*
Ghi


Dọn
I
1 2 3 4 5 6 7 8

II

1 2 3 6














Hà Nội không bỏ một chữ.

Nhưng giả như họ thiến vài chữ, liệu NMG có chịu không?
Giả như đám Hà Nội có tham chiếu bài viết của NMG, Nhìn lại những trang viết cũ, trong đó, ông so sánh đám hàng thần lơ láo Miền Nam, những ngày sau 30 Tháng Tư, với đám quan lại thời Tây Sơn, trước họa Bắc Phương, và từ đó, suy ra "thâm ý" của NMG, cái cuộc giải phóng Miền Nam thì cũng cùng một dã tâm ăn cướp như của Mãn Thanh ngày nào, và từ đó, bật ra cái sự hào hùng của Nguyễn Huệ ra Bắc, thống nhất đất nước, lật ngược căn cước lịch sử Mít?
*
Ui chao, liệu NMG thực sự có cái cao ngạo, có cái tham vọng ngất trời như thế chăng? Và nếu như thế, cái sự nhục nhã để cho VC sờ chim thì cũng chẳng thấm vào đâu so với Hàn Tín ngày nào!

Viết đến đây, Gấu lại nhớ những ngày Trần Trường, Gấu may mắn làm sao có mặt, và cũng túc trực, chen vai sát cánh cùng đám biểu tình, bằng cách hàng ngày ngồi đánh cờ tướng ở một tiệm cà phê ngay kế bên tiệm Hi-Tech. Và, đọc Thảo Trường viết về người tù binh nằm trong nôi. Bữa ghé NMG, hỏi đã đọc chưa, NMG gật gù, bảnh, bảnh thật, cả một cuộc biểu tình ghê gớm như thế, mà chỉ là “tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy” trước cặp mắt ngây thơ của đứa con nít nằm trong nôi! [Đây là Gấu diễn ý của NMG, chứ thực tình, không nhớ đúng nguyên văn câu phán của ông]. Mấy bữa sau gặp TT, kể, bạn ta gật gù, ông NMG phán như thế, đến tai đám biểu tình, là bỏ mẹ thằng này!
*
Trước 1975, Thảo Trường thuộc loại đàn anh của tôi. Anh có tên trong tờ Sáng Tạo, nhưng theo "một nghĩa nào đó", anh chẳng mắc mớ gì với chủ trương "đạp đổ", làm cách mạng văn học của nhóm này. Cho tới giờ này, tôi vẫn không hiểu được tại sao anh có mặt "ở đó"?

Bởi vì truyện ngắn của Thảo Trường "hiền khô", lại không "mới". Cái cũ "nhất" ở anh, là kỹ thuật truyện ngắn. Thứ truyện ngắn không nhắm vào tiểu sảo, không mà mắt người đọc với những kỹ thuật mượn từ độc thoại nội tâm, điện ảnh... vốn rất được ưa chuộng hồi đó, kể luôn cả chuyện, cho nhân vật tuôn ra đủ thứ tư tưởng, hoặc ăn nói theo kiểu ba phải (nghĩa là lạm dụng nghịch lý, ra cái điều thông thái: Đời chẳng đáng gì nhưng đâu có gì đáng (như) đời, la vie ne vaut rien mais rien ne vaut la vie, André Malraux).
Ngay hồi đầu đọc anh, tôi đã ngạc nhiên, anh cứ một mình đi một đường, an nhiên tự tại, thong dong mà viết.
Bây giờ thì tôi hiểu. Với một chút tếu, với chút thong dong tự tại, vậy là có thể qua được địa ngục. Đá Mục cho thấy điều này. Như thể Sáng Tạo hô hào lật đổ, là để chờ tới giai đoạn hậu-Sáng Tạo: giai đoạn Đá Mục.

Câu chuyện như chỉ có hai nhân vật. Và ba đoạn đời.
Người ta có thể dựng một cuốn phim chỉ với những tình tiết "đơn giản" như vậy: Tên một cuộc chiến (tại sao không?)
Đoạn đầu: Anh chuẩn uý mới ra trường, trấn một đồn biên. Đệ tử, một anh lính truyền tin.
Đoạn hai: Họ gặp lại nhau trong trại tù.
Đoạn ba: Anh sĩ quan, sau 17 năm tù, tái ngộ vợ con, và đệ tử tại xứ người.

Phải luôn luôn nhớ rằng hãy quên đi tất cả (Đá Mục).

Trận chiến diễn ra trên đường Bolsa, thành phố Westminster. Một bên là Việt Cộng rất thủ đoạn nhưng có lực lượng cảnh binh sắc phục đẹp và oai phong nhất thế giới, trang bị bằng những khí cụ hiện đại tối tân cũng nhất thế giới, hộ tống. Một bên là dân di cư chạy loạn, nạn nhân của Việt Cộng...
Mẹ cháu cũng bị bắt trong nhấp nháy.... Và cháu cũng bị bắt dẫn đi. Cháu vẫn nằm trong nôi.... Cháu trở thành tù binh... Một thứ tù binh của hòa bình... Trận đánh cuối thế kỷ.
(Người tù binh nằm trong nôi).

"Có một bản thảo đưa ông đem về mà cũng đánh mất, đòi gửi tờ khác thì tôi gửi đây (Người tù binh nằm trong nôi)... tôi kèm thêm một ít trang bản thảo tập truyện sắp in, ông đọc đỡ buồn!
Tôi không hiểu sao các ông lại không ở "Saigon" này mà đi tuốt luốt sang mãi "Tây Ninh, Đồng Tháp" xa xôi chi vậy để rồi thỉnh thoảng lại phải "về phép" tốn tiền tốn sức. Sang "Saigon" này mà ở cho nó tiện việc ra quán cà phê cà pháo mỗi ngày. Xin gửi lời kính thăm quí bằng hữu ở bên đó.
Nói vậy chứ ở đây cũng chán bỏ mẹ!"
Littile Sài Gòn
*
Bây giờ thì tôi hiểu. Với một chút tếu, với chút thong dong tự tại, vậy là có thể qua được địa ngục.
Câu sau đây, cũng có thể áp dụng cho TT:

The book was also written as a treatise on the subject of survival. The tone had been set in Solzhenitsyn's first published masterpiece, One Day in the Life of Ivan Denisovich (not included in The Solzhenitsyn Reader). Unlike another genius writing in this genre, Varlam Shalamov  (a kind of Russian Primo Levi), who had exposed the prison camp as an unmitigated hell where man is stripped of any vestige of humanity, Solzhenitsyn's narrative is a moral fable of  the condemned soul seeking, in the grueling  experience of prison life, the light of spiritual rejuvenation. It gave hope.
The old days

Cuốn sách còn được viết như là một luận đề về sự sống sót. Giọng  văn thì đã có từ tuyệt phẩm đầu tiên được xb, Một ngày (không có trong ấn bản The Solz Reader). Không giống một thiên tài khác cùng loại, Varlam Shalamov (một thứ Primo Levi của Nga), ông này coi trại tù là địa ngục hết thuốc chữa, nơi chất người kể như tiêu, giọng kể chuyện của Solz, là của một ngụ ngôn đạo đức của một linh hồn bị kết tội tìm kiếm, bằng kinh nghiệm nhọc nhằn của cuộc sống tù đầy, ánh sáng của sự tươi trẻ trở lại. Quần đảo Ngục tù trở thành một cuốn best-seller trên toàn thế giới, cùng với hai cuốn trước đó, Tầng Đầu và Khu Ung Thư, thuộc dòng bi kịch chính trị có tính truyền thống, giọng văn và cách suy nghĩ của hai cuốn này không khác gì dòng văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa chính thống, theo Shalamov. ...

Có lẽ đây là dịp để người Nga đọc nó, The Solz Reader, từ viễn tượng lịch sử của chính họ.
*
Thành thử, những "phát giác", "những ám ảnh chiến tranh", trong "Miểng" của TT, tiếng 'kêu thương chấp chới"... là 'phỉnh nịnh' bạn ta cả đấy!
Từ 'phỉnh nịnh' này, Gấu mượn của Steiner, khi ông chửi mấy anh nâng bi ông, là 'tản mạn'. Steiner giải thích: Suốt đời tôi, chỉ băn khoăn có một điều, có hay không có Thượng Đế.
Sự tươi trẻ trở lại? Bạn đọc TT, cái đoạn anh tù lầm quả trứng bồi dưỡng cho con heo nọc, là của em nữ quản giáo tặng cho anh, mà chẳng thấy tuơi trẻ trở lại sao?
Cái con heo nọc của anh tù trong truyện Đá Mục của TT, mới đây thôi, Gấu nhớ lại, khi đọc NQL.
Ông này cũng có một con heo nọc chuyên phục vụ mấy bà vợ liệt sĩ, bộ đội vào Nam chiến đấu.

Ghi chú về lưu vong

Error is the risk which awaits the poet... Error means wandering, the inability to abide and stay. For where the wanderer is, the conditions of a definitive here and now are lacking.... The wanderer's country is not truth, but exile; he lives outside, on the other side which is by no means a beyond, rather the contrary. He remains separated, where the deep of dissimulation, that elemental obscurity through which no way can be made and which because of that makes its awful way through him (Blanchot).
Sai sót là rủi ro đợi chờ nhà thơ… Sai sót có nghĩa lang thang, không thể trụ lại ở một chỗ. Lang thang có nghĩa là, “cái ở đây, cái bây giờ chung quyết không thể có” [như Mít nói, “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” chăng?]…. Xứ sở của một kẻ lang thang không phải là sự thực mà là lưu vong….
Blanchot
Xứ sở của kẻ lang thang thì không phải là sự thực mà là lưu vong: Tuyệt! NQT
When Saint-John Perse named one of his poems Exile, Blanchot says, "he named the poetic condition as well... The poem is exile and the poet who belongs to it belongs to the dissatisfaction of exile. He is always lost to himself, outside, far from home; he belongs to the foreign, the outside which knows no intimacy or limit, and to the separation which Holderlin names when in his madness he sees rythm's infinite space.
Khi Saint-John Perse đặt tên một trong những bài thơ của ông là “Lưu vong”, Blanchot nói, “ông ta đặt tên cho thân phận thơ… Bài thơ là lưu vong, và nhà thơ, kẻ thuộc về bài thơ, thuộc về sự không thoải mái của lưu vong."
*
Xa quê, nhớ nhà.
Christine Brooke-Rose, trong bài viết Exsul, được in trong cuốn Lưu Vong và Sáng Tạo [Exile and Creativity, nhà xb Duke University, 1998], kể về thời thơ ấu của bà, tại Brussels. Được nuôi dưỡng trong khí hậu nhị-ngôn, Pháp-Anh, bà cứ nghĩ, exile  là ex-ile, nghĩa là do chữ “đảo”, ile, tiếng Pháp, mà ra. Bà chắc chắn như vậy, không phải vì Quần Đảo Anh, là chốn bà con họ hàng nơi thường xuyên lui tới của bà, nhưng còn vì, đối với một đứa trẻ, những hòn đảo thật diệu kỳ: nào là Đảo Kho Tàng, Đảo Lỗ-bình-sơn, miền đất không bao giờ-không bao giờ của Peter Pan (Peter Pan’s never-never land)... Lưu vong như thế có nghĩa là một ốc đảo cô đơn, một nơi chốn mà đứa trẻ, với cuốn sách, tập làm quen với nỗi cô đơn, thèm được ở mãi trong đó, và sẽ hết sức bực dọc nếu bị đuổi ra...
Nhưng không phải vậy.
Exile  (La-tinh exilium, trước đó exsilium; exul, exsul, một người bị bỏ, bị biếm), từ lâu vốn được coi như liên hệ với solum, đất (soil), nhưng bây giờ (coi tự điển La-tinh, E.A. Andrews biên soạn, nhà xb Harper, 1987), gốc rễ của nó là sal, tiếng Sankrit sar (đi, to go), L. saline/saltare;  và L. exsilio có nghĩa là ‘nhẩy lên’ (spring from). Nhưng sau đó, trong tiếng Pháp Cổ, exilier  hay essilier có nghĩa là ‘to ravage’, ‘to devastate’, dây mơ rễ má của nó còn nhận thấy qua từ exterminate, nghĩa đen là ‘vượt quá biên cương, bờ luỹ’.

Thành thử ngoài nỗi đau khổ vì bị biếm, còn chuyện lao tới một cuộc đời mới, vượt ra khỏi những lũy tre làng thân quen (vượt ra khỏi những biên cương của một cái đảo tự mình tạo ra cho chính mình). Thí dụ như, “Ý đại lợi, thiên đàng của lưu đầy”, Shelly viết, năm 1818.
Đây là nghĩa “đẹp” của nó.
Còn nghĩa ‘đau thương’ thê thảm của nó, thì có,  thí dụ như, lời nói chót của Đức Giáo Hoàng Gregory VII: “Tôi yêu sự chính trực, điều phải, thù ghét sự bất công, cho nên tôi phải chết trong lưu đầy.”
Vẫn theo tác giả, ngày nay, không một nhà văn nào thực sự xứng đáng là một lưu đầy xứ người, so với những chính trị gia. Nhưng bởi vì là nhà văn, nên họ thường đưa ra được nhiều vấn nạn hơn là những khuôn mặt chính trị. Và được kể là những khuôn mặt chính trị, theo tác giả, có những thường nhân, thí dụ như một người nướng bánh, một ông thợ mộc...
Như đoạn viết trên cho thấy, ngày nay, nhà văn thua nhà chính trị, nếu nói về lưu vong. Những nhà văn đi về cùng một nghĩa như nhau, lại càng thua những nhà chính trị, nhất là những ông, sau khi cho in sách một cách rất ư là tự do, bèn đưa sách về nhà để xin được kiểm duyệt.
Thành thử, nhà văn thua thường dân xa, bởi vì thường dân, vẫn còn coi họ là lưu vong, hơn cả nhà văn, như trong bài viết trên cho thấy.
Tôi đã hân hạnh được quen một ông, một vị bác sĩ. Ông già của ông, ở Việt Nam, nằm hấp hối ở bệnh viện. Ông về, suốt thời gian, ở bên giường bệnh của ông cụ, ở bệnh viện, sau đó, ở bên quan tài của ông cụ, khi ông cụ mất. Đưa ông cụ về với đất, là ông đi trở ra ngoài này liền. Ông nói, tôi muốn làm khác đi, cũng không được.
Theo tôi, ông bạn của tôi được hưởng cả hai cái sướng, của cả hai câu ở trên, một, “Ý đại lợi, thiên đàng của lưu đầy”, của Shelly viết, năm 1818, và một, “Tôi yêu sự chính trực, điều phải, thù ghét sự bất công, cho nên tôi phải chết trong lưu đầy”.

Đọc mấy bài viết về lưu vong hải ngoại, trong có một số, là bài "trả bài," sau khi lấy tiền của Mẽo, mới tá hoả ra rằng thì là, mấy ông bà này hiểu cái nghĩa của chữ lưu vong buồn cười quá, theo kiểu đơn giản, đúng ý nhà nước, bây giờ, ai cũng mò về, đâu còn lưu vong nữa!
Càng nghĩ, càng thấm anh chàng Kiệt, của Một Chủ Nhật Khác, của TTT. Vào những ngày Bình Long khói lửa, hòa đàm Paris như thế đó, mà tác giả đã tưởng tượng ra được một anh chàng du học, bỏ về, để chết một cái chết lãng nhách trên quê hương của mình.
Kiệt làm Gấu nhớ đến ông Nhàn, sếp cũ của Gấu, chủ nhà xb Vàng Son, hưởng ứng chiến dịch Kinh Tế Mới, bỏ Sài Gòn về làm rẫy, sáng sớm đi làm bị du kích kêu, nghễnh ngãng không nghe được, thế là đòm một phát. Kiệt thì bị quốc gia lầm là VC.


Không phải niềm vui lớn
Cái vụ mấy anh VC nằm vùng khăng khăng nói không với ‘phản tỉnh’, cố đấm ăn xôi, cố ôm hào quang những chuyến ra đi, lên rừng, vô bưng, mần Cách Mạng… làm Gấu nhớ tới Grass, và cái cú ‘phản tỉnh’ của ông, và những dòng ‘tình cờ đọc lại’, sau đây:
The denial of true reflection
Modern moralists live in an experience vacuum; Günter Grass's idea of honour is beyond them
'Günter Grass has lived through his mistakes, better than most of us would have done.'
Without ethics man has no future. This is to say mankind without them cannot be itself. Ethics determine choices and actions and suggest difficult priorities. They have nothing to do, however, with judging the actions of others. Such judgments are the prerogative of (often self-proclaimed) moralists. In ethics there is a humility; moralists are usually righteous.
Nguồn
Nhà văn Nobel người Đức, Guenter Grass lên TV trả lời vụ đã từng phục vụ SS. Ông nói, "những người chỉ trích muốn tôi biến thành 'không người' [unperson]. Tôi bị kéo vô SS, nhưng chưa từng làm hại ai, chưa phạm tội ác nào, và luôn mong có ngày nói dài về nó. Thí dụ cuốn này. Tôi đã mất ba năm với nó." "Ai muốn phán đoán xin cứ việc" Nguồn
Vụ việc Grass hung hăng con bọ xít, tình nguyện vô Thành Đoàn Nazi, khi mới 17 tuổi, có gì rất hơi bị tương tự mấy ông VC trích máu ngón tay viết huyết tâm thư dâng Đảng, tình nguyện vào chiến trường Miền Nam. Trường hợp của Grass đang om xòm, trên tờ Guardian, chẳng hạn. Một ông phán, mấy ông đạo đức gia hiện đại sống cái kinh nghiệm rỗng; ý tưởng của Grass về danh dự vượt quá họ. Nguồn
*
Người Kinh Tế 19 Tháng Tám, 2006:
Kỷ niệm Một Mùa Thu Năm Qua Cách Mạng Tiến Ra bằng cú tự thú trước bình minh như thế này thì đâu có thua gì Văn Cao nhà mình, viết di chúc trước lịch sử, tại sao tớ viết Tiến Quân Ca?
"Mười năm trước đây, tự thú kiểu này là tàn đời. Bi giờ người ta có vẻ tha thứ hơn". Gấu lại nghe ra giọng NMG, tác giả của "nỗi buồn nhất trong đời viết văn": Viết Tạp Ghi như của ông, trước đây, là toi mạng với tụi nó rồi !
Cái tít, "Thêm một người hùng đi đoong", hay thiệt.
Nhưng chưa hay bằng câu này: "Một cách nào đó Grass được hưởng lợi từ sự chuyển biến, ngay ở trong cách suy nghĩ của ông."
Liệu Gấu, y chang?

Bữa trước, có nhắc tới một truyện ngắn của Thế Lữ, nhân cú của bậc thầy của NMG, khi viết Sông Côn Mùa Lũ.
Nay đã tìm ra nguyên tác.


Thảo nào, Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, lại hành động thô bạo đến như thế:  Ấy là cũng chỉ mong một sự cứu rỗi!
-Quân đâu, hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!
Nhắc đến ông, có ông liền.
- "Tuổi 20 yêu dấu" và bây giờ là “Tiểu long nữ” - những cuốn tiểu thuyết không thực sự có được chiều sâu như những tác phẩm trước đây của ông. Ông nghĩ gì nếu những cuốn sách này ra đời sẽ khiến cho những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp thất vọng?
- Như tôi đã nói, cuốn sách viết ra chỉ nhằm mua vui và kiếm tiền. Thú thực, lúc đầu tôi cũng có chút ngượng ngùng, không định ký tên vào cuốn sách. Tôi biết, Tiểu long nữ có thể khiến nhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ, không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm.
Nguồn
Vừa mệt mỏi lắm, vừa hơi bị chóng mặt.
*
Nhưng biết đâu đấy, 'bạn văn VC' của Gấu, đang đóng vai hề, như Manea diễn tả, ngay dưới đây?

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
 Nghệ sĩ không thể nào "dignify", ["vinh danh"], ông nhà nước, ngay cả trong cái chuyện chống đối nó, nhưng bằng nghi lễ rềnh ràng, bằng thái độ nghiêm trang, solemn fashion. Làm như thế là hơi bị nghiêm trọng hoá vấn đề, khiến xẩy ra phản ứng ngược: Làm tăng thêm uy quyền cho lũ bọ, thừa nhận đám bọ này quả là có quyền cai trị đất nước, [thus acknowledging that authority].


Gấu, nhà văn
MY IDEAL
My ideal of virtue: those who served the cause of the mind and preserved that passion beyond eighty and to the end.
Milosz: Chó Bên Đường
[Lý tưởng về đạo hạnh của tôi là, làm sao phục vụ nghĩa cả, dai như đỉa, đến tận già, cho đến khi thở hắt ra.]
Cái tởm nhất, của mấy ông cách mạng, và cách mạng nửa mùa, theo Gấu, là, mấy ông này, sau khi thất bại với lý tưởng lớn, về già, đâm ra hơi bị thèm làm nhà văn.
Lần Gấu nghe ông Víp Va Ka [VVK] phán, "chúng ta" nhìn vầng trán mấy em nhi đồng, cháu ngoan Bác Hồ thấy tương lai của đất nước, Gấu hoảng quá, thôi bỏ mẹ rồi, thằng chả lại tính tranh nghề của mình!
Còn một cái tởm nữa, ở mấy ông cách mạng một nửa, là, sau này, mấy ông phản tỉnh, chửi VC chẳng thua gì... Gấu, sợ còn hơn, nhưng chưa hề có anh nào "phản tỉnh", theo kiểu của Grass, tự chửi mình, mấy thằng trích máu thì dễ hiểu rồi, vì Đảng bịt mắt tụi nó, nhưng một thằng 'bảnh' như mình, sống ở 'thiên đường' mà sao chẳng nhận ra? Đây là Gấu muốn nói tới mấy ông 'nhẩy toán' sau vụ Mậu Thân bị lộ mặt chuột, không phải đám thiên tả ở hải ngoại.

Quái đản hơn nữa, cái đám được hưởng ơn mưa móc của chính quyền Miền Nam, khi cho phép chúng chạy trốn cuộc chiến, tụi hủi này chửi Miền Nam mới hơi bị dữ làm sao!

Trong những tay ăn phải bả Cộng Sản nhưng chẳng những phản tỉnh, mà còn chửi toáng lên, testify, đó là Ignazio  Silone. Ông này phải coi là một trùm CS thì mới đúng. Trùm CS, trùm nhà văn CS luôn, bởi vì đã từng là đại biểu tham dự hội nghị Thành Đoàn, và cuốn tiểu thuyết của ông
Fontamara đưa ông lên đến tận đỉnh cao của đỉnh cao văn học CS.
Chuyện xảy ra trong một cuộc động đất. Bà mẹ của ông bị chôn sống, chỉ ló có một cánh tay ra ngoài. Ông chú của ông, một người mà trước đó, luôn luôn là một mẫu mực đạo đức trong gia đình, đã cuỗm sạch của cải tiền bạc mà bà mẹ ông dành dụm được. Chứng kiến sự tởm lợm đó, ông gia nhập Đảng Cộng Sản, và suốt đời nhìn thấy tiền bạc là muốn mửa.
Milosz coi đây là một trong những người bạn Ý lớn lao nhất mà ông đã từng gặp: Ông ta đối với tôi là tượng trưng của lẽ phải trong mọi tình huống, và không hề có chuyện mặc cả [uncompromising].
Silone đã thực hiện một cú ngoạn mục là rời Đảng [famously left the Party], và nói về nó: "Cái chuyện vờ mục đích cho phương tiện, chấp nhận hy sinh vì Đảng, do cần thiết của lịch sử, ba trò này, theo tôi, là một thảm họa. Và con đường đi ra của tôi [My "way out"] đã dẫn tôi tới trại tập trung cải tạo."

Milosz cho biết, Silone hoàn toàn ý thức được, mọi chuyện gì sẽ xẩy ra cho ông, sau khi iả vào mặt Đảng CS.