*
Ghi


Dọn
I
1 2 3 4 5 6 7 8

II

1 2 3 6
















Dọn

Công trình nghiên cứu dành cho  chương trình “Project Diaspora: Study of the Vietnamese Overseas” của Trung Tâm William Joiner Center thuộc viện Đại học Massachusetts, Boston, MA, USA.
Ấn hành với sự đồng ý của tác giả - Café Damàu
Vài lời thưa trước
Chủ đề nghiên cứu, tuy chỉ là một phác thảo, nhưng tự nó mang tính chất của thể loại văn học sử (khác với các thể loại nghiên cứu văn học khác như lý luận văn học, phê bình văn học…). Chủ đề trước hết quan tâm đến những tiêu chuẩn nghệ thuật cần có của “văn” (như giá trị văn chương, giá trị tư tưởng) đồng thời cũng có tính “sử”, nghĩa là đặt văn chương trong bối cảnh của lịch sử, xem xét các tác động của lịch sử lên những biến chuyển trong văn chương hải ngoại.
Cơ cấu lý thuyết nghiên cứu này vẫn bị phê phán là đặt văn chương vào vai trò thứ yếu của một công cụ: văn chương không tự nó hiện hữu, mà chỉ là một tư liệu, một công cụ để chứng minh cho cái gì khác với văn chương, như biến chuyển chính trị, như hậu quả của chiến tranh, như kinh nghiệm di dân. NMG

Thú thực, Gấu đọc, chỉ mấy dòng mở ra công trình nghiên cứu trên đây, là đã thấy nhức đầu rồi.
Theo như Gấu hiểu, ý NMG muốn nói, giản dị như vầy

Sau khi lấy mớ tiền của WJC, phải trả bài. Và đây là bài trả của tôi. Một phác thảo, hay sơ thảo, hay biểu nhất lãm, hay tản mạn, hay tạp ghi..  văn học hải ngoại, và mặc dù phác, sơ, tạp, tản...  nhưng được viết theo tinh thần văn học sử, [khác kiểu viết, như lý luận, phê bình văn học].
Và chú trọng đến văn nhiều hơn sử
Kiểu viết này vẫn bị coi thường…
How? 

Nhưng, đâu cần thưa trước?
Bởi vì những gì gì, "ngâm cứu của tôi, tuy chỉ là một phác thảo nhưng tự nó...", hãy để cho người đọc, đọc, và nhận ra.
Viết như thế, là bắt người đọc phải đọc bài viết của mình, theo ý mình muốn.
Như thế thì đọc làm quái cho mệt!
Vả chăng, giả như Gấu đọc, và chẳng thấy một tí văn học sử nào, thì sao?

Không hiểu WJC trả bao nhiêu tiền một bài, nhưng viết như thế này, đúng ra nên viết...  chùa!
Như Tin Văn, chuyên viết chùa!

Đúng là miễn cho xong một show! [ý này của PNH]
*
Đề án chung do Trung tâm William Joiner chủ trương: “Diễn trình (tái) xây dựng diện mạo và quê hương của người Việt ở nước ngoài” tự nó đã là một nghiên cứu xã hội học di dân.
NMG

Cái này thì ghê quá!
Câu phán của NMG, nhằm xổ toẹt cái gọi là mảng lưu vong của văn học hải ngoại.
Đâu có thua gì câu phán của VTH, này, liệu có cái gọi là văn học hải ngoại?

Quái đản nhất, là, từ đề tài của WJC “Diễn trình (tái) xây dựng diện mạo và quê hương của người Việt ở nước ngoài”, suy ra, "tự nó đã là một nghiên cứu xã hội học di dân" mới lại càng ghê!
Cả một nước, chứ không phải nửa nước, chạy VC, lao ra biển, chết như rạ, đủ các kiểu chết, nhân loại thương tình, uỷ cho cơ quan Cao Uỷ Tị Nạn nhận cho vô nước này nước nọ, mà bây giờ chỉ là di dân, thì đúng là sỉ nhục những người đã ra tay cứu mình, cho mình một quê hương thứ nhì.
Sỉ nhục cả thằng cha Gấu này, cứ khăng khăng tao là lưu vong đếch phải di dân!

Bản thân NMG, cũng đã từng vượt biển, và nhờ lượng bao dung của xứ người mà còn sống tới ngày nay, nhưng ông tự coi ông là di dân, là quyền của ông.
Nhưng, ngược lại, một người ra đi từ Miền Bắc, theo diện di dân đàng hoàng, vẫn có quyền tự coi mình là lưu vong, theo suy nghĩ, những gì tao viết ở hải ngoại, có tính lưu vong, có tính đối kháng, ly khai, có tham vọng đòi hỏi tự do dân chủ cho trong nước.
Ngay cả, ở trong nước, cũng vẫn có thứ văn chương lưu vong, khi người viết nghĩ rằng, thứ mà họ đang viết ra, thuộc diện ngoài luồng.
*
There are so many different kinds of literary exile. At random from memory, in roughly chronological, non-evaluative order: "Isaiah" (and in a very wide sense, all Jewish writers of the Diaspora), Ovid, Virgil, Cavalcanti, Dante (from Florence under Charles de Valois), Petrarch (to Provence), Thibault de Champagne (to his new kingdom of Navarre), Charles d'Orleans (imprisoned by the English), Voltaire, Mme de Stael, Adam Mickiewicz, Shelley, Keats, Byron, Cyprian Norwid, Charles Baudelaire (debts), Victor Hugo, Heinrich Heine, Oscar Wilde, Henry James, Joseph Conrad, Gabriele D'Annunzio (debts), W. B. Yeats, Edith Wharton, Tristan Tzara, Kurt Schwitters, T. S. Eliot, Ezra Pound, James Joyce, Gertrude Stein, Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway, H. D., Djuna Barnes, Henry Miller, Radclyffe Hall, D. H. Lawrence, Max Beerbohm, Somerset Maugham, Stefan Zweig, Bertolt Brecht, Andre Breton, Christopher Isherwood, Aldous Huxley, W. H. Auden, Thomas Mann, Mallcolm Lowry, Witold Gombrowicz, Vladimir Nabokov, Paul Bowles, Jane Bowles, Samuel Beckett, Eugene Ionesco, Jorge Sempnin, Luis Cernuda, Milan Kundera, Aleksandr Solzhenitsyn, Harry Matthews, Halo Calvino, Anthony Burgess, Muriel Spark, and no doubt many others, all the way to the modern "foreigners" or "post-colonials" who write in English or French today, from Kazuo Ishiguro to Salman Rushdie, an exile within an exile.
Clearly, this list alone covers a great variety of exiles, from temporary (e.g., Hugo) to permanent, though the exile can't always know this; early (e.g., Ishiguro, who came to England at six from Nagasaki) or en fin de carrière (Wilde). But the most obvious and commonly made distinction is between the following:
1. Involuntary exile, usually political or punitive ("Isaiah," Ovid, Dante, Thibault, Charles d'Orleans, Byron, Mickiewicz, and all the moderns such as Ionesco, Sempnin, Cernuda, Kundera, Solzhenitsyn, etc., alas). And these can be further divided into those exiled for their books or their behavior (Ovid, Byron, Mme de StaeI, Victor Hugo, Wilde, Solzhenitsyn) and those who as private persons fled from political conditions or war.
2. Voluntary exile, usually called expatriation, itself for many more personal reasons: social, economic, sexual (e.g., Radclyffe Hall and the lesbian group in Paris in the twenties), or simple preference (Beerbohm retired in Rapallo, Ezra Pound choosing Italy).
Involuntary exiles may tend to be unhappy, poor, bitter (like Gregory VII), nostalgic about the society left behind, self-righteous; voluntary exiles may tend to be happy, comfortable, satiric about the society left behind, self-righteous. But that is obviously a useless generalization, with too many exceptions on anyone feature, and some, like Byron (a sexual scandal but rich and noble) or Wilde (a sexual scandal but broken by prison and poverty) hover between the two, while Cyprian Norwid, though a voluntary exile, lived and died in Paris in abject poverty and was buried in a pauper's grave.
It seems to me that there are more pertinent distinctions, which cut across the differences in causes and conditions. The first is formal and thematic, the second linguistic.

Christine Brooke-Rose: Exul, in Exile and Creativity
Editor: Susan Rubin Suleiman
Duke University Press Durham and London 1998
*
'Lẽ dĩ nhiên, một cách nào đó, con đường từ St. Petersburg tới Stockholm đi qua địa ngục, nhưng một con người với nghề nghiệp như tôi, ý niệm đường thẳng - con đường ngắn nhất nối hai điểm - đã mất hết sự quyến rũ của nó từ lâu rồi.' (Joseph Brodsky, Diễn văn nhận Nobel văn chương)

Di dân, kẻ lưu đầy, người xa xứ, gã tị nạn, tay suốt đời lang thang, người của mọi nơi... ý nghĩa những từ cứ thế thay đổi, nhưng chúng đều chỉ một trạng thái chung: không (ở) nhà, hoặc đâu cũng là nhà; hai mặt của một đồng tiền. Trong hầu hết trường hợp, nó có nghĩa: có một khoảng cách với tiếng nói mẹ đẻ.
Hồi ức thủng lỗ
*
Project Diaspora: Study of the Vietnamese Overseas”, khi sử dụng từ "Diaspora", WJC  không có ý định coi đây là vấn đề 'di dân' của người Việt, mà muốn nhắc đến thảm họa bỏ nước ra đi, y hệt như hoàn cảnh lịch sử, từ đó, từ này xuất hiện cùng với dân Do Thái, và cuộc lưu vong trải dài suốt lịch sử của họ, theo Gấu.
Giả như đám Mít bồi Mẽo ở WJC có được một chút liêm sỉ, chúng sẽ làm như vầy:
Đặt điều kiện tiên quyết cho tất cả những công trình nghiên cứu: Nằm trên cái nền là cuộc chiến Việt Nam với sự tham dự của Yankee mũi lõ, và sau đó, là cuộc vượt biển tàn khốc, là một đất nước băng hoại sau chiến thắng, sau thống nhất...
Từ tất cả những bi thương đó, mà xây dựng ra diện mạo của dân Mít hải ngoại... đại khái như thế.
[Vài nhời thưa trước là phải như thế!]

Nhưng, đám Mít bồi Mẽo này chỉ là mấy tên Miền Nam bỏ chạy, bợ đít VC, thành thử chúng lái dự án theo ý của chúng, và mời đám nào vừa mũi chúng vô, lãnh tiền của Mẽo, viết vừa ý VC.
"Bạn ta", NMG, theo Gấu, cũng có cái gì lấn cấn với Miền Nam trước đây, hoặc không vừa ý đám Chống Cộng điên cuồng, hoặc, hoặc, nên thay vì lưu vong chuyển sang di dân, chắc thế? 
*
'Any fool can make war. Peace requires greater vision and courage'
Ronan Bennett

Nhà văn rẻ tiền nào cũng có thể, vừa ẵm tiền Mẽo vừa bợ đít VC.
Giao lưu hoà giải thứ thiệt đòi tầm nhìn xa, và sự can trường.
*
Có thằng nào viết được cái gì cho ra hồn đâu, cứ "miễn xong một sô", là lỉnh mất!
*
In order to rebuild one's life one has to be strong and an optimist. So we are very optimistic. Our optimism, indeed, is admirable, even if we say so ourselves. HANNAH ARENDT, "We Refugees".
Để xây dựng lại đời mình, bạn phải mạnh mẽ và lạc quan. Như vậy, chúng ta đều rất lạc quan. Lạc quan của chúng ta thì thật đáng mến, ngay cả khi chúng ta lèm bèm giữa chúng ta, về lạc quan.
HANNAH ARENDT: Chúng ta, Những người tị nạn
*

"Exile is strangely compelling to think about but terrible to experience”
Lưu vong, nghĩ thì sướng mê tơi, nhưng thử sống nó coi, mới biết khủng khiếp là dường nào. E. Said
*

Những đợt di cư đông đảo của người Việt ra nước ngoài sau 30 tháng Tư 1975 là một biến cố lịch sử chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam. 

Hơn thế nữa, không phải người Việt Nam nào cũng ra đi vì lý do chính trị. Biến cố lịch sử 1975 khiến nhiều người bỏ nước ra đi, một số người xem đó là thảm kịch, số khác lại coi là cơ hội nghìn năm một thuở. 

Số lượng người ra đi, các động cơ đa dạng của quyết định ra đi đã khiến cho tập thể người Việt ở hải ngoại càng ngày càng giống với cộng đồng di dân người Hoa hơn là cộng đồng di dân người Nga, người Tiệp ở châu Âu. Trong vòng hơn hai mươi năm, di dân Việt đã biến đổi tâm trạng và sinh hoạt quá nhiều, sự biến đổi mà di dân Ái Nhĩ Lan, Ý, Hoa cần tới hơn trăm năm mới có.
Nguồn

NMG thay vì lưu vong, thì thay bằng những từ như di cư, di tản... Một là do ông không phân biệt được sự khác biệt, hai là ông muốn đánh tráo từ, ba là do chính ông, trước khác, giờ khác...
Cuộc vượt biển sau 30 Tháng Tư mà ông gọi là di cư thì quái đản quá.
Có thể ông nghĩ, những đợt ODP sau này, làm sao gọi là lưu vong được. Nhưng theo Gấu vẫn là lưu vong.
Theo cách ông suy nghĩ, những đợt di dân từ Bắc vào Nam, lên vùng thượng du sau 1975 là di cư, là điều hòa dân số, là thay thế đám lưu vong, nhưng Gấu lại là coi đây là...  ăn cướp, thì sao?
Tập thể hải ngoại hải ngoại giống cộng đồng Hoa?
Cộng đồng Hoa làm gì có Lò Cải Tạo, Ban Chấp Pháp, Công An Biên Phòng, Cá Lớn, Cá Bé, hải tặc Thái Lan, thanh lọc, tị nạn chính trị... ? Người Hoa, cũng chu du khắp thế giới, như Do Thái, nhưng có ai  áp dụng từ Diaspora cho họ đâu? Nếu đúng như NMG nhận định, thì WJC phải đổi tên Project Diaspora thành Project Immigration, hay một từ nào đại khái như vậy chứ?
NQT

Biến cố lịch sử 1975 khiến nhiều người bỏ nước ra đi, một số người xem đó là thảm kịch, số khác lại coi là cơ hội nghìn năm một thuở. NMG

Một số người xem đó là thảm kịch. Chỉ một số thôi sao?
Số khác coi cơ hội ngàn năm một thuở.
NMG không đưa ra một thí dụ, thành thử hơi khó hiểu. Ngàn năm một thưở là theo nghĩa nào? Ai coi đó là ngàn năm một thuở? Đám con cháu thế hệ thứ hai, thứ ba của đám vượt biển, bây giờ thành đạt nơi xứ người nhưng vẫn không quên nỗi đau chiến tranh, cải tạo, vượt biển, đất nước vẫn chưa thực sự có tự do dân chủ?
Ngàn năm một thuở, dân Mít có mặt khắp nơi trên thế giới?
Nếu thế thì để Hitler trả lời thay cho Mít: Không có Lò Thiêu sao có nhà nước
Israel?
Hay ngàn năm một thưở, là đám con ông cháu cha VC đang du học hải ngoại? Dân chúng Miền Bắc “ăn theo” quy chế tị nạn CS khi bỏ nước ra đi?
Hay đám du học Đông Âu hiện đang được, thí dụ, BBC thâu dụng?

Phán gì thí phán, nhưng phải có thí dụ dẫn chứng. Đã phán tưới như thế, lại còn phán theo kiểu ngược ngạo, xốc óc, nghe nực quá.
Giả như muốn bợ nhà nước VC, thì cũng phải nói làm sao cho nghe thuận tai!
*
Có vẻ như NMG bị dị ứng với từ lưu vong. Tất cả bài viết của ông đều như muốn bác bỏ từ này.
Có ai muốn lưu vong đâu!
Suốt đời tôi không muốn làm nhà văn lưu vong, như một ông bạn quí của Gấu đã khẳng định!
*

Có lần, nhân dư luận đồn thổi, tại thủ đô tị nạn của dân Mít, ở Mẽo, là Gấu này “thù” NMG.
Và Gấu đã phải lên tiếng, NMG là người có ơn với Gấu này, vì nếu không có ông, là sẽ không có Gấu, trên văn đàn hải ngoại, qua sự xuất hiện của mục Tạp Ghi trên báo Văn Học của ông, do Gấu phụ trách.
Quả có thế, nhưng không hẳn như thế.
Thứ nhất, Gấu viết cho NMG, và được trả tiền nhuận bút, trong khi những người khác viết chùa, vì Gấu, khi đó mới qua, rất cần tiền, không thể viết chùa, và giả như viết chùa thì cũng không thể viết thường trực được. NMG thừa biết như thế.
Thứ nhì, giả như tờ Văn Học của một ông bạn quí của Gấu, thì chắc chắn ông này cũng đếch có trả tiền. Có khi còn đếch đăng bài!
Mày viết chùa, nếu không đừng viết, tao dù có dư tiền cũng đếch trả tiền nhuận bút, vì một lý do chắc nịch:
Không lẽ tao giúp cho mày “tái sinh” ở hải ngoại?
Gấu này biết ơn NMG là ở cái điểm đó. Ông tự tin ở tài của ông, vì ông có tài, và ông cần một người viết như Gấu cho tờ báo của ông, cho độc giả của ông.
Chính vì thế, vì tôn trọng ông, nên khi viết về ông, là Gấu viết thực tình, nặng tình. Nặng tình theo nghĩa: Phạng tới nơi tới chốn, đếch nể nang gì hết!
Và còn theo nghĩa: Kẻ thù ta, là bạn ta. [Đề tài Ngư Ông và Biển Cả]

Nhưng, vì Gấu nhận NMG như là người có ơn với Gấu, nên lại có dư luận, thằng cha Gấu vô ơn, NMG đối xử với nó như thế mà cứ nhè NMG mà chửi!
Gấu, lần mới qua Cali, nghe được dư luận này, và buồn [cười] quá đi mất.
Nghe qua một ông, ông này thì quả là thù Gấu. Gấu đưa tay bắt tay, ông đếch thèm bắt tay, trong khi đó, cầm cái bình trà rót trà, run lẩy bẩy vì quá tức giận!

*

Có lẽ chẳng bao giờ NMG ngộ ra một điều rằng, lưu vong chính là điều kiện cốt tử của văn chương. Bạn Thế Quân trong một bài trên Da Mầu,  tưởng niệm nhà thơ Mahmoud Darwish, chẳng đã viết ra điều đó sao:

“Lưu vong phải được hiểu xa hơn khái niệm địa lý. Bạn vẫn có thể là một kẻ lưu vong ngay chính trên quê hương bạn, ngay chính trong nhà bạn, chính trong phòng bạn. Đó không đơn giản chỉ là vấn đề Palestine. Tôi nghiện lưu vong chăng? Có thể lắm!” Tình trạng lưu vong, theo ông, vừa ác vừa hiền, vừa kéo ông ra khỏi nhà lại vừa nuôi dưỡng nghệ thuật của ông. “Lưu vong chẳng phải là một trong những nguồn suối của sáng tạo văn chương trong lịch sử đó sao? Kẻ nào sống hài hòa với xã hội của mình quá, với văn hóa của mình quá, với chính mình quá, không thể là một người sáng tạo. Và điều đó sẽ vẫn đúng ngay cho dù quê hương của chúng ta là vườn Địa Đàng chăng nữa!”.

"He is a pessimistic poet made melancholy by an intolerable political exile"
Đang từ bi quan chuyển thành buồn bã nhờ chút lưu vong chính trị không làm sao chịu nổi!
Poets cannot live by sympathy alone. Thi sĩ chẳng chỉ sống trần bằng sự thân ái. Một nhà thơ như Darwish có thừa bản lãnh để tạo ra những hiệu quả không dựa vào tiểu sử, gốc gác.

Gấu có nhớ nhà không?

"He is a pessimistic poet made melancholy by an intolerable political exile"
Poets cannot live by sympathy alone.
TLS viết về nhà thơ vừa mới mất, Mahmoud Darwish
*
Vừa nhận được Lần Cuối Sài Gòn trưa nay. Đọc trên chuyến xe lửa từ nhà trở lại sở. Đọc thích thú. Đọc chia sẻ. Và đọc, không biết tại sao, lại rất buồn, có lẽ những thành phố anh đang gợi lại đã vĩnh viễn ngoài chúng ta, có phải thế?

Hà Nội là một chiếc bóng đằng sau Sài Gòn. Sài Gòn là một chiếc bóng đằng sau hiện tại. Chữ gợi lại chập chùng những bóng. Những người đã từng có mặt. Những chỗ ngồi. Những góc đường. Những tàng cây.

Mới cách đây vài hôm, đọc lại Rilke, toàn bộ thư của Rilke và tập Duino Elegies, vẫn còn bần thần, vì nhận ra, quả là đúng, chúng ta vừa nhìn cái gì, là lập tức cái ấy đã là nội tại, là mất đi. Mọi thứ đều đã là Lần Cuối. Chúng ta tới đây, như để có mặt, một lần, nhìn, [hai chữ không rõ nghĩa], rồi qua đi.
Đọc mới xong phần đầu của bút ký, và thơ, đã đầy cả Sài Gòn của một thời kỳ kỳ lạ, tan hoang, lãng mạn, đổ vỡ, và bi tráng của nó.

Cám ơn anh đã gửi sách. Đã cho một buổi trưa [chấn động như nhìn xuống con nước Thị Nghè, trưa có mây - hay là “trưa cỏ may”?- chiều nhiệt đới, mù trắng xa xa Thủ Đức].
Vài hàng viết gấp kẻo anh trông, sợ sách có thể đi lạc.
Sẽ đọc tiếp Lần Cuối tối nay. Anh vẫn viết mạnh. Mong anh mãi được vậy.
[Thư thân hữu, 1998]
TQ

Nhớ Bùn

"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..." 

Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.

Lần Cuối Sài Gòn
*

Sóc Trăng, cái tên thiệt là ngộ. Sóc là làng, bản, thôn... theo tiếng Khờ-me (ở đây người ta thường gọi là tiếng Miên) là điều dễ hiểu. Nhưng còn Trăng thì sao? Có phải là con trăng trong tiếng Việt hay là mang một nghĩa nào khác của tiếng Khờ-me? Ðiều này tôi chưa kịp hỏi, nhưng được biết ở đây có trên 30% là người Việt gốc Khờ-me, và cũng có rất nhiều người Hoa lập nghiệp đã từ bao nhiêu đời, nên nhiều người Sóc Trăng nói được cả ba ngôn ngữ Việt, Miên và Tiều.
Nam Đan: Cười cho hết hàm răng
*
Sóc Trăng ư? Khánh Hưng? Ba Xuyên?
Nơi thằng em nằm xuống.
*
Một thành phố không có gì đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng đài người loắt choắt nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi rảnh rỗi, người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng đời đã qua của mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong quân đội Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình...), hỏi khách tốt nghiệp đã lâu chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn làm việc, thường là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể, hay để nói, như sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt phạm vi châu thành, cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào nhà trong, nói, ở đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới hiểu chủ nhà định nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này. 

Trở lại Ba Xuyên khi được tin đứa em trai chết.
Tử trận.
Mộ Tuyết
*

V/v Mộ Tuyết 

Quân bất kiến cao đường minh kính...
Chiêu như thanh ty mộ thành tuyết 

Khi Nguyễn Đông Ngạc làm Hai muơi năm văn học Miền Nam, còn có cái tên Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, Gấu chọn truyện này, một phần để vinh danh sư phụ Faulkner [văn phong của truyện ngắn là từ Asalom, Absalom!]
Như sợ không ai nhận ra, Gấu bệ luôn tên sư phụ vô, cho chắc ăn:

Khi anh định viết về những chuyện đó, chắc là anh đã lập gia đình (đã yêu thương một người đàn bà), đã có con (đã có hai con, một trai, một gái), và như một kinh nghiệm của một nhà văn nước ngoài mà anh đã đọc và ngưỡng mộ (W. Faulkner), khi đó, bởi vì anh cần chút tiền để trả chút nợ, hay để mua cho vợ anh một chiếc áo mới nhân dịp sinh nhật, mua đôi giầy, đôi dép cho hai đứa nhỏ, chỉ vì chút nhu cầu tầm thường đó mà anh viết. Tất cả những nhu cầu nhỏ mọn chẳng liên quan gì đến văn chương, và cũng chẳng liên quan gì tới những nỗi đau khổ mà gia đình anh đã trải qua đó, đã xui khiến anh viết, đã cho anh thêm chút can đảm để bỏ một cuộc vui, một cuộc tụ tập với đám bạn bè nơi nhà hàng, quán nước (cái không khí túm năm tụm ba đó lúc nào mà chẳng toát ra một vẻ quyến rũ), đã cho anh thêm một chút sức mạnh để chống lại những giấc ngủ lết bết, chống lại sự lười biếng làm tê liệt mọi dự tính: anh sẽ viết về những gì thật nghiêm trang (những cái gì từa tựa như là là ý nghĩa về đời sống, cái chết, chiến tranh...) chỉ vì những nguyên nhân thật tầm thường giản dị, và đem tập bản thảo đi gạ bán cho một nhà xuất bản.
*
Và nhờ cuốn sách, tấm hình chụp Gấu đứng ở Sở Thú Sài Gòn, và tí tiểu sử, Gấu qua được cửa ải thanh lọc.
Khi đó, có một bà đang tập tành làm nhà văn, Gấu còn nhớ tên, sau đậu thanh lọc, qua Úc, rất mê văn Nguyễn Ngọc Ngạn, nhờ Gấu giới thiệu với ông, và tờ Làng Văn ở Canada.
Bà có mượn, đọc, chê: Viết về đứa em trai tử trận mà không có một dòng xót thương, không một giọt nước mắt.

Cũng góp mặt trong tập truyện, TTT chọn Dọc Đường. Càng về sau này càng thấy, đây là truyện ngắn tuyệt vời nhất của ông.
Gấu cũng nghĩ như thế, về Mộ Tuyết. NQT


  Gấu, nhà văn 

Nhiều khi tí tiểu sử trở thành bùa cứu mạng!

Trước 1975, Gấu có một cái hình, độc nhất, đóng vai nhà văn, một cái tiểu sử độc nhất, như sau đây. Không thể ngờ, chúng trở thành những lá bùa cứu khổ cứu nạn, khi đi thanh lọc, được nhà nước tạm dung xếp vào thành phần tị nạn chính trị, thay vì di dân kinh tế. Nhờ vậy mà sau đó, được phái đoàn Canada chấp nhận.

**

Trích Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam, do Nguyễn Đông Ngạc biên tập, xb trước 1975.
Năm sinh của Gấu, trên ghi 1938, theo thế vì khai sinh; sự thực, sinh 16.8.1937


Theo Gấu đoán, sau khi gieo quẻ mu rùa, cái sự đang từ ‘lưu vong chuyển sang di cư’ của NMG, là do nỗi buồn lớn trong đời viết văn của ông. Và Gấu từ đó, suy rộng thêm ra, mấy anh chạy về xin đầu thú đều có một cái “lấn cấn ở trong lương tâm”, ‘chết trong tâm hồn’. Anh NBC, trùm bồi Mẽo tại WJC, nhờ gia đình có tiền, chạy du học, thoát chết, những vẫn tiếc hùi hụi số tiền bỏ ra, từ đó thù mấy thằng khốn nạn VNCH. Tay đại uý QC, chạy trốn chiến tranh bằng cách đẩy thằng khác vô thế chỗ mình, mấy thằng đào ngũ, trốn trình diện, cũng lại một nỗi “chết trong tâm hồn” khác…
Thú thực Gấu chưa từng thấy một anh nào ra hồn mà về với VC!
Cũng chưa từng có một bài viết, bản văn nào biện minh đứng đắn cho cái sự về châm đóm cho VC hút thuốc lào!
Thảm thế.
Gấu này đã từng về "bắt tay với VC", và bây giờ vẫn muốn về, nhưng được cảnh cáo, thời tiết không đẹp như ngày anh về nữa đâu, về là chết anh, chết luôn tụi này, thành thử rét.
Nói rõ hơn, Gấu thù chủ nghĩa CS, chưa từng thù một ông VC nào, trừ đám nằm vùng, không thù, nhưng tởm.
Gấu tởm chúng một, chúng tởm Gấu muời. Hẳn thế!
*
Khi VC gọi Miền Nam trước 1975 phồn vinh giả tạo, hẳn không ngờ, họ tiên tri ra được số phận cả nước, vào những ngày như hiện nay.
Nhưng, huy hoàng, mặt nổi của Sài Gòn làm Gấu nhớ những ngày 1954, khi mới tới thành phố, ở trong con hẻm lầy lội Đội Có, Phú Nhuận. Những con hẻm như thế, theo với đà chiến tranh, với quân đội Đồng Minh đổ vào Miền Nam, cứ ngày một đẹp đẽ thêm lên, nào tráng xi măng, nào mở rãnh, nào thay mái lá bằng mái tôn, nhưng con trai trong xóm cứ mất dần: Họ đi lính, họ tử trận. Cái sự giầu sang của đất nước bây giờ so với hồi đó, thì đúng như Bác Hồ nói, bằng 10 lần ngày trước, nhưng khủng khiếp thay, phần đạo đức, phần luơng tâm, không bằng 1/10.

Thời gian những người như NMG bỏ nước ra đi, đất nước cũng khốn nạn, nhưng đâu có bằng lúc ông trở về. Liệu ông có nhận ra điều này?

Ai cũng trở về, trừ một số rất ít, nhất định không về. Tuy về, họ đâu có sung sướng gì, nhưng thái độ đổi trắng thay đen, liều chết vượt biển, chọn lưu vong và tự do, bây giờ biến thành "di cư", thì thê thảm quá.
Viết như thế, thì thú thực, không thể nào hiểu được. NQT
1958. Học xong Trung học tôi thi vô Trường Quốc Gia Bưu Điện vừa mới được thành lập sau một năm lân la làm quen cái không khí đầy nao nức của tương lai như đang giục giã ở ngay đầu ngã tư của cuộc đời, ở đại giảng đường Đại Học Khoa Học. Bạn thử tưởng tượng một học sinh nghèo, sống chui rúc ở cuối con hẻm Đội Có, Phú Nhuận, nơi đám người nghèo khổ bám quanh thành phố, khi chiến tranh chưa dồn dập đem những tiện nghi đến tận giường ngủ, xó bếp, rồi lấy đi một số người thân, quanh năm chỉ biết xài đèn dầu, uống nước giếng. Đám thanh niên, ngoài những lúc tự an ủi lẫn nhau bằng những mối tình tưởng tượng, bằng những tiếng hát nhái theo giọng Út Trà Ôn, Trần Văn Trạch quanh cây đàn ghi ta bên cạnh giếng nước, vào những lúc con xóm sau một ngày mệt lả, mặc tình cho bóng đêm và muỗi đói hành hạ; buổi sáng chỉ còn cách kéo nhau ra mấy dẫy nhà lụp xụp, mặc tình ngắm nghía mấy cô gái họ vẫn thường trầm trồ, mỗi lần thoáng thấy bóng. Các cô lúc này xắn quần cao, thoăn thoắt giữa đám rau muống xanh um phủ kín mấy vũng nước đen ngòm, nguồn lợi thứ nhì sau mấy ao cá, một nơi chốn hẹn hò khác nữa của các cô cậu choai choai, và của đám con nít; bỗng một ngày đẹp trời, thấy như Alice lạc vào xứ thần tiên, lạc vào trường Đại Học Khoa Học.
Phở hồi đó ba đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt.
Lần Cuối Sài Gòn