*

Tạp Ghi
1
2
3
4
5
6













Gấu có nhớ xứ Đoài không?

Thư tín,
Đừng lèm bèm chuyện về Hà Nội không còn nhà.

Tôi đâu có nhớ Hà Nội, mà Sài Gòn.
Tôi thì Sài Gòn không, mà Huế cũng không.

Không hiểu sao chẳng thấy nhớ gì về Việt Nam hết.

Brodsky cũng nói thế:
Cám ơn Trời cho tôi sống không quê nhà.
Thank God I was left on this earth without a homeland.

  Về tập "Trần Dần thơ", tôi nghĩ chúng ta bây giờ nên mừng thì hơn vì tập thơ hiện nay đã được phát hành. Và nhà thơ Trần Dần sau nhiều năm không được in, thì nay, thơ của ông đã có mặt trong nước. Số phận của tập thơ đã phản ánh số phận của Trần Dần, thì đó là điều dĩ nhiên thôi. Là một người lạc quan, tôi cho rằng, sự ra mắt của tập thơ Trần Dần như vậy đã là một sự kiện đáng kể.
DCT Nguồn BBC
*
Đây là thứ lý luận, lịch sử sau cùng cũng công bằng với, thí dụ, Tự Lực Văn Đoàn, những nhà văn Ngụy.
Một sự kiện đáng kể?
Đáng kể cho ai? Cho Trần Dần? Cho nhà nước? Cho tương lai văn học Mít?
*
Đọc bài trả lời BBC của bà [DCT] này, thấy nản thiệt. Chuyện kiểm duyệt ở một nước dân chủ nó không giống như chuyện kiểm duyệt ở một nước toàn trị, ở chỗ rất ư là khác biệt này: Ở một nước dân chủ, khi một cuốn sách bị cấm, - có, nhưng rất hiếm - thì tác giả của nó không có phải sợ chết vì cuốn sách của mình.

Chứng cớ: Hoàng Hưng đó. Đi tù về, đi ngoài đường, lỡ có ai đụng vô vai, là lập tức, do phản sạ, rúm người lại.
*

"Người ta hỏi tôi, có nhớ quê nhà không, nhưng ở El Salvador bạn bị kết án phải sống lang thang xứ người, vào đúng cái thời điểm mà bạn nhận ra bạn thuộc trong số những nhà trí thức." 

Án tử xẩy ra vào năm 1997, khi Horacio Castellanos Moya, cho xb một cuốn tiểu thuyết về cuộc sống bại hoại ở El Savador, mang tên là El Asco [Revulsion: Ghê tởm, khiếp sợ].

Ông viết dưới bùa chú của sư phụ, là nhà văn Áo, Thomas Bernhard [ông này cũng là ‘thầy’ của Linda Lê].

Tôi bị nhiễm trùng bởi văn của ông ta [I was infected with Bernhard’s style], Horacio nói với tôi [Michael Greenberg, tác giả bài viết  trênTLS, số 16 May, 2008, mục Freelance ]. “Sự lập đi lập lại, sự làm quá, exaggerations, sự giận dữ đến phát khùng của ông ta. Ông ta viết như một con rắn. Ông ta hớp hồn [thôi miên] bạn, và cùng lúc, ông ta đầy nọc độc”. Nhân vật kể chuyện trong El Asco bệ tất cả những thứ đó của thầy, khi phạng văn hóa Áo, mang về phạng văn hóa nhà, El Salvador.

Ông nhà văn El Salvador này rất ư là hãnh diện, vì cái bản án tử của ông, tới từ cả hai phiá, tả và hữu, đều tự xưng là quốc gia.

"Án tử thì vô danh, thành thử tôi có thể về, tôi vẫn còn tờ thông hành El Savador. Không phải nhà nước thông báo án tử của tôi, mày phải rời bỏ đất nước, nếu không chúng ông thịt mày. Tuy nhiên, thà rằng như thế. Bởi vì trường hợp của tôi nguy hiểm hơn thế nhiều."

Nguy hiểm gì mà ghê dzậy?

Xin thưa: "Xứ sở của tôi đang thối rữa ra". [The country has decomposed: Xứ sở đã phân hóa, tan rữa, bốc mùi…].

*

Trông người nghĩ đến ta.

*

Cũng cùng số báo, là bài viết "Mộ cho người còn sống", "Graves of the living", tác giả, Ritchie Robertson cho rằng, những nhà chính trị xứ này muốn tạo khoảng cách giữa xứ sở của họ, với vụ ông bố xây hầm nhốt con gái trong bao nhiêu năm trời, nhưng những nhà sử văn lắc đầu, khó lắm. Trong văn học Áo, đã có rất nhiều tiền lệ. Mới nhất là trường hợp Elfriede Jelinek, trong Lust,  mô tả những cảnh dâm loạn mà một anh chồng chủ một xưởng thợ đối xử với chính vợ của ông, thiên hạ la toáng lên, nhưng thực tại đã lấn át, và vượt lên trên giả tưởng:

Cuộc sống ở nước Áo như lúc nào cũng hầm hè, tranh hơn được với văn chương!

Ở Việt Nam ta, chỉ sau khi thực tại xẩy ra, thì nhà văn mới ghi nhận lại. Thí dụ, Gạ tình lấy điểm của NHT

*

Vấn đề của văn học Việt Nam theo Gấu, không phải là nên hay không nên kiểm duyệt, mà làm sao có được nhà văn, làm sao có tác phẩm.

Đọc những tác phẩm bạo nhất ở trong nước - bây giờ viết cũng dễ thở hơn trước nhiều! - chúng đâu đã xứng đáng là những  tác phẩm văn học?

Thế mới căng!

*

Hồi nhỏ đọc câu chuyện một anh nhà quê, mù chữ, thấy người đời vô hàng bán mắt kiếng, mua kiếng, rồi mở sách ra đọc, thế là bèn ngộ ra là, cứ có kiếng, là đọc được sách, Gấu cứ nghĩ, đây là câu chuyện khôi hài, và còn có ý làm nhục người ngu dốt, nhà quê. Nhưng về già, mới ngộ ra, không phải vậy.

Câu chuyện cảnh cáo, đừng có nghĩ, cứ biết chữ là đọc được sách. (1)

Tuy nhiên, đọc mấy ông bà viết văn bằng tiếng nước người, thì lại ngộ ra thêm một lần nữa: Mấy ông bà này, chẳng khác anh nhà quê cù lần kia, nghĩ, cứ viết bất cứ cái chó gì bằng tiếng nước người, là trở thành nhà văn, nhà phê bình!

Quái đản thật!

Hoặc, đậu cái bằng cử nhân triết, thì mới có quyền viết về triết. Muốn thành nhà phê bình văn học, thì đi lấy một cái bằng tiến sĩ văn chương!

Steiner chẳng đã chửi Mẽo, ở đó, người ta mở cả trường dậy phê bình văn học!

Đồng ý, bạn học những gì gì được gọi là dậy viết văn, dậy viết phê bình, dậy triết học.... Nhưng đó là một nửa vấn đề. Đó là phần "cần", còn phần "đủ", mới quan trọng. Như một định lý toán học, nó có hai phần, thuận và đảo. Thuận đúng, nhưng có khi đảo không đúng. Tất cả những góc vuông đều bằng nhau, nhưng tất cả những góc bằng nhau đâu phải đều là góc vuông? 

(1) Bởi vì cái cộng đồng của những giá trị truyền thống, đã tản mác, bởi vì những từ, chính chúng cũng bị vặn vẹo, rẻ rúng, bởi vì những thể loại cổ điển châm ngôn, hay ẩn dụ ngày trở thành những kiểu nói làm xàm cho qua đi: nghệ thuật đọc sách, nghệ thuật về một khả năng biết chữ thực sự (true literacy) phải được tái tạo dựng. Đây là nhiệm vụ của phê bình văn học: giúp chúng ta - như là những con người hoàn toàn - đọc. Bằng những thí dụ về sự chính xác, về nỗi sợ hãi, và niềm vui rạng ngời. So với hành động sáng tạo, nhiệm vụ này là thứ yếu. Nhưng chưa bao giờ nó quan trọng như là lúc này. Không có nó, sáng tạo, chính nó, có thể rơi vào câm lặng

Nhân Văn

*
Cũng 'cá mè một lứa', cũng trong dòng suy tư như vậy, mấy ông viết bạo ở trong nước tự nhủ, mình chửi nhà nước thật dữ, là vừa trở thành nhà văn, vừa trở thành lương tâm của dân Mít!
Có những ông, còn chửi cả bố ruột, đã được đời công nhận là nhà văn nhà thơ nhà triết học, thế mới ghê!
Ra cái điều tớ là nhà văn đếch cần cái dù của bố tớ!
*
Phê bình, kiểm duyệt ở xứ người, đâu có liên can gì tới “chính trị phải đạo”, mà là tới cái gọi là lương tri của con người, vào một thời điểm nào đó của lịch sử nhân loại, theo Gấu. Những vụ án văn học liên quan tới những nhà văn, những tác phẩm văn học, thí dụ, trường hợp Henry Miller, Oscar Wide chẳng hạn, cho thấy, vào thời điểm đó, dân chúng Mẽo, Anh... không chịu nổi cả nhà văn lẫn tác phẩm của họ.

Bản thân Gấu, từ khi mở ra trang Tin Văn, có kiểm duyệt nào thèm để mắt tới, trừ cái cơ quan lo về tên miền, có một lần nhắc nhở, này, có thay đổi gì về địa chỉ, thí dụ, thì nhớ báo cho chúng tớ biết nhé. Còn nước sở tại đang chứa chấp Gấu, thì lại càng chẳng thèm để ý tới. Nó viết tiếng Mít, chúng tao đâu có hiểu. Chỉ trừ khi Gấu đụng với những vấn đề liên quan tới chủng tộc, thí dụ, thì sẽ có người, biết tiếng Mít, báo cho họ, vì lương tâm của nhân loại!

Khi nghe nhà nữ phê bình, tiến sĩ văn chương, phán, nước nào mà chẳng có kiểm duyệt, nhà nước VC mừng rơn 'nên', đấy đấy, 'nàm' sao bãi bỏ phê bình, ‘nàm’ sao bãi bỏ... Đảng?
*
Cái sự mừng rơn lên, khi tác phẩm của Trần Dần được ra đời, và cùng với nó, là lòng biết ơn Đảng, cuối cùng cũng công bằng với vị thủ lĩnh trong bóng tối, làm Gấu nhớ một câu chuyện cách ngôn, ẩn dụ, mà Gấu đã đọc được, vào thời gian ở Trại Cấm, Thái Lan, lần bỏ chạy VC. Hình như Gấu cũng đã lèm bèm đâu đó, trên Tin Văn một lần, nhưng nhắc lại, vưỡn thấy thú vị, và biết đâu, có ích, cho những nhà văn nhà phê bình như cái bà gì gì đó, trả lời Bi Bì Xèo, cũng nên! (1)

Đó là câu chuyện, một cái trứng chim, bị rớt ra khỏi tổ, ở trên một cái cành cây, may sao không bể, và được một con vịt ấp chung với những cái trứng vịt khác, và nở ra, thành... vịt, lẽ dĩ nhiên!

Con “vịt chim” này lớn lên, biết ơn con “vịt cha, vịt mẹ” của nó, "lẽ dĩ nhiên", và tuy cũng có chút là lạ về cái chuyện hình dáng của nó sao không giống như mấy anh chị em vịt, nhưng tự nhủ, có sao đâu.

Và khi nhìn lên trời, thấy lũ chim giống y hệt mình, bay loạn cào cào châu chấu, lại càng cảm thấy là lạ, nhưng có sao đâu?

Cái con vịt cha mẹ "nuôi" của nó, bởi vì là vịt, suốt đời sống ở dưới đất, không hề hiểu được, muốn cho con chim con biết bay, là tới một tuổi nào đó, khi nó có lông, có cánh, là đạp cho nó một cái, bắn ra khỏi tổ, cho nó học bay!

Đảng và Nhà Nước ta, nuôi nhà văn như nuôi vịt. Và nhà văn "của chúng ta", chấp nhận sống như vịt, và đời đời nhớ ơn Đảng, đã giải phóng dân Mít trong có họ, ra khỏi cõi nô lệ, y chang con vịt chim biết ơn con vịt cha đã nuôi nấng nó, không bỏ mặc cho nó chết!

(1) Một ông Yankee mũi tẹt, làm cho Bi Bì Xèo, hình như cũng có một lần miêu tả đàn vịt, là lũ con ông cháu cha ở Hà Nội, suốt ngày lòng vòng đi đi lại lại trong cái vườn vịt ở Hà Nội, gồm mấy công sở nhà nước.
Biết đâu, nữ phê bình gia này, ngày xưa cũng đã từng, và bây giờ, "bỏ cuộc chơi"? (2)
(2) Ngày xưa trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc vui.
Thơ.. ai nhỉ? NQT

*

PASTERNAK AUTOBIOGRAPHIQUE 

PAR HÉLÈNE HENRY 

Tout sera là: ma propre histoire
Et ce qui vit encore en moi,
Tous mes élans et mes amarres,
Ce que j'ai vu, ce que je vois.

«Les Vagues ", Seconde naissance, 1932 

Pour être conséquent, il faudrait parler, dans cette suite d'années et de circonstances, de gens et de destinées que réunit le cadre de la révolution. [ ... ] II faudrait [les] décrire de telle façon que le cœur se serre et que les cheveux se dressent sur la tête. Postface à Hommes et positions, 1957

Phải viết làm sao cho trái tim quặn xoắn lại, và tóc thì dựng đứng hết cả lên!
*
Ui chao làm sao viết được như thế, về quê hương, những ngày sau 1975?
Những ngày ở Phạm văn Cội, Củ Chi?
Những ngày ở Đỗ Hải, Nhà Bè?

Tout sera là: ma propre histoire
Et ce qui vit encore en moi,
Tất cả câu chuyện của riêng Gấu,
Vẫn còn sống trong Gấu.
NQT
*

As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to excercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead). Akhmatova would have none of that. She particularizes her fallen instead of generalizing about them since she writes for a minority with which it's easier for her to identify in any case. She simply continues to treat them as individuals whom she knew and who she senses wouldn't like to be used as the point of departure for no matter how spectacular a destination.
Joseph Brodsky:  Anna Akhmatova Poems' Introduction.

[Như một đề tài, cái chết đúng là một thứ lửa thử vàng, vàng ở đây là đạo hạnh của một nhà thơ.... Cái giọng 'tưởng niệm' rất dễ có mùi trên cao gió lộng (1) của kẻ sống sót ngó xuống cõi tối tăm mịt mùng của kẻ nạn nhân, của đa số người sống đối với thiểu số ngưòi chết...]

(1) Cái tít Trên Cao Gió Lộng cũng đã từng được dùng, để dịch Wuthering Heights [Mỏm Gió Hú], của Emily Bronte, từ cái thời còn Tây, trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy. NQT

It seems that the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.
1917
Akhmatova

 Có vẻ như cái thứ tiếng người mà chúng ta có đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang của tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc


Plus heureux que moi, vous vous êtes résignés à notre poussière natale.
Hạnh phúc hơn ta, tụi mi đành ôm mớ bụi quê hương.
Vous avez, en outre , la faculté de supporter tous les régimes, y compris les plus rigides.
Ngoài ra, tụi mi có tài, chế độ nào cũng bợ đít được hết, ngay cả thứ khốn kiếp nhất.
Ciroran: Sur deux types de société [Về hai thứ xã hội]
trong Histoire et Utopie [Lịch sử và Không tưởng]
*
"Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó rồi: Thơ Của Tôi."
Joseph Brodsky
[Cái phần đẹp nhất của Gấu, thì đã ở đó rồi: Những Ngày Ở Sài Gòn].
*
"A real 'wasteland' is much more terrible than any imaginary one".
Czeslaw Milosz: A Treatise on Poetry
Một "hoang địa" thật, thì khủng khiếp hơn bất cứ một hoang địa tưởng tượng nào.
*
L’individu ne vit pas une tragédie en perdant sa culture d’origine à condition qu’il en acquière une autre; c’est d’avoir une langue qui est constitutuif de notre humanité, non d’avoir une telle langue.
[Tạm dịch: Cá nhân không sống bi kịch, khi mất văn hóa gốc, nếu có được một văn hóa khác. Có được một tiếng nói khác, để tiếp tục làm người]
Todorov: Kẻ Bán Xới [L’homme dépaysé]
*
Tzvetan Todorov gốc Bulgarie. Ông kể chuyện những ngày đầu bỏ chạy quê hương, qua Pháp: Tôi tìm đủ mọi cách để hội nhập tối đa. Chỉ nói tiếng Tây, tránh hết mọi bạn quí cũ, đồng hương, đồng bào, tôi có thể nhắm mắt, mà vẫn nhận ra đủ thứ mùi rượu vang, đủ thứ phó mát khác nhau, của Tây, tôi mê toàn Đầm… cuối cùng, có một thằng Bulgarie mất đi, và thêm một thằng Pháp, nhân loại thì vẫn vậy: il y aurait eu à là fin de l’opération, un Bulgare de moins et un Francais de plus. La solde aurait été nul, sans perte ni gain pour l’humanité….


Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó rồi: Thơ của tôi.
Joseph Brodsky
Cái phần đẹp nhất của Gấu, thì đã ở đó rồi: "Những Ngày Ở Sài Gòn"

&

Va, petit livre, et choisis ton monde.
Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày
Note: Cái bìa, nguyên là một bức tranh của Nguyễn Đồng. Bọn lái sách thay bằng hình Chợ Sài Gòn.
Bìa sau, Gấu nhớ, có một câu thật trứ danh, do Gấu sáng tác:
Những rung động của một tuổi trẻ, của một thành phố, hay chỉ là những rung động của những chữ.
Bảnh, bảnh thật.
Thảo nào mấy đấng bạn quí phát điên lên!

*


Gấu có nhớ nhà không?


Có nhớ, nhưng nhớ nhất, là nhớ

Nhà Hội

Nhà Hội, với Gấu, là cuốn sách tuyệt cú mèo. Buồn buồn, là lôi ra đọc. Là nhớ Phạm Văn Cội, Củ Chi. Nhớ Đỗ Hải, Nhà Bè.
Nhà Hội ra lò, đúng lúc Booker Prize đang coi giò coi cẳng những ứng viên. Như Người Kinh Tế viết, cuốn sách mãnh liệt chẳng thua gì Ô Nhục của Coetzee, vậy mà tác giả của nó, qua nhà xb, đếch thèm đưa sách tới, xin được ban giám khảo sờ, và Booker năm đó đã về tay Kiran Desai, với cuốn"Gia tài của mẹ để lại cho con, một lũ khùng khùng", The inheritance of loss [Di sản của sự mất mát].
*
"We are born, so to speak, provisionally, it doesn't matter where; it is only gradually that we compose, within ourselves, our true place of origin, so that we may be born there retrospectively."
Rilke.
Chúng ta sinh ra theo kiểu dự phòng, thì cứ nói như thế, bởi thế, sinh ra ở đâu đâu có quan trọng. Ấy là nhẩn nha, dần dần mà chúng ta cấu thành, ở bên trong chúng ta, cái nơi chốn thực thụ của cội nguồn của chúng ta, và như thế, chúng ta sinh ra ở nơi đó, theo kiểu nhìn lại, hồi tưởng.
Hoặc:
Sinh ký, tử qui, thì cứ nói như vậy, thành thử sinh ở đâu, thì cũng được thôi. Cứ dần dà, cứ nhẩn nha, vừa sống, chúng ta vừa chiêm nghiệm, và sau cùng chọn ra được nơi chốn mình ra đời...