*
Ghi

Dọn
I
1 2 3 4 5 6 7 8

II

1 2 3 6













*

Beijing Coma is Ma Jian's masterpiece. Spiked with dark wit, poetic beauty and deep rage, it takes the life (and near-death) of one young student to create a dazzling and revealing novel of China's recent, painful past and uneasy future.
Hôn Thuỵ Bắc Kinh là một tuyệt tác của Ma Jian. Bằng một văn phong thấm đậm chất khôi hài đen, vẻ đẹp thi ca và cơn cuồng nộ sâu thẳm, cuốn tiểu thuyết làm người đọc bị chói lòa, về những gì mà nó phát hiện, về một nước Trung Quốc hiện thời, quá khứ đau nhức, và tương lai chẳng dễ dàng gì của nó.

May 1989. Tens of thousands of students are camped out in Beijing's Tiananmen Square. What started as a united protest at the slow pace of political reform has begun to lose direction: people from all over China are joining the demonstration and the students at its heart are confused by the influence they suddenly wield. One of them, Dai Wei, argues with his friends about everything from democracy to the distribution of food to protestors, little knowing that, on June 4, a soldier will shoot a bullet into his head, sending him into a deep coma.
Tháng Năm 1989. Hàng ngàn sinh viên ùa ra Thiên An Môn, ở Bắc Kinh. Thoạt đầu chỉ là biểu tình phản đối cải tổ chính trị chậm chạp, nhưng nó đã mất phương phướng liền sau đó: Dân chúng từ mọi nơi đổ về nhập cùng với sinh viên, và đám này, ở trung tâm của cơn biến động bất ngờ, vượt ra khỏi tầm tay họ, và chính họ cũng ngỡ ngàng vì tình hình diễn ra trước mắt. Một trong số họ, Dai Wei, huyên thuyên bàn về đủ thứ chuyện, từ dân chủ tới phân phát thực phẩm cho những người biểu tình, anh ta chẳng hề biết một tí gì, về chuyện, số phận đã lọc anh ta ra, để nhẹ một viên đạn vô đầu, từ khẩu súng của một người lính nào đó, vào ngày 4 Tháng Sáu, và đầy anh vào cơn hôn thụy.

Dai Wei lies immobile in his mother's Beijing flat: his body has become his prison, but his memories offer a means of escape. We watch him fall in love, drop out of school, arrive at university - and become increasingly politicized. From his coma, Dai Wei can't see or move, but he can hear what's happening in the world beyond: his mother's struggle to keep him alive; the government's attempt to suppress all memory of the Tiananmen Massacre; his friends' involvement in China's frenetic capitalism. As the minute-by-minute chronicling of the lead-up to his shooting becomes ever more intense, the reader is caught in a gripping emotional journey where the boundaries between life and death are increasingly blurred.
History, memory, freedom. Beijing coma explores the fundamental building blocks of society - the basic rights without which human beings cannot survive. At the same time, it is about the small things: the beauty of a tree, the taste of a dumpling, the scent of a woman. Ma Jian's characters haunt the reader long after the novel's final page, as he defiantly asserts the value of each and every life, whilst describing in crystalline detail a moment in history when individuals became numbers. If speaking the painful truth is the highest form of love then this book is a love song to a country that seems so often bent on crushing its citizens' right to feel. It confirms Ma Jian's place as one of the world's most significant living writers.
*

Nhưng tại sao tham luận của ông không là nghiên cứu trí thức Việt
Nam mà lại là trí thức Trung Quốc?
Tôi phát hiện thấy họ có sinh hoạt rất sinh động, bộc lộ được quan điểm công khai trên báo, có những phê phán chính phủ được lắng nghe. Nhiều chính sách ra đời từ ý kiến như thế. Trí thức mình ít bộc lộ - nước mình không như Âu Mỹ (mặc dù ai mà nói chỉ có Mỹ dân chủ là tôi “xin phép” đó). Nhưng tôi hiểu ở đâu cũng có những vùng trống cho phép. Thí dụ ở Trung Quốc đó là các vấn đề môi trường, y tế giáo dục, đất đai, hành chính, lãnh chúa đỏ… Họ thử từng bước, không ngồi than. Lãnh đạo phải tự tin, phải để vùng trống cho suy nghĩ, không sợ nghe phản biện.
Ui chao, giá mà "ông chủ" bảnh, nghiên cứu về trí thức Ma Jian, tác giả cuốn Hôn Thụy Bắc Kinh, nhỉ!
*
Nhân đọc Hôn Thuỵ Bắc Kinh, đúng vào lúc nhà phê bình PXN ở trong nước xủ quẻ "tắc đẻ", [từ này rất dễ bị lầm với từ "tắt đẻ", đối với dân Miền
Nam], khi nhận xét về sự thiếu vắng tác phẩm văn học, và ông cho rằng, do Thiếu vắng một tầm nhìn'
Phóng viên (PV): Không chỉ một, hai, mà rất nhiều nhà văn Việt Nam sau khi ra đời một tác phẩm giá trị đã bị chững lại.
Những nhà văn một thời như Lê Lựu - Thời xa vắng, Bảo Ninh - Nỗi buồn chiến tranh, Nguyễn Khắc Trường - Mảnh đất lắm người nhiều ma… từng khiến độc giả say mê bao nhiêu nay lại khiến họ thất vọng bấy nhiêu. Rất nhiều trường hợp quyển thứ hai chỉ là cái bóng vật vờ của quyển đầu tiên. Ông nghĩ sao?
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (PXN): Hiện tượng này là hiện tượng thường có trong văn chương. Văn nghiệp cả đời có rất nhiều tác phẩm, nhưng đôi lúc chỉ để được một cuốn. Nhà văn Lê Lựu nếu không có “Thời xa vắng” thì không biết chìm đi đâu, dù đã viết rất nhiều. Một nhà văn khác viết cũng không ít, sách vào loại lớn (dày), Nguyễn Khắc Phục nhưng đọng lại chẳng là bao. Đấy là cái nghiệt ngã mà ai trong nghề cũng biết.
Nhưng ta thử lý giải theo lý chủ quan xem sao?
Nhiều người bắt đầu cầm bút một cách tình cờ, nhưng để xác định như một nghiệp đeo đuổi thì họ chưa được chuẩn bị nhiều, bởi vốn liếng tri thức mỏng. Nếu anh viết một truyện ngắn đầu tay, rồi bỏ không chơi nữa thì đó là chuyện khác. Nhưng nếu anh đã xác định trở thành một người viết chuyên nghiệp - người lấy nghề văn làm nghiệp chính thì anh phải chuẩn bị cho mình. Hình như các nhà văn Việt Nam dựa vào năng khiếu và bản năng nhiều hơn là tri thức và văn hoá.

Theo Gấu này, vấn đề không hẳn như vậy.
Cái từ "nhà văn", được sử dụng ở đây, ôm đồm quá, vì phải bao biện cho nhiều nhà: tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà trí thức, nhà tư tưởng…. Khi nói chúng ta thiếu vắng tác phẩm văn học, và như PXN đưa ra một loạt thí dụ, nào Bảo Ninh, nào… thì như vậy, nhà văn ở đây, là muốn nói tiểu thuyết gia, và nếu như thế, những tầm nhìn, những tư tưởng lại thực sự chỉ là thứ yếu đối với thứ nhà này!
Còn một vấn đề nữa, cần nêu ra ở đây: cái thứ nhà đang bị nhà nước làm khổ, vào những thời điểm này, không phải nhà văn, mà là nhà báo, nhà viết blog.
Từ đó, suy ra, nhà văn Mít tắc đẻ, là do hèn nhát, do rét.
Lý do tắc đẻ nằm trong câu Cao Hành Kiện vinh danh Hôn Thuỵ Bắc Kinh:
Một trong những tiếng nói quan trọng nhất và can đảm nhất của văn chương Trung Quốc.

Lý do tắc đẻ là ở đó.
Tắc là còn may. Tắt mới bỏ mẹ!
*
History, memory, freedom. Beijing coma explores the fundamental building blocks of society - the basic rights without which human beings cannot survive.
Lịch sử, hồi ức, tự do. Hôn Thụy Bắc Kinh thám hiểm, khai phá những khối xây dựng cơ bản của xã hội - những quyền căn bản mà thiếu chúng, con người không thể sống sót.
Tiểu thuyết gia Mít không dám đụng vô những khối cơ bản đó của xã hội. Cứ mỗi lần có thằng cha nào dám đụng vô, là có tác phẩm. Không dám, là tắc tị! Đơn giản có vậy!

Cái gọi là tầm nhìn, vision, của nhà văn, nhiều khi nằm trong 'tầng ngầm', của tác phẩm, và là lý do hiện hữu của nó. Và nhà phê bình phải làm bật nó ra. Thí dụ cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, chẳng hạn, cái vision của nhà văn 'tiềm ẩn' ở trong câu phán: Mi muốn vô Nam chống Mỹ cứu nước thì kệ cha mi, còn ta sẽ phung phí đời ta cho cuộc chiến khốn kiếp này, và nhìn như thế, thì vẫn là vấn đề của một chinh phụ trong thời chiến, nhưng ghê gớm hơn, tự mình huỷ diệt mình, bởi vậy, cái tít của nó đúng là thân phận tình yêu, như thoạt đầu. Đây là một tiếng nói của một cá nhân chống lại một chế độ, một cuộc chiến, một thời đại, một "vision khác", về một "đường ra trận mùa này đẹp lắm", thí dụ. Cũng thế, Thời Xa Vắng, là cuộc phiêu lưu của anh cu Sài, một anh cù lần nhà quê Bắc Kít, nhưng đi đâu thì cũng vẫn là Quê mình, Đảng mình!
*
Lẽ dĩ nhiên, một cuốn sách hay đề xuất nhiều cách đọc, nó. Cách đọc của Gấu thường là qua một nhân vật của tiểu thuyết. Nỗi buồn chiến tranh, đọc qua nữ nhân vật Phương; Thời Xa Vắng, qua cu Sài, [và, nếu như thế, “hậu thế” sẽ đọc Gấu qua... BHD!]

Đùa chút cho dzui, nhưng trên đây là cách đọc Faulkner của Borges [Lại Faulkner, bộ hết nhà văn nhà thơ rồi à?. Sao không đọc... thơ tui?]
*
Absalom, Absalom!
Tôi biết hai loại nhà văn. Một, ám ảnh của họ là cuộc diễn biến của chữ, verbal procedure, một, việc làm, work, và đam mê của con người. Loại thứ nhất, cực điểm của họ, là ‘nghệ sĩ thuần tuý’. Loại kia, may mắn thay, được ban cho những cái nón như là “sâu thẳm” [profound], “nhân bản”, human, rất nhân bản. Trong số này, còn có những người ở giữa, nghĩa là tu tập cả niềm vui lẫn đức hạnh của cả hai loại trên. Trong số những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất, Joseph Conrad là người cuối cùng, có lẽ, đã quan tâm đến những thủ tục của một tiểu thuyết như trong số phận và nhân cách của những nhân vật của ông. Người cuối cùng, cho đến  khi Faulkner xuất hiện trên sàn diễn.
Faulkner thích trình ra cuốn tiểu tiểu thuyết của ông, qua những nhân vật. Phương pháp này thì cũng không hoàn toàn do ông mà ra: Cuốn Cái Nhẫn và Cuốn Sách (1868), của Robert Browning tả chi tiết một tội ác 10 lần, qua 10 cái miệng và 10 linh hồn, nhưng Faulkner tẩm sự căng thẳng, cuờng độ, vào trong những nhân vật của mình đến mức độc giả, thứ "cà chớn" sẽ đếch làm sao chịu được! Một cung cách mẩu đoạn, phá nát văn phong đến tận cùng, [cánh đồng bất tận mà!] đến vô cùng, dục vọng thì cũng vô cùng, và đen thui, đó là những gì người đọc tìm thấy ở trong một cuốn sách của ông. Nhà hát là Mississippi, những nhân vật của ông, đàn ông, bị tiêu ma, huỷ diệt bởi lòng ham muốn, rượu, cô đơn, và tàn tạ mãi đi, vì hận thù.
Absalom, Absalom! có thể sánh với Âm thanh và Cuồng nộ, và tôi không biết, có lời vinh danh nào cao hơn thế nữa, về nó!
Borges
*
Ui chao, câu phán sau cùng mới tuyệt làm sao!
Nó làm Gấu nhớ đến xen ở trên đỉnh Quang Minh Đỉnh, võ lâm xúm lại thanh toán Minh Giáo, và Vô Kỵ phải nhẩy ra can thiệp, và đấu với nhà sư Thiếu Lâm cao thủ số 1 về Long Hổ Chảo [?]. Chàng dùng chính môn chảo này để thắng đối phương, và khi được hỏi, đã trả lời, trên đời này, làm sao lại có thứ võ công nào hơn được Long Hổ Chảo của Thiếu Lâm!
Đúng là Borges!
Thổi ống đu đủ như thế mới hách chứ!
*

... và, nếu như thế, “hậu thế” sẽ đọc Gấu qua... BHD!
Phách lối vừa thôi cha nội!
Tuy nhiên, đây chính là lời khen của độc giả Tin Văn, không phải chỉ một người.
Ngoài những trang về BHD ra, còn lại là đen thui.
Một độc giả, từ thưở Gấu vừa mới khởi nghiệp, cũng bạn văn, phán, ui chao đọc lại Tứ Khúc mới thấy khủng khiếp! Thảo nào mấy đấng bạn quí của anh thù anh đến như thế!
Tác phẩm lớn có sự đóng góp của Quỉ. Gide phán về Dos.
Nếu như thế, phần đóng góp của Quỉ Đỏ mới khủng khiếp làm sao, ở trong Tứ Khúc, Cõi Khác!