*
Ghi

Dọn
I
1 2 3 4 5 6 7 8

II

1 2 3 6


















Em theo bướm về nhà ai?

Ý kiến của các vị Huỳnh Phan, Tâm Đàm, Nguyễn Mẫn, Dương Phẩm về từ ngữ mà Trịnh Công Sơn dùng trong bài "Đại bác ru đêm" tuy là có lý lẽ và có giá trị về lịch sử và văn học, nhưng nói chung đều không giải thích đúng lời ca của Trịnh Công Sơn. Bài hát của Trịnh Công Sơn mang tính triết lý rất cao, nên phải hiểu rằng, dội hay vọng cũng chỉ là một. Dội có thể là ở gần, vọng có thể là ở xa. Một nơi nào đó không có chiến tranh vẫn có tiếng dội và vọng, vì dội hay vọng là tiếng trong tâm chứ không phải do bom nổ đạn rơi.
Ca khúc của Trịnh Công Sơn là những bài hát hay bị hát sai nhất.
Nguồn talawas.
Phán như thế này, thì đúng là quá đề cao họ Trịnh.
Cái sự hay hát sai nhạc Trịnh, có, nhưng đâu phải chỉ nhạc họ Trịnh. Một phần của sự sai này, là do tiếng Việt, độc âm, lại có dấu. Thành thử, nói chuyện thường, có khi còn không nghe ra, nữa là hát, phải theo nhịp điệu. Gấu nhớ, rất hay hát sai nhạc Việt, không phải chỉ nhạc họ Trịnh.
Nhớ, một bản nhạc sến có câu “Em theo bước về nhà ai”, Gấu cứ nghe ra là, em theo bướm về nhà ai?
Em là bướm rồi, mà còn theo bướm là cái quái gì cơ chứ?
Nhạc họ Trịnh cũng thế, và hơn thế nữa, vì ông sử dụng chữ thường theo kiểu trái khoáy, ngược ngạo, để tạo cái mới, và tạo tính phù thuỷ của cả tiếng Việt, và của âm nhạc nói chung [hãy nhớ lại huyền thoại Orpheus, âm thanh ru ngủ chó ngao địa ngục].

Bài hát của Trịnh Công Sơn mang tính triết lý rất cao, nên phải hiểu rằng, dội hay vọng cũng chỉ là một...
vì dội hay vọng là tiếng trong tâm chứ không phải do bom nổ đạn rơi.
Vừa vừa thôi. I can U!
Dội hay vọng, thì cũng như nhau, ở đây, bởi vì phải hiểu thời gian bản nhạc được TCS làm ra, tức là khi chiến tranh còn ở xa Sài Gòn. Đêm nào người dân chẳng nghe, tiếng bom đạn dội, vọng về thành phố?
Gấu này cũng mê TCS, nhưng không quá mê đến thành… sảng!
Triết lý cao siêu của nhạc Trịnh?
Họ Trịnh đã có bằng cử nhân Triết chưa?
Gấu nghe như mấy đấng học trò của giáo sư khoa trưởng NVT, đang bực bội.
Chắc cũng có tí kít Phật, nhưng chưa nặng mùi lắm đâu!
Làm Gấu nhớ đến một ông thi sĩ, bạn Gấu, chuyên ăn mày tình yêu, được rồi là ăn mày tiếp, hay một cái, là tán lần nào cũng như lần đầu, thành thử mấy em chết như điên, vậy mà cũng có ông viết sách về tính thiền trong thơ của ông!
*

Nhưng, đẩy cho tới cùng, cái sự hiểu sai kia, cũng là hiểu, và liệu, những hiểu sai, hiểu sái đi như thế đó, là những "connotations", những gia nghĩa, phụ nghĩa… của một cái nghĩa chính, mà nhiều khi không thể nào nói ra được, vì một lý do nào đó.

Thí dụ, bài Tiết Phụ Ngâm, chẳng hạn. Ai đọc, thì cũng chê, tiết phụ gì cái thứ có chồng rồi còn nhận minh châu của chàng! Rồi còn lận vô tận underwear, nội y! Nhưng  đây là một bài thơ "chính trị". Tác giả của nó, được chế độ mới mời ra làm việc, nhưng trót trung thành với Ngụy rồi, đành làm bài thơ tạ từ bổng lộc của Cách Mạng!

Đây là cái mánh mấy nhà văn Trung Quốc thường sử dụng, để tránh né kiểm duyệt, mà vẫn viết được điều muốn viết, như “Comment les écrivains chinois composent-ils avec la censure?, trên báo Le Magazine Littéraire, số tháng Sáu, 2008, bàn tới: Gần hai mươi năm sau Thiên An Môn, mấy nhà văn Trung Quốc xoay sở ra sao, để tránh né kiểm duyệt? Một trong chiến thuật của họ, là tán mỏng, bào mòn, một tư tưởng dân chủ, tự do của Tây Phương, để cho lọt qua máy scan của kiểm duyệt.
Và nếu áp dụng vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam hiện nay, thì chỉ có Miền Nam sau 1975 mới có tác phẩm văn học, qua những trào lưu nhạo, nhại chính thống [hiểu sai, hiểu sái đi], và cùng với nó, là sự lỳ lợm, không chịu chết của văn học trước 1975. 

Không muốn làm đại lý của giòng chính đang ngự trị ở quê hương, cũng không muốn là một nhánh của giòng chính đang sinh thành hóa diệt nơi quê hương mới, “miếu lớn không nhận/chùa nhỏ không thu” như cách nói của Kim Dung, văn học hải ngoại là một hiện hữu nghịch lý, trái hẳn với những tiêu chuẩn của một nền văn học bình thường. NMG
Phán như vậy, là chẳng hiểu một tị nào về văn học. Đây là kiểu viết mà Gấu gọi là chỉ thấy cây, mà không thấy rừng. VP cũng viết kiểu này, khi nhìn lại văn học Miền Nam từ 1954 tới 1975.
Rừng ở đây, phải hiểu như là một vision về toàn cảnh văn học của thế giới: Văn học là vì con người hay là vì một tập thể con người, một chế độ toàn trị, một ý thức hệ… ?
Khi vinh danh Cao Hành Kiện, là HLV Thuỵ Điển làm rõ ra điều này: Lịch sử con người chống lại lịch sử đám đông. NMG cứ loay hoay tìm cách định nghĩa, thế nào là lưu vong, trong khi lưu vong là ‘cái hồn’ của văn chương, chứ không phải là của nhà văn, của tập thể nhà văn, của trong nước, của hải ngoại, của một thời kỳ văn học [thành thử ông mới lộn, VHHN trước đây có tính lưu vong, sau này di dân…].
Cái mới của văn học nhân loại, ngày nay, đó là: Đây là tiếng nói của cá nhân, như tên một bài tiểu luận của CHK: The voice of the individual.
Đây là một bài viết tuyệt vời của ông, và bất cứ nhà văn nào cũng nên đọc, để hiểu ra một sự thực, văn học thế giới đã hoàn toàn thay đổi, đã thực hiện được một bước ngoặt vĩ đại: Khi một trí thức đối đầu với một xã hội, như là một cá nhân, sự hiện hữu của anh ta càng là thực. Nếu cái ngã của một trí thức tan biến cái ngã lớn lao tập thể, cái gọi là “chúng ta’, cái ngã cá nhân không còn nữa. [When the intellectual confronts society as an individual, his existence is more real. If the self of the individual is dissolved in the collective big self, or what is known is ‘we’, the individual self no longer exists.]
NMG theo Gấu, đã có một cơ hội chứng minh ông là nhà trí thức và là nhà văn khi đối đầu với một “tập thể chống cộng điên cuồng hải ngoại”, nhưng ông không làm được, điều này ảnh hưởng tới tất cả những gì ông viết lách, hành động sau đó. Bài viết nào của ông cũng mang một cái gì cay đắng phát sinh từ nỗi buồn lớn đó, và đây là sự thực.
Làm gì có cái gọi là nghịch lý, không bình thường của văn học hải ngoại?
Vả chăng, nếu nhìn văn học hải ngoại,
“miếu lớn không nhận/chùa nhỏ không thu”, thì "nghịch lý" này đơn giản quá!
Văn học Miền Nam trước 1975, có vẻ như đã làm được điều CHK phán, và đây là điều khiến nó nhất định không chịu chết!

Sở dĩ NMG chấp nhận Gấu là người viết thường trực cho báo Văn Học của ông, một phần nào, là do ông nghĩ, Gấu làm tiếp cái công việc mà ông bỏ dở vì bị áp lực, như có lần ông biểu Gấu, anh mà viết như vậy, vào cái thời của tôi, là chúng làm thịt anh rồi!

Ông Khổng Tử mà cũng đòi đổi mới, nữa là bây giờ
Làm sao mới khi cứ khóc than quá khứ?
Gọi “văn học lưu vong” tức là hàm ý nền văn học đó chất chứa một thái độ phản kháng chính trị, nói rõ hơn, chống đối lại chế độ cộng sản hiện vẫn tồn tại ở quê nhà. NMG
Bài NMG dài nhưng ngay từ tiền đề, ông đã hiểu sai vấn đề, thành thử dù có viết thêm nữa, thêm nhiều phụ lục nữa, thì cũng khó mà sáng tỏ ra được. Thí dụ, câu trên, ông định nghĩa văn học lưu vong, là thấy rõ. Hiểu như vậy, thì quá đơn giản. Văn chương, cho dù viết ngày tại nơi mình sinh ra, ngay tại cái nhà mình lớn lên, trong cái thành phố mà mình chưa hề ra khỏi, một cách nào đó, vẫn là... lưu vong. Borges diễn tả tâm thức lưu vong, khi ngồi ngay tại quê nhà, khi ông đọc Kafka, mới rõ ra ý trên. Cái ngưòi ngồi ở nhà, ôm đủ thứ giấc mộng lưu vong, hải hồ, là nhà văn...  lưu vong!
Những ghi nhận của tôi còn hai câu chuyện. Một là từ Chuyện không vui (Histoires Déobligeantes), của Léon Bloy, về một vài người sở hữu đủ thứ trái địa cầu, bản đồ thế giới, chỉ dẫn đường xe lửa và những tuyến đường lớn, nhưng chết mà chưa từng toan tính một lần rời xa tỉnh nhà. Câu chuyện kia nhan đề "Carcassonne" và là tác phẩm của Lord Dunsany. Một quân đội bách chiến bách thắng, gồm những chiến sĩ, rời tòa lâu đài vô định, chinh phục những vương quốc, nhìn thấy những quái vật, vét kiệt những sa mạc, những núi non, nhưng họ chẳng bao giờ tới được Carcassonne, mặc dù có lần họ đã thoáng nhìn thấy, từ xa. (Câu chuyện này, như người ta dễ dàng nhận ra, là đảo ngược triệt để của câu chuyện trên; trong câu chuyện thứ nhất, là thành phố không thể bị bứng khỏi, còn trong chuyện thứ nhì, chẳng bao giờ tới được.)
Tiền thân Kafka
Hơn nữa, định nghĩa như thế là coi nhẹ cả văn chương lẫn chính trị. Đọc DTH, thí dụ, người đọc nếu chỉ nhìn đây là chính trị, là hỏng quá. Chưa bao giờ thân phận người đàn bà, nhất là người đàn bà Bắc Kỳ lại khốn nạn đến như thế, đúng như một nhà phê bình người Pháp viết về Bà:…
Hoặc liên minh giữa đạo Khổng xưa cũ với kỷ luật Đảng Cộng Sản Việt Nam để chà đạp tự do cá nhân.
Trong lời nói đầu tuyệt vời của Antoine Andouard, ông nhắc tới điều, tất cả các nhân vật của Dương Thu Hương đều có chung một số phận: “Họ bị chiến tranh và lịch sử nghiền nát.”.
Người ngoại quốc mà họ còn nhìn ra, vậy mà người Việt lại cứ khăng khăng đây là chính trị, "văn chương gì thứ đó"?
NMG, do bị cú nỗi buồn lớn ám ảnh, nên nhận định văn học hải ngoại quá nghiệt ngã, theo Gấu.
Và quá tạp. Đâu có phải kể lể dài dòng, hết đợt di tản, tới đợt di cư, tới khúc ODP, sau tới đoạn Đông Âu... là ra diện mạo văn học hải ngoại đâu
*

Hầu như cả một thế kỷ giới trí thức Trung Hoa không bao giờ thiếu hụt anh hùng, bị hy sinh hay được hy sinh cho quốc gia, dân tộc, hay cho một đảng phái chính trị, nhưng lại thật hiếm, một hai cá nhân công khai tuyên bố, tớ dám hy sinh đời mình vì quyền tự do của tư tưởng, hay tự bầy tỏ về mình.
Dám làm giặc, tức nổi loạn chống lại quê cha đất tổ, hay trở thành kẻ thù của nhân dân, là một trong những tội ác nghiêm trọng nhất, và đối với giới trí thức Trung Quốc, sức ép tâm lý về đạo đức nặng nề hơn nhiều, so với nỗi đau thân thể. Và đây là lý do đám trí thức tả phái, hay trong hàng ngũ Đảng CS sẵn sàng hy sinh, cho quốc gia, cho cách mạng, và họ vội vàng nhận đủ thứ tội khi Đảng gán cho họ là hữu phái, hay phản động.
Cao Hành Kiện: Tiếng nói cá nhân
*

Làm sao mới, khi cứ khóc than quá khứ vàng son trước 1975?
Gấu này sợ rằng cái chuyện khóc than quá khứ của văn học hải ngoại, chỉ là một… huyền thoại.
Thứ nhất, những nhà văn nổi cộm ở hải ngoại, thời gian đầu "di cư", thì đều thuộc diện mới nổi, chẳng hề có quá khứ trước 1975. Ngoại trừ Võ Phiến, nhưng ông thời gian này còn đang lo cứu tử một nền văn học, thì giờ đâu mà khóc than.
Những Nguyễn Bá Trạc, thì cũng nhà giầu mới nổi!
Ngay cả NMG, thì cũng chỉ có tí ti quá khứ, và tí ti giải thưởng!
Đám có đủ cờ địt [credit] để khóc than quá khứ thì đi tù cải tạo cả rồi. Vả chăng, như Brodsky phán, được tự do rồi, mà còn thất bại, thì đừng có ăn vạ ai. Nên nhớ văn học thế giới vào thời kỳ này, lưu vong đóng góp phần hách xì xằng nhất. Thành thử, nếu đám Mít hải ngoại mà thất bại, thì... hồi chánh! Chưa hồi chánh được thì viết cho WJC
.
*

Ai cũng về, nhưng ít ai sung sướng mà về, ngay cả mấy tên bỏ chạy, bợ đít VC, Gấu nghĩ, chúng cũng chẳng sung sướng gì về cái chuyện chẳng có cái nhà nhớn, chẳng hề có dân chủ tự do, đạo đức sa đọa như ở trong nước hiện nay.
Nhưng cái sự trở về của mấy anh nhà văn Miền Nam trước 1975 sao có quái đản quá. Lấy cái sự bỏ nước ra đi, đến có thể mất mạng trên biển cả, để có cho được tự do viết, tự do sống, có được một cuộc sống đầy đủ ở nước người, và sau đó bò về, tìm đủ mọi cách để xuất bản tác phẩm ở trong nước! Phủ nhận tất cả, kể cả quá khứ đã từng vượt biển ra đi tìm tự do của mình. Quái đản quá! 

For thirty years I have nurtured
My love for my native land,
And I shall neither expect
Nor miss your leniency
Trong ba chục năm tôi nuôi nấng

Tình yêu của tôi cho đất mẹ của tôi
Nhưng tôi chẳng hề chờ mong
Và cũng chẳng nhớ nhung sự khoan dung của mi. Solz kết thúc Tập I Quần đảo ngục tù bằng những dòng thơ trên, và viết tiếp:
Chúng tao đếch cần sự khoan dung của mi.
Chúng tôi héo hon tiều tụy vì tù đầy, nhưng chúng tôi rất tự hào vì nó.
*
Chúng ta, ở nơi nước người sống đầy đủ, tự do, nhưng chúng ta cũng héo hon tiều tụy, và chúng ta thật là tự hào vì nó, và chúng ta cũng đếch cần đến lòng khoan dung của VC

Ai cũng về, nhưng ít ai sung sướng mà về, ngay cả mấy tên bỏ chạy, bợ đít VC, Gấu nghĩ, chúng cũng chẳng sung sướng gì về cái chuyện chẳng có cái nhà nhớn, chẳng hề có dân chủ tự do, đạo đức sa đọa như ở trong nước hiện nay.
Nhưng cái sự trở về của mấy anh nhà văn Miền Nam trước 1975 sao nó quái đản quá. Về, đi tua văn học, bái tụng lẫn nhau, lấy cái sự bỏ nước ra đi, đến có thể mất mạng trên biển cả, để có cho được tự do viết, tự do sống, có được một cuộc sống đầy đủ ở nước người, và sau đó bò về, tìm đủ mọi cách để xuất bản tác phẩm ở trong nước! Phủ nhận tất cả, kể cả quá khứ đã từng vượt biển ra đi tìm tự do của mình. Quái đản quá! 

For thirty years I have nurtured
My love for my native land,
And I shall neither expect
Nor miss your leniency
Trong ba chục năm ta nuôi nấng
Tình yêu của ta cho đất mẹ
Nhưng ta chẳng hề chờ mong
Và cũng chẳng nhớ nhung sự khoan dung của mi.
Solz kết thúc Tập I Quần đảo ngục tù bằng những dòng thơ trên, và viết tiếp:
Chúng tao đếch cần sự khoan dung của mi.
Chúng tôi héo hon tiều tụy vì tù đầy, nhưng chúng tôi rất tự hào vì nó.
*
Chúng ta, ở nơi nước người sống đầy đủ, tự do, nhưng chúng ta cũng héo hon tiều tụy vì nhớ quê nhà, và chúng ta thật là tự hào vì nó, và chúng ta cũng đếch cần đến lòng khoan dung của VC.
Ai cũng trở về, nhưng cái sự trở về của họ, có vẻ như chửi bố tất cả những gì mà họ viết ra.
*
Nhân nói chuyện lưu vong, trên tờ TLS số 22 & 29 August 2008 có một bài gãi đúng chỗ ngứa mấy anh Yankee gốc Mít:

The exiles who wowed America

How exiled European artists reacted to the energy and freedom of theUS
Lưu vong mê mẩn Mẽo: Nghệ sĩ Âu Châu phản ứng ra sao trước nghị lực và tự do của Mẽo?
Thì xin hồi chánh!
*
Thử thì thử, tha hồ thử thử!

-Này không thấy tụi mình đang ở Little Sài Gòn hay sao? Hãy nói tiếng Bắc Kỳ!
[Mô phỏng: Otto Preminger, nghe đám bạn di dân nói tiếng Hung, cảnh cáo: Này, không thấy tụi mình đang ở Hollywood sao? Hãy nói tiếng Đức!]
Nhưng cảm tạ nước Mẽo đã chứa chấp mình, mà như tay này, Dvorak, mà chẳng bảnh sao: Bản giao hưởng của ông ta, chẳng chỉ để ngợi ca nước Mẽo đẹp, mà còn để tri ân nước Mẽo đã nhận ông.
There was a trend towards
America anyway. Market forces did their stuff, and even if there had been no wars and revolutions there would have been a transfer of creative power. Horowitz is right to feature Dvorak prominently at the beginning of his line-up of the musicians. In the late nineteenth century, Europe wasn't trying all that hard to drive Dvorak out, but he could see how America was trying to pull him in. His symphony "From the New World" was written not just out of appreciation for America's plantation melodies and rolling landscapes, but out of gratitude for America's readiness to employ him. Mahler, too, went to America for the job opportunities. Caruso could have stayed in Europe, but he wanted to sing at the Met, correctly estimating that it was the centre of his world.
Mấy anh Mít Miền Nam, cảm tạ bằng cách lấy tiền WJC, và ca ngợi VC! Cũng lạ!

I am a Chinese writer, only one person, and I cannot represent others. China for me is not that huge race or abstract nation; it is simply the cultural background that manifests itself in my writings, the culture's impact on me since my birth, and the modes of thought, nurtured by the Chinese language, that I use in my writings. I also acknowledge the influence of Western cultures, and I am interested in the other cultures of Asia and the cultures of African races and others. The idea of a pure racial culture in this era of cultural fusion is a slogan to cheat people, and nothing more than a myth.
Cao Hành Kiện: Tiếng nói cá nhân
Tôi là một nhà văn Trung Quốc, chỉ một người, và tôi không thể đại diện những người khác. Trung Quốc đối với tôi không phải là một giống dân lớn đó hay một quốc gia trừu tượng; nó giản dị là một cái nền tảng văn hóa tự biểu tỏ qua những bài biết của của tôi, một vết hằn văn hóa lên tôi ngay từ khi ra đời, và những lề thói tư tưởng, suy nghĩ, được nuôi dưỡng bằng ngôn ngữ Trung Quốc, mà tôi sử dụng trong những bài viết của mình. Tôi cũng thừa nhận ảnh hưởng của những nền văn hóa Tây phương, và tôi quan tâm tới những nền văn hóa khác của Á châu, và những nền văn hóa của những sắc dân Phi châu, và những sắc dân khác. Ý nghĩ về một nền văn hoá ròng, của riêng một sắc dân nào đó, tại một miền mà mọi nền văn hóa được nung chẩy, hoà nhập trộn lẫn vào như thế, thì chỉ là một khẩu hiệu, để lường gạt dân chúng, chẳng khác gì một huyền thoại.
*
Literature as Testimony:
The Search for Truth
Nobel Jubilee Symposium on Witness Literature delivered in December 2001 at The Swedish Academ, Stockholm
THE TOPIC I WlSH TO DISCUSS is literature and testimony. I am presuming that those here today will not object to the claim that literature testifies to human existence, and would agree that truth is the minimum requirement for such literature. Literature is subservient to nothing but truth, and in this domain of the free spirit, the writer obeys only one command: to search for that truth. In fact, truth has always been the most fundamental criterion of literature - that is, if literature that transcends practical utilitarianism continues to be valued, still justifies personal suffering, and is still worth writing.
Đề tài mà tôi mong được bàn bạc ở đây là văn chương và chứng tích. Tôi cứ giả dụ như là quí vị có mặt tại đây sẽ không phản đối, về một phát biểu, rằng, văn chương là đế chứng tỏ hiện hữu của con người, và cũng sẽ đồng ý, rằng, sự thực là một đòi hỏi tối thiểu cho một thứ văn chương như thế. Văn chương thì chẳng phụ thuộc chi, ngoài sự thực, và trong miền tinh thần tự do này, nhà văn chỉ vâng theo một mệnh lệnh: hãy tìm kiếm sự thực. Đúng ra, sự thực luôn luôn là tiêu chuẩn cơ bản nhất của văn chương – nghĩa là, nếu văn chương mà vượt thoát ra được, thăng hoa ra khỏi được cái cái chủ nghĩa duy dụng thực tế, và vẫn tiếp tục có giá trị, vẫn làm chứng được về những đau khổ của của từng cá nhân con người, và vẫn đáng để viết.
Tuy nhiên, trong thế kỷ vừa mới chấm dứt [thế kỷ 20]. Chính trị xen vào văn chương, kìm kẹp nó tới một mức xưa nay chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Cái trò lưu manh lường gạt ý thức hệ, trước đây cũng chưa hề có, biến văn chương thành tuyên truyền chính trị, hay sử dụng nó vào những mục tiêu chính trị. Cách mạng văn chương và văn chương cách mạng đã chẳng sáng tạo ra một thế giới mới đẹp đẽ, thay vì vậy, tước đoạt của văn chương cái bản chất cơ bản của nó, hứa hẹn biển máu, và, viện tới sự hung bạo ngôn ngữ, biến miền tự do tinh thần thành bãi chiến trường.
Cái thứ văn chương dấn thân chính trị thì đại trà ở cả Tây lẫn Đông. Phê bình văn chương chủ yếu là chỉ để chụp mũ chính trị cho nhà văn, hoặc tả phái hay hữu phái, tiến bộ hay bảo thủ. Dưới những chế độ toàn trị, những cái mũ như trên mới vô cùng khốn nạn, cùng cực khốn nạn. Nếu một nhà văn không yêu nước, vậy nó là một tên phản quốc; nếu nó không cách mạng, thì là một tên phản động, không có vị trí ở giữa, nước đôi.
*
Văn học Miền Nam trước 1975, về một mặt nào đó, đã làm được điều mà CHK cho rằng, văn chương chỉ là tiếng nói cá nhân, và nếu văn học hải ngoại vẫn còn vấn vương với nó, là theo nghĩa này. Cả cái sự hoài nhớ Miền Nam, cũng vậy. Tuy bị chiến tranh tàn phá, tuy có sự hiện diện của quân đội Mỹ và đồng minh, nhưng xã hội vẫn giữ được hạ tầng cấu trúc, lương tâm, đạo đức con người vẫn còn. Chiến thắng 30 Tháng Tư 1975 là hồi chuông báo tử của nó. Đừng có nghĩ Gấu này cường điệu, hận thù VC mà phán ẩu như vậy. Đây là một sự thực. Hiện tượng Chúa Sẩy Thai, hiện tượng Anus Mundi [cả thế giới hoảng sợ Cái Ác Bắc Kít khi mở lòng nhân đạo với cả hai miền Nam Bắc và biến thành “bãi đánh hàng”, đang mơ màng ngủ dậy biến thành Mít, khi tỉnh dậy thấy nhà cửa trống trơn, bị dọn sạch], hiện tượng bán con nít qua dịch vụ con nuôi, qua những nước láng giềng, bán đàn bà con gái phụ nữ làm nô lệ sex cho Đại Hàn, Đài Loan… Bao nhiêu đau đớn, nhục nhã như vậy, mà mấy anh nhà văn Miền Nam trước 1975 có thể trở về để mà đi tua văn học, để mà áo thụng vái nhau, để mà giao lưu hòa giải?
Chẳng lẽ viết về những điều đó, là đâm sầm vào chính trị? Là tác phẩm sẽ không bền?
*
Sự khác biệt giữa văn học Miền Nam trước 1975, và văn học hải ngoại sau 30 Tháng Tư có thể liên quan tới hai quan điểm của Cao Hành Kiện, qua hai bài viết, Tiếng Nói Cá Nhân và Văn học như là Chứng Tích, mà Tin Văn trích đoạn ở trên.
Trong bài viết về Võ Phiến, khi đó Gấu này chưa hề đọc Cao Hành Kiện, nhưng đã cảm nhận điều ông nói, khi viết:
Võ Phiến rời Việt Nam ngay 1975, ông không có "cơ hội" ở lại chịu chung với cả miền Nam những cay đắng khổ nhục sau đó. Ở lại là chết, nhưng do bỏ đi "sớm", ông không cảm nhận được nỗi vinh quang và nhục nhằn của kẻ ở lại: một cách nào đó, ông không cảm nhận sự thực, về "thất bại trong chiến thắng", đối với những người Cộng Sản, và do đó ông không "trực giác" cơ hội thống nhất đất nước, không phải theo kiểu chiếm đoạt Miền Nam: chỉ ở trong nhục nhã cay đắng của Miền Nam thất trận, chúng ta mới có thể hiểu những năm tháng ghê rợn cả một miền đất sống dưới tai trời ách nước là chủ nghĩa Cộng Sản; và ôm lấy những đồng bào ruột thịt Miền Bắc (6).
Đây là một tất yếu lịch sử. Những chuyện Bắc Tiến, giải phóng Miền Bắc, những ngày 1954 chỉ để nói cho vui, để lên tinh thần... tại sao vậy? Bởi vì nếu coi ngôn ngữ mới là căn phần của con người, văn chương Miền Nam không hề mang chất đế quốc, không hề nhắm tới quyền lực. Từ một văn chương như thế làm sao có thể đi xâm chiếm Miền Bắc, cho dù là để giải phóng?
Văn Học Tổng Quan của Võ Phiến, đoạn nói về nhà văn Miền Bắc thoắt chốc vào Nam ra Bắc, dưới những bút hiệu khác nhau, rồi giả dụ Miền Nam cũng làm như vậy, là quá tếu và không hiểu cả hai miền, còn hạ giá (hay quá đề cao?)nhà văn Miền Nam. Bởi vì, văn chương Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến tinh thần chiếm đoạt, tranh ăn thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng khai hoá, vẫn tự coi như là quyền năng chính thống, theo kiểu, cần dậy cho mày một bài học, và phải trả bằng xương máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm vụ khai hoá! Một cách nào đó, nếu chúng ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa Cách Mạng Pháp, và chủ nghĩa Cộng Sản, cùng lúc chúng ta nhận ra tính thực dân của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền lực. Nhìn theo cách thế đó, chúng ta còn nhận ra tính giai đoạn của dòng văn chương phản kháng ở trong nước. Nó phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ, những lời nói lành lặn của nó...
Tại sao ta không thể yêu, những gì chúng yêu, nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta đành chọn hư vô", mê cung dành cho nhân vật trong Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền là vậy. Đừng nhìn thơ tự do, dòng văn chương Sáng Tạo, Văn Chương Kinh Nghiệm Hư Vô (Huỳnh Phan Anh), như là một "cái đuôi" của dòng văn chương hiện sinh Pháp. Chúng là những con chim báo bão, cho một hư vô huỷ diệt, của những trại tù sắp tới... Khi bị những nhà phê bình Miền Bắc "tra hỏi" (Trong khi họ xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa, những nhân vật tôi mọi nô lệ này đi đâu?) tác giả Bếp Lửa đã "nhẹ nhàng" yêu cầu, hãy đặt những câu hỏi đó ra cho chính các ông. Nên nhớ, những nhà văn Miền Nam, những tác phẩm "chống Cộng" của họ chỉ có, khi "bị đòn": Giải khăn sô cho Huế, Địa Ngục Có Thực, Mùa Hè Đỏ Lửa, Vòng Đai Xanh... Ngay cả Võ Phiến cũng vậy; sợ Cộng Sản, sợ mất Miền Nam quá ông mới la làng, còn nhẩn nha được là ông lại nghiên cứu chiều sâu con người, dò tìm cội rễ của một bài chòi!
Chúng ta đã lầm một cách thê thảm, Mac Namara nói vậy, không đúng mà cũng không sai: người lính Việt Nam Cộng Hòa không thua trên chiến trường, mà thua vì tính người: họ chưa bao giờ coi người lính Miền Bắc là kẻ thù tuyệt đối.Họ không hề được trang bị bằng một thứ văn chương quyền lực.
Võ Phiến, nhà văn Bình Định

About Fleeing 

16 May 1991, Stockholm (speech presented at a play reading at the Swedish Royal Theatre) 

FOLLOWING THE TIANANMEN events of  l989 a friend asked if I would write a play about China for an American theatre company; it would of course have to do with real life. I agreed. In August the first group of refugees who had fled Beijing arrived in Paris, and among them were several of my good friends. I started to write the play at the beginning of September and a month later I submitted my manuscript. After reading the English translation the theatre company requested changes, but I refused. I asked my friend to explain to them that when I was in China the Communist Party could not coerce me into making changes to my manuscripts, so an American theatre company certainly would not. The Swedish Royal Theatre is now enthusiastic about performing the play, and for this I would like to express my heartfelt thanks.
Về chuyện bỏ chạy.
Sau sự kiện Thiên An Môn, một người bạn hỏi tôi, có nên viết một vở kịch về Trung Quốc cho một công ty kịch Mẽo, lẽ dĩ nhiên, nó phải đâm sầm vào chính trị, vào đời thực. Tôi đồng ý.... Sau khi đọc bản thảo công ty này đề nghị biên tập, nhưng tôi từ chối, và nói với người bạn, hãy giải thích cho họ, ngay cả Đảng CS Trung Quốc còn đếch làm được chuyện biên tập kịch của tôi, nữa là Yankee mũi lõ. Nhà kịch Hoàng gia Thuỵ điển đã chơi kịch của tôi, và điều này tôi chân thành cám ơn.
*
Thú thực, Gấu này không thể hiểu được về trường hợp cuốn Sông Côn Mùa Lũ, tại sao số mệnh của cuốn sách lại trớ trêu đến như thế?
Cuốn sách của NMG, khi ông chưa vượt biển tị nạn, đã được Trùm VC nằm vùng là Vũ Hạnh biên tập, và gật đầu, sau khi biên tập, tất nhiên. NMG đã làm một bữa tiệc nhỏ ăn mừng sự ra đời của nó, bữa tiệc có NTV tham dự, và qua anh, Gấu mới biết được sự kiện này. Rồi NMG vượt biển, được Mẽo nhận, cho công ăn việc làm. Vào những giờ rảnh việc, NMG ra công viên, vừa gặm bánh mì vừa viết Mùa Biển Động. Cuốn sách đem ông lên đài danh vọng, không phải vì văn chương hay ho, xúc động lòng người, cũng không phải vì chính trị, khi lấy bối cảnh là cuộc chiến Miền Nam, khi đưa nhân vật có thực ngoài đời là HPNT vô tiểu thuyết, mà là vì chi tiết, một anh sĩ quan, hay lính VNCH làm thịt VC xong, xẻo cái tai đeo lủng lẳng ở cổ.
Rồi bà xã NMG được nhà nước VC, OK cho đi, được Mẽo nhân đạo cho đoàn tụ, và lén đem theo bản thảo cuốn Sông Côn Mùa Lũ, và cuốn sách được xuất bản tại Mẽo. NMG có cho Gấu này coi bản thảo, lần gặp gỡ ở Mẽo, và nói, bà xã tôi liều thật, giả như mà lần đó, qua hải quan, chúng khám thấy là hết đoàn tụ.
Gấu thực tình mừng cho cuốn sách, được ra đời tại Mẽo, không hề bị nhà nước Mẽo, hay bất cứ ai, xẻo, dù chỉ một chữ. (1)
Thế rồi, tác giả lại đem cuốn sách trở về nước, cho VC in!
Bây giờ  nghe nói cuốn sách được nhà nước cho làm phim truyền hình từng tập, cứ như là Tầng Đầu của Solz.
Nhưng Tầng Đầu không hề bị cắt bỏ, y chang nguyên bản.
Nga của Putin dẫu sao cũng bảnh hơn VN của VC.
(1) NMG, trong một lần, có cho biết, cuốn sách "được Hà Nội cho phép in không bỏ một chữ".
Cái sự không bỏ ở đây, chẳng có nghĩa gì cả, vì cuốn sách của ông, viết về Nguyễn Huệ,  không đụng vô chính trị, không như Tầng Đầu, đúng như ông nói, viết văn mà lấy đề tài chính trị, thì tác phẩm không bền. Tuy nhiên vấn đề là, "Ai cho phép "mi" - với NMG, là Hà Nội - sờ... chim của ta"?
*
Phải nói là Gấu này là người đầu tiên trong nước đề nghị in sách. Và cũng chính trong nước đề nghị, tôi [một bạn văn VC] sẽ download trên net, rồi biên tập, rồi cho in, và cũng sẽ ghi y chang như vậy, trong sách xuất bản. Nhưng có lẽ, những bài viết của Gấu, trừ những bài không đâm sầm vào chính trị ra, số còn lại, biên tập có nghĩa là thiến luôn, không chỉ chim, mà toàn bài viết.
Một anh bạn văn, VC, tất nhiên, kể chuyện, anh lấy một bài viết của Gấu, về lời tiên tri, triết gia tân thiên kỷ, là Marx, thử đưa cho một tờ báo uy tín. Vinh danh đến như thế, nhưng bộ râu rậm như thế, của Marx, cũng bị vặt sạch, còn bài, thì quăng vô thùng rác!
Ai cũng muốn về, ai cũng muốn có tác phẩm được in ở trong nước.
Nhưng để cho VC sờ chim, thấy nhục quá! Chưa nói chuyện bị vặt...! (1)
(1) Đây là Gấu nói chuyện những anh nhà văn di cư, không phải trong nước. Trong nước Gấu rất thông cảm, và bữa nào rảnh sẽ dịch hầu quí vị, bài viết trên tờ Văn Học Tây, chỉ mấy mánh, làm sao qua mặt kiểm duyệt. NQT