*


Dọn
I
1 2 3 4 5 6 7 8

II

1 2 3 6


















Dọn
Sái văn chương!

Bản chất tao ngộ giữa Đoàn Dự và Kiều Phong là của số phận của hai nhân vật võ lâm, trong một cõi giang hồ gió tanh, mưa máu, nơi mà con người bị chìm đắm trong tình cảm cá nhân và tổ chức, với sức mạnh thể chất trộn lẫn những huyền thoại lạ lùng về khả năng võ thuật trong ý chí quyền lực và đạo đức võ lâm. Còn sự gặp gỡ giữa Ouspensky và Gurdjieff là thuộc về huyền thuật giải thoát, trong trăn trở suy tư của một con người tri thức Tây phương, nhận chân ra cái lẽ vô thường và vô lý của cuộc sống ngày nay, để đi tìm con lộ vượt ra khỏi cái đống bầy nhầy và vô vọng của nhân thế hiện thời. Gurdjieff so sánh, như Plato đã, thân phận nhân loại như là các tù nhân trong một nhà tù lớn, vô hình mà con người không biết đến. Hãy ý thức được rằng mình là tù nhân để tìm đường đi ra khỏi cõi ngục thân. Và bước đầu tiên là phải thay đổi chính mình.
Nguồn
Ui chao, đọc bài viết của ông này, mới hỡi ơi. Hóa ra ông ta không đọc nổi Kim Dung, một thứ "sái văn chương", [para-littérature, chữ của VH, để chỉ văn chương chưởng], làm sao đọc nổi, bất cứ một triết học, hay triết gia?
Có vẻ như ông ta chỉ mượn dịp, bất cứ một thứ dịp, sử dựng tới chữ viết, để khoe khoang thứ triết dởm, văn hề của ông?
Độc nhất một lần, có tí hồn, có tí thực, là bài ông viết về bà xã của ông, đúng như một độc giả talawas nhận xét, tuy bài này bị mấy em, thuộc trường phái tiến bộ, xúm vô chửi!
*
Đoàn Dự, thực sự chỉ là một anh chàng mê gái, theo kiểu hề, mà Kim Dung đành phải phịa ra, nhằm làm nhẹ, những cuộc tình bi thương, bi lụy khủng khiếp, trong tác phẩm của ông.
Vẫn cái "technique" điểm và diện, thực và giả, trong mẹo viết văn.
Và giết người.
Liệu, NHL nhìn thấy ông, ở trong nhân vật này?
*
Cuộc "tao ngộ" giữa Đoàn Dự và Kiều Phong, độc giả Kim Dung không thể nào quên được, ấy là vì một chi tiết, có tính "huyền thuật".
Đoàn Dự, bị gái xua tay, đi chỗ khác chơi, em đang mê mẩn Mộ Dung Phục, đành ôm đầu máu, đi giang hồ, tới cõi Vô Tích kia, vô quán, kêu rượu giải sầu, lầm Kiều Phong với tình địch.
Còn Kiều Phong, thì lại lầm Đoàn Dự với Mộ Dung Phục, nghi can hạ sát phó bang Cái Bang, đàn em của ông.
"Huyền thuật" xuất hiện, khi Đoàn Dự dùng Lục Mạch Thần Kiếm, chuyển hơi rượu trong người, theo ngón tay thoát ra ngoài.
Một anh chàng suốt đời mê gái, mà phải "gái đẹp", (1), như Đoàn Dự, thì liên can gì đến số phận võ lâm, tới cõi giang hồ gió tanh mưa máu?
Một cuộc tao ngộ như thế, mà được tác giả ví với cuộc gặp gỡ giữa Ouspensky và Gurdjieff, [hai triết gia chăng?, hai huyền học gia chăng?, Gấu thực sự chưa từng "đã"], thì, sau 1 tới 2, cuộc "tao ngộ" số 2, mang tính huyền thuật, đạo pháp gì gì đó, chắc cũng là đồ dởm !
(1) "Gái đẹp", cách gọi này, Gấu thuổng của mấy anh Yankee mũi tẹt. Người Miền Nam gọi "người đẹp", tuy miệt vườn, nhưng lịch sự hơn, lại không "sỉ nhục" phái nữ. "Có gái không đấy?", mấy đại quan VC thường hỏi nhau, khi sắp sửa một trận đánh.
*
Nhân vật Đoàn Dự, theo Gấu, là một mắt lưới "dễ bị tổn thương" nhất, trong "sơ đồ" Lục Mạch Thần Kiếm. Cha nào con đó, ông bố đi đến đâu, vương vãi con đến đó. Mẹ đẹp, nên con, toàn gái đẹp, thành thử ông con, cùng một "khiếu thẩm mỹ" như bố, đều dính hết, đẩy Kim Dung tiên sinh đến mức, phải sử dụng "giải pháp chót", cho hoàng hậu ăn nằm với một tên ăn mày, biến Đoàn Dự thành con Đoàn Diên Khánh, cũng họ Đoàn, để có một kết thúc có hậu, và hợp lý!
Ngài Nguyễn Hữu Liêm, không hiểu sao, nhè đúng "yếu điểm" của Kim Dung, vạch ra, rồi hít hà, thế mới lạ ! (1)
(1) Một số từ ngữ, sử dụng ở đây, có nguồn, Gấu xin kê ra, để tránh bị coi là đạo văn:
"Sơ đồ": Được bạn ta, sử dụng, khi đọc Bảo Ninh.
"Yếu điểm", chữ của một trong thành viên Da Mầu. Bà này dùng lộn, đúng ra, "nhược điểm". Tuy nhiên, nhược hay yếu, có lẽ cũng như nhau, nếu dùng để chỉ nơi "dễ bị tổn thương nhất", chăng?
Toàn thể cụm từ "mắt lưới dễ bị tổn thương", của Althusser, khi đọc Marx. Một trong những mắt lưới dễ bị tổn thương, đưa đến, không chỉ "vong thân", mà là "hóa thân", biến thành bọ. Đó là hiện tượng Chúa Sẩy Thai, như chúng ta chứng kiến, "nhãn tiền".
&
Riêng Sáng Tạo, mặc dầu được tài trợ của chính quyền cũng chỉ có mặt vỏn vẹn có 31 tháng.
Nguyễn Văn Lục: Da Mầu

Không phải chính quyền, mà là Mẽo. Sáng Tạo hết tiền, là do Mai Thảo mê nhẩy đầm, mê gái nhẩy, chứ không phải không bán được!
Vụ tố Sáng Tạo nhận tiền của Xịa, là do nhà thơ NS, quê đám ST, sau khi nghỉ chơi với đám này.
Chẳng hạn, tờ Sáng Tạo cứ mang tiếng là cửa ngõ đem chủ nghĩa Hiện Sinh vào VN. Nào đã có ai dịch cái gì đâu? [NVL]
Tờ ST không hẳn mang tiếng như vậy.
Đem chủ nghĩa hiện sinh vào Việt Nam đâu có nghĩa đơn giản chỉ là dịch thuật?
Les séquestrés d’Alton [NVL]

Les séquestré d' Altona

Những kẻ bị cầm tù ở Altona.
Dans une famille aristocratique allemande, après la dernière guerre... Leni, Werner et Johanna, attendent le père pour un conseil de famille. Tout les trois vont apprendre la grave maladie du père et ses terribles dernières volontés ainsi que le secret de Frantz, le fils aîné, pourchassé par les nazis pendant la guerre comme déserteur et par les anti-nazis comme collaborateur du régime de Hitler. Tout le monde le croit en fuite au bout du monde mais celui-ci vit caché dans les combles de la maisons familiale. Frantz ne voit que sa soeur, Leni, avec qui, il entretient des rapports très particuliers. Le vieil homme veut revoir son fils une dernière fois avant de mourir mais Frantz refuse... En vue d'un procès hypothétique Frantz passe son temps à parler tout seul et à enregistrer sur des bandes magnétiques le témoignage historique de la défaite allemande. Le père envoie Johanna, sa belle-fille, pour le convaincre de le recevoir, espérant qu'il succombera aux charmes et à la beauté de la jeune femme...

Mô típ kịch, như trên, được lập đi lập lại, ở rất nhiều tác giả. Không hiểu Sartre có được gợi hứng từ Absalom, Absalom!, của Faulkner không, bởi vì trường hợp Frantz giống một anh chàng đào ngũ, sau khi Miền Nam thất trận ở trong đó.
Trong kịch, có một nhân vật trùng tên với một người có thực ở ngoài đời, cũng thuộc dòng quí tộc Đức, vì vậy Sartre phải lên tiếng xin lỗi, và cho thu hồi toàn bộ những ấn bản đã phát hành.
HPNT đúng ra cũng có thể yêu cầu me-xừ NMG làm y chang như Sartre!
Ả giang hồ La pute respectueuse [Nguyễn Minh Hoàng].
-La putain respectueuse
Ả giang hồ đáng kính trọng.
Không một nấm mồ Morts sans sépultures NVL
Morts sans sépulture
For whom the bells tolls NVL [bell, danh từ, số nhiều, mà toll, động từ, dùng số ít]
For whom the bell tolls
Chuông gọi hồn ai
....
Đúng là viết loạn cào cào, chẳng cần trúng trật!
Những lỗi như trên, chỉ cần gõ Google là ra liền, như Gấu từng làm nhiều lần. Nhớ làm sao được.
Cẩu thả như thế, mà cứ viết hoài, lại có chỗ đăng cho hoài, mới quái!
Mà có đăng, thì BBT cũng để mắt coi sơ chứ?
*
Không lẽ tên Nguyễn Văn Lục, có người viết, Nguyễn văn Lụt, ông có bực không?
*
Ông Nguyễn Văn Lục này, có khi chưa từng đọc Sáng Tạo, hoặc có đọc, nhưng chẳng hiểu mô tê gì hết. Giá như mà trước khi viết về nhóm này, ông Lục lục talawas đọc lại mấy cuộc họp bàn tròn của nhóm, thì cũng biết sơ sơ về họ, và về chuyện tại làm sao họ cố tình tìm đủ mọi cách để thanh toán Tự Lực Văn Đoàn, và văn học tiền chiến.
Giả như, họ thành công, biết đâu, chúng ta có một nền văn học ý thức về thời của mình, ý thức về cuộc chiến mà hai miền đâm đầu vào...
Biết đâu, lịch sử có thể khác đi?
Nếu. Giả như mà.
*
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo
[nguồn talawas]

Dọn

... Chân giá trị của thơ Trần Dần, Lê Đạt hay Thanh Tâm Tuyền, hay các nhà thơ bị quyền lực và dư luận chính trị hóa…
Nguồn

Auden đã từng tiên đoán hiện tượng này.
Ông phán, không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm, thơ của mình bị người đời sử dụng như là một trò phù thuỷ.
Trần Dần, Lê Đạt, Thanh Tâm Tuyền, theo Gấu, đều là những nhà thơ thực sự, mỗi người mỗi cách, cố gắng làm thơ, làm mới thơ. Tuy nhiên, họ đều bị người đời “sử dụng như là một trò phù thuỷ”.
Nói rộng ra, bất cứ một nhà thơ nhà văn nào, khi xuất hiện, đều bị sử dụng như là trò phù thuỷ, nếu thực sự là nhà thơ có tài, muốn làm thơ, làm mới thơ.
Nhưng ở đây, là "phản ứng phụ", phát sinh từ lời phán của Auden. Những ông nhà văn nhà thơ sửng cồ trước sự nổi đình nổi đám của họ, cả trong thơ và trong chính trị, theo Gấu, là do đố kỵ mà ra, và đều là đồ dởm.
Thực, ai mất công làm ba chuyện linh tinh như vậy.
*
Note: Cuối tuần, là cố dọn một lần. NQT
*
Câu của Auden, ứng vào trường hợp thơ Celan, mới kinh. Thơ của ông này, một sống sót Lò Thiêu, vậy mà bị chính những kẻ gây ra Lò Thiêu đem ra sử  dụng để làm trò phù thủy.

... Bài thơ khác thường của Celan không như bất kỳ một "cái gì khác" - một nghệ phẩm thực sự, nguyên sơ nào cũng bắt buộc phải như vậy - không giống ngay cả những điều ghê tởm mà nó đã diễn tả, hoặc nó từ đó mà ra. Không phải bài thơ đã "chuyên chở" những điều ghê tởm "bầy ra đấy", nhưng nó tạo nên một viễn ảnh tuyệt đối, của riêng nó, về chúng: Bắt buộc phải như vậy, thi ca vĩ đại "đẻ ra" thế giới của riêng nó.
Chúng ta có quyền nghi ngờ, có một nghịch lý ở đây. Có một điều đáng nghi ngờ về sự "thành công mang tính đại chúng" của bài thơ "Tẩu Khúc của Thần Chết" ở Đức, sau khi chiến tranh chấm dứt, đặc biệt trong giới trẻ, trở thành trò thờ phụng, sùng bái. Auden đã từng nói: "Không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm chuyện thơ của người đó được sử dụng như là trò phù thuỷ." "Tẩu Khúc của Thần Chết" đã đem đến cho người Đức một niềm khuây khỏa "lớn lao, kỳ diệu", ngang xứng với khôi hài đen, một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng thời: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do thái về Auschwitz." Nhưng bài thơ, chính bài thơ, trong sự thăng hoa tuyệt vời, hoàn toàn dửng dưng trước tất cả những phản ứng "ngoắt ngoéo", và luôn cả những đáp ứng của trái tim con người.
Tác giả của nó không được may mắn như vậy.
Trong những lần nói chuyện sau đó ở Đức, về thơ ca của ông, Celan đã kết hợp mọi trò lịch sự, nhũn nhặn qua một lời nhắc nhở "sắc bén" rằng, tính "hài âm", thuận tai, của thi ca truyền thống Đức, trong những năm chiến tranh đã có thể, "nhiều hay ít không bị bực bội, gây rối, để rong ruổi cùng với những điều ghê tởm nhất." Tính hài âm trong thơ của riêng ông không như vậy. Nó "đã là" sự bực bội, điều gây rối. Và tuy nhiên, bằng một sự khôi hài khủng khiếp, cao độ, có cũng có thể để cho sự bực bội nằm an nghỉ ở trong trái tim, trong tâm hồn người Đức, những người có thể "suy cảm" tội lỗi của họ một cách tuyệt vời, chẳng đau đớn một chút nào, thông qua môi trường đại chúng của bài thơ.
Chẳng có gì là ngạc nhiên, nếu sau đó Celan từ chối, không cho phép sử dụng bài thơ trong những bài đọc, hay được in lại trong trong tuyển tập thi ca phổ thông. Cũng chẳng có gì là ngạc nhiên, khi ông cảm thấy khốn khổ khốn nạn, mỗi lần thăm viếng nước Đức, và được đón rước rộn ràng, được ca tụng và trao bằng khen, giải thưởng. Ông tự cảm thấy ông là một người Do thái đã được "thuần hóa", một người mà thơ ca nổi tiếng làm cho người Đức cảm thấy thoải mái hơn: tệ hại hơn thế nữa, thơ ca của ông đã được "hạ cấp hóa", trở thành một loại nhạc pop. Thế hệ trẻ có thể nghe, vừa mua vui, vừa chọc quê, vừa dễ dàng kết án đám đàn anh của họ.
Celan

Nói chuyện quyền lực chính trị hoá với Trần Dần Lê Đạt, thực sự cũng không đúng. Mấy ông này chỉ xin Đảng cho các ông ấy làm thơ. Xin tách thơ ra khỏi chính trị. Trường hợp TTT thì dính gì tới quyền lực, chính trị hoá? Ông đi dậy học, rồi đi lính như tất cả mọi người, đi tù, như sĩ quan VNCH. Nếu sau này, ông được nhiều người nhắc tới, ở ngoài cõi thơ, thì là họ do kính trọng ông, giữ được tiết tháo, và không bị cõi tù làm thay đổi, thí dụ vậy. Đâu có gì mà móc ông với Trần Dần, Lê Đạt?

*
PV: Thưa nhà văn Nguyễn Đình Chính! Cuốn sách về cha ông: "Nguyễn Đình Thi - bí mật cuộc đời" bị dừng phát hành là do nội dung hay vì nguyên nhân gì khác?
NV Nguyễn Đình Chính: Việc dừng phát hành xuất phát cuốn sách là từ thái độ nghiêm túc của NXB Văn học khi phát hiện ra những lỗi moras đáng tiếc sau khi mới in được 200 cuốn để phục vụ hội thảo về Nguyễn Đình Thi.
Nguồn 

Ông con làm sách về ông bố, mà đầy lỗi, phải thu hồi!
Lỗi moras là lỗi gì?
Từ tiếng Tây này, viết là morasse, đã được Việt hoá là mo-rát, lỗi mo-rát là lỗi in sai.
[Làm Gấu nhớ thi sĩ TDT, "coup de grâce" viết lộn là "coup de grasse"! Cú ân huệ biến thành cú béo!]

Vậy mà, khi bố còn sống, cứ có dịp là muốn chơi trội!
Nguyễn Đình Thi là Thầy "hàm thụ" của Gấu. Năm học Dự Bị Triết, Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Gấu lỡ chọn ông này, nên bỏ Thầy NVT!
Gấu đọc được Mác xít là nhờ ông, và bước vô luôn được cõi Triết, khiến đám bạn quí, hay không phải bạn quí, những ông cử nhân Triết, học trò Thầy NVT tức điên lên!
Cái thằng "thư ký nhà giây thép" [chữ của Hồ Nam tặng Gấu] mà triết trét gì nó!
Nhưng NDT quả đúng là một tay Mác học. Chẳng thua gì Lefèbvre.
Những lời Bác tự khen Bác, cái gì gì "áp dụng thông minh và thiên tài chủ nghĩa Mác vào..."  Đông phương, đúng ra là nên dành cho NDT, khi ông sử dụng quan niệm tĩnh động của Dịch để đọc Mác xít.
Tuyệt!
Tưởng niệm NDT

Hãy để chủ nghĩa duy vật lịch sử hiện ra trước mắt anh, như một cột lửa trong đêm trường tư bản....
George Steiner: Tuyệt Bi (Absolute Tragedy)
*

PV: Trong cuốn sách này, có những bài ông viết về cha mình - một nhà văn lớn rất được công chúng ngưỡng mộ, nhưng ông lại nói những điều có thể khiến thần tượng trong nhiều người bị lung lay, ông có cảm thấy áy náy không?
NV Nguyễn Đình Chính: Tôi chả có gì phải áy náy mà nghĩ gì thì viết thế! Hơn nữa, hình ảnh của Cụ càng đẹp lên. Người ta chỉ đẹp nhất khi thật nhất. Tôi vẫn nói, về thơ, triết học và nhất là nhạc của cha tôi rất bài bản, nhất là khi sáng tác 2 bài Diệt phát xít và Người Hà Nội thì những nhạc sĩ lớn cũng phải ngã mũ kính chào, nhưng văn ông thì không hay.
Ông làm chính xác hóa tiếng Việt, nhưng câu chữ hay ngôn ngữ của ông chỉ nhiều thông tin mà không gợi cảm. Ông là người có kiến thức xuất sắc trong những người thuộc thế hệ ông và cũng đa tài, nhưng hạn chế của ông chính là dàn trải mà bản thân ông cũng đã thừa nhận. Ông cũng rất thương con, nhưng vụng về trong thể hiện.
PV: Nhưng dù sao cha ông cũng là người đáng được kính trọng?
NV Nguyễn Đình Chính: Sự kính trọng của đám đông, tôi nói thật, phải đánh một dấu hỏi, còn uy tín của nhà văn phải được tạo nên bởi thời gian.
*
Sự thất bại về văn xuôi của NDT, theo Gấu, không đúng như ông con phán. Đúng ra phải nói, đây là thất bại chung của dòng văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa. Dùng một hình ảnh để minh họa, đây là thứ văn chương đặt cái cày trước con trâu. Chưa viết đã biết kết cục ra sao rồi. Chính vì thế mà khi đọc Lý thuyết về tiểu thuyết của Lukacs, Gấu tá hoả tam tinh, vì cứ thử tưởng tượng ra một cuốn nào trong đầu, là đã có ở trong "bảng tuần hoàn" của ông rồi!
Đó là nỗi thất vọng thứ nhì của Gấu, sau nỗi thất vọng, tự mình khám phá ra phương trình đường thẳng, đi khoe với bạn, mới hay, nhân loại biết tỏng từ đời nào rồi!
*

Gấu, thú thực, chưa từng đọc văn của thầy Thi, nhưng cứ theo như nhời ông con chê, thì sợ là, ông con khen ông bố, mà không biết, nếu chúng ta thử tìm hiểu sơ sơ thế nào là văn chương hiện thực chủ nghĩa, qua Roland Barthes, trong 'Văn chương hôm nay’, khi ông trả lời tờ Tel Quel:

… Liệu ông có thể đưa ra một định nghĩa của ông, về văn chương hiện thực chủ nghĩa thứ thực [… your definition of a true literary realism].

-Chủ nghĩa hiện thực được định nghĩa, nhiều phần là bởi nội dung hơn là kỹ thuật của nó; cái thực, trước hết, là cái khảm, cái tầm phào, cái dàn trải, cái thấp hèn; nhìn rộng ra hơn, cái được coi là hạ tầng xã hội, bị tước đoạt đi, cái thăng hoa, tuyệt vời, cái bằng chứng ngoại phạm của nó [the supposed infrastructure of society, disengaged from its sublimations and its alibis]; chẳng ai hồ nghi, văn chương chỉ là chép lại [copied] một cái gì đó, và tuỳ theo mức độ của cái gì đó, mà nó được coi là hiện thực hay không hiện thực.
Roland Barthes: Tiểu luận về phê bình, bản dịch tiếng Anh [Critical Essays]

Như Gấu này được biết, cái gì đó mà NDT chép lại là xã hội Miền Bắc và cuộc chiến mà ông dâng mình cho nó, cuộc chiến chống Pháp. Những tác phẩm của ông “hình như” được coi như là sử thi của cuộc chiến đó?
Như thế, làm sao không dàn trải?
Văn không hay? Nói vậy thì biết vậy. Khi phán như vậy, là đành đầu hàng.
Vì “rắm ai vừa mũi người đó”. Giá mà Gấu được đọc văn thầy hàm thụ của mình, biết đâu lại thấy hay!
Nhưng Gấu có đọc một tí văn của ông con: Văn không hay. Lên gân quá. Nổ quá. Thực chất thì chẳng có gì. Đây là lỗi của ông bố, theo Gấu. Bởi vì ông NDT không biết đạp cho con một cái, cho nó tập bay!
*

Dù viết theo một quan điểm thẩm mỹ nào, hiện thực vẫn là nỗi ám ảnh thường xuyên đối với người viết truyện. Trong khi viết phê bình, lý luận, hiện thực hầu như vắng bóng.
Trần Hữu Thục: Chênh vênh giữa hiện thực và hư cấu [nguồn damau] 

Không phải chênh vênh giữa hiện thức và hư cấu, mà là sự khác biệt của hai ngôn ngữ, theo Roland Barthes, trong Phê bình là gì ?

Mọi tiểu thuyết gia, mọi thi sĩ, múa may quay cuồng với những đường đao thế kiếm dựa trên bất cứ một lý thuyết văn học gì thì gì, tựu chung cũng là để nói về tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy [nguyên văn: để nói về những sự vật, và hiện tượng, to speak of the objects and phenomena], cho dù những thứ này là do tưởng tượng, ở bên ngoài hoặc là có trước ngôn ngữ: thế giới hiện hữu và nhà văn nói: đó là văn chương. Sự vật, hay đối vật, the object, của phê bình khác hẳn: Đối vật của phê bình không phải là "thế giới" nhưng mà là một bài viết/nói, a discourse, bài viết nói đó, là của một người nào đó: phê bình là một bài viết/nói về một bài viết/nói; nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ (như những nhà lý luận gọi). Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với thế giới. Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái gọi là phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống với một hoạt động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự phân biệt giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
*

Thú thực, cái kiểu viết phê bình, biên khảo của ‘bạn ta’ [THT] này, nhảm quá. Do thiếu đọc, do không nắm vững vấn đề, bạn ta viết loạn cào cào châu chấu, chẳng có tí tác dụng, hay hữu ích nào, cho độc giả!
Chán quá! NQT
*
Bởi thế, Barthes mới chửi mấy ông nhà văn nhà thơ dốt, "đập văng mạng vào ngôn ngữ":

"Nhà ngôn ngữ học - điếc trước nhiệm vụ thi ca - như chuyên viên văn chương - dửng dưng trước những vấn đề, ngu dốt trước những phương pháp, của ngôn ngữ học - trong trường hợp nào thì cũng là một lỗi thời trắng trợn."
Món quà tuyệt vời