*

TƯỞNG NIỆM




*

Bất thình lình, với Một ngày, ông phát minh ra anh hùng mới [nhân vật mới thì cũng được, le nouveau héros] của Liên Xô: Một tên tù bình thường, tầm thường, hung dữ, bặm răng kiềm chế chất người ở trong anh ta, vì nhu cầu tối thiếu của sự sống còn. (1)
Paris Match
(1) Bỗng, với nhân vật “Ivan Denissovitch” ông sáng tạo ra một anh hùng xô-viết mới: một tên vô lại tầm thường, hung bạo mà phẩm chất làm người của nó chỉ là đáp ứng các nhu cầu tối thiểu để sống còn – loại anh hùng trong loạt nhân vật của Nguyễn Quang Lập, tranh nhau ăn, nhậu, ngủ, ị.
....Chỉ nhờ chữ nghĩa và sức mạnh lòng xác tín mà ông đánh bại được chủ nghĩa toàn trị đẫm máu nhất thế kỷ, các vũ khí này hữu hiệu hơn binh đoàn và xe tăng, chỉ có một người khác dám thách đố với chuyện này: Giáo Hoàng Jean-Paul II.
[Độc giả Tin Văn chỉnh lại].
Tks. NQT
*
Tuyệt. Gấu vừa post lên, chưa kịp coi lại, bận đưa thằng Cu Tí Richie đi yết kiến bác sĩ gia đình gấp, về, đã có độc giả sửa giùm.
Nguyên văn câu tiếng Tây, như vầy:
Soudain, avec “Ivan Denissovich”, il invente le nouveau héros soviétique: un bagnard banal et violent qui restreint son humanité aux besoins élémentaires de subsistance
[Bất thình lình, với “Ivan Denisssovich”, ông phát  minh ra vị anh hùng mới của Xô Viết: một anh tù tầm thường, hung dữ, hạn chế tính người của hắn tới mức đủ dùng cho nhu cầu sơ đẳng của sinh tồn]
*
Nhưng cái ý nghĩ so sánh Ivan Denissovich với những vị anh hùng mới của xã hội chủ Mít, như những anh cu Đ của NQL thì lại làm nhớ tới Lukacs, khi ông trùm phê bình gia Mác Xít này đọc Một ngày, và phán, Solz mới "đích thị" nhà văn hiện thực chủ nghĩa "đích thực":
"Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich của Solzhenitsyn là một khai mở ý nghĩa cho tiến trình lại khám phá ra cái tôi, cái ngã, the self, ở trong văn chương, trong hiện tại xã hội chủ nghĩa.”  (1)

(1) Sự thực, phải đến Cao Hành Kiện mới thực hiện được lời tiên tri của Lukacs:

 I AM HIGHLY SUSPICIOUS WHENEVER the name of a collective is invoked; I actually become afraid that this collective name will strangle me before I have the chance to say anything. "Chinese intellectuals" is a collective noun that I cannot, of course, represent, and I am terrified that f it represents me I will be annihilated.
Tôi rất hơi bị nghi ngờ cứ mỗi khi tập thể lên tiếng. Tôi sợ nó bóp cổ tôi lè lưỡi ra, trước khi tôi thốt ra, dù chỉ một lời. "Tầng lớp trí thức Tầu" là một danh từ tập thể mà tôi không thể đại diện, lẽ dĩ nhiên, và tôi sợ đến khiếp vía, nếu nó đại diện tôi thì tôi sẽ tan biến vào hư vô!
Cao Hành Kiện: Tiếng nói của Cá nhân, The Voice of the Individual
*
Và đây cũng là nhận xét của Applebaum:
The novel itself was straightforward enough: it recorded a single day in the life of an ordinary prisoner. Reading it now, it can, in fact, be hard for contemporary readers, even contemporary readers in Russia, to understand why it created such a furor in the Soviet literary world. But to those who read it in 1962, the novel came as a revelation. Instead of speaking vaguely about "returnees" and "repressions," as some other books did at the time, Ivan Denisovich directly described life in the camps, a subject which had not, until then, been discussed in public.
At the same time, Solzhenitsyn's style-particularly his use of camp slang-and his descriptions of the dullness and unpleasantness of prison life, made a stunning contrast to the usual empty, phoney fiction then being published. The official Soviet literary creed of that time, "socialist realism," was not realism at all, but rather the literary version of Stalinist political doctrine. Prison literature, such as it was, had not changed since Gorky's day. If there was a thief in a Soviet novel, he saw the light and converted to the true Soviet faith. The hero might suffer, but in the end the Party showed him the light. The heroine might shed tears, but once she had learned the value of Work, she would find her proper role in society.
Ivan Denisovich, by contrast, was genuinely realistic: it was not optimistic, and it was not a morality tale. The sufferings of its heroes were pointless. The work they did was exhausting and draining, and they tried to avoid it. The Party did not triumph in the end, and communism did not emerge the victor. This honesty, so unusual for a Soviet writer, was precisely what Tvardovsky admired: he told Solzhenitsyn's friend Kopelev that the story had "not a drop of falsehood in it." Which was precisely what would upset many readers, particularly those in the Soviet establishment. Even one of Novyi Mir's editors found the story's frankness disturbing. In his comments on the novel he wrote that "it shows life too one-sidedly, involuntarily twisting and upsetting the proportions." For people used to simplistic conclusions, the novel seemed horrifyingly open-ended and amoral.
Tvardovsky wanted to publish it, but knew that if he simply had the story typeset and sent off to the censors, they would ban it immediately. Instead, he offered Ivan Denisovich to Khrushchev, to be used as a weapon against his enemies. According to Michael Scammell, Tvardovsky wrote a Preface that presented the story's usefulness in precisely this light, and then began giving it to people whom he hoped would hand it to Khrushchev himself.
After much back and forth, much debate, and a few changes to the manuscript - Solzhenitsyn was persuaded to add at least one "positive hero," and to include a token condemnation of Ukrainian nationalism - the novel did finally reach Khrushchev. He approved. He even praised the book for having been written "in the spirit of the Twenty-second Party Congress," which presumably meant that he thought it would annoy his enemies. Finally, in the November 1962 issue of Novyi Mir, it appeared in print. "The bird is free! The bird is free!"  (1) Tvardovsky is alleged to have shouted as he held the first proof copy in his hands.
At first, the critical praise was fulsome, not least because the story matched the official line of the moment. Pravda's literary critic hoped that the "fight against the personality cult" would from now on "continue to facilitate the appearance of works of art outstanding for their ever-increasing artistic value." Izvestiya's literary critic said Solzhenitsyn had "shown himself a true helper of the Party in a sacred and vital cause-the struggle against the personality cult and its consequences."
Those were not quite the reactions of the ordinary readers, however, who flooded Solzhenitsyn with mail in the months that followed the Novyi Mir publication. The story's close parallels to the new Party line did not impress the former camp inmates who wrote to him from all over the country.
Instead, they were overjoyed to read something which actually reflected their own feelings and experience. People afraid to breathe a word of their experiences to their closest friends suddenly felt a sense of release. One woman wrote to describe her reaction: "My face was smothered in tears. I didn't wipe them away because all this, packed into a small number of pages of the magazine, was mine, intimately mine, for every day of the fifteen years I spent in the camps."
Another letter addressed Solzhenitsyn, "Dear friend, comrade and brother," before continuing: "Reading your story I remembered Sivaya Maska and Vorkuta ... the frosts and blizzards, the insults and humiliations ... I wept as I read - they were all familiar characters, as if from my own brigade ... Thank you once more! Please carry on in the same spirit - write, write ... “
Most powerful of all were the reactions of people still in prison. Leonid Sitko, then serving his second sentence, heard of the publication in distant Dubravlag. When the camp library's copy of Novyi Mir arrived, the camp commanders kept it for themselves for a whole two months. Finally, the zeks got hold of a copy and held a group reading. Sitko remembered that prisoners listened "without breathing":
After they read the last word, there was a deathly silence. Then, after two, three minutes, the room detonated. Everyone had lived the story in his own, painful way ... in the cloud of tobacco smoke, they discussed endlessly ...
And frequently, more and more frequently, they asked: "Why did they publish it?"  (2)
Why indeed? It seems the Party bosses themselves began to wonder.

Perhaps Solzhentisyn's honest portrayal of camp life was too much for them: it represented too momentous a change, its appearance came about too swiftly for the tastes of men who still feared their own heads might roll next. Or perhaps they were tired of Khrushchev already, feared he had gone too far, and used Solzhenitsyn's novel as an excuse. Indeed, Khrushchev was deposed soon afterward, in October 1964. His replacement, Leonid Brezhnev, was the leader of the Party's reactionary, anti-change, anti-Thaw, neo-Stalinists.
*

(1) Con chim đã được tự do!
Gấu cứ nghĩ đến tâm trạng của bạn văn VC của Gấu, NHT, khi con chim của ông được tự do!
(2) Tại sao họ cho in thứ này?
Gấu bỗng nhớ cái mail của độc giả, sau khi đọc NQL:
Y chang!
"Viết như thế này, thì quá DTH!
Quá ị vào mặt Đảng!
"
*

Bài trên Người Kinh Tế nhắc đến tiếng kẻng mở ra Một Ngày làm Gấu rởn tóc gáy, nhớ lại những ngày tù Phạm Văn Cội, và cái lần say thuốc lào!
*

Câu thơ "Nhớ bạn như đang nhớ thuốc lào", [bạn ở đây là Phan Lạc Phúc, tức ký giả Lô Răng], của Thanh Tâm Tuyền, tuy thoát thai từ ca dao (nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên), nhưng chỉ những ai đã từng ở tù vi xi, thì mới cảm thấy hết được cái nỗi nhớ, và cùng với nó, là cái nỗi say, và kẻ hèn này cũng đã từng có một kỷ niệm huy hoàng (kinh hoàng, đúng hơn), về nó.
Ở trong tù hút thuốc lào bằng khẩu ba zô ka, và, tôi không biết trại tù miền bắc ra sao, chứ ở trại tù miền nam, thường là cả lán chỉ có một khẩu, và, bạn biết rồi đấy, cái bi thuốc lào đầu tiên buổi sáng, khi đang còn mắt nhắm mắt mở (đang còn say ke), nó mới ngon làm sao, say làm sao, và mới nhớ làm sao, những ngày sau này, khi không còn được ở trong trại tù!
Nhà văn gốc Do Thái viết văn bằng tiếng Hung, Imre Kertéz, được giải Nobel năm rồi, đã nói đến những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi, ở một nơi thỉnh thoảng có mặt trời là Lò Thiêu, tôi cứ thử tưởng tượng, nếu ông đi tù vi xi, chắc chắn phải thêm vào "một chỗ dưới mặt trời" - mượn cái tên phim có cô đào Taylor và chàng Monty Cliff – tức khoảnh khắc hạnh phúc mà điếu thuốc lào mang lại.
Như trên đã viết, cả phòng chỉ có một khẩu ba zô ka, thành thử trước khi đi ngủ, "trại viên" thường tìm cách giấu khẩu súng, riêng cho mình, để sáng sớm hôm sau, là người đầu tiên nhét bi thuốc, châm que diêm bắn một phát, rồi ngã lăn đùng ra, mặc kệ trời đất xoay mòng mòng...
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền cũng đã tả cái thú bắn thuốc lào này, trong Thơ Ở Đâu Xa:…

Sáng bữa đó, "bạn tù", "trại viên", tức kẻ hèn này hân hạnh là người đầu tiên nạp đạn. Vừa nhả khẩu súng, chưa kịp ngã lăn đùng ra để phê, thì tiếng kẻng "tập hợp, chào cờ!" rùng rợn đã ré lên!
Thế là "chàng" cứ thế bò, lăn, lê, mắt nhắm tít, để "kìm" cơn say, nhằm hướng sân trại, đâu biết rằng tất cả bạn tù, lẫn quản giáo, đang "chiêm ngưỡng" từng bước "lăn trầm" của "chàng"!
Đọc Tạp Ghi của Lô Răng
*
....he told Solzhenitsyn's friend Kopelev that the story had "not a drop of falsehood in it."
Không có một tí dơ dáy hiện thực xã hội dởm nào ở trong đó!
*
Một ngày trong đời, trước 1975, hình như Thạch Chương [Cung Tiến] dịch ra tiếng Việt?

Tuy nhiên, Xưa rồi Diễm ơi!
Muốn ngửi “mùi” Gulag, là phải đọc Nhà Hội.
*
Ở Gulag, không phải người chết như ruồi, mà là ruồi chết như người.
In the Gulag, it was not the case that people died like flies. Rather, flies died like people.
Chuyện như trên đã từng xẩy ra, những năm trước chiến tranh, khi những cánh đồng trở nên độc hại, như là một phần của cuộc đại thanh trừng của Khủng Bố. Có những giao động, nhưng nói một cách tổng quát, con số tử vong được xác định theo sự “có hay không có thực phẩm” [the availability of food]. Hệ thống nhà tù là một hiện tượng về thực phẩm, [a phenomenon of food], về mặt khối lượng, và về mặt nhục nhã.
Đói 1933: 1/7 chết [cứ 7 người thì có 1 chết vì đói]. Đói 1942: 1/5. Vào năm 1948, ruồi không còn chết như người mà người lại trở lại chết như ruồi.
Martin Amis: Nhà Hội

Nên nhớ Lenin tạo ra Đại Dịch Đói, the Lenin Famine, để thúc đẩy bánh xe lịch sử tiến lên.
Gấu, áp dụng thông minh và thiên tài sáng kiến của Lenin vào thực tế Việt Nam:
Chính anh Nhật Lùn đã góp đại công cho Cách Mạng Mùa Thu, khi tạo ra trận đói Ất Dậu.

Ui chao, viết tới đây, Gấu lại tưởng tượng ra cái cảnh đồng chí Vũ Quý, rình mò từng bước, từng bước, đợi cho con mồi Văn Cao đói lả, lọt vào vòng tay bao dung của Cách Mạng, ở trước ga Hàng Cỏ, ngay trước cửa hàng cơm!
*

So với một ông tướng về hưu của một NHT "chưa từng bắn một viên đạn", thì những nhân vật của NQL bảnh hơn, nhưng lại thua vị anh hùng Hồng Quân của Nhà Hội. Anh này, sau khi, chỉ nhờ hiếp phụ nữ Đức mà đánh thắng Hitler, bị nhà nước Xô Viết cho đi tù Gulag, đang ở tù, thì thằng em trai vô theo, báo tin, “nàng” bây giờ là vợ của em rồi!