*


Dọn
I
1 2 3 4 5 6 7 8

II

1 2 3 6


















Cái thứ tiếng Anh chỉ để sử dụng trong quan hệ hàng ngày không thể nào trở thành văn học được. Cái phần gốc, tiếng Việt, đã lem nhem, (1) cái phần ngọn, tiếng Anh, như thế, người sử dụng lại chưa làm sao thổi vô trong đó cái gọi là căn cước Mít, [Gấu nhớ đến câu Allan Massie khen Ishiguro: Each of  his novel has an unmistakle identity: Mỗi một cuốn tiểu thuyết của ông là một căn cước không thể nào lầm với của ai đưọc], cái việc làm của nhóm da mầu không khùng điên, thì cũng là cố đấm ăn xôi.
(1) Đây là tiếng Việt của một thành viên da mầu:
Nhưng lại có yếu điểm của văn chưong mạng là ...
Trích RFA
"Yếu điểm" là điểm trọng yếu. Ở đây, phải dùng "nhược điểm".
*
First-world enclave, tạm dịch "ốc đảo thượng lưu" hoặc "tô giới thượng lưu" là cụm từ học giả Nguyễn Bá Chung dùng để mô tả Sài Gòn và những thành phố khác của miền Nam. "Sài gòn và nhiều thành thị khác của miền Nam vào thời điểm đó giống như những hòn đảo thanh bình và tiện nghi trong một biển lửa mà chúng ngoảnh mặt làm ngơ. Được bảo vệ bởi lực lượng quân sự Hoa Kỳ và nuôi sống bởi viện trợ hào phóng của Mỹ, những thành phố này mang dáng dấp của những tô giới thượng lưu trong vùng đất nghèo khổ của những đất nước kém mở mang."
Nguồn da mầu
Cái tay viết những dòng này, là một tay bỏ chạy, thành thử chẳng hiểu gì về cuộc chiến “da beo” Việt Nam, và những ốc đảo thượng lưu, tô giới thượng lưu là do ông ta tưởng tượng ra, sau khi dựa vào, chỉ một câu phán của VP, thiếu bóng dáng người nông dân trong văn chương miền nam trước 1975, ngoài, ‘độc nhất’ hai ông nông dân Bình Định, Bốn Thôi, Ba Đồng Thời, của nhà văn Bình Định này.
Lý luận của tay này y chang tay Lữ Phương ngày nào, khi chửi nhóm ‘tiểu thuyết mới”, là văn chương viễn mơ.
Nhà học giả NBC được nhà văn PN tâm đắc, [‘tôi có phần đồng ý’, nguyên văn], ở một điểm, là phải ‘thù hận sự thù hận’, thì mới có văn chương, mới 'về nhà' được.
Sở dĩ Gấu này dùng cụm từ bí hiểm ‘thù hận sự thù hận’, thay vì cởi bỏ, rũ bỏ hận thù, ấy là vì, mấy ông bỏ chạy này không làm sao gạt bỏ được sự hận thù đối với Miền Nam, nói đúng hơn, với chế độ VNCH.
Cái giọng khốn nạn ‘mà chúng ngoảnh mặt làm ngơ, được bảo vệ,... hào phóng’… gì gì đó, nếu không có mầm hận thù Ngụy, VNCH là không thể viết được!
Ở đây vẫn là chân lý 'tâm khốn nạn đẻ ra văn chương khốn nạn', của Brodsky: Mỹ thiện là mẹ của đạo hạnh.
Hơn nữa, ông học giả NBC này chưa đọc chuyện 'mất vị không chửi'. Giả như không có đám chống cộng điên cuồng ra rả rủa xả, Gấu này sợ rằng lông vịt bây giờ mọc đầy ở trong trái tim của kẻ chiến thắng rồi!
*
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến nghệ thuật chửi, của mấy bà già nhà quê. Chửi cũng là một hình thức lập lại, những câu chửi có sẵn trong nhân gian, rồi thậm xưng, sáng tạo thêm. Trong những câu chuyện chửi "tốt", có một, từ Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, được Hiếu Chân mô phỏng. Đó là câu chuyện mất vịt không chửi. Đại khái như sau: một bà già nhà quê có một bầy vịt, cứ hao hụt dần. Nhưng chẳng bao giờ bà ra đầu ngõ, chổng mông, vén váy tố "mả cha, mả bố thằng nào, con nào bắt trộm của bà...". Anh chàng hàng xóm khoái món thịt vịt luộc chấm mắm gừng, một bữa thức dậy, bỗng thấy lông vịt mọc lên, trước còn ít sau cứ thế lan khắp người! Hoảng quá, lên chùa, cầu cứu Phật. Phật nói, muốn hết bệnh, phải đến nhờ bà cụ mất vịt chửi cho! Chửi đến đâu, lông vịt rụng tới đó!
Nhìn theo kiểu "mô phỏng, xiên lệch, xỏ lá" như vậy, chúng ta mới thấy giá trị của những lời "giải oan" của dòng văn chương "phản kháng": giả sử không có những lời "chanh chua" của một Phạm Thị Hoài, thí dụ vậy, không hiểu lông vịt sẽ còn tràn lan tới đâu, trong thế giới toàn trị đó!
Mất vịt không chửi
Những thảm họa của đất nước, ở cả hai miền, sau 30 Tháng Tư 1975, cả thế giới đều biết, và đau lòng, và đều tiếc nuối xã hội miền nam trước 1975, tuy không hoàn hảo, nhưng hơn hẳn xã hội miền bắc, trừ mấy anh bỏ chạy. Đây là một điều Gấu này thực sự không làm sao hiểu được. Cái điều này nó phi nhân vô cùng, theo nghĩa, vượt quá tầm hiểu biết của con người. (1)
(1) Từ 'inhuman' này, Gấu mượn của Joseph Frank khi viết về tính tình dịu dàng phi nhân [the inhuman sweetness] của nhân vật Prince Myshkin, trong Chàng Ngốc, qua bài viết của Coetzee về bộ tiểu sử khổng lồ gồm ba tập của ông về Dos.
Cũng trong bài này, Coetzee gọi thời gian "viết như ngựa phi" [chữ của một độc giả Tin Văn], của Dos, là những năm nhiệm mầu [Dos, the miraculous years], và giải thích, được như thế, ấy là vì Dos viết vì nhu cầu bánh mì hàng ngày [writing for his daily bread]: Vào năm 1864, cả hai người thân của Dos, là bà vợ thứ nhất và ông anh mất, Dos ôm lấy trách nhiệm nuôi cả hai gia đình, cộng thêm số nợ khủng khiếp ông anh để lại. Frank gọi ông là 'một tay nhà văn vô sản bắt buộc phải lao động khổ sai hàng ngày, mới có miếng ăn cho cả một đoàn tầu há  mồm [a literary proletarian forced to write for wages].

First-world enclave, tạm dịch "ốc đảo thượng lưu" hoặc "tô giới thượng lưu" là cụm từ học giả Nguyễn Bá Chung dùng để mô tả Sài Gòn và những thành phố khác của miền Nam. "Sài gòn và nhiều thành thị khác của miền Nam vào thời điểm đó giống như những hòn đảo thanh bình và tiện nghi trong một biển lửa mà chúng ngoảnh mặt làm ngơ. Được bảo vệ bởi lực lượng quân sự Hoa Kỳ và nuôi sống bởi viện trợ hào phóng của Mỹ, những thành phố này mang dáng dấp của những tô giới thượng lưu trong vùng đất nghèo khổ của những đất nước kém mở mang."
Nguồn da mầu
Cái tay viết những dòng này, là một tay bỏ chạy, thành thử chẳng hiểu gì về cuộc chiến “da beo” Việt Nam, và những ốc đảo thượng lưu, tô giới thượng lưu là do ông ta tưởng tượng ra.
Cái giọng khốn nạn ‘mà chúng ngoảnh mặt làm ngơ, được bảo vệ,... hào phóng’… gì gì đó, nếu không có mầm hận thù Ngụy, VNCH là không thể viết được!
Ở đây vẫn là chuyện 'tâm khốn nạn đẻ ra văn chương khốn nạn': Mỹ là mẹ đạo hạnh.
*
Làm sao biết, phần nào, nhà nước cấm không cho đọc, để mà coi như đó là một cái 'goal', mục tiêu của một trang văn học net hải ngoại, xin thưa, dễ lắm:
1. Đọc eVăn. Chuyên văn học huề vốn, không nhạy cảm. Từ đó, suy ra phần không huề vốn, nhạy cảm.
2. Giới thiệu những tác giả đã từng có kinh nghiệm về thế giới toàn trị. Những ông như Milosz, Kundera, Brodsky, Solz... Nếu có ông nào trong nước đã dịch, thì bổ sung phần bị thiến, bị dịch sai đi.
3. Không cần thiết phải làm sống lại cái thây ma văn học Miền Nam trước 1975.
Phần này, nên để cho talawas làm, như đã và đang làm, có lợi hơn, đúng hơn, và công bình hơn.
Khi talawas mới xuất hiện, Gấu đã tưởng 'goal' của diễn đàn, là số 2, như logo 'ta là gì' hứa hẹn, nhưng mừng hụt!
Mấy ông bà Miền Nam, đều có tư ý, mỗi khi làm việc công ích 'phục sinh' [chữ chôm của KT] thây ma này. Một ông Miền Trung chẳng hạn, sẽ bệ ngay ông VP ra làm chủ trì. Một thằng như Gấu chẳng hạn, có thể, sẽ lôi ông anh ra, cũng nên!
*
Trường hợp Võ Phiến và bộ Văn Học Tổng Quan.
Trước 1975, bài viết, có thể độc nhất của tôi, về Võ Phiến, là bài đăng trên trang VHNT của nhật báo Tiền Tuyến, do tôi phụ trách. Vì là một trang báo VHNT cuối tuần, của một tờ nhật báo, cho nên sau đó, tôi quên luôn, và không hề biết, bài sau được tờ Văn moi ra đăng lại. (1)
(1) Có mấy NQT
VP là một trong nhà văn của thời mới lớn của tôi. Cho đến khi tôi tập tễnh làm nhà văn nhà điểm sách, nhà phê bình... thì ông đã ở đằng sau lưng tôi, cùng với thời mới lớn đó rồi.
Ra tới hải ngoại, ông lại trở thành một vấn đề lớn, đối với tôi, khi phải nhìn lại những ngày tháng cũ, người cũ, cuộc chiến chẳng bao giờ cũ.
Trong bài viết Nhà văn Bình Định, tôi đã nêu ra một phần của vấn đề.
Nay xin viết rõ ràng hơn.
Bài viết này sẽ cùng nằm trong mạch viết về Mai Thảo..
Hồng 3
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là nhờ ông anh rể, Nguyễn Hoạt.
*
Trước 1975, tôi chưa viết về Mai Thảo, điều này chắc chắn, và tôi tin rằng MT cũng biết như vậy. Có thời gian tôi thường xuyên phải gặp ông, ít ra mỗi tháng một lần, khi phụ trách mục Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề. Nhưng, như có một mật ước giữa ông và tôi, đừng nói chuyện văn chương khi gặp và, nhất là, đừng bao giờ viết về Mai Thảo!
Bài viết đầu tiên về Mai Thảo ở hải ngoại, trên mục Tạp Ghi của NMG, được viết, khi tôi nghe tin ông nằm nhà thương, chờ chuyến đi xa, và tôi nghĩ, bây giờ viết về MT được rồi.
NMG đã đem bài viết vô nhà thương, cho ông đọc, và ông gửi lời cám ơn tôi, qua NMG, kèm nhận xét, bây giờ NQT viết khác hẳn ngày trước. Khác, theo nghĩa đọc được. Trước 1975, tôi nghe qua người khác, ông không chịu nổi thứ văn làm mới văn chương của tôi.
Sau khi ông mất, tôi viết thêm một bài tưởng niệm về ông, nhân biết được, ông còn làm thơ, và ký bút hiệu Nhị.
Chắc là từ Nhị Hà.
Nhị
*
Hận thù gì cũng có thể xóa bỏ, trừ hận thù đám chống cộng điên cuồng hải ngoại, chân lý 'sông có thể cạn' của đám Miền Nam bỏ chạy làm Gấu nhớ tới lời cầu nguyện của Wiesel, sống sót Lò Thiêu, Nobel hòa bình, khi ông trở lại nơi chốn cũ, lần tưởng niệm thứ 50: Thượng Đế đầy yêu thương và nhân từ, xin Ngài đừng tha thứ cho những kẻ đã gây tội ác ở đây. (1)
(1) Chi tiết này Gấu đọc trên tờ Time, tưởng niệm 50 năm Lò Thiêu.
Hai trường hợp chẳng mắc mớ gì đến nhau, không hiểu sao lại quàng lấy nhau, Gấu cứ tự hỏi mãi, và sau cùng ngộ ra rằng thì là, có vẻ như Gấu này cũng muốn cầu xin Thượng Đế một điều, xin Ngài đừng bao giờ  mở lòng nhân từ, và 'cho phép' cái đám bỏ chạy khốn kiếp đó, xóa đi lòng hận thù của chúng, đối với đám Ngụy, và chế độ VNCH!