*


Dọn
I
1 2 3 4 5 6 7 8

II

1 2 3 6


















Dọn

Tham những với cả lịch sử.
51 tỷ đồng cho một tượng đài bằng đồng là chi phí quá lớn. Nhưng chưa hết, ba năm sau, tượng đài đã gây nên sự phẫn nộ lớn trong công chúng bởi đang bị nghi ngờ là được đúc bằng đồng phế liệu!
Nguồn
Gấu sợ rằng, cái tay nào đặt cái tít, như trên, là đã được gợi hứng từ những bài viết trên Tin Văn. Cái vụ tham nhũng lịch sử khổng lồ, không tiền khoáng hậu, và, không chỉ tham nhũng, mà còn làm nhục lịch sử, là vụ làm thịt Miền Nam.
Tâm địa "ăn cướp, làm thịt", được che giấu, ngụy trang bằng lý tưởng "giải phóng, thống nhất", được cổ võ bằng những câu thơ đẹp như cái chết, đường ra trận mùa này đẹp lắm, thì có khác gì, sử dụng phế liệu làm cột đồng?
Nên nhớ, về ý nghĩa truyền thống, lịch sử, thì nguồn gốc tượng đài Điện Biên có từ thời Mã Viện, từ thời dựng nước!
Và nếu như thế, Gấu này còn sợ rằng, lời nguyền của ông tướng Tầu, "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt", đã bắt đầu ứng nghiệm? (1)
(1) Câu nguyền rủa, bùa yểm dân Mít này, là của anh thầy địa lý, phù thuỷ Cao Biền.
*
Ôi chao, phát giác ra điều trên, Gấu đâm lo, như Pessoa đã từng lo:
Hôm nay, tôi bị đánh gục, như thể tôi biết được chân lý
Hôm nay, tôi sáng suốt, như thể tôi sắp lìa đời
Fernando Pessoa
Dấu chân của một cái bóng
*
Il faut savoir voir Lisbonne pendant le temps exact d'un sanglot. La voir tout entière, par exemple, dans la première lumière du matin. Ou la voir complètement dans le dernier reflet du soleil sur la Rua da Prata. Puis pleurer. Parce que, même si c'est la première fois qu'on la voir, on a l'impression d'y avoir déjà vécu toutes sortes d'amours tronquées, d'illusions perdues et de suicides exemplaires.
Vous marchez pour la première fois dans les rues de Lisbonne et vous avez à chaque coin le vague souvenir d'y être déjà passé. Quand ? Vous ne savez pas. Mais vous êtes déjà venu ici avant d'y aller pour la première fois.
Ôi chao giá như viết nổi như dòng như trên đây. Về Sài Gòn
Phải nhìn Sài gòn vào đúng thời gian của một tiếng nấc! Rồi cứ thế mà nức nở. Mà nước mắt ngắn, nước mắt dài.
Bởi vì, cho dù chỉ nhìn nó lần đầu, bạn vưỡn có cảm tưởng đã sống hết những cuộc tình thê lương của mình ở đó.
Ôi, ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
Bởi vì bạn phải ở Sài Gòn rồi, sau đó mới đến Sài Gòn, lần đầu.
Giỗ đầu 5
The poet is a faker

Fernando Pessoa
Tôi mong thơ của tôi giống như kim cương

Bởi vì, như người ta nói, kim cương là "for ever".
Thần Chết chẳng thể làm mờ.
Chẳng thể lẩn quất, xục xạo.
Chỉ có thơ,
Mới làm chúng ta quên đi sự ngắn ngủi cay nghiệt, buồn bã
Của những ngày của chúng ta
Và mang chúng ta trở lại với sự tự do cũ kỹ thuở nào,
Mà có thể chúng ta chưa từng biết.

Lệ Đá Xanh
Một độc giả Tin Văn, mail cho biết, nhìn tượng đồng ứa những vết gỉ xanh, làm nhớ đến Lệ Đá Xanh của TTT, và đồng thời, làm nhớ đến một câu chuyện cổ, về chó đá đổ máu mắt.
Đây là câu chuyện, chúng ta, khi còn nhỏ, chắc là đều được, hoặc mẹ, hoặc chị, hoặc bà vú, kể cho nghe, và cứ thế thiu thiu ngủ.
Có một gia đình kia chuyên làm điều thiện, trong khi mọi gia đình khác ở trong khu vực thi nhau làm điều ác, khiến ông Trời quyết định xóa sổ cả khu vực, bèn mượn một nhà văn, cho thiên sứ của bà này, tới báo cho gia đình kia biết, hãy chuẩn bị con thuyền Noé, đợi khi nào thấy con chó ở đình đầu làng đổ lệ máu, thì kéo nhau lên thuyền vượt biển.
Thế là, sáng nào, gia đình này cũng phái một người vú già lên đình, vấn an chú chó đá. Mấy tên đồ tể ở gần đình, thấy vú già ngày nào cũng đến xoa đầu chó đá, bèn ngạc nhiên. Hỏi, bà vú già cũng nói thật. Mấy anh đồ tể bèn cười lớn, và nói, thời đại duy vật như thế này, mà còn có người mê tín đến như thế ư.
Bèn chờ bà già về, chúng lấy máu lợn bôi lên mắt chó đá.
Gấu tin rằng, đây là câu chuyện mở ra trận Đại Hồng Thuỷ thuở thuở nào.


Kẻ nào đi, là có chuyện để kể... Nhưng người ta chỉ khoái nghe kẻ ở nhà, sống cuộc đời lương thiện của mình, và rành rẽ chuyện xóm làng cùng phong tục địa phương.
 "When someone goes on a trip, he has something to tell about", goes the German saying.... But they [people] enjoy no less listening to the man who has stayed at home, making an honest living, and who knows the locale tales and traditions. W. Benjamin: Người kể chuyện
NHT, trước khi viết tiểu thuyết ba xu, đã từng làm kẻ ở nhà này...
- "Tuổi 20 yêu dấu" và bây giờ là “Tiểu long nữ” - những cuốn tiểu thuyết không thực sự có được chiều sâu như những tác phẩm trước đây của ông. Ông nghĩ gì nếu những cuốn sách này ra đời sẽ khiến cho những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp thất vọng?
- Như tôi đã nói, cuốn sách viết ra chỉ nhằm mua vui và kiếm tiền. Thú thực, lúc đầu tôi cũng có chút ngượng ngùng, không định ký tên vào cuốn sách. Tôi biết, Tiểu long nữ có thể khiến nhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ, không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm.
Nguồn
Vừa mệt mỏi lắm, vừa hơi bị chóng mặt.
Của Bọ và Người
*
Phan Nhật Nam cũng là một người tù "kiệt xuất". Nhưng, là một nhà văn, ông khác ông kia [NHL], và về mặt khác này, ông giống Solzhenitsyn, theo nghĩa, cũng thất bại như ông Solz, khi tự ban cho mình, hoặc tin rằng, Ông Trời ban cho mình, thiên chức, độc nhất vô nhị, một mình một ngựa theo đuổi cuộc chiến chống Cái Đại Ác, Chủ Nghĩa Cộng Sản, không phải thứ thường, mà là thứ độc nhất, dữ nhất: Chủ Nghĩa Cộng Sản "made in North Viet Nam", con virus ghê gớm, cội nguồn phát sinh con bọ VC đương thời, hiện đại, và có thể, biết đâu đấy, hậu hiện đại!
Cá rô cây
*
Baal
Vào mùa hè năm 1862, Dostoevsky làm một chuyến ngao du Pháp và Anh, và sau đó đẻ ra bài viết, Ghi chú Mùa Đông Ấn tượng Mùa Hè, Winter Notes on Summer Impressions.
Chương 5, viết về London, có tên là Baal, bởi vì có vẻ như con người ở đây chỉ là mồi ngon cho vị thần của Syria và Canaan, mà tên tiếng Anh, có nghĩa là "Lord".
Không ai, kể cả Dickens, trong những trang đen tối nhất của ông, viết ra những điều thê thảm, dữ dằn đến như thế - như là Dos. viết - về thủ đô của chủ nghĩa tư bản, vào thời kỳ đó.
Chắc chắn rồi, là người Nga, ông không ưa Tây Phương, nhưng sự căm phẫn về mặt đạo đức của Dos. thì thật là khủng khiếp, và những miêu tả của ông, thì hiện thực đến nỗi, thật khó mà không tin ông. Nghèo đói khủng khiếp, lao động nặng nhọc, tệ nạn say sưa, đĩ điếm, rất nhiều người dưới tuổi vị thành niên, chứng tỏ một điều, giai cấp ngồi trên đầu nhân dân, đã hy sinh nhân dân của họ, cho ông Thần Tiền, the Baal of money.
Thành thử chẳng có gì là ngạc nhiên, khi, cũng chính từ thành phố đó, Marx đưa ra những lời tiên tri của ông, và những lời tiên tri đó, tức chủ nghĩa Cộng Sản, máu đến như thế, hận thù đằng đằng đến như thế!
Milosz's ABC's
Đọc những gì Dos phán về London, cứ nghĩ, ông phán về... Hà Nội, về Đất Bắc.
Không tin? Đọc Ác Mộng lắc, Gạ Tình Lấy Điểm, Quỉ Râu Xanh LQD, Ba Người Khác..
*
Thú thực, đọc cái bài viết của ông bỏ chạy trên da mầu, Gấu thực sự sững sờ, không thể hiểu nổi, tại sao một tay khoa bảng, nhân viên, [hay giáo sư?] Đại Học Mẽo, mà sự hiểu biết lại non nớt đến mức thảm hại như thế.
Bảo ông ta dốt cũng không đúng, có vẻ như trí óc của ông này chậm phát triển.
Ngoài ra, còn thêm lòng thù hận của ông ta đối với Miền Nam, và cái chính thể lúc đó của nó, VNCH, khiến ông càng thêm mụ đi.
Trước đây, thấy ông ta liên can tới cái vụ văn chương lưu vong Mít, và cùng với nó, vụ kiện, Gấu cứ nghĩ ông này chắc cũng bảnh lắm. Đọc, hỡi ôi.
Lại càng tin, cái chuyện, Mẽo chỉ thích những thằng làm bồi, chứ không thích có bạn.
*
Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.
Dịch Là Cướp

Thú thực, đọc cái bài viết của ông bỏ chạy trên da mầu, Gấu thực sự sững sờ, không thể hiểu nổi, tại sao một tay khoa bảng, nhân viên, [hay giáo sư?] Đại Học Mẽo, mà sự hiểu biết lại non nớt đến mức thảm hại như thế.
Trước đây, thấy ông ta liên can tới cái vụ văn chương lưu vong Mít, và cùng với nó, vụ kiện, Gấu cứ nghĩ ông này chắc cũng bảnh lắm. Đọc, hỡi ôi.
Lại càng tin, cái chuyện, Mẽo chỉ thích những thằng làm bồi, chứ không thích có bạn.
Dịch Là Cướp
*
Tham những với cả lịch sử.
51 tỷ đồng cho một tượng đài bằng đồng là chi phí quá lớn. Nhưng chưa hết, ba năm sau, tượng đài đã gây nên sự phẫn nộ lớn trong công chúng bởi đang bị nghi ngờ là được đúc bằng đồng phế liệu!
Nguồn
Gấu sợ rằng, cái tay nào đặt cái tít, như trên, là đã được gợi hứng từ những bài viết trên Tin Văn. Cái vụ tham nhũng lịch sử khổng lồ, không tiền khoáng hậu, và, không chỉ tham nhũng, mà còn làm nhục lịch sử, là vụ làm thịt Miền Nam.
Tâm địa "ăn cướp, làm thịt", được che giấu, ngụy trang bằng lý tưởng "giải phóng, thống nhất", được cổ võ bằng những câu thơ đẹp như cái chết, đường ra trận mùa này đẹp lắm, thì có khác gì, sử dụng phế liệu làm cột đồng?
Nên nhớ, về ý nghĩa truyền thống, lịch sử, thì nguồn gốc tượng đài Điện Biên có từ thời Mã Viện, từ thời dựng nước!
Và nếu như thế, Gấu này còn sợ rằng, lời nguyền của ông tướng Tầu, "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt", đã bắt đầu ứng nghiệm? (1)
(1) Câu nguyền rủa, bùa "yểm" dân Mít này, là của ông thầy địa lý, phù thuỷ Cao Biền, không phải của Mã Viện. NQT
*
Ôi chao, phát giác ra điều trên, Gấu đâm lo, như Pessoa đã từng lo (1)
Hôm nay, tôi bị đánh gục, như thể tôi biết được chân lý
Hôm nay, tôi sáng suốt, như thể tôi sắp lìa đời
Fernando Pessoa
(1) Ui chao, lạnh cẳng là... lạnh cẳng, bầy đặt lôi Pessoa ra để nhát ai đây?
*

Hiện tượng, một nhà văn nhà quê, miệt vườn, thí dụ như NHT, trở thành "anh hùng quốc gia", 'lương tâm tự vấn" cho cả một miền đất,  Alex Ross, trong một bài viết trên Người Nữu Uớc, số 9 & 16 Tháng Bẩy, 2007, đã muợn lời của Milan Kundera, trong Những Di Chúc Bị Phản Bội, để giải thích: "Những quốc gia nhỏ tạo nên một Âu Châu khác".
Theo Kundera, đây là cái lợi của một cõi nhân gian bé tí [the advantage of smallness]: Vốn liếng, tài sản, sự thịnh vượng, về mặt văn hoá, của cả một miền đất, đành trông vào, chỉ một người: "Ui chao, NHT hả?... Đã từng úp mặt vô... núi, đọc sách, suốt chiều dài một cuộc chiến!"
Chúng ta hiểu tại sao, NHT khi viết tiểu thuyết ba xu lại tai tiếng, infamous, đến như thế, ấy là vì đã từng nổi tiếng, famous, đến như thế! Như Kundera cảnh cáo, cái thân quen của một cõi nhân gian bé tí, với "anh Thiệp của tụi em", có thể trở thành căng thẳng, và nghẹt thở: "Trong cõi nhân gian bé tí ấm áp, đại ca tiểu đệ như thế đó, đệ tử, đàn em thèm trở thành đàn anh, thằng nào cũng theo dõi bất cứ thằng nào".  [Within that warm intimacy, each envies each, everyone watches everyone]. Nếu một nghệ sĩ vờ luật chơi, lập tức bị cả bầy xâu xé, đá văng ra khỏi Hội Nhà Văn, the rejection can be cruel. Ngay cả khi bò lên tới tận đỉnh, vưỡn đau, nỗi đau cô đơn, ghẻ lạnh, vẫn nặng, gánh nặng anh hùng quốc gia, lương tâm tự vấn!
Ui chao, Gấu này càng nghĩ càng thương cho bạn văn VC, NHT, của Gấu!
Và càng nhớ trận đòn hội chợ, của cả trong lẫn ngoài nước, nhắm vào "Em của Gấu"!
Thì cũng vẫn chốn nhân gian bé tí đó, dù đã được khuân ra hải ngoại!