn Đông Thức, Đoàn Thạch Biền. Họ đều biết tôi, từ trước 75. Đoàn Thạch Biền trước 75 đã viết cho Văn qua tên Nguyễn Thanh Trịnh.

Tôi không còn nhớ rõ, ai trong số họ, đề nghị tôi viết mục đọc sách cho Tuổi Trẻ. Bài đầu tiên, là về cuốn Thám Tử Buồn, một truyện dịch của một tác giả Nga. Thảm cảnh của nước Nga sau đổi mới. Băng hoại tinh thần và đạo đức đưa đến tội ác. Trong đó có những cảnh như là con cháu đưa bố mẹ tới mộ, chưa kịp hạ huyệt, xác bố mẹ còn bỏ trơ đó, đã vội vàng về nhà tranh đoạt "gia tài của mẹ". Bố mẹ trẻ bỏ nhà đi du hí, đứa con bị chết đói, khi khám phá thấy miệng đứa bé còn cả một con dán chưa kịp nuốt thay cho sữa! Cuốn tiếp theo, là Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma, của Isabel Allende.

Bài điểm cuốn này cho tôi những kỷ niệm thật thú vị.

Đó là lần đầu tiên tôi đọc Isabel Allande, nhưng "sư phụ" của bà, tôi quá rành. Có thể nói, cả hai chúng tôi đều học chung một thầy, là William Faulkner. Do đó, được điểm cuốn Ngôi Nhà là một hạnh phúc đối với tôi.

Nó là từ "Asalom, Asalom!" của Faulkner mà ra. Có tất cả mấy tầng địa ngục của Faulkner ở trong đó, cộng thêm địa ngục "giai cấp đấu tranh": ông con trai, con hoang, vô sản, "mần thịt" đứa chị/em gái dòng chính thống, con địa chủ. Địa chủ, ông bố cô gái, chính là ông bố của tên cách mạng vô sản!

Có những câu điểm sách mà tôi còn nhớ đến tận bi giờ: Những trang sách nóng bỏng trên tay, run lên bần bật, vì tình yêu và hận thù!

Nguồn



gau

Rừng [Kinh Dương Vương], Nguyễn Ðình Thuần, Gấu, Ðặng Phú Phong
@ Phong's [2005]

“Tôi cũng thấy vui vì tác phẩm văn chương của tôi viết trong thời chiến
được những người ở thế hệ hậu chiến thưởng thức và lấy làm phim”.

 gau

@ Văn Hóa Magazine, 2005

Lúc đầu tưởng phim Đường kiến (đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa) vi phạm bản quyền truyện Đường kiến (tác giả Kinh Dương Vương). Té ra không phải. Không phải chuyện bản quyền, vì chuyện bản quyền vừa được xí xoá bằng một ly bia nóng giữa tác giả truyện và đạo diễn phim.
Nhân vật chính trong truyện Đường kiến là một anh lính Việt Nam Cộng Hoà, nhưng trong phim Đường kiến, anh lính Việt Nam Cộng Hoà bị xoá, thay vào đó là một anh lính Mỹ.
Và tại sao là Mỹ mà không phải Việt Nam Cộng Hòa?
Vì nếu để nhân vật chính trong phim là một anh lính Ngụy như trong truyện thì không ổn, tôi chưa thấy điều này xảy ra trong văn học và phim ảnh tại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhà Ngụy, dinh thự Ngụy thì rất tốt, nhưng văn hoá phẩm của Ngụy thì vẫn bị cấm. Còn nếu được sử dụng thì bị cắt đầu cắt đuôi cho khớp với quan điểm chính trị của Đảng, rằng đã là Ngụy, nếu không đồi trụy thì nợ máu với nhân dân. Mà nhân vật trong truyện Đường kiến không đồi trụy, không gây nợ máu với nhân dân thì… không thể chấp nhận được?
Trong khi Hồ Chí Minh đã thúc giục: “Đánh cho Mỹ cút / đánh cho Ngụy nhào”, thì có nghĩa là bộ đội CSVN đánh nhau vừa với Mỹ vừa với Ngụy, chứ đâu phải chỉ đánh nhau với Mỹ. Hay là vì thằng Mỹ sắp trở lại, còn thằng Ngụy phải vĩnh viễn biến mất, cho nên nhân vật Ngụy trong văn học của thằng Ngụy không có lý do gì láng cháng trong phim?
Nếu có nhân vật thằng Ngụy láng cháng trong phim, chẳng hạn trong phim Sống trong sợ hãi (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, kịch bản Nguyễn thị Minh Ngọc và Bùi Thạc Chuyên), thì nhân vật thằng Ngụy biến thành công cụ thảm hại để khẳng định sự tất yếu cao cả của thằng Cộng. Sau khi thằng Ngụy quỳ xuống tự xỉ vả mình trước thằng Cộng, thì cuộc hoà giải giữa thằng Ngụy và thằng Cộng mới được chấp nhận?!
Còn chuyện tại sao tác giả truyện Đường kiến lại vui vẻ với phim Đường kiến, thì Thận Nhiên nói: “Thật là kẹt, vì đây là trường hợp nhà văn phản bội nhân vật!”
Có phải khi nhà văn phản bội nhân vật là khi nhà văn tự xoá vai trò nhà văn của mình?
Đạo diễn phim và Ban tổ chức/Ban giám khảo Cánh Diều Vàng sử dụng một tác phẩm của Ngụy rồi thay nhân vật Ngụy bằng nhân vật Mỹ. Tôi gọi đây là một thái độ thôn tính hay một kiểu chính trị du kích: phủi Ngụy bợ Mỹ.
NQC

VC có thể bắt tay với Mẽo, nhưng không thể với Ngụy, nhà văn không biên giới, nhưng Ngụy đâu phải là người, thì làm gì có nhà văn.
Ðây là chính sách của nhà nước. Không phải du kích chính trị.
Ðúng như NQC viết: Hay là vì thằng Mỹ sắp trở lại, còn thằng Ngụy phải vĩnh viễn biến mất, cho nên nhân vật Ngụy trong văn học của thằng Ngụy không có lý do gì láng cháng trong phim?
Mấy anh Mẽo phản chiến phải từ Mẽo qua VN bắt tay nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, thí dụ, rồi chụp vài pô hình kỷ niệm, chứ đâu có thì giờ mời Phan Nhật Nam cuối tuần ghé nhà tụi này chơi!
Cuối tuần ghé chơi, thì chỉ có đám WJC, và đám nhà văn VC lãnh tiền Xịa viết về Mít lưu vong!
Cái sự VC vờ nhà văn Ngụy phải được coi là cái nhục của VC, chứ đừng có nghĩ là Ngụy nhục, cũng như cái sự mê nghe nhạc Trịnh của VC, vậy.
Ðây là điều Heidegger viết ra, để xin lỗi triết gia bạn ông là Gabriel Marcel nếu Gấu không nhớ lộn: Tôi không dám đến nhà ông, vì không dám gặp bà vợ Do Thái của ông, vì cảm thấy nhục quá!

Thành thử không thể nào trút cái vụ đạo này, lên cá nhân đám làm phim, và lại càng không thể viết về thái độ của nhà văn KDV, “nhà văn phản bội nhân vật” như Thận Nhiên nhận xét được.
Tôi nghĩ KDV thật đạt, trong khi quyết định, nếu tớ có về, và nếu tớ có tình cờ gặp mấy em thì làm ly bia, là xong.

Cái “mô típ” chủ đạo của truyện ngắn của KDV đã được rất nhiều nhà văn sử dụng, nhất là mấy tay viết trinh thám, [nhờ kiến tìm ra xác chết giấu sau bức tường, thí dụ].
Liệu có thể lấy câu nói của Steiner để “trói voi bỏ rọ”: Cái sự sống sót thật đáng tởm, the unmerited scandal of survival [xì căng đan không thể xoa đầu của sự sống sót], trong đó có cả ông, nhờ ông bố khôn tổ cha, mà kịp xuống chuyến tầu chót rời Âu Châu, trước khi Nazi xâm lăngTẩy mũi lõ.

Giả như mấy tay làm phim thực sự “đạo”, thì đã không giữ nguyên cái tên truyện.
KDV bảnh thật, vì đã nhìn ra điều này, bởi vậy mà anh nói, thằng anh này phải cám ơn mấy chú em.
Chửi VC, OK, nhưng đừng chửi quá, tới cả những người có thiện tâm, thực sự mong muốn điều hòa giải.
Chúng ta cứ thử hỏi, nếu như đám làm phim không đổi tên Ngụy thành tên Mẽo, liệu có phim Ðường kiến?
NQT


Khi thực hiện phim Cuốn Theo Chiều Gió, David O. Selznick, nhà sản xuất phim tài hoa nhưng khó tính đã không hài lòng với bất cứ siêu sao nào của Hollywood đương thời để mời đóng vai Scarlett O’Hara. Hãng phim của ông đã tuyển lựa cả ngàn cô gái Mỹ cho đóng thử nhưng cũng không có kết quả. Cuối cùng vào phút chót, may thay và kịp thời (vì không thể chờ đợi thêm nữa) có người giới thiệu Vivien Leigh một nữ diễn viên Anh sống tại Luân Đôn chưa nổi tiếng, để vào vai Scarlett. Chọn diễn viên ngoại quốc đóng vai một nhân vật đã nổi tiếng trong một cuốn truyện best-seller về cuộc nội chiến Mỹ là một hành vi táo bạo và liều lĩnh, thậm chí khiêu khích, có thể đưa đến tình trạng phim bị tẩy chay. Nhưng vì nghệ thuật và muốn thực hiện một cuốn phim xứng đáng ngang bằng với biến cố lịch sử và cuốn tiểu thuyết nặng ký của Margaret Mictchell, nên D. O. Selznich—người chồng tương lai của Jennifer Jones—đã không ngần ngại. Kết quả, Cuốn Theo Chiều Gió đã trở thành tuyệt tác của điện ảnh thế giới chỉ có một không hai. Ashley Wilkes, chàng trai phong nhã Scarlett si tình, cũng do một tài tử Anh, Leslie Howard, đóng. Trong phim này cũng có cô gái điếm da trắng ở Atlanta tên Belle, một gái buôn hương có trái tim vàng.

NDT

Bạn NDT viết hơi bị nhảm về trường hợp Viven Leigh được chọn.
Trước đó, có 1 người giới thiệu em, nhưng không được chú ý. Ðến giờ chót, vẫn không tìm ra người đóng vai
Scarlett O’Hara, và đành cho quay, với 1 nhân vật tạm, đóng vai em.
Ðúng trong cái đêm quay phim đầu tiên đó, thì VL lọt vô tầm ngắm của đám săn người, vì em tò mò đến coi “thử, chơi”!
Giai thoại này thú vị lắm, G mới đọc trên tờ Ðiểm Sách London hay TLS, để lục coi, post cho độc giả TV “đọc thử, chơi”!

… dù bạn bè vẫn muốn in một cuốn thơ NĐT chơi nhưng tới nay tôi vẫn chưa gật.
NDT

Gấu nghi, NDT chưa gật, là vì biết tỏng, thơ của mình chẳng ra cái chó gì!

Chứng cớ:

Nhà thơ viết về 1 nữ thi sĩ như TMT, tuổi không thua NDT là mấy, mà kêu là “cô bé”, rồi “đọc thử chơi!”
Thi sĩ gì mà dùng từ nhảm như thế? NQT
*

Tham khảo:

… Cuối cùng, đề nghị ông Trụ nên có thái độ đúng đắn hơn khi tranh luận. Kiểu viết của ông: «không liên quan liên kiếc gì hết» vừa thiếu bình tĩnh vừa kém tự tin.
Lần sau, nếu ông tiếp tục như vậy, sẽ không ai trả lời ông.
DCT

Phúc đáp: Cụm từ "không liên quan liên kiếc" quả là bậy thật. Thành thật xin ĐCT bỏ qua cho.
NQT
Source

Những sai sót như “đọc thử chơi”, hay “một ngày”, ở một tay biên tập nhà nghề, rành rẽ tiếng Việt, thì đều nhận ra, và sẽ biên tập trước khi post. Clint Eastwood rút phim có cảnh sóng thần của ông ra khỏi Japan là vậy. Bài thơ Một Ngày đăng vào lúc này quả là một “bad taste”, nhưng 1 cách nào đó, lại gây ấn tượng mạnh hơn là giả đò đau khổ!
Hoặc đau khổ… quá chậm, như với NDT: Trước 1975, ông đâu có thèm để ý đến thời cuộc, VNCH, số phận Miền Nam như cả đám Trình Bày vốn như thế.
Liệu nhà thơ có cảm thấy tí ti ân hận, sau khi... "đi hết một đêm hoang vu"?

Về thơ.
Borges có 1 câu thật tuyệt, Gấu, mỗi lần đọc thơ của 1 tay lạ, là đều nhớ tới nó: Thơ được trao cho thi sĩ. Ðọc mấy đấng Mít Butor, NDT… toàn thứ tăm tiếng, nổi cộm của Miền Nam, G chưa tìm thấy, chỉ 1 câu của họ làm bật ra cái ý của Borges.
Ngài Mít Butor đa tài, nào sáng tác, y chang Butor, nào dịch, nào vẽ, nào làm thơ, nhưng xin thử đưa ra một bài ngửi được!

Quái đản nhất, là, Mít Butor rất thù G. Vậy mà G chẳng biết gì hết, mỗi lần gặp ở Quán Chùa là mừng mừng rỡ rỡ, chỉ đến khi ra hải ngoại, viết cho 1 tờ báo của một tay cựu giáo sư và, vì cái chuyện Gấu về VN bắt tay với VC, khiến tay này giận, bèn xì ra, mi tưởng mi là bạn thân, bạn quí của Mít Butor ư, tao hỏi xin bài cho báo, ông ta nói, ta không hề viết báo nào có thằng khốn Gấu cộng tác!
Chỉ đến lúc đó, G mới ngớ người ra, và, sau đó, được 1 văn hữu cho biết, ông Mít Butor này là dân Trung Kít, có thể còn vì vậy, nữa.
Trung Kít làm sao ưa Bắc Kít ?
Ðâu phải tự nhiên mà VP viết cả 1 bộ VHTQ chỉ để “ai điếu” nhóm Sáng Tạo!
Chỉ đến lúc đó, G mới biết ông ta là Trung Kít, vì dù quen biết lâu, nhưng không để ý đến điều này!
Mà để ý làm chó gì cơ chứ!
*

Cảm đề “Ði cho hết một đêm hoang vu”, của… GNV & Borges:

EPILOGUE
Through the years, a man peoples a space with images of provinces, kingdoms, mountains, bays, ships, islands, fishes, rooms, tools, stars, horses, and people. Shortly before his death, he discovers that the patient labyrinth of lines traces the image of his own face.
-Jorge Luis Borges
Qua năm tháng, con người phủ lên một miền không gian, với hình ảnh của những thành thị, xứ sở, sông núi,… người ngợm.
Chỉ đến khi nhận chiếc vé đi chuyến tầu suốt, thì người đó mới hiểu ra rằng, cái mê cung chậm rãi, chằng chịt những đường nét đó, vẽ nên bộ mặt của chính mình.
[Trong “Nói chuyện với Borges”, Conversations with Jorge Luis Borges, của Richard Burgin, nhà xb Avon Books]

Với NDT, có thể là bộ mặt của một ông chống VC hơi bị muộn?

Với PCT, theo GNV, là phát giác của ông về một giấc hôn thụy, như là bộ mặt của chính mình!

Có thể vì vậy mà ông mới thách nhà phê bình BVP, như sau đây cho thấy:

Anh lại vừa lên đường rồi, phải không? Lại làm một màn somnambule ballad mà anh từng thách tôi dịch ra tiếng Việt theo thể điệu của Federico García Lorca. Và tôi đã dịch cái tựa đề này thành "Rong khúc mộng du". Bây giờ thì chính anh lại đang thực hiện một cuộc đi chơi rong đầy tính cách mộng mị như vậy!
BVP/DM

TTT, phải đến khi đi tù VC, và, đúng vào lúc nghe tin Mai Thảo đi thoát, thì mới bừng tỉnh giấc hôn thụy.

Ruth Franklin viết, trong The Long View: Theo cái nhìn ý thức hệ của Adorno, “ăn theo” số phận nạn nhân thì thật đại nhảm, cố gắng áp đặt hài hòa nghệ thuật lên Lò Thiêu là mạo hóa, ngụy tạo, làm thơ dưới bóng của nó là biểu dương sự suy đồi của văn hóa trưởng giả. Nhưng với Adler, một kẻ sống sót Lò Thiêu, bắt đầu viết văn, làm thơ khi bị đầy vô LT, toan tính đưa [assimilate] sự ghê rợn của trại tù vào nghệ thuật, thì cần thiết – không phải chỉ vì đây là một sắc thái thiết yếu, cơ bản của tác phẩm của cuộc đời của ông, nhưng nó còn là một cách tái nắm bắt trọn kiếp nhân sinh của riêng ông, sau cơn đại họa.

“Cái bóng kế cận Hitler làm nên tôi”. Sở dĩ Steiner viết như thế, là vì xém 1 tí là ông bị Hitler tóm được và đẩy vô Lò Thiêu!

Bất cứ 1 anh chị Mít Nam nào, thoát ra được hải ngoại sau ngày 30 Tháng Tư, thì đều có thể phán như Steiner.
TMT lại càng có quyền phán như thế. Cái “tâm sự” “cưới vừa xong là anh đi”, là của TMT. Bà có quyền làm thơ ca ngợi cuộc đời thứ nhì này, nhờ quê hương thứ nhì mà có, được lắm chứ. Cái sự bực mình của NDT có cái gì bất thường, bởi vì ông không thấy gai gai khi đọc bài thơ Một Ngày, vào những ngày Sóng Thần, mà có vẻ như ông bực, vì sao bà này hạnh phúc quá! Y chang lũ đàn ông đã từng quen biết Marilyn Monroe: Men, perhaps jealous of her fame, said unkind things.
Chán thật

Ðọc đoạn BVP viết, trên đây, GNV này không hiểu, PCT thách ông ta dịch cái tít, hay là cả một bài ballad [của ai?], qua tiếng Việt, theo điệu Lorca?
Không lẽ dịch, chỉ cái tít, gồm hai từ, thành 1 điệu thơ Lorca?
Cái tít, như thế, dịch “mot-à-mot”, như thế, thì đâu có gì để khoe?
*

Theo Gấu, có một cái gì đó nối kết nhà thơ và nhà phê bình, đó là, cả hai nhìn ra cái khác thường trong cái bình thường, cái giống nhau giữa hai sự vật tưởng không chút liên hệ, và đây là điều mà Koestler nhìn thấy ở những nhà khoa học, qua tnhững khám phá, phát minh này nọ.

Michel Foucault phân biệt, Kẻ Vẫn Thế và Kẻ Khác, Le Même, LAutre, và đưa ra nhận xét:
Nhà thơ nhìn ra cái giống nhau giữa sự vật, mà “kẻ vẫn thế”, là thường nhân chúng ta, không thấy; còn Kẻ Khác, hay tên điên, là kẻ nhìn cái gì cũng giống cái gì hết!

Archimedes nhìn ra liên hệ giữa "bỏ 1 vật vô trong nước", thì, "nước dềnh lên", và từ đó khám phá ra luật tỉ trọng.
Einstein nhìn ra vật chất là 1 dạng của năng luợng, và từ đó ra công thức e = mc2, và từ đó, ra bom nguyên tử.  

Hai đấng phê bình Mít hải ngoại, một, Thầy Cuốc, mỗi lần phê bình là đưa ra 1 lời phán khủng.
Lời phán khủng này, là 1 định luật giống như bên vật lý vừa nói ở trên, nhưng tội thay, đếch có chứng minh, để bảo chứng cho nó.
VP là nhà văn thế kỷ 20. Chấm hết.
Nhà văn lưu vong viết như 1 thằng cha bị bịnh bạo dâm, hành lạc trong bất lực gì gì đó.
Nhưng Thầy không trình ra 1 đấng như thế để chúng ta chiêm ngưỡng!

Còn Thầy Phúc, mỗi lần viết phê bình là mỗi lần Thầy làm... thơ xuôi!

Thầy viết về TMT, những dòng kiệt tác, nhưng khó mà coi là “phê văn”:

Có sự trộn lẫn của thực tại với hồi ức, của cuộc đời hằn xé với những mộng tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người.

Về TCS:

Những sự mất mát trong đời sống đã mở mắt cho Trịnh Công Sơn thấy được cái vô thường của đời này. Nỗi ám ảnh về cái chết, về sự mất mát, về tính vô thường của đời sống, luôn luôn là một ám ảnh theo sát Trịnh Công Sơn từ những ngày anh còn khá trẻ. Có lẽ vì là một người sống ngay trong một thành phố mà lúc nào bom đạn cũng bủa vây tứ phía, được nhìn tận mặt chiến tranh, nghe và thấy cái chết một cách quá rõ nét trong cuộc đời, Trịnh Công Sơn đã có những cảm nhận sâu xa về những cái mất còn của đời sống. Cuộc chiến đã dựng lên những cận ảnh tang tóc và kinh hoàng ngay trong những thành phố mà anh đã từng sống với. Cái còn hay mất của tất cả mọi thứ, kể cả tình yêu, trong chiến tranh, cũng là một điều mà con người phải kinh nghiệm và chấp nhận. Hạnh Phúc hay Bất Hạnh. Nỗi Buồn hay Niềm Vui. Khổ Ðau hay Hoan Lạc. Tất cả chỉ là hai mặt sấp ngửa của Cuộc Ðời. Từ đó, người nhạc sĩ nhận ra rằng….
BVP

Những câu văn theo kiểu huề vốn, áp dụng cho bất cứ một ai ở Miền Nam vào thời gian đó, cũng đặng, vậy mà cũng có kẻ bắt chước, để bị nghi là đạo văn.
Chính những câu văn như vậy, có thể đã là lý do khiến Ngài Roland Barthes phán, hỡi mấy ông mấy bà tác giả huề vốn kia ơi, hãy chết hết đi cho rồi, để cho cái tên độc giả xuất hiện! 

Về PCT :

Và rồi mặt trời hôm ấy đã rớt trên hồ nước sóng sánh hơi thu trước mặt anh và tôi ở Newport Beach. A, Le soleil cou coupé.* Anh nói, nhớ lại một câu thơ loang máu hiện đại của Apollinaire. Một câu thơ tàn bạo trong hình ảnh và ấn tượng, và xuất sắc trong diễn tả tâm trạng. Còn tôi thì nói, đó là một thứ "L’Isolé Soleil" ** của Daniel Maximin mang đầy âm điệu jazz ngẫu hứng. Cái tên tiểu thuyết này, "L’Isolé Soleil" cũng tạo một hiệu ứng âm học thật đặc biệt: những âm [l] chòng chành, lung linh sóng sánh, bọc lấy những âm [z] (trong "L’Isolé" ) và [s] (trong "Soleil" ). Nó tạo nên một ấn tượng rung, một hình ảnh nhảy múa sóng sánh của mặt trời. Cuốn sách chứa đựng bi kịch, huyền thoại, lịch sử, chính trị, v.v… của các đảo xứ vùng West Indies. Nhưng, trên hết, đó là âm nhạc. Mặt trời kia, nó đang sóng sánh trên dòng nước đỏ. Đó chính là một sự điên dại dịu dàng. Và chúng ta cùng cười phá lên vì những liên tưởng đầy chất man dại của mình.
Mây vẫn đang bay ngỗ ngược trên trời. Và chim, quá nhiều chim, cũng còn bay xao xác trong mầu chiều hồng thẫm.
BVP 

Ðọc, đã con ráy, điếc con tai, mặt trời phê quá, chặt cụt luôn cái cổ của nó, và cùng những đám mây ngỗ ngược rớt xuống trên mặt hồ sóng sánh hơi thu…  ơ mà không phải, vưỡn còn ông mặt trời riêng lẻ kia kìa!
*

Gấu này đâu có gì hận thù với Thầy Phúc, và luôn cả Thầy Cuốc, độc giả TV cũng nhận ra điều này, [viết bằng cái giọng tưng tửng, mắc cười, có 1 vị còn viết mail, cho biết, đọc, không làm sao không bật cười!]
Thù hận chi đâu.

Nhưng phải viết ra, may còn kịp!
Không phải cho Gấu, tất nhiên!

Ngược hẳn lại, là cái giọng thật thâm thù, thật vô học, của những kẻ thù của Gấu, nào "có mấy NQT”, “cho xin tí xái”, “mấy lời”, “nằm gầm giường hay sao mà biết”, “thằng già bướng bỉnh, tên gấu chó… “

Lại làm một màn somnambule ballad mà anh từng thách tôi dịch ra tiếng Việt theo thể điệu của Federico García Lorca.
BVP

Một màn thì làm sao dịch ra tiếng Việt được, mà phải là từ “somnambule ballad”.
Và, nếu là cái từ này, thì làm sao dịch ra tiếng Việt theo thể điệu Lorca?


**

@ KT's

**

*

Đây là cái note của KT, kèm cuốn sách của anh. Sau đó, là chuyến đi Tây đầu tiên, cũng thời gian đó, bạn quí HPA đang ở Tây.

Có 1 kỳ niệm thật tếu, là, khi đến phi trường chẳng làm sao nhận ra KT, thế rồi có một bà tiến tới gần, hỏi, có phải Gấu Đực & Gấu Cái đó không.
Bà xã KT.
Bà nói, tôi đã nói với ông KT, là khó nhận ra nhau lắm, vì anh ở Canada qua, xa nhau bao nhiêu năm, dễ gì nhận ra nhau. Bà nói thêm:
Nhưng khi HPA qua, thì nhận ra ngay.
GNV ngạc nhiên quá, hỏi, tại sao. Bà trả lời, cứ thấy ai gầy nhom, trông như đang đói ăn, là biết liền.

Ui chao, đám Việt Minh, khi về Hà Nội, thời kỳ đánh Tây, bị bắt, đúng là do cực khổ quá mà ra.
Anh nào cũng ốm nhom, xanh lét, và nhất là, đều thèm phở.
Thế là đám mật thám Tây chờ sẵn ở mấy tiệm phở, tóm thằng nào là y chang vừa ở rừng về!


*

Gấu th máy Bưu Điện

Hình này, chắc là chụp sau khi Diệm ngỏm ít lâu, Bưu Điện mở mạch viễn ấn dành cho báo chí nước ngoài, Gấu thợ máy đang thử máy, trên dàn máy mới của Philco Corp, lắp ráp cho Bưu Điện, tính sử dụng với Bangkok, nhưng sau quay qua RCA Manila.
Tay Mẽo, đứng kế bên Gấu, tên là Dzuman, hay Dzumal [?], chuyên viên Philco Corp. Trụ sở chính của Hãng, nằm trên đường Nguyễn Du, ngay đầu đường Catinat, công trường Nhà Thờ Đức Bà, còn gọi là công trường Kennedy. Vì biết tí tiếng Anh, Gấu đang làm bên Quốc Nội, được chuyển qua Quốc Ngoại, đặt dưới quyền sử dụng của tay Mẽo này, phụ trách mạch viễn ký của các hãng báo chí nước ngoài, như AP, UPI, Reuters, SITA [hãng tầu biển]
 

Trong số những độc giả TV ra lệnh dẹp mục Dọn, có vị rất bực, nghĩ là GNV ưa chửi lộn, ưa gây gổ….
[Đọc TV bây giờ chán rồi…]…

Tuy nhiên, Gấu đã nói rồi. Cực chẳng đã TV mới phải “trải đệm”.
Bởi vì chỉ có mỗi 1 cách đó, thì mới thay đổi bộ mặt văn học hải ngoại.
Nên nhớ, vụ Thầy Cuốc và băng đảng Hậu Vệ liên danh với SCN và Chợ Cá Bơ Linh, phạng Gấu, xẩy ra trước đó rất lâu, trước khi TV mở ra mục ‘Dọn’. Chợ Cá vừa cắt băng khánh thành, GNV vừa vội vã xin làm một tay viết mướn không ăn lương, là đã bị đấm đá tơi bời, cả từ trong nước ra hải ngoại, nào 1 ông đòi NQT cho xin tí xái, nào 1 ông chê ‘dịch như sấm’.  Có ông hiệu đính bài dịch của GNV, dù Gấu đếch có nhờ!
Không đăng thì vứt vô thùng rác, ai cho phép mi hiệu đính bài của ta, hử?
Có ông lại còn chửi Gấu, người ta đã mất công sửa giùm những chỗ dịch sai, đã không cám ơn thì chớ, lại còn… lắm chuyện!
Vậy mà Gấu vẫn cứ phải gật đầu cám ơn lia lịa, xin lỗi lia chia, mãi đến vài năm sau đó, mới mở ra mục Dọn ?
Có 1 vị độc giả, rất quí GNV, phải nói quá quí, vậy mà bực quá, đột nhiên cắt mọi liên lạc. Gấu lo quá, sợ có chuyện gì, sau cùng, không biết nghĩ sao, vị đó lại mail, độc nhất 1 lần, chỉ để nói, ta không có sao hết, mi đừng bận tâm đến ta!
Nhưng bây giờ, đành phải đánh lớn.
Đành. Vậy.
Đây có lẽ sẽ là cú đánh chót, lớn lao nhất, của GNV, nhắm vào toàn thể văn học Mít hải ngoại, đặt tên là dòng “văn chương ai điếu”, mà GNV “mặc khải”, khi đọc Brodsky viết về Anna Akhmatova. 

Có một câu hỏi hắc búa, rất ư là hắc búa, với riêng GNV, liên quan tới VP:
Ông là nhà văn số 1 của Miền Trung, không phải vì viết nhiều, với bao nhiêu đầu sách, nhà văn chuyên ngiệp suốt đời sống với mớ chữ, viết đủ thứ, chơi đủ thứ võ công, nào tạp bút, nào ký, nào nghĩ về, nào phê bình, nào đọc sách, nào… mà là: ông là 1 tay viết truyện ngắn số 1 của mảnh đất Miền Trung. Truyện ngắn nào cũng số 1,  và rất nhiều cái. Nào Kể Trong Đêm Khuya, Thác Đổ Sau Nhà, Đêm Xuân Trăng Sáng, Người Tù.... Mỗi truyện ngắn, là một nhân vật thật lạ, thật không giống ai. Bảnh thật. Trong khi mấy ông nhà văn Trung Kít khác, bói không ra 1 cái truyện ngắn, một nhân vật hách xì xằng.
Kẹt quá, như NMG, thì bèn bệ ngay HPNT vô, cho chắc ăn!
Cái gì đặc VP, khiến từ đó, truyện ngắn đặc VP? Nhận vật, đặc Miền Trung, và tất nhiên, đặc VP.
Liệu không nhà văn Miền Trung nào vượt được ông, vì VP truyện ngắn không thể nào vượt được?
Tại sao những nhà văn Miền Trung đặt cái đỉnh cao vòi vọi, có truyện ngắn đăng trên Văn, là thành nhà văn?
Liệu một tham vọng như thế đã khiến họ viết làng nhàng đến suốt đời?
 

The Paris Review Interviews tập số IV, trong có bài phỏng vấn V.S. Naipaul, một trong những nhà văn phách lối vào bậc nhất trên thế giới, theo GNV. Trong lời giới thiệu của Salman Rushdie, ông cũng nhắc tới 1 sự kiện cho thấy Naipaul phách lối ra làm sao.
Rushdie kể về lần tham dự Hội Văn ở Hay-on-Wye, ông thấy Naipaul xuất hiện trên sàn diễn, và được nhà văn, nhà biên tập Mẽo, Bill Buford phỏng vấn.
Khi được hỏi về những nhà văn mà ông đọc, Naipaul trả lời 1 cách thật khinh bỉ [with a majestic dismissal]:
“Tôi không phải là một độc giả.
Tôi là một nhà văn”

GNV đã từng nghe 1 ông bạn quí trả lời tương tự như vậy, khi còn Sài Gòn, còn Quán Chùa.
Lần đó, có mấy người ngồi cùng bàn. Ông bạn quí mà GNV không tiện nhắc tên, ông anh nhà thơ  và GNV. Lần đó, hai anh em say sưa bàn về cuốn Những Kẻ Mộng Du của Koestler, Gấu còn nhớ rõ, ông anh khuyên Gấu, mày phải đọc thêm cả ba cuốn cho đủ bộ… 

Khi ông anh ra về trước, ông bạn quí bèn phán, tao đâu có ngờ TTT mà cũng sách vở đến như thế. Còn tao, hả, tao đâu có đọc, tao viết cho người ta đọc!
TV sẽ giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của Naipaul, để cho thấy, ông quả xứng đáng phách lối!
Và sau đó, sẽ trở về với những nhà văn Mít cùng thời với Gấu, và sẽ cố tìm ra nguyên nhân, tại làm sao chúng ta chỉ có thứ văn chương làng nhàng, và chắc chắn, chẳng bao giờ có thứ văn chương xứng đáng, để ăn Nobel, thí dụ!




GNV tính thu gom ba bài viết có tính kỷ niệm, hồi ký, chuyện nghề... vô đây, thong thả sẽ edit, thành 1 cuốn kiểu như của mấy tay VC Nguyễn Khải, Tô Hoài... “Đi tìm cái ác đã mất"

* 

ví dụ tôi về đứng ngẩn ngơ
mây núi buổi chiều bay xuống thấp
như tóc em khuôn mặt em buồn
lâu rồi chưa về lại Đơn Dương.

Note Tranh, thơ Đinh Cường.
Source DM

Ta từng hỏi, cái tên Đơn Dương xuất phát từ đâu? Và ý nghĩa của nó là gì, có phải là Mặt trời cô độc chăng, và papa ta bảo ko phải. Nó có nghĩa là Mặt trời đỏ, ta nghĩ chắc chữ Đơn này đọc trại từ chữ Đan mà ra. Cũng ko hẳn là ko có lý, người miền Nam hay có cách phát âm như thế, ngày xưa ta cứ phải hỏi papa "nhơn ngãi" là cái giống gì và một tỉ ti thứ tương tự. Mà ta ngẫm lại thấy cái tên Mặt trời đỏ có lẽ chính xác hơn, vì mặt trời ở đâu mà chả đơn lẻ. Và quả là mặt trời buổi sớm ở đây đỏ rực, nhất là trong những sáng mù sương, thậm chí còn đỏ hơn cả mặt trời hoàng hôn ở 1 số nơi ta có dịp ghé qua. Đến bây giờ, lôi bản đồ ra mà hỏi ta cái xứ Đơn Dương nằm ở đâu thì ta chịu ko trả lời được, nhưng nếu hỏi ta mặt trời mọc ở nơi nào rực rỡ nhất thì ta có thể khẳng định rằng đó là vầng dương ban sớm đỏ hực lên trong sương mù nơi cố quận.

Đơn Dương ngây ngô quận.

Entry dành tặng riêng cho 1 người.
CM

 

Tôi đọc tập truyện ngắn Fictions, của nhà văn Á Căn Đình Jorges Luis Borges cách đây 20 năm, và nhớ là đếch có mặn lắm. Nhưng Borges là 1 trong những đấng rất nổi danh của 1 đại lục có truyền thống văn học rất ư giầu có. Chắc hẳn cái cảm giác “lạt quá” của tôi, khi đọc ông, là do chưa trưởng thành mà ra.

Hai mươi năm qua đi, tôi chắc mẩm, giờ mà tóm được ông, chắc chắn mình sẽ nhận ra đây, là 1 thiên tài văn chương của thế kỷ 20, như 1… VP của Thầy Cuốc, của xứ Trung Kít!

Đếch phải! Cái sự thần phục VP [ấy chết Borges] của tôi, đếch xẩy ra! Đọc lại Fictions, thì tôi lại càng nhớ ra nó lạt như thế nào, cái lần đầu vớ được nó.

Những truyện ngắn này là những trò chơi trí thức, những hình thức văn học của môn chơi cờ tướng. Khởi đầu thật giản dị, [thoạt kỳ thuỷ chàng bèn ghểnh ngựa, thiếp này bèn vén phứa váy lên!], rồi dần dần nhập vào mê cung chằng chịt, “âm u và ẩm ướt”, như Henry Miller phán về 1 cái cửa “mở ra mọi siêu hình học và tôn giáo”, tới lúc cực khoái, tới đỉnh cao của sự đa đoan rối rắm, làm hài lòng 1 kỳ thủ cỡ Bobby Fischer.

Thật sự mà nói, cái sự so sánh với môn chơi cờ tướng là không bị được đúng lắm. Quân cờ, tiến lui, thí dụ, 1 con tốt mà qua được sông thì thành 1 tên tiểu nhân đắc thế, chúng có qui luật từ ngàn xưa. Với Borges, những truyện ngắn của ông, gây kinh ngạc ngỡ ngàng, nhưng những tư tưởng ở trong đó, độc giả tha hồ “khinh xuất”, như tác giả của chúng, đếch coi trọng chúng: Dzui thôi mà!

[The result is stories that are surprising and inventive, but whose ideas can't be taken seriously because they aren't taken seriously by the author himself, who plays around with them as if ideas didn't really matter. And so the flashy but fraudulent erudition of Fictions.]

Borges thường được miêu tả như là nhà văn của nhà văn. Điều này hẳn có nghĩa, những nhà văn sẽ tìm thấy ở ông những phẩm chất tuyệt hảo nhờ nó mà mở ra cõi văn của riêng họ. Tôi không chắc là tôi đồng ý với điều này. Theo tôi, một khi bạn nhận ra 1 cuốn sách, lớn lao, thì điều này có nghĩa, là bạn lậm sâu thêm 1 tí ti vào với cuộc đời trần tục, bụi bặm, nhớp nhúa này. Người ta có vẻ như quay lưng với đời sống, khi nhập vào 1 cuốn sách [đọc là treo lửng thời gian], nhưng, chỉ để nhìn thấy nó đẹp thêm lên 1 tí ti, hay rất ư là tuyệt vời, một khi làm thịt xong cuốn sách đó. Với Borges, càng đọc ông, tôi càng xa cuộc đời, nó càng trở nên nhỏ xíu.

Còn điều này, mà lần đầu đọc ông, tôi không để ý: Cái đám đực rựa, lổn nhổn trong những tác phẩm của Borges, đa phần đều dân viết lách, bạn quí, hay không quí của GNV!

Thế giới giả tưởng của Borges gần như thiếu hẳn bóng dáng đờn bà, con gái.

Source

Không có khung trời văn học nào, no body of literary work, cho dù giầu có, cho dù viên mãn đến cỡ nào, mà không có cái mặt tối của nó, Trong trường hợp Borges, cái viết của ông đôi khi làm nhức nhối, đó là do thiên về 1 văn hóa của 1 sắc dân nào đó, his writing sometimes suffers from certain cultural ethnocentricity: cái viết của ông đau nỗi đau kỳ thị văn hóa, chỉ chúi vào văn hóa của 1 sắc dân nào đó. Lũ đen, lũ da đỏ, lũ bán khai ở trong truyện của ông thì đều như là những lũ hạ tiện, ru rú trong cõi của chúng, không dính kết với những tình cờ, accidents, của lịch sử, hay xã hội, chúng chỉ chơi với chúng, trong cái cõi của chúng. Chúng đại diện cho một thứ nhân loại hạ cấp bị đóng chặt, bị tách hẳn ra khỏi những gì lớn lao, vĩ đại nhất của những phẩm chất cao quí của con người: tính trí thức và sự tinh luyện văn học, intellect and literary refinement. Tất cả những điều trên, chẳng có điều nào hiển nhiên, được Borges phán huỵch toẹt, ngay cả “ý thức” chúng, cũng không: chúng mơ hồ ẩn hiện, khi chúng ta đọc Borges.

Vargas Llosa: The Fictions of Borges

Trong bài viết nêu trên, in trong Wellsprings, một trong những cuốn mới nhất của ông, nhằm vinh danh những người, những tác phẩm ảnh hưởng lên ông, từ thuở tập tành bước vào cõi văn, Vargas Llosa cho biết, khi ông còn là sinh viên, đam mê của ông dành cho Sartre, và ông cực tin vào quan niệm của S, nhà văn phải đắm mình vào thời của mình, vào xã hội mà anh sống, và "chữ là hành động", và, qua cái viết của mình, mà 1 người đàn ông, hay đàn bà ảnh hưởng lên lịch sử. Bây giờ, những tư tưởng trên mới thấy ngây ngô, và có thể nói, rẻ tiền, tẻ ngắt - chúng ta sống vào một thời bi quan, về quyền năng của văn chương cũng như của lịch sử - nhưng vào thập niên 1950, quan niệm thế giới có thể được thay đổi và trở thành tốt đẹp hơn, và văn chương có phần đóng góp của nó vào việc này, những lý tưởng như thế hớp hồn lũ chúng tôi, làm sao mà chúng ngọt ngào, dễ thương, đẹp như…  BHD đến như thế cơ chứ!


LIMITS

There is a line of Verlaine I shall not recall again,
There is a nearby street forbidden to my step,
There is a mirror that has seen me for the last time,
There is a door I have shut until the end of the world.
Among the books in my library (I have them before me)
There are some I shall never reopen.
This summer I complete my fiftieth year:
Death reduces me incessantly.

J.L. Borges
- Translated by ANTHONY KERRIGAN 

THE PLOT

Te make his horror complete, Caesar, pursued to the base of a statue, by the relentless daggers of his friends, discovers among the faces and blades the face of Marcus Junius Brutus, his favorite, his son perhaps, and he ceases to defend himself to exclaim: "You too, my son!" Shakespeare and Quevedo echo the pathetic cry.
Fate takes pleasure in repetitions, variants, symmetries. Nineteen centuries later, in the south of Buenos Aires province, a gaucho is assaulted by other gauchos, and, as he falls, recognizes a godson and with gentle reproach and gradual surprise exclaims (these words must be heard, not read):
"But che!" He is killed and never knows he dies so that a scene may be re-enacted.

J.L. Borges
- Translated by ANTHONY KERRIGAN
*

GNV "cũng" là người đầu tiên lèm bèm về Borges, tại hải ngoại, sau mới rõ là đây là tác giả mà nhà biên khảo kiêm nghề cớm mê lắm, và cũng chính ông ta hô hoán lên, qua cái tên lạ hoắc HN, là Gấu dịch sai cái “tít” của vị giáo sư khả kính, Steiner.
"Extraordinary Fellowship", dịch ra tiếng Việt, phải là Viện Sĩ Ưu Tứ của Nhân Dân!

Nhè 1 gã bỏ chạy Nazi, VC, mà phong cho hắn ta cái tước phong đó ư?

Cái từ “Nghiên Cứu Sinh”, dịch "Extraordinary Fellowship", thực sự là của NTV.
Và là dịch tạm, chờ kiếm đúng từ, thay thế, sau!

Thời gian đó, Gấu có nhờ NTV giúp đỡ  rất nhiều, qua  những bản dịch đầu tay, về Borges, về Coetzee , Steiner...
NTV phán, thằng cha Steiner này suốt đời lo đọc, học, dạy học... phong cho nó cái chức “Nghiên Cứu Sinh” đi!

Tương tự, là từ the “sixty-four hexagrams”...  trong 1 bài thơ của Borges. Gấu biết dây, là 1 quẻ trong Đạo Đức Kinh, hay Kinh Dịch.

Nhưng, vấn đề gay cấn là, tại làm sao Borges lại nhắc tới quẻ này  trong bài thơ của ông, ý nghĩa của quẻ này có gì liên quan tới bài thơ này không...
Thôi cứ dịch nghĩa đen, rồi tính sau. Hình "sáu điểm sáu mươi-bốn".

Đúng ra, phải dịch là "sáu mươi bốn hình sáu điểm", mới đúng văn phạm, đúng như chỉ bảo của HN.

Nhân đây, cám ơn  HN thêm một lần nữa!
[Về những bài liên quan, xin đọc mục Potin, ở đầu trang TV] 

Gấu đọc Borges, lần đầu tiên, là 1 bài thơ, khi còn nhà thơ Joseph Huỳnh Văn, từ 1 bản tiếng Pháp, tên bài thơ là Hạnh Phúc, hay bài thơ nói về Hạnh Phúc, Gấu không nhớ rõ, anh thích lắm. Người thứ nhì được nghe đọc bài thơ, Gấu nhớ là Vũ Ngọc Giao, đúng thời kỳ gặp anh ở quán cà phê Bà Lê Chân.
Không biết anh còn nhớ kỷ niệm này không.

Trong 1 bài viết, TV sẽ post bản tiếng Anh, sau, Borges kể là ngày 14 June 1940, một tay nói tiếng Đức mà tên của người này, ông không muốn nói ra, tới nhà ông. Đứng tại cửa, anh ta báo tin động trời: Quân đội Nazi đã chiếm đóng Paris.
Tôi [Borges] thấy trong tôi lẫn lộn một mớ cảm xúc, buồn, chán, bịnh.

Thế rồi Borges bỗng để ý tới 1 điều thật lạ, là, trong cái giọng bề ngoài tỏ ra vui mừng khi báo tin [30 Tháng Tư, nói tiếng Bắc Kít, mà không mừng sao, khi Nazi/VC chiếm đóng Paris/Sài Gòn!], sao nghe ra, lại có vẻ như rất ư là khiếp sợ, hoảng hốt?

Hà, hà!

Thế rồi anh ta phán tiếp, Nazi/VC sẽ không tha London. Và không có gì ngăn cản bước chân của Kẻ Thù Nào Cũng Đánh Thắng!

Và tới lúc đó, thì Borges hiểu, chính anh ta cũng quá khiếp sợ!

Cũng tới lúc đó, Borges hiểu ra "chân lý": Hitler muốn thua trận: Hitler wants to be defeated.

Đọc tới đó, thì Gấu nhớ ra cái bà già nhà quê Bắc Kít đã từng lén VC cho bạn của Gấu, sĩ quan cải tạo 13 niên, tí ti đồ ăn, trong 1 lần chuyển trại tù. Bà lầm bầm, khi nhìn bạn của Gấu nuốt vội tí cơm, các cháu đánh đấm ra làm sao mà để thua giặc dữ. Già này ngày đêm cầu khẩn các cháu ra giải phóng Đất Bắc Kít!