*
Ghi

Dọn I

II
1 2 3 4 5 6 7
8















Hồng Ánh lấy chồng
Đọc bài này, thì mới hỡi ơi về cái chuyện bạn bè quen biết ở trên đời.
Chuyện lấy chồng lấy vợ là chuyện đại sự, dù có không thích, không ưa, nhưng lỡ quen biết cả hai bên, thì cũng dẹp cái chuyện không ưa qua một bên, mà im tiếng, hoặc nếu có lên tiếng, thì chỉ để chúc mừng, chứ đâu có mượn dịp quan trọng như vậy, để đâm sau lưng ‘cái tay’ mình không may đã có quen, đã có thời từng coi nhau là bạn?
Gấu không quen người đẹp, nhưng quen NTS, và có khá nhiều kỷ niệm đẹp về ‘cái tay’ này.
Từ 'cái tay này', Gấu hay dùng, chắc 'cái tay Osin này’ hay đọc Gấu rồi bị ảnh hưởng, chăng?
*
Từ ‘đại gia’, người đầu tiên sử dụng nó, là … Gấu, trong bài viết “Những đại gia của môn phái tiểu thuyết lịch sử”.
Đại gia ở đây dùng theo nghĩa đẹp, như một đại môn phái, trưởng môn nhân của một dòng văn chương, hay võ học, khác hẳn cách dùng ở trong nước sau này. Hay như cái tay Osin này dùng.
*
Tôi đã từng chứng kiến một số đại gia lăn xả vào tán tỉnh cô đào tài sắc này. Có lần, một chủ doanh nghiệp trẻ, được ăn cơm cùng Hồng Ánh, ngồi nhà hàng máy lạnh mà mồ hồi cứ đổ ra như tắm. Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi.
Blog Osin
Viết như thế thì quá khốn nạn. Viết lại ở đây, thật thấy nhục nhã lây, 'cũng một lũ đực rựa khốn nạn', nhưng chẳng lẽ không nói tới? NQT
*
Gấu về Hà Nội lần đầu tiên, quen băng NTS, và sau đó, đi nhậu nhiều lần. Gấu cũng chẳng hỏi gì về anh, và có vẻ như anh quen biết rất nhiều. Anh và một ngưòi bạn thân của anh lo cho Gấu nhiều chuyện, và có thể, nếu không có họ, Gấu không được thoải mái như vậy, trong hai lần về Hà Nội.
Anh bạn kia, vì Gấu mà gặp một vài chuyện bực mình, khiến Gấu ân hận hoài.
Tiện đây, xin bỏ qua cho Gấu, do lỡ dại miệng, và mê gái, mà để xẩy chuyện. NQT
*
Về cái gọi là tình bạn, cổ nhân có câu lấy lòng thành ra mà đãi bạn trước, rồi sau đó, nếu gặp tay không phải là bạn, thì né, đem cái lòng thành đi kiếm tay khác để trao, và cứ thế, cứ thế.
Chơi với bạn, mà ‘thử’ bạn trước, là hỏng.
Có người khi chơi với bạn, là tìm đường dò la trước, cũng hỏng.
Gấu chơi với băng Tập San Văn Chương, quen thật thân, với, thí dụ Joseph Huỳnh Văn, vậy mà chẳng hề biết gì về anh, về gia đình anh. Chỉ đến khi anh mất, Gấu mới biết chuyện anh có bà con họ hàng gì đó với Huỳnh Văn Trọng.
Đọc, có vẻ Gấu này chơi với bạn hết mình, nhưng cũng không phải như vậy. Trên đời này, người làm khổ, lợi dụng bè bạn, không ai hơn được Gấu, thế mới nhảm. Gấu đang loay hoay viết hồi ký, kể những chuyện động trời Gấu làm khổ bạn bè, như là những dòng ‘confession’ trước khi đi.
Tiểu thuyết lịch sử
Những đại gia của dòng văn học tiểu thuyết lịch sử
*
Lại nói chuyện 'đại gia'.
Từ ‘đại gia’, người đầu tiên sử dụng nó, là … Gấu, trong bài viết “Những đại gia của môn phái tiểu thuyết lịch sử”.
Đại gia ở đây dùng theo nghĩa đẹp, như một đại môn phái, trưởng môn nhân của một dòng văn chương, hay võ học, khác hẳn cách dùng ở trong nước sau này. Hay như cái tay Osin này dùng.

Khi dịch The Great Gastby, là Đại gia Gatsby, thú thực, không hiểu dịch giả hiểu từ ‘đại gia’ theo nghĩa nào, ‘tốt’ [theo cái nghĩa trong "Những đại gia trong dòng văn chương tiểu thuyết lịch sử"], hay xấu [theo nghĩa mà cái tay Osin xúi người đẹp đá đít nhà phê bình, anh ta sẽ giới thiệu cho cả một tá đại gia, tha hồ mà chọn] ?
Vả chăng, dù tốt, dù xấu, đều quá coi thường nguyên tác. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển của văn chương Mẽo, mà nỡ lòng nào dịch kiểu bình dân, “bần cố nông” như thế.
Chỉ có thể dịch là Gatsby Vĩ Đại.
May quá còn cuốn kia, cũng bảnh chẳng thua gì Gatsby Vĩ Đại, tức cuốn Tender Is The Night, được một tên nhà văn Ngụy, là Mặc Đỗ, dịch là Cuộc Tình Bỏ Đi.
Tuyệt cú mèo!
Tay dịch giả này, TL, không phải dân pro, chắc thế ? Rành tiếng Anh tiếng U, do sống ở nước ngoài ?
Vì sống ở nước ngoài, mù tịt lịch sử Mít, nên chẳng biết "làm giặc" nghĩa là gì ?
Đọc bài viết của ông ta, về Đại gia Gatsby mới hỡi ơi. Đúng là mù tịt về văn học, nhưng rành tiếng Mẽo!
Y chang mấy ông mấy bà mù tịt về phê bình, nhưng rành tiếng Tây!
*
Nhìn mặt nổi, thì đúng như dịch giả, và đa số nhận định, The Great Gatsby (1925) là một tác phẩm phê phán xã hội Mẽo, giấc mơ Mẽo; ẩn tàng ở trong đó còn có cả chủ nghĩa bài Do Thái, nhưng đây chính là một câu chuyện tình thê lương, được viết bằng một giọng văn cay đắng ngọt ngào, doux-amer, chữ của Beigbeder, không thể nào bắt chước được, một giọng văn đạt tới đỉnh cao, sau khi tác giả của nó phải hì hục viết 160 cái truyện ngắn để mua áo dài cho bà vợ Zelda.

Cuốn truyện còn mang hơi hám tự thuật, vì Gatsby, một cách nào đó, chính là Fitzgerald. Sinh tại Saint Paul, Minnesota, [hình như đây là nơi trú ngụ và sau cùng an nghỉ của nhà thơ TTT?], ông chẳng bao giờ thành công trong cái việc lòn lỏi vào thế giới của những đại gia, những câu lạc bộ của các tỉ phú, và còn bị đội banh football Princeton khinh khi, và không bao giờ qua khỏi vết thương lòng này! Mặc dù không như nhân vật của mình, bị làm thịt, tuy nhiên, ông cũng ngỏm năm 44 tuổi, vì nhậu, vì chẳng còn ai biết đến mình, 8 năm sau, đến lượt bà vợ chết cháy trong nhà thương điên.
Những cuốn tiểu thuyết lớn ghét người ta kính trọng chúng. Chúng thích sống, nghĩa là được đọc, vò xé, nghiền nát, đối chứng, tranh cãi, nhận chìm. Đã đến lúc phạng cho Hemingway một hèo. Ông dám nói đùa: Một tác phẩm lớn là thứ mọi người đều nói tới nhưng đếch có ai đọc.
Frédéric Beigdeber [phê bình gia của một số tạp chí như Voici, Paris-Première, Lire…]
Beigdeber viết về Gatsby:
Những tiểu thuyết lớn đều có tính dự báo, prémonitoire. Colette phán, ‘tất cả những gì người ta viết thì sau cùng đều trở thành thực’ [‘tout ce qu’on écrit finit par devenir vrai’]. Cái nước Mẽo tham tiền hám của, ích kỷ mà Fitzgerald mô tả ngày càng tệ hại đi và trở thành người tình của Trái Đất. Những giấc mơ huy hoàng sau cùng biến thành những cái lưỡi bằng gỗ nhớp nhúa [do nốc nhiều rượu quá]. Thế giới là một bữa tiệc, party, của lạc thú, một bữa tiệc khởi đầu tuyệt vời, nhưng kết thúc thật thảm hại, giống như cuộc đời [một tiến trình phân huỷ]. Đừng bao giờ tỉnh dậy. Fitzgerald là một người ngoan đạo, với ông hạnh phúc, phải sòng phẳng với nó, và tội lỗi thì phải bị trừng phạt. Tất cả những thần linh thì đều đã chết; những cuộc chiến, đã thực hiện, những hy vọng ở con người, lầm lạc [Tous les dieux morts; toutes les guerres, faites; tous les espoirs en l’homme, trompés. Fitzgerald: This side of Paradise]. Chỉ còn có mỗi một việc để làm là mô tả đám trưởng giả, quí tộc New York, sáng ngời đến trở thành mù lòa, và sau cùng tắt ngấm, như những loài khủng long.

Giấc Mơ Mẽo
Tuổi thơ là một cơn mộng không biết mình là cơn mộng

Trong nhiều năm nhiều năm, một giấc mơ trở đi trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ này đưa tôi tới một cái sân lớn của con phố Rosellon, thành phố Barcelone, ở đó, đứa trẻ là tôi chơi đá banh một mình sau ngày học dài, trở về nhà, và trong khi chờ cơm, tôi bịa ra những trận banh. Cái sân đó, bao bọc chung quanh là những nhà cửa xám xịt, buồn thỉu buồn thiu, nét đặc biệt của thời kỳ đó, những năm dài cực nhọc tại Tây Ban Nha thời hậu chiến. Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi là cả hai muơi hai cầu thủ cùng một lúc, một phần thân thể của tôi - gồm mười một cầu thủ - nhập vai tấn công, cứ như thể nó là Brésil tại Cúp Thế Giới ở Thụy Điển, trong khi phần còn lại, lo phản công. Tôi quên không tưởng tượng ra trọng tài, và mỗi một đội như thế - mỗi một phần của cơ thể của tôi như thế đó – có thể thắng, hay bại, tuỳ thuộc vào thiên tài mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi thiên tài tuổi thơ, tôi bịa ra những cú mơ mộng thần sầu, làm dựng tóc gáy cầu trường tưởng tượng, mà những khán giả của nó, là những cư dân ở trong những căn nhà xám xịt xỉn xìn xin, thỉnh thoàng họ còn thò đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo dõi một cách buồn bã, thằng nhỏ khốn khổ khốn nạn, một mình chơi với quả banh tồi tàn kết bằng rơm.
Enrique Vila-Matas


Cuộc Tình Bỏ Đi
Nhưng nếu coi cuộc chiến khốn kiếp là Ngày Hội Nhân Gian thì Một Chủ Nhật Khác lại bảnh nhất trong những cuốn bảnh nhất, so với Anh Môn Vĩ Đại Gatsby Vĩ Đại
Chắc chắn TTT phải đã từng đọc Fitzgerald, và có trong đầu cuốn Cuộc Tình Bỏ đi, trong khi viết Một Chủ Nhật Khác
Xuất bản 'Đại gia Gatsby' ở Việt Nam
V/v Đại gia Trịnh Lữ. Gấu mới biết, trên Tiền Vệ cũng có nhiều người lên tiếng.
*
Thoạt đầu, Fitz cho Cuộc Tình Bỏ Đi một cái tiểu tít, là "Romance" [Chuyện Tình]. Cái tít sau cùng, là từ thơ của Keats, Ode to a Nightingale:
Away! Away! for I will fly to thee
... on the viewless wings of Poesy
Though the dull brain perplexes and retards:
Already with thee! tender is the night....
*
Giả như có cái gọi là “tư tưởng thời đại” ["thế hệ nhạc Jazz" với Gastby của Fitz, thế hệ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây với đại gia Trịnh Lữ, và cùng với nó, sự nổi dậy của giai cấp mới, là những đại gia Đỏ, vốn liếng khởi đầu là chiến lợi phẩm, cho dù một chút sái, của chiến thắng Miền Nam], thì cái đó chỉ là thứ yếu, trong một tác phẩm văn học như của Fitz. Nabokov chửi, còn gì ngu si cho bằng, khi đọc Madame Bovary với ý nghĩa trong đầu, đây là một tác phẩm tố cáo giai cấp trưởng giả. Ông khuyên, đừng bao giờ quên rằng, mọi tác phẩm nghệ thuật, luôn luôn là sự sáng tạo ra một thế giới mới, và cách tiếp cận nó, là, nghiên cứu thế giới mới này một cách thật cận kẽ, coi nó hoàn toàn mới, hoàn toàn khác lạ, so với những thế giới mà mình đã biết. Và chỉ khi đã rành rẽ về nó, thì lúc đó, mới đem nó ra mà so sánh với những thế giới khác, những ngành khác của tri thức. Và ông phán, những đại tác phẩm văn học, là những chuyện thần tiên lớn, la vérité est que les grands romans sont de grands contes de fées.
*

Tay dịch giả TL này theo Gấu, cũng là một thứ nhà giầu mới nổi, theo nghĩa văn học, một tay ngang, nhờ ở nước ngoài, có tí vốn liếng chữ ngoại, thành ra cũng dịch diệc này nọ, thì cũng thường tình thôi, nhưng chớ bao giờ coi mình là phê bình gia, học giả, hay nhà văn nhà việc, và chớ bao giờ vặn vẹo một tác phẩm văn học, để làm vừa lòng nhà nước mới. Chỉ nói chuyện Giấc Mộng Mẽo không thôi, thì ông cũng đâu có rành về nó, mà phê phán.
Chứng cớ, Giấc Mơ Mẽo, của tay
Enrique Vila-Matas, mà Gấu giới thiệu trên Tin Văn. Hay Giấc Mơ Mẽo của cả một Âu Châu bỏ chạy Nazi? Hay gần gụi nhất, của cả một Miền Nam Việt Nam, sau khi bỏ chạy Giấc Mơ Đỏ?
*

Có lẽ nhiều người ở miền Nam Việt Nam còn nhớ hồi năm 1956 nhà văn Mặc Đỗ đã dịch The Great Gatsby là CON NGƯỜI HÀO HOA. Đó là bản dịch đầu tiên của tiểu thuyết này tại Việt Nam. Từ 1956 đến 1975, bản dịch đó vẫn được nhiều người (trong đó có tôi) say mê, yêu thích. Tôi đã mua được một cuốn tại nhà sách Khai Trí, và sau này tôi còn thấy nhiều cuốn nằm trong những nhà cho thuê sách và trên những sạp bán sách cũ. CON NGƯỜI HÀO HOA. Rất hay. HÀO có nghĩa là “vượt trên người khác”, “rộng rãi, không bủn xỉn chật hẹp”. HOA có nghĩa là “đẹp”, “tốt”. Nhan đề CON NGƯỜI HÀO HOA chứng tỏ cụ Mặc Đỗ đã hiểu cuốn sách một cách đúng đắn. Gatsby đúng là CON NGƯỜI HÀO HOA qua nhãn quan của Nick Carraway (người kể chuyện), và cái nhan đề The Great Gatsby đã đi vào lòng bao nhiêu triệu độc giả (sách) và khán giả (phim) trên thế giới.

Tôi cũng thích dịch là GATSBY, CON NGƯỜI TUYỆT VỜI. Tôi nghĩ nên tránh chữ VĨ ĐẠI, vì chữ ấy đã bị ô nhiễm bởi thói sùng bái lãnh tụ (ở Việt Nam, chỉ có một người được xem là “vĩ đại”!). Ngay ở Mỹ, chữ “great” bây giờ cũng bị ô nhiễm bởi thói xã giao lịch sự, nói quá lên để làm vui người khác (You're great!).

Nguồn

Note: Gấu quên, Mặc Đỗ cũng đã từng dịch Gatsby.
*

V/v vặn vẹo tác phẩm văn học, sao cho vừa mũi nhà nước, thì cũng là chuyện thường ngày ở xứ Mít. Trước ông TL, có ông dịch giả đã từng khoe um lên, ông là người đầu tiên dịch thơ Brodsky ra tiếng Mít, như ngày còn mồ ma Miền Nam VNCH, ông cũng là người đầu tiên "hiện sinh", và, khi Sài Gòn còn đang lên cơn sốt hiện sinh, [chữ của ông, trên báo Văn của NXH], thì ông đã bước qua tiểu thuyết mới, và xin làm đệ tử Ngài Butor rồi, và còn được Ngài ban cho cái nick là B.B. ["Biêng Butor"!]
Ông này, đã từng là bạn quí của Gấu, vì là bạn quí của những đấng bạn quí của Gấu, như HPA, NXH. Trước đây, thì Gấu vẫn nghĩ như thế, những mãi sau này, khi ra hải ngoại, thì mới ngớ ra là không phải, qua một ông chủ báo cho biết. Ông này, bực vì chuyện Gấu về trong nước, bắt tay với VC, mới xì ra, anh tưởng anh là bạn thân của tay X đó hử? Anh có biết, khi tôi hỏi xin bài cho báo của tôi, anh ta nói, nếu đăng bài cùng thằng cha Gấu, là không có tôi!
Như chúng ta đều biết, Brodsky là người bị nhà nước Liên Xô tống xuất ra khỏi nước Nga, vì cái tội ăn hại xã hội. Dịch một ông như thế, liệu có sao không? Làm sao không sao? Thế là ông ta bèn vặn vẹo bản dịch, bởi vì ông ta tin rằng, có ai mất công truy tầm nguyên tác, và cho Brodsky sau khi bị nhà nước Xô Viết tống xuất, bèn xin qua xứ Mít, cầm súng AK, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, và diệt được không biết là bao nhiêu là Mỹ Ngụy!
*
Nhân chuyện nói "không" với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.
Odysseus nói với Telemachus
Telemachus con yêu của ta,                       
Cuộc chiến thành
giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể
đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
[HNB dịch]
Bản tiếng Anh [Collected Poems in English]
My dear Telemachus,
The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.
Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó. Để... ăn cướp!
Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào "được" coi là... Niệt sĩ, cái nào "bị" coi là... Nguỵ
Nguồn
Có thể có độc giả, cho rằng, Gấu thù ông dịch giả này, nên bới lông tìm vết, và còn tự hỏi, lạ làm sao, Gấu mò hay thế! Mò đúng chỗ cần mò!
Không phải. Giống như trường hợp Gấu đọc bản dịch Trăm Năm Cô Đơn, chính bản dịch làm Gấu ngờ ngợ, và tìm nguyên tác, để coi lại. Ở đây, cũng thế, khi đọc câu thơ dịch, Gấu đã thấy "gai gai", [hay "gay gay"?], tự hỏi, không lẽ nhà thơ Brodsky mà cũng… "máu" như thế này ư:
‘đánh gục rất nhiều người kể từ khi xa quê hương’?


Nếu muốn đi đường tắt thì sử dụng con đường của Gao Xingjian (Pháp-Tầu) hoặc Imre Kertész (Hung) hay Orhan Pamuk (Thổ) tuy nhiên con đường này cũng rất là gay go, nhiều khi phải bỏ quê cha đất tổ chạy trốn ra nước ngoài.
Người viết xin khuyên : Chớ nên chọn lựa con đường tắt này.

Nguồn

Viết thế này, thì nên đổi tên blog là Ngộ Độc Văn Chương!
Cũng trên blog này đã có lần nhét vô miệng ông nhà văn Nhật Murakami, câu tuyên bố, hồi hai muơi tuổi, mê thiên đường Liên Xô quá, ông đã hăm he dịch tác phẩm Ruồi Trâu, sự thực, ông mê Fitzgerald và tính dịch The Great Gatsby, nhưng tự lượng chưa đủ nội lực tiếng Anh, nên mãi sau này, mới dám dịch nó.
Giả như liều lĩnh, như dịch giả TL chẳng hạn, thì Nhật cũng đã có một Đại gia Murakami từ hồi nào rùi!
*

Nhưng quái đản nhất, là, khi thấy sai sót, Gấu lập tức thông báo trang chủ, vì nghĩ, một sai sót như thế ảnh hưởng tới mọi anh chị Mít, nhưng lạ làm sao, trang chủ tỉnh bơ, như người Hà Lội!

Trong khi đó, Tin Văn, mỗi lần được độc giả hạ cố chỉ cho sai sót, còn mừng hơn cả chuyện được độc giả xoa đầu!
*
Tay tác giả bài viết trên blog của Nguyễn Thi Sĩ, hẳn là chưa từng đọc ba nhà văn trên. Nên cứ đinh ninh là họ, do viết văn chống đối nhà nước của họ, nên phải bỏ chạy, và nhờ vậy được phát Nobel, và chỉ vì muốn được Nobel nên mới làm như vậy. Đọc bài viết, thì có vẻ như cũng rành tiếng Anh tiếng U cũng nên, nhưng “thư ký thường trực” khác “thư ký vĩnh viễn”. Mấy ông hàn thì “vĩnh viễn”, nhưng ai cấm mấy ông này quit job đâu?
Đúng là điếc không sợ súng.
Hình như vào thời đại net, ai cũng có quyền mở blog, nên mới xẩy ra tình trạng này? Gấu nghi, chắc không phải, mà là hậu quả của một thế giới bị bịt kín lâu quá, thí dụ xã hội Miền Bắc, đột nhiên mọi cửa đều được mở ra, trước đám quyền chức, và con cái của họ, luôn cả đám tinh anh, tức mù dở trong đám mù.
Chứng cớ, sự ngu dốt của mấy anh Yankee mũi tẹt làm cho đài Bi Bì Xèo, chẳng hạn.
Một người viết trong số họ đã dùng hình ảnh, cái lỗ hổng không làm sao lấp đầy, đúng quá, nhưng khi người này dùng, là để nhắm vào PTH, thế mới khổ!

Ngay cả nhận xét của tay "thư ký vĩnh viễn", về văn chương Mẽo cũng đâu có sai. Ha Jin, nhà văn Mẽo gốc Trung Quốc cũng nghĩ như vậy. Ông viết, trong bài The Writer as Migrant, Nhà văn thiên di, Tin Văn đang giới thiệu:

Ngược lại, nhập cư chỉ là một đề tài thứ yếu, và là của Mỹ. Từ đó, thách đố lớn lao đối với những nhà văn viết về kinh nghiệm nhập cư, là, làm sao từ một kinh nghiệm thứ yếu như vậy mà có thể đáp ứng với những truyền thống văn chương lớn lao hơn.
*
Nhà văn Mít, theo Gấu muốn được Nobel, là phải đối diện với vấn đề nhức nhối nhất hiện nay của văn chương và đồng thời xã hội Mít:
Tại sao cuộc chiến thần kỳ như thế, mà kết quả lại khốn khổ khốn nạn như thế.
Vả chăng hình như muốn là ứng viên của Nobel, phải có đại gia, hội đoàn... tiến cử, giống như ở Việt Nam, muốn ứng cử là phải được Đảng và Mặt Trận Tổ Quốc OK, không thể độc diễn như Tông Tông Thiệu được. Vấn đề này Gấu không "xua" vì, chưa khùng đến mức như vậy!

*

Ai điếu Gregor Samsa

Frank Humes

Đây là câu chuyện một người con trai, cũng là người lo cơm áo cho cả gia đình, một buổi sáng ngủ dậy, thấy biến thành con bọ...
Gregor Samsa vừa mới qua đời do một hiện tượng không thể giải thích nổi. Samsa, một người bán hàng vải luôn phải nay đây mai đó, rất chịu thương chịu khó, công việc làm ăn đang trên đà thuận lợi, thế mà tự dưng lăn ra chết.
Dư luận xì xào, Samsa là nạn nhân của một chứng bịnh lạ, chỉ  trong một đêm, nó biến đổi hẳn hình dạng người bệnh. Người ta tin rằng chỉ trong một đêm, Samsa biến thành một con bọ ghê tởm (a "monstrous vermin"); nhưng hỡi ơi, những chi tiết về chuyện này chưa được xác nhận. Sau sự "hoá thân" này, Samsa được gia đình săn sóc, trong bộ dạng mới của anh, với hy vọng anh hồi phục, (nghĩa là) thoát ra khỏi tình trạng đó. Vào lúc này, nhà chức trách đang xem xét thi thể mong tìm ra nguyên nhân đích thực của cái chết.
Gregor Samsa để lại sau anh một gia đình thân thương mà anh hết lòng lo lắng. Tai ương làm bà mẹ Samsa bối rối nhưng có vẻ như bà cam chịu, bằng lòng với cuộc đời còn lại của bà. Bà thừa nhận, Gregor đã làm việc cực nhọc, chẳng bao giờ được ở nhà, có thể vì vậy mà tai ương đã giáng xuống mái đầu xanh. Bà cũng ghi nhận một điều, đây là bổn phận của anh, phải kiếm tiền bạc lo cho những người còn lại trong gia đình, bởi vì người cha vừa mới về hưu. Bà nhấn mạnh vào điều này, bởi vì bà tin tưởng nếu con bà cần một dịp nghỉ ngơi, chắc chắn là nó đã làm việc đó rồi, khi có dịp thuận lợi.
Người cha tỏ ra cứng cỏi suốt thời gian xẩy ra câu chuyện. Mất đứa con thực là bi thảm, nhưng ông cũng coi đây là cơ hội cho gia đình xúm nhau lại cùng vượt qua cơn khủng hoảng. Người anh Samsa thôi nghỉ hưu và có ngay một việc làm tại một ngân hàng để bù lại số thu nhập đã mất.
Người cha của Samsa đã coi biến cố như là một cơ hội để bắt đầu một giai đoạn mới trong gia đình. Ông giải thích Gregor đã ngã xuống vì bịnh hoạn, làm cả nhà đau đớn khá lâu, và bây giờ như vậy kể như mọi chuyện đã ngã ngũ, và đây là một tia sáng mới cho gia đình.
Em gái Samsa, Greta, tỏ ra đau đớn nhất vì hậu quả của tai ương, bởi vì hai anh em thật thân cận; tuy nhiên, có vẻ như cô cũng muốn bỏ hết mọi chuyện ở phía sau. Cha của cô đồng ý một điều, cuối cùng cô là người được hưởng lợi. Lý do là mọi chuyện hầu hạ con bệnh là ở cô; từ những kinh nghiệm này, chuyện tình cảm, chuyện tinh thần, ngay cả chuyện thể xác, cô đã lớn lên nhiều, có lẽ vậy. Cha cô chỉ ra rằng thời kỳ vừa qua là một tai họa cho cô nhưng bây giờ, khi nó chấm dứt, cô như một bông hoa mới nở.
Những phản ứng của những người trong gia đình cho thấy, cái chết của Gregor Samsa có lẽ không bi đát như vậy đâu. Anh hết còn phải nay đây mai đó mời chào năn nỉ người ta mua hàng, và đã hất đi được gánh nặng phải lo lắng cho gia đình. Có thể suy ra một điều là, ngay chính Gregor, do ý thức tới chuyện cơm áo của gia đình, đã muốn thà chết đi còn hơn là một tội nợ cho cuộc sống của họ. Điều thực sự bi đát ở đây là, sau những diễn biến như trên, cái chết của Gregor Samsa sẽ không được nhắc nhở gì tới nữa.

Note: bài ai điếu này, có thể được đọc, bằng viễn ảnh một giải Nobel cho Mít. Samsa của Kafka, anh bộ đội của Cụ Hồ, xả thân vì nghiệp lớn, một buổi sáng 30 Tháng Tư, ngủ dậy, thấy biến thành bọ…
*

Phóng viên (PV): Không chỉ một, hai, mà rất nhiều nhà văn Việt Nam sau khi ra đời một tác phẩm giá trị đã bị chững lại.
Những nhà văn một thời như Lê Lựu - Thời xa vắng, Bảo Ninh - Nỗi buồn chiến tranh, Nguyễn Khắc Trường - Mảnh đất lắm người nhiều ma… từng khiến độc giả say mê bao nhiêu nay lại khiến họ thất vọng bấy nhiêu. Rất nhiều trường hợp quyển thứ hai chỉ là cái bóng vật vờ của quyển đầu tiên. Ông nghĩ sao?

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (PXN): Hiện tượng này là hiện tượng thường có trong văn chương. Văn nghiệp cả đời có rất nhiều tác phẩm, nhưng đôi lúc chỉ để được một cuốn. Nhà văn Lê Lựu nếu không có “Thời xa vắng” thì không biết chìm đi đâu, dù đã viết rất nhiều. Một nhà văn khác viết cũng không ít, sách vào loại lớn (dày), Nguyễn Khắc Phục nhưng đọng lại chẳng là bao. Đấy là cái nghiệt ngã mà ai trong nghề cũng biết.
Nhưng ta thử lý giải theo lý chủ quan xem sao?
Nhiều người bắt đầu cầm bút một cách tình cờ, nhưng để xác định như một nghiệp đeo đuổi thì họ chưa được chuẩn bị nhiều, bởi vốn liếng tri thức mỏng. Nếu anh viết một truyện ngắn đầu tay, rồi bỏ không chơi nữa thì đó là chuyện khác. Nhưng nếu anh đã xác định trở thành một người viết chuyên nghiệp - người lấy nghề văn làm nghiệp chính thì anh phải chuẩn bị cho mình. Hình như các nhà văn Việt Nam dựa vào năng khiếu và bản năng nhiều hơn là tri thức và văn hoá.

Theo Gấu này, vấn đề không hẳn như vậy.
Cái từ "nhà văn", được sử dụng ở đây, ôm đồm quá, vì phải bao biện cho nhiều nhà: tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà trí thức, nhà tư tưởng…. Khi nói chúng ta thiếu vắng tác phẩm văn học, và như PXN đưa ra một loạt thí dụ, nào Bảo Ninh, nào… thì như vậy, nhà văn ở đây, là muốn nói tiểu thuyết gia, và nếu như thế, những tầm nhìn, những tư tưởng lại thực sự chỉ là thứ yếu đối với thứ nhà này!
Còn một vấn đề nữa, cần nêu ra ở đây: cái thứ nhà đang bị nhà nước làm khổ, vào những thời điểm này, không phải nhà văn, mà là nhà báo, nhà viết blog.
Từ đó, suy ra, nhà văn Mít tắc đẻ, là do hèn nhát, do rét.
Lý do tắc đẻ nằm trong câu Cao Hành Kiện vinh danh Hôn Thuỵ Bắc Kinh:
Một trong những tiếng nói quan trọng nhất và can đảm nhất của văn chương Trung Quốc.

Lý do tắc đẻ là ở đó.
Tắc là còn may. Tắt mới bỏ mẹ!
Nguồn


The counter-revolutionary's tale
Christopher Tayler applauds a first novel by a skilled storyteller
Yiyun Li's 2005 story collection A Thousand Years of Good Prayers - which won four prizes, including the Guardian First Book award - was admired for taking a calm, Chekhovian look at a changing China and the lives of Chinese emigrants.
Chúng tôi hô khẩu hiệu khi đạn vô sọ anh ta.
Yiyun Li:  A thousand years of good prayers
*
Nhân nhắc tới Yiyun Li, Gấu lại nhớ tới cái cú chuyển dịch [ra tiếng] Vịt của eVăn.

Chuyển Dịch Vịt
"Ba ơi, nếu Ba trưởng thành trong một ngôn ngữ mà cả đời ba không sử dụng nó để diễn tả đích thực về mình, để nói lên sự thực, thì tốt hơn hết, hãy thử nói một thứ ngôn ngữ khác, và hãy nói thật nhiều, bằng ngôn ngữ mới này. Nó sẽ biến Ba thành một con người mới".
Ôi chao, tôi cứ tưởng tượng ra một cô gái, ở trong nước; cô nói với ông bô bà bô VC của cô như thế này:
"Cái thứ tiếng Việt mà bố mẹ, thầy bu...  đang nói đó, không phải là tiếng Việt!
Nhưng cái tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, cũng đếch phải tiếng Anh luôn!
Tình cờ, Hai Lúa đọc một bài trên eVăn, về nhà văn Yiyun Li, và cuốn  A thousand years of good prayers của bà, và thấy đúng cái câu trên, được eVăn dịch là:
"Bố, nếu một ai đó ít dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để diễn đạt những tâm tư, suy nghĩ của bản thân thì việc học ngoại ngữ với người đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Điều này khiến cho người ta trở thành một con người mới", một nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn nói chuyện với bố.

Còn đây là nguyên văn bằng tiếng Anh, scan từ TLS:

*

Hai Lúa gọi nó bằng cái tên, phản xạ "Kiến Cắn", nhân đọc Kim Dung mà ngộ ra.
Trong Lãnh Nguyệt Bảo Đao, Kim Dung tả trận đụng độ giữa Thần Đao Hồ Đại Đởm và Đả biến thiên hạ vô địch thủ Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng, bà vợ Thần Đao đứng ngoài bế con, đêm về nói với thằng nhỏ, bố mày là số 1 rồi, Miêu Nhân Phượng cũng phải thua thôi, ông chồng ngạc nhiên quá, anh đấu với ông ta mấy ngày mấy đêm, không hơn được nửa ly, Hồ gia đao pháo không hơn nổi Miêu gia kiếm pháp, làm sao em lại nói như thế? Bà vợ cười nói, bữa nay, em, do đứng ngoài, nhìn từ phía sau lưng, thì nhận ra một sơ hở của Miêu Nhân Phượng, cứ mỗi lần ông ta ra chiêu [Gấu quên mẹ tên], là cái vai trái của ông lại nhích nhích một cái, như bị con gì đó cắn. Ngày mai, nếu ông ta ra chiêu đó, anh dùng chiêu đó đó, là xong đời Miêu Nhân Phượng.
Bữa sau, quả như thế. Nhưng ông chồng, thay vì bửa cổ họ Miêu, thì ngưng đao lại, và hỏi tại sao, họ Miêu cười, nói, đúng như thế. Số là khi còn nhỏ, ông già dậy kiếm, đến chiêu đó, tôi bị một con kiến cắn đúng chỗ đó, đi trật đường kiếm, bị ông già đánh cho một trận để đời, và thế là sau này, cứ đi đường kiếm đó, là bị kiến cắn!
Gấu nghi rằng, mấy anh chị Mít, làm cho eVăn, mấy anh chị Yankee mũi tẹt làm cho Bi Bì Xèo, cũng đã từng bị kiến cắn, y hệt, mỗi khi đụng nhằm một từ ’nhạy cảm’!

Hay là đúng lúc đó thì bị kiến cắn ở đúng vùng... 'nhậy cảm'?
*
Ui chao, dịch mới dọt, bỗng nhớ một câu tuyệt vời vinh danh Solz, Gấu dịch sai, được độc giả Tin Văn “hiệu đính”:

Soudain, avec “Ivan Denissovich”, il invente le nouveau héros soviétique: un bagnard banal et violent qui restreint son humanité aux besoins élémentaires de subsistence.
Bất thình lình, với Một ngày, ông phát minh ra anh hùng mới của Liên Xô: Một tên tù bình thường, tầm thường, hung dữ, bặm răng kiềm chế chất người ở trong anh ta, vì nhu cầu tối thiếu của sự sống còn.
Câu độc giả chỉnh lại:
Bất thình lình, với “Ivan Denisssovich”, ông phát  minh ra vị anh hùng mới của Xô Viết: một anh tù tầm thường, hung dữ, hạn chế tính người của hắn tới mức đủ dùng cho nhu cầu sơ đẳng của sinh tồn.
Tks again. NQT

*
Chuyện phản động

Tập truyện ngắn Ngàn Kinh Kệ, 2005, của Yiyun Li, đoạt bốn giải thưởng, trong có của Guardian cho tác phẩm đầu tay. Lần này, với cuốn tiểu thuyết đầu tay, bà làm độc giả mến mộ, với cái nhìn trầm tĩnh của tay thầy thuốc Nga Chekhov, khi ngó vào một nước TQ thay đổi, và cuộc sống của những di dân của nó. Đây cũng còn là một tuyệt chiêu thật ấn tượng, về sự thích nghi, ứng xử, khi phải vượt rào cản văn hóa, khi đụng tới kinh nghiệm của người TQ, trong dòng văn chương tiếng Anh của người Mỹ, mà những khuôn mẫu hầu hết đều là từ văn chương Âu Châu.
*
Danh xưng "Đánh khắp thiên hạ không kiếm ra địch thủ ông Phật Mặt Vàng Miêu Nhân Phượng", của họ Miêu, là để chọc giận Thần Đao, khiến ông bỏ núi, Tây Vực, xuống đồng bằng, Trung Nguyên, để làm thịt.
Kim Dung, với Gấu. tuyệt nhất, vẫn là Tuyết Sơn Phi Hồ. Câu chuyện thằng nhỏ Hồ Phi, chẳng có bố mẹ, làm Gấu nhớ đến... Gấu!
Nó cũng gặp một Bông Hồng Đen, y chang Gấu!
Hai đứa gặp nhau lần đầu tiên tại Thương Gia Bảo, em của Hồ Phi khi đó là baby, mẹ theo trai, em khát sữa quá, khóc ỏm tỏi, vậy mà vẫn nhớ đến Hồ Phi, và khi gặp lại, em nói, em sẽ không như mẹ em đâu!
Ui chao, sao mà tuyệt như thế cơ chứ!
*
Nằm trong nôi, mà gặp một cái, mà đã nhận ra, chàng đây rồi, đúng là chàng của mình đây rồi!

Thảo mà mà ca dao Mít có câu thương em từ độ ông via của em gặp bà via của em! (1)
Vậy mà một ông bạn của Gấu chê Gấu, mày mê con Hồng Đen đó hả, khi tao gặp nó, thì thấy nó ỉa đùn, từ trên đầu cầu thang chảy dài xuống cuối cầu thang. Ghê quá! Vậy mà mê được sao!
(1)
“Sao Vua chín cái nằm kề,
Thương em từ thuở mẹ về với cha.
Sao Cày ba cái nằm ngang,
Thương em từ thuở mẹ mang trong lòng.
Sao Vua chín cái nằm chồng,
Thương em từ thuở mẹ bồng mát tay.
Sao cày ba cái nằm xoay,
Thương em từ thuở em hay khóc nhè."
*
Nói chuyện văn chương chưởng. Có lẽ đây là chiến lợi phẩm tuyệt vời nhất, đối với Miền Bắc nhờ chiến thắng Miền Nam mà có được, không kể ba thứ đồng hồ không người lái, một cửa sổ, hai cửa sổ!
Tuy nhiên, cũng còn tùy.
Bởi vì có lần, Gấu hỏi bà chủ sạp cá, đã từng đọc Kim Dung, bà dựng ngược, thứ đó, mà anh bảo tôi đọc ư, tôi đâu có thì giờ?
Bởi vậy rắm ai vừa mũi người đó, là vậy.
Bất giác lại nhớ lần đầu được thưởng thức sầu riêng.
[Nhưng cái món rau rấp (?), Gấu, cho đến bây giờ vẫn chịu thua!]
Vẫn nói chuyện cứt đái.
Ông trưởng đài VTD của Gấu, một lần, nhân nói chuyện con nít, ông cho biết, không bao giờ ông bế con, bởi vì chỉ sợ nó ị hay tè ra người!
Gấu nghe ông nói, mà tiếc cho ông. Một trong những “đại thú” của con người, là được bế con của mình, và được nó ị, hay tè vào người!
Ấy đấy, cái thú đọc Kim Dung, tuy không bảnh đến mức như thế, nhưng biết đâu, cũng chẳng thua, với những đệ tử chân truyền của ông?
Nói rộng ra, cái thú đọc sách?
*
Vẫn tiếp chuyện cứt đái. Hồi còn Sài Gòn, còn Quán Chùa, có những buổi sáng thật sớm Gấu ngồi với Mai Thảo, ông thì ra lấy bài [Gấu lúc đó giữ mục Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề], những lần rảnh rang, ông không phải lo viết fơi ơ tông, hai anh em lèm bèm về cái thú coi phim. Nhờ vậy, mà Gấu biết, ông cũng rất mê hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, và rất thú, những chi tiết là thượng đế ở trong phim, thí dụ, hiệp sĩ mù cứu thoát một đứa con nít, và được nó thưởng cho một vòi nước đái, bèn thú quá, la lên, ô con trai, hay hiệp sĩ mù mơ thưởng thức cảnh mặt trời mọc nơi bãi biển, thí dụ, và tới lúc đó, tai nhảy nhảy, mũi hích hích ngửi mùi gió, mùi muối, mùi vị nong nóng của mặt trời vừa ló lên khỏi mặt biển, thay vì mắt mở lớn. Ui chao tuyệt!
Gấu mới tậu được mấy phim hiệp sĩ mù. Coi, lại nhớ Mai Thảo.
[Tậu, là vì phim loại này hiếm, và mắc lắm!]
*
Gấu có lần lèm bèm về nước cờ Hư Trúc, và tuyệt chiêu của Kim Dung, chuyên mồi thuốc bằng một cây diêm xài rồi! Thế mới ghê.
Thường ra, thì chúng nhân mô phỏng, bắt chước, ăn cắp, đạo văn, thuổng… Có một ông đại thi sĩ, Ông Số Hai, như Gấu đã từng xưng tụng, Trời cho ông đủ thứ trên đời, chẳng thiếu một thứ chi, Gấu này cũng thèm, và tin rằng, chẳng bao giờ ông này thèm một thứ chi, ấy thế mà ông thiếu và thèm, và ăn cắp, chỉ một cái tít, của một bài viết, thế mới quái đản!
Kim Dung là bậc đại tài, trong cái nghề mô phỏng, và khi túng quá, kẹt quá, ông bèn đốt thuốc bằng cây quẹt quẹt rồi!
Nước cờ Hư Trúc đúng là độc nhất vô nhị trên võ lâm giang hồ. Lần đầu, KD sử dụng nó, để cứu mạng Ác quán mãn doanh Đoàn Diên Khánh, lần thứ nhì, cứu Thiên Sơn Đồng Mỗ Lý Thu Thuỷ. Tuyệt chiêu, là còn theo nghĩa đó, vô cuộc cờ không phải để tranh được thua, nhưng mà là để cứu người, không chỉ một, mà tới hai lần!
Cũng vậy, là tuyệt chiêu Kiến Cắn.
Kim Dung cũng là sư phụ cứu mạng của Gấu, những ngày cải tạo nông trường Đỗ Hòa.