*
Ghi


Dọn
I
1 2 3 4 5 6 7 8

II

1 2 3 6












Nhưng bằng... vài giá, thì được?

Tay này, lần đầu Gấu về Hà Nội, có gặp, tình cờ thôi, mấy ông bạn văn VC giới thiệu: Anh DTH, làm cuốn về TCS, có tính lấy bài viết của anh về TCS…
Nghe tới đó, ông xua tay, gạt đi, tôi có tính thế thật, nhưng sau cuốn sách đủ bài, nên thôi, chứ không phải vì bài của anh có vấn đề, hay nhạy cảm.
Gấu hình như có viết về vụ này, đâu đó, trên Tin Văn. Lần Ngô Thảo đưa tới một khách sạn năm sao, gặp họ Đoàn đang ngồi nhậu với tay chủ khách sạn. Cũng cười cười, chào hỏi, vậy thôi. Lạ, là đám bạn văn VC của Gấu có vẻ rất ớn tay này. Chính vì thái độ của đám bạn văn VC của Gấu, nên bữa đó, Gấu không hỏi lại, ai cho phép mi tính... in bài của ta, rồi lại tính… không in?
Nhắc tới tay này, vì có liên quan một tí đến nhà biên khảo lừng danh không biết viết văn ở hải ngoại. Tay họ Đoàn có lấy một bài viết của nhà biên khảo, về NHT, khi đó còn tờ VHNT trên lưới của PCL. Không biết có xin phép nhà biên khảo hay không, nhưng ông ta mừng quýnh lên, khoe nhặng trên net với độc giả VHNT, và bà chủ báo, đại khái, nhà nước VC đã công nhận tôi là nhà biên khảo rồi!
Chiếc xe không làm nên con người, giá trị chính là ở người cưỡi trên chiếc xe đó.
DTH
Chí lý, chí lý! NQT
*
Cũng đừng chờ đợi những dư âm thuận lợi sau khi những gì mình viết được phổ biến. Qua kinh nghiệm 14 năm điều hành tờ Văn Học, và những sách đã xuất bản, tôi thấy thử thách ghê gớm nhất của người viết ở hải ngoại, là sự thờ ơ của phía thưởng ngoạn. Một bài thơ, truyện ngắn in trên báo, thậm chí một cuốn sách dày viết và in công phu phát hành xong, sau đó là gì: sự im lặng tuyệt đối. Tôi may mắn sau khi in sách ra còn nghe được chút hồi âm (dù không êm tai!) Rất nhiều người viết xong in xong không biết người đọc nghĩ gì, họ khen hay họ chê, mình đúng hay mình sai. Vua Pháp Louis 15 bảo sau ta là cơn hồng thủy. Nhà văn Việt Nam hải ngoại có thể bảo sau khi ra sách là hư vô. Viết để rơi vào hư vô, phải có cái tâm vô cầu lớn lắm mới có thể tiếp tục. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu văn chương hải ngoại có rất nhiều tác giả chỉ có một tác phẩm. Họ xẹt vào văn chương như một ánh sao rơi.
NMG
Cái sự thử thách ghê gớm nhất đó, là chuyện bình thường, chẳng có gì ghê gớm cả. Một nhà văn thứ thiệt, theo Gấu, khi được vồ vập quá, là phải hoảng, và phải coi lại cái điều mình viết ra. Chẳng thế mà có nhà phê bình mừng cho Dante, thí dụ, sở dĩ còn sống sót đến tận bi giờ, ấy là nhờ chẳng có ai thèm đọc!
Viết để rơi vào hư vô, phải có cái tâm vô cầu lớn lắm mới có thể tiếp tục.
NMG
Điều này sai. Hoàn toàn sai. Nhà văn nhà thơ Mít ở hải ngoại đông lắm. Và chẳng ông nào có tâm vô cầu cả!
Không có gì đáng ngạc nhiên nếu văn chương hải ngoại có rất nhiều tác giả chỉ có một tác phẩm. Họ xẹt vào văn chương như một ánh sao rơi.
NMG
NMG, theo Gấu, không phân biệt được, hiện tượng nhà văn hải ngoại, hiện tượng hư vô, hiện tượng ánh sao xẹt.
Rất nhiều nhà văn nhà thơ hải ngoại, khi ra mắt tác phẩm, mà NMG gọi là sao xẹt đó, là chỉ để.. chơi thôi.
Đây là những người, thường chưa từng viết văn làm thơ, sau biến cố 1975, đến được xứ người, lo cầy lo bừa, khi ổn định, nhớ quê hương bỏ lại, nhớ bạn bè, nhớ thời trẻ thơ, nhớ đủ thứ..., và bèn tìm cách ghi lại. Họ coi tác phẩm như một quà tặng của tự do, chứ không phải là tác phẩm văn học thực sự. Bản thân họ, cũng không đánh giá cao tác phẩm của mình. Ông bạn quí của Gấu chẳng đã chửi, mấy ông nhà văn Mít ở Mẽo, tự bỏ tiền in tác phẩm, rồi tự phong cho mình là nhà văn lưu vong, trong câu nói dè bỉu đó, có hơn một sự thực: Ông bạn qui của Gấu suốt đời dịch sách theo yêu cầu của đầu nậu, nó order cuốn nào thì mình dịch cuốn đó, ông chưa từng dư dả tiền bạc để in sách theo kiểu của mấy nhà văn lưu vong như trên. Chửi đấy, nhưng thèm rỏ nước miếng ra!
Hơn nữa, ngay cả bằng cách đó, thì cũng chỉ ở Mẽo, hay ở hải ngoại, mới có quyền, có hạnh phúc, có tự do làm được: Tự in sách của mình, phát cho bè bạn, nhớ đưa lại cho tao một tí, để trả tiền in ấn!
Đây là một hiện tượng rất lạ, trong văn học thế giới, nhưng với người Việt, thì lại thường, sau biến cố 1975. Chẳng có dân tộc nào gặp cái thảm họa giống như dân Việt, nếu có, thì là Khờ Me, bị chính Khờ Me Đỏ huỷ diệt.
Những tác phẩm ánh xao xẹt ít nhiều đều là hậu quả của cú 1975, theo một nghĩa đẹp nhất của nó!
*
Cũng đừng chờ đợi những dư âm thuận lợi sau khi những gì mình viết được phổ biến.
Thú thực, Gấu này viết lách cũng hơn nửa đời người, hơn nửa thế kỷ, chưa từng chờ đợi những dư âm thuận lợi sau khi những gì mình viết được phổ biến!
Đừng nghĩ là Gấu này phách lối.
Nabokov chẳng đã từng bị hỏi, ông nghĩ sao về độc giả của mình, và đã trả lời, đại khái, ông chỉ có mỗi một độc giả, là cái thằng khốn nạn, buổi sáng sớm nào cũng đụng nó, khi soi gương, cạo râu.
Bởi vì bạn viết, thực sự mà nói, cho chính bạn, đọc. Những độc giả khác, nếu có, cũng chính là bạn!
Bởi thế, Nabokov nói tiếp, độc giả của ông, ngồi đầy phòng, người nào cũng đeo mặt nạ, là ông.
Thành thử dư âm thuận lợi, hay không thuận lợi, hư vô hay không hư vô… một nhà văn phải biết rất rõ, trước khi cầm viết, chứ đâu có đợi ra sách, rồi ngóng như ngóng sung rụng!
NMG hình như có lần dè bỉu, thứ nhà văn tuyên bố, tao chỉ viết cho tao đọc: Nếu thế, in ra làm gì? Ông không hề nghĩ rằng, in ra, vẫn là để cho mình đọc! [mình ở đây là những độc giả đeo mặt nạ, như Nabokov ẩn dụ!]
*
Nhưng những nhà văn thứ thiệt, có thằng nào con nào thực sự nghĩ đến chuyện viết văn đâu!
Một tay Tầu, nhận xét về Tây Sương Ký [Gấu quên mất tên, hình như Lý Trác Ngô gì gì đó?].
Viết chưa thèm nghĩ đến, thì độc giả là cái đếch gì mà phải nghĩ đến?
*

...độc giả là cái đếch gì mà phải nghĩ đến?
Ai có thể nói như vậy, Gấu không thể nói như vậy!

Hồi trẻ, không cần, chứ già rồi, cần lắm!
Ấy là bởi vì, Gấu rất cần độc giả, và Gấu là người đầu tiên làm cho lời nguyền hư vô trở thành vô nghĩa! Và NMG cũng là người đầu tiên thông báo “tin mừng” nói trên! Ông bảo Gấu, trường hợp của ông thật là thú vị, ông vừa viết một cái là có tiếng vang liền.
Lần Gấu qua Cali, ông cho coi một số thư độc giả. Những lá thư thật là cảm động.
Một bà kể, cả hai vợ chồng đều mê đọc mục Tạp Ghi. Báo vừa về là tranh nhau đọc, trước. Nhưng, có một ông bạn, cũng mê mục Tạp Ghi, và lần nào báo về, cũng hỏi, cũng đòi đọc liền. Bán thêm cho chúng tôi một tờ dài hạn nữa, đề tên, địa chỉ ông bạn, chứ chờ ông ta đọc xong, rồi mới đọc, thì nóng ruột lắm, mà đọc trước thì không đang tâm, vì ông bạn cũng nghèo..
*
Gấu rất cần độc giả. Ôm trong mình hai, ba cái Lò. Một Lò Thiêu, một Lò Cải Tạo, nặng quá, chỉ mong bạn đọc ghé vai gánh giùm!

Theo như Gấu hiểu được, kinh nghiệm 24 năm làm tờ Văn Học của NMG là do kỷ niệm buồn nhất trong đời viết văn của ông, mà có được. Gấu ra ngoài này, thì kỷ niệm buồn của NMG đã chìm vào quên lãng, nhưng đọc loáng thoáng, trên báo chí, những ngày đầu mới ra, nó liên quan cái tai mà một anh sĩ quan hay binh sĩ VNCH, sau khi làm thịt [?] một anh VC, bèn giữ lại làm kỷ niệm. NMG cũng có một truyện ngắn, liên quan đến một cái chân một người con trai, cũng lính tráng, bị thương, bị cắt, mà bà mẹ cố xin lại để chôn cùng đứa con cho toàn thây, Gấu nhớ đại khái. Có thể, cái tai đeo lủng lẳng, như một món đồ trang sức kia, là do cái chân bị cắt mà ra? Cái trí tưởng tượng của nhà văn nó có những ‘ẩn dụ’ riêng của nó?
Tuy nhiên, cái vụ kỷ niệm buồn, như Gấu hiểu được, là do khi đó, NMG không có tờ báo, vì báo khi đó, là của VP. Ngài VP, do rét, nên đếch dám đăng thư trả lời của NMG, khi bị đám Chống Cộng điên cuồng hăm hỏi thăm sức khoẻ, vì dám “làm nhục” họ?
Gấu nghe qua VL, kể, có một lần, VP phôn cho anh, báo tin mừng, tôi có một bài viết về anh thú vị lắm. VL cám ơn rối rít, rồi… chờ. Chẳng thấy tăm hơi bài thổi mình đâu cả, sau hỏi, thì ra khi đó, VL đang đụng với LV, mà VP thì lại ngại, nếu đăng bài thổi VL, thì sợ mất lòng LV!
Sở dĩ Gấu nhắc lại mấy vụ trên, ấy là vì, chỉ cần VP, không chỉ cho đăng thư trả lời của NMG, mà còn đứng ra bênh vực ông, dõng dạc phán, đó chỉ là giả tưởng. Với địa vị của VP, thì chẳng ai còn dám đụng vô NMG.
Gấu có lần hỏi NMG, anh cho biết, lúc đó băng HCM tính làm lớn chuyện, mà anh sợ “hư đại cuộc” nên đành chấp nhận kỷ niệm buồn.
Chính vì kỷ niệm buồn, mà đang lưu vong chuyển thành di cư, là về với nhà nước, chăng? NQT

Cái nhân vật đeo tai người hình như có thực ở ngoài đời, Gấu không nhớ rõ, và hình như [vẫn hình như] NMG vịn vào đó, để cho rằng, ông không hề nói xấu quân đội VNCH. Nhưng, giả như có thực một nhân vật như vậy, cũng không thể nào, từ đó mà đi đến kết luận tất cả đều như vậy.
Vả chăng, một nhân vật có thực ở ngoài đời, khi bước vô tiểu thuyết, đều biến thành nhân vật của giả tưởng, và cái khoảng cách giữa thực và giả đó, quyết định sự liêm khiết của nhà văn, và hơn thế nữa, giá trị đạo đức, giá trị văn học, của tác phẩm. Và để rạch ròi chuyện này ra, thường là, một khi một tiểu thuyết gia xây dựng một nhân vật của mình, từ một mẫu có thực ở ngoài đời, họ xóa bỏ những chi tiết, sự kiện có thực, nối kết chúng. Nói ngắn gọn, họ thay đổi tên nhân vật, khác tên có thực ở ngoài đời. Cái vụ cái tai người, và hậu quả của nó, truy cội nguồn, là từ cái vụ tên Tường mà ra. Nói rõ hơn, NMG cố tình lập lờ giữa thực và ảo, và điều này ảnh hưởng đến giá trị tác phẩm. Cả về đạo đức lẫn văn học. Giả như tác phẩm Mùa Biển Động của ông sống sót với thời gian, thì nghi án Tường là ai cũng sống sót cùng với tác phẩm, cũng bền vững với thời gian như vậy.
Chúng ta tự hỏi, tại làm sao người đời cứ cố tìm cho ra một Lolita, có thực ở ngoài đời, hay là không. Ấy là vì họ cố tìm hiểu, với ý định gì, nhân vật này được nhà văn lọc ra để đưa vô tiểu thuyết.
Tìm hiểu để làm gì? Để tìm hiểu tài năng của tác giả, theo Gấu.
Một trong những nguyên mẫu của Lolita, có thực, ở ngoài đời, theo như tờ TLS cho biết, là một cô gái, chỉ vì ăn cắp một món đồ chỉ đáng mấy đô ở trong một cửa tiệm, bị một tên già bắt gặp, và cứ thế suốt một thời gian dài phải thoả mãn tính thú vật của tên già. Từ một nhân vật như thế đến một Lolita của Nabokov, khoảng cách mới vời vợi làm sao.
Gấu đã từng sử dụng hình ảnh Tôn Ngộ Không, giang hồ, lưu vong như thế, tè một phát, ở nơi xứ người, xứ giả tưởng, vậy mà vẫn là tè ở nơi quê nhà, để minh họa, cái gọi là hiện thực, chỉ có giá trị tí tí như thế ở trong giả tưởng. Một khi nhà văn cố tình giữ lại liên kết có thực, giữa, thí dụ, một HPNT, và một Tường của Mùa Biển Động, là nhà văn phải có gì lấn cấn với nhân vật có thực ở ngoài đời.
*
"They are my memories too, but I am not the character in the story".
"Những hồi ức là của tôi, nhưng tôi không phải là nhân vật trong truyện", William Trevor, nhà văn Ái-nhĩ-lan nhận xét về nghệ thuật giả tưởng. Viết, theo ông, là nghiệp (a professional activity), tuy nhiên thành phẩm - giả tưởng khi chín mùi - bắt buộc phải là “của riêng”. Khi dấn vào nghiệp, bạn đừng mong trốn thoát cái kẻ là bạn đó, cho dù bạn không hề có ý định tra hỏi về chính mình, cho dù bản năng cho bạn biết, rằng, đừng để dấu tay của bạn lên trang sách chừng nào, tốt chừng đó.
Mọi giả tưởng đều mang mầm tự thuật... Nhập một, con người (với những hồi ức như thế), với nhà văn, là nghiệp viết.

Chúng ta tự hỏi, đâu là cái mầm, "có tính tự thuật" giữa NMG và HPNT? Nói rõ hơn, trong cuộc đời của họ, có lần nào gặp gỡ?  Và điều gì đã khiến, NMG, từ một gặp gỡ như thế, đưa ông này vào tiểu thuyết? Với dụng ý gì?
Cũng vậy, với nhân vật VNCH đeo tai người.
Tại sao cần những nhân vật như vậy, cho tác phẩm Mùa Biển Động?
*
Khi học thầy Vũ Hoàng Chương, năm Đệ Nhị, tại trường Sương Nguyệt Anh, kế bên vườn Bờ Rô, Gấu nhớ, có lần thầy giảng giải về cái sự cố tại sao Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiếu.
Thi sĩ, và ông thầy Việt văn của Gấu giải thích, Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, không phải là vì nghe lời Kiều, mà là vì lời khuyên đầu hàng triều đình của Kiều rất có lý, và có thể chấp nhận được, vì đã từng xẩy ra rất nhiều trường hợp như thế trong lịch sử Tầu. Một khi nhà vua, ở mãi tít Tràng An, thấy đánh mãi một tên giặc cỏ, ở mãi tít biên cương, chẳng đi đến đâu, và, thay vì tiếp tục đánh, ban cho nó một chức tước gì đó. Hồ Tôn Hiến sử dụng gian kế chiêu hàng, rồi làm thịt Từ Hải, đế lấy công với triều đình, là ta uy vũ, đã dẹp giặc Từ Hải.
Liệu NMG cũng có ý muốn "dẹp xong" tên giặc nằm vùng HPNT, khi đưa anh ta vô tác phẩm của mình?
Muốn trả lời nan đề này, xin tìm đọc Mùa Biển Động.
*
Nhưng, câu hỏi, tại sao lại đưa một nhân vật như thế, thí dụ HPNT, một anh VNCH đeo tai người, vô tác phẩm, để làm gì, câu hỏi này, đẩy lên một nấc, bật ra câu hỏi, Viết cho ai. NMG thực sự quan tâm đến vấn đề này, như ông từng than, viết cứ như viết vào hư vô, viết mà chẳng làm sao biết có ai đọc mình.

Về câu hỏi, Viết cho ai, có nhiều người đã từng đặt ra, thí dụ Sartre, và cùng với ông, là cả một trường phái văn học dấn thân. Ở đây, xin đưa ra câu trả lời của Italo Calvino, trong Những sử dụng văn chương, The uses of literature.
Bài viết của ông, cũng ngắn thôi, một bài tuyệt vời, còn có thêm cái tít: Giá sách giả dụ [Whom Do We Write For, or, The Hypothetical Bookself]
Chúng ta viết một cuốn tiểu thuyết, một bài thơ cho ai ?
Cho những người đã đọc một số tiểu thuyết khác, một số bài thơ khác. Một cuốn sách được viết ra, là để có thể để kế bên những cuốn sách khác, và giữ một khoảng trên giá sách giả dụ. Một khi ngự ở đó rồi, cách này, hay cách nọ, nó thay đổi giá sách, đẩy một số cuốn ra khỏi chỗ của chúng, hay tống chúng xuống giá thấp hơn, trong lúc đòi hỏi một số khác, từ hàng dưới leo lên hàng trên....
*
Every book - not only of literature, and even if "addressed" to someone - is read by its addressees and by its enemies.
Italo Calvino
Mọi cuốn sách - không chỉ sách văn chương, và ngay cả một khi nó được gửi tới cho một người nào đó - thì được đọc bởi những người nhận, và bởi những kẻ thù của nó.
Ui chao, Gấu là người nhận, hay là...  kẻ thù, của Mùa Biển Động ?
Và HPNT ?

Buồn vs Nỗi Buồn Chiến Tranh

Note: Cái bài viết này thật là thú vị, riêng với Gấu, vì nó liên can tới rất nhiều liên can, rất nhiều ẩn dụ, mà một trong số đó, là, ẩn dụ... Trái Tim Hà Lội!
Gấu có lẽ là người đầu tiên nhắc đến sự liên hệ giữa Trái Tim của Bóng Đen, của Conrad, và phim Tận Thế là Đây, của Coppola, trong giới Mít, do đọc một bài viết về Conrad trên tờ Người Nữu Ước, những ngày còn giữ mục Tạp Ghi cho báo Văn Học của NMG, cc 1997-98. Tên bài viết nguyên là: Ngài là Mr. Kurtz, tôi đoán thế? [I presume]. Gấu bèn đổi thành
Ngài là Đồ Phổ Nghĩa, tôi đoán vậy
Sự liên hệ giữa truyện và phim, là do tác giả bài viết nêu ra:
Độc giả khó thể quên, cảnh tượng Marlow, trên boong tầu, chiếu ống nhòm, tới những vật mà ông miêu tả là những đồ trang điểm, ở trên ngọn những con sào, gần nhà Kurtz, và rồi ông nhận ra, mỗi món đồ trang trí đó là một cái đầu lâu - đen, khô, mi mắt xụp xuống, cái đầu lâu như đang ngủ trên ngọn con sào. Những người chưa từng đọc cuốn truyện, cũng có thể nhìn thấy cảnh này, bởi vì nhà đạo diễn Francis Coppola đã mượn nó, khi chuyển Heart of Darkness vào trong phim Tận Thế Là Đây, Apocalypse Now.
Nhưng, chỉ đến khi đọc bài của Đinh Linh, bản tiếng Việt, do Lê Đình Nhất Lang dịch, từ bản tiếng Anh, đăng trên Guardian, trong đó, có nhắc đến câu phán của Coppola: Tận Thế là Đây "là" Việt Nam, thì Gấu này mới hiểu ra là, tay đạo diễn này, cũng nhìn ra, như Gấu đã từng nhìn ra, [và phách lối, kiêu ngạo, tưởng rằng chỉ có độc nhất Gấu nhìn ra chân lý!]
Bởi vậy, Nỗi Buồn Chiến Tranh cùng một dòng với Tận Thế là Đây, Trái Tim của Bóng Đen!
Thảo nào cả thế giới mê nó! Nỗi Buồn Chiến Tranh!
[Tay Cương Thi này, không hiểu có "nhận ra chân lý", khi để Nỗi Buồn Chiến Tranh  bên cạnh Tận Thế Là Đây, Trái Tim Của Bóng Đen?]
Cũng khai hóa lũ Ngụy, bằng văn minh Bắc Hà, bằng chủ nghĩa CS... cuối cùng, tưởng Trái Tim của Bóng Đen, là hang ổ sau cùng của Mỹ Ngụy, Sài Gòn, hóa ra là...  Hà Nội!
Nếu so với Mặt Trận Miền Tây, thì NBCT còn bảnh hơn, như lời phán của một tay trên báo Hồng Mao:
Không giống như Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh, đây là một cuốn tiểu thuyết không chỉ về chiến tranh. Một cuốn sách về chuyện viết, về tuổi trẻ mất mát, nó còn là một câu chuyện tình đẹp, nghẹn ngào [Lời giới thiệu của Geoff Dyer trên tờ Independence, in lại trong bản dịch tiếng Anh của Nỗi Buồn].
Gấu đọc NBCT
*
Báo Le Magazine Littéraire mới nhất, về Simone de Beauvoir, trong mục thường xuyên của nó, Sổ Đọc, [Carnet de Lecture], có một bài viết tuyệt vời về nhân vật Kurtz, của Trái Tim Của Bóng Đen, của Conrad, nhân dịp tái xuất bản tuyệt tác này. Ông Từ giữ đền "Sổ Đọc" này, Enrique Vila-Matas, là người Tây Ban Nha, viết bằng tiếng Tây Ban Nha, được dịch qua tiếng Pháp
Kurtz des ténèbres [Kurtz của bóng đen].

Vila-Malta viết về Conrad:
Ông gia nhập truyền thống rất xa xưa, theo đó, cái gọi là kỷ luật, sự tu luyện phải đến từ bên trong, bởi vì đây chính là sức mạnh tâm thần bật ra từ thiên tài về nơi chốn của chính bạn, le genius loci, nói một cách khác, từ chính chúng ta.

[Joseph Conrad adhérait à la tradition la plus ancienne, selon laquelle la discipline doit venir de l'intérieur, puisqu'il s'agit d'une force mentale émise par notre propre génie du lieu, le genius loci, autrement dit nous-mêmes. L'homme ne se libère pas en donnant libre cours à ses impulsions et en se montrant changeant et incapable de se contrôler, mais en soumettant la force de sa nature à un projet prédominant, à un code mental d'acier qui sache éliminer sa liberté la plus sauvage et le situer dans le cadre d'une vie disciplinée, en faisant appel aux desseins intérieurs du génie du lieu.]
*
Còn một bài viết nữa, trong cùng số báo, cũng thật tuyệt, của Linda Lê, trong mục thường xuyên của bà, "Trở về với những tác giả cổ điển". "Tẩu khúc của thần chết", Missa sine nomine, nguyên tác tiếng Đức, của Ernst Wiechert. Một bản di chúc tâm linh của một người sống sót trại tù Buchenwald.
Bài viết cũng khiến Gấu liên tưởng đến Cánh Đồng Bất Tận.
Đối diện với điều không thể nói được, không thể gọi tên, viết về sự phạm tội và cứu cuộc, liệu vẫn còn có nghĩa?
Câu trả lời:
Tiếng nói của tôi được vời tới, và nó kể
[Ma voix a été appelée, et elle raconte].
Của Gió và Nước
Nhưng Trái tim của Bóng Đen mà dịch là Bóng tốì của Trái tim, thì tiếu lâm quá. Đây là Lê Đình Nhất Lang, của Da Mầu dịch, trong nước, tay Cương Thi, bèn thuổng luôn!
Nếu như thế, cái tít Nỗi buồn chiến tranh lại đúng hơn so với Thân phận Tình Yêu!
*
Tiểu thuyết nổi tiếng Người Mỹ trầm lặng khi được đưa lên màn ảnh lần đầu ở thập niên 1950. Một đạo diễn tầm cỡ như Joseph Mankiewicz (phim Cleopatra) mà còn “xoay” kịch bản 180 độ, biến nhân vật chính Alden Pyle- một kẻ nham hiểm tàn độc như trong tiểu thuyết gốc - trở thành một người hùng của nước Mỹ ! Tầm cỡ lớn như tiểu thuyết gia Graham Greene, mà còn bị qua mặt như vậy huống hồ người khác!
Cương Thi
Nhận xét như vậy, là không có đọc Người Mỹ Trầm Lặng. Tay Pyle này rất ngây thơ.
Greene bực, là do đạo diễn làm sai ý nghĩa của truyện, chứ không phải biến tay Pyle thành nham hiểm tàn độc.
Nham hiểm tàn độc là phải dành cho tay nhà báo Hồng Mao, Fowler, dân hít tô phe, như Greene!
*
Như lời giới thiệu ở trang bìa (nhà xuất bản Penguin): "Người Mỹ trầm lặng" là một bức chân dung đáng sợ về một sự ngây thơ nói chung chung. Trong lúc Quân đội Pháp tại bán đảo Đông Dương vật lộn với Việt Minh, ở hậu phương Sài Gòn, một người Mỹ trẻ, cao cả (high-minded) lo chuyện viện trợ kinh tế cho "Lực lượng thứ ba".
Cao cả, có thể như vậy chăng, khi người Mỹ thay chân người Pháp ở Việt Nam? Như nhân vật Fowler, người Anh, tức Ngài Michael Caine ở ngoài đời, nhận xét: "Tôi chưa từng gặp một người nào có những động cơ tốt đẹp hơn, [nếu nói] về những rối loạn mà anh ta đã gây ra." Và khi rối loạn tiếp theo rối loạn, máu đòi máu, tay ký giả già thấy thật khó mà đứng bên lề, như một quan sát viên. Nhưng những động cơ của Fowler thật đáng nghi, đối với cảnh sát, với chính anh ta, và với độc giả: bởi vì Pyle, "người Mỹ trầm lặng", đã "chôm" mất người tình của ký giả già.
"Ngay từ thời thơ ấu, tôi đã không hề tin vào một cái gì trường cửu, tuy nhiên tôi lại ước vọng nó. Luôn luôn, tôi sợ mất hạnh phúc. Tháng này,
năm sau, Phượng sẽ rời bỏ tôi…
-Tha lỗi cho tôi, vì đã đoạt cô Phượng của anh, giọng Pyle nói.
-Ô, tôi không biết nhẩy, nhưng thích ngắm nàng nhẩy.
Người ta luôn luôn nói về nàng, bằng ngôi thứ ba, như thể nàng không hề có ở đó. Đôi khi nàng có vẻ vô hình, như thanh bình."
Anh ký giả già nhận xét Pyle, người Mỹ trầm lặng, bằng những từ: "Tôi ngạc nhiên không biết hai người nói chuyện gì với nhau. Pyle thì rất hăm hở, và tôi đã đau khổ vì những bài thuyết trình của anh ta về Viễn Đông, mà vốn liếng của anh ta chỉ có chừng vài tháng, trong khi của tôi, hàng năm. Dân chủ lại là một đề tài hăm hở khác của anh – anh ta có những quan điểm thật quá khích về những gì Hoa Kỳ đang làm cho thế giới. Ngược lại, tuyệt vời thay, Phượng nàng chẳng biết gì hết: nếu Hitler được nhắc tới trong lúc trò chuyện, nàng sẽ ngắt lời, để hỏi, ông là ai ("Người Mỹ trầm lặng", trang 12, ấn bản Penguin)….

Dọn 2
Coppola
Apocalypse Now
Tận thế là đây
Trái tim của Bóng đen ở đâu?

Note: NBCT vs Heart of Darkness.
Tính tự sự, của cả hai, cùng “dòng ý thức”?
Vị trí trong lịch sử:  fin de siecle doubt and pessimism vs Con Bọ?
*
đọc sách với
ĐÀO TRUNG ĐẠO
ATIQ RAHIMI
A Thousand Rooms of Dream and Fear
(Ngàn Căn Phòng của Những Giấc Mơ và Sợ Hãi)
[Nguồn: Gió O]

Tay này, ngay cái tít của người ta, đã dịch ẩu rồi. Từ ‘Dream’ ở đây, sử dụng như một từ “không đếm được” [uncounted] để cho nó cân xứng với Fear [sợ hãi], thành thử phải dịch là Ngàn phòng của mơ mộng và sợ hãi, đại khái như thế.
Gấu đọc cái tít, tiếng Việt, là đã thấy sượng rồi. Giống lần đọc Trăm Năm Cô Đơn, bản tiếng Việt của Nguyễn Trung Đức. Lần đó, được bà chủ quán cá hưởng ứng, lại được thêm một ông người Đức đáp lời, cũng là một trong những kỷ niệm vui nhất trong đời viết văn của Gấu (1).
(1) Dịch là số
*
Nhưng thú vị nhất, theo Gấu, là “Một ngàn phòng”. Tại sao? (1)
Borges, khi viết về Ngàn Lẻ Một Đêm, có bàn về ‘một ngàn’, nhờ ông, chúng ta mới hiểu ra được, tại sao những ‘ngàn vàng’, ‘ngàn năm’, ‘thiên thu’…
Ui chao, đến già, nhờ đọc Borges, mới hiểu ra được, tại sao cái giá của "nó" là 'ngàn vàng'!
(1) Tuy chưa đọc tác phẩm, nhưng cái tít khiến người đọc liên tưởng tới Ngàn Lẻ Một Đêm.
*
Đào quân cũng đã từng mượn cửa hàng cá “tố cáo” Gấu, ‘không phải thuộc giới khoa bảng’; với ông ta, khoa bảng ở đây, có nghĩa là mảnh bằng cử nhân triết của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn.
Gấu cũng có vài mảnh bằng, nhưng thuộc bên khoa học, kỹ thuật. Cái sự tố cáo của ông ta làm Gấu giật mình, nhớ lại, thì mới nhận ra, không phải chỉ ông ta, mà mấy ông bạn quí của Gấu đều nghĩ như vậy cả, về Gấu. Mới nhất, là, lần về Sài Gòn, gặp đấng bạn quí HPA, anh còn nhắc khéo, mày dân Toán mà lại quay qua Triết hả, sau khi đọc mấy bài Gấu dịch Steiner.
Về cái sự tu tập này, trong bất cứ ngành gì, nếu bạn không hàng ngày tu tập, thực tập thì cũng vứt đi thôi. Hồi Gấu làm một anh chuyên viên Bưu Điện, có làm việc chung với một tay chuyên viên của một hãng Anh, làm việc tại chi nhánh Hồng Kông, qua Sài Gòn giúp Bưu Điện sửa chữa, bảo trì những mạch điện thoại viễn liên dành cho quân đội Mẽo, sử dụng hệ thống của Cable & Wireless HK, tức hãng mà anh là nhân viên.
Tay này cực giỏi. Anh ta khám phá ra liền, mấy cái máy của Mẽo, sở dĩ không hoạt động OK tại Việt Nam, hoàn toàn do vấn đề nhiệt độ. Cái hệ thống máy móc mà Bưu Điện sử dụng đó, là của Philco Corp, họ làm ra không phải để sử dụng ở xứ nhiệt đới!
Thế là phải biến cái Đài của Gấu thành một cái phòng lạnh!
Anh còn khám phá ra một điều, những máy móc đó, giống như xe Mẽo, ngốn điện nhiều quá! Thế là anh ta bớt đi rất nhiều cái dư thừa ở trong máy, để cho đỡ tốn điện, mà hiệu quả của máy vẫn OK!
Anh biểu Gấu, tao đi làm đây, chỉ có hai năm thôi, sau đó, phải trở về Anh, tu nghiệp hai năm, rồi đi làm tiếp. Trong khi Gấu, ra trường Bưu Điện, làm một anh công chức, tháng tháng lãnh tiền, ôm ba cái máy cũ rích, hoặc quá rành về chúng, chẳng cần học hỏi gì thêm nữa.
*
Cái hệ thống máy móc vô tuyến điện của Philco Corp thành lập, là tính để mở đường liên lạc viễn ấn, vô tuyến điện thoại Saigon-Bangkok. Gấu khi đó, đang là chuyên viên của quốc nội, được biệt phái qua quốc tế, chính là vì nó!
Bảnh như vậy đấy!
Đọc “cẩm nang” của máy, nó dựa trên một lý thuyết mới tinh về chuyển tín hiệu viễn ấn. Và lý thuyết này, của một tay ghê gớm lắm, chính là cái tay tương lai học Herman Kahn, cha đẻ ra từ Việt Nam hóa chiến tranh, Vietnamization, và là người mà Coetzee đã trích dẫn một câu của ông, làm đề từ cho truyện ngắn The Vietnam Project, trong
Dusklands. Bạn thử vô coi tiểu sử của tay này, trên Wikipedia, thì mới thấy hết hồn!

Thường ra, ký hiệu viễn ký, khi chuyển bằng vô tuyến điện, tần số cao, high frequency, do ảnh hưởng thời tiết, khí hậu, giải tần số, sóng mạnh, yếu… hay bị sai, một, hay hai, con chữ, thí dụ từ "anh”, có thể sẽ thành “ani”. Lý thuyết, và sau đó, biến thành hiện thực, và là bộ não của hệ thống máy Philco, chính là cái phòng chứa, a storage room, một khi tín hiệu mạnh, phần "dư của nó, sẽ được đưa vô phòng chứa, và khi yếu, được lấy ra, để sửa những lỗi về con chữ, như trên.
Bộ não trên, không hoạt động được, do khí hậu, nhiệt độ ở Việt Nam. [Nhờ tay chuyên viên Cable & Wireless HK phám phá ra].
Sau khi ông Diệm mất, ông Nguyễn Văn Điều, kỹ sư viễn thông Bưu Điện, thầy của Gấu, lên làm Tổng giám đốc BĐ, Gấu báo cáo với Thầy Điều, và ông nhờ một ký giả ngoại quốc mang từ Mẽo về, một bộ não của máy, để thay thế, và sử dụng cho mạch báo chí của các hãng thông tấn ngoại, bỏ luôn mạch Saigon-Bangkok.
Gấu trở nên “quá quan trọng, không thể thiếu” đối với bộ máy, ông Điều bèn cho căn nhà ngay bên Đài, đễ lỡ có chuyện trục trặc là lôi cổ nó dậy. Gấu có lẽ là chuyên viên Bưu Điện độc nhất, chưa có gia đình mà đã có nhà nhà nước cấp!
Mấy ông lớn, khỏi nói!
Chính vì hệ thống trên, khi RCA nhẩy vô Việt Nam tranh ăn với Cable & Wireless Hongkong, họ đã phái hai chuyên viên Phi Luật Tân từ Manila qua, làm việc với Gấu, thực hiện mạch Saigon-Manila, thay thế bộ não trên, bằng một bộ máy đơn giản hơn, mang từ Manila qua, và khi xong việc, kéo nhau đi ăn ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, Gấu và đồng bọn đã được VC thưởng công cho hai trái mìn claymore! Hai anh Phi đi luôn, ông trưởng đài của Gấu mất 'bộ đồ lòng', Gấu, bị thương nặng, ăn cả hai trái, vậy mà thoát! Súng ống còn nguyên vẹn!
Thời gian nằm nhà thương Grall được em BHD ghé thăm, và khi ra khỏi nhà thương, có được truyện ngắn đầu tay Những Ngày Ở Sài Gòn, và trở thành Gấu nhà văn!

gau
Dàn máy viễn ấn, vô tuyến điện thoại Philco Corp. Gấu đứng chống nạnh. Người ngồi quay lưng lại, là Trần Bảo Thạch, trưởng đài VTĐ thoại quốc tế, số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn..
Thằng thợ sửa máy la dô, làm sao dân khoa bảng được! NQT
*
Kim Dung kể chuyện Dịch Chân Kinh, bí kíp nằm tê hê ra đó, nơi Tàng Kinh Các, chẳng ai thèm đọc, đọc chẳng hiểu, thấy vô dụng, cho tới bữa có ông sư khùng, tò mò, nhặt lên thử đọc, bèn ơ ra kìa một tiếng, và trở thành thiên hạ đệ nhất nhân. Đến thời Lục Mạch Thần Kiếm, có hai tay Cưu Ma Tri, Kiều Phong, một ông tẩu hoả nhập ma vì nó, một ông, nhớ em A Châu quá, kỷ niệm em để lại mà, vì nó mà em suýt bỏ mạng nơi chùa Thiếu Lâm, vì nó mà Kiều Phong đưa em đến Tụ Hiền Trang nhờ Tiết Thần Y cứu mạng, rồi cả hai tái hợp nơi Nhạn Môn Quan, chàng tung nàng lên trời, rớt xuống, ôm chặt vào lòng, thủ thỉ, hai ta ra quan ngoại chăn dê, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu… mơ mơ màng màng đút cuốn kinh vô tay áo, thế nào rớt xuống đất, anh đầu sắt vớ được, luyện thành đại tối độc chưởng, bao gồm nội công tối thượng Thiếu Lâm, và nọc độc hàn băng tầm!

Cái sự đọc triết, thí dụ, triết hiện sinh, của Gấu, suy ra, có gì na ná ông sư khùng, chỉ đọc có “hai câu”, mà “ngộ”, không phải ngộ triết hiện sinh, mà ngộ ra đời, và thời của mình!
Câu thứ nhất, của Sartre, trong Nhận Định, ngộ ra thời của Gấu:
Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình, khi đứng trước tha nhân, tình yêu, và cái chết.
[A chaque époque, l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour, et de la mort]
Câu thứ nhì, cũng của Sartre:
"Qu' y a- t- il à craindre d' un monde si régulier? Je crois que je suis guéri"
[Có gì mà sợ một thế giới bình thường như vậy? Tôi nghĩ là tôi đã khỏi bệnh].
Câu này nằm ngay ở một trong những trang đầu, "những trang không ngày tháng", mở ra nhật ký Roquentin, hay cuốn Buồn Nôn, của Sartre.
Câu văn mở ra cõi văn của Gấu.